Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

GIẢI PHẪU XƯƠNG hàm TRÊN, XƯƠNG hàm dưới và TƯƠNG QUAN với nền sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LÊ HÙNG

GIẢI PHẪU XƯƠNG HÀM TRÊN,
XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ TƯƠNG QUAN
VỚI NỀN SỌ

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===========
NGUYỄN LÊ HÙNG

GIẢI PHẪU XƯƠNG HÀM TRÊN,
XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ TƯƠNG QUAN
VỚI NỀN SỌ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

Cho đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở


người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 62720601

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Giải phẫu xương hàm trên.........................................................................2
1.1. Giải phẫu thông thường......................................................................2
1.2. Hình thái, tương quan cấu trúc sọ mặt...............................................5
2. Xương hàm dưới.....................................................................................15
2.1. Giải phẫu thông thường....................................................................15
2.2. Hình thái, tương quan cấu trúc sọ mặt.............................................17
2.3. Kích thước và chức năng..................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Giá trị chiều rộng cung răng..............................................................12
Bảng 2. Bảy dấu hiệu của Björk’s...................................................................26
Bảng 3. Các giá trị trung bình.........................................................................28



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Xương hàm trên và tầng mặt giữa........................................................3
Hình 2. Xương hàm trên....................................................................................5
Hình 3: Góc S-N-Or .........................................................................................6
Hình 4: Góc SNA và SNB.................................................................................7
Hình 5: Vị trí trước sau của răng cửa hàm trên.................................................7
Hình 6: Góc giữa NA và FH..............................................................................8
Hình 7: Góc ANB..............................................................................................9
Hình 8: Tỷ lệ chiều cao mặt trước...................................................................10
Hình 9: Đánh giá mặt phẳng cắn hàm trên......................................................11
Hình 10. Tương quan hàm trên.......................................................................13
Hình 11. Nguyên nhân nghiêng do ổ răng và do xương.................................14
Hình 12: Nhìn chéo từ bên phải......................................................................15
Hình 13. Các thành phần xương hàm dưới.....................................................16
Hình 14. Cằm tạo nên rất nhiều yếu tố của tầng mặt dưới, đặc biệt là khi
nhìn nghiêng.....................................................................................18
Hình 15. Cằm to- loại quá phát xương cằm....................................................19
Hình 16. Cằm nhỏ- loại thiếu hụt xương cằm.................................................20
Hình 17. Thiếu hụt xương cằm hỗn hợp.........................................................21
Hình 18: Giá trị giảm, góc gonial nhọn Giá trị tăng, góc gonial tù................22
Hình 19. Hậu quả của sự mất răng làm tiêu phức hợp xương ổ răng gây giảm
chiều cao tầng mặt dưới.....................................................................23
Hình 20: Góc gonial có thể được chia thành hai góc trên và dưới xác định
tương quan của cành cao và thân với hình thái xương hàm dưới......24
Hình 21. Sự xoay trước của hàm dưới, theo hướng đóng, là do sự gia tăng
tăng trưởng trên khuôn mặt theo chiều dọc đối với tăng trưởng của
tầng mặt trên trước.............................................................................25


Hình 22. Bảy dấu hiệu của Björk’s về cấu trúc có thể chỉ ra hướng tăng trưởng

của xương hàm dưới...........................................................................26
Hình 23. Bờ nền xương hàm dưới...................................................................27
Hình 24. Các kích thước xương hàm dưới......................................................28
Hình 25. So sánh giữa hình A và hình B, góc SNB giá trị như nhau, góc SND
thay đổi nhỏ, nhưng góc SN-Pog thay đổi lớn...................................29
Hình 26. Đường thẳng góc nasion là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
FH hay mặt phẳng ngang thực sự TrH kéo từ điểm Nasion xương
xuống dưới.........................................................................................30
Hình 27. Góc ANB diễn tả sự khác nhau giữa hai góc SNA và SNB, chỉ ra
tương quan của xương hàm trên và phía trước xương hàm dưới.......30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

‘Chúng ta đều có một thắc mắc chung, thế giới hàng triệu
khuôn mặt, tại sao không có gương mặt nào giống nhau?’ Sir
Thomas Browne (1605–82) nhà văn – nhà vật lý học người
Anh, Religio Medici (1643) 'Sự biến đổi ở mỗi cá nhân là
nguyên tắc cơ bản của sinh học người. Một trong những bộ
phận có tính đa dạng và khác biệt nhất của cơ thể là phức
hợp sọ - mặt’ [1].
Các nhà lâm sàng thường so sánh kích thước và tỉ lệ sọ
mặt của bệnh nhân với giá trị tiêu biểu của dân số hoặc thậm
chí so sánh với các tiêu chuẩn kinh điển. Tuy nhiên, Simon
(1926) lại nhận định rằng: ‘Tất cả những điều chúng ta tìm
được đều biến đổi; một sự bình thường chính xác và lý tưởng
không tồn tại, và không thể tồn tại. Đối với chúng ta mà nói,
đây là một bài toán; trong học thuyết này, chúng ta không

bao giờ tìm được sự bình thường, trong thực hành chúng ta
luôn cảm nhận được sự cần thiết của nó và áp dụng nó
thường xuyên.’[2]
Việc đánh giá các giá trị khác nhau nằm trong phạm vi
bình thường cho phép ta tìm được các giá trị tiêu biểu của dân
số. Do đó, các nhà lâm sàng phải hiểu rõ về các khoảng này ở
tất cả các giai đoạn hình thành sọ mặt. Các đặc điểm về tuổi,
giới tính và chúng tộc cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Rối loạn phát triển hay chấn thương, tình trạng bệnh lý có
thể dẫn đến biến dạng sọ mặt. Do đó, bác sĩ lâm sàng cũng
phải có kiến thức đầy đủ về giải phẫu bình thường và sự thay


2

đổi về mô phôi học của phức hợp sọ - mặt ở cả nam và nữ
trong các độ tuổi và chủng tộc khác nhau. Từ đó, định hướng
kế hoạch điều trị phục hình tỉ lệ bình thường của sọ mặt.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Giải
phẫu xương hàm trên, xương hàm dưới và tương quan
với nền sọ” với mục tiêu sau:
Mô tả đặc điểm giải phẫu xương hàm trên và xương
hàm dưới và mối tương quan xương hàm với nền sọ.
1. Giải phẫu xương hàm trên
1.1. Giải phẫu thông thường
Thuật ngữ hàm trên và tầng mặt giữa không đồng nghĩa với nhau. Mặt
giữa, hoặc vùng giữa của mặt, được giới hạn bởi mặt phẳng trên đi qua diện
khớp gò má-trán và mặt phẳng dưới, là mặt phẳng cắn của hàm trên. Mặt giữa
có thể được coi là có hình tam diện, với đáy hướng về phía trước. Vùng măt
giữa bao gồm hai xương hàm trên, hai xương gò má và phức hợp múi-sàng-ổ

mắt. Vùng mặt này bảo vệ sọ khỏi lực cắn của hàm dưới và cung cấp khung
xương để mô mềm bám vào. Do đó, các biến dạng của mặt giữa hỗn hợp có
thể liên quan đến các cấu trúc và các mô mềm của chúng nằm ở các mức độ
khác nhau. Việc đánh giá thẩm mỹ phức tạp của phần giữa bao gồm việc đánh
giá lâm sàng về kích thước, hình thái học và vị trí của những cấu trúc lân cận.
Xương hàm trên là xương chính ở mặt, cùng với các xương khác tạo
thành hốc mắt, hốc mũi, vòm miệng. Xương hàm trên tạo nên khung xương
nâng đỡ các cơ quan trên mặt thực hiện các chức năng và tạo nên hình dáng
khuôn mặt là đặc điểm riêng của mỗi cá thể. Xương hàm trên gồm một thân
hình tháp bốn mặt và bốn mỏm tiếp khớp các xương của sọ mặt
Mặt này có rãnh lệ đi từ ổ mắt xuống. Phía trước rành lệ có mào xoăn,
phía sau có lỗ xoang hàm trên.


3

Hàm trên được tạo nên bởi 2 xương hàm trên, Mỗi xương
bao gồm 1 thân và bốn mỏm. Thân xương hình kim tự tháp xù
xì (Hình 16.2). Bên trong rỗng tạo thành xoang hàm trên. Mặt
trên thân xương tạo thành sàn ổ mắt; mặt sau tạo nên thành
trước của hố dưới thái dương. Mặt trong cấu trúc lên phân lớn
thành của khoang mũi và mặt trước tạo thành phần cong lồi
ra ngoài của hàm trên. Bên trên răng cửa về phía trước có một
hố sâu gọi là hố răng cửa. Phía bên có một gờ gọi là trụ nanh,
tạo bởi trục chân răng nanh, phía bên xa và sâu hơn hố răng
cửa là hố nanh. Bên trên hố nanh là hố trên ổ mắt. Mặt trước
giữa tạo thành khoảng hở hình quả lê (trước mũi), dưới đó,
hàm trên tạo ra một mỏm ở giữa gọi là gai mũi trước.
- Thân xương hàm trên có 4 mặt
+ Mặt ổ mắt: Mặt ổ mắt nhẵn, hình tam giác, tạo thành phần lớn nền ổ

mắt. Phía sau có rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tiếp với ống dưới ổ mắt, nơi
có dây thần kinh ổ mắt đi qua.
+ Mặt trước: Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở
dưới bờ này có lỗ dưới ổ mắt là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang
mức răng nanh ở phía trên chân răng có hố nanh.
+ Mặt thái dương: Phía sau lồi lên là lồi củ hàm trên. Trên lồi củ có 45 lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
+ Mặt mũi


4

Hình 1. Xương hàm trên và tầng mặt giữa
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.) [3]
1.
2.
3.
4.
5.

Mỏm trán
6. Mòm ổ răng
Viền dưới ổ mắt
7. Hố nanh
Lỗ dưới ổ mắt
8. Trụ nanh
Mỏm gò má
9. Hố răng cửa
Khớp hàm trên-gò má

10. Gai mũi trước
Bốn mỏm của xương hàm trên:
• Mỏm gò má: Phía bên thân xương tạo nên phía trước

cung gò má. Tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp. Phía trên có
một diện gồ ghề để khớp với xương gò má


Mỏm trán: Mỏm này tiếp khớp bên trên với xương

trán, và tạo thành thành thành bên của mũi, tiếp khớp phía
trong với xương mũi.


Mỏm khẩu cái: tiếp khớp với mỏm bên xương đối

diện, cùng tạo nên ¾ khẩu cái cứng ở phía trước; ¼ phía sau
còn lại được tạo bởi mảnh ngang xương khẩu cái. Khẩu cái


5

cứng tạo nên trần miệng và sàn ổ mũi. Trái phải của khẩu cái
cứng được chia tách bởi đường khớp giữa. Biên giới phía sau
của khẩu cái cứng là một mỏm ở giữa, được gọi là gai mũi
sau. Khẩu cái cứng được bao phủ bới mô mềm tạo nên vòm
miệng cứng. Vòm miệng cứng được uốn cong xuống dưới
nhiều hơn bởi mỏm ổ răng hơn là so với bất kì vùng lõm trên
nào của mỏm khẩu cái



Mỏm huyệt ổ răng: Hướng xuống dưới, tạo huyệt ổ

răng cho những chân răng hàm trên. Mỏm ổ răng kết thúc ở
lồi củ xương hàm trên-một củ lồi tròn phía sau răng hàm trên
cuối cùng.

Hình 2. Xương hàm trên: (A) Bên trái nhìn từ mặt bên; (B) Bên trái nhìn
từ phía trước; (C) Khẩu cái cứng nhìn dưới lên


6

(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis the first edition 2011.)[3]
1. Mỏm trán

8. Lỗ dưới ổ mắt

2. Gai mũi trước

9. Lỗ răng cửa

3. Nền mũi

10. Đường khớp giữa khẩu cái

4. Mõm khẩu cái xương hàm trên

11. Đường ngang khẩu cái


5. Phức hợp xương ổ răng

12. Mảnh ngang xương khẩu

6. Xoang hàm

cái

7. Mỏm gò má

13. Xương sống mũi sau
14. Lồi củ

1.2. Hình thái, tương quan cấu trúc sọ mặt
Vị trí trước sau của giữa mặt và hàm trên có thể được
đánh giá trong tương quan với một số cấu trúc trọ mặt.
Góc S-N-Or: Góc đo sọ này được tạo bởi mặt phẳng sellanasion (SN từ hố yên tới điểm thấp nhất mũi) và mặt phẳng
nasion-orbitale (N-Or điểm thấp nhất mũi và điểm lồi nhất
viền ổ mắt). Góc sẽ giảm trong thiểu sản trước sau của mặt
giữa, giá trị trung bình: 54° ± 3°.[4]


7

Hình 3: Góc S-N-Or .
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
Hàm trên và nền sọ trước (SNA angle): Góc SNA liên

quan đến vị trí trước sau của hàm trên tạo bởi nền chân răng
hàm trên (điểm A) đến nền sọ trước (SN). Góc SNA cho thấy
tương quan trước sau của mặt đối với nền sọ trước. Giá trị
bình thường: 82° ± 3°.


8

Hình 4: Góc SNA và SNB
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
• Điểm A nên nằm trên hoặc hơi trước nasion 0 đến +1
mm.
Vị trí trước sau của răng cửa hàm trên: Vị trí trước
sau của răng cửa hàm trên có liên quan khung xương hàm
trên và hình dáng mặt là một trong những hòn đá tảng của kế
hoạch điều trị trong phẫu thuật chỉnh hình. Một đường thẳng
được vẽ qua điểm A, song song với N-perpendicular, vuông
góc với mặt phẳng Frankfort, (hoặc là mặt phẳng lý tưởng
đúng). Hướng dẫn phân tích McNamara là:[5]

Hình 5: Vị trí trước sau của răng cửa hàm trên
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical


9

Diagnosis
the first edition 2011.)[3]

• Bề mặt môi (mặt) của răng cửa hàm trên nên nằm phía
trước đường thẳng đó 4-6mm.
Góc mặt và mặt phẳng Frankfort (Góc giữa NA và FH):

Hình 6: Góc giữa NA và FH
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
Vị trí trước sau của chân răng hàm trên có thể được đánh
giá trong tương quan với mặt phẳng Frankfort (hoặc mặt
phẳng ngang lý tưởng):
• Nam và nữ (UK)[6]: 90° ± 3°.
• Nam (USA)[7]: 85° ± 4°.
• Nữ (USA)[7]: 88° ± 4°.


10

Hàm trên và hàm dưới (Góc ANB): Góc ANB cho thấy
mối tương quan của hàm trên với hàm dưới bằng cách đánh
giá sự khác biệt chân răng hàm trên và hàm dưới.

Hình 7: Góc ANB
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
Khung mẫu có thể được mô tả:
• Class I: Góc ANB trong khoảng bình thường 2–4°.
• Class II: Góc ANB lớn hơn 4°.
• Class III: Góc ANB nhỏ hơn 2°.

Chiều dài hàm trên (PNS-ANS): Chiều dài tuyệt đối
hàm trên có thể được đo từ gai mũi sau (PNS) tới gai mũi
trước (ANS). Các giá trị bình thường ở người lớn là:
• Nam (UK)[6]: 54 ± 3 mm.
• Nữ (UK)[6]: 50 ± 2 mm.
• Nam (USA)[7]: 62 ± 4 mm.


11

• Nữ (USA)[7]:57 ± 4 mm.
Khoảng cách từ PNS tới điểm A ít hơn xấp xỉ 5 mm so với
chiều dài PNS-ANS.
Đánh giá theo chiều dọc
Tỷ lệ chiều cao mặt trước theo trục dọc: Tỷ lệ giữa
chiều cao mặt giữa và mặt dưới phải được đánh giá cả về mặt
lâm sàng (mô mềm) và phép đo sọ (mô cứng)

Hình 8: Tỷ lệ chiều cao mặt trước
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
• Lâm sàng/mô mềm: Mặt giữa tính từ điểm gốc mũi đến
chân mũi. Mặt dưới tính từ chân mũi đến lồi cằm. Tỷ lệ này
thường là 50:50. Mối quan hệ tỷ lệ này quan trọng hơn bất kỳ
phép đo tuyệt đối nào.

45:55.

Đo sọ mặt/xương: Tỷ lệ này thường là



12

Định hướng trước sau của mặt phẳng cắn hàm trên
quanh trục ngang: Trong tình huống bình thường, mặt
phẳng hàm trên (ANS-PNS) hội tụ với các mặt phẳng khác gần
đầu chẩm (phân tích Sassouni)[8]. Trên lâm sàng, mặt phẳng
cắn gần song song với đường nối lỗ tai- cánh mũi (mặt phẳng
Camper).
Góc nghiêng của mặt phẳng hàm trên trong tương quan
với nền sọ trước (SN) là:
• Nam (UK)[6]: 6° ± 2°.
• Nữ (UK)[6]: 7° ± 3°.
• Nam (USA)[7]: 7° ± 3°.
• Nữ (USA)[7]: 8° ± 2°.
Sự biến dạng xương dẫn đến sự quay của xương hàm trên
quanh trục ngang có thể dẫn đến thay đổi độ nghiêng của
mặt phẳng cắn hàm trên.

Hình 9: Đánh giá mặt phẳng cắn hàm trên.
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis


13

the first edition 2011.)[3]
1: Chiều cao tầng mặt giữa


3: Xương ổ răng dọc sau;

trước

4: Xương ổ răng dọc trước;

2: Chiều cao tầng mặt giữa

MxP: mặt phẳng hàm trên.

sau;
Đánh giá hàm trên theo chiều ngang
Chiều rộng hàm trên và chiều rộng cung răng
Nghiên cứu nha khoa rất có giá trị trong việc đánh giá bất
cân xứng chiều ngang cung răng. Cần phải có sự hiểu biết cơ
bản về tương quan răng-khớp cắn để nhà lâm sàng có thể
phát hiện bất cứ sai lệch khớp cắn nào. Nếu một bất cân khớp
cắn được phát hiện, bước tiếp theo là xác định xem bệnh lý có
phải là nguồn gốc do răng, xương hay cả răng và xương.
Một bất cân khớp cắn chính được quan sát là bất thường
cắn chùm phía sau, tồn tại khi những núm ngoài răng hàm
trên gần với khẩu cái hơn là má so với răng hàm dưới.
Điều này có thể do:
Cung hàm trên quá hẹp
Nguồn gốc do xương: Giảm chiều rộng hàm trên
Do răng: Răng sau xiên vào phía khẩu cái.
Hàm dưới quá lớn.
Kết hợp các yếu tố bên trên.
So sánh các phép đo chiều rộng vòm răng hàm trên và
hàm dưới với giá trị tiêu chuẩn chiều rộng bình thường của

răng có thể hữu ích (Bảng 1).


14

Đo lường này cũng có thể được thực hiện trên phim đo sọ
trước sau hoặc tái tạo ba chiều. Độ rộng xương hàm trên bình
thường (Bảng 1)[9]:
Nam và nữ[10]: 60–65 mm.
Chiều cao và chiều rộng vòm miệng và độ nghiêng ngoài
trong của răng có thể được quan sát trên răng hàm trên:
Bảng 1. Giá trị chiều rộng cung răng (tuổi 18) [9]
Cung hàm
trên

Cung hàm
dưới

(mm)

(mm)

Răng
Nam

Nữ

Nam

Nữ


Giữa 2 răng nanh

32

31

25

23

Giữa 2 răng hàm nhỏ
thứ nhất

37

35

33

31

Giữa 2 răng hàm nhỏ
thứ 2

41

40

38


36

Giữa 2 răng hàm lớn
thứ nhất

47

45

43

42

Giữa 2 răng hàm lớn
thứ hai

52

49

49

47

Tương quan hàm trên thông thường (Hình 10A): Có
độ nghiêng ngoài trong bình thường và không có cắn chùm ở
răng sau. Chiều rộng của vòm miệng là bình thường và tương
quan về chiều rộng giữa hàm trên và hàm dưới bình thường.
Cắn chùm do răng (Hình 10B): Nếu cắn chùm có nguồn

gốc do răng, chiều rộng của vòm miệng có thể là bình thường


15

nhưng nhưng các mỏm ổ răng lại nghiêng về phía khẩu cái
(phía trong).
Cắn chùm do xương (Hình 10C): Nếu cắn chùm nhòm
răng sau có nguồn gốc do xương, thì vòm miệng sẽ hẹp và ổ
răng sẽ nghiêng phía má (phía ngoài).

Hình 10. Tương quan hàm trên
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]


16

Định hướng của mặt phẳng ngang
Hàm trên nghiêng theo chiều ngang có thể nguồn gốc do
khung xương hoặc ổ răng. Dẫn đến hậu quả là xoay trục mặt
phẳng cắn hàm trên theo trục trước sau.
Nguyên nhân do ổ răng (Hình 11A): Nghiêng mặt
phẳng cắn thường là thứ phát do sự thiếu cân xứng với hàm
dưới, nhất là đối với quá sản một bên xương hàm dưới dẫn
đến tăng cành cao một bên. Điều đó dẫn đến răng hàm dưới
bên ảnh xưởng sẽ bị xuống thấp, nên sẽ có sự bù đắp khoảng
thừa đó của ổ răng xương hàm trên. Do đó, nguyên nhân của
nghiêng mặt phẳng cắn là do sự thiếu chiều cao một bên, thứ

phát do sự bất đối xứng với xương hàm dưới. Phân tích
XQuang sẽ cho thấy độ nghiêng ngang bình thường của mặt
phẳng qua lỗ dưới ổ mắt và mặt phẳng hàm trên. Từ đó góc
nghiêng ngang sẽ được xác định cho mặt phẳng cắn ngang.
Nguồn gốc do xương (Hình 11B): Nếu nguyên nhân của
nghiêng ngang là do khung xương nó sẽ gây lên xoay trục
ngang toàn hàm trên. Phân tích chụp sọ trước sau và tái tạo 3D
sẽ cho thấy nghiêng ngang của mặt phẳng qua lỗ dưới ổ mặt
và mặt phẳng hàm trên, cũng như mặt phẳng cắn.


17

Hình 11. Nguyên nhân nghiêng do ổ răng và do xương
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
2. Xương hàm dưới
2.1. Giải phẫu thông thường
Xương hàm dưới, là một trong những xương quan trọng
nhất trong phức hệ xương sọ mặt; các mối liên quan giải phẫu
và cấu trúc của nó là rất quan trọng. Xương hàm dưới là
xương di động duy nhất của khối xương mặt, khớp với hố dưới
hàm của xương thái dương tạo nên khớp thái dương - hàm
dưới. Xương hàm dưới gồm một thân hình móng ngựa và ở
mỗi đầu có một nghành lên gần như thẳng đứng, là xương lớn
nhất và khỏe nhất của khối xương mặt.

Hình 12: (A) Nhìn chéo từ bên phải. (B) Nhìn trên xuống. (C) Nhìn chéo
từ phía sau bên trái.

(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical


18

Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
. 1 Chỏm lồi cầu

. 6 Đường chéo ngoài

. 2 Cổ lồi cầu

. 7 Góc hàm

. 3 Mỏm lồi cầu

. 8 Phức hợp xương ổ răng

. 4 Mỏm vẹt

. 9 Thân xương hàm dưới

. 5 Cành cao
Xương hàm dưới bao gồm nhiều phần nhỏ: hai phần chính
là cành cao và phần thân xương bao quanh các răng trên
cung hàm. Cấu trúc đại thể xương hàm dưới có hình móng
ngựa khi nhìn từ phía trên, cành cao hai bên dựng lên một từ
phía sau của thân xương. Phía sau cùng là lồi cầu bao gồm cổ,
phần phình to là đầu lồi cầu. Phần thân xương hàm dưới nơi

bao bọc xung quanh răng gọi là xương ổ răng. Sự mất răng
trong quá trình sống sẽ làm tiêu xương ổ răng. Răng mất
nhiều có thể dẫn đến giảm chiều cao tâng mặt dưới do quá
trình tiêu xương ổ (Hình 3). Bờ dưới của xương hàm dưới phân
chia giữa tâng mặt dưới và cổ. Phần nhô ra phía trước gọi là
cằm.


19

Hình 13. Các thành phần xương hàm dưới
(Nguồn: Farhad B. Naini Facial Aesthetics Concepts & Clinical
Diagnosis
the first edition 2011.)[3]
. 1 Lồi cầu

. 5 Thân xương hàm dưới

. 2 Mỏm vẹt

. 6 Phức hợp xương ổ răng

. 3 Cành cao

. 7 Bờ nền xương hàm dưới

. 4 Góc hàm

. 8 Cằm


Mặt ngoài
Ở giữa và dưới nhô ra là lồi cằm.
Dọc theo đường giữa nơi hai mảnh thân xương dính vào nhau là khớp
dính xương hàm dưới.
Hai bên có hai đường chéo chạy chếch lên trên và ra sau, trên đường
chéo ngang mức với răng hàm nhỏ thứ hai có lỗ cằm là nơi thoát ra của động
mạch và thần kinh hàm dưới.
Mặt trong


×