1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm
sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.
Hồ chủ tịch đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt giành
cho trẻ em những tình cảm vô bờ, Bác thường nhắc nhở: Phải giữ gìn vệ sinh
cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe. Bác đã
nhấn mạnh:’’ Dạy trẻ cũng như trồng cây non tốt, chăm sóc dạy các cháu tốt thì
sau này các cháu trở thành người tốt” . [1] Nên trẻ em là niềm hạnh phúc của
mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
là trách nhiệm của mọi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, chính vì thế
“Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con
người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ,
tình cảm - xã hội, thẩm mỹ.” [2] Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn
diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo
dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi
gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được
nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội
đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe
mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp
lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhu
cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cần thiết không thể không có, không chỉ
đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp cơ thể cung cấp
năng lượng hoạt động, các axit amin, các vitamin, chất khoáng là những chất
cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, các cơ quan trong cơ thể.
Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh
hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý
và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh
nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu
quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng
yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi
thông minh và phát triển một cách toàn diện
“Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất
của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành
cao và là công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó
bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực
phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. chính vì vậy việc chăm sóc nuôi
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.” [2]
Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng
bữa ăn của trẻ là vấn đề mà ban quản lý nhà trường cần phải bàn. Thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 của nhà trường là nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực
1
phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm
non. Muốn nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ thì bộ phận nuôi dưỡng phải
được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay
đổi, thực phẩm chế biến cần phải tươi, sống, rõ nguồn gốc, không có chất bảo
quản…để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt,
giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh dịch. Từ những quan
điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến
món ăn, chọn mua thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến,
việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ ăn uống trong bếp ăn bán trú nhà
trường. Nên đứng trước những vấn đề trên, bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăn
trở trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, Làm sao để trẻ ăn không kiêng khem, trẻ
ăn hết suất của mình một cách ngon miêng, không cần thúc ép trẻ ăn và giảm
được tỷ lệ suy dinh dưỡng. Vì vậy nâng cao chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ nó góp phần nâng
cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn
-Tỉnh Thanh Hóa. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm
đến sức khỏe và cùng nhau thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chức
bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng tại trường
mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa, nơi tôi đang công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ.
- Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục toàn diện về
các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
- Nhằm tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn
hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa
phương mình, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ
ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho bản thân,
đồng thời có kiến thức, phương pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà
trường hiểu rõ mục đích, nắm vững nội dung, biết cách tổ chức nâng cao chất lượng
dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ
độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại bếp ăn tập thể trường mầm non Nga Thắng
- Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục
tiêu an toàn thực phẩm, tu sửa cở vật chất; Nhà trường với các đối tác ký kết hợp
đồng cung cấp thực phẩm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
2
- Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em
cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ con người lớn lên cần dinh dưỡng
để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn
tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát
triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Con người là
một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không
được ăn, uống. Danh y Việt Nam: Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn
là thuốc, thuốc là thức ăn”.[3]“ Viện dinh dưỡng quốc gia biên soạn: Cẩm nang
dinh dưỡng cho trẻ mầm non cho chúng ta biết: Chất dinh dưỡng có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Chất dinh dưỡng
bao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh
năng lượng gồm chất đạm, chất béo và chất bột đường. Các chất không sinh
năng lượng bao gồm các vitamin, chất khoáng và nước”.[4] “Vì vậy thức ăn,
thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khi cơ thể
không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình
thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, còi xương,
thiếu máu do sắt,…thiếu sức đề kháng các bênh dịch. Theo nghiên cứu cảu Viện
dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ. Trẻ được nuôi
dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng, chiều
cao đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ.
Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối
loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt
do thiếu Vitamin....Vì vậy muốn khỏe mạnh cần được ăn uống hợp lý và đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó bữa ăn đối với con người rất quan trọng.
Đặc biệt là trẻ em, vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nhu cầu
dinh dưỡng rất lớn. nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các
bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương,…
Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ có xu hướng gia tăng ở khu vực nông thôn
chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia gia đình và nhà trường nhất là lứa
tuổi mầm non. Vì trẻ mầm non lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếu
chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến trẻ bị béo phì ở
trẻ.Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu
phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta cơ thể khoẻ mạnh.
Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ra
tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người, mà chế độ
dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển
toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ
sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các
bữa ăn của trẻ. Vì vậy căn cứ QĐ số 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017
3
Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn:
Thức ăn khô:100g, Thức ăn lỏng:150ml, thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.[5] Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non trong đó nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ bán trú tại trường được quy định đối với trẻ nhà trẻ: 18-36 tháng
tuổi: 600 -651Kcal, Trẻ Mẫu giáo: 615-726Kcal và chế độ dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non.[6]
Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu
chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học
hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại
trường. Phải tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công
tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất: Trường Mầm non Nga Thắng nằm ngay khu trung
tâm của xã. Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, theo Quyết định số 36 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, được kiểm định chất lượng năm học 2016 - 2017.
Trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2.
* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Quản lý nhà trường chú trọng công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi cho trẻ.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực tham gia học
tập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm và đoàn kết, nhằm xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh.
* Về bản thân: Bản thân tôi được phân công phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng nên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, tìm tòi
chế biến những món ăn giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo.
* Đối với phụ huynh: Nhà trường đã thành lập được Ban chấp hành
(BCH) phụ huynh học sinh nhóm, lớp. BCH phụ huynh cùng với nhà xây dựng
kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch có hiệu quả, phụ huynh toàn
trường đều quan tâm chăm lo nuôi dưỡng trẻ và thường xuyên cung cấp thực
phẩm sạch, tươi ngon đảm bảo chất lượng do chính cha mẹ các cháu làm ra.
* Đối với trẻ: Trẻ đến trường được học chương trình đúng độ tuổi quy
định, mạnh dạn, tự tin, khoẻ mạnh, các cháu đều ăn bán trú tại trường nên các
hoạt động lồng ghép tích hợp vào môn học vào tất cả các thời điểm trong ngày
của trẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham gia, qua đó trẻ
hiểu biết về thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe, giữ gìn sức
khỏe và đảm bảo an toàn của bản thân.
2.2.2. Khó khăn.
*Về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường:
Trường xa trung tâm huyện, do đó tiền cước vận chuyển thực phẩm đến
trường cũng rất khó khăn.
Giá cả thực phẩm biến động cũng ảnh hương đến việc xây dựng thực đơn.
Trường thuộc khu vực nông thôn, các bậc phụ huynh trong trường đều xuất
phát từ nhà nông, nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức đóng góp
4
tiền ăn của các cháu chỉ mới 14.000 đ/ cháu/ ngày.
Số trẻ đầu năm học suy dinh dưỡng cao do dịp nghỉ hè đa số các cháu mẫu
giáo nghỉ ở nhà, chế độ ăn ngủ không cân đối, không đúng giờ giấc…
* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Số lượng
giáo viên trên nhóm lớp còn thiếu so với quy định nên cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Giáo viên khi cho trẻ ăn chưa khích lệ
giới thiệu món ăn trước khi trẻ ăn để gây phấn khích cho trẻ trong khi ăn.
* Đối với phụ huynh: Nga Thắng là 1 xã vùng chiêm trũng, nhân dân chủ
yếu sống bằng nghề trồng lúa nên có nguồn thu nhập thấp có một số gia đình,
bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, nên ảnh hưởng rất lớn đến số
lượng cũng như chất lượng nuôi dưỡng.
* Về học sinh: Do điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ trẻ để con ở nhà
cho ông bà chăm cháu, ông bà cưng chiều cháu không động viên cháu ăn nên
cháu ăn ít, lười không ăn thịt, không ăn cá, tôm, rau và hành, không ăn cháo và
chưa có nề nếp, thói quen, văn minh trong ăn uống.
2.2.3 Kết quả của thực trạng.
Từ đầu năm học 2018 - 2019 Tôi đã thực nghiệm khảo sát, theo dõi số trẻ
ăn ở 9 nhóm lớp với tổng số cháu ăn là 216 cháu và được đánh giá theo các tiêu
chí sau: (Bảng khảo sát 1 ở phụ lục minh họa.
Qua lần khám sức khỏe ở đầu năm học tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
còn quá cao so với yêu cầu. (Bảng khảo sát 2 ở phụ lục minh họa).
Qua kiểm tra trình độ chuyên CBGV nhân viên, cô nuôi kết quả như sau:
(Bảng khảo sát 3 ở phụ lục minh họa).
Vì vậy nên tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, chuyên
đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng.
Trước sự phát triển không ngừng của xã hội và những yêu cầu của giáo dục,
để khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo giáo viên, Ban quản lý nhà
trường đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chính
trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên là
sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng bằng cách
khơi sâu lòng tự tôn nghề nghiệp để họ hiểu sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của người
giáo viên mầm non. Từ đó giúp họ có ý thức tự giác quyết tâm phấn đấu rèn luyện
không ngừng, mỗi giáo viên cần phải nhận thức được rằng; Ai không luôn học
hỏi, phấn đấu, bồi dưỡng sẽ không đảm nhiệm được công việc của người giáo
viên Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Từng giáo viên phải cần phấn đấu vươn
lên để khẳng định mình. Thành tích của nhiều cá nhân sẽ tạo nên thành tích của
tập thể. Muốn có chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện không chỉ có một vài cá
nhân phấn đấu mà phải cả tập thể cùng quyết tâm phấn đấu. Làm được như vậy
thì mới đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non.
5
Nhà trường nghiêm chỉnh các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng
giáo dục và Đào tạo của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
*Bồi dưỡng về lý thuyết:
Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên thông qua việc học tập chuyên đề,
học đại học nâng cao trình độ chuyên môn: Hàng năm nhà trường tạo điều kiện
cho chị em giáo viên đi dự các lớp chuyên đề phòng giáo dục mở về triển khai
tới 100% cán bộ, giáo viên ở trường. Năm học 2018 - 2019 tôi cùng với BGH,
các tổ chuyên môn cùng thống nhất kế hoạch mở chuyên đề tại trường với các
nội dung như sau: Chuyên đề vệ sinh, giáo dục dinh dưỡng và ATTP, kế hoạch
thực hiện các chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an
toàn thực phẩm.
(Hình ảnh 1 CBGV đang học chuyên đề tại trường)
Tổ chức chuyên đề có trọng tâm trọng điểm và phù hợp với nguyện vọng
của giáo viên. Mỗi tháng tổ chức ít nhất 1 chuyên đề, nội dung các buổi chuyên
đề thường xuyên được đổi mới, đáp ứng với yêu cầu của giáo viên. Việc bồi
dưỡng giáo viên không những được thể hiện qua việc đi học tập nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn được thể hiện qua việc tự học tập, tự bồi
dưỡng qua bạn bè, đồng nghiệp. Để làm được điều đó, nhà trường đã phát động
phong trào tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên nhà trường. Tổ chức đọc báo,
tập san, tạp chí về chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm ...Tổ chức
đọc tài liệu tham khảo. Xem băng, hình ti vi đầu đĩa, dự các hoạt động của đồng
nghiệp trong trường, các đồng nghiệp trường bạn...
a. Đối với cô nuôi
Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô nuôi qua các
lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện phối hợp với Trung tâm y tế,
Phòng Y tế huyện tổ chức.
Nhà trường tổ chức bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho cô cô nuôi ngay từ
đầu năm học, tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ăn
mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi, chế biến các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên,
về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và
bảo quản thực phẩm vì vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cô nuôi nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm (6 tháng/1 lần). Thực hiện
tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra trong
nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm,
10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho mọi người thực hiện. Phân công cụ thể ở
các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng và hợp vệ sinh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho
trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thực hiện rửa tay theo quy định: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống,
chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ và mỗi khi tiếp xúc với thực phẩm. Mặc
quần áo bảo hộ động, không để móng tay dài, không đeo đồ trang sức, không hút
thuốc trong khi làm việc. Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng.
6
b. Đối với cô giáo.
Bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi luôn tìm tòi để chế
biến được những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn
hết xuất. Để làm được điều đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp
qua đó chúng tôi còn lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món
ăn. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn thì cô giáo chuẩn
bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau: Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn
gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
Muỗng,bát tô phải đủ so với trẻ.
*Đối với thực hành:
- Cô nuôi thực hành dinh dưỡng chế biến các món ăn cho trẻ.
* Chỉ đạo cô nuôi, nhân viên về quá trình chế biến thực phẩm
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: dao,
thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: bát, thìa, ly… phải được rửa sạch để ráo trước
khi sử dụng. Nhân viên chọn nguyên liệu thực phẩm tươi ngon có nguồn gốc rõ
ràng: Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt nhỏ
phải có độ rắn…Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến
khâu chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn
sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực
phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Nhà trường dù có hợp đồng thực phẩm sạch, đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo
quy định với các nhà cung cấp thực phẩm nhưng tổ trưởng cấp dưỡng vẫn phân
công từng nhân viên cấp dưỡng trực nhận thực phẩm trong ngày, có nhật xét về
thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Người không phân sự không được vào bếp.
“Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào trường học: Thực
phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh: tên thực phẩm, khối lượng, giấy chứng
nhận kiểm dịch động vật; thông tin trên nhãn sản phẩm. Loại thực phẩm bao gói
sẵn, phụ gia thực phẩm: tên sản phẩm khối lượng, kiểm tra nhãn sản phẩm (tên
sản phẩm, cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, lô sản xuất...
Trong quá trình chế biến thức ăn: Người tham gia chế biến: Cần mặc trang
phục, mũ, găng tay và rửa dụng cụ: Dao thớt …Thức ăn chín phải đảm bảo đủ
thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực chín.
Trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu
hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị...) cần được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thực
phẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý. [5]
Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên
kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và
phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng.
Ngày hội ngày 20/10, ngày 8/3, nhà trường tổ chức thi nấu ăn theo tổ để
nhân viên nuôi dưỡng thể hiện tài năng của mình.
(Hình ảnh 2: Phòng chia ăn ở trường mầm non Nga Thắng)
- Đối với giáo viên:
Khi ăn cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến
những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất và lồng ghép kiến thức về giáo
7
dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày cho
trẻ, kỹ năng tự phục vụ của trẻ phù hợp với từng độ tuổi. Động viên, khích lệ trẻ
làm các công việc nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trong quá
trình trẻ tự phục vụ, GV quan sát, hướng dẫn trẻ để phòng tránh các nguy cơ mất
an toàn.
Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ
như cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món gì.
Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được thức ăn như thịt, cá, trứng, …
cung cấp chất gì?
Thông qua các môn học lồng ghép, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ như cho trẻ đi
tham quan vườn trường. Cô giáo giới thiệu trẻ biết lợi ích từng loại cây ăn quả.
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.
Nhà trường rèn thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tuyên truyền trong
bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không?
Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:
Tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt
động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.
Ví dụ: Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền,
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh. Bằng hình thức hỏi thăm phụ
huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi phụ huynh ở nhà trẻ được
ăn cơm với những thức ăn gì?
Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ
thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ
hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
Kết quả: Bản thân tôi và 100% giáo viên, nhân viên, cô nuôi đã nắm vững
kiến thức về nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm biết vận
dụng vào chuyên đề một cách linh hoạt. Bản thân biết cách xây dựng được thực
đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. Chỉ đạo nhân viên chế biến một số món ăn, giúp
trẻ ăn ngon miệng nhằm mục đích nâng cao dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ cân đối
về chiều cao và cân nặng.
Trường đã nhận bằng cử nhân đại học 3 đồng chí giáo viên.
Trường phối hợp với công đoàn tổ chức 2 lần hội thi nữ công gia tránh:
Nấu các món ăn cho trẻ mầm non đạt kết quả cao.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc
Lồng ghép nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung,
vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp với điều
kiện kinh tế và nguyên liệu sẵn có ở địa phương để nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ.
Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của một người trong một ngày để đảm bảo
nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và khẩu phần ăn
của trẻ được tính trên phần mềm pms.vietec.com.vn
8
Vào đầu tháng 8 tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường tổ
chức họp Ban lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ thống nhất về chế
độ ăn uống, xây dựng thực đơn. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ
dùng, thiết bị cho việc tổ chức nuôi dưỡng trẻ. Sau đó mời các nhà cung cấp
thực phẩm (Cá, tôm, cua, rau, thịt, gạo, trứng, sữa gà, lươn..) về ký hợp đồng.
Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương.
Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn không chỉ cần có
đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong cùng nhóm thực phẩm cũng nên thay thế
nhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả. Các món ăn cần phong phú
về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp.
Xây dựng thực đơn trong thời gian dài nhằm giúp cho việc điều hòa khối
lượng thực phẩm, tổ chức công việc chế biến. Số bữa ăn và giá trị năng lượng
của từng bữa theo yêu cầu của từng độ tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về
năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật.
Để xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ cần đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối, hợp lý. Cân đối giữa các nhóm chất sinh năng
lượng (P-L-G). Cân bằng các chất dinh dưỡng (Protein động vật/Protein thực vật;
lipid động vật/ lipid thực vật). Khẩu phần đảm bảo tối ưu các vitamin, chất khoáng
(C,A, sắt, kẽm…)Xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có ở địa phương. Thực đơn cân
đối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng
khác nhau cho cơ thể. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ cấp dưỡng đã phối hợp, xây dựng
và hiện đang thực hiện tại trường.
Bước 1: Lựa chọn mức năng lượng phù hợp với thực trạng dinh dưỡng
của học sinh: Calo cần đạt cả ngày cho 1 trẻ.
Năng lượng calo cần đạt theo thông tư 28/2016/TT- BGDĐT: Nhà trẻ :
1000calo; Mẫu giáo: 1320 calo. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được
khuyến nghị theo cơ cấu nhà trẻ là: P: 13-20%; L: 30-40%; G: 47-50%. Tỷ lệ
các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu trẻ mẫu giáo là: P:
13-20%; L: 25-35%; G: 52- 60%.
Theo lý thuyết cách tính khẩu phần ăn áp dụng theo tình tự các bước sau:
Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ cân đối, hợp lý của các chất cung cấp năng lượng
P-L-G. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ta chọn % năng lượng cung cấp từ lipid khẩu
phần cao hơn các trường có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Ước tính năng lượng
cung cấp từ nguồn protein, lipid và glucid khẩu phần.
Dựa vào năng lượng ước tính từ nguồn protein, lipid và glucid khẩu phần
tính ra khối lượng cần có của mỗi chất trong khẩu phần. Bằng cách chia năng
lượng từ nguồn protein và glucid cho 4,1 và năng lượng từ chất béo cho 9,0
Khẩu phần nhà trẻ (18-36 Tháng) với mức 600 Kcal bán trú tại trường và tỷ
lệ P-L-G: 18-35-50.
Số gram protein cần có trong khẩu phần: (600:100x18):4,1=26,34g)
Số gram lipid cần có trong khẩu phần: (600:100x35):9,0 = 23,33g)
Số gram glucid cần có trong khẩu phần: (600:100x50):4,1= 73,17g)
9
Khẩu phần mẫu giáo với mức726 Kcal bán trú tại trường và tỷ lệ P-L-G:
15-28-55.
Số gram protein cần có trong khẩu phần: (726:100x15):4,1=26,56g)
Số gram lipid cần có trong khẩu phần: (726:100x28):9,0 = 22,59g)
Số gram glucid cần có trong khẩu phần: (726:100x55):4,1= 97,39g).
Bước 3: Lên thực đơn 1 tuần: Thực phẩm tươi ngon, đảm bảo số lượng,
chất lượng.
Thực phẩm ngon nhất. Thực phẩm sẵn có ở địa phương.
Tô màu cho các món ăn bằng các màu sắc khác nhau của thực phẩm để
kích thích trẻ hứng thú với món ăn, đồng thời đem lại giá trị dinh dưỡng (chọn
nhiều thực phẩm kết hợp)
Bước 4: Chọn và tính thực phẩm cần có để đạt khẩu phần dự tính.
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để tính lượng thực
phẩm cần có cho khẩu phần.
Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho 1 xuất ặn.
Bổ sung vitamin, chất khoáng bằng các loại rau.
Bổ sung cho đạt năng lượng với dầu mỡ và đường.
Tính toán và cân đối các thực phẩm sao cho khẩu phần đạt tiêu chuẩn về
năng lượng sự cân đối giữa các chất cung cấp năng lượng, giữa thực phẩm
nguồn gốc động vật và thực vật phù hợp với mức tiền ăn của trẻ” [5]
Sau khi xác định được khẩu phần ăn cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫu
giáo/ngày rồi thì tuỳ thuộc số cháu ăn cả ngày đó/trường là bao nhiêu chúng ta
chỉ thực hiện nhân 1 trẻ với tổng số cháu ăn trong ngày sẽ được số lượng cụ thể
cho từng loại thực phẩm giúp cho người đi chợ hoặc người tiếp phẩm có số
lượng chính xác để tổ chức sơ chế và nấu ăn cho trẻ đảm bảo một cách tuyệt đối,
chống thất thoát, dư thừa hoặc chi âm tiền ăn của trẻ; tổng hợp vào sổ theo mẫu
của Sở GD&ĐT dễ dàng.
Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào Tạo, Phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Nga Sơn đã tổ chức những buổi tập huấn trực tuyến về chăm sóc nuôi
dưỡng. Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy tính bằng phần mềm
PMS.vietec.com.vn giúp nhà trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiều
thực đơn mẫu, căn cứ vào mục thực đơn mẫu để đặt hàng rồi làm bảng điều tra
thực tế.
Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình chọn
và sử dụng khoảng 5 - 6 loại thực phẩm/ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có
đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng
bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì mỗi loại
thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta
sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có bữa ăn
cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Chú ý bổ sung dầu, đường, muối để
đủ chất cân đối phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp. Mức thu tiền ăn
được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng
bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là 14.000 đồng/ngày/cháu.
Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí.
10
Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng
béo phì, nếu để trẻ đói ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động
và dẫn đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy mà tôi yêu cầu nhân viên
phải tính khẩu phần ăn cho hợp lý đảm bảo cân đối giữa năng lương ăn vào, năng
lượng tiêu hao.
Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức trồng rau xanh cung cấp rau
sạch cho bếp ăn của trẻ, sưu tầm món ăn, xây dựng thực đơn, cải tiến chế biến
món ăn phù hợp với trẻ góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho
trẻ luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
(Hình ảnh 3 CB đoàn viên đang trồng rau)
Kết quả: Với cách tính thực đơn tổng hợp theo ngày của trẻ nhà trẻ và mẫu
giáo sẽ đảm bảo định lượng kcalo trong ngày ở trường là: 600 - 651 kcalo đối
với cháu nhà trẻ và 615 - 726 Kcalo đối cháu mẫu giáo và cách xây dựng thực
đơn trên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương,
với tình hình kinh tế của nhân dân.
Công đoàn đã trồng được 460kg rau quả cho học sinh với số tiền:
4.000.000đ (Bốn triệu đồng)
Kiểm tra bếp: Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận đạt bếp vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2.3.3. Giải pháp 3: Lựa chọn thực phẩm đảm an toàn, phù hợp với lứa
tuổi mầm non và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường bởi vậy đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng sen vào đó
là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm mà nhà sản xuất,
chế biến đã sử dụng các chất phụ gia như: phẩm màu, đường hóa học, chất kích
thích tăng trưởng vào các loại rau, quả, cây, con vật...chế biến thức ăn sẵn như
thịt quay, giò, chả, thịt nướng…vì vậy là một cán bộ quản lý nuôi dưỡng tôi phải
hợp đồng với chủ sản xuất giết mổ, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích cán bộ
giáo viên, nhân viên trong nhà trường trồng rau, củ quả sạch cung cấp cho nhà
trường để ký kết hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho các cháu trong
trường mầm non.
* Sau đây là một số cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon tôi đã thực hiện:
Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm
1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy
trong gia đình, trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến
các món ăn và xây dựng thực đơn ăn.
Đối với thịt gia súc, gia cầm như: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò,…
+ Đối với thịt lợn: chúng ta cần lựa chọn những chủ cửa hàng tin cậy, uy tín,
chọn thịt có mỡ mầu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ
khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên…
+ Đối với thịt gà: Ta chọn những cửa hàng uy tín, chọn thịt mền dẻo, thớ
thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu vàng tự nhiên
không có nốt thâm tím ở ngoài da.
+ Đối với thịt bò: ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ
11
thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng.
Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau
đó thái nhỏ và cho vào cối xay nhỏ (tuỳ từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở
trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh.
- Đối với các loại hải sản như: Tôm, cua, cá,…rất tốt cho con người chúng
ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp can xi, chất đạm làm cho xương của trẻ
chắc khỏe hơn và không bị bệnh còi xương.
+ Đối với Tôm: Nên chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng
trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu và râu tôm dùng để nấu canh.
+ Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn vẩy không bị chảy
sước. Khi sơ chế chúng ta chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩy
cho nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấy
nước nấu canh, nấu dấm.
*Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn
phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp chất Vitamin và các khoáng chất
như: rau, củ, quả.
+ Đối với rau: Chúng ta cần hợp đồng với các hộ gia đình chuyên trồng
rau, củ sạch: chọn rau, củ phải tươi ngon, không bị dập nát và úa vàng.
Chúng tôi còn tăng gia trồng rau tại trường để phục vụ nấu ăn cho trẻ bảo
đảm 100% vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đối với hạt, quả: khi mua chúng ta cần phải loại bỏ thực phẩm mốc, mọt.
Nhất là khi chọn gạo, lạc, vừng, nên chọn những loại gạo ngon, không có mẩy
trấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc,…
+ Đối với bún và bánh phở tươi: cần chọn nhà cung cấp có uy tín và tin
cậy, cam kết không có chất bảo quản, hàn the, bánh phở không có mùi chua,…
+ Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầu,…khi mua chúng ta
nên chú ý đến hãng sản xuất có thương hiệu và thời hạn sử dụng của sản phẩm
để đảm bảo được an toàn.
Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch.
Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn
uống như: Tô, muỗng, nồi…hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh
nắng, nhúng nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà
bếp, khơi thông cống rãnh.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu
chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn
sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực
phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Ví dụ: Thịt phải rõ nguồn gốc, có màu hồng, thớ thịt nhỏ phải có độ rắn.
Kết quả: Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh
nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã rút ra bài học cho bản thân áp dụng vào
việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình và nhà trường, để chế biến những
món ăn ngon cho các cháu trong trường mầm non Nga Thắng.
Tuyên truyền cho 216 phụ huynh biết lựa chọn thực phẩm sạch cho gia đình.
(Hình ảnh 4: Giao nhận thực phẩm từ nhà cung cấp)
12
2.3.4. Giải pháp 4: Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ăn
ngon miệng.
Như chúng ta đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra nhiều
thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phải
tuân theo các thời kỳ và giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảm
bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việc
chế biến các món ăn cho trẻ Mầm non, đòi hỏi cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh
dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một
cách phù hợp, giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất.
Với trách nhiệm là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng tôi
luôn nhắc nhở chị em trong tổ nuôi luôn coi trọng công tác chế biến món ăn cho
trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chế biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúng
tôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ dễ ăn.
Khi chế biến chúng ta cần chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới được
cho gia vị, nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối I ốt, nếu thực phẩm mà để
chín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức ăn
chín quá cũng dễ có mùi nồng làm cho trẻ khó ăn, dẫn đến trẻ ăn không ngon
miệng và không ăn hết suất, chất dinh dưỡng trong thức ăn giảm. Các thực phẩm
rau, củ, quả trước khi nấu chúng ta xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ
dễ ăn hơn.
Với thực phẩm là thịt tôi có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như:
Tôm đúc trứng, thịt rim tôm, thịt viên xào cà chua, giá đỗ, thịt xào miến,…
Ví dụ: Bữa trưa: Trẻ nhà trẻ: Cơm Thịt đúc trứng
Muối lạc
Canh khoai môn, nấu thịt
Bữa chiều: Phở bò, sữa
Bữa trưa: Trẻ mẫu giáo: Cơm Thịt đúc trứng
Đậu xào thịt.
Canh khoai môn, nấu thịt.
Bữa chiều: Phở bò, sữa
Để chế biến được món: Thịt đúc trứng thì tôi cần sử dụng nguyên liệu sau:
Thịt tươi, trứng vịt, nấm hương, dầu thực vật, bột canh, nước mắm, hạt nêm,…
Trước khi bắt tay vào chế biến Tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ
chế: Thịt rửa sạch thái miếng nhỏ băm nhỏ rồi tẩm ướt gia vị.
Trứng đập bỏ vỏ và trộn thịt với trứng khuấy tan đều.
Nấm hương, đem ngâm nước ấm rồi rửa sạch, xay nhỏ bỏ vào thịt trứng rồi
khuấy đều.
Lấy chảo bắt lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun sôi rồi đổ thịt trứng và
rán, khi nhìn thấy bề mặt trứng vàng thì ta lật mặt bên kia và rán vàng là ra.
Để món ăn thêm phần hấp dẫn và để dễ ăn tôi đã chế biến thêm nước sốt để
rưới lên mặt của thịt trứng giúp trẻ ăn ngon miệng và dễ ăn.
Với món lạc vừng đem lạc, vừng rang chín lên, bóc vỏ lụa, say nát bỏ ít
muối bột canh…
“Với món khoai môn nấu thịt. Tôi chọn các thực phẩm sau: Khoai môn, thịt
lợn, Tôm tươi, rau nhút, miếng gừng…
13
Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn rửa sạch và sơ chế: Thịt thái nhỏ
băm thịt với củ hành, tôm luộc qua bóc bỏ vỏ lấy nõn tôm băm nhỏ đem tẩm ướt
gia vị với thịt, khoai môn gọt vỏ rửa sạch sắt miếng nhỏ bằng ngón tay, rau nhút
nhặt bỏ chỗ già, lấy khúc non, sắp lại cho bằng rồi bóp nhẹ hơi giập cọng rau để
sẵn. Bắc xoong lên bếp lửa đập vài tép tỏi cho vào mỡ xào sơ, đổ khoai môn vào
xào, cho nước sôi vào nấu chín, bỏ thịt và tôm vào xoong nấu khi nước sôi đều
thì bỏ rau nhút vào, nêm vừa ăn, nhấc xuống, bỏ gừng băm nhỏ vào, cho hành,
mùi tàu vào cho thơm rồi bắc ra”
Đậu xào thịt: Tôi cần đậu leo, hành mùi, thịt vai…Đậu tôi tước 2 bên quả
đậu, rửa sạch, cắt ngắn chéo quả đậu, thịt rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị: Bắc chảo
lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun sôi rồi cho thịt vào xào tái thịt rồi cho
đậu vào xào tới khi đậu thịt chín cho rau thơm vào rồi bắc ra.
Phở bò: Với món Phở bò thì tôi cần những nguyên liệu sau: Xương bò,
miếng gừng, thịt bò loại:I, hồi hương, xương ống lợn, chút quế, đinh hương,
bánh phở, hành lá tiêu, rau thơm…Giống như các món ăn trên đầu tên tôi đem
các thực phẩm rửa sạch, ngâm, rồi thái hoặc xay nhỏ.
Xương và thịt bò ngâm một lát rồi rửa sạch, giã gừng hòa với rượu trắng đổ
vào xương và thịt để lấy hết mùi hôi rồi rửa lại bằng nước ấm.
Nước đun sôi bỏ xương và thịt vào hầm. Nướng mấy củ hành cho thơm và
lát gừng cho vào nồi, hồi hương, chút quế, đinh hương rang lên gói vào miếng
vải buộc chặt cho vào nồi xương.
Nước hầm xương phải nếm mắm muối cho vừa miệng, có bọt vớt ra.
Bánh phở xắt mỏng trụng nước sôi cho mềm rồi bỏ ra xoong cho hành tỏi
tươi rau thơm cắt nhỏ vào, Nước hầm xương đun sôi đổ vô xoong bánh phở...
khi ăn cần cho thêm tiêu, bột ngọt…món này cần dùng ăn nóng mới ngon. Để
phở bò ăn ngon và tôi đã cho trẻ uống thêm cốc sữa để giúp trẻ ăn ngon, dễ ăn
và lại rất tốt cho sức khoẻ.
Qua quá trình nghiên cứu cho Tôi thấy rằng để chế biến được một món ăn
ngon, đủ chất thì chúng ta phải trải qua biết bao cung đoạn, theo tôi chúng ta cần
tuân thủ chế biến theo qui trình bếp một chiều: từ thực phẩm sống làm sạch
rửa
thái nhỏ
nấu chín
chia ăn,…Đây là một quá trình rất phù hợp
cho công tác chế biến, nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và công sức mà
đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chế biến thực phẩm xong chúng
ta cần đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.
Chế biến món ăn ngon miệng rồi chưa đủ, để giúp trẻ hôm nào cũng thích
thú với giờ ăn, ăn ngon miệng và hết suất thì Tôi đã phải thường xuyên thay đổi
cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với nguồn thực phẩm địa
phương, tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn.
* Sau đây là các món ăn mà tổ nuôi dưỡng thường xuyên chế biến cho
các cháu tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh
Hóa và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh chế biến cho trẻ ăn ở nhà.
a. Món Súp hến món ăn ngon hấp dẫn giàu chất dinh dưỡng và tốt cho
hệ niễm dịch của trẻ mầm non.
* Nguyên liệu:
- Thịt hến đã tách vỏ: 300g, Tôm đất: 500g, Thịt cua: 200g Cà rốt: 1 củ,
14
củ cải trắng, Bột năng: 60g, 1 quả trứng gà, Cà chua xay: 150g, Cà chua xay:
150g, Bánh mỳ: 1ổ nhỏ Bánh mỳ: 1ổ nhỏ, Nước lèo nấu xương: 1lít
Tỏi tây, rau cần tàu: 1 cây lá thơm, ngò…
* Cách làm:
- Hến làm sạch vỏ thái làm 2 hoặc 4, rửa sạch, để ra rổ cho ráo. Bắc chảo
mỡ nóng phi hành tỏi cho thơm, cho hến vào sào, nêm ra vị vừa ăn.
- Tôm rửa sạch bóc vỏ tôm, lấy chỉ ở sống lưng ra. Xả lại nước muối, để
ráo, xắt nhỏ. Thịt cua đem luộc, xé nhỏ lấy thịt cua, ướp tiêu, bột ngọt. Củ cải
trắng, cà rốt gọt vỏ, xắt khúc nhỏ.Tỏi tây nửa cọng tỉa hoa và lá, còn lại xắt nhỏ.
Bánh mỳ xắt hột lựu, chiên vàng trên lửa riu riu. Cần tàu cắt khúc.
- Bắc chảo mỡ nóng phi hành tỏi cho thơm, cho bơ vào, cho tiếp cà chua,
tỏi tây, rau cần, lá thơm vào chảo xào đều. Xong cho tất cả vào nồi nước lèo.
Cho củ cải và cà rốt vào hầm mềm rồi đem lọc lấy nước súp.
- Bắc nồi nước súp lên bếp nấu sôi, cho hến, tôm, cua vào nấu. Nêm gia vị
muối, tiêu bột ngọt, đường. Cho bột năng hòa nước lạnh vào cho sền sệt, cuối
cùng cho trứng gà vào đánh tan, khuấy đều rồi nhấc xuống.
- Súp múc ra tô. Rải bánh mỳ chiên cho các bé ăn: Món này thơm mùi con
hến, vị tôm rất hấp dẫn này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn mà nguyên liệu dễ tìm
lại sẵn có ở địa phương” [7]
b. Món: Món ngon cho bé ngày mưa: Canh bò hầm rau củ
Trong những ngày se lạnh, không gì tuyệt vời bằng bổ xung món ngon cho
bé, để bé thưởng thức, vừa thơm ngon, vừa rất dinh dưỡng.
* Nguyên liệu:
- 500g thịt bò thăn ngon, 1 khúc xương ống bò để làm ngọt thịt
- Rau củ: 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây hoặc 1 củ khoai sọ,1 trái cà chua, 5 quả
đậu bắp, rau húng tây, hành lá. Tất cả rau củ đều rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ.
- Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu
* Cách chế biến:
- Cà chua và đậu bắp rửa sạch, chần sơ qua nước sôi khoảng 30 giây cho
đậu bắp mềm sơ, cà chua bóc được lớp vỏ bên ngoài. Múc hỗn hợp để ra riêng.
- Cà chua, khoai tây thái nhỏ hạt lựu, vừa miệng ăn của trẻ, hành tây thái
mỏng. Thịt bò cắt thành những miếng vuông, nhỏ.
- Xào sơ qua thịt và xương với dầu ô liu cùng một số gia vị rồi đổ nước vào
đun sôi. Nướng mấy củ hành cho thơm và lát gừng cho vào nồi, hồi hương, chút
quế, đinh hương rang lên gói vào miếng vải buộc chặt cho vào nồi xương.
- Đợi khi nước sôi, vớt bọt thừa ra khỏi. Đây là bước quan trọng để canh
thịt hầm: món ngon cho bé được ngon hơn, nước trong hơn.
- Đậy nắp nồi lại, hầm kỹ khoảng 2 giờ đến khi thịt chín nhừ
- Cho hành tây vào phi với dầu ô liu ở chảo khác cho thơm rôi đưa cà chua,
cà rốt, khoai tây vào đảo cùng đến khi cà rốt và khoai tây hơi mềm.
- Khi nước dùng hầm thịt đã nhừ, cho các nguyên liệu vừa xào vào nồi,
nêm nếm gia vị, rau húng tây đun nhỏ lửa khoảng 30 phút nữa.
- Tắt lửa, cho đậu bắp vào nồi, nêm nếm hạt tiêu lần cuối. Múc thức ăn ra tô.
Qua các công đoạn chế biến khá công phu và mất thời gian nhưng nóm ăn
này mẹ và cô có thể có thêm món ngon cho bé là canh bò hầm rau củ, bổ xung
15
đầy đủ dưỡng chất giúp tăng đề kháng cho trẻ tốt nhất. Món canh giàu kẽm.
Vitamin không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng, còn có tác dụng phòng bệnh trong
những ngày lạnh rất hiệu quả.
(Hình ảnh 5: Món: Canh bò hầm rau củ)
c. Món: Viên thịt cà chua.
* Nguyên liệu.
- Thịt nạc vai: 200g, Gừng: 10g, Rau cải xanh: 100g, Bột đao, Cà chua:
30g, Muối, Hành: 10g, Nước mắm.
* Cách làm:
- Hành gừng làm sạch giã nhỏ vắt lấy nước, Cà chua bỏ vỏ, ruột băm nhuyễn.
- Thịt xay nhỏ cho vào bát, đổ nước hành gừng, muối tinh, bột đao rồi
khuấy đều, sau đó cho cà chua vào nhào kỹ, nặn thành viên bằng quả táo con.
- Đun nước sôi, cho các viên thịt vào, thêm rau xanh thái nhỏ, muối nước
mắm đun ít phút là được.
- Thịt viên màu hồng tươi, có màu xanh của rau, Thơm thoáng mùi gừng, vị
vừa ăn, chua nhẹ, viên thịt mềm, tròn đẹp. Món ăn có chút nước xốt.
d. Món: Canh cua mồng tơi, rau đay( rau vặt)
* Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g, Rau mồng tơi: 2 bó, Hành củ, hạt nêm, mỳ chính
* Cách làm: Rau mồng tơi lặt lấy lá non, bỏ cọng, rửa sạch, xắt ngắn.
Gỡ gạch cua bỏ vào chén, chuẩn bị hành tím bào.
Chuẩn bị 1lít nước, bỏ cua vào khuấy cho tan, lược bỏ xác cua.
Bắc lên bếp nấu lửa nhỏ, nước sôi cua sẽ nổi lên trên, vớt cua ra bỏ vô tô.
Cho mướp và rau mồng tơi vào, nước sôi, nêm cho vừa ăn.
Bắc chảo nóng, phi hành cho thơm, bỏ gạch cua vào xào.
Khi múc canh ra tô, để cua lên trên rồi thêm gạch cua đã xào vào.
(Hình ảnh 6: Món: Canh cua mồng tơi)
e. Canh xương hầm củ quả
* Nguyên liệu: Xương lợn hoặc xương (cổ cánh gà, vịt): 500g, Bí đỏ:
200g, Khoai sọ: 200g, Cà rốt: 100g, Hành mùi: 50g.
* Cách chế biến: Xương chặt khúc, rửa sạch luộc qua nước sôi vớt ra rửa
sạch. Cho vào nồi đổ ngập xương ninh nhừ, gỡ lấy thịt băm nhỏ, phi hành mỡ
xào thịt cho thơm.
- Bí đỏ, khoai sọ, cà rốt gọt vỏ bỏ hạt rửa sạch thái hạt lựu. Xương ninh lọc
lấy nước cho cà rốt, khoai sọ vào ninh trước một lúc rồi cho tiếp bí đỏ vào ninh
đến khi các nguyên liệu mềm thì cho phần thịt đã xào vào ninh một lúc nêm
nước mắm, muối cho vừa ăn. Nhấc xuống cho hành mùi thái nhỏ cho thơm múc
ra bát để các bé ăn.
ê. Món: Chả tôm.
* Nguyên liệu:
- 200g tôm bạc tươi, 2 trứng vịt, 2 củ hành ta, Nước mắm, tiêu, hành lá.
* Cách làm: Tôm lột vỏ, rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ.Trứng vịt đánh
đều với chút nước mắm, tiêu. Hành thái nhỏ trộn vào với trứng. Bắc chảo lên
bếp, phi hành mỡ cho thơm, xào tôm cho chín, cho trứng vào, để nhỏ lửa cho
16
tôm chín vàng một mặt rồi trở qua mặt kia. Khi tôm chín vàng đều là được. Cắt
từng miếng sắp ra đĩa cho bé ăn”
Kết quả: Qua việc thực hiện chế biến khá công phu và mất thời gian nhưng
món ăn trên mẹ và cô có thể làm thêm món ngon cho trẻ, vừa đầy đủ cân đối các
nhóm chất, lựa chọn và chế biến món ăn ngon, đẹp mắt đã giúp cho trẻ trong nhà
trường mầm non, cũng như trẻ ăn ở nhà, trẻ ăn ngon miệng, hấp dẫn, tăng cân,
các cháu khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
2.3.5. Giải pháp 5: Thường xuyên đảm bảo công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm trong chế biến các món ăn cho trẻ.
* Vệ sinh môi trường:
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng có hiệu quả trước hết phải chú trọng đến vệ
sinh môi trường vì “Bảo vệ môi trường là bảo vệ thế hệ tương lai, bảo vệ chính
sự sống của nhân loại” bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Với ý nghĩa trên tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm mang lại môi trường
trong sạch cho các cháu.
“Vệ sinh môi trường: như sàn nhà khô, phòng lớp sạch sẽ, không có mùi
hôi, vệ sinh các phòng, lau cửa sổ, hàng tuần tổng khai thông cống rãnh, rửa đồ
dùng đồ chơi, nhúng bát thìa bằng nước sôi, quyét mạng nhện, khơi thông dãnh
nước, hàng năm phun thuốc diệt muỗi, thuốc diệt chuột côn trùng quyét ve, giúp
cho trẻ khỏe mạnh.
Đồ dùng đồ chơi sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, tránh bụi bẩn, để đồ đúng nơi
qui định.
Trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay dưới vòi nước sạch trước khi ăn, sau khi chơi
và sau khi đi vệ sinh…”
* Vệ sinh an toàn thực phẩm:
“Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần chú ý đến:
- Nguồn thực phẩm
Khi nhận thực phẩm, nước uống cần có sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày,
ghi đầy đủ nguồn thực phẩm, bình nước đã nhận và chất lượng khi nhận.
Thực phẩm trước khi chế biến cần ngâm kỹ, Nhà trường lưu mẫu thức ăn
theo đúng quy định để tìm nguyên nhân trong trường hợp sảy ra ngộ độc.
Cách chế biến thực phẩm phải theo qui định một chiều từ sống đến chín,
không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống, hay khi cho trẻ ăn hoa quả phải
ngâm vào nước muối, hoặc rửa lau sạch rồi mới thái…
Khi chia thức ăn phải bỏ vào xoong có nắp đậy đảm bảo vệ sinh tránh ruồi muỗi”
* Nguồn nước:
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng
nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối
với trẻ.
Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch, nếu nước có biểu hiện khác thường thì
nhân viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và xử lý kịp thời nếu nước nhiễm bẩn.
Nước uống được đun sôi để nguội, đựng vào bình có nắp đậy bằng inox, tất cả
các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng ngày.
Đảm bảo nguồn nước sạch trong chế biến và sinh hoạt, có bể đựng nước 5
khối nước và bình cọ rửa thường xuyên.
17
Khu vực chế biến có tủ, kệ để đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.
* Xử lý chất thải:
Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải,
khí thải, rác thải…Khu vệ sinh tự hoại, nước thải từ nhà bếp, rác từ lá cây thiên
nhiên, các loại ni lông, giống lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu không có
biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Chất thải ra như họp bánh kẹo giáo viên dạy trẻ bỏ vào thùng đựng rác và
có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi
trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác
thải tồn đọng và mùi hôi thối. Ngoài ra nếu xe thu gom rác bị sự cố nhà trường
sẽ tiêu hủy rác tại chỗ là đào hố sâu, lấp rác thải kỹ từ 50 - 70 phân đất lên mặt
tránh gây ra mùi hôi thối, nếu không sẽ gây bệnh.
Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại
tiểu tiện của trẻ luôn được nhân viên trực vệ sinh hàng ngày sạch sẽ.
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, ý thức vệ sinh chung: Bảo vệ chăm
sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trên sân trường, đồ chơi
đẹp - sạch - an toàn, lành mạnh là tất cả cán bộ viên chức, cha mẹ học sinh và
học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
* Kết quả:
Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận đạt bếp vệ
sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường mua được thùng rác có nắp đậy mang hình ảnh
con vật. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trên
sân trường, đồ chơi đẹp - sạch - an toàn và lành mạnh.
90% trẻ biết được một số lao động, giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy
định, vệ sinh hàng ngày, biết giữ vệ sinh chung để môi trường xanh sạch đẹp.
2.3.6. Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ
huynh thực hiện xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng
cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh các tổ chức khác nhằm tuyên
tuyền phổ biến kiến thức về nuôi dạy trẻ. Bởi vậy, tại cuôc họp phụ huynh đầu
năm, nhà trường đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ
theo khoa học: Về nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ, tuyên truyền với các bậc phụ
huynh nâng cao mức ăn cho trẻ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được 100%
các bậc phụ huynh nhất trí ủng hộ. Nhờ đó từ mức ăn 12.000đ/trẻ/ngày năm
2017- 2018 nâng lên 14.000đ/ trẻ/ngày năm học 2018 - 2019 và giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0,5 - 2,5% so với đầu năm học.
* Về hình thức và biệp pháp phối kết hợp: Đối với nhà trường thành lập hội
cha mẹ của trường, của nhóm, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng,
và được hội cha mẹ thông qua, thống nhất về nội dung, quy chế, nội quy, quy
định của nhà trường, xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi
với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt.
18
- Chỉ đạo lớp trang trí thực hiện bảng tin ở lớp học bằng hình thức phù hợp, nội
dung phong phú về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non.
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình
hình của bé. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao
đổi ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp bé phát triển tốt, an toàn nhất.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động được các bậc cha mẹ và
cộng đồng xây dựng nhà ăn với diện tích: 107m.
Mua sắm xe đẩy cơm, bàn chia thức ăn, tử đựng sữa, tủ cơm, để bát ....
Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật khoa học khác với các
bậc học khác. Vì vậy, Đội ngũ quản lý, giáo viên phải có bầu nhiệt huyết, năng động,
sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống, chủ
động sáng tạo trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra,
góp ý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
* Kết quả:
- Phụ huynh có con học trong trường đóng góp ủng hộ:
- Mua xe đẩy cơm: 5.000.000đ; Bàn chia thức ăn: 8.000.000đ; Tủ đựng
sữa: 3.500.000đ; Tủ nấu cơm: 23.000.000đ; Thùng đựng rác: 6 cái: 6.000.000đ
- UBND xã: Quét ve bếp ăn, lát gạch hoa chân tường, lợp trần toàn bộ bếp,
Tủ để bát, tủ để xoong nồi, bát con, thìa ăn cơm, rổ rá: 55.000.000đ
- Xã hội hóa giáo dục: Cá nhân chị Lưu Thị Hải con em làm ăn xa ủng hộ
20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng)
- Phụ huynh học sinh có điều kiện trong trường là 9.500.000đ (chín triệu
năm trăm ngàn) để xây dựng bếp ăn với diện tích 107m.
- Nhà trường: 23.000.000Đ
Tổng toàn bộ số tiền: 153.000.000Đ (Một trăm năm ba triệu đồng)
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cơ sở vật chất và cách
giữ vệ sinh, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường.
100% giáo viên, nhân viên có bài tuyên truyền về VSATTP.
(Hình ảnh 7: Trẻ ăn trưa tại trường)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với hoạt động giáo dục: Thông qua các biện pháp giúp trẻ trường
mầm non Nga Thắng ăn ngon miệng đến tháng 4 năm 2019 nhà trường thành lập
đoàn kiểm tra để đánh giá, nhận xét tôi đã có kết quả khảo sát như sau:
Theo dõi số trẻ ăn ở 9 nhóm lớp với tổng số cháu ăn là 216 cháu và được
đánh giá theo các tiêu chí sau: (Bảng khảo sát 4 ở phụ lục minh họa).
Qua lần khám sức khỏe lần 3 tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm đáng
kể đạt với yêu cầu. (Bảng khảo sát 5 ở phụ lục minh họa).
* Đối với bản thân: Đã nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức, kỹ năng sư phạm. Tích luỹ được một số kinh nghiệm về hình thức,
biện pháp chỉ đạo phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương từng đối
tượng trẻ, giáo viên, nhân viên.
* Đối với đồng nghiệp: Là một trong những tài liệu để cho các đồng
nghiệp có thể sử dụng tham khảo, lựa chọn và ứng dụng vào trong quá trình tổ
chức các hoạt động của mình đem lại hiệu quả trong giáo dục.
19
Qua kiểm tra trình độ chuyên CBGV nhân viên, cô nuôi kết quả như sau:
(Bảng khảo sát 6 ở phụ lục minh họa).
* Đối với nhà trường: Đối với bản SKKN của tôi được hội đồng khoa học
trường đánh giá cao, có chất lượng, nên tôi đã triển khai ra diện rộng toàn hộị
đồng trường cùng lắng nghe, học hỏi, rút kinh nghiệm, được dùng làm tài liệu
lưu tại trường hàng năm. Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình về chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Nhiệm vụ mục tiêu của trường mầm non hiện nay là chăm sóc nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ phát triển toàn diện đồng thời cả ba nhiệm vụ: chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ, để làm được việc đó thì người quản lý phải có kế hoạch
huy động trẻ đến trường và được ăn bán trú 100%, phải tìm tòi, trao đổi và trải
nghiệm thực tế đưa ra một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng dinh dưỡng ở trường mầm non, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh cùng
với sự nhiệt tình năng động của tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường và sự
nổ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi cách chế biến các món ăn, kết
hợp các biện pháp như trình bày ở trên. Tôi đã chỉ đạo nhân viên trong tổ làm
việc tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình
cũng như tiêu chí của trường đề ra đó là thực hiện “bếp 5 tốt” như: (Quản lý tốtTổ chức bếp ăn tốt - Vệ sinh tốt - Kỹ thuật chế biến món ăn tốt - Cải tiến thực
đơn theo mùa tốt)
Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Quản lý, cô nuôi, giáo viên đứng lớp.
Muốn làm tốt công việc trên có kết quả như mong muốn, trước hết phải chuẩn
bị đầy đủ như: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, xây dựng thực đơn,
tính khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kỷ thuật chế biến món ăn.
Các món ăn thường xuyên thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu,
giúp trẻ phát triển tốt, góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
Qua nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm thực hiện có
hiệu quả về giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường
mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa về CBQL, giáo viên,
nhân viên tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học bồi dưỡng cho chính bản thân, có
tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao, xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, nguyên liệu sẵn có ở địa phương, nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Lựa chọn thực phẩm đảm an toàn, phù hợp với
lứa tuổi mầm non, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, Cách chế biến món
ăn ngon giúp trẻ ăn ngon miệng, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế
biến các món ăn được đảm bảo cho trẻ, huy động trẻ đến trường đạt cao. Công
tác tuyên truyền thực hiện xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất nhằm
nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ, đặt biệt là chất lượng dinh dưỡng cho
trẻ ở trường.
20
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên thảo luận, rút kinh nghiệm trong công
tác nuôi dưỡng. Bổ sung tài liệu, sách báo, tập san về nuôi dưỡng.
* Đối với phòng giáo dục:
Đề nghị Phòng Giáo dục thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cô nuôi
cũng như giáo viên học hỏi thêm về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Cần cung cấp thêm cho các nhà trường và các cô nuôi tài liệu về cách chế
biến các món ăn cho trẻ mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng
Nga Thắng, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết
Văn Thị Kim Thu
21
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
19
20
21
22
23
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.3. Kết quả của thực trạng
2.3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện
2.3.1 Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, chuyên
đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng
cao năng lực nghiệp
2.3.2. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần phù hợp với điều
kiện kinh tế và nguyên liệu sẵn có ở địa phương để nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
2.3.3.Lựa chọn thực phẩm đảm an toàn, phù hợp với lứa
tuổi mầm non và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
2.3.4. Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ăn
ngon miệng:
2.3.5. Thường xuyên đảm bảo công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm trong chế biến các món ăn cho trẻ.
2.3.6. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ
huynh thực hiện xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật
chất nhằm nâng cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Danh mục sáng kiến
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
4
5
5
5
8
11
13
17
18
19
20
20
21
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1] Câu nói của Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, 2002, tr.509)
[ 2] Tài liệu BDTX mô đun 36.
[3] Trích trong cuốn: Nam dược thần liệu của Danh y Tuệ Tĩnh
[4] Cẩm nang dinh dưỡng cho trẻ em mầm non (trang 5)
[5] QĐ 1640 chương II kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn.
[6] . Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
[7] Tài liệu nghệ thuật nấu ăn bình dân món ăn Việt Nam (trang 73) - Nhà
xuất bản Thanh Hóa
23
PHỤ LỤC
1. Bảng kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu
Bảng khảo sát 1 ở phụ lục minh họa
Tiêu chí đánh giá
STT
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất
179
82.8%
2
Số trẻ lười ăn thịt
47
21.7%
3
Số trẻ không ăn rau và hành
55
25.5%
4
Số trẻ không thích ăn cá, tôm,..
57
26.3%
5
Số trẻ không thích ăn cháo
58
26.8%
59
27,3%
52
24,1%
50
23%
Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn
giản
Số trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong
ăn uống, có thói quen vệ sinh cá nhân trước
khi ăn..
Số trẻ phân loại nhận biết phân biệt được 4
nhóm thực phẩm thông thường
6
7
8
2. Bảng khảo sát 2 ở phụ lục minh họa
Tổng cháu ăn: 216 cháu
Cân nặng
Trẻ
Suy dinh
thừa
dưỡng thể nhẹ cân
cân
béo
phì
Trẻ bình
thường
Số trẻ
189
Chiều cao
Tỉ lệ
%
87,5%
Số
trẻ
27
Tỉ lệ %
0
12,5%
0
Suy dinh
dưỡng thể
thấp còi
Trẻ bình
thường
Số
trẻ
187
Suy
dinh
dưỡng
thể
gầy
còm
Tỉ lệ
%
86,5%
Số
trẻ
29
Tỉ lệ
%
13,4%
0
0
3. Bảng khảo sát 3 ở phụ lục minh họa
Danh mục
Quản lý
GV+NV
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng
số
3
17
20
100
Trình độ CM
ĐH
CĐ
TH
3
10
13
65
0
7
7
35
Năng lực nghiệp vụ, kỹ năng
sư phạm
Xuất
Khá
TB
Kém
sắc
3
5
8
40
0
12
12
60
0
0
0
0
GV
giỏi
huyện
0
0
0
0
0
0
0
GV
giỏi
tỉnh
0
0
0
Đảng
viên
3
11
13
70
* Bảng kết quả khảo sát sau khi nghiên cứu
24
4. Bảng khảo sát 4 ở phụ lục minh họa
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1
2
3
4
5
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất
Số trẻ thích ăn thịt
Số trẻ không ăn rau và hành
Số trẻ không thích ăn cá, tôm,..
Số trẻ thích ăn cháo
Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn
giản
Số trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong
ăn uống, có thói quen vệ sinh cá nhân trước
khi ăn..
Số trẻ phân loại nhận biết phân biệt được 4
nhóm thực phẩm thông thường
6
7
8
SỐ TRẺ
ĐẠT
206
202
206
201
209
TỶ LỆ %
95.3
94
95.3
93,1
97
205
95%
203
94%
207
96%
5. Bảng khảo sát 5 ở phụ lục minh họa
Qua kết quả trên trên thì lần khám sức khỏe lần 3 của năm học 2018 - 2019 tôi
thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm đáng kể đạt với yêu cầu.
Tổng cháu ăn: 216 cháu
Cân nặng
Trẻ bình
thường
Số trẻ
210
Chiều cao
Trẻ
thừa
cân
béo
phì
Suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân
Tỉ
lệ
%
97
Suy dinh
dưỡng thể
thấp còi
Trẻ bình
thường
Số trẻ
Tỉ lệ %
0
Số trẻ
Tỉ lệ
%
6
3
0
209
96
Số trẻ
7
Tỉ
lệ
%
4
Suy
dinh
dưỡng
thể
gầy
còm
0
0
6. Qua kiểm tra trình độ chuyên CBGV nhân viên, cô nuôi kết quả như sau:
Bảng khảo sát 6 ở phụ lục minh họa
Danh mục
Tổng
số
Trình độ CM
ĐH
CĐ
TH
Năng lực nghiệp vụ, kỹ năng
sư phạm
Xuất
Khá
TB
Kém
sắc
Quản lý
3
3
0
3
0
0
0
GV+NV
Tổng số
Tỷ lệ
17
20
100
13
16
80
4
4
20
9
12
60
8
8
40
0
0
0
0
0
0
GV
giỏi
huyện
GV
giỏi
tỉnh
Đảng
viên
3
3
3
17
0
0
0
11
14
70
25