Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG ở TRẺ EM bị BỆNH mày ĐAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG Ở TRẺ EM
BỊ BỆNH MÀY ĐAY
Ngành đào tào : Bác sỹ đa khoa
Mã ngành

: 52720101

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. BS. TRẦN THỊ HUYỀN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, em nhận được sự giúp đỡ
chân thành về tinh thần và kiến thức từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường đại học Y Hà Nội và phòng đào tạo đại học, các
thầy, cô trong bộ môn Da liễu cùng toàn thể các thầy, cô của trường đại học Y
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập trên ghế


nhà trường và tiến hành nghiên cứu.
Ban Giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp và tập thể cán bộ bác sĩ, điều
dưỡng, nhân viên khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương,
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, thu thập số liệu nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. BS. Trần Thị Huyền, giảng
viên bộ môn Da liễu trường đại học Y Hà Nội, bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung
ương, người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận
đã cho em những góp ý quý giá để hoàn thiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên
và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 06 tháng 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CRP
LTRA
PAF
TNF-alpha

: C-reactive protein
(Protein phản ứng C)
: Leukotriene receptor antagotanist
(Chất đối kháng thụ thể leukotrien)
: Platelet activating factor
(Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu)
: Tumor necrosis factor alpha
(Yếu tố hoại tử u alpha)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ


Mày đay (urticaria/ hives) là một bệnh da thường gặp. Trên thế giới cứ
100 người sẽ có khoảng 15-20 người mắc mày đay cấp tính ít nhất một lần
trong đời [1]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Năng An, tỉ lệ này là 11,16% [2].
Bệnh gặp ở mọi giới, mọi chủng tộc cũng như mọi lứa tuổi, trong đó chủ yếu
là ở giai đoạn từ sơ sinh đến 9 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi [3].
Chẩn đoán mày đay chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh đặc trưng bởi
những tổn thương ban đỏ, sẩn phù có viền bao quanh, ranh giới rõ với vùng
da lành. Chúng có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể rải rác hoặc tập
trung thành từng mảng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, kéo dài 30
phút đến tối đa 24 giờ rồi mất đi và xuất hiện các tổn thương mới. Bệnh
thường rất ngứa, dai dẳng làm bệnh nhân rất khó chịu.
Mày đay gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh. Ở người lớn, mày đay làm giảm chất lượng công việc. Còn với trẻ nhỏ,
bệnh làm trẻ kích thích, quấy khóc, kém ăn, kém chơi. Với những trẻ lớn đang
độ tuổi đến trường, bệnh làm trẻ kém tập trung, ngứa ngáy, lo lắng, mất ngủ,
mệt mỏi dẫn đến giảm khả năng học tập, thậm chí phải nghỉ học.
Một số trường hợp bệnh mày đay đi kèm với phù Quincke. Đó là một tổn
thương sưng nề sâu dưới da với biểu hiện sưng phù là chính, da phía trên có
màu đỏ hoặc bình thường. Chúng thường ít ngứa nhưng đau, rát bỏng và xuất
hiện chủ yếu ở môi, mi mắt, lưỡi, đôi khi ở niêm mạc các cơ quan nội tạng
(thanh quản, dạ dày, ruột …).
Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp, bao gồm nguyên nhân bên
trong, bên ngoài, thậm chí không rõ căn nguyên. Trên cùng một bệnh nhân có
thể có một hoặc nhiều căn nguyên kết hợp. Thuốc, thức ăn, mạt bụi nhà, thay
đổi thời tiết là những căn nguyên hay gặp nhất. Ngoài ra, một số tác giả cho


9

rằng nhiễm khuẩn là một trong những căn nguyên hàng đầu gây nên tình trạng

mày đay cấp ở trẻ nhỏ [4]. Bệnh mày đay liên quan mật thiết đến vai trò của
tế bào mast và sự giải phóng histamin nên điều trị bệnh bằng các thuốc kháng
histamin và/hoặc corticoid trong thời gian ngắn giúp lành tổn thương, giảm
ngứa nhanh chóng.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về bệnh
mày đay nhưng tập trung chủ yếu ở đối tượng người lớn [1],[3]. Các nghiên
cứu về bệnh mày đay ở trẻ em còn ít [4]. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu
nào về đặc điểm của bệnh mày đay ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung
ương.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và tình trạng nhiễm trùng ở trẻ em bị bệnh mày đay” với 2 mục tiêu:
1.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mày đay ở trẻ em
được điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng
08/2018 đến tháng 04/2019.

2.

Nhận xét tình trạng nhiễm trùng ở trẻ em bị bệnh mày đay.


10

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh mày đay
1.1.1. Định nghĩa
Mày đay là một nhóm bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển của sẩn phù,
phù mạch hoặc cả hai. Mày đay cần được phân biệt với những tình trạng bệnh

lí khác cũng có biểu hiện sẩn phù, phù mạch hoặc cả hai như phản vệ, hội
chứng đáp ứng viêm, mày đay viêm mạch, phù mạch qua trung gian
bradykinin bao gồm cả phù mạch di truyền.
Sẩn phù ở bệnh nhân mày đay có 3 đặc điểm nổi bật:
- Hình dạng thay đổi với sẩn phù ở giữa, bao quanh bởi một viền đỏ.
- Cảm giác ngứa, đôi khi bỏng rát.
- Xuất hiện và biến mất trong vòng 30 phút đến 24 giờ trên nền da lành.
Phù mạch trong mày đay đặc trưng bởi:
- Sẩn phù đỏ hoặc thay đổi màu sắc da xuất hiện đột ngột, rõ rệt ở dưới da hoặc
niêm mạc.
- Cảm giác đau, bỏng rát nổi trội hơn là ngứa.
- Biến mất chậm hơn so với mày đay (có thể kéo dài tới 72 giờ).
1.1.2. Vài nét lịch sử về bệnh mày đay
Thuật ngữ mày đay có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “urtica” nghĩa là cây
tầm ma, là loại cây dại, có hoa, thụ phấn nhờ gió, trên thân và lá có chi chít
các lông nhỏ chứa acid formic, khi tiếp xúc với da sẽ gây phản ứng làm cho
da rất ngứa và nhức.
Bệnh mày đay đã được đề cập từ rất sớm, Hippocrate (460-377 trước
Công nguyên) đã mô tả các tổn thương rất ngứa ở da do tiếp xúc với lông của


11

cây tầm ma và do côn trùng cắn, ông gọi nó là “knidosis” – tên Hy Lạp của
cây tầm ma (nettle). Đặc biệt ông cũng đề cập đến những vết lằn trên da ở
những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nhưng các thương tổn này ít ngứa hơn so
với những vết đốt của côn trùng [5].
Năm 1769, bác sĩ người Scotland William Cullen đã sử dụng thuật ngữ
“urticaria” và đặt tên chính thức cho căn bệnh mày đay này trong cuốn sách
“Synopsia Nosalogiae Methodica” [6].

Năm 1882, Quincke phát hiện ra hội chứng phù mạch, sau này được
mang tên tác giả (phù Quincke) [7].
Năm 1906, bác sĩ Nhi khoa Von Pirquet người Áo, lần đầu tiên sử dụng
thuật ngữ dị ứng (allergy) để chỉ khả năng phản ứng đặc hiệu đối với chất
ngoại lai của cơ thể mẫn cảm [8].
Năm 1910, Dale đề xuất vai trò của histamin trong cơ chế dị ứng. Sau
đó, một loạt các chất trung gian có vai trò trong dị ứng lần lượt được phát
hiện: acetylcholin (1914), bradykinin (1949), serotonin (1954), prostaglandin
(1936, 1967) và một số chất khác [8].
Thuốc kháng histamin được tìm ra đầu tiên bởi Bovet và Staub năm
1937 [9].
1.1.3. Dịch tễ học
Mày đay là bệnh phổ biến. Theo một nghiên cứu tại vương quốc Anh, tỉ
lệ mắc bệnh mày đay là 15-20% trong dân số, trong đó chỉ có 1-3% bệnh
nhân phải nhập viện điều trị [1]. Tuổi, giới, chủng tộc, nghề nghiệp, vị trí địa
lí và các mùa trong năm được xem như là yếu tố nguy cơ của bệnh. Theo số
liệu của trung tâm dịch vụ chăm sóc y tế ngoại trú Mỹ từ năm 1990-1997, phụ
nữ chiếm 69% tổng số người mắc mày đay, bệnh có hai đỉnh tuổi là từ sơ sinh
đến 9 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi [10].


12

Mày đay cấp tính có thời gian kéo dài dưới 6 tuần. Hầu hết các đợt cấp
có liên quan đến thức ăn, thời tiết, việc sử dụng thuốc hoặc tình trạng nhiễm
trùng ở trẻ nhỏ.
Mày đay kéo dài trên 6 tuần được gọi là mày đay mạn tính. Mày đay
mạn tính được chia ra làm 2 nhóm lớn: mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát
(45%) và mày đay mạn tính tự phát (55%) với tỉ lệ mắc là 0,5% dân số [11].
Theo nghiên cứu của Kanani, có 85% trẻ em bị mày đay không kèm theo

phù mạch còn 45% người lớn bị mày đay có phù mạch kèm theo [12].
1.1.4. Phân loại mày đay dựa trên thời gian và yếu tố nguy cơ
Sự phân bố dưới typ của mày đay rất rộng và trên một bệnh nhân có thể
song song tồn tại hai hay nhiều dưới typ khác nhau.
Hiện nay, mày đay được phân loại phổ biến theo 2 cách: dựa trên thời
gian bị bệnh và dựa trên nguyên nhân gây bệnh, yếu tố khởi phát.
Bảng 1.1. Phân loại bệnh mày đay
Phân loại theo thời gian

Phân loại theo nguyên nhân

Mày đay cấp: bệnh kéo dài
dưới 6 tuần.

Mày đay mạn tính tự phát.

Mày đay mạn: bệnh kéo dài
trên 6 tuần và thương tổn mày
đay xuất hiện ít nhất 2 lần mỗi
tuần.

- mày đay do lạnh

Mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát:
- mày đay áp lực
- mày đay do ánh sáng mặt trời
- mày đay do nhiệt
- chứng vẽ nổi
- mày đay do rung động
- mày đay cholinergic

- mày đay do nước


13

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh
Mày đay là bệnh đặc trưng bởi sự hoạt động của tế bào mast. Khi có dị
nguyên xâm nhập, các tế bào lympho T nhận dạng và tiết ra các kháng thể
IgE, chúng gắn vào các thụ thể đặc hiệu ái lực cao FcεRI trên bề mặt tế bào
mast và mở đầu cho các chuỗi phản ứng tiếp theo. Histamin và các chất trung
gian khác, như yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (platelet activating factor, PAF) và các
cytokin được tiết ra từ các tế bào mast hoạt động ở da. Kết quả dẫn tới sự hoạt
hóa hệ thần kinh cảm giác, giãn mạch và thoát huyết tương, sự tập trung tế
bào viêm đến vùng tổn thương mày đay. Về mô bệnh học, mày đay được mô
tả bởi sự phù nề ở thượng bì và trung bì, cùng với sự giãn mạch và tăng tính
thấm thành mạch, thoát huyết tương ở mô dưới da. Còn phù mạch có cơ chế
tương tự nhưng xảy ra ở lớp hạ bì và mô liên kết. Vùng da bị mày đay thường
biểu hiện sự tăng các phân tử kết dính nội mô, các peptid thần kinh, yếu tố
tăng trưởng. Có sự thâm nhiễm các tế bào viêm ra khỏi thành mạch như bạch
cầu hạt trung tính, có thể kèm theo bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base, các
đại thực bào, và tế bào lympho T nhưng không có sự thoái hóa thành mạch.
Đây chính là đặc trưng của viêm mạch trong bệnh mày đay. Vùng da không
tổn thương ở bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát cũng có sự gia tăng các
phân tử kết dính, thâm nhiễm các bạch cầu ưa acid và có mặt của các cytokin.
Một số tác giả cũng đề cập đến có sự tăng từ nhẹ đến trung bình của các tế
bào mast. Những nghiên cứu này còn nhấn mạnh đến phức hợp tự nhiên trong
sinh bệnh học của mày đay, chúng góp phần gây ra sự giải phóng histamin từ
các tế bào mast ở da. Những đặc trưng này của bệnh mày đay cũng được nhận
thấy ở trong một số tình trạng viêm khác nên chúng không đặc hiệu và không
có giá trị chẩn đoán. Các dấu ấn sinh học đặc hiệu để phân biệt các typ mày

đay khác nhau và phân biệt bệnh mày đay với các trình trạng bệnh khác đang
được tìm kiếm.


14

Hình 1.1. Hoạt động của tế bào mast tại vùng da tổn thương ở bệnh mày đay.
Nguồn: />
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh mày đay:
Thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu được nghi ngờ gây bệnh
mày đay. Nhiều trường hợp bệnh cải thiện rõ rệt sau khi dừng hoàn toàn thuốc
nghi ngờ khởi phát bệnh hoặc được thay thế bằng một nhóm thuốc khác.
Các tác nhân vật lý được đề cập đến rất nhiều trong mày đay mạn tính có
yếu tố khởi phát. Thông tin đầy đủ của từng loại tác nhân rất quan trọng giúp
người bệnh hiểu rõ để nhận biết và phòng tránh chúng trong đời sống hàng ngày.
Tình trạng nhiễm trùng cũng được báo cáo có liên quan tới mày đay mạn
tính. Các vi sinh vật được nhắc đến gồm Helicobacter pylori gây bệnh lí dạ
dày, các vi khuẩn vùng mũi họng [13]. Kí sinh trùng đường ruột hiếm gặp và
được nhận thấy là tác nhân gây mày đay mạn tính ở những nước công nghiệp
phát triển [13]. Trước đây, Candida đường ruột được cho là nguyên nhân quan
trọng của mày đay mạn tính [13] nhưng những phát hiện gần đây không ủng hộ
vai trò của nó trong việc gây ra bệnh mày đay [14]. Ngoài các bệnh nhiễm
trùng, các quá trình viêm mạn tính cũng được xác định là yếu tố gây nên bệnh


15

mày đay mạn tính, đặc biệt các bệnh viêm dạ dày mạn tính, hội chứng trào
ngược dạ dày thực quản, viêm ống mật, túi mật, viêm gan virus [15].
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác động của stress nhưng

cũng có bằng chứng cho thấy có sự liên quan về mức độ nghiêm trọng và hoạt
động của bệnh với mức độ stress [16]. Đặc biệt, sự căng thẳng về thể chất và
tinh thần có liên quan tới mày đay do cholinergic [17].
Dị ứng thức ăn qua IgE là nguyên nhân hiếm gặp gây ra mày đay mạn
tính. Một số loại thức ăn như hải sản, các loại hạt, trứng, lùa mì, đậu nành là
tác nhân gây bệnh thường gặp [15].
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng
Ngứa: thường là dấu hiệu đầu tiên, xảy ra ở nơi sắp sửa xuất hiện các
thương tổn, mức độ ngứa mang tính chủ quan của từng bệnh nhân và phụ
thuộc vào mức độ bệnh. Đây là triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh
hưởng đến công việc, học tập, sinh hoạt.
Thương tổn da cơ bản: dát đỏ, sẩn phù, kích thước 1-8 cm, màu đỏ hoặc
màu trắng với viền đỏ xung quanh, đa hình thái, hình tròn, ovan hoặc đa cung,
ranh giới rõ với vùng da lành xung quanh. Các thương tổn khu trú hoặc lan
rộng thành từng mảng lớn, phân bố khắp nơi trên cơ thể. Thời gian tồn tại
ngắn, biến mất hoàn toàn sau 24 giờ.
Phù mạch: sưng nề mi mắt, môi, lưỡi, đầu chi và có thể ở cả niêm mạc
các cơ quan nội tạng như phù thanh quản gây khó thở, phù mạch ở niêm mạc
dạ dày, đường ruột gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…
Mày đay có thể tồn tại đơn thuần hoặc kết hợp với phù mạch.
1.1.7. Cận lâm sàng
- Mô bệnh học: hình ảnh phù trung bì, mô dưới da, giãn mạch nhưng không có
sự phá hủy thành mạch. Có hiện tượng xâm nhập của các tế bào viêm, chủ
yếu là tế bào lympho tại mô tổn thương.


16

- Huyết thanh học
Định lượng IgE, tự kháng thể FcεRI

- Huyết học
Tốc độ máu lắng tăng
Bạch cầu ái toan tăng tạm thời ở bệnh nhân dị ứng
Bổ thể giảm
- Siêu âm: có hình ảnh dày thành ruột, dịch ổ bụng chẩn đoán sớm bệnh phù
mạch di truyền ở những bệnh nhân mày đay có kèm theo đau bụng
- Xét nghiệm kí sinh trùng, vi khuẩn
Xét nghiệm phân tìm kí sinh trùng đường tiêu hóa
Nội soi dạ dày, xét nghiệm tìm Helicobacter pylori ở những bệnh nhân
có kèm viêm loét dạ dày – tá tràng
1.1.8. Chẩn đoán
1.1.8.1. Mày đay cấp tính
Mày đay cấp tính được chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử và triệu chứng
lâm sàng. Mày đay cấp tính thường tự khỏi và kéo dài tối đa trong vòng 6
tuần. Vì vậy các test chẩn đoán không được khuyến cáo để chẩn đoán mày
đay cấp tính. Trừ thường hợp nghi ngờ mày đay do dị ứng typ 1 ở những bệnh
nhân nhạy cảm hoặc có những yếu tố liên quan khác như thức ăn, thuốc
chống viêm không steroid. Trong trường hợp này, test kích thích, test lẩy da
với dị nguyên nên được tiến hành để tìm ra nguyên nhân thích hợp giúp
phòng tránh.
1.1.8.2. Mày đay mạn tính
Việc chẩn đoán mày đay mạn gồm 3 mục tiêu: loại trừ các chẩn đoán
phân biệt; đánh giá mức độ hoạt động, ảnh hưởng và kiểm soát bệnh mày đay;
xác định các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc chỉ ra
các nguyên nhân gây bệnh.


17

1.1.9. Điều trị

1. Mục tiêu điều trị là điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
2. Cách tiếp cận điều trị mày đay mạn:
a Xác định và loại bỏ nguyên nhân.
b Tránh các yếu tố nguy cơ.
c Giải mẫn cảm và/hoặc
d Sử dụng thuốc ngăn cản giải phóng chất trung gian hóa học của tế bào mast
và/hoặc ảnh hưởng của các chất trung gian tế bào mast.
3. Điều trị tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản, điều trị tối ưu khi cần và tối thiểu
nhất có thể. Điều này có nghĩa phải cá thể hóa điều trị, phác đồ điều trị phụ
thuộc vào diễn biến của bệnh và phụ thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân.
Xác định và loại bỏ nguyên nhân, tránh các yếu tố nguy cơ
Để loại bỏ nguyên nhân cần phải chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên
xác định nguyên nhân mày đay mạn ở hầu hết các trường hợp là rất khó, ví dụ
nhiễm trùng có thể là nguyên nhân, có thể là yếu tố nguy cơ hoặc không liên
quan đến bệnh. Cách duy nhất xác định nguyên nhân đó là sử dụng test kích
thích mù đôi, triệu chứng bệnh thuyên giảm khi loại bỏ yếu tố được nghi ngờ
là nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng sẽ quay trở lại khi tiếp xúc với
nguyên nhân.
Giải mẫn cảm
Giải mẫn cảm có thể có ích ở một số dưới typ mày đay. Tuy nhiên, giải
mẫn cảm chỉ kéo dài trong vài ngày, vì thế sự tiếp xúc hàng ngày được duy trì
ở ngưỡng là cần thiết. Giải mẫn cảm và việc duy trì chúng thường khó tuân
thủ, như trong trường hợp mày đay do lạnh thì bệnh nhân phải tắm nước lạnh
hàng ngày nên rất khó chấp nhận được điều này.


18

Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Nguyên tắc chung của điều trị bằng thuốc là để giảm hoàn toàn triệu

chứng, sử dụng thuốc tối đa khi cần và tối thiểu nhất có thể. Các thuốc có tác
dụng khác nhau được lựa chọn trong các đợt khác nhau của bệnh.
Lựa chọn chính để giảm triệu chứng là giảm tác dụng của chất trung gian
tế bào mast như histamin, PAF và các thuốc khác tác động trên các cơ quan
đích. Các triệu chứng của mày đay liên quan với hoạt động của histamin trên
receptor H1 ở các tế bào nội mô và tận cùng thần kinh (gây ngứa). Vì thế,
điều trị liên tục bằng kháng histamin H1 là đặc biệt quan trọng trong điều trị
mày đay. Tuy nhiên, các chất trung gian khác của tế bào mast (PAF,
leukotrien, cytokin) có thể liên quan đến quá trình xâm nhập các bạch cầu ưa
base, bạch cầu ưa acid và tế bào lympho [19]. Các tác nhân này đáp ứng hoàn
toàn với một đợt ngắn điều trị corticoid và không đáp ứng với kháng histamin.
Kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng kháng cholinergic, tác dụng gây
ngủ, có tương tác với rượu và các thuốc tác động trên thần kinh trung ương
khác (an thần, giảm đau...). Chúng có thể gây ra cử động nhanh nhãn cầu khi
ngủ và ảnh hưởng đến học tập, làm việc. Các tác động này đặc biệt tăng lên
khi thực hiện các hoạt động phối hợp và phức tạp như lái xe. Trong hướng
dẫn điều trị mày đay của Mạng lưới về hen và dị ứng toàn cầu tại châu Âu
(Global Allergy and Asthma European Network, GA²LEN) khuyến cáo mạnh
rằng không sử dụng kháng histamin thế hệ 1 trong điều trị dị ứng kéo dài ở
người lớn và đặc biệt ở trẻ nhỏ [20].
Sự phát triển của thuốc kháng histamin thế hệ 2 đã hạn chế tác dụng gây
ngủ và không có tác dụng kháng cholinergic. Các thuốc kháng histamin thế hệ
2 mới nên được xem là lựa chọn đầu tiên trong điều trị triệu chứng bệnh mày
đay bởi tính an toàn của chúng. Tuy nhiên, đến nay nhiều so sánh trong các
thử nghiệm lâm sàng về tác dụng và an toàn của kháng histamin thế hệ 2 vẫn
còn chưa được đầy đủ.


19


Có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc sử dụng liều cao hơn kháng
histamin thế hệ 2 trên bệnh nhân và bằng chứng ở những nghiên cứu trước
đây đều đưa ra kết luận tương tự như việc sử dụng kháng histamin thế hệ 1.
Có sự thay đổi ở các nghiên cứu khác nhau về việc sử dụng liều gấp 4 lần so
với liều khuyến cáo của bilastin, desloratadin, ebastin, fexofenadin,
levocetrizin và rupatadin [21]. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamin ở liều
thông thường là lựa chọn đầu tiên và tăng liều chỉ là lựa chọn thứ hai trong
điều trị mày đay.
Các liệu pháp đối với bệnh nhân không đáp ứng kháng histamin.
Omalizumab (anti-IgE) được chứng minh có tác dụng rất tốt và an toàn
trong điều trị mày đay mạn tính tự phát [22],[23]. Omalizumab cũng được báo
cáo có tác dụng trong mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát [24], bao gồm
mày đay do lạnh [25], mày đay do ánh nắng [26], mày đay do nhiệt [27],
chứng vẽ nổi [28] cũng như mày đay áp lực [29].
Cyclosporin A cũng có tác dụng trực tiếp, trung bình lên sự giải phóng
các chất trung gian của tế bào mast [30]. Tác dụng của cyclosporin A trong
kết hợp với kháng histamin thế hệ 2 mới được chỉ ra trong các thử nghiệm
kiểm soát thuốc an thần cũng như trong các thử nghiệm ở trong mày đay mạn
tính tự phát, nhưng nó không được khuyến cáo như là thuốc chính do có nhiều
tác dụng phụ [31].
Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã đánh giá tác dụng của kháng
thụ thể leukotrien (LTRA). Các nghiên cứu khó để so sánh do sự khác nhau về
quần thể nghiên cứu. Nhìn chung mức độ bằng chứng về tác dụng của LTRA
trong điều trị mày đay còn thấp và thuốc tốt nhất hiện nay vẫn là montelukast.
Hiện tại, các thuốc corticoid bôi ngoài da thường được sử dụng và tác
dụng tốt với các bệnh dị ứng, nhưng trong mày đay nó lại không có lợi ích
(trừ mày đay áp lực chưa có nhiều bằng chứng). Trong mày đay cấp và đợt


20


cấp của mày đay mạn tính tự phát, một đợt ngắn corticoid đường uống liều
20-50 mg/ngày (prednisone), điều trị tối đa trong 10 ngày có thể có ích trong
giảm thời gian, tình trạng hoạt động của bệnh [32]. Chỉ dùng corticoid khi
mày đay khó khống chế bằng kháng histamin và phải loại trừ tình trạng nhiễm
trùng ở bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của
corticoid còn ít.
1.2. Đặc điểm bệnh mày đay ở trẻ em
1.2.1. Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh
Các nghiên cứu về mày đay trẻ em hiện nay còn rải rác nhưng các kết
quả đều cho thấy nguyên nhân, triệu chứng mày đay ở trẻ em cũng tương tự
người lớn. Bệnh tập trung nhiều ở lứa tuổi sơ sinh đến 9 tuổi. Chỉ có một số
khác biệt nhỏ ở mày đay trẻ em so với người lớn. Nhiều tác giả đã nhận thấy
mối liên quan giữa mày đay và tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ. Theo Liu và
cộng sự, nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra mày đay ở trẻ em
(chiếm 48,8%) [4]. Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng 30% trẻ em bị mày
đay là do virus [33], và ở một nghiên cứu khác thì con số này lên đến 79,5%
[34]. Bằng phương pháp phân lập đã xác nhận sự có mặt của
Cytomegatovirus, Herpes simplex 1, virus cúm A trong huyết thanh của trẻ
đang mắc mày đay cấp. Xét nghiệm huyết thanh học cũng đã xác định được
các virus như Enterovirus, Parvovirus, Epstein-Barr virus [34]. Ngoài ra, liên
cầu khuẩn nhóm A tan máu beta, Mycoplasma pneumoniae cũng được nhắc
đến với như là nguyên nhân gây bệnh mày đay ở trẻ em [34].
1.2.2. Lâm sàng
Các thương tổn cơ bản ở trẻ em giống với người lớn. Ban dát đỏ, sẩn
phù, kích thước 1-8 cm, màu đỏ hoặc màu trắng với viền đỏ xung quanh, đa
hình thái, hình tròn, ovan hoặc đa cung, ranh giới rõ với vùng da lành xung


21


quanh. Các thương tổn khu trú hoặc lan rộng thành từng mảng lớn, phân bố
khắp nơi trên cơ thể, tồn tại dưới 24 giờ. Tổn thương gây ngứa nhiều khiến trẻ
rất khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe và học tập.
Khoảng 15% trẻ em mắc mày đay có kèm theo phù mạch [12]. Vị trí
xuất hiện thường ở mi mắt, môi, lưỡi, đầu chi. Cần đặc biệt chú ý những
trường hợp mày đay kèm theo triệu chứng chỉ điểm có tổn thương phù mạch ở
các cơ quan nội tạng. Khi trẻ có dấu hiệu tổn thương đường hô hấp như viêm
long đường hô hấp trên, khò khè, thở rít và các dấu hiệu của phản ứng quá
mẫn như mất ý thức, trụy tim mạch, các dấu hiệu nặng đường tiêu hóa như
đau bụng, tiêu chảy cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị, tránh các biến
chứng xấu của bệnh.
1.2.3. Chẩn đoán phân biệt
Thương tổn mày đay ở trẻ em cần được chẩn đoán phân biệt với một số
bệnh có phát ban thường gặp, dựa vào các đặc điểm, thời gian tồn tại của ban
và các triệu chứng kèm theo.
Sởi: là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, gặp chủ yếu ở trẻ 1-6 tuổi. Bệnh khởi
phát sốt cao đột ngột 39-40°C, viêm long đường hô hấp trên, kết mạc mắt đỏ,
mi mắt sưng, chảy rỉ mắt và có hạt koplik trong miệng quanh lỗ stenon rất đặc
hiệu. Sau 3-5 ngày, ban sởi xuất hiện theo trình tự, bắt đầu từ sau tai, gáy rồi
đến trán, má và lan ra toàn bộ vùng đầu mặt cổ. Ngày thứ hai, ban lan xuống
vùng thân mình, đùi và đến ngày thứ ba, ban xuất hiện toàn thân. Ban cũng
bay theo thứ tự xuất hiện, khi ban mọc đến hết hai chân thì ban bắt đầu bay ở
mặt. Ban sởi điển hình với các dát, sẩn, hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ
tía, sờ mịn như nhung, xung quanh là vùng da lành, không ngứa, sau khi bay
để lại vết thâm trên da, bề mặt phủ phấn trắng trông như vết lằn da hổ.



22

Ban đỏ nhiễm khuẩn: là tình trạng ban đỏ ngoài da ở trẻ em do
Parvovirus B19. Bệnh hay gặp vào mùa xuân, mùa hè ở các vùng khí hậu
nóng. Bệnh lây qua đường hô hấp, đường máu, từ mẹ sang còn và gây thành
dịch. Bệnh khởi phát có những biểu hiện không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau
đầu. Sau vài ngày, xuất hiện ban với hai dấu hiệu nổi bật: hai má đỏ và ban đỏ
dạng lưới ở chi, thân mình. Ở má, thương tổn đỏ da, chắc, hơi nóng rát, được
gọi là dấu hiệu “slapped cheeks” (như ai đó đánh vào má trẻ). Triệu chứng
này kéo dài 2-4 ngày, sau đó xuất hiện ban màu hồng, dạng lưới ở chi, có thể
gặp ở cả thân mình. Ban mất đi sau vài ngày, nhưng một số trường hợp kéo
dài vài tuần.
Sốt tinh hồng nhiệt: là bệnh gây ra bởi liên cầu tan máu beta nhóm A, lây
qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với thương tổn da, dùng chung quần
áo, vật dụng nhiễm khuẩn. Bệnh thường xảy ra ở trẻ 4-8 tuổi. Thời gian ủ bệnh
từ 1 đến 4 ngày. Bệnh bắt đầu với dấu hiệu sốt cao đột ngột kèm theo đau họng,
hạch vùng cổ sưng to, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau mỏi cơ, lưỡi sưng đỏ như
quả dâu. Ban tinh hồng nhiệt xuất hiện sau sốt 12-48 giờ, đầu tiên ở các nếp
gấp như dưới tai, cổ, ngực, nách, háng, sau đó lan ra các vùng khác của cơ thể
sau 24 giờ. Ban màu hồng, dạng cát thô, nhỏ, bóng, đồng đều, có nơi tập trung
thành mảng. Khi thương tổn da lan rộng, sờ vào da có cảm giác như giấy nhám.
Ngày thứ 6 của bệnh, các ban đỏ bắt đầu mờ dần kèm theo bong vảy da như
diễn biến của bỏng nắng. Quá trình này kéo dài một tuần.
Sốt đào ban: gây ra bởi Human Herpes virus 6B, lây qua đường hô hấp.
Bệnh gặp ở lứa tuổi nhỏ dưới 3 tuổi. Sau thời gian ủ bệnh 2 tuần, trẻ sốt cao
đột ngột 39-40°C, kéo dài 3 ngày và hết sốt, lúc này ban xuất hiện. Đây là
dạng dát hồng ban, màu hồng nhạt, mọc thưa, đường kính 2-5mm, không
ngứa. Ban xuất hiện đầu tiên ở thân mình hoặc ở mặt rồi lan ra các vùng khác.
Ban tồn tại trung bình 4 ngày rồi mất đi không để lại dấu vết.



23

Rubella: là virus thuộc nhóm Rubivirus họ Togaviridae, gây bệnh ở trẻ
em tuổi đi học và người trưởng thành. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, mạnh nhất vào thời gian ủ bệnh, khoảng
14-21 ngày. Ở các bệnh nhi thường nổi ban mà không có tiền triệu gì. Ban
xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó nhanh chóng lan xuống cổ, cánh tay, thân
mình và chân. Ban tồn tại khoảng 3 ngày. Ban có màu hồng tươi, lúc đầu
không rõ nhưng sau đó liên kết với nhau ở mặt giống như đỏ da toàn thân.
Trong vòng 2 ngày, ban ở mặt biến mất, khi đó các ban ở thân lại liên kết với
nhau và trở nên rõ hơn. Ngày thứ 3, các ban ở thân cũng biến mất và ngày thứ
4, các ban ở chi cũng mờ dần.
1.2.4. Cận lâm sàng
Ngoài những xét nghiệm tương tự người lớn, cần chú ý đến những kết
quả cận lâm sàng nhằm đánh giá tình trạng nhiễm trùng ở trẻ:
- Công thức máu, máu lắng, CRP.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Siêu âm ổ bụng.
- X-quang ngực ở những trẻ có triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm trùng đường
hô hấp.
1.2.5. Điều trị
Như ở người lớn, đầu tiên phải tìm nguyên nhân nếu là do dị ứng và mày
đay là biểu hiện đầu tiên của tình trạng quá mẫn để loại bỏ nguyên nhân.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các bệnh lí nền ở trẻ và xử trí kịp thời.


24

Điều trị kháng sinh ở trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn với biểu hiện như

viêm long đường hô hấp trên, khò khè, đau họng, rối loạn tiêu hóa, tiểu buốt,
tiểu rắt…
Điều trị triệu chứng bệnh mày đay bằng thuốc
Nhiều nhà lâm sàng sử dụng kháng histamin thế hệ 1 là lựa chọn đầu tiên
trong điều trị các bệnh dị ứng ở trẻ em vì sự an toàn của các thuốc này được
biết rõ hơn các thuốc kháng histamin thế hệ 2 mới vì thời gian sử dụng trên
thực hành lâm sàng lâu hơn. Cũng vì thế, ở một số quốc gia, thuốc kháng
histamin H1 thế hệ 2 mới không được cấp phép để sử dụng ở trẻ em dưới 6
tháng tuổi. Trong khi đó, có khuyến cáo sử dụng kháng histamin H1 thế hệ 1
mặc dù các chỉ số đánh giá lâm sàng của các công ty dược phẩm trên các
thuốc này chưa được chặt chẽ. Nhiều bác sĩ chọn kháng histamin H1 thế hệ 1
do tính an toàn hơn so với kháng histamin H1 thế hệ 2. Tuy nhiên, cũng có
khuyến cáo không sử dụng kháng histamin H1 thế hệ 1 trên trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Vì thế lúc này lựa chọn đầu tiên trong điều trị mày đay ở trẻ em vẫn là
kháng histamin H1 thế hệ 2 và phác đồ tăng liều được xem xét như ở người
lớn. Chỉ một số thuốc được chứng minh có tác dụng và an toàn với trẻ em như
cetirizin [35], desloratadin [36], fexofenadin [37], levecetirizin [38], rupatadin
[39], bilastin [40] và loratadin [35]. Thêm vào đó, lựa chọn kháng histamin
thế hệ 2 ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào tuổi, tính sẵn có và không phải tất cả thuốc
đều có sẵn dạng siro, dễ hấp thu đối với trẻ. Tuổi thấp nhất được cho phép sử
dụng các thuốc này thay đổi theo từng quốc gia.
Thuốc kháng histamin H1 (diphenhydramin) được sử dụng dưới dạng
đường tĩnh mạch hoặc đường uống bằng viên giải phóng nhanh.
Thuốc kháng histamin H2 được cân nhắc ở những bệnh nhân có tình
trạng phản ứng mẫn cảm.
Liều duy nhất epinephrin giúp giải quyết nhanh tình trạng mày đay ở trẻ,
nhưng do tác dụng ngắn nên có thể cân nhắc liều thứ 2.


25


Nếu các tổn thương mày đay không mất sau 2 giờ dùng thuốc, hoặc xuất
hiện thêm các triệu chứng khác, có thể dùng thêm corticoid toàn thân
(prednisone 1 mg/kg/ngày) không quá 5 ngày để tránh các tác dụng không
mong muốn của thuốc đối với trẻ [41].
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh mày đay ở trẻ em
Nghiên cứu Liu TH, Lin YR, Yang KC và cộng sự về trẻ em mắc mày
đay cấp tính lần đầu tại các đơn vị cấp cứu nhi khoa và đơn vị điều trị ngoại
trú từ tháng 1/2000 đến 12/2006 ở 953 trẻ dưới 18 tuổi cho thấy bệnh mày
đay gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh mày đay rất đa dạng, mỗi
nguyên nhân đặc trưng ở mỗi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt những nguyên nhân
gây bệnh mày đay đã được xác định có xu hướng tập trung chủ yếu ở trẻ dưới
7 tuổi. Tỉ lệ mày đay nhiễm khuẩn chiếm 48,4% số ca nhập viện, nguyên nhân
chính là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Tỉ lệ này giảm dần theo lứa tuổi, trẻ
nhỏ (56,5%), tiền học đường (51,2%), học đường (42,1%) và thanh thiếu niên
(17,1%) [4].
Nghiên cứu Tang N, Mao MY và cộng sự tại khoa da liễu bệnh viện
Xiangya thuộc trường đại học phía nam trung tâm từ tháng 1/2013 đến tháng
5/2017 cho thấy trong số 411 trẻ em bị bệnh mày đay có 314 trẻ bị mày đay
cấp tính (76,4%), nguyên nhân nhiễm trùng có tỉ lệ cao nhất, chiếm 41%.
Triệu chứng kèm theo chủ yếu là đau bụng và tiêu chảy (44%). Những trẻ bị
viêm da cơ địa dễ bị mày đay hơn [42].
Nghiên cứu khác của Bilbao A và cộng sự năm 1999 tại khoa cấp cứu
nhi trên 44 trẻ từ 1 đến 12 tuổi bị mày đay cấp kèm theo biểu hiện nhiễm
trùng hoặc sốt. Kết quả cho thấy có 22 trẻ ở độ tuổi 1 đến 2 tuổi (50%). Có 40
trẻ (90,9%) có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó chỉ 4 trẻ được
chẩn đoán xác định viêm phổi, 4 trẻ còn lại có biểu hiện nhiễm trùng đường
tiêu hóa (9,1%). Căn nguyên virus được tìm thấy ở 35 trẻ (79,5%). Có 38,6%



×