Bài thuyết trình số 7: mô hình ngân hàng trung ương liên hệ với Việt Nam
Nhóm thuyết trình:
1. Bùi Việt Cường
2. Trịnh Minh Huy
3. Mai Phạm Luân
4. Dư Ngọc Anh
5. Thiều Ngọc Anh
Nội dung:
A. Mô hình ngân hàng trung ương:
I. Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ:
1. Khái niệm
Mô hình NHTW độc lập với chính phủ là mô hình trong đó NHTW không chịu sự
chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan
hệ hợp tác
2. Ưu điểm
NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà
không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị
khác
NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt
dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát.
- Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm
hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính.
- Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính
phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất
- Quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, nên: tăng tính chủ động và
giảm độ trễ của CSTT
- Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách
- Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự
- Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch
3. Nhược điểm
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách
tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi phối để
quản lý vĩ mô một cách hiệu quả.
4. Ví dụ thực tiễn
Các NHTW theo mô hình này là Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ,
Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là NHTW châu Âu (ECB). Xu hướng tổ
chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các
nước phát triển.
Lý do nhtw độc lập có thể hoạt động ở các nước nêu trên
Đầu tiên, một ngân hàng được xem là độc lập hơn nếu được bổ nhiệm giám đốc
điều hành của hội đồng quản trị ngân hàng trung ương chứ không phải do thủ
tướng hoặc bộ trưởng tài chính, không chịu sa thải, và có một lâu dài của văn
phòng. Những khía cạnh này giúp cách nhiệt các ngân hàng trung ương từ áp lực
chính trị. Thứ hai, độc lập cao lớn hơn mức độ mà quyết định chính sách được thực
hiện độc lập với sự tham gia của chính phủ. Thứ ba, một ngân hàng trung ương độc
lập hơn nếu các trạng thái điều lệ của nó mà giá cả ổn định là mục tiêu duy nhất
hoặc chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thứ tư, độc lập là lớn hơn nếu có những hạn
chế về khả năng của chính phủ để vay từ các ngân hàng trung ương.
Đầu tiên, các nghiên cứu của ngân hàng trung ương độc lập và lạm phát thường
không kiểm soát đầy đủ các yếu tố khác có thể tài khoản cho đất nước qua sự khác
biệt trong kinh nghiệm của lạm phát. Các nước với các ngân hàng trung ương độc
lập có thể khác nhau theo những cách mà hệ thống có liên quan đến lạm phát trung
bình. Sau khi kiểm soát các yếu tố quyết định tiềm năng khác của lạm phát,
Campillo và Miron (1997) thấy vai trò nhỏ cho NHTW độc lập.
Thứ hai, mức độ xử lý của một quốc gia độc lập của ngân hàng trung ương là ngoại
sinh có thể có vấn đề. Posen (1993) đã lập luận mạnh mẽ rằng cả lạm phát thấp và
độc lập của ngân hàng trung ương phản ánh sự hiện diện của một cử tri mạnh mẽ
đối với lạm phát thấp. Lạm phát trung bình và mức độ độc lập của ngân hàng trung
ương đang cùng nhau xác định bởi sức mạnh của cử tri chính trị trái ngược với lạm
phát, trong sự vắng mặt của các cử tri, chỉ cần tăng một ngân hàng trung ương độc
lập sẽ không gây ra lạm phát trung bình giảm.
5. Khó khăn cho mô hình nhtw độc lập:
nhtw khó có thể tránh được sự chi phối chính trị
khó thực hiện hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
II. Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ:
1) Khái niệm: Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó
NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của
chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan
đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.
Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ
quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực
hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ.
Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho
rằng tiền tệ là
một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính
quyền.
2) Ưu điểm: Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính
sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này
được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác
tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
3) Nhược điểm: Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự
chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính
phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định
giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.
4) Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á
(Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước
thuộc khối XHCN trước đây. ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ
chức Ngân hàng trung ương như trên. Điều 1 của pháp lệnh Nhà nước đã
khẳng định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng bộ
trưởng (nay là Chính Phủ)…”. Sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước
thuộc nhóm NIEs như Singapore, Hàn quốc, Đài loan...nơi NHTW là một
bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết
phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thống văn hoá
Á đông.
B. Ngân hàng trung ương Việt Nam:
Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung
ương (NHTW) chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát
triển lành mạnh khicó một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền
tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ra
những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW
cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
1) Lịch sử hình thành ngân hàng nhà nước Việt Nam:
1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập
tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy
bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính, Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước,
Phát triển tín dụng ngân hàng.
1955-1975: cả nước kháng chiến chống Mỹ, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau: Củng cố thị trường tiền tệ, Phát triển công tác tín dụng
1875 -1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được
quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. hoạt
động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền
tệ theo nguyên tắc thị trường.
1986 đến nay: Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp
lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân
hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ
một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một
Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp
luật.
2) Mô hình hiện nay của NHTW: