Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và y tế học đường cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học nga nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.97 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ông Phùng Khắc Bình khi đang giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ công tác học
sinh, sinh viên Bộ GD&ĐT cho biết, công tác giáo dục thể chất và y tế học
đường sẽ được đặc biệt quan tâm với yêu cầu các cấp quản lý nâng cao nhận
thức đối với công tác này trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện thân thể, chăm sóc sức
khỏe sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu động cơ, sự ham thích của người học.
Giáo dục thể chất, y tế trường học cũng sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ
với nâng cao sức khỏe thể chất của học sinh, sinh viên kết hợp với công tác
phòng chống các bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ nạn
xã hội xâm nhập học đường. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung nghiên cứu,
xây dựng các mô hình điểm về công tác giáo dục thể chất và y tế học đường tại
các bậc học, các địa phương để nhân rộng và phát huy vai trò tích cực của giáo
dục thể chất và y tế trường học trong công tác giáo dục và đào tạo.
Như vậy công tác giáo dục thể chất và y tế học đường là một công tác quan
trọng và không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Quan tâm đến sức
khoẻ các em học sinh trong các cơ sở giáo dục là vấn đề cần thiết và cũng là
nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp, các ngành. Các nhà quản lý giáo dục luôn
tìm giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Giáo dục
thể chất và Y tế học đường trong nhà trường là niềm trăn trở của mỗi cán bộ
quản lý giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ tầm quan
trọng nêu trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho học sinh ở trường Tiểu học
Nga Nhân".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm cung cấp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y
tế học đường cho học sinh Tiểu học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y
tế học đường cho học sinh Tiểu học tại trường Tiểu học Nga Nhân.


Đối tượng nghiên cứu là tất cả học sinh trường Tiểu học Nga Nhân trong
năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Đọc và nghiên cứu một số tài liệu liên quan Giáo dục thể chất và Y tế học
đường cho học sinh Tiểu học.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Nghiên cứu, điều tra thực tiễn, thu thập thông tin về học tập, kết quả của
việc khám chữa bệnh cho học sinh.
3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
- Thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh
giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ xa xưa thể dục thể thao đã được xem như một bộ phận không thể thiếu
của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn thiện con người với quan niệm vận động
là sức khỏe, là sự sống. Thể dục thể thao mang lại sự phát triển hài hòa của một
cá thể: "Trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về
mặt thể chất". Nhận thức được vai trò to lớn của thể dục thể thao, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đưa thể dục thể thao vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển
con người và coi đó là biện pháp: "Bồi bổ sức khỏe hữu hiệu, ít tốn kém, làm
cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ và già trẻ, gái, trai ai cũng có thể làm
được", đồng thời Bác cũng kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ
là cả nước mạnh khoẻ".

Xuất phát từ quan điểm trên, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác thể dục thể thao
đối với thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính
sách chăm sóc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các
mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức.
Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khỏe là tài sản quí báu nhất và là
quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và quốc gia. Vì vậy, giáo dục thể
chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình
sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân
cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục
thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực để
nâng cao sức khoẻ với mục tiêu "Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc",
"Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức".
Cùng với việc đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, y tế học đường
có vai trò cực kỳ quan trọng, là một bộ phận quan trọng đã góp phần không
nhỏ trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh giữ gìn sức khoẻ, giúp các em có
điều kiện học tập tốt, lao động tốt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung:
Công tác y tế học đường dù rất được quan tâm nhưng vẫn chưa được đầu tư
đúng mức, vẫn còn nhiều trường chưa có phòng y tế và nhân viên y tế. Hiện nay
mạng lưới y tế trường học trong cả nước thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Giáo dục thể chất và Y tế học đường trên địa bàn huyện Nga Sơn cũng rơi
vào thực trạng chung là các nhà trường Tiểu học mới chỉ hoàn thành việc thực
hiện chương trình giảng dạy môn Thể dục, thực hiện đúng chương trình quy
định. Song, chất lượng giảng dạy không được nâng lên bởi cơ sở vật chất phục
vụ cho việc dạy và học còn thiếu nhiều như sân bãi, dụng cụ giảng dạy... Các
trường phần lớn cho học sinh học và tập luyện trên sân trường hoặc sân chơi, bãi

2


tập chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo yêu cầu chuẩn, kể cả những trường đã
được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng đội ngũ chưa cao, một vài giáo
viên cao tuổi không nhiệt tình công tác, một số giáo viên năng lực chuyên môn
hạn chế.
Công tác y tế học đường trong các nhà trường còn nhiều bất cập, tất cả các
trường Tiểu học trên địa bàn huyện chưa có cán bộ y tế để chăm sóc và theo
dõi sức khỏe cho học sinh. Các nhà trường phải cử cán bộ giáo viên kiêm nhiệm
phụ trách phòng y tế học đường, những giáo viên này chỉ có thể giúp nhà trường
quản lý hồ sơ sổ sách, sơ cứu ban đầu cho học sinh khi bị ốm đau đột xuất còn
việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong năm học hoặc khóa học thì
ngoài khả năng của họ.
2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và y tế học đường tại
trường Tiểu học Nga Nhân.
* Về thái độ, ý thức, tinh thần học tập bộ môn và sức khỏe của học sinh:
Quan niệm của học sinh về bộ môn: Học sinh coi đây là môn phụ, không
mang lại thành tích học tập và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập
chung. Nhận thức của học sinh về bộ môn còn chưa sâu sắc, học sinh chưa thấy
được vai trò, tầm quan trọng của môn học đối với bản thân. Trong khi thực tế
hiện nay, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan khiến cho học sinh không còn
thời gian vui chơi, và áp lực học tập nhiều học sinh phải thay đổi nếp sinh hoạt
gây xáo trộn sinh học. Và để không bị trễ giờ học, nhiều em đã phải thường
xuyên nhịn ăn sáng, hoặc chỉ ăn qua quýt, vội vã, nên rất ảnh hưởng rất nhiều
đến sức khoẻ.
Mặt khác, nhiều phụ huynh quan niệm môn Thể dục là môn phụ, vài ba
động tác thể dục không mang lại lợi ích gì cho học sinh, chỉ làm các em mệt
mỏi, uể oải không muốn học văn hóa. Một số phụ huynh chạy theo tâm lý thành
tích, muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực của các em,

không nhiệt tình động viên các em tham gia học tập môn học này. Điều này,
khiến các em ỷ lại, lười vận động dẫn đến sức khỏe giảm sút. Một số em rơi vào
tình trạng suy nhược thần kinh, thiếu dinh dưỡng, không bảo đảm sức khoẻ.
Nhiều em đến lớp trong trạng thái gà gật, có khi bị hạ can xi, phải cấp cứu.
Trong khi đó, nhân viên y tế không có chuyên môn nghiệp vụ nên không thể tư
vấn giúp đỡ các em để các em có ý thức rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.
* Về đội ngũ giáo viên và nhân viên y tế:
Giáo viên làm công tác Giáo dục thể chất: Hiện nay nhà trường có 01 giáo
viên dạy môn Thể dục được đào tạo trình độ đại học. Nhìn chung giáo viên có
trách nhiệm trong công tác giảng dạy nhưng chưa thực sự nhạy bén trong công
việc, việc tiếp cận với tri thức mới thời hội nhập vào dạy học chưa được thể hiện
rõ nét.
Về công tác giảng dạy, giáo viên mới chỉ dừng lại giảng dạy chương trình
chính khóa, đảm bảo được số tiết quy định, việc nhận thức được vai trò quan
trọng của giáo dục thể chất trong nhà trường còn non kém. Nội dung hoạt động
3


thể thao ngoại khoá trong nhà trường còn nghèo nàn, chưa thực sự tạo được sự
hứng thú cho học sinh.
Cán bộ làm công tác y tế học đường: Tuy được đánh giá là rất cần thiết
nhưng nhà trường chưa có nhân viên y tế. Nhân viên y tế của nhà trường hiện
nay là cán bộ kế toán kiêm nhiệm, phụ trách chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban
đầu cho học sinh toàn trường.
* Về cơ sở vật chất của nhà trường:
Nhìn chung cở sở vật chất của nhà trường hiện nay tương đối đầy đủ, nhà
trường đã có hệ thống nước sạch cho học sinh sử dụng, có máy lọc nước đảm
bảo vệ sinh. Có đầy đủ các phòng học, bàn ghế đảm bảo quy cách, ánh sáng,
khuôn viên nhà trường thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ. Phòng y tế học đường được
trang bị tủ thuốc, các dụng cụ y tế.

Tuy nhiên, do cở sở vật chất xuống cấp nên sự sắp xếp chưa được khoa học,
đẹp mắt, sân chơi bãi tập của nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu.
* Về công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường:
Sau khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2005, Ban giám
hiệu rất chú trọng đến công tác giáo dục thể chất y tế học đường, đầu tư kinh phí
mua sắm thiết bị dạy học, trang bị tủ thuốc, các dụng cụ y tế, tổ chức khám sức
khỏe cho học sinh… Tuy nhiên, công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường
trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc còn bị coi nhẹ,
thiếu bình đẳng so với các môn học khác. Nguyên nhân là do cở sở vật chất của
nhà trường tuy đủ về số lượng nhưng chưa được đảm bảo về chất lượng. Nhiều
trang thiết bị dạy học còn trong tình trạng thiếu thốn, kém chất lượng, chất
lượng sân chơi bãi tập chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học vì vậy trong quá trình
chỉ đạo vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng giảng dạy chưa cao.
2.2.3. Kết quả thực trạng.
Với những thực trạng trên, hiện nay trường Tiểu học Nga Nhân đang gặp
những khó khăn như cơ sở vật chất nhà trường đã bị xuống cấp nhiều, bãi tập
hẹp, không bằng phẳng, hệ thống cống thoát nước kém.
Giáo viên giảng dạy môn thể dục phần lớn mới chỉ dừng lại dạy các động
tác, các bài thể dục theo phân phối chương trình chứ không xuất phát từ đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng
dựa trên kết quả bài tập chứ không dựa trên sự phát triển về thể lực và sức khỏe
học sinh. Chính vì vậy Giáo dục thể chất như là sự bắt buộc, thiếu phương pháp
khoa học.
Nhiều học sinh mắc phải bệnh: mắt, phình cuốn mũi, viêm A, viêm họng
hạt, bướu cổ, huyết áp nhưng không có nhân viên y tế đúng chuyên ngành để
theo dõi sức khỏe dẫn đến sức khỏe của các em không đảm bảo. Qua kiểm tra
sức khỏe cho học sinh, tôi thấy học sinh trong nhà trường mắc nhiều bệnh, trong
khi đó phụ huynh đôi khi không để ý đến bệnh tật của con em mình, cho rằng đó
là những bệnh thường gặp, không ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Việc quan
tâm đến sức khỏe của học sinh là một phần trách nhiệm của nhà trường.

4


Kết quả khảo sát chất lượng học tập học sinh cuối tháng 10
Năm học 2018-2019
Số HS
272

Hoàn thành tốt
SL
%
60
22

Chất lượng học tập
Hoàn thành
SL
%
145
53,4

Chưa hoàn thành
SL
%
67
24,6

Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
tháng 4 năm 2018 (Năm học 2017 - 2018) như sau:
Bệnh tật

Số HS

Mắt

Khối 1
1 cận
48 HS 1 sạn vôi
Khối 2
2 cận
47 HS
Khối 3
69 HS

Khối 4
36 HS

6 cận

3 cận

Bướu
cổ
1
0

Tai mũi họng
4 sâu răng
2 sâu răng

Cột

sống
0
0

Bệnh khác

Phân loại
sức khỏe

1 suy dinh
dưỡng.
1 suy dinh
dưỡng.

22 loại I
26 loại II
22 loại I
25 loại II

3

1 phình cuốn mũi
16 cao răng
3 sâu răng
4 Viêm họng

0

1 Huyết áp
thấp


32 loại I
37 loại II

1

4 cao răng
2 sâu răng
1 Viêm họng

0

1 Huyết áp
thấp

17 loại I
19 loại II

7 cao răng
4 sâu răng
5 Viêm họng

0

1 suy dinh
dưỡng.

25 loại I
27 loại II


0

5

Khối 5
52 HS

4 cận

1

Tổng
252

17

6

53

118 loại I
134 loại II

Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện
và chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường là một việc làm vô cùng
quan trọng và cần thiết đối với các nhà quản lý giáo dục. Thủ trưởng đơn vị phải
xem công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường là nội dung quan trọng trong
giáo dục toàn diện. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất và Y tế học đường cho
học sinh ở trường Tiểu học Nga Nhân".

2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1. Nhận thức đúng đắn vai trò của công tác GDTC&YTHĐ
trong nhà trường.
Giáo dục thể chất đóng vai trò quan trọng hình thành ý thức rèn luyện thể
lực, nâng cao sức khỏe cho học sinh. Việc Giáo dục thể chất và Y tế học đường
cho học sinh để nâng cao tầm vóc và thể trạng cho người Việt là một trong
5


những nội dung của chương trình quốc gia do Viện Khoa học thể dục thể thao
xây dựng.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức
hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo
dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo
dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung
đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ
dục và giáo dục lao động.
Về đức, việc tập luyện thể dục thể thao cũng có nhiều ảnh hưởng đến đạo
đức của con người, thông qua quá trình luyện tập nó rèn luyện cho học sinh lòng
kiên trì, biết vượt khó, có bản lĩnh, có cách cư xử giao tiếp, văn minh, lịch sự,
hoà đồng với bạn bè, tăng cường tình đoàn kết và tinh thần tập thể.
Về trí, thể dục thể thao giúp tăng cường trí thông minh. Theo các nhà khoa
học hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu vực liên quan
tới trí nhớ, khi luyện tập thể dục thể thao học sinh sẽ cảm thấy đầu óc thư thái
hơn, tâm lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng khoái, giảm bớt stress
để từ đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp.
Về thể, đây chính là mục tiêu cơ bản của môn Giáo dục thể chất, tập thể
thao là để nâng cao sức khỏe và có sức đề kháng với bệnh tật (bệnh cảm, bệnh
giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa cột sống...) sức khỏe và tuổi thọ

được tăng lên.
Về mĩ, thể dục thể thao giúp học sinh có một phần phẩm chất nghệ sĩ, một
tình yêu đối với cái đẹp, tình yêu con người và cuộc sống, giàu khả năng cảm
xúc, lĩnh hội thế giới thông qua cảm xúc, giúp học sinh phát triển hài hoà trên tất
cả các mặt tư duy logic, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện.
Gắn giáo dục thể chất, y tế trường học có vai trò cực kỳ quan trọng, Y tế
học đường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trường học. Y tế học
đường không gói gọn trong việc thuốc men, giường bệnh. Ý nghĩa sâu sắc của
Y tế học đường là bảo đảm được các tiêu chí về bảo vệ sức khỏe học sinh với
mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, theo dõi và tổng hợp tình hình sức khỏe cho học
sinh, xây dựng môi trường vệ sinh xanh sạch đẹp. Phòng chống dịch bệnh,
phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch, phòng
chống HIV…góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Với
nhận thức đúng đắn ấy, nhà trường đang dần tạo ra một môi trường "thân thiện"
thực sự đối với học sinh.
Như vậy, Giáo dục thể chất và Y tế học đường có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, có vai trò quan trọng trong nhà trường. Giáo dục thể chất và Y tế học
đường đều đem lại sức khỏe cho học sinh, giúp các em phòng chống được các
bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ nạn xã hội xâm nhập
học đường để các em trở thành nguồn nhân lực phát triển toàn diện, với những
con người có đạo đức, tri thức, sửa khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ động học tập và rèn luyện
để góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam.
6


Giải pháp 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về công tác GDTCvà
YTHĐ.
Nhận thức là tiền đề của hoạt động, có nhận thức đúng mới có hành động

đúng là cơ sở để hướng tới kết quả hoàn thiện. Do vậy, cần thiết phải nâng cao
nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Giáo dục thể chất và Y tế học đường.
- Đối với giáo viên, nhân viên, học sinh:
Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu
sắc cho học sinh, giáo viên nhân viên về các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp các
ngành về công tác Giáo dục thể chất, y tế trường học để mọi người hiểu và thực
hiện nghiêm túc. Việc tuyên truyền được diễn ra trong các kỳ họp Hội đồng sư
phạm, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, các tháng chủ
điểm, lễ ra quân (phòng chống HIV, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm)

Ảnh: Tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường
- Đối với phụ huynh học sinh:
Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân, phụ huynh học sinh về Giáo
dục thể chất và Y tế học đường để phụ huynh hiểu và thực hiện.
Tuyên truyền trong các buổi họp phụ huynh học sinh những nội dung: triển
khai luật bảo hiểm y tế, công tác bảo hiểm y tế trong trường học.
Động viên phụ huynh học sinh tham gia đóng bảo hiểm y tế cho con em
mình nhằm thực hiện tốt tinh thần tương thân tương ái và có kinh phí để phục vụ
công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh;
Xây dựng môi trường thân thiện để mỗi người đều hiểu và có ý thức thực
hiện tốt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất và Y tế
học đường, xây dựng nếp sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn, giáo dục nhân cách lối
sồng, giảm thiểu các bệnh học đường cho học sinh và phòng chống các dịch
bệnh, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
7


Giải pháp 3. Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện
công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường.
Thủ trưởng đơn vị thành lập Ban chỉ đạo, ra Quyết định thành lập Ban chỉ

đạo thực hiện công tác Giáo dục thể chất và Y tế học đường. Ban chỉ đạo bao
gồm:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.
- Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường.
- Thường trực: Kế toán kiêm cán bộ y tế trường học.
- Ủy viên: TPT Đội, Trạm y tế xã Nga Nhân, Tổ trưởng chuyên môn, Ban
đại diện cha mẹ học sinh, trưởng các tổ chức đoàn thể.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy môn Thể
dục, các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục
triển khai hàng năm.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
Việc xây dựng kế hoạch Giáo dục thể chất và Y tế học đường phải căn cứ
vào tinh thần chỉ đạo chung của các ngành, các cấp, dựa trên đặc điểm tình hình
của nhà trường để xây dựng kế hoạch theo yêu cầu của nhiệm vụ năm học.
Người Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu giáo dục, nhận thức đúng đắn
vai trò của Giáo dục thể chất và Y tế học đường trong nhà trường để xây dựng
kế hoạch. Kế hoạch phải rõ ràng cụ thể nội dung, biện pháp.
Ví dụ: Phần nội dung của kế hoạch thực hiện công tác Giáo dục thể chất và
Y tế trường học năm học 2018 – 2019:
I. Công tác giáo dục thể chất:
1. Thể dục chính khoá:
a. Nội dung:
- Giáo viên bộ môn Thể dục dạy đúng, đủ nội dung và thời lượng giờ Thể
dục theo quy định của chương trình. Bộ môn Thể dục thực hiện giảng dạy
2tiết/tuần.
- Thực hiện đúng các quy định về hồ sơ sổ sách và quy chế CM.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy của Nhà trường, kế hoạch kiểm
tra của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu.
- Bài lên lớp phải chuẩn bị chu đáo về nội dung phương pháp, sát hợp với

chương trình, phù hợp với đối tượng.
- Đi dự giờ đầy đủ, góp ý kiến chân tình, thẳng thắn.
- Giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Chú ý coi trọng
sức khỏe của học sinh trong giờ dạy Thể dục.
- Kiểm tra đánh giá cho điểm chính xác, khách quan, đúng quy chế, thực
hiện đúng số lần kiểm tra cho điểm.
b. Chỉ tiêu:
- Dự giờ đồng nghiệp đảm bảo tối thiểu mỗi tuần 1 tiết.
- Dạy đồng nghiệp dự: 4 tiết/GV/năm.
- Xếp loại tay nghề: Giỏi: 71,4%; Khá: 28,6%; Đạt: 0%.
- Chất lượng bộ môn (từ trung bình trở lên): Thể dục: 100%.
8


- Không có trường hợp giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.
c. Biện pháp:
- Mỗi giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm lòng nhiệt tình với nghề
nghiệp, phải thật sự “yêu nghề mến trẻ”, ra sức phấn đấu tự học tự rèn để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên thông qua các
hình thức: Thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa, chọn bài tập
phù hợp với sức khỏe của học sinh, thể hiện tốt sự quan tâm của thầy về việc coi
trọng sức khỏe của học sinh.
- Thực hiện đúng công tác kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông
tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ GV, phát huy tính tự giác của
cá nhân đối với công việc được giao.
- Nghiêm túc trong làm việc, hội họp, giảng dạy, đảm bảo giờ công và thực

hiện các tiết dạy theo đúng phân phối chương trình.
- Tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức thực hiện chuyên đề về
công tác giáo dục.
2.Tổ chức hoạt động ngoại khoá:
a. Nội dung:
- Nhằm tạo sân chơi của tuổi trẻ học đường, công tác ngoại khoá luôn được
Nhà trường và các bậc Phụ huynh học sinh chú trọng, nhằm phát hiện, bồi
dưỡng tài năng trẻ TDTT. Qua từng năm luôn cải tiến về nội dung và hình thức
mang lại hiệu quả khá tốt, thu hút nhiều đối tượng học sinh tham gia tập luyện.
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận
thức của học sinh về mục đích, ý nghĩa tác dụng của công tác Giáo dục thể chất
và các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.
- Thông qua luyện tập ngoại khoá tuyển chọn học sinh có thành tích tốt
tham dự Hội khỏe cấp huyện và cấp tỉnh.
- Công tác tập luyện và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được
thường xuyên thực hiện.
- Duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao trong nhà trường:
Trường thành lập 01 câu lạc bộ thể thao cho học sinh, 01 câu lạc bộ thể thao
cho giáo viên, phù hợp với điều kiện của mỗi trường ( giao cho giáo viên Thể
dục tham mưu).
- Đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn thương tích và
đuối nước cho học sinh, nhà trường phối hợp với hội phụ huynh học sinh tổ
chức khóa học bơi cho học sinh trong năm học và dịp nghỉ hè.
b. Chỉ tiêu:
-Tổ chức tốt Hội thi cấp trường kết thúc trong tháng 3/2019 ( có điều chính
khi có chỉ đạo của cấp trên).
c. Biện pháp:
- Nêu cao khẩu hiệu: “Thường xuyên luyện tập TDTT theo gương Bác Hồ
vĩ đại” trong nhà trường.
9



- Thường xuyên nhắc nhở học sinh tích cực luyện tập, tham gia học đầy đủ
các buổi chính khoá và công tác ngoại khoá.
- Phát huy tốt vai trò các tổ chức Đoàn-Đội, thiết lập các câu lạc bộ ngoại
khoá thể thao lành mạnh, để thu hút các đối tượng học sinh tham gia, nhằm tránh
xa các tệ nạn xã hội đang len lõi vào học đường.
- Tuyên truyền ý nghĩa và tác dụng của luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức
khoẻ cơ thể để phục vụ học tập, lao động, sản xuất.
II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE, Y TẾ TRƯỜNG HỌC:

1. Nội dung:
- Thực hiện các quy định về vệ sinh trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm,
bệnh tật học đường; phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương
tích, tổ chức triển khai thực hiện bảo hiểm y tế cho học sinh.
- Tổ chức đầy đủ các hoạt động ngoài giờ theo chủ điểm được quy định.
- Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh toàn trường.
2. Chỉ tiêu:
- Khám sức khỏe cho học sinh toàn trường: 2 lần/năm
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học.
- Không có trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm.
3. Biện pháp:
- Tăng cường kiểm tra và thực hiện tốt các quy định về vệ sinh trường học,
vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh tật học đường.
- Tích cực giáo dục học sinh về cách phòng chống suy dinh dưỡng, phòng
chống tai nạn thương tích,...
- Đầu năm học lên kế hoạch phối hợp với trạm y tế địa phương, ký hợp
đồng với phòng khám đa khoa Thành Đạt tổ chức khám sức khỏe cho học sinh
các khối lớp.
Hiệu trưởng cùng với Ban chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

theo nội dung và đúng tiến độ thời gian đã xác định trong kế hoạch. Xác định rõ
trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện kế hoạch. Và có
các biện pháp động viên khuyến khích, hỗ trợ khi cần thiết để việc thực hiện kế
hoạch có chất lượng và đạt hiệu quả. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện
kế hoạch để có những điều chỉnh nếu cần, định kỳ có báo cáo sơ kết, tổng kết và
rút kinh nghiệm về những công việc đã triển khai.
Giải pháp 4. Tăng cường quản lý công tác Giáo dục thể chất và Y tế
học đường.
3.1. Quản lý công tác Giáo dục thể chất.
3.1.1.Quản lý giảng dạy chính khóa.
Bản thân giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản
lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các động
tác kỹ thuật là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài
hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn. Vì
vậy Hiệu trưởng phải quản lý chặt chẽ giờ học chính khóa, quản lý việc dạy học
10


theo theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT và phân phối chương trình của
Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Sự quản lý giảng dạy được thể thể hiện ở việc bố trí sắp xếp thời khóa biểu,
duyệt giáo án, dự giờ thăm lớp và kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong
các học kỳ.
3.1.2.Quản lý các hoạt động ngoài giờ.
Hoạt động ngoài giờ bao gồm: Thể dục giữa giờ, máu hát sân trường, bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu, thi đấu thể dục thể thao, Hội khỏe Phù Đổng,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động này được tổ chức ngoài giờ
học chính khóa, hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các tổ chức đoàn
thể, các bộ phân trong nhà trường xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức.
a. Đối với hoạt đông thể dục giữa giờ, múa hát sân trường:

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các giáo viên trong nhà trường có
trách nhiệm tổ chức hướng dẫn học sinh tập thể dục giữa giờ và múa hát sân
trường cụ thể là:
- Giáo viên bộ môn thể dục: Có nhiệm vụ hướng dẫn tập các động tác, bài
tập thể dục giữa giờ, múa hát sân trường, theo dõi học sinh luyện tập, có biện
pháp nâng cao chất lượng giờ tập hàng ngày.
- Giáo viên chủ nhiệm: Có trách nhiệm quản lý học sinh, theo dõi nhắc nhở,
giáo dục học sinh thái độ ý thức học tập tốt.
- Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội: Có trách nhiệm phối hợp với
giáo viên Thể dục dạy các bài múa hát sân trường, theo dõi chất lượng tập của
các lớp, quản lý sĩ số học sinh và nền nếp khi thực hiện thể dục giữa giờ và múa
hát sân trường.
- Phân công Ban giám hiệu theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các bộ
phận được phân công thực hiện nhiệm vụ.

11


Học sinh toàn trường đang tập thể dục giữa giờ và múa hát sân trường
b. Đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, Hội khỏe Phù
Đổng và tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ.
Đây là hoạt động thường xuyên trong năm học, để học sinh tham gia kỳ thi
các cấp đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ
đầu năm học. Phân công giáo viên giảng dạy bồi dưỡng, tuyển và lựa chọn học
sinh có năng khiếu tổ chức luyện tập, bồi dưỡng theo môn.
Để hoạt động này sôi nổi và thu hút nhiều học sinh tham gia, cần chỉ đạo
giáo viên bộ môn phối hợp với Ban chỉ huy Liên đội tổ chức các sân chơi, các
câu lạc bộ, Hội khỏe Phù Đổng, các hoạt động TDTT trong các dịp kỷ niệm
những ngày lễ lớn trong năm học 20-11; 22-12; 26-3 như tổ chức các kỳ thi: cầu
lông, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, đá cầu, các môn điền kinh… phát hiện những

học sinh có năng khiếu lên kế hoạch bồi dưỡng.
Tham gia tích cực các hoạt động thể thao, các câu lạc bộ do địa phương,
ngành tổ chức.

12


Học sinh khối 4,5 thi đá bóng trong buổi Hoạt động ngoại khóa 26/3
3.1.3. Quản lý cơ sở vật chất.
Đây là những điều kiện để phục vụ công tác giảng dạy bộ môn, người hiệu
trưởng phải đặc biệt quan tâm đến công tác này tạo mọi điều kiện để giáo viên
hoàn tốt nhiệm vụ cụ thể là:
- Quy hoạch sân chơi bãi tập cho hợp lý, thuận lợi, phù hợp đảm bảo vệ
sinh, an toàn với học sinh.
- Trang bị dụng cụ học tập, trang thiết bị cần thiết, tối thiểu cho việc
giảng dạy và học tập của học sinh.
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động: Bồi dưỡng chế độ giảng dạy
đội tuyển, trang bị quần áo, trang phục và các chế độ khác do Nhà nước quy
định, nhằm động viên khuyến khích giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ.
3.1.4. Quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nói chung và
giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng
của thủ trưởng đơn vị. Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy thì việc bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp cho giáo viên phải thực hiện hàng năm.
Để công tác này đạt hiệu quả phải chú trọng đến các khâu:
- Triển khai nội dung chuyên môn trong năm học, các nội dung được tập
huấn trong tỉnh, huyện, quản lý chặt chẽ nền nếp dạy và học của giáo viên và
học sinh, tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để góp ý rút kinh nghiệm cho
giáo viên.
- Chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá

học sinh của giáo viên, khuyến khích giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia sinh hoạt chuyên môn
cụm hay các nội dung sinh hoạt chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ
chức: bố trí sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để giáo viên có điều kiện tham gia,
sắp xếp chuyên môn để giáo viên đi làm nhiệm vụ coi thi (trọng tài), huấn luyện
đội tuyển khi Phòng GD&ĐT hoặc địa phương điều động để nâng cao năng lực
chuyên môn.
- Khuyến khích động viên và tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2. Công tác Y tế học đường.
3.2.1. Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh
Việc tổ chức kiểm tra định kỳ cho học sinh là việc làm thường xuyên của
các nhà trường trong năm học, nhằm sơ cứu kịp thời các trường hợp ốm đau, tai
nạn rủi ro, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tổng hợp theo dõi trình
trạng sức khỏe học sinh.
- Hiệu trưởng phải phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa
khoa Thành Đạt tổ chức tra kiểm sức khỏe định kỳ cho học sinh vào đầu
năm học nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có bệnh tật, đặc biệt là những
bệnh học đường: vẹo cột sống, cận thị, bướu cổ… để có biện pháp phòng chống.

13


Bác sĩ phòng khám đa khoa Thành Đạt đang khám bệnh cho học sinh
- Sau khi kiểm tra sức khỏe cho học sinh, nhà trường cần thông báo kết quả
kiểm tra sức khỏe cho phụ huynh để phụ huynh theo dõi và có biện pháp điều trị
bệnh cho con em mình.
3.2.2. Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh trường học.
Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt vệ sinh cá

nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng môi trường, trường
học xanh, sạch, đẹp.

14


Giáo viên và học sinh toàn trường đang lao động dọn vệ sinh trường học
Phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương tổ chức các hoạt động phòng,
chống các dịch, bệnh, tật trong trường học (cúm A H1N1, cúm AH5N1, cúm
AH7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, tay chân miệng, sởi,
rubella, sốt xuất huyết, lao, nha học đường, cong vẹo cột sống, giun sán,...) và các
dịch, bệnh mới xuất hiện theo các công điện, văn bản chỉ đạo về công tác phòng,
chống dịch, bệnh của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ GDĐT, UBND tỉnh và
Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động
GDNGLL và kỹ năng sống cho học sinh.
Đây là một họat động cần thiết và hữu ích giúp các em có kỹ năng sống, kỹ
năng tự bảo vệ mình, tự phòng chống các bệnh học đường, các dịch bệnh, các
em có ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ
chuyên môn, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường (Đội TN, Công đoàn) tổ
chức các hoạt động ngoại khóa như: Hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ
08/3, ngày thành lập Đoàn 26/3, tổ chức chuyên đề về các bệnh HIV, AIDS, tìm
hiểu về kỹ năng sống tránh các bệnh trầm cảm, tự kỷ...

Triển khai chuyên đề về Giáo dục hòa nhập cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ
3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Tập trung quan tâm, chú trọng việc hoàn thiện cơ sở vật chất của phòng y
tế. Đầu kinh phí mua sắm các thiết bị y tế, tăng cường tủ thuốc, đảm bảo các loại
thuốc để sơ cứu ban đầu.
Tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bàn

ghế đúng quy chuẩn, hợp lý với từng khối lớp, xây dựng phòng học bảo
đảm ánh sáng, nhiệt độ.
Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp, học sinh có chỗ vui chơi,
thể dục thể thao. Đảm bảo hệ thống nước sạch, lọc kĩ để phục vụ học sinh.
15


3.2.5 Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về y
tế.
Hiện nay nhà trường chưa có nhân viên chuyên môn về y tế học đường
do vậy cần phải bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo
viên kiêm nhiệm công tác y tế học đường.
Việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ có thể dưới nhiều hình thức:
- Tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm y tế dự phòng huyện Nga Sơn tổ
chức, phối hợp với trạm y tế xã tạo điều kiện cho giáo viên làm quen với việc sơ
cấp cứu, khám và theo dõi sức khỏe...
- Giáo viên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ.

Cán bộ y tế tham gia lớp tập huấn tại Trung tâm y tế dự phòng
huyện Nga Sơn
Giải pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khen thưởng.
Thủ trưởng đơn vị cần chú ý đến công tác kiểm tra đánh giá công tác Giáo
dục thể chất và Y tế học đường, từng tháng, từng học kỳ.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên: kiểm tra chương trình
chính khóa thông qua phân phối chương trình,
- Kiểm tra việc đánh giá quả kết quả học tập của học sinh của giáo viên sau
mỗi học kỳ và cả năm học.
- Kiểm tra theo dõi các hoạt động giảng dạy của giáo viên, nhân viên y tế.
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của y tế học đường, việc theo dõi sức khỏe của học
sinh; kiểm tra vệ sinh học đường...

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDNGLL, các hoạt động ngoài giờ
chính khóa, đánh giá công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác
bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

16


Sau khi có kết quả cần tuyên dương khen thưởng kịp thời những thành tích
của giáo viên và học sinh, phê bình kiểm điểm đúng lúc, đúng cách để mỗi cá
nhân rút kinh nghiệm và làm tốt hơn nữa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện những giải pháp về nâng cao công tác Giáo dục thể chất và Y tế
học đường tôi đã thu được kết quả sau:
- Kết quả xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu với UBND xã tu sửa được
10 phòng học khang trang, sạch đẹp đảm bảo ánh sáng cho học sinh với tổng kinh
phí 1.200.000.000đ. Vận động Hội phụ huynh học sinh tham gia ủng hộ kinh phí
xây dựng, vườn cây cảnh, vườn cây thuốc nam cho nhà trường với kinh phí
15.000.000 đồng.
- Bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác Y tế học đường (tham gia tập huấn
tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Nga Sơn).
- Tổ chức được 01 lần tẩy giun, 02 lần khám và kiểm tra sức khỏe cho học
sinh toàn trường. Tuyên truyền và vận động được 272/272 học sinh tham gia bảo
hiểm y tế.
Kết quả khảo sát chất lượng học tập học sinh cuối tháng 3
Năm học 2018-2019
Chất lượng học tập
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số HS

SL
%
SL
%
SL
%
272
122
44,9
155
55,1
0
0
Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
tháng 3 năm 2019 (Năm học 2018 - 2019) như sau:
Bệnh tật
Số HS
Khối 1
68 HS
Khối 2
48 HS
Khối 3
51 HS

Mắt

Bướu
cổ

0


0

1 sâu răng

0

0

1

1 sâu răng

0

1 suy dinh
dưỡng.

1

0

0

0

0

1 Huyết áp
thấp


37 loại I
32 loại II

0

1 Huyết áp
thấp

27 loại I
9 loại II

0

6

1 cận
2 cận

Khối 4
69 HS

6 cận

3

Khối 5
36 HS

3 cận


1

Tổng
272

17

6

Tai mũi họng

1 phình cuốn mũi
2 sâu răng

1 Viêm họng
50

Cột
sống

Phân loại
sức khỏe

Bệnh khác

40 loại I
28 loại II
30 loại I
18 loại II

34 loại I
17 loại II

168 loại I
104 loại II
17


Từ những kết quả trên cho thấy chất lượng dạy và học của nhà trường so
với đầu năm đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về mắt, phình
cuốn mũi, viêm A, viêm họng hạt, bướu cổ, huyết áp đã có nhiểu chuyển biến.
Học sinh được phát triển cân đối, hài hoà, nhanh chóng hoạt bát, tích cực tham
gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động hàng ngày. Từ đó giúp học sinh
có hứng thú trong học tập đem lại hiệu quả học tập cao.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục thể chất và Y tế học đường có một vị trí quan trọng trong các nhà
trường. Mỗi cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường, các cấp, các ngành, cần nhận thức đúng đắn vai trò
tác dụng của Giáo dục thể chất và Y tế học đường để từ đó có trách nhiệm đẩy
mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này.
Năm 2019, trước những yêu cầu mới, với mục tiêu và nhiệm vụ của giáo
dục, với sự đổi mới của công tác quản lý, Giáo dục thể chất và Y tế học đường
sẽ được đặc biệt quan tâm, một trong những yêu cầu mới đó là các cấp quản lý
nâng cao nhận thức đối với công tác này trong việc giáo dục toàn diện cho học
sinh. Khi nói đến giáo dục toàn diện, người ta nghĩ ngay đến việc giáo dục đồng
thời và đầy đủ cả ba khía cạnh là trí dục, đức dục và thể dục. Trí dục giúp đối
tượng đạt đến một trình độ tri thức phù hợp cần thiết; đức dục hướng đối tượng
tới một nhân cách và một lối sống đúng theo thuần phong mỹ tục; và thể dục
nhằm giúp đối tượng có được một sức khỏe cần thiết. Nếu “rèn đúc” ra được

càng nhiều những con người có đầy đủ những phẩm chất đó, thì xã hội và nhân
loại sẽ càng được nhiều lợi ích.
Đẩy mạnh công tác giáo Giáo dục thể chất và Y tế học đường là bảo đảm
yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, sức khỏe, tầm vóc
người Việt Nam. Vì vậy, các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện thân thể,
chăm sóc sức khỏe sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu động cơ, sự ham thích
của người học. Giáo dục thể chất, y tế trường học cũng sẽ được nghiên cứu
trong mối quan hệ với nâng cao sức khỏe thể chất của học sinh, kết hợp với công
tác phòng chống các bệnh tật học đường, ngăn chặn các hiện tượng xấu, các tệ
nạn xã hội xâm nhập học đường.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Phòng GD&ĐT: Tăng cường công tác kiểm tra và chỉ đạo có chất
lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn các môn đặc thù trong toàn huyện để nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất.
- Đối với Sở GD&ĐT: Tham mưu với UBND tỉnh về việc thực hiên Thông
tư 35/2006/TTLT-BGD-ĐT-BNV ngày 23/8/2006 V/v "Hướng dẫn định mức
biên chế ở các cơ sở phổ thông công lập" để các cơ sở giáo dục có nhân viên y
tế đúng chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các nhà trường chăm sóc sức
khỏe học sinh có hiệu quả hơn.
18


Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong năm học 2018-2019 tại
đơn vị trường Tiểu học Nga Nhân. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp,
các cấp lãnh đạo để tôi có được những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc bồi
dưỡng nâng cao chất lượng quản lí ngày một toàn diện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Mai Thị Lan Phương
Mai Thị Hường

19


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1 . MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu


1

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

1

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và y tế học đường.

3

2.3. Các giải pháp thực hiện.

5

Giải pháp 1: Nhận thức đúng đắn vai trò của công tác
GDTC&YTHĐ trong nhà trường.

5


Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về công tác
GDTC&THĐ.

7

Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch Công tác GDTC&YTHĐ và
thành lập Ban chỉ đạo.

8

Giải pháp 4: Tăng cường quản lý công tác Giáo dục thể chất và Y
tế học đường.

10

Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khen thưởng

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

17

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

3.1 Kết luận


18

3.2 Kiến nghị

18

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế giáo dục thể chất và y tế học đường (Ban hành theo Quyết định số
14/2001/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2. Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên
Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học.
3. Báo Cứu quốc ra ngày 27/3/1946 đăng bài "Sức khỏe và thể
dục" của Hồ Chủ Tịch.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Một số thông tin khác trên internet.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Tiểu học Nga Nhân - Nga
Sơn - Thanh Hóa
Cấp đánh giá

Kết quả đánh
xếp loại
STT
Tên đề tài SKKN
giá xếp loại
(Phòng, sở,
(A,B hoặc C)
Tỉnh)
Kinh nghiệm chỉ đạo nhằm Sở GD&ĐT
1
tổ chức tốt hoạt động tập Thanh Hóa
C
thể cho học sinh.
Kinh nghiệm về công tác - Phòng GD &
giáo dục phòng chống ma ĐT Nga Sơn.
2
B
túy HIV/AIDS cho học sinh
ở trường Tiểu học.
Kinh nghiệm về công tác Sở GD&ĐT
giáo dục phòng chống ma Thanh Hóa
3
C
túy HIV/AIDS cho học sinh
ở trường Tiểu học.
Một số biện pháp giáo dục Sở GD&ĐT
4
Đạo đức cho học sinh Thanh Hóa
C
trường Tiểu học.


Năm học
đánh giá
xếp loại
2005-2006

2009-2010

2011-2012

2015-2016

22



×