Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lớn môn luật sở hữu trí tuệ và So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.53 KB, 11 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của
mỗi cơ chế bảo hộ
2. Ngày 25/05/2012, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn (Công ty
TNHH Trường Sơn) nộp đơn đăng kí nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm kem xoa
bóp và được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “LION” ngày 10/04/2013. Ngày
20/03/2013, Công ty TNHH Trường Sơn nộp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp
đối với bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION. Ngày 05/09/2013, Công ty TNHH
Trường Sơn phát hiện trên thị trường có sản phẩm kem xoa bóp của Công ty Dược
phẩm Minh Sơn mang nhãn hiệu “LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION”; đồng
thời, bao bì sản phẩm của công ty Dược phẩm Minh Sơn có các họa tiết trên hộp
kem giống với kiểu dáng bao bì mà Công ty TNHH Trường Sơn đã đăng kí. Theo
anh chị:
- Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp của Công ty TNHH Trường Sơn không? Là những hành vi nào?
- Công ty TNHH Trường Sơn có quyền gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của
mình.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.SO SÁNH CƠ CHẾ BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ BÍ MẬT KINH DOANH. ƯU
ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA MỖI CƠ CHẾ BẢO HỘ
1. So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh
1.1.Giống nhau


Đối với những sáng tạo thuộc lĩnh vực kĩ thuật có thể bảo hộ bằng sáng chế
hoặc bí mật kinh doanh. VD: quy trình sản xuất, công thức sản xuất một sản phẩm,

1.2.Khác nhau
Tiêu chí
Khái


niệm

Đối
tượng
được
bảo hộ
Điều
kiện bảo
hộ
Căn cứ
xác lập
quyền

Sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật
dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề
xác định bằng việc ứng dụng các
quy luật tự nhiên
Những sáng tạo về mặt kĩ thuật

Có tính mới, có trình độ sáng tạo
và có khả năng ápdụng công
nghiệp
Được xác lập khi đăng kí và được
cấp văn bằng bảo hộ: Công khai
thông tin sáng chế; mất thời gian
và chi phí cho việc đăng kí.
Thời hạn Kéo dài 20 năm kể từ ngày nộp
bảo hộ

đơn
Cơ chế Chủ sở hữu được độc quyền khai
bảo hộ
thác sử dụng sáng chế và có
quyền ngăn cấm không cho người
khác khai thác, sử dụng sáng chế
đã được bảo hộ.Trừ trường hợp
được sử dụng với mục đích phi
thương mại theo khoản 2 Điều
125.
Cơ chế Chủ sở hữu sáng chế chỉ cần
thực thi chứng minh mình đang nắm giữ
bằng độc quyền sáng chế

Bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là thông tin thu
được từ hoạt động đầu tư tài chính,
trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả
năng sử dụng trong kinh doanh.
Có đối tượng đa dạng hơn: Công
thức chế tạo sản phẩm, danh sách
khách hàng, tài liệu trong hoạt
động thương mại, thông tin liên
quan đến tài chính, thương mại,…
Không phải là hiểu biết thông
thường, không dễdàng có được,có
lợi cho người nắm giữ,…
Không phải đăng kí: bảo mật được
các thông tin; không mất thời gian
và chi phí cho việc đăng kí; mất chi

phí cho việc bảo mật.
Không xác định thời hạn bảo hộ
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh
không có quyền ngăn cấm người
khác khai thác, sử dụng bí mật kinh
doanh nếu họ tạo ra bí mật kinh
doanh một cách độc lập

Khó khăn hơn, chủ sở hữu bí mật
kinh doanh phải chứng minh rằng
mình có quyền với bí mật kinh
doanh và chứng minh bên có được


bí mật kinh doanh chiếm hữu bất
hợp pháp.
2. Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ
2.1. Cơ chế bảo hộ sáng chế
Ưu điểm: thông tin sáng chế được công khai giúp tránh nghiên cứu trùng lặp,
là cơsở để cải tiến phát triển sáng chế,…; Mức độ bảo hộ cao vì chủ sở hữu được
độc quyền khai thác sử dụng sáng chế, có quyền ngăn cấm bất cứ chủ thể nào khác
khai thác sử dụng sáng chế trong thời hạn bảo hộ. Điều này có thể hạn chế hoặc
loại bỏ bớt sự cạnh tranh. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu không có nghĩa vụ
phải chứng minh phạm vi quyền của mình vì đã có văn bằng bảo hộ
Nhược điểm: Điều kiện bảo hộ khó khăn vì phải đáp ứng 3 tiêu chí là tính
mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp; Thông tin sáng chế bị công
khai dễ dàng bị chủ thể khác xâm phạm quyền; Phải đăng kí tốn thời gian và chi
phí,…
2.2. Cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh
Ưu điểm: điều kiện bảo hộ dễ dàng hơn khi không phải là hiểu biết thông

thường, không dễ dàng có được; khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người
nắm giữ lợi thế cho người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh
đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được; Được bảo hộ tự động mà không
phải đăng kí, không phải công khai,…
Nhược điểm: mức độ bảo hộ yếu vì chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm
người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu họ tạo ra bí mật kinh doanh một cách
hợp pháp.


II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
của Công ty TNHH Trường Sơn không? Là những hành vi nào?
*Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, hành vi bị coi là
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau đây:
“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép
theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133,
Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra
trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt
Nam.”
Do đó, để biết được Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Trường Sơn không thì cần xem xét
hành vi của Công ty Dược phẩm Minh Sơn có thỏa mãn được những căn cứ trên
hay không.

Trong trường hợp đề bài đã nêu, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường
Sơn (Công ty TNHH Trường Sơn) nộp đơn đăng kí nhãn hiệu “LION” cho sản


phẩm kem xoa bóp ngày 25/05/2012 và được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu
“LION” ngày 10/04/2013. Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 của Luật Sở hữu trí
tuệ: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười
năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Do đó, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn (Công ty TNHH Trường
Sơn) nộp đơn đăng kí nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm kem xoa bóp ngày
25/05/2012 được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “LION” ngày 10/04/2013 nên
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “LION” của Công ty TNHH Đông Nam Dược
Trường Sơn được bảo hộ mười năm kể từ ngày nộp đơn tức là đến hết ngày
25/12/2022. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn không vi
phạm các trường hợp quy định tại Điều 95 và 96 Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, tại
thời điểm Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn phát hiện Công ty Dược
phẩm Minh Sơn sử dụng nhãn hiệu “LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION” của
Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn cho sản phẩm kem xoa bóp là ngày
05/09/2013 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “LION” của Công ty TNHH
Đông Nam Dược Trường Sơn vẫn còn hiệu lực.
Mặt khác, trong trường hợp trên, phạm vi quyền được bảo hộ của Công ty
TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn bao gồm:
- Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn được cấp Giấy chứng nhận
nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm kem xoa bóp nên Công ty TNHH Đông Nam
Dược Trường Sơn là chủ sở hữu nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm kem xoa bóp.
- Mẫu nhãn hiệu: Chữ “LION”
- Loại hàng hóa: kem xoa bóp thuộc nhóm 5 trong bảng danh mục các hàng
hóa, dịch vụ liệt kê nhóm theo Thỏa ước Nice 10.



Bên cạnh đó, nhãn hiệu “LIONS” cho sản phẩm kem xoa bóp của Công ty
Dược phẩm Minh Sơn tương tự với nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm kem xoa bóp
của Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn đã được cấp Giấy chứng nhận
nhãn hiệu:
- Về cấu trúc: nhãn hiệu “LIONS” cho sản phẩm kem xoa bóp của Công ty
Dược phẩm Minh Sơn có tới 4/5 kí tự trùng với nhãn hiệu “LION” cho sản phẩm
kem xoa bóp của Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn bao gồm:
“L,I,O,N” trật tự của các kí tự hoàn toàn trùng khớp với nhau.
- Về cách phát âm: Từ “LION” được phát âm là /ˈlaIən/ còn từ “LIONS”
được phát âm là /ˈlaIəns/, hai từ này phát âm gần giống nhau chỉ khác nhau một
điểm đó là từ “LIONS” được phát âm ra thì có bật âm cuối là /s/ còn từ “LION” thì
không có. Đặc biệt đặt trong bối cảnh hai công ty trên thì phần đa số các khách
hàng là người Việt Nam, mà trong cách phát âm của người Việt Nam thì không có
bật hơi âm cuối, dẫn đến hai từ “LIONS” và “LION” ở Việt Nam phần đa người ta
đều phát âm thành /ˈlaIən/ do đó rất khó để cho người tiêu dùng phân biệt được hai
nhãn hiệu nói trên.
- Cách trình bày: kiểu chữ, màu sắc của chữ trên nhãn hiệu của công ty
Dược phẩm Minh Sơn gần giống với Công ty TNHH Trường Sơn.Bao bì sản phẩm
của công ty Dược phẩm Minh Sơn có các họa tiết trên hộp kem giống với kiểu
dáng bao bì mà Công ty TNHH Trường Sơn đã đăng kí.
- Hai nhãn nhiệu “LION” và “LIONS” của hai công ty đều dành cho sản
phẩm là kem xoa bóp.
Ngoài ra, hành vi bị cho là xâm phạm của công ty Dược phẩm Minh Sơn xảy
ra trên lãnh thổ Việt Nam. Vì cả hai công ty Công ty TNHH Trường Sơn và công
ty Dược phẩm Minh Sơn có trụ sở tại Việt Nam, nhãn hiệu “LION” dành cho sản


phẩm kem xoa bóp cũng được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam; và cả
hai sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ chủ yếu là người Việt Nam và tại Việt
Nam.

Như vậy, với những lập luận và phân tích ở trên, cùng việc căn cứ vào các
quy định tại Điều 129 Luật sử hữu trí tuệ, việc Công ty Dược phẩm Minh Sơn sử
dụng nhãn hiệu “LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION” của Công ty TNHH
Đông Nam Dược Trường Sơn cho sản phẩm kem xoa bóp đã vi phạm quyền sở
hữu nhẫn hiệu của Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn.
*Tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt
động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều
kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;”
Theo quy định tại các Điều khoản trên, chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu,
thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: Nhãn hiệu, tên
thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu
dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao
gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương
tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo
để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó. Mà
trong tình huống đề bài nêu trên, Công ty Dược phẩm Minh Sơn ngoài hành vi sử


dụng nhãn hiệu “LIONS” cho sản phẩm kem xoa bóp tương tự với nhãn hiệu
“LION” của Công ty TNHH Trường Sơn; mà công ty Dược phẩm Minh Sơn còn
sử dụng mẫu bao bì sản phẩm có các họa tiết trên hộp kem giống với kiểu dáng bao
bì mà Công ty TNHH Trường Sơn đã đăng kí. Mà kiểu dáng công nghiệp đối với
bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION của Công ty TNHH Trường Sơn mới chỉ đăng
kí chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, có thể khẳng định hành vi sử dụng mẫu
bao bì sản phẩm có các họa tiết trên hộp kem giống với kiểu dáng bao bì mà Công

ty TNHH Trường Sơn đã đăng kí của Công ty Dược phẩm Minh Sơn được coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
==> Như vậy, trong tình huống đề bài đã nêu, Công ty Dược phẩm Minh
Sơn đã vi phạm quyền sở hữu nhẫn hiệu của Công ty TNHH Đông Nam Dược
Trường Sơn vì sử dụng nhãn hiệu “LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION” của
Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn cho sản phẩm kem xoa bóp. Đồng
thời hành vi sử dụng mẫu bao bì sản phẩm có các họa tiết trên hộp kem giống với
kiểu dáng bao bì mà Công ty TNHH Trường Sơn đã đăng kí của Công ty Dược
phẩm Minh Sơn còn được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
2. Công ty TNHH Trường Sơn có quyền gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của
mình
Thứ nhất, vì Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi sử dụng bao bì sản
phẩm có các họa tiết trên hộp kem giống với kiểu dáng bao bì mà Công ty TNHH
Trường Sơn đã đăng kí ngày 20/03/2013, nên căn cứ vào khoản 1 Điều 131 Luật
Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí như sau: “Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử
dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì


người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình
đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công
báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử
dụng.” Do đó, trong trường hợp này, vì Công ty TNHH Trường Sơn đã nộp đơn
đăng kí kiểu dáng công nghiệp đối với bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION, nên để
bảo vệ quyền lợi cho mình Công ty TNHH Trường Sơn có quyền thông báo bằng
văn bản cho Công ty Dược phẩm Minh Sơn về việc mình đã nộp đơn đăng kí kiểu
dáng công nghiệp đối với bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION ngày 20/03/2013;
đồng thời yêu cầu Công ty Dược phẩm Minh Sơn chấm dứt việc sử dụng các họa
tiết trên hộp kem giống với kiểu dáng bao bì mà Công ty TNHH Trường Sơn đã

đăng kí.
Thứ hai, vì Công ty Dược phẩm Minh Sơn đã vi phạm quyền sở hữu nhẫn
hiệu của Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn vì sử dụng nhãn hiệu
“LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION” của Công ty TNHH Đông Nam Dược
Trường Sơn cho sản phẩm kem xoa bóp; đồng thời Công ty Dược phẩm Minh Sơn
còn có hành vi cạnh tranh không lành mạnh với công ty Công ty TNHH Đông Nam
Dược Trường Sơn. Do đó, căn cứ vào Điều 198 và Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ
cùng với Điều 15 và Điều 16 Nghị định 99/2013/NĐ-CP; Công ty TNHH Đông
Nam Dược Trường Sơn có quyền yêu cầu Thanh tra Khoa học và Công nghệ xử
phạt hành chính đối với Công ty Dược phẩm Minh Sơn.
Thứ ba, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình vì Công ty Dược phẩm
Minh Sơn đã vi phạm quyền sở hữu nhẫn hiệu của Công ty TNHH Đông Nam
Dược Trường Sơn vì sử dụng nhãn hiệu “LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION”
của Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn cho sản phẩm kem xoa bóp. Do
đó, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn có thể khởi kiện dân sự ra Tòa
án đối với hành vi vi phạm của Công ty Dược phẩm Minh Sơn theo quy định tại


điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ. Công ty TNHH Đông Nam Dược
Trường Sơn có thể yêu cầu Tòa án buộc Công ty Dược phẩm Minh Sơn: chấm dứt
hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai Công ty TNHH Đông Nam Dược
Trường Sơn; thực hiện các nghĩa vụ dân sự; bồi thường thiệt hại; tiêu huỷ hoặc
buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với
hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh
hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Việc bồi
thường thiệt hại mà Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn yêu cầu Công ty
Dược phẩm Minh Sơn thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật tại Điều 204
và Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ. Đồng thời căn cứ vào khoản 3 Điều 205 Luật sở
hữu trí tuệ thì Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn còn có quyền yêu cầu

Công ty Dược phẩm Minh Sơn phải thanh toán chi phí hợp lý để Công ty TNHH
Đông Nam Dược Trường Sơn thuê luật sư.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nghị định của Chính phủ số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định về

3.

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN
Thông tư của Bộ khoa học và công nghệ số 11/2015/TT-BKHCN ngày
26/06/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi

4.

phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. Công an

5.

nhân dân, Hà Nội, 2009.
Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.




×