Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa cho người dân tộc kinh độ tuổi 18 – 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ ĐỢI
KỸ THUẬT CHỤP ẢNH VÀ PHÂN TÍCH THẨM MỸ
KHUÔN MẶT TRÊN ẢNH CHUẨN HÓA
Cho đề tài:
“Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa
cho người dân tộc Kinh độ tuổi 18 – 25”
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 62720601

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Đại cương về máy ảnh...............................................................................3
2. Các loại ảnh chụp thường sử dụng trong nha khoa....................................6
2.1. Chụp mặt thẳng....................................................................................7
2.2. Chụp mặt nghiêng................................................................................7


2.3. Các loại ảnh chụp sử dụng trong chỉnh nha.........................................8
2.4. Các loại ảnh chụp khác thường được sử dụng trong nha khoa............8
3. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa...................................................................11
3.1. Nguyên tắc chụp ảnh chuẩn hóa........................................................12
3.2. Tiêu cự, ống kính, vị trí máy ảnh và kích thước ảnh..........................16
3.3. Các yếu tố ánh sáng, môi trường và tâm lý trong khi chụp ảnh chuẩn hóa17
3.4. Chân máy...........................................................................................18
3.5. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp.........................................................19
3.6. Thao tác chụp ảnh..............................................................................20
3.7. Một số lưu ý trước khi chụp ảnh........................................................21
3.8. Một số lưu ý khi sử dụng nguồn sáng...............................................22
4. Các điểm mốc và số đo cần xác định trên ảnh chuẩn hóa........................24
4.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng.............................................24
4.2. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng:.......................................26
4.3. Các kích thước, góc và tỉ lệ trên ảnh thẳng........................................27
4.4.Các kích thước, góc đo trên ảnh nghiêng:...........................................29
4.5. Trục tham chiếu..................................................................................30
5. Phân tích thẩm mỹ khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa..................................31
5.1. Phân tích các tỷ lệ khuôn mặt............................................................31


5.2. Phân tích hình dạng khuôn mặt..........................................................35
5.3. Chỉ số vàng và các tỷ lệ khuôn mặt...................................................36
5.4. Phân tích thẩm mỹ các đơn vị cấu trúc của mặt.................................38
6. Các sai số thường gặp trong phép đo ảnh chụp chuẩn hóa.....................50
6.1. Sai số do xác định điểm mốc.............................................................50
6.2. Sai số do độ biến dạng ảnh.................................................................51
6.3. Hạn chế do độ phân giải màn hình.....................................................51
KẾT LUẬN....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các kích thước, góc thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng.....27
Bảng 2. Các tỉ lệ thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng.................27
Bảng 3. Các tỉ lệ thường được sử dụng phân tích trên ảnh nghiêng ..............28
Bảng 4. Các kích thước, góc thường được sử dụng phân tích trên ảnh nghiêng.....29
Bảng 5. Một số tiêu chuẩn tân cổ điển đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt ............34


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Ảnh chụp thẳng chuẩn........................................................................13
Hình 2. Ảnh chụp nghiêng chuẩn....................................................................13
Hình 3. Máy ảnh quá cao.................................................................................13
Hình 4. Máy ảnh quá thấp...............................................................................13
Hình 5. Ba tư thế XHD được nhận ra khác nhau dễ dàng trên ảnh nghiêng . .14
Hình 6. Hai tư thế khác nhau của xương hàm dưới rất khó phân biệt trên
ảnh thẳng .........................................................................................14
Hình 7. Sự thay đổi tư thế đầu che dấu tư thế của xương hàm........................14
Hình 8. Sự thay đổi tư thế đầu làm tăng thay đổi tư thế xương......................14
Hình 9. A: các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng.........................................25
Hình 10. B: các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng...................................25
Hình 11. Các kích thước trên ảnh thẳng..........................................................28
Hình 12. Các kích thước trên ảnh nghiêng......................................................28
Hình 13. Đường đỏ: mặt phẳng F, màu xanh: tứ giác Leonardo, màu xanh:
mặt nghiêng.......................................................................................32
Hình 14. a. Lúc trẻ - đỉnh tam giác ở phía cằm ; b. Lúc già – đỉnh tam giác
quay ngược lên..................................................................................32
Hình 15. Mặt được chia thành năm phần bằng nhau.......................................32
Hình 16. Chiều cao 3 tầng mặt bằng nhau theo Da Vinci...............................33

Hình 17. Tầng giữa mặt na-sn chiếm 43% chiều cao mặt na-me.........................33
Hình 18. Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương pháp của Celébie và
Jerolimov . 1-5: mặt hình vuông, 6-8: mặt ovale, 9-10: mặt tam giác. .35
Hình 19. Phân loại khuôn mặt theo tư thế mặt nghiêng..................................36
Hình 20. Các dạng khuôn mặt.........................................................................36
Hình 21. Đầu được xây dựng theo tỉ lệ vàng của Luca Pacioli.......................37


Hình 22. Khuôn mặt có tỉ lệ xấp xỉ tỷ lệ vàng 61%-62.1%.............................37
Hình 23. Tỷ lệ vàng giữa các phép đo 2 và 4, 3 và 5, 5 và 8, 6 và 7…...........37
Hình 24. Khuôn mặt nhìn nghiêng có các kích thước theo tỷ lệ vàng theo
Ricketts..............................................................................................38
Hình 25. Theo Baud Tỷ lệ III/(I+II) và (I+II)/(I+II+III) là 62% tức khoảng
61,8%.................................................................................................38
Hình 26. Các đơn vị cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ của mặt.............................38
Hình 27. Góc mũi trán lý tưởng 115-1350 [10]................................................40
Hình 28. Vị trí lý tưởng của mắt......................................................................40
Hình 29. Góc mũi môi nên có giá trị từ 95 – 1100 ở nữ và 90 – 950 ở nam....44
Hình 30. Góc mũi mặt là 360...........................................................................44
Hình 31. Góc mũi cằm là từ 120-132 0...........................................................44
Hình 32. Sự xoay của đỉnh mũi nằm trên một cung tròn mà tâm là lỗ ống
tai ngoài............................................................................................46
Hình 33. Chiều cao mũi xấp xỉ bằng chiều cao môi trên................................46
Hình 34. Phương pháp hình chiếu của Goode.................................................46
Hình 35. A. Tỉ lệ đoạn từ đỉnh mũi đến đỉnh lỗ mũi và đoạn từ đỉnh lỗ mũi đến
rãnh mũi má lý tưởng là 1:1. B. Chiều dài trụ mũi khoảng 3-5mm.......46
Hình 36. Nền mũi được chia thành ba phần bằng nhau..................................46
Hình 37. Các đơn vị giải phẫu của môi...........................................................48
Hình 38. Rãnh môi cằm nằm cách đường thẳng sn-li-pg khoảng 4mm về phía sau
...........................................................................................................48

Hình 39. Vị trí cằm lý tưởng khi mặt phẳng F vuông góc với đường n-pg.............49
Hình 40. Góc cằm cổ lý tưởng.......................................................................49
Hình 41. Trục dọc của tai song song với trục dọc của sống mũi.....................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, thẩm mỹ khuôn mặt đang là mối quan tâm hàng đầu của xã
hội, không chỉ với ngành răng hàm mặt mà còn với các ngành khác như hội
họa, điêu khắc, phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ… Khi nhắc tới thẩm mỹ khuôn
mặt, từ xa xưa, người Hy lạp cổ đã nhấn mạnh đến sự hài hòa, tỉ lệ cân đối, sự
đối xứng, sự nhịp nhàng giữa các chi tiết trên khuôn mặt.
Có khá nhiều phương pháp để tiến hành phân tích và đánh giá thẩm mỹ
của khuôn mặt. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp rất có giá trị hiện
nay như đo trực tiếp, đo trên phim Xquang sọ từ xa, đo trên ảnh chụp đã được
chuẩn hóa …. Trong ba phương pháp trên, phân tích trên ảnh chuẩn hóa là
phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu nhân trắc học,
nắn chỉnh răng-hàm, phẫu thuật thẩm mỹ, y pháp nhận dạng… Phép đo trên
ảnh chụp chuẩn hóa là phép đo nhân trắc gián tiếp, thực hiện việc đo lường
các đặc điểm vùng đầu mặt qua ảnh chụp. Vẻ đẹp của khuôn mặt bị chi phối
bởi rất nhiều yếu tố như sự hài hòa, màu mắt, màu tóc, màu da, nét mặt, cảm
xúc của khuôn mặt…trong đó yếu tố hài hòa giữa các bộ phận là yếu tố quan
trọng đầu tiên.
Chúng ta biết, nghệ thuật mà không có khoa học và khoa học mà không
có nghệ thuật thì không thể tạo ra được sự hoàn hảo được. Về góc độ khoa
học khi đánh giá sự hài hòa của khuôn mặt chúng ta có thể căn cứ vào các số
đo tỉ lệ giữa các bộ phận cấu thành nên khuôn mặt. Một điều cần lưu ý khi
đánh giá sự hài hòa của khuôn mặt đó là phải đánh giá một cách tổng thể

trong mối tương quan với nhau giữa các đơn vị giải phẫu của khuôn mặt chứ
không phân tích tách rời từng bộ phận như: trán, mũi, mắt, miệng, má, cằm,
cổ… và ảnh chụp chuẩn hóa đang dần trở thành một phương tiện không thể
thiếu được đáp ứng được yêu cầu đó.


2

Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các dòng máy ảnh, chúng
ta đang có rất nhiều lựa chọn về máy ảnh, ống kính và các phương tiện bổ trợ
đi kèm … co thể đáp ứng được mục đích sử dụng của từng lĩnh vực. Trong
lĩnh vực Răng hàm mặt, nhiếp ảnh kĩ thuật số đang dần trở thành tiêu chuẩn
không thể thiếu được trong thực hành nha khoa hiện đại thông qua các tài liệu
hình ảnh trong việc chẩn đoán trước, trong và sau điều trị [1], [2]. Ảnh chụp
kỹ thuật số đang đóng vai trò lớn trong việc xử lý tài liệu và lưu trữ hình ảnh
lâm sàng trong các trường hợp cụ thể. Có rất nhiều ứng dụng của nhiếp ảnh kĩ
thuật số trong nha khoa có thể kể đến như trong chẩn đoán và lên kế hoạch
điều trị, làm tài liệu lưu trữ, tài liệu pháp y, tài liệu để giáo dục và giao tiếp
với người bệnh, truyền thông tin tương tác giữa lâm sàng và labo… hay là tài
liệu để giáo dục khyến khích người bệnh…
Hiểu biết và ứng dụng linh hoạt các phương tiện nhiếp ảnh hiện đại trong
việc chụp ảnh chuẩn hóa sẽ góp phần làm chính xác hơn trong việc đo đạc các
chỉ số dùng trong đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Chính vì vậy, chúng tôi thực
hiện chuyên đề này với các mục tiêu:
1.

Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý máy ảnh, các loại ảnh chụp và kỹ thuật
chụp ảnh chuẩn hóa.

2.


Mô tả các điểm mốc và số đo cần xác định trên ảnh chuẩn hóa.

3.

Phân tích thẩm mỹ khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa.


3

NỘI DUNG
1. Đại cương về máy ảnh
Khi nhắc tới kỹ thuật chụp ảnh, một trong những phương tiện quan
trọng để tạo nên bức ảnh đó chính là “máy ảnh”. Nhắc tới máy ảnh, người ta
nhớ ngay tới bức ảnh đầu tiên được thực hiện bởi Joseoh Nicephore Niepce
chụp vào năm 1826. Vào thời điểm đó, để chụp được ảnh, ông đã sử dụng một
máy ảnh làm bằng một hộp gỗ trượt Charles and Vincent Chevalier sản xuất tại
Paris. Trước đó, người ta không có cách nào khác để lưu lại hình ảnh ngoài cách
vẽ lại bằng tay.
Máy ảnh đầu tiên rất nhỏ, có thể mang đi được khắp nơi được sản xuất
bởi Johann Zahn vào năm 1885. Những máy ảnh đầu tiên tương tự như mô
hình của Zahn, tuy nhiên chúng thường có gắn thêm một hộp gỗ di động để
chỉnh tiêu điểm. Trước khi chụp, người ta lắp một tấm kính ảnh vào phía
trước kính ngắm để ghi lại hình ảnh. Phép chụp hình của Jaqures Daguerre sử
dụng một tấm đồng trong khi phép chụp hình của Willia, Fox Talbot ghi hình
ảnh lên giấy [3].
Đến năm 1850, việc Frederick Scott Archer tạo ra công nghệ xử lý ảnh
bằng tấm colodion ẩm đã làm giúp giảm thời gian phơi sáng đáng kể, tuy
nhiên đòi hỏi người chụp ảnh phải chụp và rửa ảnh tạị chỗ ở trong một phòng
kín di động. Tuy hơi phức tạp nhưng phương pháp xử lý ảnh ambrotype và

tintype được sử dụng rất rộng rãi trong suốt nữa sau của thế kỷ 19. Các máy
ảnh sử dụng tấm kính ảnh ướt có thiết kế hơi khác đi so với ban đầu, một vài
loại máy (như mẫu máy phức tạp Dubroni 1864) còn có thể thực hiện rửa ảnh
bên trong máy ảnh thay vì trong một phòng tối. Một vài loại máy ảnh lắp
nhiều ống kính. Trong thời gian này, bellows (phần xếp của máy ảnh cho phép
ống kính di động) đuợc sử dụng rộng rãi [3].


4

Ngày nay, với sự hình thành và phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, nhiếp
ảnh kĩ thuật số đang dần trở thành tiêu chuẩn chăm sóc cho thực hành nha
khoa hiện đại. Thông qua tài liệu hình ảnh trong việc chẩn đoán tiền lâm sàng
trước khi tiến hành điều trị phục hồi. Chụp ảnh kĩ thuật số đã có những ảnh
hưởng lớn lên việc xử lý tài liệu và lưu trữ hình ảnh lâm sàng trong các
trường hợp cụ thể.
Có rất nhiều ứng dụng của nhiếp ảnh kĩ thuật số trong nha khoa phục hồi
[4][5], gồm có:
- Chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị
- Tài liệu hợp pháp
- Tài liệu pháp y
- Giáo dục và giao tiếp với bệnh nhân
- Truyền thông tin tương tác giữa lâm sàng và labo
- Hướng dẫn chuyên môn
- Xác minh bảo hiểm
- Giáo dục và khuyến khích bệnh nhân
* Phân loại máy ảnh [5], [6], [7]:
- Máy chụp ảnh số xem ngay: một máy chụp ảnh số xem ngay là một
máy chụp ảnh mà hiện ảnh ngay trên màn hình điện tử để ngắm trước khi
chụp. Tất cả các máy chụp ảnh số có màn hình đều thuộc loại này, trừ một vài

loại máy ảnh DSLR.
- Máy chụp ảnh số gọn: còn được gọi là digicam, chiếm phần lớn các
máy chụp ảnh số hiện nay. Chúng rất dễ dùng, có khả năng thu ảnh động vừa
phải. Chúng có khả năng zoom kém hơn máy chụp ảnh số loại khá (prosumer)
và DSLR. Chúng có độ sâu của vùng chụp (depth of field) khá lớn, nhờ vậy
những vật ở khoảng cách tương đối xa nhau cũng được chụp rõ nét, làm cho
máy chụp ảnh loại này dễ dùng. Nhưng điều này cũng làm cho những nhiếp
ảnh gia chuyên nghiệp không dùng nó, vì bức ảnh trông không nổi và có vẻ


5

thiếu tự nhiên. Loại máy này thích hợp để chụp ảnh phong cảnh. Hình ảnh
chụp bằng loại này được ghi theo một dạng duy nhất là JPEG.
- Máy ảnh không gương lật (Mirroless-Range Finder): hệ thống máy ảnh
nhỏ gọn (compact system camera - viết tắt là CSC), hệ thống máy ảnh không
gương lật (Mirrorless System Camera - MSC), máy ảnh kỹ thuật số ống kính
đơn không gương lật (Digital Single Lens Mirrorless - DSLM), hệ thống máy
ảnh kỹ thuật số ống kính rời (Digital Interchangeable - Lens System camera)
và cuối cùng được biết đến với cái tên khung ngắm điện tử với ống kính rời
(Electronic Viewfinder with Interchangeable Lens - EVIL, không áp dụng cho
những máy ảnh kính ngắm quang học).
- Máy chụp ảnh DSLR (Digital single lens reflex): đây là loại máy ảnh số
có cấu tạo phức tạp nhất trong các loại máy ảnh. Máy dùng một tấm gương di
chuyển được, đặt giữa ống kính và phim để chiếu hình ảnh thấy được qua ống
kính lên một màn ảnh mờ để người dùng lấy nét. Hầu hết các máy ảnh SLR
dùng một lăng kính năm cạnh hoặc gương 5 cạnh ở trên đỉnh máy để quan sát
ảnh qua lỗ ngắm, cũng có những kiểu ngắm khác như là ngắm ở ngang thân
hay lăng kính Porro. Với thiết kế này nên đái đa số các máy DSLR không hỗ
trợ chức năng xem ngay như các máy ảnh thông thường khác.

*Ưu nhược điểm của máy ảnh thường so với máy ảnh kỹ
thuật số [1], [2], [3]:
Việc chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số có nhiều thuận lợi hơn so với
máy ảnh thường. Chúng tôi đã tổng kết được những ưu nhược điểm của hai
dòng máy ảnh này thông qua bảng dưới đây:
Máy ảnh thường
- Chất lượng ảnh rất tốt

Máy ảnh kỹ thuật số
- Chất lượng không bằng máy ảnh thường


6

- Máy ảnh không đắt lắm

- Máy khá đắt tiền

- Có thiết bị hỗ trợ tốt

- Thiết bị hỗ trợ ít

- Mất thời gian

- Tiết kiệm nhiều thời gian

- Nếu cảm thấy chưa được phải chụp lại ngay - Hạn chế việc phải chụp lại
- Không xem được ảnh ngay lập tức

- Xem được ảnh ngay lập tức


- Tốn tiến phim và tráng rửa

- Không tốn tiền tráng rửa

- Đòi hỏi lưu trữ kỹ càng

- Lưu trữ không tốn kém

- Ảnh có thể mất hoặc thất lạc

- Khó mất

- Chất lượng giảm khi sao chép

- Sao chép dễ dàng, chất lượng không giảm

- Khó khăn khi vận chuyển

- Chuyển tải dễ dàng qua mạng

- Sắp xếp ảnh có khó khăn

- Sắp xếp tổ chức dễ dàng trên máy tính

Khi so sánh các dòng máy ảnh theo các cách chụp khác nhau, tác giả
Nachala và cộng sự nhận thấy: chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số có nhiều ưu điểm
vượt trội so với chụp thường và chụp lấy liền. Cụ thể trong bảng dưới đây:
Yếu tố so sánh


Chụp thường

Chụp lấy liền

Chụp kỹ thuật số

+

+

+++

+++

+

++

Tốc độ

+

+

+++

Giá tiền

+


+

+++

Độ chính xác của
số liệu

++

++

++

Độ dễ sao chép
Chất lượng

2. Các loại ảnh chụp thường sử dụng trong nha khoa
Để chụp ảnh khuôn mặt, ghế ngồi lý tưởng nhất cho bệnh nhân là loại
ghế có thể điều chỉnh được độ cao và có đế xoay được. Đế xoay được rất hữu
ích, nhờ vậy chúng ta có thể chỉnh ghế theo các hướng khác nhau trong khi
máy ảnh được giữ nguyên vị trí. Ghế nha khoa cũng có thể được sử dụng
(thường thì các bác sỹ dùng ghế này vì thuận tiện). Để chụp các tư thế khác
nhau thì chúng ta có thể thay đổi vị trí của máy ảnh hoặc vị trí máy ảnh cố
định, đối tượng được chụp sẽ thay đổi tư thế chụp ở các vị trí khác nhau.


7

2.1. Chụp mặt thẳng
Đặt máy ảnh trước mặt, ngang mức đầu của bệnh nhân. Không nghiêng

máy ảnh lên hay xuống. Giữ máy ảnh song song với sàn. Yêu cầu bệnh nhân
ngồi thẳng với tư thế đầu tự nhiên, bệnh nhân thư giãn và khép kín môi. Bệnh
nhân không cười khi chụp ảnh.
Chụp ảnh bằng cách thay đổi tiêu cự của ống kính zoom bằng cách xoay
ống kính ra trước/về sau:
Bệnh nhân thư giãn cơ với môi khép kín, không cười.
Chụp ảnh bằng cách thay đổi khẩu độ của ống kính zoom hoặc nếu ống
kính có tiêu cự cố định, xoay ống kính ra trước/ về sau.
Chụp ảnh ở chế độ chụp chân dung. Sử dụng ống kính tele và dùng
phông nền màu trắng ngay sau đầu của bệnh nhân giúp tránh tạo bóng
(shadow), ngay cả khi dùng đến flash chụp từ phía bên khi dựng máy ảnh
thẳng đứng để chụp ở chế độ chân dung.
Lấy nét vào vùng dưới mắt. Chế độ lấy nét tự động của máy ảnh có tác
dụng tốt khi chụp ảnh khuôn mặt. Khẩu độ nên để ở F/8.
2.2. Chụp mặt nghiêng
Xoay máy ảnh 900 sang bên phải mặt bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay
900. Nhìn từ góc này, bạn có thể thấy lông mày của bệnh nhân ở gần bạn nhất,
và không nhìn thấy nửa mặt bên kia. Mặt chỉ cần chếch một chút thì có thể
phản ánh sai tình trạng của bệnh nhân.
Hãy chắc rằng bạn chụp tới cả phần tai và tóc của bệnh nhân. Bệnh nhân
nhìn ra xa và mặt phẳng FH song song với sàn nhà.
Chụp ảnh ở chế độ chụp chân dung để có thể nhìn thấy cả phần đầu, giới
hạn trên và dưới ở ngay trên đỉnh đầu và ngang thanh quản. Giới hạn sau ở
vùng chẩm, phía trước để một khoảng trống để ảnh tạo cảm giác thấy được
hướng của ảnh, môi nên ngậm kín.


8

Để tránh tạo bóng, giữ máy ảnh sao cho đèn flash hướng về phía trước

của mặt. Lấy nét vào mắt. Chế độ tự lấy nét cũng có tác dụng tốt. Khẩu độ
nên để ở F/8 như các ảnh khác.
2.3. Các loại ảnh chụp sử dụng trong chỉnh nha
Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ, Hiệp hội Chỉnh nha Anh, và Chương trình
Chỉnh nha sau đại học đã đưa ra khuyến nghị về quy trình tiêu chuẩn để chụp
ảnh Chỉnh nha. Quy trình này cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt, cả trước
và sau điều trị, cả trong quá trình điều trị nếu cần.
Quy trình chụp gồm tám ảnh theo thứ tự sau:
+ Ảnh chụp khuôn mặt: Ảnh chụp mặt nhìn thẳng, Ảnh chụp mặt nhìn
nghiêng, Nụ cười chụp chếch
+ Ảnh chụp trong miệng: Ảnh chụp thẳng, Ảnh chụp nghiêng phải,
Ảnh chụp nghiêng trái, Mặt nhai hàm trên, Mặt nhai hàm dưới
2.4. Các loại ảnh chụp khác thường được sử dụng trong nha khoa
Cũng giống như Chỉnh nha, Hiệp hội Nha khoa thẩm mỹ cũng yêu cầu cần
phải chụp bộ ảnh tiêu chuẩn giúp kiểm tra sự chuẩn mực của quá trình điều trị.
Quy trình này yêu cầu tất cả sinh viên và các nhà lâm sàng Nha khoa thẩm mỹ
tuân theo để có thể minh họa ca lâm sàng theo cách chuẩn mực nhất. Cụ thể,
trước và sau điều trị cần chụp những ảnh sau:
Trước điều trị:
Ảnh chụp khuôn mặt:
 Ảnh chụp mặt nhìn thẳng
 Ảnh chụp mặt nhìn nghiêng
 Nụ cười nhìn thẳng
 Nụ cười chụp chếch phải
 Nụ cười chụp chếch trái


9

Ảnh chụp trong miệng:

 Ảnh chụp nghiêng phải
 Ảnh chụp nghiêng trái
 Mặt nhai hàm trên
 Mặt nhai hàm dưới
Để chụp ảnh trong miệng, cần lấy nét vào răng hoặc nhóm răng được
chữa/ phục hồi sau điều trị. Ảnh chụp mặt nhai cung răng hàm trên/ dưới cần
có thêm cả ảnh chụp nhóm răng chứ không chỉ toàn bộ cung răng.
Sau điều trị: cần chụp những bức ảnh sau khi gắn phục hình trong miệng ở
các tư thế chụp thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải. Với bệnh nhân phục hình
bán hàm, cần chụp những bức ảnh theo quy trình chuẩn như sau:
Trước điều trị:
 Ảnh chụp khuôn mặt:
o Thẳng
o Nghiêng
o Nụ cười nhìn thẳng (nếu phục hình răng trước)
 Chụp ảnh trong miệng:
o Ảnh chụp thẳng
o Ảnh chụp nghiêng phải
o Ảnh chụp nghiêng trái
o Mặt nhai hàm trên
o Mặt nhai hàm dưới
Chụp ảnh phục hình:
Chụp ảnh sau điều trị: Tất cả 8 ảnh kể trên cần chụp khi phục hình đã
gắn trên miệng. Ảnh chụp trong miệng của phục hình thường gây ra "hot
spots" (vòng sáng) do phản xạ ánh sáng đèn flash trên bề mặt nhựa acrylic đã
đánh bóng. Có thể chụp thêm các ảnh minh họa quá trình điều trị để bổ sung cho


10


quy trình phẫu thuật cũng như có thể giải thích rõ hơn quá trình điều trị cho bệnh
nhân. Phụ thuộc vào tùy từng ca bệnh mà các góc chụp khác nhau được dùng
để có thể minh họa rõ nét nhất tình trạng trước và sau điều trị
Chụp cận cảnh phục hình sau cùng:
Chụp cận cảnh phục hình sau cùng nên ở góc độ tốt nhất để phản ánh tất cả
các chi tiết. Mặc dù có thể chụp nhiều hơn một ảnh từ các góc độ khác nhau, cần
luyện tập để chụp một ảnh mà minh họa được nhiều chi tiết nổi bật nhất.
Chụp ảnh phẫu thuật và nha chu:
Phẫu thuật và nha chu có thể gặp trong rất nhiều tình huống lâm sàng
khác nhau. Do đó, không có một quy trình chuẩn để chụp ảnh. Cân nhắc các
phương tiện đặc biệt cần có của ca lâm sàng để chụp ảnh minh họa tốt nhất.
Cần tưởng tượng khá nhiều cách chụp, vị trí máy ảnh trước khi chụp ảnh ca
lâm sàng.
Nguyên tắc chung của chụp ảnh không có gì thay đổi. Ảnh chụp ngoài
mặt và trong miệng cần sử dụng những kỹ thuật miêu tả ở trên.
Vì cả hai lĩnh vực trên đều là phẫu thuật, cần chú ý bộc lộ phẫu trường rõ
ràng, hút sạch máu và nước bọt cản trở.
Bác sỹ nha chu nên thận trọng khi cài đặt Cân bằng trắng (WB). Nếu không
điều chỉnh hợp lý, ảnh chụp sẽ cho hình ảnh không đúng về tình trạng nha chu.
Chụp ảnh quy trình phẫu thuật trong phòng mổ (OT) là một thử thách
với BS phẫu thuật. Máy ảnh được bọc trong một túi nhựa vô trùng trong suốt, có
cắt một lỗ để ống kính chui qua. Trợ thủ được đào tạo và đảm nhận nhiệm vụ
chụp ảnh.
Chụp ảnh các bước phẫu thuật khá khó khăn, đặc biệt do máu và nước
bọt làm che lấp phẫu trường. Tuy nhiên, cần cố gắng hút sạch máu và nước
bọt để có thể nhìn rõ phẫu trường, ảnh chụp có chất lượng tốt giúp đánh giá
chất lượng cuộc phẫu thuật. Tất cả ảnh chụp phải phơi sáng, lấy nét và căn
chỉnh hợp lý.



11

Chụp ảnh qua kính hiển vi:
Trước khi chụp, cần điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật trên slide ở độ phóng
đại cần thiết. Thấu kính máy ảnh được chỉnh nét qua thị kính gắn với ống
ngắm của kính hiển vi. Kích thước khẩu độ chỉnh ở mức nhỏ (có số F- lớn,
thường là F/16) để có thể lấy toàn bộ trường ảnh.
Nên lấy nét bằng tay vào vùng muốn chụp. Chế độ phơi sáng nên chỉnh phù
hợp với khẩu độ, vì thường thì chế độ chụp tay sẽ cài đặt sẵn khẩu độ nhỏ nhất.
Chụp ảnh phim tia X:
Chúng ta thường nghe những nhà XQ nói rằng để đọc phim XQ cần đọc
trong phòng tối với máy đọc phim chất lượng tốt. Điều đó giúp xác định các
chi tiết nhỏ để có thể phân tích chính xác nhằm đưa ra chẩn đoán hợp lý.
Yêu cầu tương tự khi chụp ảnh phim tia X. Điểm khác biệt duy nhất là
máy ảnh sẽ làm thay nhiệm vụ của mắt để “xem” phim.
Ảnh chụp phim tia X cần thiết không chỉ để báo cáo mà còn để công bố. Bác
sỹ chỉnh nha có thể dùng ảnh chụp phim sọ mặt nghiêng bằng máy ảnh KTS để
phân tích phim bằng phần mềm chuyên dụng (cần chú ý để đảm bảo tỉ lệ ảnh 1:1)
Bản thân việc nghiên cứu và giải thích các phim tia X cần sự chi tiết và
chính xác. Vì vậy, cần cẩn thận khi chụp ảnh phim tia X quang để thể hiện
hình ảnh một cách chi tiết như nó vốn có. Ảnh phải có giá trị chẩn đoán.
3. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa
Phương pháp đo ảnh chụp là một công cụ hỗ trợ cho các nghiên cứu
nhân trắc học có từ rất lâu nhưng người ta luôn nghi ngờ mức độ chính xác
của nó. Cho đến thập niên 40 người ta mới cho rằng nếu các ảnh chụp được
chuẩn hóa sẽ có những số đo chính xác. Đo đạc trên ảnh tiết kiệm được nhiều
thời gian, nhân lực và ít phức tạp hơn so với đo trực tiếp trên người, nhất là
đối với các trẻ nhỏ hiếu động và không hợp tác. Đặc biệt, máy ảnh kỹ thuật
số cùng với các phần mềm thích hợp đo đạc trên máy tính tạo ra nhiều ưu
điểm về đo đạc, thông tin, lưu trữ và bảo quản hơn so với ảnh chụp thường.



12

Trong điều kiện nước ta hiện nay, ảnh chụp chuẩn hóa cũng có khả năng thực
hiện và mở ra nhiều hứa hẹn.
Trong nha khoa chuyên nghiệp, nhiếp ảnh đang trở thành một công cụ
ngày càng quan trọng. Những bức ảnh rất quan trọng trong giảng dạy nha
khoa, cung cấp kiến thức cho bệnh nhân và trong việc cung cấp hồ sơ pháp lý
các nét mặt đặc trưng trước và sau điều trị nha khoa. Những tài liệu bằng
chứng điều trị chỉnh nha với ảnh trước và sau điều trị có thể sai lạc nếu ảnh
chụp không được chính xác. Người chụp ảnh nha khoa phải nhận thức được
tầm quan trọng những thay đổi của ảnh chuẩn hóa. Sự lựa chọn ống kính, vị
trí máy ảnh, khoảng cách tới chủ thể và tư thế đầu, hàm dưới,... là tất cả các
biến cần phải kiểm soát chính xác nếu muốn sao chép có giá trị. Nhờ các bức
ảnh chuẩn hóa và bằng cách sử dụng các mốc trên mặt dễ thấy, người chụp
ảnh nha khoa có thể chuẩn hóa ảnh chân dung mặt thẳng và mặt nghiêng cho
những so sánh thích hợp.
3.1. Nguyên tắc chụp ảnh chuẩn hóa
Trong nguyên tắc chụp ảnh chuẩn hóa, yếu tố “tư thế đầu” có tính chất
quyết định đến chất lượng ảnh chụp ở các tư thế thẳng, nghiêng. Để có một tư
thế đầu giống nhau trong tất cả các lần chụp, mỗi tác giả lại đưa ra những
nguyên tắc khác nhau. Theo Broca (1862), một người ở tư thế đứng với
đường đi qua đồng tử nằm ngang thì đầu sẽ ở tư thế tự nhiên. Theo Moorrees
(1958) thì cho rằng tư thế này có thể được tái lập một cách dễ dàng [8]. Còn
với tác giả Cooke và cộng sự, dựa trên tư thế đầu tự nhiên để đưa ra phương
pháp phân tích hình dạng sọ mặt với độ tin cậy cao. Đến năm 1958, Molhhave
cho thấy tư thế đầu tự nhiên là tư thế khi đối tượng đứng thư giãn. Theo Claman
và cộng sự (1990), phải đảm bảo có khung ảnh bao quanh đỉnh đầu và xương
đòn và khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến đường tóc ở mang tai bằng nhau ở



13

cả hai bên, đường nối hai đồng tử và đường nối từ khóe mắt ngoài đến đỉnh
tai song song với sàn nhà (đường này song song với mặt phẳng Francfort) [9].
Trên ảnh nghiêng thấy được góc trong và ngoài của mắt bên chụp, mắt bên
kia hoàn toàn không thấy. Tác giả Bjerin (1957) và Moorrees (1958) trong
nghiên cứu của mình đã sử dụng tư thế đầu tự nhiên khi đối tượng nhìn thẳng
vào gương.

Hình 1. Ảnh chụp thẳng chuẩn [10]

Hình 2. Ảnh chụp nghiêng
chuẩn[10]

Hình 3. Máy ảnh quá cao[10]

Hình 4. Máy ảnh quá thấp[10]


14

Tương quan tâm

Tương quan khớp cắn

Tương quan chạm múi tối đa

trung tâm

Hình 5. Ba tư thế XHD được nhận ra khác nhau dễ dàng
trên ảnh nghiêng [10]
Hình 6. Hai tư thế khác
nhau của xương hàm dưới
rất khó phân biệt trên ảnh
thẳng [10]
A: Tương quan tâm
B: Đưa hàm ra trước tối đa

Hình 7. Sự thay đổi tư thế đầu che

Hình 8. Sự thay đổi tư thế đầu làm

dấu tư thế của xương hàm [10].

tăng thay đổi tư thế xương [10]

A: Xương đưa ra trước quá mức,

A: Đưa hàm ra trước quá mức với đầu

đầu cúi về trước. B: Tương quan

ngả ra sau. B: Tương quan trung tâm

trung tâm đầu ngửa ra sau.
với đầu cúi ra trước
Một số tác giả khác như Frehee (1985) và Gordon (1987) thì cho rằng
nên để đầu bệnh nhân lệch một góc từ 3-5 0 hướng về ống kính sao cho để lộ
ra gờ lông mày phía bên kia để giúp giảm bớt độ biến dạng trên ảnh khi chụp

nghiêng [11]. Với tác giả Ferrario và cộng sự, để đảm bảo tư thế đầu tự nhiên,
khi đứng chân không mang giày dép, mắt nhìn thẳng vào một tấm gương treo
trước mặt ngang tầm mắt, vai và đầu thẳng một cách tự nhiên và bình thường,
hai tay buông thỏng. Khi ngồi, cũng nhìn thẳng vào gương treo trước mặt, đầu ở


15

tư thế tự nhiên không có tựa đầu. Với các tác giả Jorgensen, Reid, Farkas,
Bishara, Berger và một số tác giả khác thì khi chụp ảnh, đầu nên được giữ
bằng giá giữ đầu sao cho mặt phẳng francfort song song với sàn nhà, mặt khi
chụp phải tự nhiên, không nhăn nhó nói cười…, môi khép nhẹ, răng ở tư thế
cắn khít trung tâm [11].
Từ đó, sẽ có 5 tư thế chụp ảnh chuẩn hóa khi đầu ở tư thế tự nhiên: (1)
Đứng, chụp thẳng, hàm dưới ở tư thế nghỉ. (2) Đứng, chụp thẳng, cắn thước Fox.
(3) Đứng, chụp nghiêng, hàm dưới ở tư thế nghỉ. (4) Đứng, chụp nghiêng, cắn
thước Fox. (5) Ngồi, chụp nghiêng, hàm dưới ở tư thế nghỉ.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả, chúng ta thấy, tùy
điều kiện cơ sở, chúng ta có thể sử dụng tư thế đầu tự nhiên hoặc mặt phẳng
Francfort theo Jorgensen, Reid và Farkas, Bishara, Berger khuyến cáo. Nếu
chụp trong phòng có máy chụp phim XQ từ xa chúng ta có thể sử dụng hệ
thống giữ đầu của máy XQ để giữ đầu người được chụp và chụp ở tư thế như
Jorgensen khuyến cáo. Trong trường hợp chụp trong phòng chụp hoặc ngoài
trời nên sử dụng tư thế đầu tự nhiên như của Claman, đây là tư thế có thể dễ
tái lập lại được và không quá khó khăn nếu như sử dụng mặt phẳng Francfort.
Hơn nữa, ngày nay khi chụp phim sọ mặt từ xa chúng ta cũng thường sử dụng
tư thế đầu tự nhiên với sự hỗ trợ của giá đỡ đầu nên chúng tôi nghĩ khi chụp
ảnh cũng nên sử dụng tư thế đầu tự nhiên để khi phân tích đối chiếu với phim
sọ nghiêng từ xa có tính tương đồng cao hơn. Để dễ lập lại đơn giản nhất tư
thế đầu tự nhiên là hướng dẫn bệnh nhân nhìn thẳng tới một điểm ở trên

tường, ngang tầm mắt của bệnh nhân.
3.2. Tiêu cự, ống kính, vị trí máy ảnh và kích thước ảnh
Tiêu cự ống kính có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng ảnh sau chụp. Theo Claman, Benger W, nếu sử dụng ống kính có tiêu


16

cự ngắn 35mm thì khoảng cách từ phim đến người được chụp sẽ ngắn lại, ảnh
bị biến dạng: cằm và mũi to ra, chiều trước sau bị kéo dài, các phần xung
quanh bị uốn cong quá mức. Với ống kính tele vừa (tiêu cự lý tưởng 100mm
hay 105mm) có một bức ảnh tốt nhất. Nếu ống kính có tiêu cự lớn hơn
300mm, các bộ phận gần bị thu nhỏ, chiều trước sau bị ngắn lại và khuôn mặt
bị bẹt ra. Vị trí lý tưởng của máy ảnh là tâm ống kính cùng độ cao với mắt
người được chụp. Nếu máy ở vị trí cao hơn sẽ tạo cảm giác đầu bị cúi xuống,
nếu thấp hơn, cảm giác đầu bị ngửa ra sau. Điểm ngắm giữa hai mắt làm cho
khoảng cách giữa đường tóc với khóe mắt ngoài ở cả hai bên bằng nhau.
Theo Ferrario và cộng sự, máy ảnh nên cách người được chụp 2,55m.
Ống kính nằm ngang, khẩu độ nên để ở 2.8. Để kiểm tra độ phóng đại và vị trí
của đầu đối với mặt phẳng tham chiếu, trên phông chụp họ vẽ một đường
thẳng nằm ngang dài 10cm và nên rửa ảnh với tỉ lệ là 0,62.
Theo Reid PS và Farkas LG, khi chụp nên sử dụng ống kính 35 mm, tiêu
cự nằm trong khoảng 90 - 105mm. Khoảng cách từ người được chụp đến máy
ảnh là 4 feet (khoảng 1,22m). Tuy nhiên sau đó có thể di chuyển máy ảnh tới
lui một chút để có được một ảnh thật nét trong kính ngắm, như vậy sẽ có một
ảnh phối cảnh giống như thật. Ảnh được phóng theo tỉ lệ 25%, 50% hay bằng
kích thước thật.
Theo Bishara, khi chụp ảnh chuẩn hóa nên để khoảng cách từ máy đến
người chụp cố định ở 70 inches (1,78m), tiêu cự 12 inches (305mm), ảnh rửa
theo tỉ lệ 1:3,65 so với kích thước thật [12].

Theo Gavan và cộng sự, khoảng cách từ máy ảnh đến người chụp ít nhất
gấp 10 lần chiều rộng đầu (trung bình 1,53m) để giảm độ sai số xuống còn
dưới 1/100.


17

Như vậy, qua các nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, có thể thấy
đa số tác giả đều cho rằng cách tốt nhất để có ảnh chuẩn hóa là giữ cho tiêu cự
của ống kính luôn như nhau và khoảng cách từ người được chụp đến ống kính
cố định, lý tưởng nhất đặt máy ảnh lên trên một giá ba chân. Để đảm bảo ảnh
chuẩn hóa và vật được chụp có kích thước gần tỉ lệ 1/1 thì cần chú ý đến
khoảng cách từ vật được chụp đến ống kính và tiêu cự, tiêu cự được lựa chọn
phụ thuộc vào đường kính chéo của phim hoặc sensor của máy kỹ thuật số.
Thông thường, với các máy kỹ thuật số hiện nay thì tiêu cự sẽ giảm đi nếu
vẫn giữ khoảng cách từ vật được chụp đến ống kính là khoảng 1,5m.
3.3. Các yếu tố ánh sáng, môi trường và tâm lý trong khi
chụp ảnh chuẩn hóa
Trong khi chụp ảnh, có một số yếu tố ngoại cảnh có thể tác động và gây
ảnh hưởng tới chất lượng ảnh chụp. Năm 1984, tác giả William nhận thấy khi
chụp ảnh nên chụp phông màu trắng nếu không đèn flash sẽ phản chiếu màu
phông lên mặt người được chụp, tạo ra một bức ảnh có màu không trung thực.
Theo Reid PS và Farkas, ánh sáng nên đơn giản để có thể lặp lại trong
những lần chụp sau nhưng cũng phải đủ để có một ảnh rõ nét. Nếu để đèn
flash chiếu thẳng vào mặt, ánh sáng chói làm mờ đi những đặc điểm giải phẫu
học và làm giảm độ tương phản màu sắc. Do đó nên sử dụng hai đèn flash đặt
trên giá nằm xéo một góc 450 và hơi cao hơn người được chụp một chút, khi
đó ánh sáng sẽ đủ và đều ở cả hai bên mặt.
Như vậy, để có được những bức ảnh có chất lượng, người chụp ảnh cần
làm việc một cách tự tin, tạo mối quan hệ tốt giúp cho người được chụp yên

tâm, thoải mái trong suốt thời gian chụp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
các trẻ em nhỏ vì chúng ít ngồi yên được lâu và tâm trạng thường xuyên thay
đổi. Người chụp cần kiên nhẫn chờ cho trẻ có được tư thế đúng và thật nhanh


18

chụp được ảnh ở thời điểm đó. Bên cạnh đó, phòng chụp ảnh cần có không
khí thân thiện, tránh ồn ào. Người được chụp ngồi trên ghế có thể điều
chỉnh di chuyển theo những hướng chụp khác nhau.
Trong khi chụp, đối tượng không nên mặc quần áo hay đồ trang sức rực
rỡ, sẽ làm giảm chú ý đến các điểm mốc quan trọng trên ảnh. Tóc nên được
kẹp ra phía sau để có thể thấy rõ đường chân tóc và lỗ tai. Người được chụp
cần tập trung vào một vật cố định phía trước (ví dụ như máy ảnh phía trước)
để tránh sự lơ đễnh. Sự thay đổi hướng nhìn của mắt dù nhẹ nhất cũng có thể
ảnh hưởng đến ảnh chụp.
Như vậy, phần lớn tác giả chụp chân dung đều cho rằng ánh sáng lý
tưởng để chụp chân dung là ánh sáng tự nhiên, còn trong trường hợp chụp
trong phòng chụp cần phải bố trí sao cho ánh sáng càng tự nhiên càng tốt. Để
loại trừ vấn đề bóng vùng dưới cằm và dưới mũi, bệnh nhân được cho giữ
trên tay một tấm hắt sáng hình chữ nhật nhỏ kích thước 0.35x0.7m. Tấm
hắt sáng được đặt ở vị trí ngang ngực, dưới xương đòn.
3.4. Chân máy
Chân máy có vai trò quan trong đặc biệt với những máy ảnh có sử dụng
các ống kính tele dài và nặng. Các ống kính tele có khẩu độ mở lớn cần có
những thấu kính bên rất lớn ở đầu càng khiến chúng cồng kềnh hơn. Các ống
tiêu cự càng lớn thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn và càng dễ gây rung máy
nên khi chụp ta phải cẩn thận hơn với ống kính có tiêu cự lớm. Nên dùng chân
máy khi chụp với các ống kính có tiêu cự từ 300mm trở lên.
Khi thử chân máy, chúng ta cần xiết chặt máy ảnh vào chân máy, chỉnh

chân máy cao lên và vừa nhìn qua kính ngắm máy ảnh vừa lấy tay gõ nhẹ vào
đầu ống kính. Nếu ta thấy khung hình dịch chuyển, rung rinh thì nên lựa một
chân máy ảnh khác chắc chắn hơn. Một chân máy ảnh lý tưởng phải chắc
chắn nhưng gọn nhẹ để tiện mang vác, có thể vươn dài bằng chiều cao của


19

người chụp nhưng cũng có thể hạ gần bằng mặt đất để sử dụng được trong
nhiều tình huống.
3.5. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp
Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máy chắc
chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay
là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam.
Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh nên tránh:
Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là
lồng nó thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn màng vì làm rơi
máy ảnh đấy nhé.
Nguyên tắc chung của việc cẩm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa
trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay
vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn.
Tư thế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi
che tay vào ống kính hay đèn flash.
Với tư thế chụp máy dọc, bàn tay trái tạo một điểm tựa kẹp chặt máy
ảnh, bàn tay phải hỗ trợ thêm đồng thời thao tác bấm máy.
Với kiểu máy có ống kính như DSLR đặt gọn máy trên lòng bàn tay trái,
các ngón tay khẽ giữ lấy phần thân máy và ống kính nhô ra phía trước (lưu ý
tránh che các "mắt điện tử" của máy), tay phải thao tác chụp [5], [6], [7].
3.6. Thao tác chụp ảnh
Với sự phát triển của kỹ thuật số và phổ cập máy ảnh số thì việc hiểu

biết cấu tạo và cách sử dụng chúng không hẳn là quá xa lạ nữa. Nhưng vẫn có
không ít người coi nhẹ các thao tác căn bản này dẫn tới kết quả ảnh xấu mà
không hiểu tại sao? Hình ảnh trích dẫn từ Manual của Nikon 8800 dưới đây
chỉ dẫn rất cụ thể các bước căn bản khi bấm máy [5]:


×