Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bác vẫn nghe điệu hò ví dặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.5 KB, 3 trang )

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2007) - BÁC VẪN NGHE ĐIỆU
HÒ VÍ DẶM Năm ấy, giữa lúc cả quê hương hồi hộp đón Bác về
thăm, chúng tôi nhận được chỉ thị của tỉnh uỷ: “Văn công chuẩn bị
biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Bác muốn nghe dân ca Nghệ Tĩnh”.
Mừng quá! Nhưng cũng lo quýnh lên... Tại cuộc họp đoàn tôi xin hát
câu dân ca Nghệ Tĩnh.
Tôi nhẩm lại điệu chèo “đò dọc”, nhịp xa quay với nhịp làn hát rồi hát
thử cho cả đoàn nghe. Các anh lớn tuổi bảo hát đúng và nghe cũng
được. Trong lúc đó, ty Văn hóa cũng phái người đi tìm người hát dân
gian. Một chị ở Nam Đàn được mời về...
Chị ấy hát hay lắm, đúng là “giọng gốc”, ai cũng mừng vì chắc chắn
là Bác rất ưa nghe “giọng gốc”. Nhưng, khi đã biết được mời lên tỉnh
làm gì rồi thì chị không dám nhận. Tất nhiên, ai lại không muốn
hưởng cái vinh dự được phục vụ Bác, được nhìn Bác cho lâu. Nhưng
chị lại sợ mình không đủ tự chủ nổi khi ra sân khấu, cuối cùng chị
nhận làm thầy kiểm tra giọng hát của tôi. Chị khen lấy, khen để:
“Được! Giọng chị nghe hay đó chớ. Chị hát đi, tui nỏ dám hát mô!”.
Tôi rủ H. một diễn viên trong đoàn, cùng tập hát đối đáp. Đêm ấy
chúng tôi diễn tại hội trường công an vũừ trang tỉnh. Có tiếng còi ô tô
ngoài cổng chính. “Bác đến!”. Một đồng chí nào đó kêu lên, lạc cả
giọng.
Chúng tôi nhìn chăm chăm vào cửa chính hội trường, đứng nín thở
sau các cánh gà, chờ ngóng Bác... Thật là bất ngờ! Bác đã hiện ra
ngay bên cạnh chúng tôi. Chúng tôi đứng sững như tượng trước mặt
Bác. Rất thoải mái, Bác giơ tay âu yếm. Chúng tôi ùa đến quanh Bác.
Bao nhiêu lo lắng, hồi hộp đều lắng xuống. Bác hỏi thăm sức khoẻ
chúng tôi và dặn hoá trang cho đẹp, diễn cho tốt để làm vui lòng
người xem. Tôi mừng quá. Bác vẫn hồng hào, giọng nói vẫn vang,
dáng người vẫn nhanh nhẹn trong bộ lụa nâu với chiếc áo ka-ki bốn
túi khoác ngoài đã nhạt màu.
Chưa mở màn mà đã được Bác động viên rồi! Tấm lòng yêu thương


chăm chút ấy của Bác, chúng tôi suốt đời không quên.
Trước tiết mục biểu diễn, đùng một cái, H. không dám ra sân khấu
nữa. H. run run nói: “Chị ra đi... em cảm xúc quá không chủ động
được”. Đạo diễn cũng chỉ còn biết ngây ra mà nhìn hai chúng tôi.
Không ai trách H, bởi vì sân khấu đang bao trùm một không khí
thiêng liêng, trong lúc H. còn non tay nghề quá. Tôi thốt lên: “Được,
tôi xin ra hát một mình!”. Phía ngoài, lời giới thiệu đang vang lên
khắp hội trường. Người xem im phắc chờ đợi. Tôi hiện ra trước sân
khấu lúc nào cũng không biết nữa. Tôi nhận ra Bác ngồi xem rất
chăm chú, nét mặt hình như hơi đăm chiêu:
Khốn cho tôi là phải đóng cả hai vai trai và gái, rất khó giao lưu tình
cảm. Mỗi lần liếc mắt xuống hàng ghế đầu, tôi lại thấy đôi mắt Bác
sáng lên như đang nói: “Cháu gắng lên, gắng lên!”. Và trời ơi! Bác
cười, rõ ràng là Bác cười rất hiền, rất đẹp khi tôi diễn cảnh cô gái đưa
tay âu yếm, mạnh dạn níu tay người yêu... Hội trường cũng cười ran.
Tôi hơi chột dạ. Chết! Không biết mình có sơ hở, vụng về gì trong
diễn xuất không.Nhưng nụ cười của Bác đã kịp khích lệ tôi.
Tiết mục kết thúc, Bác rời ghế, bước lên sát sân khấu để đón các
cháu ùa ra với Bác. Bác giơ cao một chiếc lẵng mây và Bác cười: “Các
cháu diễn tốt, Bác thưởng kẹo. Có thích ăn kẹo không?”
Vừa nói, Bác vừa lấy trong lẵng ra một cái kẹo giấy bóng đỏ trông rất
vui mắt, giơ cao lên... Bác nhìn khắp lượt rồi dành vinh dự ấy cho
người vừa hát đối đáp phường vải.
Sau đó một năm, đoàn đang tập vở Cô gái sông Lam thì được Bác
cho vào phục vụ tại Phủ Chủ tịch. Đoàn được vinh dự hai lần biểu
diễn để Bác xem. Diễn xong, cả đoàn bàng hoàng rơi nước mắt khi
một đồng chí phục vụ Bác nói một câu vui rất chân tình: “Các cô, các
cậu là sướng nhất! Từ trước tới nay, nhiều đoàn vào đây biểu diễn,
nhưng tuổi đã cao, không khi nào Bác ngồi xem quá một giờ. Thế mà
hôm nay, Bác ngồi đến tận cuối vở kịch, dài gần ba giờ đồng hồ!”.

Lần gặp này, Bác rất vui với các cháu văn công quê nhà. Lần đầu tiên
vào Phủ Chủ tịch, đoàn đang bỡ ngỡ, lo lắng thì đột nhiên Bác vào
phòng hóa trang. Bác hỏi quê quán từng người. Với anh Nghĩa quê
Nghi Lộc, Bác gật đầu nhại tiếng: “Nghi Lộc à? Con “méo” phải
không?”. Đến anh Ngoạn trưởng đoàn, quê Thừa Thiên, Bác lại giả
lắc đầu: “Rứa là không phải Nghệ An nhà choa!”. Cả đoàn cười rộ.
Đoàn diễn phấn khởi, hào hứng chưa từng thấy. Và diễn rất tự nhiên,
mặc dù Bác ngồi xem cách diễn viên chỉ hai bước chân vì không có
sân khấu riêng.
Tôi còn được nghe một câu chuyện cảm động khác. Khi nghe Bộ Văn
hóa đề nghị hai đoàn ca múa Nghệ An và Hà Tĩnh vào chào Bác, Bác
đã đồng ý, nhưng lại được tin các cháu diễn viên còn bận chuẩn bị đi
phục vụ nhân dân tại Văn Miếu, Bác liền gạt đi ngay: “Thôi, để dân
xem trước, Bác xem sau. Bác phục vụ dân chứ không phải dân phục
vụ Bác!”.
Năm 1967, tỉnh uỷỷ thu dây ghi âm một chương trình dân ca Nghệ
Tĩnh để đưa ra Hà Nội dâng Bác, gọi là chút quà nhỏ của quê hương
những ngày đánh Mĩ. Khi nghe phát lại, chúng tôi lo quá. Vì ai cũng
nhận thấy rất rõ giọng hát của mình còn non.
Phải luyện sao cho giọng hát giàu sức sống, giàu tình cảm hơn nữa
để có dịp Bác về thăm quê lần thứ ba, toàn đoàn sẽ dâng lên Bác
một chương trình dân ca đặc sắc. Nhưng không ngờ, ngày ấy không
bao giờ đến nữa. Bao thương tiếc đau buồn, bao kính yêu thiêng
liêng, bao nỗi biết ơn sâu xa, chúng tôi dồn hết cả vào câu hát, tiếng
đàn. Lúc ấy, Song Thao, diễn viên trẻ nhất đang tập bài Trông cây lại
nhớ đến người. đều dồn cả vào bài hát. Song Thao hát bằng tất cả
những kỷ niệm ấm áp đối với Bác từ đêm diễn mùa đông năm 1961
tại quê hương. Tiếng hát “Trông cây lại nhớ đến người...” của Song
Thao được công chúng hoan nghênh ngay khi được phát qua làn sóng
điện. Cả khán giả nước ngoài cũng lưu luyến tiếng hát Song Thao với

bài hày ấy. Chị đã tâm sự với các bạn:
“Không khí nhân dân các nước bạn thương tiếc, kính yêu Bác đã giúp
chúng tôi biểu diễn giàu xúc động. Mỗi lần đến tiết mục nói về Bác,
các nghệ sĩ lấy đèn chiếu đưa hình Bác nổi bật lên nền phông sân
khấu. Chao ôi, nhìn người xem đứng rào cả dậy, rồi liếc mắt thấy Bác
trên cao i như thật, vừa hát mà vừa nuốt nước mắt. Hôm biểu diễn ở
Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, tôi vừa cất giọng thì từ phía
người xem tiếng khóc rưng rức đã cất lên. Tôi cố ghìm mình nhưng
cổ cứ nghẹn lại, cuối cùng, không hát nổi, đành gác tiết mục “Trông
cây...” lại, sau đó một hồi mới hát tiếp được. Nhưng kỷ niệm sâu sắc
nhất là hôm đoàn làm lễ kỷ niệm ngày 19 - 5 - 1970 tại thành phố
Trường Sa. ởỷ đây, tại vườn hoa Đông Hồ, nổi lên 10 cây hoa đẹp.
Loại hoa gì, tôi không nhớ tên nữa. Điều không ngờ đó là giống hoa
của Bác Hồ. Bác đã gửi tặng nhân dân thành phố Trường Sa một
nhánh cây, nay họ nhân lên, đã thành 10 cây nhỏ mọc trong 10 chiếc
chậu sứ xinh xinh. Trông cây, chúng tôi khóc oà. Các bạn Trung Quốc
cùng đi cũng khóc theo. Đi ra nước ngoài, càng thấy thêm tầm vĩ đại
của Bác. Tôi hát bài “Trông cây lại nhớ đến Người” với một niềm xúc
động thật ấm áp. Phảng phất quanh mình không khí làng Sen thân
thiết...”.

×