Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI đầu mặt NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LÊ HÙNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU
MẶT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
========

NGUYỄN LÊ HÙNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU
MẶT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Tống Minh Sơn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
Cho đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở


người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học.
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 62720601

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................2
1. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên phim sọ mặt và trên ảnh chuẩn hoá................2
1.1. Các phương pháp phân tích phim sọ mặt................................................................2
1.2. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên ảnh chụp chuẩn hoá.................................5
2. Đặc điểm nhân trắc người trưởng thành.........................................................................7
2.1. Các loại mặt nhìn ngang........................................................................................10
2.2. Các loại mặt nhìn nghiêng:....................................................................................15
3. Những thay đổi của mô cứng người trưởng thành.......................................................25
3.1. Trán........................................................................................................................25
3.2 Xương mũi..............................................................................................................25
3.3. Xương hàm trên và hàm dưới................................................................................25
3.4. Xương vùng cửa....................................................................................................27
3.5. Những thay đổi về độ rộng cung liên quan đến tuổi.............................................27
3.6. Chiều cao mặt trước..............................................................................................28
3.7. Chiều cao mặt sau..................................................................................................28
3.8. Cằm.......................................................................................................................28
4. Thay đổi mô mềm người trưởng thành:.......................................................................29

4.1. Mũi........................................................................................................................29
4.2. Môi........................................................................................................................31
4.2.1. Sự thay đổi về chiều dài và độ dày của môi cùng với sự phát triển...............31
4.2.2. Độ dày môi trong quá trình tăng trưởng.........................................................32
4.3. Phần mềm cằm......................................................................................................33
4.4. Sự thay đổi cấu trúc phần mềm theo tuổi..............................................................33
4.4.1. Góc mũi môi...................................................................................................35
4.4.2. Góc cằm môi..................................................................................................35
4.5. Thay đổi nụ cười theo tuổi....................................................................................36
5. Hình thể gương mặt theo tuổi [57]...............................................................................37
5. Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới................................................................45
5.1. Trên phim sọ mặt...................................................................................................45
5.1.1. Ở Việt Nam.....................................................................................................45
5.1.2. Trên thế giới...................................................................................................46
5.2. Trên ảnh chụp chuẩn hoá.......................................................................................48
5.2.1. Ở Việt Nam.....................................................................................................48
5.2.2. Trên thế giới...................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Phim chụp sọ nghiêng từ xa..............................................................3
Hình 2. Tỉ số chiều cao – độ rộng của khuôn mặt......................................10
the first edition 2011.)[15].............................................................................10
Hình 3. Phân loại mặt theo Sigaud [16].......................................................11
Hình 4. Phân loại mặt theo Carton [16]......................................................11
Hình 5. Phân loại mặt theo Williams [16]...................................................11
Hình 6. Phân loại mặt theo Durer [16]........................................................12
Hình 7. Các hình dạng khuôn mặt theo Albrecht Dürer.[17]....................12

Hình 8. Các loại khuôn mặt..........................................................................13
the first edition 2011.)[15].............................................................................13
Hình 9. Phân loại mặt theo Celébie và Jerolimov [20]...............................14
Hình 10. Mặt phân kì theo Albrecht Dürer. (Sửa đổi từ Dürer.)[17]........16
Hình 11. Mặt phân kì....................................................................................16
the first edition 2011.)[15].............................................................................16
Hình 12. Đường viền mặt khi nhìn nghiêng theo Albrecht Dürer.............17
Hình 13. Các đường viền mặt khi nhìn nghiêng.........................................17
the first edition 2011.)[15].............................................................................17
Hình 14. Góc lồi của mặt khi nhìn nghiêng (góc viền mặt).......................19
the first edition 2011.)[15].............................................................................19
Hình 15. Góc mặt. FH.mặt phẳng ngang Frankfort, TrH, mặt phẳng
ngang..............................................................................................................19
the first edition 2011.)[15].............................................................................19
Hình 16. Mối liên hệ giữa góc nền sọ và chiều dài nền sọ trước trong quan
hệ với xương hàm..........................................................................................21
the first edition 2011.)[15].............................................................................21


Hình 17. Mặt dô, loại mặt ‘góc lớn’.............................................................22
the first edition 2011.)[15].............................................................................22
Hình 18.: Dị dạng mặt ngắn hay kiểu khuôn mặt góc thấp.......................23
the first edition 2011.)[15].............................................................................23
Hình 19. Tỷ lệ chiều cao khuôn mặt đến chiều ngang khuôn mặt. FH, mặt
phẳng ngang Frankfort (Modified from Bimler.).......................................24
the first edition 2011.)[15].............................................................................24
Hình 20. Thay đổi về cơ................................................................................40
Hình 21: Thay đổi xương..............................................................................41
Hình 22: Vùng tối sậm hiển thị cho khu vực bị mất xương nhiều nhất.
Lưu ý rằng vùng mô mềm bị tác động bởi lão hóa cũng tương ứng với

vùng xương bị ảnh hưởng do lão hóa..........................................................42
Hình 23: Giữa má có ba phân đoạn: phân đoạn mi má (màu xanh dương)
và phân đoạn gò má (màu xanh lá) cùng với phần xung quanh ổ mắt và
tiếp giáp với phân đoạn mũi môi (màu vàng) ở vùng quanh miệng, che
phần tiền đình của khoang miệng. Ba nếp (hoặc rãnh) xác định ranh giới
của ba phân đoạn và kết nối với nhau giống chữ Y. Nếp mi má (1) che
phần dưới-giữa bờ ổ mắt và nếp mũi má che phần dưới-bên ổ mắt và tiếp
tục đến nếp má giữa (3).................................................................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giá trị nhân trắc sọ mặt thay đổi theo quá trình tăng trưởng của cá
thể. Quá trình tăng trưởng của con người chia thành ba giai đoạn từ lúc mới
sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi
trưởng thành. Đồng hành với tăng trưởng chung này có sự thay đổi các giá trị
nhân trắc của phức hợp hệ thống sọ mặt. Hiểu rõ sự thay bình thường hoặc bất
thường của các giá trị này sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị
thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh
nhân, nhằm đạt được một kết quả điều trị thoã mãn về hình thái, ổn định về
chức năng và hài lòng về thẩm mỹ…
Để có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về hình thái và
chức năng ở vùng đầu – mặt, từ gần hai thế kỷ qua đã liên tục có những cố
gắng của nhiều tác giả để tìm hiểu về những quy luật phát triển của vùng đầu
mặt. Các nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm hình thái và tăng trưởng của đầu
mặt, cung răng có sự khác nhau giữa các chủng tộc, dân tộc, giữa nam và nữ
và nhất là theo tuổi.
Trên thế giới và Việt nam đã có nhiều nghiên cứu cắt ngang và nghiên
cứu dọc về sự thay đổi của phức hợp sọ mặt. Bishara S. E. (1985) [1], [2], El–

Batouti (1994) [3], Blanchette M. E.(1996) [4], Ajayi E. O.(2005) [5], Arat Z.
M. (2010) [6], Baccetti T. (2011) [7], Gu Y.(2011) [8], Al–Azemi R. (2012)
[9], Trần Thúy Nga (2000) [10], Đống Khắc Thẩm (2010) [11]… đã sử dụng
nhiều phương pháp đo đạc và phân tích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm sọ
mặt cho từng chủng tộc khác nhau.
Chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm hình thái đầu mặt ở người
trưởng thành” với các mục tiêu sau:
Xác định một số đặc điểm hình thái đầu mặt người trưởng thành


2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên phim sọ mặt và trên ảnh
chuẩn hoá
1.1. Các phương pháp phân tích phim sọ mặt
Các nghiên cứu hình thái đầu mặt trước kia được phân tích trên xương sọ
khô. Manouvrier và Broca (1899) đã phát triển từ đo đạc trên xương sọ khô
sang đo đạc trên cơ thể người sống. Năm 1931, Broadbent (Mỹ) và Hofrath
(Đức) đã giới thiệu kỹ thuật đo sọ mặt trên phim sọ nghiêng. Từ đây các nhà
nghiên cứu và các nhà lâm sàng đã sử dụng rộng rãi ở bệnh nhân chỉnh hình
để phân tích tương quan sọ mặt, để đánh giá những thay đổi do quá trình tăng
trưởng của phức hợp hệ thống sọ mặt qua các giai đoạn phát triển trên phim
sọ nghiêng, đã đem lại rất nhiều ý nghĩa đối với chỉnh hình răng mặt. Hàng
loạt những nghiên cứu về mặt đã được đánh giá qua phân tích trên phim. Một
số phân tích được thực hiện với mục đích đưa ra các tiêu chuẩn đồng thời
được sử dụng để xác định phương án điều trị trong chỉnh nha như các phân
tích của Tweed (1954), Steiner (1960) và Ricketts (1961). Một số phân tích
khác với mục đích tìm hiểu về khớp cắn, ổ răng hoặc cấu trúc xương. Các
phân tích này cũng cố gắng làm sáng tỏ sự ảnh hưởng qua lại giữa các cấu

trúc sọ mặt trong quá trình phát triển tự nhiên, các phân tích này đã được thực
hiện bởi Bjork (1947), Downs (1948), Enlow (1971) và McNamara (1984).
Phim sọ nghiêng là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc chẩn đoán và
điều trị các bất hài hòa của sọ mặt, khắc phục được những hạn chế của phân
loại khớp cắn dựa trên mẫu hàm. Mục đích đầu tiên của phép đo sọ là định vị
khớp cắn trong bản vẽ nét của xương mặt và cấu trúc mô mềm. Việc phân tích
được bắt đầu với việc dùng các điểm chuẩn trong phép đo sọ tiêu chí để vẽ
các đường, các góc và các mặt phẳng tưởng tượng, đo đạc để đánh giá mối


3

liên hệ răng và mặt trên phim X–quang. Các số liệu có được sẽ được so sánh
với các giá trị bình thường và từ đó lập kế hoạch điều trị riêng biệt cho từng
cá nhân.

Hình 1. Phim chụp sọ nghiêng từ xa
Phim XQ sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa giúp chúng ta nghiên cứu
những thay đổi do phát triển, giúp đánh giá cấu trúc mô xương và mô mềm
khi chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị, định hướng các thủ thuật điều trị chỉnh
hình và phẫu thuật, và cuối cùng giúp theo dõi, đánh giá các kết quả điều trị.
Các dạng phân tích đo sọ thể hiện ở ba dạng chủ yếu:
– Các phân tích kích thước: nhằm mục đích đánh giá vị trí cấu trúc khác
nhau của mặt theo sự liên hệ với các đường các mặt phẳng tham chiếu (phân
tích của Steiner, Downs, Ricketts…).
– Các phân tích thể loại dạng mặt: không nhằm so sánh một cá thể với
những chuẩn thống kê mà đánh giá thể loại mặt của một cá thể để từ đó định
hướng điều trị tối ưu cho cá thể đó.



4

– Các phân tích cấu trúc: phân tích Coben.
Các phương pháp phân tích trên phim sọ nghiêng đã ra đời từ nhiều thập
niên qua để khảo sát và mô tả các đặc điểm của cấu trúc sọ mặt và răng. Các
phương pháp khác nhau có một cơ sở lý luận riêng trong việc chọn các điểm
chuẩn, mặt phẳng tham chiếu và cách đánh giá các đặc điểm hình thái sọ mặt
cũng đa dạng. Coben sử dụng hệ thống tọa độ để phân tích và tính theo tỷ lệ
phần trăm các kích thước được chiếu lên trục tung và trục hoành để mô tả một
cấu trúc trong hệ thống hàm mặt. Sassouni đo đạc theo các vòng cung có cùng
một tâm để xác định vị trí bất hài hòa của từng thành phần trong hệ thống sọ
mặt. Downs W. B. [12] đã mô tả phương pháp phân tích của mình để xác định
mẫu răng và mặt của người bình thường tương quan răng và xương ổ răng với
mặt. Steiner phân tích sự tương quan giữa xương hàm và xương sọ, vị trí của
răng cửa theo tương quan với xương ổ răng và phân tích mô mềm. Nhiều
phân tích của các tác giả khác như Mc Namara [13], Ricketts [14], Tweed,
Wits, Wylie, Coutand… cũng được sử dụng rộng rãi và ứng dụng nhiều trong
nghiên cứu hình thái cũng như trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Tuy
nhiên, các phương pháp có những điểm đặc trưng khác nhau, cũng như có ưu
và khuyết điểm riêng.
Phim sọ thẳng bên cạnh ứng dụng kinh điển để xác định các bất cân
xứng về chiều ngang, còn có giá trị cung cấp những thông tin liên quan về
hình thái học như hình dạng, kích thước sọ mặt, mật độ của xương, hình thái
học của các đường khớp trong quá trình tăng trưởng, phát triển. Ngoài ra, có
thể góp phần vào việc phát hiện bệnh lý của mô cứng và mô mềm, so sánh đối
chiếu, lập kế hoạch điều trị.
Trải qua một thời gian dài, phim sọ thẳng ít được sử dụng vì khó lập được
tư thế đầu, khó xác định các mốc giải phẫu và trùng lặp các cấu trúc. Ngày nay
với các yêu cầu cao hơn trong chẩn đoán và điều trị phim sọ mặt thẳng lại được



5

chú ý đến nhiều hơn. Phim sọ thẳng có giá trị đặc biệt trong các trường hợp có
bất đối xứng các mốc giải phẫu giữa bên trái và phải. Các biểu hiện phát triển
quá mức hoặc kém phát triển của một thành phần vùng sọ mặt, các biểu hiện
không cân xứng giữa hai bên chỉ có thể phát hiện được trên phim sọ thẳng.
Qua khảo sát sự cân xứng của mặt trên phim đo sọ thẳng, một số tác giả
cho rằng mất cân đối là phổ biến (Chierici, Grayson, Vig và Hewitt), sự khác biệt
trung bình giữa bên phải và bên trái là khoảng 3%. Tầng mặt trên thường xảy ra
mất cân xứng và mức độ mất cân xứng lớn nhất (Leslie). Sự mất cân xứng giữa
sọ và mặt cũng khác nhau: sọ bên phải lớn hơn bên trái trong khi ở cung gò má
và xương hàm trên bên trái lớn hơn phải (Burke, Cheney) còn xương hàm dưới
và răng nói chung là cân xứng (Svanholt).
Phim Cephalometric được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phân tích
sự phát triển của sọ mặt, trong chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị chỉnh nha và
phẫu thuật chỉnh nha. Phim dùng để nghiên cứu khuôn mặt, mô tả các thành
phần của lệch lạc và quan hệ khớp cắn giữa hai hàm. Ngoài ra Cephalometric
còn tiến tới có thể sử dụng để phân tích ảnh hưởng của quá trình điều trị chỉnh
nha bằng các hệ thống dụng cụ khác nhau và nghiên cứu các phần mềm cho
quá trình phẫu thuật
So với đo trực tiếp và đo trên ảnh chuẩn hóa, ưu điểm vượt trội của đo trên
phim sọ mặt là đánh giá được mô xương bên dưới và mối tương quan giữa mô
cứng và mô mềm, vấn đề đánh giá mô mềm hạn chế hơn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc trên ảnh chụp chuẩn hoá
Từ thời xa xưa đã có rất nhiều phương pháp đo và đánh giá khuôn mặt.
Người ta nhận thấy rằng có một mối liên quan giữa toàn bộ cơ thể và đầu hay
khuôn mặt. Đầu chiếm khoảng 1/8 và mặt chiếm 1/10 cơ thể.
Trước năm 1985 nhiều tác giả sử dụng ảnh trong nghiên cứu để phân tích
sọ mặt như: Broca 1862, Izard 1931, Tanner và Weiner 1949, Gavan và cộng



6

sự 1952, Stonner 1955, Bjerin 1957, Moorrees và Kean 1958, Molhave 1958,
Neger 1959, Suchner 1977…Tuy nhiên các kết quả còn nhiều vấn đề tranh cãi
vì tính chính xác của ảnh chưa được chuẩn hoá.
Từ năm 1985, các tác giả đã lần lượt đề ra những quy tắc chung về thế
đầu, vị trí máy ảnh, điều kiện ánh sang, cách xác định điểm mốc trên mặt và
mô tả các phương pháp đo ảnh (Larrabee 1985, Frehee 1985, Gordon 1987).
Cho đến trước thập niên 90 của thế kỷ 20, việc phân tích trên ảnh chụp vẫn
còn bị xem nhẹ dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng chủ yếu là để đánh giá các
đặc điểm thiên về định tính chứ không phải đo đạc định lượng vì thiếu những
quy tắc chuẩn trong việc chụp ảnh lẫn đánh giá. Sau đó người ta đưa ra nhiều
phương pháp chụp ảnh chuẩn hoá (Clanman 1990, Jorgensen 1991, Ferrario
1993, Ben Clark 1994, Bishsra 1995, Berger 1999). Việc sử dụng các phương
pháp chụp ảnh chuẩn hoá làm cho phép đo ảnh chụp trở thành công cụ khoa
học và chính xác. Từ đó các tư liệu ảnh chụp đầu mặt được xem có giá trị để
lượng giá định tính lẫn định lượng trong các trường hợp bị dị tật ở mặt, để
theo dõi, kiểm tra sự tang trưởng và phát triển trong nhi khoa, giúp lập kế
hoạch điều trị phẫu thuật hay chỉnh hình và để lượng giá kết quả điều trị.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá tốt
hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm. Phép đo
ảnh chụp dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ trao đổi
thông tin hơn. Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích hợp sẽ
tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với đo
trực tiếp trên người nhất là với các trẻ nhỏ hiếu động không hợp tác. Đặc biệt
máy ảnh kỹ thuật số với các phần mềm thích hợp đo đạc trên máy tính tạo ra
nhiều ưu điểm về đo đạc, thông tin, lưu trữ và bảo quản hơn so với ảnh chụp

thường. Qua ảnh, có thể đánh giá định tính đẹp hay không đẹp, từ đó chúng ta


7

có thể yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng. Có nhiều
tác giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và đó đưa ra các tiêu chuẩn để chụp
mặt với các tư thế khác nhau như Bishara, Farkas mục đích để chuẩn hoá kỹ
thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, ảnh chụp chuẩn hóa có khả năng thực
hiện và mở ra nhiều hứa hẹn.
Trong nha khoa chuyên nghiệp nhiếp ảnh đang trở thành một công cụ
ngày càng quan trọng. Nhờ các bức ảnh chuẩn hoá và bằng cách sử dụng các
mốc trên mặt dễ thấy, người chụp ảnh có thể chuẩn hoá ảnh chân dung mặt
thẳng và mặt nghiêng cho những so sánh thích hợp
2. Đặc điểm nhân trắc người trưởng thành
Các loại khuôn mặt
“Chúng ta đều có một thắc mắc chung, thế giới hàng triệu khuôn mặt, tại
sao không có gương mặt nào giống nhau?’ Sir Thomas Browne (1605–82),
nhà văn – nhà vật lý học người Anh, Religio Medici (1643) “Sự biến đổi ở
mỗi cá nhân là nguyên tắc cơ bản của sinh học người. Một trong những bộ
phận có tính đa dạng và khác biệt nhất của cơ thể là phức hợp sọ- mặt”.[15]
Khuôn mặt bình thường
Các nhà lâm sàng thường so sánh kích thước và tỉ lệ sọ mặt của bệnh
nhân với giá trị tiêu biểu của dân số hoặc thậm chí so sánh với các tiêu chuẩn
kinh điển. Việc đánh giá các giá trị khác nhau nằm trong phạm vi bình thường
cho phép ta tìm được các giá trị tiêu biểu của dân số. Do đó, các nhà lâm sàng
phải hiểu rõ về các khoảng này ở tất cả các giai đoạn hình thành sọ mặt. Các
đặc điểm về tuổi, giới tính và chúng tộc cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Rối loạn phát triển hay chấn thương, tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến

biến dạng sọ mặt. Do đó, bác sĩ lâm sàng cũng phải có kiến thức đầy đủ về
giải phẫu bình thường và sự thay đổi về mô phôi học của phức hợp sọ - mặt ở


8

cả nam và nữ trong các độ tuổi và chủng tộc khác nhau. Từ đó, định hướng kế
hoạch điều trị phục hình tỉ lệ bình thường của sọ mặt.
Các cách phân loại theo mô tả bao gồm:



Hình dạng sọ mặt chung: tổng quan về hình dạng đầu và mặt
Các chỉ số nhân trắc học và số đo trên phim sọ nghiêng: chỉ số về

độ dài và các góc theo nhân trắc học và phim cephalometric, so sánh với giá
trị tiêu biểu của dân số, bao gồm giá trị chính xác và khoảng giới hạn
• Các mối quan hệ về tỉ lệ: theo các mặt phẳng đứng, dọc và ngang
• Các chỉ số tỉ lệ: mối liên hệ giữa 2 hoặc nhiều số đo sọ - mặt theo
nhân trắc học
Các chỉ số và tỉ lệ
Nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực đo nhân trắc học sọ - mặt được thực
hiện vào giữa những năm 1960, của Leslie Farkas, ĐH Toronto. Từ năm 1968
đến năm 1984, Farkas và cộng sự đã thu thập được một lượng lớn số liệu liên
quan đến nhân trắc học, từ 2564 bệnh nhân khác nhau. Thống kê các số liệu
này, thu được 166 tỉ số riêng biệt về khuôn mặt và được xem như là các chỉ số
về tỉ lệ. Trong nghiên cứu này, số nhỏ hơn được chia cho 100 và chia tiếp cho
số lớn hơn. Như vậy, một chỉ số về tỉ lệ liên quan đến hai số đo khoảng cách
của sọ mặt theo nhân trắc học, với số bé hơn quy ra phần trăm của số lớn hơn.
Các chỉ số này cho phép ta đánh giá một cách khách quan và định lượng được

mối liên hệ giữa sự hình thành khuôn mặt với các tỉ lệ.
Farkas3 chia ra hai loại chỉ số tỉ lệ cơ bản:
Các chỉ số định khu (vùng) – so sánh các số đo tuyến tính hoặc góc
cạnh của một vùng giải phẫu duy nhấ
Các chỉ số liên khu (liên vùng) - so sánh các số đo tuyến tính hoặc góc
cạnh giữa hai hay nhiều vùng giải phẫu với nhau


9

Mỗi chỉ số tỉ lệ lại có một giá trị trung bình và một khoảng giới hạn, đại
diện cho một nhóm dân số, dựa trên tuổi, giới và chủng tộc.
Có rất nhiều hình thể khuôn mặt. Tuy nhiên, một đánh giá đơn giản cho
phép phân loại tổng quan về hình dáng cơ bản của khuôn mặt. Hình thể mặt
cơ bản nhìn từ phía trước có thể là sự kết hợp của một số đặc điểm dưới đây:
• Hình thể tổng quan: tròn, vuông hoặc tam giác.
• Chiều dài gương mặt: giảm, bình thường, tăng
• Độ rộng tương đối: rộng, bình thường, hẹp
Sự đa dạng về chiều cao và độ rộng của gương mặt dẫn đến sự phong
phú không thể thống kê được về ba hình thể mặt cơ bản tròn, vuông và tam
giác. Ví dụ, một gương mặt trái xoan là sự kết hợp của mặt tròn và sự tăng
kích thước dọc và/hoặc giảm chiều ngang.
Tỉ lệ chiều cao/chiều rộng khuôn mặt
Mối liên hệ giữa kích thước dọc và độ rộng là một định hướng quan
trọng với hình thể tổng quan của mặt. Có ba phương pháp để đánh giá tỉ số
này. Tỉ lệ phần trăm này cho biết:
Chiều cao sọ - mặt (vertex-menton) với độ rộng của mặt (Zy-Zy):
chiều cao sọ - mặt được đo từ điểm cao nhất của đầu V (Vertex) tới cằm Me’.
Độ rộng gò má hai bên được đo bởi điểm ngoài nhất của mô mềm bao phủ
cung gò má Zy (zygion), xấp xỉ 60% kích thước dọc.

Kích thước dọc của mặt (đường chân tóc-cằm) với độ rộng của mặt
(Zy-Zy): độ rộng gò má hai bên xấp xỉ 70-75% chiều cao dọc khuôn mặt.
Ngoài ra, độ rộng hai bên thái dương được đo từ điểm ngoài nhất mỗi bên trán
chiếm 80 – 85% độ rộng cung gò má hai bên. Độ rộng góc hàm hai bên được
đo từ điểm nằm ngoài nhất của mô mềm bao phủ góc hàm, thường bằng 7075% độ rộng cung gò má.
Chiều cao gương mặt theo hình thái (gốc mũi – cằm) với độ rộng của
mặt (Zy-Zy): còn được gọi là chỉ số mặt.


10

Hình 2. Tỉ số chiều cao – độ rộng của khuôn mặt.
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
2.1. Các loại mặt nhìn ngang
Bước đầu tiên trong phân tích vùng mặt là xem xét khuôn mặt nhìn thẳng
để đánh giá hình dạng khuôn mặt. Đối với mỗi dân tộc khác nhau, hình thể
khuôn mặt là một trong những điểm khác biệt mang tính đặc trưng. Tuy nhiên
sự đa dạng của các dạng mặt gần như là vô hạn. Vì vậy, đã có nhiều phép
phân loại tổng thể khuôn mặt được đưa ra:[16]
Sigaud (1910) đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của môi trường và cho
rằng hình thái mặt sẽ biến đổi để thích nghi với chức năng: loại bắp thịt có
khuôn mặt phát triển cân đối, ba tầng mặt bằng nhau, loại hô hấp có tầng
mặt giữa lớn nhất, là một kết quả giữa một tình trạng trao đổi oxy giữa cơ
thể với môi trường nhiều hơn mức bình thường, loại tiêu hóa với tầng mặt
dưới lớn hơn hai tầng mặt trên và loại trí tuệ có tầng mặt trên cao hơn hai
tầng mặt dưới. Tuy nhiên phân loại này cũng không hoàn toàn chính xác
bởi cũng có những vận động viên chuyên nghiệp hoạt động thể lực cường



11

độ cao vẫn có kiểu mặt trí tuệ trong khi có những người hoạt động trí óc
nhiều lại có kiểu mặt loại bắp thịt hay loại hô hấp…

Hình 3. Phân loại mặt theo Sigaud [16]
Carton nghiên cứu và chia ra 6 loại hình mặt, trong đó 3 loại: hình
xoan, hình xoan dài, hình trứng khó phân biệt với nhau, đây là dạng mặt có
sự cân đối giữa 3 tầng. Williams nghiên cứu sự liên quan giữa hình thái mặt
và răng và đã phân biệt ra thành 4 dạng mặt: dài, vuông, tam giác và oval
(trái xoan).

Hình 4. Phân loại mặt theo Carton [16]

Hình 5. Phân loại mặt theo Williams [16]
Theo Durer, phân loại mặt rất đa dạng, có sự phối hợp của toán học với
sự khác nhau của các loại mặt, theo ông có các loại mặt sau: dạng vuông, hình
chữ nhật, hình chữ nhật dài, hình thang có đáy ở trên, hình thang có đáy ở
dưới, hình 6 cạnh, tam giác, oval, oval dài và tròn.


12

Hình 6. Phân loại mặt theo Durer [16]
Phân loại mặt theo giải phẩu:
Chỉ số mặt
Chỉ số mặt (chỉ số thuộc về mặt hay chỉ số chiều cao mặt về hình thái
học) là sự số hóa của tỉ số giữa chiều cao mặt (từ gốc mũi đến cằm) và độ
rông cung gò má hai bên (cung gò má bên này đến cung gò má bên kia) của
một người sống.

Một họa sĩ thời Phục Hưng Albrecht Dürer mô tả những hình dạng mặt khác
nhau khi nhìn từ phía trán (hình 8.5). Cụm từ ‘chỉ số mặt’ được đặt bởi J Kollmann
vào những năm 1890 để phân loại các hình thể mặt trên hộp sọ khô [17].

Hình 7. Các hình dạng khuôn mặt theo Albrecht Dürer.[17]
Chỉ số mặt (FI) được tính bởi công thức:
FI:

Chiều cao mặt (N’ - Me’)x 100

Độ rộng cung gò má hai bên
Trong đó:


13

• Nasion (N′): nằm trên mô mềm, là điểm giữa của gốc mũi - trán
• Menton (Me′): điểm thấp nhất, nằm chính giữa của đường viền cằm
• Zygion (Zy′): nằm trên mô mềm, điểm ngoài nhất của mỗi cung gò má
Chỉ số mặt được sử dụng trong nhân trắc học để phân loại hình dáng
khuôn mặt thành:

Hình 8. Các loại khuôn mặt
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
1. Mặt rộng: Loại mặt này tương đối rộng và có chiều cao giảm
2. Mặt trung bình: nằm giữa hai loại còn lại
3. Mặt hẹp: Loại này có kích thước dọc dài và độ rộng tương đối hẹp.
Bảng 1. Phân loại mặt theo giải phẫu
Giá trị các chỉ số của nam theo Garson; [18] của nữ theo Martin and

Saller [19].
Loại mặt

Mặt rất rộng (rất rộng và ngắn )

Chỉ số
Nam

Nữ

≤ 78.9

≤ 76.9


14

Mặt rộng (rộng và ngắn )

79.0 - 83.9

77.0 - 80.9

Trung bình

84.0 - 87.9

81.0 - 84.9

Mặt hẹp (dài và hẹp )


88.0 - 92.9

85.0 - 89.9

≥ 93.0

≥ 90.0

Mặt rất hẹp (rất dài và hẹp )

Tuy nhiên, các phân loại trên chủ yếu dựa vào hình thái, không có tiêu
chuẩn rõ ràng nên thực tế đôi khi rất khó sử dụng. Chính vì vậy, Celébie và
Jerolimov dựa vào mối tương quan giữa ba kích thước ngang của mặt: chiều
rộng giữa 2 xương thái dương (Ft-Ft), chiều rộng giữa 2 xương gò má (ZyZy) và chiều rộng hàm dưới (Go-Go) để xác định hình dạng khuôn mặt. Theo
ông mặt hình vuông nếu Go-Go = Zy-Zy = Ft-Ft hoặc Ft-Ft = Zy-Zy hoặc ZyZy = Go-Go, mặt hình oval nếu Zy-Zy > Ft-Ft và Zy-Zy >Go-Go, mặt hình
tam giác nếu Ft-Ft > Zy-Zy > Go-Go hoặc Ft-Ft < Zy-Zy < Go-Go (nếu 2
kích thước chênh nhau khoảng 2mm thì coi như là bằng nhau) [20].

Hình 9. Phân loại mặt theo Celébie và Jerolimov [20]


15

2.2. Các loại mặt nhìn nghiêng:
Cụm từ ‘mặt phân kì’ được đặt tên bởi nhà nhân trắc học- BS chỉnh nha
Milo Hellman [21], mặc dù khái niệm này đã được Albrecht Dürer (1528) mô
tả trước đó. Điều quan trọng là khái niệm này mô tả độ dốc hay độ nghiêng của
khuôn mặt trên mặt phẳng dọc (Hình 8.8). Khi đầu để ở vị trí tự nhiên, ba
điểm nằm trên mặt phẳng dọc giữa là Glabella (G’), điểm cằm trên mô mềm

(Pogonion – Pog’) và điểm chân mũi (nơi tiếp giáp với nhân trung)
(Subnasale – Sn) thẳng hàng. Yếu tố để phân biệt mặt lồi hay lõm khi nhìn
nghiêng là sự liên quan của điểm chân mũi (subnasale – Sn) với đường G’ –
Pog’. Để xác định mặt dô ra trước hay thụt về sau, dấu hiệu không phải là lồi
hay lõm mà là điểm chân mũi (Sn) có nằm gần đường G’ – Pog’ hay không; ví
dụ tầng mặt trên (UFP, G’ – Sn) và tầng mặt dưới (LFP, Sn – Pog’) nằm trên
một đường thẳng nhưng vẫn dô ra trước hoặc lùi sau.
1. Mặt gãy: đường thẳng G’ – Sn – Pog’ thụt về sau, trên mặt phẳng dọc giữa,
điểm cằm nằm ở phía sau điểm Glabella. Loại mặt này hay gặp ở người Bắc
Âu cổ.
2. Mặt trung bình: đường thẳng G’ – Sn – Pog’ nằm đúng đường dọc giữa,
với điểm cằm xấp xỉ vị xấp xỉ vị trí điểm Glabella trên mặt phẳng dọc giữa.
3. Mặt dô: đường thẳng G’ – Sn – Pog’ nhô ra trước, với điểm cằm nằm trước
điểm Glabella trên mặt phẳng dọc giữa. Loại này phổ biến ở người Phi cổ.


16

Hình 10. Mặt phân kì theo Albrecht Dürer. (Sửa đổi từ Dürer.)[17]

Hình 11. Mặt phân kì.
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
Mặt phân kì rất quan trọng trong sự khác nhau giữa các dân tộc về cấu
trúc khuôn mặt khi nhìn nghiêng. Với góc nghiêng thẳng, ví dụ không có độ
lồi hay lõm hay mặt không dô, không gãy tương ứng với tương quan hàm trên
– hàm dưới và khớp cắn bình thường.


17


Hình 12. Đường viền mặt khi nhìn nghiêng theo Albrecht Dürer.

Hình 13. Các đường viền mặt khi nhìn nghiêng
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
Đường viền dọc khuôn mặt nhìn nghiêng
Đường viền mặt khi nhìn nghiêng được mô tả là lồi, thẳng hay lõm.
Khái niệm này được mô tả bởi Albrecht Dürer (1528). Với các bệnh nhân ở
NHP, tổng quan đường viền khuôn mặt khi nhìn nghiêng được mô tả theo mối
quan hệ của hai đường: tầng mặt trên(UFP), từ điểm Glabella (G’) đến chân
mũi (Sn) và tầng mặt dưới (LFP), từ điểm chân mũi đến điểm cằm trên mô
mềm (Pog’). Trên góc nghiêng thẳng, hai đường này gần như là một đường
thẳng. Góc giữa hay đường này cho biết độ lồi khi nhìn nghiêng (điểm cằm
ở sau điểm chân mũi trên mặt phẳng đứng dọc) hoặc độ lõm (điểm cằm ở
trước điểm chân mũi). Góc nghiêng lồi gặp trong tương quan hàm – sọ Class


18

II (và/hoặc thiếu cằm), góc nghiêng lõm trong Class III (và/hoặc quá phát
cằm). Tuy nhiên, góc nghiêng lồi hay lõm không chỉ ra sự bất thường ở hàm
trên, hàm dưới hay cằm. (hình 8.10).
•Lồi khi nhìn nghiêng: gặp trong tương quan hàm – sọ Class II. Có thể
do xương hàm trên quá phát triển nhưng lại thiếu hụt hàm dưới (và/hoặc
không có cằm) hoặc là kết hợp cả hai.
•Lõm khi nhìn nghiêng: gặp trong tương quan hàm – sọ Class III. Có thể
do xương hàm trên thiểu sản nhưng lại quá phát hàm dưới (và/hoặc cằm rất
phát triển) hoặc là kết hợp cả hai.
Góc của mặt dô nhìn nghiêng (hay góc viền mặt) trên mô mềm (hình 8.11)

Legan và Burstone mô tả góc của mặt dô theo mô mềm khi nhìn
nghiêng. Nó được tạo bởi hai đường: UFP (G′-Sn) và LFP (Sn-Pog′). Giá trị
trung bình ước tính là 12° ± 4°. Góc tăng theo chiều kim đồng hồ là số dương;
ngược chiều là số âm. Một giá trị dương lớn gợi ý độ lồi khi nhìn nghiêng và
tương quan hàm – sọ Class II; giá trị nhỏ hơn hoặc số âm gợi ý lõm khi nhìn
nghiêng và tương quan hàm- sọ Class III. Tuy nhiên, giá trị của góc này
không cho biết xương hàm trên hay hàm dưới/ cằm có gây ra sự khác biệt
theo chiều dọc ở hàm hay không. [22]
Góc của mặt dô khi nhìn nghiêng trên phim Cephalometric


19

Hình 14. Góc lồi của mặt khi nhìn nghiêng (góc viền mặt)
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
Downs [23] mô tả góc lồi tạo bởi sự giao nhau giữa hai đường từ gốc
mũi đến điểm A (NA) và đường từ điểm A đến điểm cằm (A-Pog). Đoạn kéo
dài của đường A-Pog tạo với đường NA một góc; nếu ở sau đường NA, số đo
của góc dương, gặp trong Class II (lồi). Góc có số đo âm gợi ý đến Class III.
Downs đưa ra một khoảng giá trị từ −8.5° đến 10°, với giá trị trung bình là 0°.
Một lần nữa, giống như đường viền góc mặt, góc của mặt dô không xác định
được nguyên nhân biến dạng thuộc hàm trên, hàm dưới hay cằm.
Góc mặt trên mô mềm

Hình 15. Góc mặt. FH.mặt phẳng ngang Frankfort, TrH, mặt phẳng ngang
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical Diagnosis
the first edition 2011.)[15]
Góc mặt liên quan đến điểm lồi cằm trên mô mềm. Nó là giao của hai
mặt phẳng ngang (mặt phẳng ngang Frankfort) với một mặt phẳng dọc (N’ –

Pog’). Góc này có giá trị 90–92°. Số đo lớn hơn gợi ý quá phát lồi cằm, góc
bé hơn 90o cho biết sự thiểu sản lồi cằm.


20

Góc mặt trên mô mềm không xác định được bệnh lý của điểm lồi cằm.
Bệnh nguyên có thể là do một hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân sau:
1. Vị trí dọc của xương hàm dưới (nhô ra trước hay thụt sau).
2. Kích thước xương hàm dưới (thiểu sản hay quá sản).
3. Hình chiếu của cằm trên đường dọc (nhô ra trước hay thụt sau).
4. Độ dày da vùng cằm (giảm hay tăng).
Như vậy, góc mặt phải được sử dụng kết hợp với các phép đo và phân
tích khác.
Ngoài ra, khi xây dựng đường dọc mặt (N’-Pog’), nếu điểm gốc mũi
không nằm trên, có thể chuyển sang vị trị thích hợp hơn. Vị trí thay thế hay
dùng trên mô mềm là Glabella (G’) hay được dùng hơn là gốc mũi.
Góc mặt trên phim Cephalometric
Downs [23] mô tả góc mặt như là góc ở thấp hơn, nơi đường mặt (NPog) cắt mặt phẳng ngang Frankfort. Downs tìm được giá trị trung bình là 88°
và khoảng giới hạn là 82–95°. Con số này gợi ý tương quan vị trí theo đường
dọc của xương hàm dưới/cằm với tầng mặt trên.
Góc nền sọ
Mối quan hệ giữa nền sọ trước và sau vô cùng quan trọng trong chẩn
đoán đường viền mặt nghiêng. Quan hệ này phụ thuộc vào sự phát triển của
khớp sụn bướm – sàng và bướm – chẩm. Góc nền sọ đại diện cho mối
tương quan của nền sọ trước (đường SN) và nền sọ sau (đường S-Ba)[24]. Giá
trị trung bình của góc N-S-Ba ở người lớn (chú ý: góc này thay đổi không
đáng kể sau 6 tuổi) là:[25]
• Nam: 129° ± 5°.
• Nữ: 132° ± 4°.

Như vậy, góc nền sọ đóng vai trò quan trọng quyết định hình dạng sọ mặt, nó ảnh hưởng đến vị trí của mặt trên đường dọc liên quan với phần hộp
sọ bao quanh não và quan hệ điềm lồi trên xương hàm dưới và hàm trên. Số


×