SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP 24 – 36
THÁNG TUỔI A ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON
THỊ TRẤN BẾN SUNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non TT Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
A MỞ ĐẦU
I
II
III
IV
V
B
I
II
III
1
2
3
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
5
6
IV
C
I
II
Nội dung
Trang
1
Lí do chọn đề tài
Mục đích yêu cầu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Hướng đổi mới của sáng kiến
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Thực trạng nghiên cứu
Các giải pháp
Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của
bé.
Xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi khuyến khích
trẻ vận động tích cực và phù hợp
Biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi chơi cho trẻ.
Sử dụng các hình thức dạy học tích cực trong hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày
Hoạt động thể dục sáng
Tổ chức trong giờ chơi – Tập phát triển vận động cho trẻ
24 - 36 tháng tuổi A:
Tổ chức phút vận động cho trẻ nhà trẻ
Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời
Tổ chức vận động vào hoạt động chiều
Công tác tham mưu với nhà trường.
Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Hiệu quả của việc tổ chức sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1
2
2
2
2
3
3
4
6
6
7
7
8
9
10
12
13
15
16
17
18
19
19
20
21
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Phương pháp dạy học tích cực là một trong những yếu tố quan
trọng của quá trình dạy học. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao đoi hỏi phải
có sự phối hợp hợp lý, thống nhất giữa hoạt động dạy của cô và hoạt động học
của trẻ. Hoạt động dạy học, một mặt phát huy đúng mức vai trò chủ đạo của cô,
mặt khác phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tao, tự điều chỉnh hoạt động
nhận thức của trẻ. Phương pháp dạy học là con đường, chìa khóa giúp người học
tiếp cận kho báu tri thức nhân loại, là phương tiên của cô và trẻ phát huy mọi
khả năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Ứng dụng phướng pháp dạy học tích
cực trong lĩnh vực phát triển thể chất là một trong những vấn đề bản thân đang
nghiên cứu.[ Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng
giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn
với trẻ; Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; Tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui
chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý ; Tạo
môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với
nhà trẻ.] [1]
Hiện nay, Trường mầm non đã coi trọng việc phối hợp sử dụng các phương
pháp dạy học trong qua trình tổ chức các hoạt động học có chủ đích cho trẻ . Tuy
nhiên vấn đề ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển
thể chất cho trẻ còn chưa được chú ý nhiều. Cùng với sự chuyển biến mọi mặt
của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em có
điều kiện được chăm sóc tốt hơn, trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì rất
nhiều.Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ
em như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống. Làm thế nào để cơ thể trẻ
phát triển tốt nhất đó là một bài toán khó mà tôi đang trăn trở muốn tìm ra một
phương pháp giáo dục tốt cho trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Lồng ghép phát triển thể
chất cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để tăng khả năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có
một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó việc ứng dụng phương pháp
dạy học tích cực cho trẻ mâm non đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành,
Trẻ bắt đầu phát chuyển không còn hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn. Trẻ đạt
được nhiều tiến bộ trong vận động, luôn chân, luôn tay, thực hiện được các vận
động như chạy nhanh, bật nhảy tại chỗ, đứng co một chân, bắt được bóng, bò
trong đường ngoằn nghèo...Trẻ cũng rất thích chạy nhảy, chui, bò khắp mọi nơi
nhưng làm thế nào để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong phát triển
thể chất một cách tốt nhất vẫn là bài toán mà bản thân tôi đang phải suy nghĩ bởi
sự chuyền đạt của giáo viên đến trẻ chưa linh hoạt, chưa có sự đầu tư về đồ
dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ phát triển.
Tuy nhiên thực tế chúng ta thấy, đa số trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong độ
tuổi nhà trẻ hiện nay do điều kiện nền kinh tế thị trường, bố mẹ bận rộn công
việc ít có thời gian vui chơi, tập luyện cùng con...; do những địa điểm là nơi vui
1
chơi của trẻ nhỏ nay đã được xây dựng thành các trung tâm mua sắm, các nhà
hàng...; hoặc do thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, các trò chơi điện
tử trên điện thoại, máy tính đã thu hút sự chú ý của trẻ làm cho trẻ không còn
hứng thú với các hoạt động phát triển thể chất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất cho trẻ nhà trẻ, bản
thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng rằng phải làm gì, làm như thế nào để
đưa ra những biện pháp tốt nhất để tổ chức hoạt động phát thể chất cho trẻ đạt
hiệu quả cao. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: ‘ Kinh nghiệm ứng dụng
phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp
24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến
Sung”. Làm đề tài nghiên cứu của tôi.
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức, kỹ năng ứng dụng phương
pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng
tuổi phù hợp, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tôi nghiên cứu trong năm học này là: “Kinh nghiệm ứng
dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ
lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến
Sung”.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các
tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp
nghiên cứu hoạt động...
3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2016 - 2017 tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm
tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi
A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung” sáng kiến đã
được hội đồng khoa học ngành xếp loại C cấp tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm
qua học tập bồi dưỡng thường xuyên, qua học hỏi đồng nghiệp, qua mạng iternet
từ dó ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình một cách phù hợp đạt hiệu quả
cao. Vì vậy bản thân tôi quyết định tiếp tục lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và
mở rộng đi sâu vào những điểm mới sau:
+ Cải tiến nâng cao chất lượng những biện pháp cũ để phù hợp với mục
tiêu giáo dục hiện nay nhằm hoàn thiện hơn trong kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã
thay tên đề tài thành “Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực
2
trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả
cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung”..
+ Vận dụng phương pháp “Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh
dưỡng một ngày của bé” và “Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực”.
Từ những điểm mới trên với mong muốn giúp trẻ phát triển thể chất một
cách tốt nhất, trẻ thể hiện tốt hơn kỹ năng vận của mình một cách tự tin sáng tạo.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận.
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển
như trẻ nhà trẻ. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học
khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong
ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động
thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát
triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân
tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở
mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Thông qua dạy học
tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình
cảm, quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy
giáo viên cần tổ chức cho trẻ tập các bài tập, các trò chơi vận động phù hợp với
lứa tuổi cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền của trẻ .
Bến cạnh đó cần có chế độ chăm sóc phù hợp, ăn uống, ngủ nghỉ đùng thời gian
quy định. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các bài tập và các trò chơi vận
động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với
các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Vì khả năng chú ý có chủ định
của trẻ mầm non còn kém đặc biệt là với trẻ nhà trẻ. Trẻ dễ dàng tham gia vào
bài tập và các trò chơi vận động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Xuất
phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ nhà trẻ và nhu cầu
hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tích hợp các vận động cho trẻ nhà trẻ là
một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất không
phải là một phương pháp dạy học hoàn toàn mới mà là sự kế thưa và phát huy
tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của phương pháp dạy học truyền
thống, đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt
động cho trẻ một cách phù hợp với các hình thức khác nhau nhằm phát huy cao
tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ luôn là trung tâm của các
hoạt động đó, cốt lõi của ưng dựng phương pháp dạy học tích cực trong phát
triển thể chất là nhằm hướng tới hoạt động, tích cực, sáng tạo của trẻ.
3
Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp
dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng
tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung”
II. Thực trạng nghiên cứu
1. Thuận lợi:
- Nhờ có sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện cho bản thân tôi và đồng nghiệp được tham gia nhiều lớp tập huấn
chuyên đề học hỏi một số giờ dạy mẫu hàng năm.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học, được xây dựng khang trang, rộng
rãi, đúng quy cách. Có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi
của trẻ. Có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy học tích cực
trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Trường còn tổ chức những giờ dạy
mẫu, thăm lớp, dự giờ. Tổ chức các cuộc thi giao lưu phát triển vận động thông
qua hội thi bé khỏe bé tài năng ở trẻ mẫu giáo đạt giải nhất cấp huyện năm học
2018 – 2019, giải 3 cấp tỉnh trong đó trường mầm non thị trấn có tới 2 giải 3 và
1 giải khuyến khích. Từ đó đóng góp ý kiến, nhằm bồi dưỡng phương pháp dạy
học tích cực thông qua phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ.
- Trẻ trong lớp được học đúng độ tuổi, đa số trẻ được sinh sống ở môi trường
dân trí có trình độ cao nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục đạt kết
quả. Đối với trẻ nhà trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào phát triển thể
chất.
- Các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
- Việc chăm sóc giáo dục trẻ chiếm nhiều thời gian, vì vậy việc tổ chức cho
trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động còn hạn chế, không đạt được kết
quả cao.
- Một số trẻ do tiếp xúc với môi trường xã hội ít nên chưa mạnh dạn tham
gia các vận động nhanh do giáo viên tổ chức .
- Thời gian tổ chức cho trẻ tham gia vận động còn hạn hẹp vì các vận
động không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ, mà nó chủ yếu chỉ
được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. Bên cạnh đó do cách tổ
chức của giáo viên chưa linh hoạt chưa hấp dẫn nhu cầu của trẻ dẫn đến kết quả
trên trẻ chưa cao.
- Một số trẻ trong nhóm lớp ngại vận động nên ít nhiều cũng bị ảnh
hưởng đến chất lượng phát triển thể chất cho trẻ.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc
vào các vận động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi các vận động nếu trẻ
không còn hứng thú.
- Trẻ được gia đình chăm sóc chưa đúng cách, chưa khoa học, dẫn đến
tình trạng trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh bận rộn với công
việc của mình mà quên mất thời gian dành cho trẻ, không bên trẻ thực hiện các
vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, bật tại nhà.
4
- Bên cạnh đó do thời đại công nghệ thông tin để có thời gian làm việc, bố
mẹ trẻ thường đưa điện thoại hoặc mở ti vi cho trẻ tự chơi mà chưa chú ý đến
trẻ, dẫn đến việc trẻ chỉ ngồi một chỗ, không vận động và vẫn có những phụ
huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉ đơn thuần là
trông trẻ chứ có học hành gì đâu. Nên dẫn đến công tác phối hợp tuyên truyền
chưa tốt, chưa thống nhất về nội dung và phương pháp tổ chức chăm sóc giáo
dục trẻ nói chung, nhất là việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển
vận động ở trên lớp cũng như việc tổ chức các vận đông cho trẻ tại gia đình
mình.
3. Kết quả thực trạng
Từ những thuận lời và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và
thu được kết quả sau:
Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
Kết quả khảo sát
TT
Nội dung khảo sát
Khả năng thích nghi
với chế độ sinh hoạt
1 trong ăn, uống, vệ sinh
cá nhân, giữ gìn sức
khỏe và an toàn
Trẻ hiểu được nội
dung và hình thức hoạt
2
động tích cực
3 Trẻ nắm được kỹ năng
chơi, thích tham gia
các vận động tổng hợp
tích cực.
4
Trẻ hứng thú và tích
cực tham gia các hoạt
động phát triển vận
động
Số
trẻ
được
khảo
sát
Đạt
Trẻ đạt
tốt
Trẻ đạt
khá
Trẻ
đạt TB
Chưa
đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
28
4
14
7
25
12
43
5
18
28
3
11
7
25
13
46
5
18
28
4
14,2
6
21,4
12
43
6
21,4
28
2
7%
7
25
12
43
7
25
Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này khiến tôi phải suy
nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
5
III. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện được các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao, trong hoạt động
kinh nghiệm tổ chức hoạt động ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong
lĩnh vực thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 Tháng tuổi A, tôi đã tiến hành qua một
số giải pháp sau:
1. Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé.
Chế độ dinh dưỡng một ngày của bé dựa trên nhu cầu năng lượng và chế
độ ăn dành cho trẻ, dành cho độ tuổi này được dựa theo thông tư 28/2016/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016, sửa đổi bổ sung một số nội dung của
chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 07 ăm 2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo. Bên
cạnh về chế độ dinh dưỡng một ngày thì điều quan trọng trẻ cần có những thói
quen sau đây:
1.1 Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt.
Đối với trẻ 24 - 36 Tháng làm quen với chế độ sinh hoạt một ngày tại
trường mầm non đó là vấn đề đáng quan tâm không những với phụ huynh học
sinh mà với giáo viên mầm non ngay từ đầu phải có thói quen rèn luyện cho trẻ
làm quen với chế độ ăn cơm với các loại thức ăn khác nhau. Tập luyện nề nếp
thói quen tốt trong ăn uống. Luyện cho trẻ thói quen ngủ một giấc, giấc ngủ vô
cùng quan trọng với con người nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng vì vậy ngay tư
khi trẻ bắt đầu đi học thì cô giáo cần duy trì một giấc ngủ sâu cho trẻ, luôn giữ in
tỉnh trong quá trình ngủ, khi trẻ ngủ luôn đảm bảo ấm áp vào mùa đông thoáng
mát vào mùa hè, trẻ ngủ đủ giấc cơ thể mới khỏe mạnh và muốn tham gia tích
cực các hoạt động tiếp theo. Luyện cho trẻ thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân,
vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau miệng, uống nước
sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.
1.2. Làm quen với một số việc tự phục vụ giữ gìn sức khỏe
Bên cạnh đó tập cho trẻ một số thói quen tự phục vụ như: Xúc cơm, uống nước
Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt, biết cùng cô
chuẩn bị chỗ ngủ. Quan trọng hơn nữa tập cho trẻ có thể hiện bằng lời nói khi có
nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, hướng cho trẻ
biết lau tay, lau mặt khi ăn cơm xong
1.3 Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Đối với việc giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé thì
không thể thiếu đó là giáo viên giúp trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không
an toàn. Giúp trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm
không được phép sờ và đến gần như: Ổ điện, phích nước, khu vực nước chảy,
không đi ra đường khi không có người lớn...
[ Nhiệm vụ của giáo viên phải tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí, kiên trì tập cho
trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt. Hướng dẫn cho trẻ và tổ chức cho trẻ thực
hành một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe, kĩ
6
năng tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh môi trường trong các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày] [3]
-Tổ chức các hình thức hoạt động khác nhau để phát triển thể lực, sức
khỏe cho trẻ.Tận dụng các yếu tố thiên nhiên( nước, ánh sáng, không khí) và các
điều kiện tự nhiên( Khúc gỗ, mô đất, bãi cỏ và cát)để cho trẻ rèn luyện.Tạo môi
trường an toàn và bầu không khi vui vẻ, động viên khích lệ trẻ tự tin và tích cực
hoạt động.Theo dõi sát sao trẻ trong quá trình luyện tập, đảm bảo an toan, không
để xảy ra tai nạn. Quan tâm và có kế hoạch giáo dục đối với các trẻ có khó khăn
về vận động] [3]
2. Xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ
vận động tích cực và phù hợp.
Môi trường tổ chức vận động không đơn thuần là phải rộng rãi mà khi xây
dựng môi trường tôi thường trang trí khu vực vận động có những hình ảnh thể
hiện các hoạt động vận động mạnh mẽ để trẻ học tập, bắt trước làm theo. Các
khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở, tạo điều kiện dễ dàng
cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật đồ chơi, tham gia vào hoạt động, đồng thời
thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Trang trí góc vận động để kích thích trẻ vận động
Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động. Lựa chọn khu vực chơi an
toàn cho trẻ, vì đặc điểm của trò chơi mang tính tập thể nên khi lựa chọn vị trí
chơi, cần bao quát xung quanh, không có vật gì nguy hiểm, sân phải bằng phẳng
sạch sẽ.
Mỗi bài tập và trò chơi vận động, có một cách chơi khác nhau. Có những bài
tập và trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người
tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: Trời nắng
trời mưa, bóng tròn to,... có như vậy trẻ mới có không gian rộng rãi để trẻ dễ di
chuyển trong quá trình chơi.
3. Biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi trẻ hoạt động tích
cực.
7
Đối với các bài tập và trò chơi vận động có một ưu thế chính là ở chỗ: Nó có
thể dung nạp tất cả những ai muốn tập và chơi. Sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thì trong khi tập và chơi cô luôn quan sát tạo tình huống để trẻ luôn chú
ý, tập trung vào các bài tập và trò chơi vận động có những trẻ không muốn tham
gia tập và chơi, cô là người cổ vũ động viên, khích lệ trẻ có thể trợ giúp các bạn
của mình để trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi tập và chơi. Đa số trò chơi không quy
định số người chơi nhất định. Nếu chơi “ bóng tròn to”, mỗi khi có một người
thêm vào, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Các bài tập và
trò chơi vận động khác cũng như vậy cần số lượng thực hiện đông và vui. Bên
cạnh đó có những trò chơi quy định như: lộn cầu vồng, lặc cò cò. Trong khi
chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng,
chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi
chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Trong một
lớp, nhận thức và tính cách của trẻ không đồng đều, do chênh lệch về tháng tuổi
và về môi trường sống, có trẻ thông minh, có trẻ chậm, nên tôi luôn luôn có
những phương pháp để lôi cuốn trẻ vào các bài tập và trò chơi vận động bằng
cách gây hứng thú trước khi chơi, các thủ thuật. Luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải
mái, tò mò, thích khám phá các bài tập và trò chơi vận động khác để tìm ra cách
chơi phù hợp với độ tuổi, từ đó duy trì được nền văn hóa của địa phương nói
riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.
[Ví dụ: Khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi bong bóng xà phòng
* Mục đích yêu cầu:
Giúp trẻ tập luyện vận động chạy
* Chuẩn bị: Một lọ nước xà phòng
- Một ống thổi( ống nhựa nhỏ, ống cuộn bằng giấy, cọng rơm, cọng rau
muống...
- Sân bãi rộng
* Cách chơi: Giáo viên nhúng ống thổi vào lọ xà phòng, thổi bong bóng, tốt
nhất là thổi từ trên cao. Khi bóng rời khỏi ống bay theo gió, trẻ đuổi theo bắt
lấy bong bóng xà phòng][4]
Với biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi chơi cho trẻ. Với trò chơi
bong bóng xà phòng thì tôi phải lựa chọn các trẻ có sức ngang nhau để nhảy lên
bắt bóng, tránh tình trạng trẻ khỏe bắt được nhiều bóng còn trẻ yếu không bắt
được bóng. Dù hoạt động nào đi chăng nữa thì yêu cầu lớn nhất đó là sự an toàn
cho trẻ. Chính vì lí do đó trong khi tập và chơi tôi luôn bao quát trẻ quan tâm tới
trẻ
4. Sử dụng các hình thức dạy học tích cực trong hoạt động giáo dục
phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày
Để “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã phát động thi thể dục thể thao, cũng là vấn đề then chốt góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Là
giáo viên trực tiếp lên kế hoạch hoạt động hàng ngày của trẻ, tôi luôn trăn trở
làm thế nào để nhu cầu giải trí, vui chơi, được chia sẻ niềm vui của các em với
8
bạn bè, với những người xung quanh và cộng đồng, đưa các em về với tuổi thơ
đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ đầy sự hồn nhiên và trong sáng". Nó làm cho thế
giới xung quanh của các em đẹp hơn, rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở
thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời. Chính vì vậy khi lên kế hoạch giảng
dạy, ngoài các hoạt động giáo dục hàng ngày, tôi luôn lồng ghép các phương
pháp dạy học tích cực giúp trẻ vận động trong ngày tốt hơn.
4.1. Hoạt động thể dục sáng:
Thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng
cường quá trình trao đổi chất và tuần hòa trong cơ thể, giúp các khớp dây chẳng
được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của
trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thoải
mái, vui tươi đón ngày hoạt động mới.Tập thể dục hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ,
tăng cường sức khỏe rất tốt, có tác động tích cực vào hoạt động thần kinh - tâm
lí của trẻ, tăng cường tất cả các quá trình sinh lí trong cơ thể và giúp loại bỏ sự
mệt mỏi, trì trệ .
Ở phần này tôi luôn lựa chọn các bài phù hợp với chủ đề nhạc vui nhộn
kích thích sự hứng thú của trẻ. Trước khi vào bài tập nhiệm vụ của giáo viên yêu
cầu làm sao duy trì sự chú ý của trẻ cô cho trẻ thực hiện theo các bước khởi
động, trọng động tập các bài tập như: Bài tập tay, chân, bụng, bật. Bài tập thật
đáng yêu. Tập với các động tác aerobich. Tập các động tác liên khúc đu quay,
thật đáng yêu, trường chúng cháu là trường Mầm non ... sau đó là hồi tĩnh và
cuối cùng cho trẻ bước vào các trò chơi vận động như: Lộn cầu vồng, trời nắng
trời mưa, lặc cò cò... Các trò chơi mang tính tập thể dễ chơi giúp trẻ hứng thú
hơn. Cuối cùng trong giờ thể dục sáng cần cho trẻ biết tác dụng của việc tập thể
dục sáng cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh nhằm tạo một tinh thần thoải mái phấn
khơi khi bước vào hoạt động giáo dục tiếp theo
Ví dụ: - ND : Tập kết hợp các động tác với lời ca bài “Bé tập thể thao”
a. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: - Trẻ tập đúng, đều, đẹp các động tác, kết hợp lời ca bài “Bé
tập thể thao”
- Kỹ năng: - Nhằm giúp trẻ phát triển thể lực. Tập thể dục sáng tạo cho
trẻ tâm thế thoải mái hào hứng từ đó kết quả học tập của trẻ trong ngày đạt kết
quả cao.
- Thái độ; - GD trẻ tính tập thể, kỹ luật, siêng năng luyện tập TDTT để
tăng cường sức khoẻ.
b. Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - ND bài tập.
c. Tổ chức hoạt động
* Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn, sau đó cho trẻ chuyển đội hình
3 hàng ngang xoay khớp tay kết hợp cổ chân, tay vai, khớp gối, lưng, bụng và
làm động tác chèo thuyền.
* Trọng động:
- Tập kết hợp lời ca bài “ Bé tập thể thao”
9
+ ĐT 1: Sáng dậy…thể thao,(2 tay đưa lên cao, gập 2 tay vào vai, chân rộng
bằng vai.)
+ ĐT 2: Da hồng…khỏe mạnh,( 2 tay chỉ vào má, chống 2 tay vào hông)
+ ĐT 3: Học tính…nước nhà.(1 tay chống hông, tay kia giơ vung lên cao và đổi
bên) .
+ ĐT 4: Giang tay.. người xuống.(2 tay giang ngang, cúi gập người xuống 2tay
đặt vào mu bàn chân)
+ ĐT 5: Nghiêng…khỏe mạnh( 2 tay đưa lên cao, nghiêng sang 2 bên tay cuộn
len trước và dậm chân tại chỗ)
* TCVĐ: Gieo hạt: Cô và trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần.
* Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trên sân làm chim bay khoảng 2
phút.
Thông qua giờ thể dục sáng giúp trẻ có tinh thần thoải mái, tránh sự mệt mỏi,
thích vận động hơn ở các hoạt động tiếp theo.
4.2. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ chơi - tập có chủ
định:
Giờ chơi tập có chủ định phát triển vận động là hình thức cơ bản nhất
trong các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ. Trong giờ chơi tập này,
giáo viên cung cấp cho trẻ những kỹ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có kế
hoạch, có tổ chức và theo hệ thống. Nhiệm vụ của giờ chơi - tập phát triển vận
động là dạy trẻ những kĩ năng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố
chất vận động ban đầu cho trẻ.Trên giờ chơi tập trẻ phải thực hiện toàn bộ nội
dung của chương trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ như tập hợp đội
hình, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản; còn các hình thức giáo dục thể
chất khác chỉ rèn luyện trẻ ở một khía cạnh nào đó. Năm học 2018 – 2019 áp
dung một số cái mới của chuyên đề đầu năm học hình thức dạy học trên hai cô
và khi dạy học luôn hướng trẻ tự phục vụ, tự lấy đồ dùng, tự cất đồ dùng, quan
trong trẻ được thực hành trên nhiều hình thức khác nhau
Ví dụ: Hoạt động : Vận động
VĐCĐ: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
TCVĐ: Con bọ dừa
NDTH: ÂN
a Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ nhớ tên vận động “ đi trong đường hẹp có mang vật trên
tay” biết thực hiện vận đông cơ bản cầm vật bằng 2 tay lưng thẳng và các vận
động nâng cao.
* Kỹ năng: Trẻ biết cách đi có mang vật trên tay không để rơi vật
- Trẻ biết đi thẳng hướng khi có mang vật trên tay và giữ được thăng bằng
*Thái độ: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết giúp đỡ mọi người
công việc nhỏ vừa sức của mình
- Trẻ hứng thú tập luyện, chơi trò chơi vận động.
b. Chuẩn bị:
10
Bông cầm tay cho trẻ, đường ngoằn nghèo, đường lên xuống dốc, đường
thẳng, rỗ đựng gạch, bao cát
Nhạc bài: ếch con, nhạc nền bài ba con gấu, nhạc chim mẹ chim con, nhạc điều
hành
c. Tổ chức hoạt động:
HĐ 1. Gây hứng thú.
Tạo tình huống cho cô phu làm tiếng gấu khóc. Trò chuyện vì sao bác gấu khóc
nhờ các bạn nhỏ giúp bác gấu mang gạch xếp lại nhà cho bác hướng trẻ vào nội
dung bài học
HĐ2. Bài mới
1. Khởi động: Cô cùng trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi nhanh, chậm, đi bình
thường dừng lại trên nền nhạc bài chú ếch con
2. Trọng động:
a. BTPTC: Cho trẻ tập với các động tác. Tay - Chân- Bụng – Bật trên nền
nhạc : Ba con gấu( Trẻ tự lại lấy bông)
Cô tập cùng trẻ 1-2 lần. Cô quan sát động viên trẻ tập theo cô.
b. VĐCB: Đi trên đường hẹp có mang vật trên tay
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích
- Cô cho 1, 2 trẻ thực hiện tốt lên thực hiện và hỏi cách đi, cô cho trẻ nhắc
lại cách đi và hỏi cả lớp đã sẵn sàng mang gạch đến tặng cho nhà bác gấu chưa?
- Cô cho lần lượt 2 tổ lên đi, cô quan sát động viên sữa sai cho trẻ .
- Cô cho 2 tổ thi nhau trên hình thức nâng cao, cô luôn tạo tình huống cho
trẻ lựa chọn
c. CTVĐ: Con bọ dừa
Cô cho trẻ tự lại lấy mũ và chơi trò chơ
- Cô chơi mẫu hướng dân cách chơi cho trẻ chơi theo nhóm.
3. Hồi tĩnh.Cô cùng trẻ làm động tác chim bay về tổ nghỉ ngơi để chuyển
hoạt động
HĐ3: Kết thúc: Giáo dục phải biết giúp đỡ người lớn, nhỏ thì làm việc
nhỏ
Ảnh:Cô tổ chức cho trẻ đi trong đường hẹp
4. 3. Tổ chức phút thể dục áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
Phút thể dục là một hình thức giải trí tích cực, được sử dụng với trẻ từ 12
tháng tuổi trong thời gian tổ chức những giờ học ít vận động. Mục đích của việc
tổ chức phút thể dục là nâng cao hoặc duy trì khả năng làm việc trí óc của trẻ
trong giờ hoạt động có tính chất tĩnh( Nhận biết, HĐVĐV...) đảm bảo giải trí
ngắn gọn trong giờ học, khi có các căng thẳng của thị giác, cơ thể, đặc biệt là cột
sống đang ở trong trạng thái tĩnh, cơ ngón tay đang làm việc. Kích thích các
chức năng bảo vệ cơ thể, giảm mệt mỏi bằng cách loại bỏ căng thẳng cơ bắp,
tinh thần và tình cảm của trẻ kích thích phát triển ngôn ngữ, luyện tập vận động
của các ngón tay nhờ các vận động bắt chước [4] .Vì dụ: Trò chơi giấu tay, khi
11
trẻ mất tập trung cô thưởng cho trẻ một trò chơi giấu tay, trò chơi đơn giản kích
thích sự tập trung của trẻ, lời bài hát nhẹ nhàng, dấu cái tay ra sau lưng cô hỏi
tay đâu,( cả lớp đưa tay ra phía trước) dấu cái tay ra sau lưng( cô và trẻ đưa cả 2
tay ra sau lưng) khi cô hỏi tay đây( cả lớp cùng nói to tay đây) cô nói to nào
chúng mình vỗ tay( trẻ vỗ tay theo yêu cầu của cô)...
Ví dụ : Qua hoạt động chơi tập có chủ đích : Hoạt động với đồ vật
Đề tài : Xâu lá thàng vòng .
Tôi chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học đầy đủ. Khi vào bài để gây hứng
thú cho trẻ tôi lồng nghép giáo dục vận động cho trẻ một cách nhẹ nhàng tôi cho
trẻ hát vận động bài : Màu hoa. Sau đó hướng dẫn trẻ cách xâu lá thành vòng,
trong quá trình tổ chức tôi đã lồng ghép phút thể dục vào trong hoạt động đó là
trò chơi gieo hạt nhằm thay đổi không khí ngồi nhiều của trẻ
* Kết thúc tôi cho trẻ củng cố lại tên bài học bằng việc nhắc lại cách cầm
dây và xâu qua lá .Với nội dung bài học này tôi đã lồng ghép và phát triển được
cho trẻ cả vận động tinh (sự khéo léo của các ngón tay) áp dụng được phút vận
động ( trò chơi gieo hạt) mà trẻ vẫn hứng thú thực hiện, không có biểu hiện mất
tập trung hay mệt mỏi.
Ảnh : Cô ứng dụng phút vận động vào giờ hoạt động chơi tập có chủ đích
Các trò chơi vận động nhằm tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái, đoàn kết có tinh
thần tập thể. Trong các môn học hàng ngày nhiệm vụ dạy học luôn cần áp dụng
linh hoạt phút thể dục vào giữa các tiết học để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái bớt
căng thẳng, tùy thuộc vào giờ học mà chúng ta áp dụng các vận động đơn giản
hay phức tạp. Với các tiết học văn học, trẻ ngồi nhiều tôi có thể tích hợp các vận
động bật tại trỗ để tạo cho trẻ hứng thú và tập trung chú ý lên cô hơn.
Bên cạnh đó việc ứng dụng phút thể dục sau khi ngủ dậy bằng các động
tác đơn giản như mát xa mặt, vặn mình sang 2 bên, chạy, nhảy tại chỗ giúp, trò
chơi thụt thò giúp trẻ tỉnh táo sau giờ ngủ trưa.
Ví dụ : Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng qua hình thức tổ chức trò chơi “thụt
thò” kết hợp các động tác đơn giản như:
- Khi cô nói thụt trẻ ngồi im đưa tay xuống phía dưới,
- Khi cô nói thò tất cả các trẻ đưa tay lên cao
- Cứ như vây thụt, thò liên tục giúp trẻ vui tươi, tĩnh ngủ những nụ cười
hồn nhiên của trẻ thể hiện trên các khuôn mặt trẻ vì trò chơi hết sức đơn
giản dễ chơi và tạo hứng thú cho trẻ ở các hoạt động tiếp theo.
Ảnh thể hiện sau khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vận động
4.4. Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời rất được nhiều trẻ yêu thích, chờ đợi trong chế độ
sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non đặc biệt là với trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi. Hoạt đông ngoài trời là hoạt động quan trọng trong quá trình phát
triển thể chất cho trẻ. Trẻ thường xuyên nô đùa và vận động ngoài trời đáp ứng
12
nhu cầu sinh học tự nhiên trong vận động với trẻ, kích thích nâng cao mức độ
chuẩn bị thể chất, tích cực hoạt động vận động, hình thành và cũng cố các kĩ
năng vận động và các tố chất vận động ban đầu cho trẻ
Trò chơi vận động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và hoàn thiện kĩ
năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chật vận động cần thiết đối với trẻ mầm
non. Khi tham gia trò chơi, trẻ thường chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng
tạo. Vì thế, trẻ tham gia chơi vận động ngoài trời còn là phương tiện giáo dục
toàn diện cho trẻ. Ví dụ một số trò chơi vận động ngoài trời như: Lộn cầu vồng,
ô tô và chim sẻ, nhảy cò cò, chuyền bóng, tìm đúng nhà, máy bay,... sau vài lần
chơi giáo viên nên điều chỉnh một số yếu tố chơi để tăng hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời ở chủ đề: Bé và các bạn
- Hoạt động có chủ định: Quan sát nhà bóng
- Trò chơi vận động: Bóng tròn to
- Chơi tự do : Chơi với nhà bóng
Để tổ chức tốt hoạt động này tôi đã chuẩn bị địa điểm dạo chơi rộng rãi
trong khuôn viên của nhà trường, trang phục của trẻ gọn gàng; chuẩn bị khu vực
chơi sach sẽ không có nước..
Khi thực hiện tổ chức hoạt động dạo chơi tôi cho trẻ xếp thành 2 hàng dài
theo cô cùng đi bộ đến địa điểm dạo chơi, vừa đi vừa hát bài: Đi chơi Tại địa
điểm quan sát tôi cho trẻ quan sát nhà bóng, khuyến khích cho trẻ nói lên đặc
hình dáng, màu sắc, công dụng của nhà bóng, những quả bóng...Khi trẻ đã nắm
được những đặc điểm nổi bật nhà bóng tôi sẽ bao quát lại một lần nữa để trẻ
khắc sâu hơn kiến thức.
Tôi giới thiệu tiếp: Nhà bóng có rất nhiều những quả bóng màu sắc khác
nhau để cho các con chơi giúp các con phát triển về vận động. Nhưng có một
quả bóng lúc thì tròn to, lúc lại bị xì hơi được làm từ chính các con đấy. Các con
có muốn biết không nhỉ? Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi: Bóng
tròn to nhé. Tôi tổ chức cho trẻ chơi kết hợp động viên khen ngợi trẻ. Khi chơi
với trẻ tôi luôn quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ tôi tận dụng bóng mát ngoài
sân trường để cho trẻ chơi tránh chơi dưới ánh nắng trực tiếp . Kết thúc tôi cho
trẻ chơi tự do nhẹ nhàng với nhà bóng. Hết thời gian dạo chơi tôi nhận xét về
mức độ tham gia của trẻ và tuyên dương trẻ kịp thời. Sau đó cho trẻ xếp hàng
cùng cô đi bộ nhẹ nhàng về lớp, rửa tay sạch sẽ.
Ảnh cô và trẻ chơi vận động ngoài trời trong bóng mát
Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực, từ
đó dẫn tới tổ chức hoạt động ngoài trời đạt kết quả rất cao.
Sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời tạo điều kiện tối ưu cho sự phát
triển toàn diện cho trẻ: tăng cường hoạt động tư duy; tìm hiểu những hành vi
phù hợp với tình huống; hình thành những cảm xúc tích cực, khả năng độc lập,
tự lực cho trẻ; kích thích sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, nghệ thuật, thẩm mĩ,
các kĩ năng xã hội và cá nhân trẻ.
13
4.5. Hoạt động chơi – tập chiều:
Một ngày hoạt động của trẻ trải qua rất nhiều hoạt động. Làm thế nào để
trẻ không cảm thấy nhàm chán trong các hoạt động đó cũng chính là điều mà tôi
đang quan tâm và muốn tìm ra giải pháp tốt nhất. Ngoài việc cho trẻ làm quen
với các hoạt động chính, chơi các trò chơi dân gian, biểu diển văn nghệ,... bên
cạnh đó tôi sẽ lồng ghép các trò chơi vận động vào hoạt động chiều cho trẻ giúp
trẻ hứng thú hơn. Có những trò chơi cần dành thời gian tổ chức cả một buổi để
trẻ được chơi hết.
Ví dụ như trò chơi: Lộn cầu vồng.
Thông qua trò chơi, củng cố vận động tay và rèn luyện khả năng khóe léo
đoàn kết với lộn qua nhau được. Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui
chơi của trẻ. Thông qua trò chơi thể hiện được sự đoàn kết hiểu ý nhau với lộn
qua nhau được.
Ảnh cô và trẻ chơi lộn cầu vồng ở hoạt động chiều
Bên cạnh đó có rất nhiều trò chơi để lựa chọn cho trẻ chơi như trò chơi con bọ
dừa thể hiện được sự khéo léo nhẹ nhàng của cô và trẻ giúp trẻ thuộc lời của trò
chơi tâm thế thoải mái. Khi chơi trẻ có cảm giác giữa cô và trẻ gần gũi như mẹ
con trẻ vừa chơi vừa đọc
“ Bọ dừa mẹ đi trước,
bọ dừa con theo sau,
gió thổi, bọ dừa ngã chõng quèo,
bọ dừa kêu ối, ối”
Ảnh : Cô và trẻ chơi trò chơi con bọ dừa
14
Thông qua các trò chơi cô tổ chức ở hoạt động chiều giúp trẻ có cảm giác vui vẽ
thích thú và điều quan trọng là giúp trẻ phát triển tốt các vận động cơ bản hơn.
5. Công tác tham mưu với nhà trường.
- Để có thể thực hiện tốt nội dung yêu cầu đối với một số biện pháp dạy
học tích cực phát triển thể chất cho trẻ đạt hiệu quả thì có phòng học, đồ dùng
trang thiết bị. Vì vậy trước khi thực hiện tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà
trường hỗ trợ về cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng trang thiết bị đồ chơi, làm
thêm các góc vận động ngoài trời cho trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi.
- Ngoài ra còn kết hợp với hoạt động chuyên môn. Tìm hiểu thêm về các
phương pháp dạy học tích cực để ứng dụng vào phát triển thể chất, tổ chức
phong phú hơn, để trẻ hoạt động tích cực hơn. Tôi sẽ đưa công nghệ thông tin để
áp dụng vào công tác tổ chức hoạt động trên các nền nhạc nhằm khích lệ trẻ
thích thú phát triển tư duy sáng tạo
- Tham mưu với nhà trường hàng năm mở hội thi làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho khu vựcvận động và các tiết dạy mẫu ứng dụng phương pháp dạy
học tích cực
- Ví dụ:Trong năm học 2018 - 2019 ở chuyên đề đầu năm bản thân tôi đã
được tiếp thu tiết dạy mẫu ngoài sở, từ đó tôi đã nghiên cứu dựng lại tiết dạy
theo phương pháp dạy học tích cực hình thức tổ chức là hai cô, tiết dạy diễn ra
rất tốt việc tiếp thu của học sinh đã đạt kết quả cao, trẻ được tham gia tích cực
các hoạt động và hình thức hai cô giúp hoạt động giáo dục không bị nhàm chán
- Tham mưu với nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu các
trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ được tham gia giúp trẻ mạnh dạn tự tin tiếp xúc
với mọi người xung quanh trẻ.
6. Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ.Việc giáo dục trẻ tốt phải kết hợp giữ gia đình và
nhà trường.
Khi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới nói chung và phương
pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất nói riêng, phụ huynh hỗ
trợ giáo viên rất nhiều trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Đặc biệt là giúp
giáo viên nắm chắc được đặc điểm tính cách, sức khỏe để đưa trẻ đến với các
vận động một cách tốt hơn. Phụ huynh đã hỗ trợ bằng cách sưu tầm đồ dùng đồ
chơi và trang thiết bị có liên quan đến phát triển thể chất của trẻ. Ngoài ra tôi
còn thường xuyên trao đổi với phụ huynh về phương pháp, biện pháp, và hình
thức tổ chức phát triển thể chất cơ bản ở nhà để phụ huynh hiểu hơn về ý nghĩa
của việc tổ chức phát triển thể chất giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về sức
khỏe để hoàn thiện nhân cách .
Ảnh cô trao đổi với phụ huynh
- Tôi còn mời phụ huynh tham gia một vài tiết dạy ứng dụng phương
pháp dạy học tích cực. Từ đó các bậc phụ huynh thấy vai trò giáo dục trẻ mọi
15
lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện động
viên trẻ đi học đều và có thể tham gia các vận động ở nhà cùng trẻ.
- Bên cạnh đó tôi thường trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của
môi trường vận động đối với sự phát triển của trẻ, tôi kêu gọi phụ huynh ủng hộ
các nguyên vật liệu là phế thải và những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
như: Tre, luồng, nứa, lốp xe... để xây dựng môi trường vận động giúp trẻ được
trãi nghiệm, khám phá phát triển toàn diện
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
1. Đối với bản thân:
- Đã biết sắp xếp ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào phát triển
thể chất phù hợp với lứa tuổi với các hoạt động trong ngày. Tự tin, mạnh dạn
trong việc thực hiện giáo dục trẻ.
- Tôi đã sử dụng các biện pháp thủ thuật khác nhau. Hình thức trên tiết học
và mọi lúc mọi nơi, ở gia đình ...Thu hút sự chú ý của trẻ .
- Hiểu được vai trò của phương pháp dạy học tích cực. Từ đó tìm ra các
phương pháp dạy học tích cực cho trẻ phát triển thể chật . Không phải đã hiểu
được tâm lí trẻ nhà trẻ mà tôi dùng lại. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sách báo và
học hỏi đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm lâu năm để có thêm kiến thức
về áp dung phương pháp dạy học tích cực về phát triển thể chất phục vụ cho trẻ
ở mọi lứa tuổi trong trường.
2. Đối với trẻ:
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, rèn luyện một số thói quen vệ sinh trong sinh hoạt ,
thích ăn đa dạng các loại thức ăn, biết nhiều bài tập và trò chơi vận động, nhớ
được cách chơi, hiểu được ý nghĩa của trò chơi và hứng thú tham gia vào trò
chơi và các vận động cơ bản.
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các bài
tập cơ bản kết hợp trò chơi vận động, các trò chơi vận động truyền thống của
dân tộc.
- Trẻ đã biết tự tổ chức chơi trò chơi vận động với các bạn trong lớp. Trẻ nắm
được kỹ năng chơi, thích tham gia các vận động tổng hợp.
- Qua việc thường xuyên được tham gia các bài tập vận động và các trò chơi
vận động nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ
nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
3. Đối với phụ huynh:
- Đối với phụ huynh cha mẹ các em đã hiểu được tầm quan trọng của ứng
dụng phương pháp dạy học tích cực về phát triển thể chất
- Tạo điều kiện cho trẻ đi học đều để tiếp thu các bài tập vận động cơ bản và
các trò chơi vận động
- Phụ huynh còn giúp các cô cho các cháu tham gia các trò chơi vận động và
các bài tập, kết hợp với trò chơi một cách khéo léo, nhanh nhất.
Bên cạnh đó trẻ được gia đình chăm sóc đúng cách, khoa học, nên không
còn tình trạng trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng nữa. Các bậc phụ huynh dành thời
16
gian chăm sóc rèn luyện các thói quen của như ăn uống đủ chất, thường xuyên
tập thể dục cùng các con, rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cơ thể
Bản khảo sát kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả khảo sát
TT
Nội dung khảo sát
Số
trẻ
được
khảo
sát
Chưa
đạt
Đạt
Trẻ đạt
tốt
SL
%
Trẻ đạt
khá
SL
%
Trẻ đạt
TB
SL
%
Trẻ
chưa
đạt
SL
%
Khả năng thích nghi với
chế độ sinh hoạt trong ăn,
28
11 39,2 13 46,4 4
14,4
0
0
1
uống, vệ sinh cá nhân, giữ
gìn sức khỏe và an toàn.
Trẻ hiểu được nội dung và
28
10
36
14
50
4
14
0
0
2
hình thức hoạt động tích cực
Trẻ nắm được kỹ năng chơi,
3 thích tham gia các vận động
11
39
12 43% 5
18
0
0
28
tổng hợp tích cực.
Trẻ hứng thú và tích cực
4 tham gia các hoạt động phát
10
36
14
50
4
14
0
0
28
triển vận động linh hoạt
So sánh kết quả trước và sau khi ứng dụng phương pháp dạy học tích cực
trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng trẻ hứng thú vào hoạt
động tăng lên . Nhưng không phải kết quả như trên mà tôi dừng lại, bản thân tôi
sẽ cô gắng, cố gắng hơn nữa để giúp trẻ nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non phát
triển một cách tốt nhất.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong năm học 2018 - 2019 tôi áp dụng các phương pháp, biện pháp trên vào
tổ chức các hoạt động giáo dục ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong
lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non 24 – 36 Tháng tuổi A do tôi phụ
trách. Tôi đã thu được kết quả rất đáng khích lệ 100 %Trẻ thực hiện linh hoạt
các bài tập vận động phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt thông qua các bài tập vận
động và các trò chơi vận động trẻ hiểu được phong tục tập quán của quê hương.
- Người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ.
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp khi tổ chức cho trẻ hoạt động linh
hoạt, sáng tạo trong giờ phát triển vận động và trong những hoạt động khác.
- Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen đa dạng phong phú ở mọi lúc
mọi nơi.
17
- Lựa chọn nội dung dạy phù hợp với chủ đề và phù hợp với mức độ nhận
thức của trẻ.
- Biết lồng ghép các bài tập vận động vào trong các hoạt động một cách
phù hợp nhuần nhuyễn, gây được hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động.
- Giáo viên luôn phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho trẻ đẹp, hấp
dẫn sáng tạo, có cả video cháu quan sát.
- Giáo viên phải biết động viên khích lệ trẻ kịp thời. Luôn phải phối kết
hợp với phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
II. KIẾN NGHỊ
Với mong muốn sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát
triển thể chất cho trẻ mầm non và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học mà
chơi, chơi mà học, tôi có một số kiến nghị sau
- Với sở GD và ĐT thường xuyên cung cấp tài liệu và chương trình chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trẻ cho phù
hợp
- Với phòng giáo dục thường xuyên mở lớp chuyên đề, các giờ dạy mẫu.
Tạo điều kiện cho giáo viên được đi thăm quan các trường điểm, trường chuẩn
trong Tỉnh, dự các lớp tập huấn về Mầm non. Mỡ các hội thi PTVĐ cho trẻ mầm
non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ
- Với nhà trường tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để trẻ học tập và làm
theo. Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học ( Máy chiếu ...) giúp
giáo viên thực hiện tốt phương pháp giảng dạy, gây hứng thú cho trẻ đạt hiệu
quả học tập và chất lượng cao.
- Đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức bài tập và các
trò chơi vận động .
Do thời gian chưa nhiều và khă năng chuyên môn còn hạn chế nên tôi rất
mong nhận được những nhận xét góp ý của các cấp lãnh đạo nghành và của các
bạn đồng nghiệp để chất lượng hoạt động phát triển thể chất được tốt hơn.
Xác nhận của hiệu trưởng
Như thanh, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi cam đoan đây là SKKN của tôi viết
Không sao chép, coppy của người khác
Người viết
Hoàng Thị Chung
Nguyễn Thị Hằng
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương chình giáo dục mầm non( Ban hành kem theo thông tư số
17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và Thông tư 28/2016/TTBGDĐT)
2. Nghị quyết của bộ chính trị số 46 – NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nân cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
3. Quy định về mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ,trường mẫu giáo.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ ngày 03 tháng 02 năm 1990 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục).
4.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2018 – 2019 ( Nội dung
bồi dưỡng 3)
5. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường Mần non, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Các bài tập PTVĐ và trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ( theo chương trình.
Giáo dục mầm non). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
19
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non thị trấn Bến Sung
TT Tên đề tài SKKN
1
2
3
4
Một số biện pháp tổ
chức đưa đồng dao vào
trò chơi dân gian đối với
trẻ mầm non
5 – 6 tuổi đạt hiệu quả
tại trường Mầm non thị
trấn Bến Sung
Tổ chức các hoạt động
giáo dục phát triển vận
động cho trẻ mẫm giáo
5 – 6 tuổi A đạt hiệu quả
cao tại trường Mầm non
thị trấn Bến Sung
“Kinh nghiệm tổ chức
hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ
lớp 24 - 36 tháng tuổi A
đạt hiệu quả cao tại
trường Mầm non Thị
trấn Bến Sung”
“Kinh nghiệm tổ chức
hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ
lớp 24 - 36 tháng tuổi A
đạt hiệu quả cao tại
trường Mầm non Thị
trấn Bến Sung”.
Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, sở,
tỉnh...)
Phòng
GD&ĐT
Kết quả
đánh giá
xếp
loại(A,B
hoặc C)
Năm học đánh
giá xếp loại
B
2014 - 2015
Phòng
GD&ĐT
A
2015 - 2016
Phòng
GD&ĐT
A
2016 - 2017
Sở GD & ĐT
C
2017 -2018
20