Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG tổ CHỨC GIỜ học KIẾN tạo CHO học SINH ở TRƯỜNG TIỂU học NGUYỄN THỊ MINH KHAI, HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIỜ HỌC KIẾN TẠO CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ
MINH KHAI, HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI


- Khái quát về địa bàn khảo sát
- Sơ lược vài nét về huyện Iagrai, tỉnh Gia lai
“ Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP
ngày 11-11-1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần
đất tây nam của huyện Chư Păh. Diện tích: 1122,29 Km2. Dân
số: 82.835 người (số liệu thống kê năm 2008), trong đó người
đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là Jrai chiếm hơn 50%.
Ia Grai là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Gia Lai.
Huyện lỵ là thị trấn Ia Kha. Phía bắc giáp: huyện Chư Păh.
Phía Nam giáp: huyện Đức Cơ.
- Đông giáp: thành phố Pleiku và huyện Chư Prông.
- Tây giáp: huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; tỉnh
Natarakiri Cam Pu Chia (12 km).
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 13 (1 thị trấn, 12 xã).
- Thị trấn: Ia Kha.
- Các xã: Ia Chía, Ia Dêr, Ia Hrung, Ia Bă, Ia Krai, Ia O,
Ia Pếch, Ia Sao, Ia Tô, Ia Yok, Ia Grăng, Ia Khai.


Ban đầu mới tách huyện, ngành GDĐT huyện Ia Grai
có 28 trường học ở các bậc học với 13.132 học sinh, học sinh
chủ yếu là dân tộc Jơ Rai.
Sau nhiều năm phát triển, ngành GDĐT huyện Ia Grai
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mạng lưới giáo dục
ngày càng được củng cố và phát triển, quy mô trường lớp
được đầu tư mở rộng, các điều kiện về nâng cao chất lượng


giáo dục tiếp tục được tăng cường, góp phần triển khai thực
hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục phổ thông,
đổi mới phương pháp dạy học ở các ngành học, bậc học. Chất
lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường, củng cố,
nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục
toàn diện có sự chuyển biến rõ rệt; an ninh học đường được
giữ vững. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh với
nhiều kết quả cụ thể, thiết thực.
Công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ
cập giáo dục THCS được duy trì với kết quả và chất lượng tốt
hơn, tạo cơ sở đẩy nhanh tiến trình thực hiện phổ cập giáo dục
TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS theo kế hoạch.
Đến nay, huyện được công nhận đạt chuẩn PCGD TH ĐĐT và
PCGD THCS.


Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan
trọng. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho 12/13 xã - thị
trấn, 1 trường mầm non và 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia. Quan tâm chăm sóc, khám - chữa bệnh cho nhân dân. Các
chương trình 132, 134, 135 của Chính phủ và các chương trình
mục tiêu quốc gia đạt kết quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng ở các
xã vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên; cơ bản
hoàn thành việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt,
và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhanh từ 30,76% năm 2010 đến nay còn 8,65%; phong
trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với nước được
đẩy mạnh, đến nay các gia đình chính sách đều có mức sống
tương đối ổn định và cao hơn mức sống trung bình trong vùng;
công tác quốc phòng - an ninh có những chuyển biến quan

trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững ổn định;
quan hệ đối ngoại biên giới với huyện Đôn Mia - Campuchia
được tăng cường.
Phát huy những kết quả đạt được, phương hướng, mục
tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015 là: Khai thác tiềm năng lợi
thế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huy động tối đa mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển, đưa nền kinh tế tăng trưởng


với tốc độ cao và bền vững. Giữ vững an ninh chính trị - trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải
thiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân”. [35]
- Sơ lược về hoạt động giáo dục của Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Iagrai, tỉnh Gia lai
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thành lập vào
ngày 5/9/2003 thuộc xã IaTô huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai.
Vị trí:
Phía Đông giáp thị trấn IaKha
Phía Tây giáp xã IaKhai
Phía Nam giáp huyện Đức cơ
Phía Bắc giáp xã IaGrăng.
Mục tiêu giáo dục:
- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục có
chất lượng


- Giúp học sinh có thể phát triển toàn diện về các mặt
như: đạo đức, trí tuệ, thể chất, mỹ thuật và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực bản thân, tính năng động, sáng tạo, ý

chí vươn lên, tinh thần vượt khó.
- Trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản theo đúng tiêu
chuẩn của Bộ GDĐT
Phương châm giáo dục:
- Quan tâm giáo dục một cách toàn diện: kết hợp giữa
giáo dục chuẩn kiến thức với việc coi trọng giáo dục đạo đức,
rèn luyện các kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, kỹ năng giao
tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại
khóa và bồi dưỡng những học sinh có giỏi năng khiếu.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:
Khơi dậy và hun đúc tinh thần học hỏi tư duy sáng tạo, phát
huy hết năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng giao
tiếp thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi
học sinh được thành công trong học tập và cuộc sống.
Phương thức hoạt động của trường
* Hoạt động dạy và học:


- Thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học kết hợp
với sự hỗ trợ tối ưu của các trang thiết bị hiện đại. Tích cực
đổi mới các phương pháp giảng dạy và đào tạo sao cho phù
hợp với từng đối tương học sinh; Bố trí sắp xếp thời khóa biểu
hợp lý đảm bảo thời lượng cho các buổi học, tiết học tự chọn,
nâng cao, ngoại khoá chuyên đề.
- Tổ chức học hai buổi/ ngày với chương trình tăng
cường nâng cao, với sự quản lý kỉ luật nghiêm túc, nề nếp,
quy củ.
- Tổ chức học theo phòng học bộ môn, sân bãi, học trên
mạng;...
- Chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị,

đồ dùng dạy học.
- Tổ chức Câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh (CLB
nghệ thuật, CLB thể dục...)
* Hoạt động giáo dục toàn diện:
- Thực hiện các Kế hoạch, Chương trình theo hướng dẫn
của nhiệm vụ năm học các ngày lễ lớn, kỉ niệm trong năm,
sinh hoạt chuyên đề…


- Tổ chức các hoạt động Đoàn - Đội - Câu lạc bộ năng
khiếu, CLB Văn, Thể, Mỹ theo sở thích.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu bằng nhiều hình
thức như: Thi đấu thể dục thể thao, hội diễn văn nghệ, hội thi
vẽ tranh, giao lưu tiếng việt, rung chuông vàng...
- Tăng cường hoạt động của đội ngũ các giáo viên, các
tổ chức xã hội, giao lưu các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao.
Hoạt động giáo dục của nhà trường luôn được đặt trong
sự lãnh đạo toàn diện sâu sắc của tổ chức Đảng các cấp, sự
chỉ đạo cụ thể kịp thời của Phòng giáo dục, sự giúp đỡ hiệu
quả của chính quyền địa phương, có sự phối hợp của các tổ
chức đoàn thể, Sự đồng thuận của Ban đại diện cha mẹ học
sinh và của nhân dân trên địa bàn.
Cơ cấu tổ chức trong nhà trường thực hiện đúng quy
định tại trường điều lệ trường tiểu học hiện hành. Hiện nay
nhà trường còn thiếu 6 giáo viên văn hóa, 01 giáo viên bộ
môn nhưng đã được cấp trên cho phép hợp đồng 5 giáo viên
văn hóa và 01 giáo viên bộ môn từ ngày 01/9/2017 nên công
tác tổ chức đã đi vào thế ổn định. Chất lượng đội ngũ khá



đồng đều, có 100 % được đào tạo chuẩn và trên chuẩn (trong
đó có trên 90% trên chuẩn) có khả năng tiếp nhận và vận
dụng những vấn đề đổi mới vào giảng dạy hiệu quả, Đội ngũ
luôn nêu cao ý thức làm chủ trong công tác, có ý thức tổ chức
kỷ luật, có chí hướng phấn đấu vì sự tiến bộ chung.
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học khá đầy đủ, trường
lớp sạch sẽ. Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế GV
và học sinh, có hệ thống quạt, và bóng đèn chiếu sáng, có cây
xanh, bóng mát, hoa, cây cảnh. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp
đạt cao. Học sinh nhìn chung ngoan, lễ phép, biết vâng lời
thầy cô, đoàn kết với bạn bè, ham thích sinh hoạt tập thể.
Tuy nhiên, năm học vừa qua nhà trường được được giao
quản lý thêm điểm trường làng Delung. Ý thức học tập của
một số học sinh người địa phương chưa tốt, vốn tiếng Việt
trong học sinh lớp 1, 2, 3 còn ít nên có khó khăn trong học tập
nhất là các phân môn tiếng Việt mà trong đó đặc biệt là phân
môn tập làm văn. Một số giáo viên chưa chủ động học tập
nâng cao kĩ năng tin học để ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy. Việc chủ động tìm kiếm thông tin, tự học nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên còn ít
cũng là những trở ngại trong việc nâng cao chất lượng giáo


dục của nhà trường. Số ít giáo viên còn yếu trong công tác
chuyên môn, nhưng lại thiếu lòng nhiệt tình nên hiệu quả giáo
dục của lớp còn thấp.
Nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo tới giáo viên
chủ nhiệm lớp về công tác này với nhiều biện pháp tổng hợp
như nâng cao chất lượng giờ dạy, chú ý nhiều đến hoạt động

tích cực của học sinh, thường xuyên giữ mối liện hệ với gia
đình, gần gũi học sinh để nắm rõ tình hình và có dự báo sớm
tình trạng học sinh bỏ học. Đồng thời chủ động tham mưu tìm
sự phối hợp của các tổ chức. Theo số liệu thống kê của
Trường, kết quả duy trì sĩ số đạt 100% đối với các khối của
trường.
Bằng việc triển khai nhiệm vụ năm học tới từng lớp học,
GVCN lớp, Tổng phụ trách đội và các cá nhân đã xây dựng
chương trình giáo dục đạo đức học sinh kịp thời chi tiết với
nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức các phong trào thi
đua trong trường học, truyền thông về môi trường, nước sạch,
các hoạt động theo chủ đề chủ điểm, duy trì sinh hoạt đội đều
đặn, xây dựng chương trình phát thanh măng non và tổ chức
phát thanh thường xuyên, thành lập đội cờ đỏ, tổ chức tuyên
truyền về ATGT, ANHĐ, Phòng chống đuối nước, xâm hại trẻ


em v.v… nên công tác giáo dục đạo đức học sinh có nhiều
tiến bộ. Tất cả học sinh của Trường được đánh giá hoàn thành
về phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của lớp học. Biểu hiện
cụ thể là các em biết tự phục vụ, tự quản; biết tự chăm sóc và
giữ gìn sức khỏe bản thân; có kỹ năng trong giao tiếp, hợp
tác; tự học và giải quyết vấn đề. Về phẩm chất các em chăm
học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; trung
thực, kỉ luật, đoàn kết ; yêu gia đình, bạn và những người
khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. Ngoan, biết vâng
lời thầy cô và người lớn tuổi, có ý thức giữ gìn cảnh quan
trường lớp, thực hiện giờ giấc đúng quy định.
Bên cạnh đó, tất cả các thầy cô giáo lên lớp có sự chuẩn
bị bài chu đáo, ngày giờ công đảm bảo, dạy đủ số môn, số tiết

theo quy định không có hiện tượng cắt xén chương trình. Các
yêu cầu về kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình được
đa số thầy cô quan tâm triệt để. Kết quả là tỉ lệ học sinh đạt
các yêu cầu về kiến thức kĩ năng cơ bản theo yêu cầu từng lớp
đạt kết quả cao thỏa mãn yêu cầu về chất lượng của trường
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Phần lớn thầy cô giáo có khả
năng thực hiện khá tốt chương trình sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá có cải


tiến tiếp cận với xu hướng chung. Tích cực trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ, trong năm học, nhà trường đã đề nghị công
nhận 3 thầy cô giáo là chiến sĩ thi đua cấp huyện và lao động
tiên tiến cấp huyện, có cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi
cấp huyện. Các biện pháp giáo dục tổng hợp học sinh đã
được số nhà trường quan tâm thường xuyên, số đông thầy cô
thực hiện tốt. Ngoài chương trình chính khóa học sinh còn
được giáo dục ngoài giờ các kiến thức như: Kĩ năng nhận biết
và phòng xâm hại trẻ em, an toàn giao thông, bảo vệ môi
trường… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số nhỏ
thầy cô nắm chưa thật kỹ tư tưởng chỉ đạo của chương trình,
việc đầu tư đổi mới phương pháp dạy học linh hoạt, chú ý vào
người học, chưa đọc và hiểu hết nội dung ẩn sau những thông
tin hiển thị trên sách giáo khoa nên chưa tổ chức dạy học với
mục tiêu là hình thành năng lực tự tìm tòi sáng tạo cho học
sinh.
Đối với học sinh, phần lớn học sinh có ý thức học tập
tốt, đồ dùng học tập được trang bị đầy đủ, học và làm bài tập
ở nhà khá chu đáo. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi
đua học tốt như phong trào Hoa điểm 10, vở sạch chữ đẹp.

Nhiều lớp đạt tỷ lệ chuyên cần trong học sinh đạt cao - 100%.


Các kỹ năng chủ động, tích cực, tự giải quyết nhiệm vụ học
tập đã hình thành trong số đông các em học sinh. Nhiều em có
ý thức rèn luyện chữ viết, trình bày bài làm đẹp, đúng quy
định. Bên cạnh những ưu điểm trên thì học sinh người địa
phương tỉ lệ chuyên cần không cao dẫn đến kĩ năng sử dụng
tiếng Việt trong học tập chưa tốt, hổng kiến thức. Tại các
điểm trường lẻ một số học sinh người địa phương vẫn còn
biểu hiện chưa tích cực trong học tập. Một số học sinh lớp 1
tại điểm trường làng Delung còn lơ là trong học tập, kĩ thuật
dạy học của GVCN chưa thật tốt, sự quan tâm, gẫn gũi của
GV đối với học sinh chưa cao dẫn đến học sinh chán học, hay
nghỉ học. Theo số liệu thống kê của trường, tỷ lệ học sinh
được lên lớp thẳng và hoàn thành chương trình tiểu học là
89,7% (khối 1), 98% (khối 2), 100% (khối 3, 4,5). Tỷ lệ
chung của toàn trường là 96,5%.
- Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng
- Mục tiêu khảo sát
- Làm rõ nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý Trường
Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Iagrai, tỉnh Gia lai về
tổ chức giờ học kiến tạo trong dạy học tiểu học.


- Đánh giá thực trạng về tổ chức giờ học kiến tạo trong
các lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện
Iagrai, tỉnh Gia lai
- Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát bởi 100 học sinh, 15

giáo viên, 03 CBQLGD ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh
Khai, huyện Iagrai, tỉnh Gia lai.
- Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng về tổ chức giờ học kiến tạo trong
các lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện
Iagrai, tỉnh Gia lai;
- Khảo sát sự ảnh hưởng của tổ chức giờ học kiến tạo
trong các lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai,
huyện Iagrai, tỉnh Gia lai tới kết quả và tính tích cực học tập
của học sinh.
- Phương pháp khảo sát
Để có thể tìm hiểu về thực trạng của vấn đề, chúng tôi
điều tra qua phiếu điều tra phát trực tiếp cho các đối tượng
điều tra gồm CBQLGD, giáo viên. Hệ thống câu hỏi gồm


các loại: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi lựa chọn, trắc
nghiệm khách quan đảm bảo các tiêu chí đánh giá sát thực,
chính xác.
Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lí bằng phương
pháp thống kê toán học và phần mềm excel để từ đó có kết luận
đánh giá chính xác thực trạng.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp hỗ trợ như:
phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại nhằm nâng
cao chính xác và tính khách quan của kết quả điều tra.
* Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành dự giờ dạy của một số giáo viên,
quan sát cách giáo viên lên lớp.tổ chức giờ học kiến tạo cho
học sinh để từ đó tìm hiểu về mức độ sử dụng cũng như khả
năng phối hợp một cách linh hoạt, hiệu quả các phương pháp

dạy học của giáo viên trong thực tế tổ chức dạy học hiện nay.
* Phương pháp đàm thoại
Để có thể thu được thông tin phản hồi một cách nhanh
chóng chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số cán bộ, giáo
viên để thấy được quan niệm của họ về việc đổi mới phương


pháp dạy học cũng như nhận thức của họ về các phương pháp
dạy học nói chung và dạy học phát hiện nói riêng cùng những
khó khăn khi họ sử dụng phương pháp này.
- Thực trạng ý thức tổ chức giờ học kiến tạo trong
các lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai,
huyện Iagrai, tỉnh Gia lai.
- Thực trạng nhận thức về dạy học kiến tạo
Theo báo cáo tổng kết năm học cho thấy Trường Tiểu
học Nguyễn Thị Minh Khai xác định giáo dục là tổng hòa của
các quan hệ xã hội do vậy đòi hỏi phải tạo ra một môi trường
giáo dục lành mạnh mà ở đó có sự kết hợp hài hòa cả 3 yếu
tố: Nhà trường - gia đình - xã hội. Trong mối quan hệ này có
lúc có nơi còn thiếu khăng khít, chưa đồng bộ vì vậy, tỉ lệ
chuyên cần trong học tập đối với học sinh người dân tộc thiểu
số tại điểm làng Delung, thêm vào đó còn nhiều nguyên nhân
khác nữa nhưng một nguyên nhân chi phối nhiều nhất đó là
các em học sinh DTTS ít học và chuẩn bị bài ở nhà.
Để khảo sát cho vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng hình
thức phỏng vấn

nhằm khảo sát ý kiến của 15 GV,và

03CBQLGD của trường.



- Nhận thức của GV, CBQLGD về tổ chức giờ dạy học
kiến tạo cho HSTH
Tiến hành khảo sát đối tượng là GV của Trường cho thấy
phần lớn các đối tượng này đều cho rằng cần thiết tổ chức giờ
học kiến tạo trong dạy học tiểu học


- Nhận thức của giáo viên về dạy học kiến tạo
GV (N = 15)
STT

Khái niệm

Thứ

SL

Tỉ lệ

bậc

10

66,7

1

8


53.3

2

5

33.3

3

Dạy học kiến tạo là dạy
học tích cực trong đó học
viên tham gia nhiệt tình
1

vào việc phát hiện, giải
quyết vấn đề và thử
nghiệm với các tư liệu và
sự vật trong môi trường
của họ.
Dạy học kiến tạo là quá

2

trình hoạt động tích cực
của người học
Dạy học kiến tạo là quá
trình dạy học nhấn mạnh


3

vai trò của chủ thể nhận
thức trong việc giải thích
và kiến tạo tri thức


Qua bảng trên cho thấy đa số GV đều cho rằng dạy học
kiến tạo là dạy học tích cực trong đó học viên tham gia nhiệt
tình vào việc phát hiện, giải quyết vấn đề và thử nghiệm với
các tư liệu và sự vật trong môi trường của họ chiếm tỉ lệ 66,7%
chiếm thứ bậc 1. Như vậy đa số GV đều có nhận thức đúng về
việc tổ chức dạy học kiến tạo ở trường tiểu học Nguyễn Thị
Minh Khai.
Với câu hỏi trên chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn
đối với BCBQL trong nhà trường. Kết quả: 3/3 (tỉ lệ 100% )
đều đồng ý với quan niệm về dạy học kiến tạo ở bảng 2.1. Cô
T.T.T.L (Phó hiệu trưởng chuyên môn nhà trường) đã đưa ra
quan điểm: “ Chúng tôi nhận thức rất sâu sắc về việc tổ chức
dạy học kiến tạo vì đây là một cách học rất mới rất hiệu quả
cho việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên,
việc thực hiện không đạt kết quả như mong muốn vì bị chi
phối bởi nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất, năng lực học sinh,
năng lực và sự nhận thức của giáo viên về vấn đề tổ chức giờ
học kiến tạo”.
Qua trao đổi, lấy ý kiến của các CBQLGD, GV trong
trường, chúng tôi nhận thấy nhiều GV đã xác định học sinh
chính là chủ thể của hoạt động học tập, là người chịu trách



nhiệm chính về việc học của mình, không theo hứng thú từng
lúc. Tri thức kĩ năng của học sinh có được nhờ con đường nội
sinh.
Nhóm các GV được khảo sát đều cho rằng, thông qua
giờ học tập kiến tạo sẽ mở ra một môi trường thân thiện giữa
GV và HS. Ở đó có sự tương tác cao giữa người GV và HS,
giữa HS với HS và giữa HS với các tài liệu học tập. Điều đó
sẽ tạo ra các thách thức đối với HS trong chiếm lĩnh kiến thức
mới trên nền tảng kiến thức hiện có của họ để buộc học sinh
phải điều chỉnh, hoặc thay đổi để kiến tạo nên tri thức cho
mình.
- Thực trạng tổ chức giờ học kiến tạo
Nhìn chung, các GV của Trường đã thực hiện nghiêm
túc chương trình, nội dung giáo dục và đẩy mạnh đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi
mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần tích cực để
nâng cao chất lượng dạy và học. Tổ chức triển khai và thực
hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Rèn luyện HS yếu
có hiệu quả.


Thực trạng mức độ biểu hiện về nhận thức của HS trong
giờ học kiến tạo
ST
T
1

Các biểu hiện
Tự giác tìm tòi

kiến thức để trả lời

Điểm trung
bình

Thứ bậc

2,7

3

2,8

2

2,4

4

2,87

1

1,7

5

Chờ gợi ý của GV
2


để đưa ra câu trả
lời

3

4

5

Ngồi im, chỉ nghe
câu trả lời của bạn
Ngồi im, chỉ nghe
câu trả lời của GV
Không chú ý đến
câu hỏi của GV

- Như vậy thông qua bảng ta có thể thấy được mức độ
biểu hiện nhận thức của HS trong giờ học kiến tạo thông qua


việc ngồi im, chỉ nghe câu trả lời của GV là chiếm đa số
(2,87% xếp thứ bậc 1). Việc chờ gợi ý của GV để đưa ra câu
trả lời (2,8% xếp thứ bậc 2) cũng phần nào cho thấy được sự
thụ động của HS, HS có biểu hiện ỷ lại hoặc không tập trung
chú ý lơ là trong việc học.
Kết quả quan sát qua dự giờ và phỏng vấn đối với một
số GV cho thấy các giáo viên đã tăng cường sử dụng giáo cụ
trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của HS. Việc sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học được thực hiện bởi
hầu hết các GV được khảo sát.

Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi tiếp tục khảo sát
giáo viên thông qua các nội dung câu hỏi như: “ Trong giờ
học kiến tạo, quý Thầy/Cô thường căn cứ vào đâu để đánh
giá mức độ hiểu bài của HS? (Xin quýThầy/Cô trả lời bằng
cách đánh dấu (x) vào ô vuông trước phương án lựa chọn
của mình”.


- Các căn cứ để đánh giá mức độ hiểu bài của HS
ST
T
1
2

3

Các căn cứ
Căn cứ vào câu trả lời của HS
Căn cứ vào bài làm của HS sau
mỗi tiết học
Căn cứ vào cách thức suy luận,
phát hiện ý tưởng và cách diễn

GV(N=15)
Thứ
SL TL
hạng
86,
13
2

7
93,
14
1
3
11

giải vấn đề học tập của HS.
Căn cứ vào cách phản ứng
4

5

nhanh với câu hỏi mà giáo viên
dành cho HS.
Căn cứ vào cách thức các em
tìm ra ý tưởng cho bài học.
Căn cứ vào kết quả, ý tưởng và

7

6

6

cách diễn giải ý tưởng cho bài

8

7


học.
Căn cứ vào những yếu tố khác

0

73,
3
46,
7
40
53,
3
0

3

5

6

4
7

Thông qua bảng cho thấy để đánh giá mức độ hiểu biết


về bài học của HS thì đa số GV căn cứ vào bài làm của HS
sau mỗi tiết học chiếm tỉ lệ 93,3%. Các GV cho rằng kiến
thức của HS năm được hay không sẽ phụ huộc vào việc HS có

chú ý tiếp thu, hiểu bài và nắm được nội dung của bài đó sau
mỗi tiết học không? Học sinh có thể trả lời các câu hỏi trong
bài không? Tiếp đó GV có thể căn cứ vào cách thức suy luận,
phát hiện ý tưởng và cách diễn giải vấn đề học tập của HS.
Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng cách giảng dạy của GV là
một trong những yếu tố chi phối rất nhiều trong việc tiếp thụ
kiến thức cho HS. Nếu thầy cô thường xuyên tổ chức các giờ
dạy kiến tạo và đổi mới các phương pháp phù hợp với năng
lực của HS thì trong quá trình học tập HS sẽ được cải thiện và
tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa tích cực đổi
mới hình thức tổ chức hoạt động và phương pháp dạy học và
phần lớn số giáo viên được khảo sát chưa quan tâm tổ chức
giờ học kiến tạo trong dạy học sinh.
Như vậy ta thấy rằng, ngay cả cán bộ quản lí chuyên
môn nhà trường cũng chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức
dạy học kiến tạo. Họ chỉ đề ra cách dạy này trên văn bản chứ
chưa có một sự chỉ đạo cụ thể nào cho việc giảng dạy. Đây


cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ
chức dạy học kiến tạo cho HS của trường.
Xuất phát từ những thực trạng trên với mong muốn được
nghe những đề xuất từ chính những người trực tiếp tham gia
giảng dạy, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 5 (Xem phần phụ lục
1): “Theo quý Thầy/Cô, để tổ chức tốt một giờ học kiến tạo cho
HSTH, quý Thầy/Cô có mong muốn/nguyên vọng/đề xuất gì?”
Kết quả thu tổng hợp được như sau:
+Với Sở GD và Phòng GD
15/15 GV đề xuất sở, phòng cần tổ chức nhiều buổi tập
huấn, sinh hoạt chuyên đề về những phương pháp dạy học

mới dành cho tất cả GV.
+ Với Ban giám hiệu và nhà trường
15/15 GV đều nhất trí đề xuất:
Nhà trường có những kế hoạch cụ thể về cách tiến hành
tổ chức các giờ học kiến tạo cho HS ngay từ đầu năm học.


×