SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO
DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA LIÊN
Người thực hiện: Lê Thị Lý
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Liên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1.Quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao năng
lực nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
2.3.2.Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ.
7
9
2.3.3. Tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động với môi trường giáo
dục ở mọi lúc, mọi nơi.
2.3.4. Xây dựng môi trường “ Xanh- sạch - đẹp “ trong và ngoài
nhà trường.
2.3.5. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể
trong và ngoài nhà trường để triển khai và tổ chức thực hiện tốt
chuyên đề xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại
22
15
16
18
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất
nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là
trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng đầu tiên cho việc giaó dục con người mới trong tương lai. Trường
mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện
về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển 5 lĩnh vực giáo dục của trẻ.
Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà
về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình
thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ,
nghiêm túc ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý
cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ
chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Kalo theo quy định. Tổ chức các hoạt động
giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình
xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác
định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng
nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các
hoạt động học như làm quen với chữ cái, tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa
học…và tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc,
hoạt động đi dạo, đi thăm , hoạt động lao động và các ngày hội, ngày lễ…vv
Với nhiều nội dung và bằng mọi hình thức, phương pháp khác nhau, giáo
viên thông qua đó cung cấp, hình thành và củng cố, khắc sâu cho trẻ những kiến
thức khoa học đơn giản, những biểu tượng chính xác, đúng đắn về mọi sự vật
và hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đó trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát triển
năm giác quan của trẻ, như khả năng nghe, nhìn, sờ nắm, ngửi, nếm, kỹ năng
quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừư tượng hoá, phát triển
ý thức, nhận thức và ghi nhớ có chủ định, làm giàu vốn từ , những mối quan hệ,
tình cảm, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm sống ở trẻ, đồng thời giúp trẻ mở rộng
vốn từ, phát âm chính xác và diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc những suy
nghĩ, hiểu biết của mình, qua đó giáo dục trẻ biết cảm nhận về cái đẹp, cái hay,
cái tốt, cái thiện của môi trường xung quanh, trẻ thích hướng tới cái đẹp, cái
thiện và thích làm ra cái đẹp, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn với mọi sự
vật, hiện tượng xung quanh trẻ và có mối quan hệ, tình cảm, đoàn kết, gần gũi
biết quan tâm , tôn trọng, yêu thương ông, bà, bố, mẹ, cô giáo và các bạn …vv
Để tạo được một môi trường giáo dục phong phú về hình thức, đa dạng về
nội dung, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ, thu hút
được sự chú ý, hứng thú, trẻ tích cực hoạt động, được khám phá, thực hành, trải
nghiệm theo nhóm, cá nhân trẻ thì đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần
thiết đối với cô giáo mầm non. Đây là một môi trường giáo dục tác động và có
1
ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, gắn liền
với việc cung cấp, củng cố các kiến thức, kỹ năng, các biểu tượng, khái niệm để
phát triển 5 lĩnh vực giáo dục cho trẻ. Thông qua nội dung, hình ảnh được xây
dựng ở các góc, trang trí lớp, qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát, các trò chơi,
khung cảnh, khuôn viên sư phạm trong và ngoài nhóm, lớp qua đó giáo dục cho
trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, con người, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp,
những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc, trẻ biết lế phép, kính trọng,
yêu quý giúp đỡ mọi người.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những
điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng , tác động rất lớn đến chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy mà môi trường giáo dục trong
trường mầm non đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tạo môi trường cho trẻ
được hoạt động trải nghiệm, khám phá, củng cố, lĩnh hội tri thức, là nơi có các
nguồn thông tin phong phú, là nơi phản ánh toàn bộ nội dung của từng chủ đề,
khuyến khích tính tích cực hoạt động của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám
phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn
cá nhân hoặc hoạt động nhóm, trẻ tham gia tích cực, tạo cơ hội cho trẻ bọc lộ
khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm giúp phần hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non cũng như các lĩnh vực phát triển
giáo dục. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng thú cho trẻ, góp
phần, giúp trẻ hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ…vv
Là một giáo viên tôi luôn làm tốt công tác chuyên môn, để đảm bảo được
các yêu cầu về nội dung chăm sóc giáo dục theo thông tư 28 ra ngày 30 tháng 12
năm 2016. Kết quả đạt được qua những năm triển khai và tổ chức thực hiện ở
địa phương thì chưa đáp ứng chất lượng theo yêu cầu. Chính vì thế tôi mạnh dạn
đưa ra một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Mục đích là để cho giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu ra được tầm quan trọng,
ích lợi và cấu trúc của môi trường giáo dục trong trường mầm non, tận dụng
được các nguồn nguyên vật liệu đa dạng, sắn có ở địa phương, các nguyên vật
liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo môi trường vật chất trong
trường mầm non, phát triển tiềm năng sáng tạo, tính kiên trì, khoa học, yêu cái
đẹp , thích làm ra cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp, sự khéo tay của giáo viên và trẻ.
Các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử văn minh trong nhà trường, nhóm, lớp thực
sự là một nét đẹp, là môi trường giáo dục trong sáng, là tấm gương cho trẻ noi
theo.
Tất cả những lý do này, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, khát khao, luôn
học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn, mong muốn tìm ra được những giải pháp
tốt nhất, sát thực, phù hợp với từng địa phương để chỉ đạo cơ sở thực hiện có
hiệu quả cao. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đi
sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Liên”. Với hy vọng
những đóng góp nhỏ bé này của tôi sẽ góp một phần nào để nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên và chất lượng
2
toàn diện trên trẻ. Qua đó cũng để đáp ứng và theo kịp với yêu cầu chất lượng
của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- Nhằm hình thành và phát triển nhân cách ban đầu. Nâng cao chất lượng
toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
- Phát huy tính sáng tạo, sự kiên trì, tính kheó leó của giáo viên và trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Liên”.
- Đội ngũ giáo viên và các cháu trường mầm non Nga Liên - huyện Nga
Sơn - Tỉnh Thanh Hoá
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên
cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Để tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ
gia đình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, các biểu bảng và điều chỉnh, xử lý số liệu phù
hợp với nội dung đề tài
- Phương pháp trực quan, mimh hoạ
Dùng trực quan ( vật thật, đồ chơi, hành động mẫu…) cho trẻ quan sát, rèn luyện
sự nhạy cảm của các giác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin .
- Phương pháp tác động bằng tình cảm
Dùng cử chỉ vỗ về, vuốt ve, gần gũi, cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu
yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy thoả mẫn nhu cầu giao tiếp.
- Phưong pháp thực hành.
Tổ chức cho trẻ hành động, thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi, sử dụng các
yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động…
- Phương pháp dùng lời nói ( trò chuyện, kể chuyện, giải thích )
Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu
bộ phù hợp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với
người xung quanh…
- Phương pháp đánh giá, nêu gương.
Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, kích lệ những việc làm, lời nói tốt
của trẻ là chủ yếu, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động…
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận:
- Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là vô cùng quan
trọng và cần thiết. Để đảm bảo nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp
với từng chủ đề thì yêu cầu đội ngũ giáo viên phảỉ xác định được mục đích, vai
3
trò, nắm vững nguyên tắc, quy trình, nội dung xây dựng môi trường giáo dục
trong trường mầm non.
- Giáo viên có kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng nhóm, lớp và biết cách
tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm và
khă năng nhận thức của từng độ tuổi. Vì vậy căn cứ vào chương trình giáo dục
mầm non ( Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng
12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016) hướng dẫn tổ chức môi
trường cho trẻ hoạt động đó là.
* Môi trường vật chất:
- Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, lớp. Trang trí nhóm, lớp đảm
bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục, các đồ dùng,
đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ; sắp xếp và bố trí đồ
dùng, đồ chơi hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục; có khu
vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng
cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi tham gia hoạt động và tuận lợi
cho sự quan sát của giáo viên.
- Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời: Gồm có sân chơi và sắp xếp
thiết bị chơi ngoài trời; khu chơi với cát, đất, sỏi, nước; bồn hoa, cây cảnh, nơi
trồng cây và khu vực nuôi úac con vật.
* Môi trường xã hội: Môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng, gíao dục trong
trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục
các kỹ năng xã hội cho trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan
hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh; hành vi, cử chỉ, lời
nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ
noi theo.
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Tổ chức môi trường
giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mỹ,
sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và
hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi mà học ” “ Học bằng
chơi”.
- Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2017-2018, 2018-2019
của Bộ Giáo dục và đào tạo: Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm
non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ.
+ Khi xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục
giáo viên phải xác định mục đích của từng loại hoạt động, của mối loại tranh
ảnh, đồ dùng, đồ chơi…để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi nghĩ ra nhiều cách
chơi, đáp ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
+ Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các
bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ
4
chơi để đưa vào các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở
ngoài trời.
+ Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích
thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các
hoạt động…vv
- Thực hiện công văn số 1770/SGD&ĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019, bậc học mầm non, ngày 06 tháng 9 năm
2018, thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục quy định tại Nghị quyết số
44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp
hành trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua như
Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua
“ Dạy tốt, học tốt” đưa nội dung của cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Chính vì thế mà việc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất cần thiết.
Góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng gíao dục trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Trường mầm non Nga Liên nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hóa - xã hội
của xã, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhưng tôi
thấy, nhận thức và kỹ năng sống của trẻ còn chưa cao. Bản thân tôi là một giáo
viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tôi phải làm thế nào để học
sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả
như mục tiêu đề ra để giáo dục thực sự là lấy trẻ làm trung tâm.
Năm học 2018 - 2019 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công trách
nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5 - 6 tuổi với số trẻ là 35 cháu. Qua thời gian
thực hiện chuyên môn tôi rút ra được những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi.
Đối với giáo viên
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp, gia đình và phụ
huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm tốt công tác chăm sóc giáo
dục trẻ nhất là đối với việc thực hiện chuyên đề: "Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm".
Năm học 2018 - 2019 cũng như các năm học trước được tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn của Phòng giáo dục và Đào tạo, của nhà trường tổ chức. Ngoài
ra bản thân tôi không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
bằng cách thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tham gia tiết dạy mẫu, học tập áp dụng
những sáng kiến kinh nghiệm hay, sự sáng tạo của đồng nghiệp, có ý thức tham
gia vào các hoạt động của chuyên môn, của nhà trường, của ngành tổ chức thi
5
giáo viên giỏi trường, giỏi huyện, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo... Bản thân có tâm
huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ và tôi luôn yêu quý trẻ như con của mình.
Đối với học sinh
Trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi, 100% cháu ăn, ngủ tại trường. Năm
học 2018-2019 tổng số học sinh lớp tôi là 35 cháu, đa số các cháu ngoan ngoãn, lễ
phép, là học sinh vùng nông thôn nên các cháu biết vâng lời cô giáo và cha mẹ.
Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi cũng gặp phải không ít khó khăn.
2.2.2. Khó khăn.
Đối với giáo viên
Do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn hạn chế,
không có phòng chức năng để áp dụng công nghệ thông tin nên cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng tiếp thu của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi, đồ học liệu cho trẻ thực hành còn hạn chế.
Những đồ dùng cần thiết để làm một số thí nghiệm cho trẻ còn chưa phong
phú về chủng loại, chủ yếu là cô tự làm.
Khó khăn đối với học sinh
Sự nhận thức không đồng đều của phụ huynh nên dẫn đến còn thiếu sự
quan tâm đối với việc giáo dục trẻ. Vì đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận
thức chậm, nhút nhát, trẻ không tự tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn
khi tham gia vào các hoạt động. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
việc mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, chưa thực sự quan tâm việc đưa đón trẻ
đến trường đúng giờ quy định.
Với những thuận lợi và khó khăn trên là một giáo viên Mầm non qua thực
tế giảng dạy và qua thực tế của địa phương giúp tôi đúc rút những kinh nghiệm
và từng bước giáo dục trẻ từ đó tôi đã đúc rút một số kiến thức, kỹ năng về
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này và
từng bước tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để góp phần giáo dục trẻ ở lớp
tôi nói riêng và trẻ trong toàn trường nói chung.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 - 6
tuổi, tôi nhận thấy trong các hoạt động giáo dục trẻ chưa mạnh dạn, còn nhút
nhát, tự ti, chưa chủ động, sáng tạo và trẻ tham gia vào hoạt động chưa hứng
thú, kỹ năng thực hành và tư duy chưa trìu tượng. Chính vì vậy, ngay đầu năm
học, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể, từ đó tôi đã đi
sâu vào nghiên cứu đề tài này và bước đầu khảo sát trên trẻ ở nhóm lớp, kết quả
thu được như sau:
Bảng kết quả khảo sát trẻ tháng 9 năm 2018
Kết quả
Tổng
STT
Nội dung
số
Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
Đạt
trẻ
%
đạt
%
Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia
1
35
17
49
18
51
vào các hoạt động.
6
Trẻ chủ động tham gia hoạt động,
2 làm việc, trao đổi, chia sẻ trình bày 35
16
46
19
54
tỏ ý kiến.
Sự tìm tòi, khám phá, tư duy,
3
35
16
46
19
54
tưởng tượng.
4 Kĩ năng thực hành
35
15
43
20
57
Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tỷ lệ chưa đạt còn rất thấp. Để công việc dạy học
lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Nga Liên làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
2.3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện:
2.3.1.Quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao năng lực
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
Muốn làm tốt công tác giáo dục, đòi hỏi phải nắm được nội dung, phương
pháp nhất định. Để hoạt động có tính sáng tạo người giáo viên phải có phải có
đức hy sinh, có tính say mê công việc, có khả năng giao tiếp, ứng xử xã hội, có
uy tín với đồng nghiệp, với mọi người. Vì vậy phải tạo điều kiện cho giáo viên
đi học, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực nghiệp vụ cho giáo viên. Đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan
trọng trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ “ Giáo viên
là nguyên tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên
phải có đức, có tài”
Luật giáo dục cũng khẳng định “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong
việc đảm bảo chất lượng giáo dục ” khai thác tốt đội ngũ chính là chúng ta phát
huy được nội lực toàn ngành.
Thực tế cho thấy có cô giỏi mới có cháu giỏi, trường nào có nhiều giáo
viên nhiệt tình, tích cực, năng động có trách nhiệm với công việc, có năng lực
chuyên môn thì kết quả trên trẻ thể hiện rõ rệt, trẻ chăm, ngoan, có nề nếp, thói
quen học tập, hoạt động sôi nổi, tự tin, mạnh dạn và có chất lượng cao. Muốn
xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ đủ đức, đủ tài có kiến thức văn hoá và nghiệp
vụ sư phạm, đáp ứng được với yêu cầu thực tế của chương trình đổi mới hiện
nay thì trước hết phải sàng lọc giáo viên. Hàng năm trường làm tốt công tác
phân loại , đánh giá, giáo viên, thường xuyên thanh - kiểm tra nghiệp vụ quản lý,
giáo viên, có chế độ khen thưởng thoả đáng.
Thực hiện chiến lược bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi
dưỡng và theo học các lớp đào tạo bằng nhiều hình thức tập trung chính quy,
liên thông,tại chức…vv để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm.
Nhà trường thường xuyên tổ chức kịp thời các lớp chuyên đề với nội dung
được tiếp thu trên huyện và lựa chọn những nội dung cần thiết, phù hợp với thực
tế ở địa phương để cho tất cả giáo viên tham dự, sau mỗi đợt tập huấn, trường tổ
chức cho chị em trao đổi thảo luật, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành,
7
viết bài thu hoạch, đề xuất những kiến nghị khi triển khai và tổ chức thực hiện
các nội dung của lớp chuyên đề.
Ví dụ: Năm học 2018-2019 tôi tham mưu với nhà trường tổ chức tập huấn
tại trường với các nội dung như sau.
- Tập huấn các môđun cho giáo viên;
- Hướng dẫn thực hiện tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm
non. Hướng dẫn tổ chức chơi ngoài trời. Giao tiếp với trẻ mầm non;
- Quan sát, đánh giá trẻ và lập kế hoạch trong giáo dục mầm non.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MN và hướng dẫn sử dụng bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Hướng dẫn hoạt động giáo dục âm nhạc: Kỹ năng ca hát, nghe hát, sử dụng các
loại nhạc cụ.
- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm…vv
Hình ảnh: Thảo luận tập huấn nội dung lấy trẻ làm trung tâm
8
Ngoài lớp bồi dưỡng về lý thuyết, nhà trường cũng quan tâm đến việc bồi
dưỡng lớp điểm. Lấy lớp A2 là lớp điểm của trường. Là giáo viên có trình độ
chuyên môn, kỹ năng sư phạm, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề, mến trẻ và có
khả năng sáng tạo để xây dựng trường điểm.
Trước hết bản thân đã cùng với Ban chất lượng của trường, Ban giám hiệu
nhà trường và giáo viên lớp điểm xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực
hiện. Trong kế hoạch đối với từng nhóm, lớp yêu cầu phải đi sâu vào từng vấn
đề cụ thể về môi trường vật chất trong và ngoài nhóm, lớp cũng như môi trường
xã hội.
+ Lớp MG lớn xây dựng góc sách, góc âm nhạc, góc hoạt động với chủ
đề lớn, góc tuyên truyền với phụ huynh…vv
Lớp đều có sổ nhật ký ghi chép sự chuyển biến của trẻ và những hiện
tượng, hành vi, những hoạt động nào trẻ hứng thú, tích cực, những hành vi nào
chưa đúng, hoạt động nào trẻ không thích cần tập trung giáo dục cá nhân trẻ và
gợi ý hướng dẫn trẻ hoạt động. Việc ghi nhật ký trở thành nếp, thói quen theo
dõi thường xuyên của giáo viên. Chính vì vậy đã làm rõ tính vừa sức nội dung
của chuyên đề, phù hợp với từng lứa tuổi, giảm sự gò bó áp đặt, giáo điều gây
căng thẳng, nhàm chán đối với trẻ.
Giáo viên phải nhiệt tình chịu khó, tự học, tự bồi dưỡng tìm đọc tài liệu,
nghiên cứu thí điểm những vấn đề do kế hoạch đặt ra, tìm những biện pháp sáng
tạo, hình thức đẹp, nội dung hay, phong phú. Tổ chức rút kinh nghiệm cho toàn
trường. Có ý thức trách nhiệm chung với công việc, tiếp cận nhanh, ứng dụng
công nghệ thông tin, truy cập mạng hàng ngày để học tập những mô hình xây
dựng môi trường giáo dục đẹp. Sử dụng giáo án điện tử đưa vào trong các hoạt
động giáo dục của trẻ.
Sau mỗi học kỳ trường tổ chức cho các lớp đến học tập, trao đổi nhận xét
và bổ sung thêm những biện pháp, nội dung, hình thức để áp dụng ở lớp, trường
mình.
Ngoài ra trường cũng tổ chức, thành lập đoàn đi học tập thực tế , trao đổi,
rút kinh nghiệm ở một số trường bạn trong tỉnh và ngoài tỉnh: Như trường MN
thị trấn Nga Sơn, trường mầm non Nga Giáp, trường mầm non Nga Yên …vv
qua những lần như vậy bản thân và chị em giáo viên được bồi dưỡng thêm về
kiến thức và nâng cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, đặc
biệt là phát huy được tính sáng tạo, sự khéo léo và tính thẩm mỹ mang chất nghệ
thuật cao. Đặc biệt là môi trường xã hội trong các nhà trường phải xây dựng
được các mối quan hệ lành mạnh, gần gũi, thân thiện từ trong các hành động, cử
chỉ, lời nói giao tiếp, ăn, mặc đều mang phong cách sư phạm và là một tấm
gương cho trẻ học tập.
* Kết quả: Năm học 2018-2019 trường đã xây dựng được môi trường
giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp; trên 90% số giáo viên nắm vững mục đích,
vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng môi trường giáo dục và có
những hình thức, phương pháp sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động trải
nghiệm.
2.3.2.Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ.
9
Bản thân tôi nhận thức rằng công việc phải làm trước tiên khi triển khai
chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là phải tạo môi
trường mẫu mực, lành mạnh, nội dung sinh động, hình thức phong phú, hấp dẫn
ở xung quanh trẻ. Là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng,
trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ
hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường như vậy ảnh hưởng
sâu sắc đến trẻ và giáo viên, giáo viên có thể tự do quan sát trẻ. Môi trường đó
gồm có hai bộ phận không thể tách rời, liên quan chặn chẽ và bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Bởi vì trẻ ở lứa tuổi mầm non
rất hay hiếu động và bắt chước, tò mò, thích khám phá.
* Ngoài yêu cầu phải có môi trường sư phạm trong và ngoài nhóm, lớp
đảm bảo tốt về nội dung, đẹp về hình thức để thu hút sự chú ý và tính tích cực
của trẻ hoạt động, trước hết giáo viên phải nắm vững quy trình đảm bảo nguyên
tắc khi xây dựng đó là môi trường vật chất;
Ví dụ: Xây dựng môi trường trong nhóm, lớp: Giáo viên phải xác định rõ
diện tích, vị trí, cách sắp xếp, khu vực hoạt động của từng góc phù hợp, như góc
yên tĩnh ( góc sách, tạo hình, xếp hình… ) xa góc hoạt động ồn ào như góc xây
dựng, góc phân vai…bố trí các góc sao cho có thể quan sát đễ dàng, bao quát
các khu vực ( góc ) từ mọi phía được càng nhiều càng tốt. Trên mỗi góc phải có
hình ảnh minh họa tên của góc, trên mỗi đồ dùng, đồ chơi phải có ký hiệu riêng
chữ số, chữ cái hoa, quả, con vật hoặc từ để cho trẻ nhận biết.Trường mầm non
như ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tất cả những thứ trong nhóm, lớp đều thuộc về trẻ,
vì vậy khi chọn đồ chơi phải đa dạng , phong phú như:
+ Đồ chơi thao tác tạo nên sự phối hợp mắt - tay, cho trẻ khái niệm về
hoạt động của các vật;
+ Sách và băng đĩa giúp trẻ hiểu từ, văn học và âm nhạc;
+ Nguyên, vật liệu tạo hình khuyến khích sự sáng tạo, kiên trì, khéo léo và
hình thành kiến thức, những kỹ năng ban đầu dẫn đến việc đọc, viết và cảm thụ
cái đẹp trong cuộc sống;
+ Một số đồ chơi bền và cứng như các khối gỗ dạy trẻ về các dạng hình
học và trọng lượng;
+ Những đồ chơi xây dựng, lắp ghép, xâu vòng, hột hạt… góp phần củng
cố sức bền của cơ bắp, sự khéo léo, tinh luyện của đôi bàn tay và giúp trẻ học
kiến thức về khoa học và các khái niệm về số;
+ Đồ chơi tự tạo là làm bằng những nguyên, vật liệu sẵn có ở địa phương,
phế thải, thiên nhiên dễ tìm, không tốn kém, đảm bảo vệ sinh, an toàn, trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động, thường xuyên giúp trẻ đổi mới, phong phú, đa
dạng về chủng loại và đặc biệt là phát huy được tính sáng tạo, độc lập của trẻ…
* Sắp xếp không gian và trang bị đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp để trẻ dễ
nhìn, dễ thấy, dễ lấy và dễ cất, nguyên, vật liệu đa dạng sử dụng để căn phòng
của nhóm, lớp trở thành môi trường học tập an toàn, thoải mái có nhiều lựa chọn
nhằm kích thích trẻ khám phá và tìm tòi cái mới lạ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
10
+ Cách trang trí, trưng bày đồ dùng, hình ảnh cần an toàn, hấp dẫn và phù
hợp với tính chất của từng hoạt động, độ tuổi, vừa tầm mắt của trẻ và nội dung
của từng chủ đề...
Ví dụ: Xây dựng môi trường ngoài lớp học như : Xây dựng góc tuyên
truyền phụ huynh phải có đủ nội dung về chăm sóc-nuôi dưỡng-gíao dục trẻ, có
bài viết tuyên truyền về phòng, chống các dịch, bệnh theo mùa, phòng chống
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi, béo phì, các chuyên đề trọng tâm, có
hình ảnh đẹp để thu hút sự chú ý của phụ huynh và trẻ, hình ảnh trang trí các
mảng tường bằng cỏ, cây, hoa lá, các con vật ngộ ngĩnh, các câu chuyện cổ tích.
Đặc biệt là ở các bậc cầu thang, các loại cây ở sân trường, vườn rau, vườn cổ
tích, sân PTVĐ, góc chợ quê, các phòng chức năng, phòng học đều gắn các chữ
số, chữ cái, gắn từ để cho trẻ chơi mà học…vv
*Xây dựng các góc mở ở trong và ngoài nhóm, lớp: ở mỗi nhóm, lớp, nhà
trường lên kế hoạch chỉ đạo xây dựng các góc như : Góc phân vai, góc xây
dựng, góc khám phá khoa học/ thiên nhiên, góc nghệ thuật, góc, sách…đúng với
nội dung theo độ tuổi.
Ví dụ: Góc xây dựng phải được sắp xếp hợp lý và hấp dẫn đối với trẻ, có
đầy đủ các vật liệu xây dựng đa dạng, phong phú và thể hiện các chủ đề học tập
khác nhau, được sắp xếp ở nơi dễ lấy, dễ nhìn thấy và có đủ khoảng không gian
thích hợp cho trẻ chơi, được xác định các biểu tượng và đặt ngang tầm mắt của
trẻ. Có thể sử dụng tên của góc, biểu tượng của góc để đàm thoại với trẻ về
những hoạt động có thể thực hiện được ở góc. Có sơ đồ mạng về công việc của
trẻ, để khi trẻ chơi trẻ tự tìm, lấy đúng ký hiệu và phần việc của mình để thực
hiện. Ngoài ra ở trong góc giáo viên chuẩn bị sẵn một số nguyên, vật liệu rời
như các bình, lọ, que, cành cây, hoa, lá.. nguyên liệu còn nguyên vẹn như các
khối hộp, tranh, ảnh… cho trẻ tự làm thành các sản phẩm theo ý tưởng của mình
Ví dụ: Góc tạo hình, âm nhạc được trưng bày những đồ dùng, đồ chơi ,
những hình ảnh, sản phẩm của hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc đặc biệt là
những sản phẩm đẹp do trẻ tự làm ra như các bức tranh, sản phẩm nặn, xé dán…
có ghi tên trẻ và ký hiệu riêng của trẻ ở phía góc trên của sản phẩm. Có các
tranh ảnh, họa báo, giấy màu, lá cây khô, bẹ ngô, cói, đay, len sợi, bông…để trẻ
tự làm đồ chơi theo ý tưởng riêng của trẻ, cô và trẻ cùng làm chung một sản
phẩm hoàn chỉnh…trong những lúc đón và trả trẻ giáo viên giới thiệu cho phụ
huynh quan sát, nhìn thấy tên, sản phẩm của con mình được nêu gương trên góc,
phụ huynh rất phấn khởi, động viên con tiếp tục ngoan hơn, học giỏi hơn. Góc
nghệ thuật đó giúp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên đề
xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, ở góc âm nhạc ngoài trưng bày,
sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc gọn gàng, ngăn nắp, còn có các lô tô rời
cho trẻ chọn hình ảnh găm lên và gọi đúng tên hình ảnh đó. Khi trẻ chơi các trò
chơi âm nhạc, biểu diễn văn nghệ trẻ biết chọn đồ dùng, nhạc cụ phù hợp
+ Các đồ dùng cá nhân của trẻ phải có ký hiệu riêng cụ thể từng trẻ, để
cho trẻ dễ sử dụng, không bị nhầm lẫn như: Ca, cốc, khăn mặt, gối, nhíp đánh
răng, bảng bé ngoan, ghế ngồi... Qua đó cũng là một trong các hình thức để cung
cấp kiến thức, kỹ năng và phát triển các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
11
+ Các mảng tường bên ngoài lớp: Xây dựng, trang trí, trưng bày nội dung
tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
theo khoa học bằng ngôn ngữ, bằng hình ảnh. Vẽ cảnh, hình ảnh các câu chuyện
cổ tích, bài thơ, các hiện tượng tự nhiên, các con vật gần gũi ở xung quanh trẻ.
+ Các phòng học, phòng chức năng có biển tên quy định, có cổng, biển
trường, tường, hàng rào bao quanh phối hợp các màu sắc đẹp, thông qua đó để
giáo dục cho trẻ nhận biết, phân biệt và gọi đúng tên các màu cơ bản xanh- đỏvàng…
+ Sân quy hoạch có sân chơi chung, sân chơi với đồ chơi ngoài trời, sân
chơi giao thông, sân chơi phát triển vận động, một góc chợ quê…trong sân có
cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh, cây hoa, cây cỏ có gắn từ, tên các loại cây.
Vườn rau được quy hoạch theo từng luống, từng khu, từng loại rau, như rau ăn
củ, rau ăn lá, rau ăn quả, rau thơm, vườn thiên nhiên, vườn cổ tích, các đồ chơi
ngoài trời phải đẹp và có gắn tên gọi của từng loại cây, từng chủng loại…
+ Ngoài các nội dung cho trẻ được khám phá trong và ngoài nhóm, lớp,
các nhà trường còn phải xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể tổ chức cho trẻ đi
dạo, đi thăm cánh đồng lúa, ngô, khoai, cói, những khu di tích lịch sử của địa
phương, các công trình, làng nghề, con mương, kênh rạch, nghĩa trang liệt sĩ…
để cho trẻ được làm quen, tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhà trường. Qua đó
để trẻ nhận biết, phân biệt, khám phá mọi sự vật, hiện tương ở xung quanh trẻ ,
nhằm kích thích sự tò mò, ham hiểu biết và phát triển trí thông minh, ngôn ngữ
mạch lạc, mở rộng vốn từ, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ.
(Hình ảnh: Đồ dùng, đồ chơi của lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi
từ nguyên vật liệu thiên nhiên)
12
(Hình ảnh: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chơi hoạt động góc)
* Môi trường vật chất vô cùng quan trọng, môi trương xã hội chúng ta
lại càng phải quan tâm hơn. Vì vậy tôi xây dựng một môi trường sư phạm thực
sự đoàn kết, mỗi cán bộ, giáo viên phải gương mẫu đối với trẻ, thực sự là một
tấm gương cho trẻ học tập. Đó là từ cách ăn mặc, cử chỉ, lời nói, tác phong đối
với trẻ phải nhẹ nhàng, âu yếm, gần gũi , yêu thương trẻ đúng mực. Ban giám
hiệu nhà trường chủ động phối, kết hợp chặn chẽ với các đoàn thể trong trường
như chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ phụ huynh …phát
động theo từng đợt, từng chủ đề, chủ điểm..
Vớ dụ: Chọn các chủ đề để phát động phong trào cho thông, phù hợp với
ngày hội của trẻ như “ Nói lời hay, làm việc tốt “ “ Cô bác mẫu mực” “ cô giáo
như mẹ hiền “…
Nhờ những đợt vận động như trên, dần dần những hành vi chưa gương
mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên đã chấm dứt, như không xưng hô mày tao
với nhau, không nói to trong giờ nghỉ của trẻ, không đánh, chửi nhau, không nói
tục, núi bậy trước mặt trẻ, không đi xe trong sân trường, không ăn mặc luộm
thuộm, hở hang, khi giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, với trẻ, với
mọi người xung quanh đúng phong cách nhà giáo.
Đối với các cháu trong giờ học cũng như trong giờ chơi, nhà trường chỉ
đạo giáo viên tổ chức thực hiện đảm bảo được môi trường giao tiếp thân thiện,
hòa đồng, ấm cúng, cởi mở tạo cơ hội , điều kiện cho trẻ được giao tiếp vơi
nhau. Môi trường tác động đến trẻ đó là ( Con người với con người, con người
với môi trường xung quanh ), vì vậy khi giáo viên, gặp gỡ, trao đổi với phụ
huynh phải thể hiện tình cảm thân thiện, cởi mở và mẫu mực. Quan hệ giữa cô
và trẻ thể hiện tình thương yêu, tôn trọng, tin tưởng, đối xử công bằng với trẻ.
Quan hệ giữa trẻ với trẻ thể hiện sự hợp tác, thân thiện, cô giáo đưa các cháu đi
dần vào nề nếp, thói quen, có tinh thần tập thể, đoàn kết, biết thương yêu,
13
nhường nhịn lẫn nhau, trong cách xưng hô giao tiếp phải luôn xưng tôi với bạn,
nếu bạn ngã biết đến giúp đỡ bạn, nâng bạn đứng dạy, rủ bạn cùng chơi…
* Kết quả: 100% trường, nhóm, lớp đó biết lựa chọn nội dung, hình thức
trang trí, xây dựng môi trường giáo dục vật chất theo hướng mở, sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung của từng chủ đề, với khả năng nhận thức
của trẻ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, xây dựng môi trường
xã hội thân thiện, đoàn kết, vui vẻ.
2.3.3. Tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động với môi trường giáo dục
ở mọi lúc, mọi nơi.
Đưa trẻ vào hoạt động và thông qua hoạt động để giáo dục và phát triển
về các mặt nhân cách cũng như năm lĩnh vực giáo dục cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
là một biệt pháp vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các hoạt động đón, trả trẻ hàng ngày, hoạt động học, HĐ góc, hoạt động
ngoài trời, ăn, ngủ, vệ sinh, lao động, đi dạo, đi thăm…đều là những dịp để trẻ
bọc lộ cá tính, sở thích, cách ứng xử, lời ăn, tiếng nói của mình. Các nhà trường
chỉ đạo tất cả giáo viên phải linh hoạt. sáng tạo, có nhiều hình thức, thủ thuật,
biện pháp hay để tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động, khơi gợi ở trẻ tính tò mò
ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ, luôn gần gũi và uốn nắn
những sai sót của trẻ trong mọi hoạt động, hành vi, lời nói, nhằm để kích thích
trẻ chủ động, tích cực tham gia hoạt động. Điều này rất phù hợp với đặc điểm
tâm, sinh lý của trẻ mầm non là mau nhớ nhưng cũng chóng quên. Tổ chức cho
trẻ hoạt động, trải nghiệm với môi trường giáo dục có nhiều ưu thế nâng cao về
kiến thức, kỹ năng, tính chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính khéo léo, kiên trì, tính
sáng tạo và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh.
( Hình ảnh: Cô cùng trẻ chăm sóc cây.)
Ví dụ: Trong các hoạt động học với chủ đề: Thế giới động vật:
Đề tài: Bé làm quen với các con vật đáng yêu:
Ngoài thời gian cô cung cấp nội dung, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, cho
trẻ quan sát, đàm thoại, so sánh qua tranh ảnh, vật thật, mô hình, hình ảnh động
14
trên màn chiếu. Cô còn tổ chức cho trẻ chơi các loại trò chơi củng cố để khắc
sâu kiến thức, trẻ được thực hành trải nghiệm, tích cực tham gia vào các hoạt
động như trò chơi chọn tranh theo yêu cầu của cô, nặn các con vật, tích hợp vận
động bật lên ghép tranh, chuyển thức ăn cho các con vật, thử tài của bé quan sát
xem xung quanh lớp có những nhóm con vật nào, môi trường sống ở đâu và có
số lượng là bao nhiêu...vv
Ví dụ: Trong hoạt động góc: Muốn cho trẻ tích cực hoạt động và phát huy
tính sáng tạo ở trẻ ( góc sách, góc tạo hình ) giáo viên gợi ý cho trẻ làm bưu
thiếp chúc mừng ngày sinh nhật của Bác Gấu… trẻ phải biết cắt – dán, trang trí
hình ảnh đẹp, hài hòa. Giờ đón, trả trẻ trong các góc mở, cô tổ chức, gợi ý cho
trẻ thích chơi ở góc nào thì tự vào góc đó chơi, trẻ tự lấy đồ chơi lắp ráp, cắt,
nặn, xếp hình, bế em, hát, đọc thơ, xem tranh...vv, có những hình ảnh, nguyên
liệu rời để trẻ tự ghép thành bức tranh, làm đồ dùng, sản phẩm hoàn chỉnh …
* Kết quả: Đạt 95% số trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động,
90% số trẻ hiểu được nội dung, có kiến thức và kỹ năng chơi các trò chơi và
chơi ở các góc mở. Chính vì vậy sự phát triển toàn diện của trẻ phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường giáo dục. Nếu nhà trường và giáo viên biết xây dựng và tổ
chức tốt môi trường này cho trẻ hoạt động là đã góp một phần quan trọng trong
việc hình thành và phát triển các mặt nhân cách cũng như các lĩnh vực giáo dục
của trẻ.
2.3.4. Xây dựng môi trường “ Xanh- sạch - đẹp “ trong và ngoài nhà
trường.
Để mở rộng môi trường hoạt động cho trẻ, phòng GD & ĐT chỉ đạo các
nhà trường phải chú ý tạo cảnh quan sân, vườn trường hấp dẫn trẻ như trồng
hoa, cây cảnh, cây cỏ, cây ăn quả, cây bóng mát được bố trí, xắp xếp hài hoà
trong sân. Vườn rau phân theo nhóm rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá, vườn hoa
phân theo màu sắc hoặc trồng xen kẽ cỏ, cây, hoa, lá, vườn cổ tích, vườn thiên
nhiên. Dưới mỗi gốc cây, trong mỗi vườn xây bồn hoa tạo thành các hình như
hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình lá, quả, củ, hoa…có
tên gọi của các loại cây, loại rau, loại hoa, loại quả. qua đó để tạo môi trường
giáo dục cho trẻ. Đồng thời phân công người chăm sóc, tưới cây, cắt tỉa, quét
dọn vệ sinh môi trường hàng ngày sạch sẽ.
Ví dụ: Trong thảm cỏ có thể cắt tỉa thành hình bông hoa, ngôi sao năm
cánh, trong vườn hoa tạo dáng thành hình các vật ngộ ngĩnh, các con số…
Quy định chỗ để xe của phụ huynh khi đưa - đón con đến trường để tạo ý
thức thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, trật tự, gương mẫu đối với trẻ. Thông
qua đó hướng dẫn trẻ thực hiện tốt chuyên đề GD an toàn giao thông cho trẻ
trong trường mầm non.
Bố trí các thùng rác phải có nắp đậy để đúng nơi quy định. Tạo thói quen
cho trẻ và phụ huynh, khi cho trẻ ăn quà xong phải biết bỏ túi, hộp vào thùng
rác, không vứt rác ra sân trường. Mỗi khi cô tổ chức cho trẻ ra chơi ở sân
trường, ra thăm vườn hoa, vườn rau… khi thấy lá rụng, môi trường bẩn cô và trẻ
cùng tham gia quét dọn vệ sinh, hót lá bỏ vào thùng rác. Sau mỗi ngày phải xử
15
lý thùng rác và làm vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống, rãnh, không để bốc mùi
trong khu vực trường mầm non, không vẽ bẩn lên tường.
(Hình ảnh: Môi trường ngoài lớp học)
* Kết quả: Trường có đồ chơi ngoài trời, có cảnh quan sư phạm, vệ sinh môi
trường luôn xanh-sạch-đẹp…vv
2.3.5. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể
trong và ngoài nhà trường để triển khai và tổ chức thực hiện tốt chuyên đề
xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non:
16
Công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ, các ban, Ngành, Đoàn thể có ý
nghĩa vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm, lớp và
trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ. Tạo nên sự liên kết giữa trường, lớp, nhóm và cha mẹ, cộng đồng xã hội,
nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình CS-ND-GD trẻ, đáp
ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: Thể chất, tinh thần,
nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục cá biệt…tạo
các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả chất lượng toàn diện trên trẻ.
+ Có tác dụng lớn tạo được sự thống nhất giữa gia đình và trường, nhóm,
lớp, các đoàn thể về việc CS-ND-GD trẻ.
+ Tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức
CS-ND-GD trẻ ở trường cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về
phương pháp CS-ND-GD trẻ.
+ Phối hợp về nội dung thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
cho trẻ; thực hiện chương trình giáo dục trẻ; phối hợp kiểm tra đánh giá công tác
CS-ND-GD trẻ, CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường…vv
* Về hình thức và biệp pháp phối kết hợp: Đối với nhà trường thành lập
hội cha mẹ của trường, của nhóm, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm,
tháng, và được hội cha mẹ thông qua, thống nhất về nội dung, quy chế, nội quy,
quy định của nhà trường, nhóm, lớp, tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ, trao
đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày trong giờ đón trẻ và trả trẻ, xây dựng góc
tuyên truyền cho phụ huynh ở nhóm, lớp , lập hòm thư góp ý của cha mẹ và
cộng động về công tác ND-CS-GD trẻ ở nhóm, lớp…vv
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch phối hợp với các bậc cha mẹ hàng năm theo
từng tháng. Tên nhóm, lớp…………..
Giáo viên:………………
I. Mục đích yêu cầu:
II. Nội dung chính:
III. Kế hoạch cụ thể:
Thời
Nội dung phối hợp
Hình thức và Biện
Nhận xét
gian
pháp phối hợp
kết quả
Tháng 9 - Đóng góp kinh phí xây dựng, - Thành lập hội cha
cải tạo trường, lớp, mua sắm đồ mẹ của nhóm, lớp
dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho
lớp học
............ ..................................................
...............................
Tháng 5
Chính vì vậy tất cả mọi công việc, mọi hoạt động của ngành cũng như của
trường mầm non muốn đạt kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ, đóng
góp và phối kết hợp thường xuyên, chặn chẽ của phụ huynh, các đoàn thể trong
và ngoài nhà trường. Vì vậy khi bắt đầu triển khai chuyên đề phòng GD - ĐT đã
chỉ đạo các nhà trường ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm các nhà trường
phải thông báo rõ mục đích yêu cầu của chuyên đề với phụ huynh và đề nghị với
17
ban chấp hành phụ huynh trường và hội phụ huynh từng lớp bàn biện pháp phối
hợp cùng nhà trường thực hiện tốt nội dung chuyên đề.
Tôi đã xây dựng từng tiêu chí, nội dung, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,
những điều kiện cần thiết để thực hiện chuyên đề, các hình ảnh minh họa của trẻ
đang hoạt động, trải nghiệm với môi trường giáo dục như trẻ đang xếp hình,
ghép tranh, tô tranh, chọn chữ cái, chọn số…để phụ huynh biết và dạy bảo thêm
khi trẻ ở gia đình. Nhà trường mở đợt phát động phong trào thu, lượm lặt những
nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như ( các khối hộp
, tranh ảnh họa báo, bình, lọ nhựa, bẹ ngô, rơm rạ , hột hạt…sưu tầm các làn
điệu dân ca, trò chơi dân gian ở các địa phương, sáng tác bài thơ, câu chuyện,
bài hát phù hợp với trẻ trong giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ cho chuyên đề.
Phát động CBQL, GVMN viết bài tuyên truyền có nội dung về chuyên đề.
Tôi đã có kế hoạch có nội dung, hình thức và biện pháp cụ thể tham mưu
với lãnh đạo địa phương, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong và ngoài
nhà trường. Đặc biệt là ban văn hóa xã hàng ngày đọc trên loa truyền thanh
những nội dung yêu cầu của chuyên đề, để các lãnh đạo, các bậc phụ huynh và
toàn thể cộng đồng dân cư có nhận thức đúng và phối hợp với nhà trường thực
hiện tốt chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con mình tại gia đình, đặc biệt là quan
tâm đến sự phát triển, hoàn thiện về nhân cách cũng như các lĩnh vực phát triển
giáo dục của trẻ.
Sau mỗi học kỳ, tổng kết năm học phòng GD & ĐT tổ chức họp, trao đổi,
thảo luận, rút kinh nghiệm trong các trường, cụm chuyên môn, cụm thi đua về
nội dung xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, để rút ra được
ưu, nhược điểm và có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện cho những năm học
tiếp theo
Phối kết hợp tổ chức tốt các hội thi “ đồ dùng, đồ chơi sáng tạo” Hội thi “
Bé khỏe - Bé tài năng” ở cấp trường, cấp huyện.
* Kết quả: Nhà trường tuyền truyền vận động các đoàn thể, các nhà hảo
tâm, phụ huynh đóng góp về tinh thần, vật chất như tham gia ngày công lao
động cải tạo sân, vườn, dàn cây, ủng hộ chậu cây cảnh, cây xanh, làm vườn cổ
tích, sân khấu ngoài trời thục hiện tốt …
Đóng góp tiền để nhà trường mua bàn ghế, tủ, ty vi, hệ thống loa tăng
âm, lát sân, nền nhà …tổng 48.500.000đ Với những biện pháp phối hợp chặn
chẽ như vậy, để thu hút được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình, tích cực hơn nữa
của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh. Đó là một bước tiền đề, đồng thời
cũng là phương hướng để tiếp tục thực hiện tốt nội dung chuyên đề trong những
năm tiếp theo đạt kết quả cao hơn. Chính vì vậy mối quan hệ, sự phối kết hợp
giữa các bậc cha mẹ, các Ban, Ngành, Đoàn thể với nhóm, lớp và trường mầm
non là điều kiện không thể thiếu được trong việc thực hiện các mục tiêu và góp
phần nâng cao chất lượng toàn diện về CS-ND-GD trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với giáo dục.
Qua một năm thực hiện đề tài tôi nhận thấy ở trẻ đã có sự hứng thú rất rõ rệt, trẻ
tập trung nhiều trong giờ học, kỹ năng thực hiện ngày càng nhanh hơn, b iết vận dụng
18
những kiến thức đã học vào bản thân mình, tự đưa ra ý kiến riêng không còn phụ thuộc vào cô
vì thế giờ học không đơn điệu như trước nữa mà trở nên sôi động hơn. . Trẻ yêu trường
lớp, yêu cô giáo và bạn bè, ham thích đến trường.
*Bảng kết quả của trẻ cuối năm
Kết quả
Tổng
STT
Nội dung
số
Chưa
Đạt Tỷ lệ
Tỷ lệ
trẻ
đạt
Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia
1
35
35
100
0
0
vào các hoạt động.
Trẻ chủ động tham gia hoạt động,
2
làm việc, trao đổi, chia sẻ trình 35
34
97
1
3
bày tỏ ý kiến.
Sự tìm tòi, khám phá, tư duy,
3
35
34
97
1
3
tưởng tượng.
4
Kĩ năng thực hành
35
33
94
2
6
2.4.2. Đối với bản thân.
- Biết lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp để
phát huy hết tính tích cực của trẻ và để trẻ thực sự là trung tâm của các hoạt động.
- Nâng cao năng lực, sáng tạo hơn trong khi thiết kế các hoạt động cho trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để có phương pháp dạy trẻ phù hợp, tận
dụng được nguồn học liệu và phế liệu do phụ huynh cung cấp.
- Trang trí lớp đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với từng chủ đề
giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm một cách hệu quả nhất.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp
- 100% đồng nghiệp tham khảo các biện pháp và được triển khai, nhân rộng
trong nhà trường.
- Được đồng nghiệp đánh giá cao với các biện pháp đưa ra trong sáng kiến.
2.4.4. Đối với nhà trường
Nhà trường liên tục được Phòng giáo dục đánh giá cao về công tác chăm
sóc giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình áp dụng dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm bản
thân tôi nhận thấy: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ thì nhất thiết cô giáo
phải tích cực cho trẻ được trải nghiệm qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá
tìm tòi. Trẻ phải được giao tiếp, chia sẻ, với cô, với bạn và mọi người xung
quang. Ðể cho trẻ được suy ngẫm, trao đổi để tìm ra cách giải quyết các tình
huống.
Để trẻ làm được điều đó cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào
các hoạt động dựa trên khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ và
phát huy hết tính tích cực của trẻ.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của nội dung giáo dục, qua thực tế giảng dạy
tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
19
Phải tự tìm tòi học hỏi để nâng cao khả năng, trình độ và nghiệp vụ sư phạm
cho bản thân, tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề do trường và Phòng giáo dục
huyện Nga Sơn tổ chức, tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm hơn nữa với bạn bè
đồng nghiệp.
Cô giáo yêu nghề, yêu thương trẻ thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ, kiên trì,
chịu khó, sáng tạo trong việc tìm tòi đồ dùng, đồi chơi phục vụ cho việc dạy và học.
Cô giáo tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được
thực hành, trải nghiệm, suy ngẫm, chia sẻ, giao tiếp với cô, bạn và mọi người
xung quanh trẻ.
Kết hợp chặt chẽ giữa lớp với phụ huynh, nhà trường đồng nhất phương
pháp, nội dung, hình thức giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện và đồng bộ.
3.2. Kiến nghị
Để làm tốt hơn việc giáo dục“Lấy trẻ làm trung tâm” tôi mong muốn lãnh
đạo cấp trên cung cấp thêm tài liệu để chúng tôi tham khảo, đồng thời tổ chức
hội thảo, dạy mẫu nhiều hơn nữa về giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” ở lứa
tuổi mầm non để chúng tôi được trao đổi học hỏi lẫn nhau qua thực tế.
Trong thời gian nghiên cứu các biện pháp không tránh khỏi những sai sót,
tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp để cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Liên, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm này là do bản thân tôi viết.
Cam kết không copy của ai!
Người viết SKKN
Lê Thị Hương
Lê Thị Lý
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ).
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Mẫu giáo lớn
5-6 tuổi
( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ).
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non theo các chu kỳ
( Vụ Giáo dục mầm non).
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
theo các năm học.
( Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam )
5. Tâm lý học, giáo dục học các độ tuổi.
6. Tạp chí Giáo dục mầm non số 1 năm 2016 ( Bộ Giáo dục và Đào tạo )
7. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ).
8. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non - Nguyễn Thị Thanh Hà (2012),
NXB Giáo dục.
21
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Lý
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo - Trường mầm
non Nga Liên
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
xếp loại
( Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh…)
Kết
quả
đánh
giá xếp
loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
( A, B,
hoặc C)
1
2
3
4
5
Một số biện pháp giúp trẻ
học tốt môn làm quen chữ
Ngành GD &ĐT
cái.
Một số biện pháp giúp trẻ
hứng thú tham gia hoạt động
Sở GD & ĐT
góc.
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi hứng thú với hoạt
Ngành GD &ĐT
động âm nhạc.
Một số biện pháp giúp trẻ 5
– 6 tuổi làm quen với tác
Ngành GD &ĐT
phẩm văn học.
Một số biện pháp hướng dẫn
trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ dùng đồ
Sở GD & ĐT
chơi sáng tạo.
B
2002 - 2003
B
2005 - 2006
B
2006 - 2007
B
2008 - 2009
C
2012 - 2013
22