Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm HÌNH ẢNH và VAI TRÒ của cắt lớp VI TÍNH 256 DÃY TRONG CHẨN đoán GIAI đoạn UNG THƯ THỰC QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.09 MB, 74 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN MINH THNH

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM HìNH ảNH Và
VAI TRò CủA CắT LớP VI TíNH 256 DãY
TRONG
CHẩN ĐOáN GIAI ĐOạN UNG THƯ THựC QUảN
Chuyờn ngnh : Chn oỏn hỡnh nh
Mó s

: 8720111

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Quc Dng

H NI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CĐHA


Chẩn đoán hình ảnh CHT Chụp cộng hưởng từ CLVT
Chụp cắt lớp vi tính CS

Cột sống

ĐM

Động mạch

ĐMC

Động mạch chủ

GPB

Giải phẫu bệnh

HU

Hounsfield unit

JSED

Japanese Society for esophageal Diseases

KPQ

Khí phế quản

MTDD


Mở thông dạ dày

NS

Nội soi

PDT

Photodynamic Therapy

PET

Positron emission tomography

PQ

Phế quản

PQG

Phế quản gốc

PT

Phẫu thuật

SA

Siêu âm


SANS

Siêu âm nội soi

TB

Tế bào

TEP/CT

Positron emission tomography/computed tomography

TQ

Thực quản

UTTQ

Ung thư thực quản

XQ

Xquang

WHO

Words Health organisation

UICC


Union for International Cancer Control


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Sơ lược về giải phẫu và mô học thực quản.............................................3
1.1.1. Giải phẫu...........................................................................................3
1.1.2. Cấu trúc mô học của thực quản.........................................................7
1.2. Giải phẫu bệnh UTTQ.............................................................................8
1.2.1. Đại thể...............................................................................................8
1.2.2. Phân giai đoạn UTTQ.....................................................................13
1.3. Chẩn đoán ung thư thực quản...............................................................16
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng........................................................................16
1.3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng..................................................................16
1.4. Các phương pháp điều trị UTTQ..........................................................25
1.4.1. Các phương pháp phẫu thuật...........................................................25
1.4.2. Xạ trị và điều trị bằng hoá chất.......................................................28
1.5. Tình hình Nghiên cứu chụp CLVT ung thư thực quản trên thế giới và
Việt nam....................................................................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............31
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................31
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................32
2.2.3. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính thực quản..........................................33



2.2.4. Các biến số nghiên cứu...................................................................33
2.2.5. Phân tích sử lý số liệu.....................................................................37
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................40
3.1. Các đặc điểm đối tượng nghiên cứu......................................................40
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lớp tuổi.....................................................40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................40
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp và nơi sống..........................41
3.2. Một số yếu tố nguy cơ...........................................................................41
3.3. Đặc điểm Lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.....................................41
3.4. Chụp lưu thông thực quản với baryt.....................................................42
3.4.1. Vị trí u.............................................................................................42
3.4.2.Các thể u..........................................................................................42
3.4.3. Một số dấu hiệu khác......................................................................42
3.5. Đặc điểm hình ảnh Chụp cLVT ung thư thực quản..............................42
3.5.1. Vị trí, kích thước u..........................................................................42
3.5.2. Tổn thương u theo chu vi thực quản...............................................43
3.5.3. UTTQ nhiều vị trí...........................................................................44
3.5.4. Đặc điểm xâm lấn của UTTQ trên CLVT.......................................44
3.5.5. Hình ảnh di căn hạch trong UTTQ.................................................44
3.5.6. Hình ảnh di căn xa của UTTQ........................................................44
3.5.7. Phân loại cắt lớp vi tính UTTQ.......................................................45
3.6. Giá trị của CLVT đối chiếu với Phẫu thuật...........................................46
3.6.1. Xâm lấn ngoài thành thực quản đối chiếu CLVT với phẫu thuật....46
3.6.2. Một số xâm lấn lân cận khác và di căn xa......................................49
3.6.3. Tiên lượng cắt thực quản của CLVT đối chiếu với phẫu thuật.......49


3.7. Kết quả Giải phẫu bệnh.........................................................................50

3.7.1. Đại thể ............................................................................................50
3.7.2.Vi thể................................................................................................50
3.7.3. Xâm lấn ngoài thành thực quản......................................................50
3.7.4. Xâm lấn các cơ quan lân cận và di căn xa......................................50
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân UTTQ theo lớp tuổi.........................................40
Bảng 3.2. Một số yếu tố nguy cơ....................................................................41
Bảng 3.3. Một số dấu hiệu lâm sàng...............................................................41
Bảng 3.4. Vị trí u trên chụp thực quản với baryt.............................................42
Bảng 3.5. Thể u trên chụp lưu thông thực quản với baryt...............................42
Bảng 3.6. Vị trí u trên CLVT...........................................................................43
Bảng 3.7. Tổn thương u theo chu vi thực quản trên CLVT.............................43
Bảng 3.8. Xâm lấn khí phế quản.....................................................................44
Bảng 3.9. Phân loại CLVT theo TNM, UICC.................................................45
Bảng 3.10. Phân giai đoạn CLVT theo UICC.................................................46
Bảng 3.11. Xâm lấn ngoài thành thực quản đối chiếu với phẫu thuật.............46
Bảng 3.12. Xâm lấn KPQ đối chiếu CLVT với phẫu thuật.............................47
Bảng 3.13. Xâm lấn ĐMC đối chiếu với phẫu thuật.......................................47
Bảng 3.14. Hạch cạnh thực quản.....................................................................48
Bảng 3.15. Hạch vùng ngực............................................................................48
Bảng 3.16. Hạch vùng bụng............................................................................49
Bảng 3.17. Tiên lượng cắt thực quản trên CLVT đối chiếu với phẫu thuật....49
Bảng 3.18. Các trường hợp không cắt được u đối chiếugiữa CLVT và PT....50
Bảng 3.19. Hình ảnh đại thể UTTQ................................................................50
Bảng 3.20. Đối chiếu xâm lấn ngoài thành trên CLVT với GPB....................50



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo lớp tuổi................................................40

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Minh hoạ giải phẫu và liên quan của thực quản................................3
Hình 1.2: Minh hoạ phân đoạn thực quản.........................................................4
Hình 1.3: Minh hoạ hệ thống hạch bạch huyết của thực quản..........................6
Hình 1.4: Cấu trúc mô học thực quản bình thường...........................................8
Hình 1.5: Hình ảnh đại thể UTTQ....................................................................9
Hình 1.6: Vi thể ung thư biểu mô vảy.............................................................12
Hình 1.7: Vi thể ung thư tuyến ống.................................................................13
Hình 1.8: UTTQ đoạn cổ, đoạn ngực1/3 giữa và 1/3 dưới.............................17
Hình 1.9: UTTQ sùi loét.................................................................................18
Hình 1.10: CLVT dầy thành thực quản đoạn sau nhĩ trái trước và sau tiêm
thuốc - Dấu hiệu khối......................................................................20
Hình 1.11: CLVT khối UTTQ xâm lấn lòng khí quản, khối UTTQ sau nhĩ trái
Dấu hiệu ngoài thực quản...............................................................20
Hình 1.12: CLVT di căn phổi..........................................................................22
Hình 1.13: CLVT, UTTQ đoạn 1/3 dưới di căn hạch rốn phổi trái.................22
Hình 1.14: Nội soi thực quản: a: u sùi gây chít hẹp thực quản, b: u sùi – loét.....24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2018 trên thế giới ung thư thực quản (UTTQ) đứng hàng thứ 8
trong số những ung thư thường gặp với 572 034 ca, tỷ lệ tử vong là 508 585
ca đứng hàng thứ 6 trong các ung thư. Trong khi đó ở Việt Nam ung thư thực
quản dứng hàng thứ 15 với 2411 ca mắc và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 11
với 2222 ca.[31]

Tỷ lệ mắc ung thư thực quản khác nhau giữa các vùng, nơi có tỷ lệ mắc
cao nhất Nam Phi, Đông Phi và Đông Á, trải dài từ bắc Iran qua bắc – trung
Trung Quốc ( còn gọi là vành đai thực quản). [31]
Ở những vùng này 90% ung thư thực quản là ung thư biểu mô vảy. Tỉ lệ
mắc thấp nhất ở các nước Tây Phi, Trung Phi và Trung Mỹ. Các nước châu
âu, những năm gần đây, ung thư thực quản biểu mô tuyến có chiều hướng
tăng lên, liên quan tới béo phì, trong khi ung thư biểu mô tuyến đã giảm
xuống do tỷ lệ uống rượu và hút thuốc lá đã giảm xuống. [31]
Ung thư thực quản biểu mô tuyến xẩy ra chủ yếu o năm da trắng
(4,2/100000 dân năm). Tỉ lệ nam/nữ là 6/1. Ngược lại ung thư thực quản biểu
mô vảy chủ yếu xảy ra ở da đen ( 8,8/100000 dân năm) và châu Á
( 3,9/1000000 dân năm ) [2]
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức
độ xâm lấn và điều trị loại khối u này nhưngng tiên lượng UTTQ vẫn còn rất khó
khăn. Hiện này dù hóa trị và xạ trị ngày càng được áp dụng nhiều hơn, nhưng
phẫu thuật vẫn là lựa chọn đầu tay vừa điều trị triệt căn cũng như điều trị triệu
chứng [32]
Do là một bệnh có tiên lượng nặng, khi phải điều trị cho một BN bị
UTTQ, các thầy thuốc thường lựa chọn giải pháp đa trị liệu: Phẫu thuật, xạ trị
và hoá trị, dùng riêng rẽ hoặc phối hợp đồng thời nhiều kỹ thuật là tuỳ theo
tình trạng cụ thể của từng BN. Việc lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào


những dấu hiệu chẩn đoán mô bệnh học và đặc biệt là dấu hiệu chẩn đoán
hình ảnh, trong đó chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đóng vai trò rất quan trọng
trong chẩn đoán giai đoạn của bệnh. Nếu ưu điểm tuyệt đối của nội soi và
sinh thiết là cho biết cụ thể tổn thương mô bệnh học của UTTQ thì chụp
CLVT được coi là biện pháp hữu hiệu bổ sung những gì mà phương pháp nội
soi thực quản không làm được: Đánh giá độ xâm lấn tại chỗ của UTTQ, tình
trạng trung thất, nhu mô phổi và tầng trên khoang bụng. Với các ưu thế này,

chụp CLVT có khả năng tiên đoán các khó khăn về mặt phẫu thuật tốt hơn và
chính xác hơn cả soi khí phế quản vì soi khí phế quản không thấy được các
xâm lấn ở phía sau khi u chưa ăn sùi vào lòng khí phế quản. Nhờ phát hiện
này, có thể tránh được mổ thăm dò cho người bệnh [48, 53, 61, 75].
Để tìm hiểu thêm về vai trò của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị
UTTQ, đề tài này được tiến hành với 2 mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy của ung thư thực
quản.
2. Xác định vai trò của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy chẩn đoán giai đoạn
ung thực thực quản.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về giải phẫu, gải phẫu cắt lớp vi tính và mô học thực quản
1.1.1. Giải phẫu
1.1.1.1.Định khu

Hình 1.1: Minh hoạ giải phẫu và liên quan của thực quản
(theo F.H. Netter [26])
Thực quản (TQ) là một ống cơ nối hầu với dạ dày (hình1.1). Miệng TQ
nằm ngang mức bờ dưới của sụn nhẫn, tương đương với thân đốt sống cổ VI,
cách đường giữa lệch về bên trái khoảng 2,5 cm. Đầu dưới của TQ đổ vào lỗ
tâm vị, tương ứng với bờ trái của của đốt sống ngực XI. Thực quản có đường
kính trung bình 2,2- < 3cm, dẹt do các thành áp sát vào nhau (khi nuốt TQ có
hình ống). Có 4 vị trí hẹp sinh lý: ở ngang mức vị trí của sụn nhẫn, quai động
mạch chủ, phế quản gốc trái, cơ hoành và tâm vị [3, 4, 9]. Để thuận lợi cho
chẩn đoán và phẫu thuật người ta có thể chia TQ thành 3 đoạn: đoạn cổ, dài
khoảng 5 - 6 cm, đoạn ngực, dài 16 – 18cm và đoạn bụng, dài 2 - 3 cm. TQ
đoạn 1/3 trên gồm đoạn cổ và một phần đoạn ngực đến ngang mức quai động



mạch chủ, đoạn 1/3 giữa từ ngang mức quai động mạch chủ đến ngang mức
tĩnh mạch phổi dưới, đoạn 1/3 dưới tiếp theo đến tận hết (hình 1.2) [123].
Hầu

miệng1/3
dưới

15 cm
Khớp ức đòn

1/3 trên

Hình 1.2: Minh hoạ phân đoạn thực quản (theo J.M. Hay [123])
1

TM phổi dưới
ĐMC, Khí
1.1.2.quai
Liên
quan
PQ
Cơ hoành

của thực quản

Đoạn thực quản cổ

Thực

dạ
dầyquản

35 cm
25 cm
1/3 giữa

40 cm

nằm trong bao tạng cùng với khí quản và tuyến giáp, sát sau

khí quản hơi lệch sang trái, giữa TQ và khí quản (KQ) là lớp mô liên kết và
cơ khí quản - thực quản. Lớp này có cấu trúc lỏng lẻo [3, 4, 9]. Tổn thương
TQ nhất là ung thư dễ xâm lấn vào khí quản gây thủng, sặc khi ăn uống.
1/3 dưới

Đoạn thực quản ngực
Thực quản nằm sâu nhất trong trung thất sau [4, 9], dài khoảng 16 - 18
cm. Liên quan quan trọng nhất với mặt sau KQ, vị trí chia đôi của KQ, phế
quản gốc phải và trái. Phế quản gốc phải nằm xa thực quản hơn phế quản gốc
trái, vì vậy UTTQ hay xâm lấn, dính vào phế quản gốc trái. Giữa các phế
quản gốc và cửa sổ chủ – phổi là khoang chứa nhóm hạch ngã ba khí phế
quản. Ngoài ra TQ còn liên quan với màng tim, nhĩ trái, quai động mạch chủ,
động mạch chủ ngực. Ở hai bên, từ đốt sống ngực IV trở xuống thực quản tiếp
giáp với màng phổi và phổi. Hai dây X nằm sát thực quản [3, 4, 9].
Đoạn thực quản lỗ cơ hoành
Thực quản cùng hai thân trước và sau của dây X chui qua lỗ hoành, ngay
phía trước lỗ động mạch chủ. TQ liên quan với lỗ cơ hoành bởi các sợi cơ, mô
liên kết lỏng lẻo [3, 4, 9].
Đoạn thực quản bụng



Đoạn thực quản bụng là vùng chuyển tiếp TQ- tâm vị, có chiều dài thay
đổi(khoảng 2cm) tương ứng với đường Z trong nội soi. Bề dầy thành TQ
không vượt quá 5 mm. Phúc mạc thành phủ mặt trước TQ, mặt sau không có
phúc mạc nên ung thư dễ xâm lấn. Qua phúc mạc, TQ liên quan gián tiếp với
thuỳ gan trái. Mặt sau TQ tiếp giáp với trụ hoành trái. Bờ trái TQ cùng với bờ
phải của phình vị lớn tạo ra một góc nhọn gọi là góc His [2, 3, 9].
1.1.1.3. Mạch máu và thần kinh
Động mạch, tĩnh mạch
Các động mạch (ĐM) cấp máu thực quản: ĐM giáp dưới, các nhánh của
ĐM phế quản, các nhánh của ĐM phế quản trái, các nhánh của động mạch
chủ (ĐMC), ĐM dưới hoành trái, các nhánh của ĐM vị trái, nhánh ĐM lách.
Thực quản có hai hệ thống đám rối tĩnh mạch đó là đám rối tĩnh mạch
dưới niêm mạc và đám rối tĩnh mạch cạnh TQ. Từ các đám rối cạnh TQ các
tĩnh mạch thu nhận máu ở phần cao TQ đổ về tĩnh mạch chủ trên qua tĩnh
mạch đơn. Tĩnh mạch vành vị nhận máu ở phần dưới TQ gặp tĩnh mạch lách
rồi đổ về tĩnh mạch cửa. Khi có tăng áp lực tĩnh cửa, tĩnh mạch TQ có thể
giãn, vỡ gây nôn ra máu [2, 3, 9].


Hệ bạch huyết
Thành thực quản có hai mạng lưới mạch bạch huyết là mạng bạch huyết
ở lớp dưới niêm mạc và mạng bạch huyết ở lớp cơ. Thông thường các mạng
mạch bạch huyết này lưu thông với mạng lưới mạch bạch huyết ở vùng hầu
họng và dạ dày. Bạch huyết được dẫn lưu đến các hạch dọc theo thực quản
(nhóm hạch cạnh TQ). Trong một số trường hợp các mạch bạch huyết từ hai
mạng này có thể đi xa hơn nữa trước khi đổ vào các huyệt hạch đầu tiên.
Người ta chia ra 3 nhóm hạch chính nhận bạch huyết của TQ(hình 1.3):



Hình 1.3: Minh hoạ hệ thống hạch bạch huyết của thực quản
(theo F.H. Netter [26])
- Nhóm hạch vùng cổ: bao gồm các hạch ở giữa và dưới của các chuỗi
hạch cảnh trong (vùng nền cổ - cổ).
- Nhóm hạch vùng ngực: bao gồm các hạch cạnh KPQ, các hạch ngã ba
khí phế quản, các hạch rốn phổi, các hạch nằm cạnh ĐMC và TQ.
- Nhóm hạch trong ổ bụng: bao gồm các chuỗi hạch tâm-phình vị, chuỗi
hạch thân tạng.
Do mạng bạch huyết TQ rất đa dạng phức tạp nên trong UTTQ, di căn
hạch ngoài các nhóm hạch thông thường đôi khi thấy di căn rất xa nên việc
chọn kỹ thuật chụp CLVT nhằm phát hiện hạch gặp nhiều khó khăn. Vấn đề
này cũng rất nan giải với các phẫu thuật viên khi thực hiện vét hạch [2, 3, 9].
Thần kinh
Dây X tách ra các nhánh chi phối TQ, các dây quặt ngược (nhánh dây X)
tách ra các nhánh chi phối cho thanh quản và thực quản [2, 3, 9]. Khi ung thư
xâm lấn, chèn ép dây này bệnh nhân có biểu hiện nói khàn.
1.1.2. Giải phẫu cắt lớp vi tính ung thư thực quản.
Chụp cắt lớp vi tính 256 dãy cắt theo trục của cơ thể với độ dày 0.3mm tái
tạo theo các mặt phang ngang, đứng dọc theo độ dày mỏng khác nhau.
Kết hợp nghiên cứu liên quan thực quản và các tạng lân cân khác từ phàn


cổ đến ổ bụng.
Giải phẫu CLVT thực quản:
Thực quan bình thường là ống dẹt các thành sát nhau, bắt đầu từ cổ VI,
đến đốt sống ngực 11. Thành dày nhỏ hơn 5mm.
Liên quan thực quản từ trên xuống dưới:

(A)



(B)
Hình 1.4: hình ảnh giải phẫu (A) và CLVT(B) thực quản qua cổ VII
Theo Human Sectional Anatomy [40]

(A)


B
Hình 1.6: hình ảnh giải phẫu(A) và CLVT (B) thực quản đoạn ngực qua
đốt sống ngực 2
Theo Human Sectional Anatomy[40]

(A)


(B)
Hình1.7: hình ảnh giải phẫu (A) và CLVT (B) thực quản qua đốt sốn
ngực 4
Theo Human Sectional Anatomy[40]


(A)


(A)
Hình 1.8: hình ảnh giải phẫu (A) và CLVT (B) thực quản qua đốt sốn ngực 9
Theo Human Sectional Anatomy[40]



(A)


(B)
Hình 1.9: hình giải phẫu chỗ đổ của thực quản vào dạ dày(A) và CLVT (B)
Theo Human Sectional Anatomy[40]

1.1.3. Cấu trúc mô học của thực quản
Thành TQ bao gồm 4 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và
lớp áo ngoài (hình 1.4)[4].
Lớp niêm mạc gồm lớp biểu mô vảy dầy, chắc, không sừng hoá.


Lớp dưới niêm mạc là mô liên kết lỏng lẻo, có các tuyến tiết nhầy và một
mạng lưới mô bạch mạch.
Lớp cơ dầy từ 1- 1,5 mm, bao gồm lớp cơ vòng ở trong và cơ dọc ở
ngoài. Phần phía trên là cơ vân phần giữa chuyển dần sang cơ trơn và ở 1/3
dưới cả hai lớp đều là cơ trơn.
Lớp áo ngoài, phần TQ trên cơ hoành là một mô liên kết lỏng lẻo, không
có thanh mạc, tạo thành lớp cân có tác dụng giữ TQ tại chỗ và liên kết với các
mô lân cận, phần TQ trong ổ bụng với lớp vỏ được phủ bởi lớp phúc mạc ở
mặt trước như dạ dày. Do không có lớp thanh mạc nên khả năng xâm lấn của
UTTQ qua thành ra mô lân cận rất nhanh [4, 10, 49, 52].

Hình 1.4: Cấu trúc mô học thực quản bình thường
(Theo J. Rosai Ackerman’s Surgical Pathology [67])
1.2. Giải phẫu bệnh UTTQ
1.2.1. Đại thể
1.2.1.1.Vị trí ung thư

UTTQ hay gặp nhất ở đoạn 1/3 giữa và 1/3 dưới, chỉ có khoảng 10 % ở
vùng TQ trên. Ung thư biểu mô vảy gặp nhiều nhất ở đoạn 1/3 giữa, ung thư
biểu mô tuyến thường gặp ở 1/3 dưới .UTTQ có thể gặp ở nhiều vị trí trên
cùng bệnh nhân [85].
1.2.1.2.Ung thư sớm
UTTQ sớm bao gồm các tổn thương ung thư chưa vượt qua lớp dưới


niêm mạc, tương ứng với giai đoạn Tis và T1 của phân loại theo giai đoạn
TNM [ 11, 54, 62, 69, 73, 84, 97]. Về đại thể, UTTQ sớm bao gồm:
- Loại I – thể lồi: U lồi nhẹ trên bề mặt niêm mạc hoặc có dạng giống pôlíp.
- Loại II - thể phẳng bao gồm các thể nhô ít: IIa, phẳng: IIb, lõm nông: IIc.
- Loại III - thể loét: Tổn thương loét rõ, ổ loét nông, rộng...
1.2.1.3.Ung thư muộn (hình 1.5)
UTTQ giai đoạn muộn (ung thư xâm nhập) bao gồm 3 thể chính:
 Thể sùi: chiếm trên 60% các trường hợp. Trên diện cắt u có màu trắng
ngà. Khối u thường sùi vào lòng TQ, bề mặt nham nhở, không đều. Có thể kèm
theo loét hoại tử ở trung tâm khối, bờ ổ loét cứng, rộng, cao, dễ chảy máu.
 Thể loét: chiếm 20% - 30% các trường hợp, loét thường rất sâu có
hoại tử không đều, xâm lấn sâu vào thành TQ và các cấu trúc lân cận.
 Thể thâm nhiễm: ít gặp, chiếm khoảng 10% các UTTQ. Mô ung thư
xâm lấn lan toả vào thành TQ gây dầy thành, cứng chắc, hẹp lòng TQ trên
một đoạn dài, thường là chiếm toàn bộ chu vi.
UTTQ 3 thể phối hợp, khó phân định cụ thể từng loại [10, 67, 97, 152].
(a)

(b)

(c)
Hình 1.5: Hình ảnh đại thể UTTQ: u sùi (a), thể loét ( b), thể thâm nhiễm

(c) Vi thể
1.2.1.4.Phân loại mô bệnh học u thực quản
UTTQ có nhiều typ mô học [10, 11, 97, 140] nhưng thường gặp nhất là


ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
1.2.1.5.Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm >90 % các trường hợp [10, 11, 46,
140]. U thường có cấu trúc dạng thuỳ, đôi khi xếp thành các bè, đám, hay có
dạng hỗn hợp 3 thể kinh điển trên. Tuỳ mức độ biệt hoá của tế bào, ung thư
biểu mô vảy được chia thành 3 mức độ biệt hoá (hình 1.6):
Loại biệt hoá cao với tế bào đa hình thái, nhiều cầu nối gian bào, nhân
không điển hình, nhân quái, nhân chia, có các cầu sừng giữa các đám tế bào.
Loại biệt hoá vừa với u có những bè mảng là các tế bào đáy, tế bào trung
gian và các đám tế bào vảy. Các tế bào gián phân không điển hình.
Loại biệt hoá thấp với tế bào kiềm tính hơn, đa hình thái hơn, cầu nối tế
bào không rõ hoặc không có, nhân lớn, không đều, chỉ số nhân chia tăng.
Ngoài ra còn có một số biến thể của ung thư biểu mô vảy như ung thư tế bào
hình thoi, ung thư biểu mô tế bào vẩy sần. U thường phát triển chậm, hầu như
chỉ xâm nhập tại chỗ, ít di căn hạch [ 92].

Hình 1.6: Vi thể ung thư biểu mô vảy
(Theo J. Rosai Ackerman’s Surgical Pathology [67])
1.2.1.6.Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tuyến thường hiếm, chiếm khoảng 9%. Hơn 80% ung
thư này phát triển ở 1/3 dưới. Bệnh nhân bị trào ngược TQ (hay gặp trong
Barrett TQ) có nguy cơ ung thư biểu mô tuyến cao 30 - 125 lần so với người



×