Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐẶC điểm cận lâm SÀNG, HÌNH ẢNH học và kết QUẢ nút MẠCH hóa dầu PHỐI hợp TRUYỀN CISPLATIN TRONG điều TRỊ UNG THƯ GAN có HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.28 KB, 30 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

ễ NG TN

ĐặC ĐIểM CậN LÂM SàNG, HìNH ảNH HọC Và
KếT QUả NúT MạCH HóA DầU PHốI HợP TRUYềN
CISPLATIN TRONG ĐIềU TRị UNG THƯ GAN Có
HUYếT KHốI TĩNH MạCH CửA
Chuyờn ngnh

: Chn oỏn hỡnh nh

Mó s

: 60720166

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. VU NG LU

H NI 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UTGNP
CLVT
MRI


HKTMC
AFP
TACE
HAIC
IARC
BCLC
EASL
APASL

Ung thư gan nguyên phát
Cắt lớp vi tính
Magnetic Resonance Imaging
Huyết khối tĩnh mạch cửa
Alpha Foeto Protein
Transcatheter arterial chemoembolization
Hepatic arterial infusion chemotherapy
INTERNATIONAL AGENCY FOR RESEARCH ON
CANCER
Barcelona Clinic Liver Cancer
European Association for the Study of the Liver
The Asian Pacific Association for the Study of the Liver


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÔ


5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê năm 2012 của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư
(IARC), ung thư gan nguyên phát (UTGNP) đứng hàng thứ năm ở nam giới và
đứng hàng thứ chín ở nữ giới trong các bệnh ung thư. Có khoảng 782.000 ca mắc
mới và 746.000 ca tử vong trong năm 2012, là nguyên nhân gây tử vong hàng
thứ 2 trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới [1].
Cũng theo IARC vào năm 2012 Việt Nam có khoảng 22.000 ca bệnh ung
thư gan mắc mới (76% bệnh nhân là nam) với 21.000 ca tử vong, nhiều nhất
trong các loại ung thư ở nam và đứng thứ hai trong các loại ung thư ở nữ [2].
Ung thư gan thường có xu hướng xâm lấn các mạch máu trong gan, các tế
bào ung thư xâm lấn thân chung hoặc các nhánh của tĩnh mạch cửa, các tĩnh
mạch gan hoặc tĩnh mạch chủ dưới đoạn trong gan. Huyết khối tĩnh mạch cửa do
u là dạng hay gặp nhất, khoảng 10-60% BN ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch
cửa tại thời điểm chẩn đoán [3], [4].
Tiên lượng của các BN ung thư gan xấu hơn rất nhiều khi xuất hiện huyết
khối tĩnh mạch cửa, thời gian sống toàn bộ chỉ khoảng 2-4 tháng nếu chỉ chăm
sóc hỗ trợ [5], [6]. Huyết khối tĩnh mạch cửa liên quan đến chức năng gan kém,
sự xâm lấn của khối u, kém đáp ứng với hóa chất và các nguy cơ do tăng áp lực
tĩnh mạch cửa ở các BN ung thư gan, do đó chỉ định của các phương pháp điều
trị khá hạn chế. Theo hướng dẫn điều trị ung thư gan của Bộ Y Tế, BN ung thư
gan có huyết khối tĩnh mạch cửa ít nhất thuộc phân loại Barcelona C, điều trị
sorafenid. Theo BCLC, EASL, APASL huyết khối tĩnh mạch cửa là chống chỉ
định của phẫu thuật cắt gan và nút mạch hóa chất qua đường động mạch gan
(TACE), chỉ còn sorafenid là phương pháp điều trị được khuyến cáo [7] [8], [9],
[10].
Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu và báo cáo trên thế giới, các phương pháp
điều trị như nút mạch gan bằng hóa chất (TACE), truyền hóa chất qua đường



6

động mạch gan (HAIC) cũng có độ an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện thời gian
sống thêm [11], [12].
Trung tâm điện quang chẩn đoán và can thiệp Bạch Mai là cơ sở đầu ngành
của cả nước trong lĩnh vực điện quang can thiệp, có đầy đủ trang thiết bị, vật tư
để thực hiện các phương pháp điều trị với ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch
cửa như TACE, HAIC..., với số lượng BN ung thư gan tiếp nhận điều trị tương
đối nhiều, trong số đó không ít BN có huyết khối tĩnh mạch cửa. Ở Việt Nam
chưa có một công trình nghiên cứu nào tại bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu sau:
1. Đặc điểm cận lâm sàng, hình ảnh học ở bệnh nhân ung thư gan co
huyết khối tĩnh mạch cửa.
2. Nhận xét kết quả nút mạch hoa dầu phối hợp truyền cisplatin trong
điều trị ung thư gan co huyết khối tĩnh mạch cửa.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở giải phẫu gan

1.1.1. Hình thể ngoài
Gan có màu nâu đá, mật độ chắc, trọng lượng khoảng 1500g. Gan có
hình giống quả dưa hấu cắt lệch từ trái sang phải theo hướng nhìn lên trên, ra
trước và sang phải [13]
1.1.2. Phân chia gan
1.1.3. Mạch máu gan
- Gan được cấp máu từ hai nguồn là động mạch gan và tĩnh mạch cửa.

- Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, ống tiêu hóa và các tạng liên quan,
chiếm khoảng 75% lưu lượng máu về gan.
- Oxy nuôi gan được cung cấp từ hai nguồn là tĩnh mạch cửa và động mạch
gan. Tĩnh mạch cửa chiếm khoảng một nửa lượng oxy cung cấp cho gan.


8

1.2. Dịch tễ học ung thư gan và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư gan
1.2.1. Dịch tễ học
1.2.1.1. Trên thế giới
Tỷ lệ mắc HCC phân bố không đồng đều ở các nơi trên thế giới, những
vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính cao là những vùng có tỷ lệ
mắc HCC cao, hầu hết ở các nước đang phát triển chiếm 83%, trong đó Trung
Quốc đã chiếm 50% các trường hợp mắc mới [1]
1.2.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo ghi nhận ung thư tại các vùng năm 2010, ung thư tế
bào gan đứng hàng thứ ba ở nam và thứ bảy ở nữ với tỷ lệ chuẩn theo tuổi đối
với nam và nữ tương ứng là 23,6 và 6,3/100000 dân [14].
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ
1.2.2.1. Viêm gan virus B
Sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính và tỷ lệ phát bệnh UTGNP
là khá chặt chẽ. Các nước có tỷ lệ nhiễm HBV rất cao (6-15%) đồng thời cũng
có tỷ lệ phát bệnh UTGNP cao nhất, trong khi ở các nước phương Tây có tỷ lệ
nhiễm HBV mạn tính thấp nhất (<1%), UTGNP cũng hiếm gặp.
1.2.2.2. Viêm gan virus C
Nhiễm viêm gan virus C mạn tính là yếu tố nguy cơ thứ hai của UTGNP
sau HBV. Trên thế giới có khoảng170 triệu người (3% dân số thế giới) bị phơi
nhiễm HCV mạn tính. Mỗi năm lại tăng thêm 3-6 triệu người bị nhiễm HCV
mới

1.2.2.3. Xơ gan
Xơ gan là yếu tố nguy cơ cao gây UTGNP, nhiều tác giả cho rằng xơ gan
là tình trạng tiền ung thư, 30-40% BN chết vì xơ gan đã tìm thấy có ung thư
gan và 90% BN ung thư gan có liên quan với xơ gan [15], [16]
1.3. Đặc điểm hình ảnh học của bệnh ung thư gan


9

1.3.1. Siêu âm
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang
1.3.3. Chụp cộng hưởng từ gan mật tụy có tiêm thuốc đối quang từ

1.4. Chẩn đoán ung thư gan
1.4.1. Xét nghiệm AFP trong ung thư gan
1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ung thư gan
1.4.3. Phân loại giai đoạn

1.5. Huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư gan
1.5.1. Đặc điểm hình ảnh của huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư
gan
1.5.2. Phân loại huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư gan
1.6 Điều trị ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch cửa
1.6.1. Các phác đồ, hướng dẫn điều trị
1.6.2. Các phương pháp điều trị
1.6.2.1. Gây tắc mạch gan kèm hóa chất qua động mạch gan (TACE)
TACE được phát triển bởi Yamada và cộng sự từ 1977, dựa trên nguyên
lý khối u gan được nuôi chủ yếu bằng động mạch trong khi nhu mô gan xung
quanh được nuôi bằng cả động mạch lẫn tĩnh mạch cửa do đó gây tắc động
mạch sẽ làm hoại tử khối u mà ít ảnh hưởng đến nhu mô gan lành. TACE

trong HCC có HKTMC gần như là chống chỉ định bởi nguy cơ gây thiếu máu
gan, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy TACE có thể thực hiện ở
những BN có chức năng gan tốt và có đủ các nhánh bàng hệ quanh nhánh
TMC bị tắc [17] Theo một nghiên cứu phân tích gộp các kết quả nghiên cứu


10

về TACE trên BN ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch cửa từ 01-01-2006
đến 31-08-2016, 136 kết quả tìm kiếm, 13 nghiên cứu với 1933 BN được làm
TACE, thời gian sống thêm sau 1 năm, 3 năm, 5 năm lần lượt là 29%, 4% và
1%; chỉ 1% có biến chứng suy gan sau điều trị; BN có huyết khối nhánh chính
có tỷ lệ sống thấp hơn các BN chỉ có huyết khối nhánh phụ (p<0.001), tuy
nhiên có cùng tỷ lệ đáp ứng (14% và 16%, p = 0,238). Như vậy TACE là
phương pháp điều trị an toàn có thể lựa chọn ở phần lớn BN HCC có
HKTMC [18]. Theo Christos S. Georgiades và cộng sự, điểm Child – Pugh là
yếu tố tiên lượng mạnh nhất liên quan đến khả năng sống

[19]. Theo

Michihisa Moriguchi và cộng sự, với HKTMC Vp4 tiên lượng không tốt, cần
so sánh với các phương pháp khác, vật liệu nút mạch DEB (drug-eluting
beads) có hiệu quả hơn cTACE [17].
1.6.2.2. Truyền hóa chất qua đường động mạch gan (HAIC)
Truyền hóa chất qua động mạch gan (HAIC) có hiệu quả cao hơn truyền
hóa chất hệ thống và giảm các tác dụng phụ vì sự tập trung trực tiếp thuốc vào
mạch nuôi khối u. Thuốc được bơm lặp đi lặp lại sau khi cắm vào hệ thống
port-catheter và đẩy 1 lần vào động mạch thông qua 1 catheter được đưa vào
theo kỹ thuật Seldinger. Thuốc thường được sử dụng là Cisplatin và 5Fluorouracil (5-FU) hoặc 5-FU và Interferon, cả hai loại trên được sử dụng
trong nhiều nghiên cứu về HAIC. Ando và cộng sự sử dụng 5-FU liều thấp

cho Vp3/Vp4 thấy tỷ lệ đáp ứng cỡ 48% và thời gian sống trung bình là 10,2
tháng, tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn và chán ăn là những triệu chứng
có thể khống chế được [12].
1.6.2.3. Đốt sóng cao tần u gan (RFA)
1.6.2.4. Xạ trị chiếu trong chọn lọc (SIRT)
1.6.2.5. Điều trị đích với sorafenid


11

Sorafenib là chất ức chế multikinase đường uống có hiệu quả với HCC
đã được chứng minh qua các thử nghiệm pha III. Hơn nữa theo các kết quả
phân tích thời gian sống trung bình của các BN có xâm lấn mạch máu là 4,9
tháng với placebo và 8,1 tháng với sorafenib. Tuy nhiên một số nghiên cứu
cho thấy mức độ đáp ứng với sorafenib không cao, và thời gian sống trung
bình cũng tương đối thấp [9], [10]. Dù các nghiên cứu trên chỉ ra mặt hạn chế
của sorafenib nhưng với số lượng BN không đủ, do đó cần nhiều dữ liệu hơn
nữa để có thể quyết định

1.7. Tình hình nghiên cứu về ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch cửa.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ 01/06/2018 đến 01/07/2019
- Thời gian thu thập số liệu: từ 01/06/2018 đến 01/06/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Điện quang chẩn đoán và can thiệp bệnh
viện Bạch Mai
2.2. Đối tượng nghiên cứu



12

- Các BN được chẩn đoán HCC có huyết khối tĩnh mạch cửa điều trị can
thiệp nội mạch tại Trung tâm điện quang chẩn đoán và can thiệp bệnh viện
Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
- Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả loạt bệnh.
- Nghiên cứu can thiệp không đối chứng có theo dõi dọc.
2.4. Mẫu nghiên cứu.
2.4.1. Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, tất cả các BN đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.
Dự kiến khoảng 30-40 BN
2.4.2 Tiêu chuẩn chọn BN
BN được chọn thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn sau:
- BN được chẩn đoán xác định là HCC theo dướng dẫn của Bộ Y Tế bằng một
trong các tiêu chuẩn sau:
+ Hình ảnh điển hình trên CLVT và/hoặc MRI có tiêm thuốc cản quang
và AFP ≥ 400ng/ml
+ Hình ảnh điển hình trên CLVT và/hoặc MRI có tiêm thuốc cản quang
và AFP tăng dưới 400ng/ml và có bằng chứng nhiễm virus viêm gan B va
̀/hoặc C.
+ Mô bệnh học trả lời là HCC.
- BN được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cửa trên phim CLVT/MRI ổ bụng
có tiêm thuốc dựa vào các đặc điểm:
+ Nhánh tĩnh mạch cửa không ngấm thuốc thì tĩnh mạch trên CLVT/MRI
+ Trên CLVT có tiêm thuốc có hình ảnh khối giảm tỷ trọng gây giãn
nhánh tĩnh mạch cửa
- BN được xếp giai đoạn BCLC C

+ Child – Pugh A hoặc B (có bảng xếp loại Child-Pugh)
+ Thang điểm toàn trạng PTS 1 – 2 (có bảng về thang điểm toàn trạng)


13

- Có hồ sơ bệnh án lưu trữ và có đầy đủ thông tin về:
+ Tên, tuổi, tiền sử bệnh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc
+ Các xét nghiệm: AFP; AST; ALT; Billirubin; Protein máu; Albumin
máu; PT; INR; Tiểu cầu.
+ Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, CLVT hoặc MRI ổ bụng có tiêm
thuốc.
2.4.3. Tiêu chuẩn loại trừ
BN không thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn nào dưới đây sẽ loại khỏi nghiên
cứu:
- BN đã được điều trị ung thư gan bằng các phương pháp khác với nút mạch
hóa dầu và truyền cisplatin qua động mạch gan tính từ lúc phát hiện có
HKTMC
- BN có huyết khối toàn bộ tĩnh mạch cửa.
- BN không khám lại hoặc không theo dõi được trong thời gian nghiên cứu.
- BN có ung thư khác ngoài gan hoặc có ung thư gan di căn cơ quan khác.
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu.
2.5.1. Đặc điểm cận lâm sàng của BN ung thư gan có huyết khối tĩnh
mạch cửa.
Đặc điểm chung:
- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi ≤ 39 tuổi; 40-49; 50-59; 60-69; ≥ 70 tuổi
- Giới: chia thành 2 nhóm nam và nữ
- Yếu tố nguy cơ: Viêm gan B; Viêm gan C; Xơ gan; uống rượu.
- Xét nghiệm AFP: chia thành các nhóm <20 ng/ml; 20-400 ng/ml; ≥400
ng/ml

- Child – pugh: A và B

Bilirubin (μmol/L)
Albumin (g/L)

1 điểm
<34

2 điểm
34-51

3 điểm
>51

>35

28 - 35

<28


14

INR
Cổ trướng
Bệnh lý não gan

<1,7

1,7 - 2,3


>2,3

Không
Không

Kiểm soát
Nhe

Khó kiểm soát
Nghiêm trọng

5-6 điểm: A
7-9 điểm: B
10-15 điểm: C
Đặc điểm hình ảnh:
- Khối u trên CLVT/MRI ổ bụng có tiêm thuốc cản quang:
+ Vị trí: gan trái, gan phải, cả hai bên
+ Số lượng: 1 khối; nhiều khối
+ Kích thước: chia thành các nhóm <5cm và ≥5cm.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa:
+ Đặc điểm trên siêu âm:
+ Đặc điểm hình ảnh:






Có mạch tân tạo xuất hiện trong HKTMC

Huyết khối gây giãn nhánh TMC
Hình ảnh xâm lấn rõ của u vào lòng TMC
Hình ảnh huyết khối ngấm thuốc sau tiêm.
Khối u sát cạnh TMC.

+ Bán phần; toàn phần
+ Theo hệ thống phân loại của Nhật Bản:






Lan xuống TM MTTT / TM lách: Vp4
Nhánh chính/ Nhánh đối bên với u: Vp4
Trong nhánh chia đầu tiên: Vp3
Trong nhánh chia thứ 2: Vp2
Trong nhánh chia thứ 3: Vp1

2.5.2. Kết quả điều trị của nhóm BN ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch
cửa.
Đánh giá hiệu quả của lần điều trị hiện tại:
- Các triệu chứng lâm sàng trong 3 ngày đầu sau nút: đau bụng; sốt; nôn, buồn
nôn; liệt ruột; cần điều trị; không cần điều trị.
- Xét nghiệm men gan sau nút: tăng; không tăng.


15

- Kết quả sau 1 tháng khám lại:

+ AFP: < 20 ng/ml; 20 – 400 ng/ml; ≥ 400 ng/ml.
+ Hình ảnh học:




Khối u còn tăng sinh mạch/ Không tăng sinh mạch
Xuất hiện khối nốt mới/ Không xuất hiện khối mới.
Phân loại huyết khối TMC

- Theo dõi tình trạng bệnh của BN đến hết thời gian nghiên cứu.
+ Chất lượng cuộc sống của BN trong thời gian sau điều trị: tính theo PTS.
+ Thời gian từ đợt điều trị đến khi có tái phát khối mới phải điều trị đợt tiếp
theo.
+ Thời gian sống thêm từ lúc BN phát hiện HCC có HKTMC được điều trị
lần đầu (lấy mốc thời gian trong quá khứ) đến khi kết thúc nghiên cứu hoặc
đến khi BN tử vong
+ Xét mối liên quan giữa một số yếu tố: AFP trước điều trị; Kích thước khối
u; số lượng khối u; Phân nhóm HKTMC đến thời gian sống thêm được quy
ước ở trên.
2.6. Kĩ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.6.1. Kĩ thuật thu thập thông tin.
- Thông qua thăm khám hỏi bệnh, theo dõi bệnh nhân
- Đọc kết quả từ phim chụp CLVT, MRI.
- Trực tiếp thực hiện thủ thuật can thiệp, theo dõi kết quả sau can thiệp
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu.
- Máy chụp CLVT đa dãy và/hoặc máy chụp MRI gan mật
- Máy chụp mạch số hóa xóa nền Philips Alura của Đức.
- Sử dụng bệnh án nghiên cứu: tất cả các thông tin thu thập được đều được ghi
lại vào bệnh án nghiên cứu (có mẫu bệnh án nghiên cứu trong phụ lục)

2.7. Sai số và cách khống chế sai số.
2.7.1. Sai số ngẫu nhiên


16

- Do hạn chế của thời gian nghiên cứu, ảnh hưởng đến thời gian theo dõi BN
sau can thiệp, có những BN chưa đủ thời gian theo dõi khi kết thúc nghiên
cứu
- BN không đến khám lại, hoặc đi khám ở 1 địa điểm khác trong thời gian
theo dõi.
2.7.2. Sai số hệ thống
- Do trình độ đọc kết quả phim CLVT hoặc MRI, đọc và đánh giá sai tổn
thương
- Kỹ thuật thực hiện can thiệp điều trị cho BN ảnh hưởng đến kết quả điều trị
- Sai sót trong thu thập, xử lý số liệu
2.8. Quản lý phân tích số liệu
- Số liệu sau khi được thu thập bằng mẫu bệnh án nghiên cứu được nhập, mã
hóa, xử lý và phân tích trên máy tính sử dụng phần mềm SPSS 22.
- So sánh các đặc điểm về tỷ lệ của nhóm nghiên cứu bằng bảng và kiểm định
sự khác biệt bằng test chi – square, test Fisher’s
- Ước lượng thời gian sống thêm: phân tích theo phương pháp ước lượng thời
gian theo sự kiện của Kaplan – Meier.
- Kiểm định Log-rank được dùng để khảo sát mối quan hệ giữa thời gian sống
thêm toàn bộ với các yếu tố tiên lượng.
- Kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0.05 với độ tin cậy 96%
2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài.
- BN được tư vấn và chấp nhận tham gia điều trị
- Các thông tin thu thập được chỉ nhằm phục vụ nghiên cứu, không nhằm mục
đích nào khác.

2.10. Sơ đồ nghiên cứu


17

SƠ ĐÔ NGHIÊN CỨU

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình ảnh, xét nghiệm của BN ung thư gan có huyết khối
tĩnh mạch cửa.

3.1.1. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.
Nhận xét:
3.1.2. Giới


18

Biểu đồ 3.2. Phân bố bênh nhân theo giới
Nhận xét:
3.1.3. Yếu tố thuận lợi

Bảng 3.1. Các yếu tố thuận lợi của bệnh
Yếu tố thuận lợi
Viêm gan B
Viêm gan C
Rượu

Xơ gan

n
24
1
4
25

Tỷ lệ (%)
96
4
16
100

Nhận xét:
3.1.4. Xét nghiệm AFP

Bảng 3.2. Phân bố theo AFP
AFP (ng/ml)
< 20
20 – 400
≥400
Nhận xét:

n
6
6
13

Tỷ lệ (%)

24
24
52


19

3.1.5. Điểm Child – Pugh

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo Child
3.1.6. Đặc điểm khối u trên CLVT và/hoặc MRI
Bảng 3.3 Đặc điểm khối u trên CLVT/MRI có tiêm thuốc cản quang.
Tỷ lệ

Vị trí u

Số lượng

n

(%)

Gan phải

20

80

Gan trái


0

0

Cả hai bên

5

20

khối u đơn độc

14

56

11

44

12

48

Nhiều khối
U thể thâm nhiễm
<2

Kích thước u (cm)


>5

Nhận xét:
3.1.7. Đặc điểm huyết khối tĩnh mạch cửa trên CLVT và/hoặc MRI


20

Bảng 3.4. Đặc điểm hình ảnh của huyết khối tĩnh mạch cửa trên
CLVT/MRI
Đặc điểm
Có mạch tân tạo xuất hiện trong HKTMC

n

Tỷ lệ (%)

6

24

Huyết khối gây giãn nhánh TMC ≥ 23mm

18

72

Hình ảnh xâm lấn rõ của u vào lòng TMC
18
Hình ảnh tăng tỷ trọng thì động mạch của huyết


72

khối
Khối u sát cạnh TMC.

13

52

19

76

Nhận xét:

Nhận xét:

Bảng 3.5. Phân loại huyết khối tĩnh mạch cửa.

Phân

Tỷ lệ

Đặc điểm
Lan xuống TM MTTT / TM lách

type

n


Nhánh chính/ Nhánh đối bên với u

Vp4

2

Trong nhánh chia đầu tiên

Vp3

17

(%)
8
68


21

Trong nhánh chia thứ 2

Vp2

2

8

Trong nhánh chia thứ 3


Vp1

4

16

Nhận xét:
Tất cả đều toàn phần
Có chuyển dạng thể hang: 4/25

16%

3.2. Kết quả điều trị của BN ung thư gan có HKTMC.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả đợt điều trị này
3.2.2.1. Ngay sau điều trị
Bảng 3.8. Các triệu chứng lâm sàng của BN sau can thiệp
Triệu chứng

n

Tỷ lệ (%)

Đau bụng
Sốt
Nôn, buồn nôn
Liệt ruột
Không triệu chứng
Nhận xét:

Biểu đồ 3.6. Tình trạng suy gan sau

Nhận xét:

can thiệp


22

Biểu đồ 3.7. Điều trị biến chứng sau can thiệp
Nhận xét:
3.2.2.2. Đánh giá sau điều trị

Bảng 3.9. Thay đổi chỉ điểm u

Không giảm
Có giảm
Không ý nghĩa
Tổng

n
11
9
5
25

Tỉ lệ (%)
44
36
20
100


Nhận xét:
Bảng 3.10. Đánh giá đáp ứng theo mRECIST
mRECIST
Đáp ứng hoàn toàn
Đáp ứng một phần

n
4
6

Tỷ lệ (%)
16
24


23

Không thay đổi
Bệnh tiến triển

4
11

16
44

n
14
6
4

1

Tỷ lệ (%)
56
24
16
4

Nhận xét:
Số lần nút:
Số lần nút
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần

Tình trạng tĩnh mạch cửa:
Không tiến triển thêm: 18
Tiến triển lan ra:
7

72%
28%

Tình trạng hiện tại:
Còn sống: 11
Tử vong: 14
Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Bàn luận các mục tiêu theo các kết quả nghiên cứu



24

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Kết luận theo các mục tiêu


25

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu đề ra khuyến nghị.


×