Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường mầm non Hoa Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

HẬU LỘC, NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.
Mở
đầu...............................................................................................................1
1.1. Lý do chon đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nhiên cứu.......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1.


sở

luận....................................................................................................2
2.2. Thực trạng .....................................................................................................3
2.3. Các biện pháp thực hiện.................................................................................5
2.4.
Hiệu
quả........................................................................................................16
3. Kết luận .........................................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. kiến nghị:.....................................................................................................18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tài liệu tập huấn chuyên đề dinh dưỡng năm 2018 của Trung tâm y tế dự
phòng Thanh hóa
2.
Chuyên đề Phòng chống vi chất và thấp còi để giúp trẻ phát triển chiều
cao của Chi cục ATVSTP Thanh Hóa
3.
Chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư 28/2016 ngày
30/12/2016 (Nxb Giáo dục)
4.
Dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ (Nxb Giáo dục. Tác giả Lê Minh Hà,
Nguyễn Công Khẩn)
5. Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non
(Nxb Giáo dục. Tác giả Phạm Thị Mai Chi, Lê Minh Hà)
6. Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm năm 2018 của Chi cục an
toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa



PHỤ LỤC
Ảnh 1: Cô nuôi dưỡng thực hành chế biến món ăn


Ảnh 2: (Phụ lục ảnh 2: Góc tuyên truyền các lớp)


(Phụ lục ảnh 3: Giáo viên lớp 5 tuổi B trao đổi với phụ huynh về theo dõi biểu
đồ tăng trưởng của trẻ)


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của đất nước, là những người kế tục sự nghiệp của cha anh,
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì
ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng sự nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hợp
lý, toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mĩ. Chính vì vậy công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
Song song với việc giáo dục trẻ là nuôi dưỡng chăm sóc, trong đó dinh
dưỡng ăn uống là nhu cầu sống hàng ngày của trẻ. Có mối quan hệ chặt chẽ với
tình trạng thể lực và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong mọi thời đại thì sức khỏe
là vốn quý nhất của mỗi con người nói riêng và của toàn nhân loại thế giới nói
chung, khi sức khỏe bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu
quả trong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.
Nhất là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí lực, trẻ em nếu

được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Chính vì
vậy mà trong những năm gần đây vấn đề phòng chống bệnh suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân cho trẻ là một vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ
em, ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có
một ý nghĩa nhân văn quan trọng mà mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được
quyền đón nhận.
Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức
sâu sắc, giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là
cuộc đời của một đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất, để trẻ
phát triển một cách toàn diện. Trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể
đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu
rất lớn. Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn
phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo dục “Dinh dưỡng và
sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm hàng đầu của nhà trường đối
với trẻ ở độ tuổi mầm non.
Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
xuống đến mức thấp nhất đó là vấn đề rất cần thiết, cấp bách. Là một cán bộ
quản lý phụ trách mảng nuôi dưỡng trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và suy
nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo của nhà
trường cả về cân nặng và chiều cao xuống mức thấp nhất có thể. Chính vì vậy
tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”
1.2 Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoa lộc. Chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng.
1



1.3 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo trường mầm non Hoa lộc, năm học
2018-2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu về cơ sở lý thuyết: Đọc hiểu, phân tích, lý
luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: thống kê, tổng hợp…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- phương pháp thực hành
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Xác định được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dạy thế hệ trẻ
từ xưa đến nay trên toàn thế giới đều có chiến lược lâu dài về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ sau này, ở nước ta lúc sinh thời trong bài nói chuyện với lớp đào tạo cán
bộ Mẫu Giáo năm 1959 Bác Hồ đã căn dặn: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non,
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt". Thực hiện tốt công tác
chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là chúng ta đã tạo dựng được một nền
móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước sau này. Vì ở lứa tuổi
này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là sự tăng tốc về chiều cao và cân
nặng. Vì thế trẻ cần một lượng dinh dưỡng lớn, hiện nay tỉ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ em Việt Nam vẫn còn. Chính vì vậy mà công tác phòng chống suy dinh
dưỡng là nhân tố quan trọng về chiến lược phát triển con người. Dinh dưỡng là
một nhu cầu rất quan trọng đối với chúng ta nói chung và đối với trẻ em nói
riêng, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí lực. Việc phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục trải qua
nhiều năm, nhiều người thực hiện. Trước tiên cần nhận biết suy dinh dưỡng là
tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như
các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng làm
ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói
riêng là chậm lớn, thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm
đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học tập, năng xuất lao động kém khi trưởng
thành.
Đáng lo ngại là những trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ,
thành viên khác trong gia đình chú ý tới, vì trẻ vẫn bình thường, ở một cộng
đồng có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ
bé” như nhau. Do đó, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được
sự quan tâm của mọi người.
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu dinh dưỡng cao, các nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng ở
trẻ có thể là:
Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi: Nhiều bà mẹ do chiều con
quá hoặc làm công ty không có thời gian chăm con, chế biến các món ăn chưa
2


phù hợp với lứa tuổi của trẻ, hoặc có khi bận quá lại mua cả thức ăn sẵn cho trẻ,
với các thói quen ăn uống như vậy thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng
Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống
không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi
cọc, đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này, người
mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu
sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh
trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi
trẻ bị bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới
5 tuổi nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng.
Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chăm sóc về ăn uống, để phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ, đứa trẻ cần được chăm sóc về sức khỏe (tiêm
chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm và chăm sóc

về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn.
Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khoẻ mạnh, thông minh và học
giỏi. Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, chậm
phát triển và dễ mắc bệnh, dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều
ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu ăn thiếu các chất dinh dưỡng cơ thể trẻ
sẽ chậm phát triển, dễ dẫn đến bệnh còi xương và suy dinh dưỡng, còn nếu trẻ
ăn thừa chất dinh dưỡng thì dễ mắc các bệnh béo phì. Do đó nguyên nhân dẫn
đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là do sự kết hợp nhiều yếu tố như thiếu
kiến thức nuôi con, do thiếu ăn và bệnh tật. Nhưng nguyên nhân chính là do
cách nuôi dưỡng không hợp lý, cho trẻ ăn vô nguyên tắc, trẻ thích ăn gì thì cho
trẻ ăn thứ đó mà phụ huynh không chú ý đến việc phối hợp các loại thực phẩm,
không cân đối giữa các chất dinh dưỡng động vật và thực vật, không đảm bảo vệ
sinh và kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn cụ thể như trẻ bị bệnh sởi, viêm
đường hô hấp, biếng ăn hoặc do bị ăn kiêng khem quá mức.
Cho trẻ ăn sam quá sớm gây rối loạn tiêu hoá và kém hấp thụ hoặc cho
trẻ ăn quá muộn cơ thể trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. Do đó việc quan tâm đến
chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất cần thiết là trách nhiệm của mỗi nhà
trường, mỗi giáo viên góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển
kịp các nước có nền giáo dục tiên tiến hiện đại.
2.2. Thực trạng
* Thuận lợi
+ Trường mầm non Hoa Lộc là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015,
vì vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bán trú tương đối đầy đủ, các công
trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ dùng
phục vụ bán trú, bếp ăn được xây dựng theo bếp một chiều, công tác vệ sinh cá
nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Môi trường an toàn, xanh, sạch,
đẹp. Luôn được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và chỉ đạo sát sao của
Phòng giáo dục Hậu Lộc.
+ Số trẻ đến trường đảm bảo theo kế hoạch
3



+ 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường được tập huấn chuyên đề “ Vệ sinh
an toàn thực phẩm”. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn kiên định vững vàng, yêu
nghề, đoàn kết, năng động trong công việc.
Nhà trường có khuôn viên rộng để cho trẻ hoạt động, cũng như có diện tích đất
rộng để tăng gia trồng rau sạch, trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối.v.v.
* khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trường mầm non Hoa Lộc cũng
còn gặp không ít những khó khăn như: Một số nhân viên nuôi dưỡng mới vào
nghề, tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận thực
phẩm (Kiểm tra chất lượng thực phẩm), trong việc chế biến món ăn cho trẻ, thực
hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, vệ sinh dụng cụ sử dụng trong bếp ăn
bán trú tại trường. Lương của nhân viên nuôi dưỡng còn thấp. Cô nuôi dưỡng
chưa được hợp đồng lâu dài, hàng năm phải theo sự thỏa thuận với phụ huynh
nên phần nào tạo nên sự bất ổn. Một số cô nuôi thực hiện việc chế biến món ăn
trẻ chỉ thụ động theo tài liệu sẵn có mà chưa phát huy được tính sáng tạo. Một số
giáo viên còn chưa khéo léo trong việc động viên trẻ biếng ăn.
- Đa số phụ huynh là làm công ty, nông nghiệp nên ít có thời gian chăm sóc, chế
biến món ăn hợp lý cho trẻ.
- Sự nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền chưa đạt
kết quả cao.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Bảng 1: kết quả khảo sát thực trạng lần 1 năm học 2018-2019
Từ những thuận lợi khó khăn trên để thực hiện tốt cho đề tài sáng kiến
của mình tôi tiến hành khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng và
chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
Khảo sát chất lượng thực hiện chuyên đề về phòng chống suy dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm của đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng
Tổng Trình độ

Phẩm chất đạo Năng
lực Thực hiện công
số
đức
chuyên môn
tác phòng chống
giáo
suy dinh dưỡng
viên
cho trẻ và vệ
mẫu
sinh ATTP
giáo
ĐH CĐ TC T
K
TB XS K
TB T
K
TB
và cô
nuôi
dưỡn
g
18
15
0
3
8
10
0

9
4
5
8
4
6
Tỉ lệ 83,3 0
16.7 44,4 55,6 0
50
22.2 27,8 44,4 22.2 33,4
Khảo sát chất lượng nuôi dưỡng
Stt Tên lớp
Tổng
sốTình trạng dinh dưỡng của trẻ
trẻ được Cân nặng
Chiều cao
cân đo
Kênh Kênh
Kênh BT
Kênh SDD
BT
SDD
4


1
2
3

3 - 4 tuổi

4 - 5 tuổi
5 – 6 tuổi

Tổng 3 khối

79
82
71

74
77
69

232

219

05
05
03

75
79
70

04
03
01

224

13
5,6

08
3,4

Tỷ lệ
100%
94,4
96,6
%
Qua việc khảo sát thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng trường mầm non Hoa
Lộc tôi nhận thấy rằng.
Nhìn vào bảng tuy rằng đa số giáo viên, cô nuôi đã thực hiện tốt công tác
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt,
song mức độ thực hiện tốt và khá còn thấp, mức độ trung bình còn cao. Tỉ lệ trẻ
suy dinh dưỡng về chiều cao chiếm 3,4%; cân nặng còn chiếm 5,6%
*. Nguyên nhân:
Về phía đội ngũ giáo viên và cô nuôi dưỡng
- Đội ngũ cô nuôi dưỡng hợp đồng hàng năm theo thỏa thuận với phụ huynh nên
việc tiếp thu các chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế
- Công tác tự học và bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ giáo viên chưa đảm
bảo chất lượng do hạn chế về thời gian, một số cô nuôi, giáo viên tuổi trẻ, mới
vào ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
Về phía quản lí:
- Bản thân tôi chưa linh hoạt khi xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với
nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương.
Về phía trẻ: Đa số trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ hay mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, trẻ thuộc các gia đình bố mẹ đi làm công ty, không có thời gian chăm
con. Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh cho con

còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn cân đối đầy đủ chất dinh
dưỡng là như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học
là khá cao.
Với những nguyên nhân của thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn
khoăn lo lắng và suy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu
quả nhằm mang lại lợi ít về sức khỏe cho trẻ. Qua nghiên cứu nhiều giải pháp,
biện pháp bản thân tôi đã đúc kết lại trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
mình năm học 2018-2019 với các biện pháp sau.
2.3 Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành về
dinh dưỡng thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến
cho đội ngũ.
Với trách nhiệm là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng của nhà trường,
tôi xác định đây là một biện pháp vô cùng quan trọng, bởi vì cô nuôi dưỡng,
giáo viên là người trực tiếp chế biến món ăn và cho trẻ ăn. Trẻ có được ăn những
món ăn hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn hết xuất hay
không là do cô nuôi dưỡng và giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ. Vì vậy để cho
5


đội ngũ cô nuôi dưỡng, giáo viên thành thạo về kiến thức thực hành dinh dưỡng
cho trẻ thì chúng ta phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho đội ngũ cô nuôi và
giáo viên phụ trách.
Ví dụ: Tôi triển khai kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ tháng 8/2018 như sau:
STT Ngày
Nội dung bồi dưỡng
Đối tượng bồi Đánh giá kết
dưỡng
quả
01

06/8
Tập huấn, bồi dưỡng cấp Cô nuôi
….................
trường chuyên đề “ Vệ dưỡng
……………..
sinh bếp ăn bán trú”
02
11/8
Triển khai chuyên đề cấp Cô nuôi
……………..
huyện “Phòng chống vi dưỡng và cán ……………..
chất và thấp còi để giúp bộ giáo viên
……………..
trẻ phát triển chiều cao”
toàn trường
03
24/8
Thực hành chế biên món Cô nuôi
……………..
ăn cho trẻ
dưỡng
……………
04
29/8
Chăm sóc bữa ăn cho trẻ Giáo viên
……………..
tại nhóm, lớp
đứng lớp
……………..
Trước tiên tôi xác định đối tượng bồi dưỡng là 18 cô nuôi dưỡng và giáo viên

mẫu giáo
* Nội dung bồi dưỡng :
- Nắm vững về kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nuôi dưỡng chăm sóc
trẻ mẫu giáo
- Nội dung chọn thực phẩm tươi sạch thì cung cấp cho cô nuôi dưỡng cách nhận
biết:
+ Nếu là thực phẩm sống: Chỉ tiếp nhận những thực phẩm còn tươi mới, không
bị dập nát, không có mùi, màu lạ.
+ Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi
bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt
dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt
không tự nhiên và không có đồ bao gói.
+ Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Không mua khi không có nhãn hàng hoá, có
nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.
+ Nếu là đồ hộp: Không mua khi hộp không có nhãn mác, không có hạn sử
dụng, không ghi rõ cơ sở sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ.
- Bồi dưỡng về cách chế biến các món ăn và cách chăm sóc trẻ ăn
- Thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ linh hoạt sáng tạo, có hiệu quả.
- Nắm vững các nội dung về yêu cầu vệ sinh bắt buộc:
+ Vệ sinh khu vực bếp: Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không
để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu
nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các
loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ
ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu
chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn.
6


Nhà bếp có bảng phân công dây chuyền nấu trong ngày: Người nấu chính,

người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ.
Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và công
khai tài chính cụ thể rõ ràng.
Chỉ đạo cô nuôi dưỡng nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày,
tuần và tháng.
Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ
vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các
cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về.
+ Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp:
Chén bát và nơi để thức ăn phải đúng nơi quy định không để ruồi, nhặng, muỗi,
chuột đậu hoặc xà vào thức ăn.
Chạn bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khô ráo, không
úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không
dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn.
Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải
được rửa sạch phơi khô.
Ví dụ: Bát, dĩa, đũa, thìa… phải được rửa sạch giữ khô, ống đựng thìa đũa
phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như soong, nồi phải được rửa sạch, sau đó
phải treo cất đúng nơi quy định.
Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, nhôm có nắp đậy, không
dùng loại nhựa tái sinh.
Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, xoong nồi phải được kê cao ráo, thông
thoáng và thoát nước.
Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox và đá sạch để không thấm
nước và dễ cọ rửa.
+ Vệ sinh môi trường:
Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử
lý ngày đó không để đến hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh và thu hút chuột,
dán tới. Thùng rác có nắp đậy sạch sẽ, tuyệt đối không để rác rơi vãi ra xung
quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi chế biến. Cống rãnh khu vực

sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thông thoáng, không ứ động.
+ Vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp:
Nhân viên nuôi dưỡng đã được học tập chuyên đề bồi dưỡng những kiến thức
về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó nắm rõ trách nhiệm của mình là phải đảm
bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực
hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ như:
mặc quần áo đồng phục ở trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay,
móng chân cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến
thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Có
khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày.
Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều,
không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín
7


lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn
còn thừa phải đổ đi.
Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay
bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đong chia thức ăn cho trẻ đảm
bảo định lượng.
Nhân viên nhà bếp 1 năm phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay
quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ.
+ Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên tại lớp:
Chỉ đạo các giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau
khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và
cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn riêng, không dùng tay bốc. Chuẩn bị đủ bàn
ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. Định kỳ 1 năm cũng
khám sức khoẻ có xét nghiệm như nhân viên dinh dưỡng.
* Hình thức bồi dưỡng:
+ Triển khai trong toàn trường chuyên đề “Phòng chống vi chất và thấp còi để

giúp trẻ phát triển chiều cao”; chuyên đề dinh dưỡng năm 2018 của Trung tâm y
tế dự phòng Thanh hóa
+ Tổ chức các hội thi khéo tay hay làm.
+ Khuyến khích cô nuôi, giáo viên tự học tự bồi dưỡng
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm
Về phía bản thân tôi luôn luôn tự học tập, bồi dưỡng những kiến thức về
dinh dưỡng, tham gia các lớp đợt học chuyên đề của Phòng giáo dục tổ chức,
các lớp tập huấn của Trung tâm y tế dự phòng huyện, Chi cục vệ sinh an toàn
thực phẩm tỉnh tổ chức, tìm hiểu qua tài liệu do phòng cung cấp, và mua thêm
sách dậy về cách chế biến các món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi và rồi vận dụng vào
tình hình thực tế của nhà trường. Mở các đợt chuyên đề ở nhà trường để bồi
dưỡng cho đội ngũ cô nuôi dưỡng và giáo viên thành thạo hơn kiến thức về thực
hành dinh dưỡng. Tôi chỉ đạo tổ nuôi dưỡng của nhà trường chế biến được
những món ăn hấp dẫn đối với trẻ đồng thời phải đảm bảo đủ các chất dinh
dưỡng cung cấp cho trẻ hoạt động. (Phụ lục ảnh 1: Cô nuôi dưỡng thực hành chế
biến món ăn)
Tôi chỉ đạo giáo viên cần lựa chọn các mục tiêu về giáo dục dinh dưỡng,
sức khỏe phù hợp đưa vào từng chủ đề giáo dục. Đặc biệt là lồng ghép chuyên
đề về dinh dưỡng sức khỏe vào giờ thể dục, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,
chăm sóc góc thiên nhiên để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, thông qua đó nhằm
giúp trẻ được trải nghiệm với thực tế trong sinh hoạt cũng qua đó nhằm giúp trẻ
có sức khỏe và thể lực tốt để vận động và phát triển tốt về mọi mặt.
Tổ chức cho giáo viên dự một số hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục
dinh dưỡng – sức khỏe để rút ra cái được và cái chưa được khi tổ chức, nên lồng
ghép thế nào cho phù hợp. Trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa các nội dung giáo
dục và tích hợp nội dung dinh dưỡng – sức khỏe đã giúp trẻ hiểu biết hơn về tầm
quan trọng của dinh dưỡng, sức khỏe, từ đó trẻ sẽ ý thức được phải ăn hết xuất,
ăn uống để đảm bảo sức khỏe.
8



Sau khi được bồi dưỡng thì chất lượng đội ngũ được tăng lêm rõ rệt, các
cô rthành thạo về kiến thức cũng như thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên cân đo theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ
tăng trưởng và tìm nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng là cách chính xác nhất để
biết trẻ có bị suy dinh dưỡng, thấp còi hay không. Ngay từ những ngày đầu năm
học, toàn trường đã tiến hành cân đo trẻ đầu vào, kết hợp với trạm y tế khám sức
khỏe cho trẻ và tẩy giun cho trẻ.
Tổng số trẻ mẫu giáo là 232 cháu, trong đó:
Về cân nặng: Kênh bình thường 219cháu = 94,4%
Kênh suy dinh dưỡng 13 cháu= 5,6%
Về chiều cao: Kênh bình thường 224 cháu = 96,6%
Kênh thấp còi 08 cháu = 3,4%
Kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ lần 1. Kết quả: Trẻ bị sâu răng =
11 cháu =4.74%; Trẻ mắc bệnh còi xương = 03 cháu = 1.3%. Sau khi nắm cụ thể
số liệu trẻ bị suy dinh dưỡng ở từng lớp tôi đã tổ chức họp, hướng dẫn giáo viên
tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng. Yêu cầu giáo viên quan tâm
đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân đo ở
kênh suy dinh dưỡng. Những trẻ mắc các bệnh sâu răng, nhiễm khuẩn hướng
dẫn giáo viên gặp phụ huynh để trao đổi về tình hình sức khỏe của trẻ, về chế độ
sinh hoạt của trẻ ở gia đình cũng như các vấn đề sức khỏe của trẻ từ lúc sơ sinh
đến khi đi học.
Khi giáo viên đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ suy dinh
dưỡng, tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc trẻ cụ thể cho
từng nhóm nguyên nhân đó
Tôi lập bảng tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng
STT
Nguyên nhân
Tổng số Tên lớp có số trẻ suy dinh

trẻ bị suy dưỡng
dinh
dưỡng
1
Do cung cấp thiếu chất dinh 12
-Lớp 3 tuổi A (5 cháu)
dưỡng, do chưa cân đối khẩu
-Lớp 5 tuổi B (1 cháu)
phần ăn
2
Trẻ hấp thu kém vì mắc các 09
-Lớp 3 tuổi B (4 cháu)
bệnh nhiễm khuẩn
-Lớp 4 tuổi A (2 cháu)
-Lớp 4 tuổi B (2 cháu)
-Lớp 4 tuổi C (4 cháu)
-Lớp 5 tuổi A (3 cháu)
3
Do trẻ bị đẻ non, cân nặng lúc 0
sinh thấp dưới 2,5kg
Biện pháp 3: Chỉ đạo cách chăm sóc trẻ theo từng nhóm nguyên nhân
*. Với nhóm suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân
đối khẩu phần ăn. Tôi trực tiếp xây dựng thực đơn khẩu phần cho trẻ đảm bảo
cơ cấu năng lượng theo Thông tư 28/2016 ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và
9


o to i vi tr mu giỏo: nhu cu nng lng c ngy l: 1230-1320 Kcal t
l cỏc cht cung cp nng lng c khuyn ngh ca B giỏo dc theo c cu:
Cht m (protớt): 13-20%

Cht bộo (Lipớt): 25 -35%
Cht bt (Glu xớt): 52-60%
Nh vy xõy dng c cu trung bỡnh cỏc cht theo t l P-L-G l: 13-27-60
Ta cú:
Protit ( NT ) = (1320 x 13) : 4 = 42.9g;
Lipit ( NT ) = (1320 x 27 ) : 9 = 39.6g;
Gluxit ( NT ) = ( 1320 x 60 ) : 4 = 198g;
Nhu cu khuyn ngh nng lng ca tr mu giỏo n trng (50-55%) l
651-726Kcal
Xõy dng c cu trung bỡnh cỏc cht theo t l P-L-G l 13-27-60 v t
50% nng lng c ngy thỡ trng tr cn c cung cp:
P: 42,9g x 50% = 21,45g
L: 39.6 x 50% = 19.8g
G: 198 x 50% = 99g
Vi c cu nng lng nh trờn thỡ tr c m bo lng calo cng nh cõn
i gia cỏc nhúm cht m, cht bộo, cht bt ng.
*. Vi nhúm suy dinh dng do tr hp thu kộm vỡ tr mc cỏc bnh nhim
khun
khc phc tỡnh trng suy dinh dng ca tr nhúm ny trc ht cn
phi lm tt khõu v sinh cỏ nhõn tr cng nh v sinh chung. Tụi ch o giỏo
viờn nghiờm tỳc thc hin lch v sinh nhúm lp nh sau:
Hàng ngày:
- Cho tr ra tay trớc khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Cọ rửa nhà vệ sinh,bô bằng xà phòng.
- Đánh xà phòng, quét dọn trong phòng vệ sinh, bô, xô,
chậu.
Hàng tuần:
- Ngâm khăn mặt, khăn lau tay bằng xà phòng.
- Giặt, phơi chiếu, chăn, gối, đệm.
- Rửa đồ chơi đồ dùng bằng xà phòng.

- Cọ rửa khay, cốc, bình đựng nớc.
Hàng tháng:
- Quét mạng nhện trần nhà.
- Cọ rửa đồ dùng, phơi (giặt) chăn màn, rèm
- Lau chùi cửa kính, cửa chớp.
- Lau quạt, các loại cây trang trí lớp.
Trao i trc tip vi ph huynh v vic cn iu tr ngay cỏc bnh nhim
khun cho tr v khuyn cỏo ph huynh l tr cn c sng trong mụi trng
sch s: Nh ca luụn gn gng ngn np, cú nhiu ỏnh sỏng, cõy xanh, khụng
cú cng rónh ng nc quanh nh, dựng chn mn luụn sch s. Cú nc
sch cho tr dựng.
10


Thân thể trẻ phải luôn sạch sẽ: Trẻ cần được tắm gội, rửa sạch hàng ngày
nhất là về mùa hè. Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh, không cho trẻ chơi lê la dưới đất. Cắt móng tay hàng tuần
Ví dụ: Trẻ phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy,
rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc nhở
cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng: Cần cho trẻ ăn đủ chất, ăn những thức ăn có nhiều
can xi, rau quả tươi có nhiều vitaminC. Không cho trẻ nhai các vật cứng, nước
đá, kem, que cứng. Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống
Ví dụ: Ăn chín, uống chín, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi
thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng
sạch sẽ, uống nước.
Vệ sinh tai mũi họng: Về mùa động cần giữ ấm cổ, ngực, đôi chân cho trẻ.
Không dùng vật cứng ngoáy tai, mũi. Nên dùng tăm bông ngoáy nhẹ tai, mũi khi
trẻ đã ngủ yên
Vệ sinh đôi mắt: Trẻ phải có khăn mặt riêng, không dùng chung khăn và

chậu với người lớn. Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội để
lau mắt cho trẻ
Vệ sinh quần áo: Cho trẻ mặc quần áo hợp mùa, hợp kích thước, sạch sẽ.
Tập cho trẻ có thói quen đi giầy dép, hạn chế đi chân đất.
Song song với việc giữ vệ sinh cho trẻ thì giáo viên, cha mẹ trẻ cũng cần kiên
trì động viên trẻ ăn hết xuất, ngủ đủ giấc, vận động phù hợp.
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo từng nhóm nguyên nhân cụ thể đã giúp cho
những trẻ suy dinh dưỡng được chăm sóc đúng cách, nhanh chóng cải thiện tình
trạng thể lực.
Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa, đa dạng, phong phú, dùng
nhiều loại thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô
cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về
khẩu vị và trạng thái của thức ăn.
Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến
như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau.
Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng
bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên và những món canh chua, canh
cua … trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món
sào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn.
Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết
phải sử dụng thực phẩm trái mùa.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm
non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực
phẩm. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để
trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn. Yêu cầu
tối thiểu của bữa chính đạt tối thiểu 5-7 loại thực phẩm và bao gồm các món:
11



cơm, món mặn, món canh và từ một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều
món ăn có như vậy mới kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất
Ví dụ: Thực phẩm từ đậu phụ có thể chế biến thành đậu rán sốt cà chua, đậu
nhồi thịt, trứng đúc thịt đậu phụ …
- Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi,
rau đay, mướp, rau dền, rau muống, khoai sọ, rau ngót… chất nọ bổ sung cho
chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều.
- Kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng với thực phẩm
ít chất dinh dưỡng, giữa thực phẩm đắt và thực phẩm rẻ để làm sao vừa đảm bảo
đủ lượng calo cho vừa lại vừa phải đảm bảo cân đối giữa các chất đạm, bột
đường, chất béo.
Ví dụ: Bữa chính tôi xây dựng các món:
Cơm
Thịt ngan rim
Cà rốt, bí xanh xào thịt bò
Canh xương ngan hầm thập cẩm
Bữa phụ: Bánh Cosy, sữa
Với thực đơn này chất đạm trong thịt ngan là rất thấp cho nên ta phải kết hợp
với món thịt bò xào rau củ có chất dinh dưỡng cao để tỷ lệ các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần ngày hôm đó cân đối hợp lý và đảm bảo đủ năng lượng Kclo
cho trẻ trên ngày để trẻ hoạt động.
- Để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể
kết hợp với một số gia vị khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau nên tránh các loại
gia vị cay, nóng.
*. Ví dụ: Thực đơn mùa đông mẫu giáo tuần 1
Thứ
Bữa trưa
Bữa phụ
Thứ 2
Cơm

Bánh mì, sữa
Cá thu sốt cà chua
Muối lạc vừng
Canh cà chua thịt, trứng, đậu phụ, giá
Thứ 3
Cơm
Bánh bông lan, sữa
Thịt bò đậu phụ sốt cà chua
Canh ngao
Thứ 4

Cơm
Thịt rim tôm
Canh tôm rau

Thứ 5

Cơm
Thịt ngan rim
Cà rốt, bí xanh xào thịt bò
Canh xương ngan hầm thập cẩm
Cơm
Thịt nạc đúc trứng
Canh xương hầm bí

Thứ 6

Bánh gạo, chuối

Bánh Cosy, sữa

Bánh gạo, chuối

12


*. Ví dụ: Thực đơn mùa hè mẫu giáo tuần 1
Thứ
Bữa trưa
Thứ 2
Cơm
Thịt gà rim
Canh cua rau đay, mồng tơi, mướp
Thứ 3
Cơm
Thịt bò kho dứa
Canh xương hầm thập cẩm

Bữa phụ
Bánh bông lan, dưa hấu
Bánh mì, sữa

Thứ 4

Cơm
Bánh bông lan, đu đủ
Thịt rim tôm
Canh bầu nấu tôm
Thứ 5
Cơm
Bánh gạo, sữa

Ruốc cá thu
Muối lạc vừng
Canh cá thập cẩm
Thứ 6
Cơm
Bánh Côsy, chuối
Đậu phụ nhồi thịt
Trứng hấp
Canh rau ngót nấu thịt
Ngoài việc xây dựng thực đơn phù hợp, đa dạng phong phú nhiều loại
thực phẩm thì khâu quan trọng là cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ nhất là các loại thực phẩm cần rõ nguồn gốc, xuất sứ. Ngay từ đầu năm học
nhà trường đã ký hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp thực phẩm, đảm bảo
thực phẩm luôn tươi sạch, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có cam kết trách nhiệm
của nhà cung cấp thực phẩm với nhà trường và chính quyền địa phương. Trong
nhà trường luôn đảm bảo chế biến thực phẩm theo nguyên tắc một chiều, đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày đều phải lưu mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho
đến bữa phụ và bữa chiều. Tổ nuôi dưỡng có sổ sách kiểm thực ba bước ghi
chép tỷ mỷ khi mua bán tiếp nhận thực phẩm. Cô nuôi có đủ trang phục, đồ
dùng dụng cụ nhà bếp đầy đủ.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiểm tra để đánh giá kết quả hoạt động là việc làm thường xuyên. Hàng
năm, hàng tháng, hàng ngày tôi đều lên kế hoạch kiểm tra, giám sát bộ phận
nuôi dưỡng với những hình thức kiểm tra cụ thể như kiểm tra theo định kỳ,
kiểm tra đột xuất, giám sát hàng ngày việc tiếp nhận thực phẩm và về các vấn đề
liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Tôi thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều, kiểm
tra hồ nuôi dưỡng, kiểm tra việc thực hiện ăn uống cho trẻ tại các lớp, kiểm tra
việc cân đo, gióng biểu đồ các lớp, kiểm tra trực tiếp cân nặng, chiều cao của

trẻ. Trong quá trình kiểm tra tôi đều sử dụng phiếu và biên bản kiểm tra để đánh
giá một cách cụ thể, đúng đắn, khách quan.
13


Ví dụ: Tôi xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra y
tế học đường các lớp mẫu giáo tháng 10/2018 như sau:
STT Thứ/ngày Nội dung công việc
Đánh giá kết quả
1

Tuần 1:
02/10

2

Tuần 2:
05/10

3

Tuần 3:
09/10

4

Tuần 4:
23/10

- Kiểm tra y tế học đường, nề nếp,

vệ sinh các lớp 3 tuổi A, lớp 3 tuổi
B
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm tại bếp

…………………
…………………
………………
…………………
…………………
………………….

- Kiểm tra y tế học đường, nề nếp, …………………
vệ sinh các lớp 4 tuổi A, lớp 4 tuổi …………………
B

- Kiểm tra y tế học đường, nề nếp, …………………
vệ sinh các lớp 4 tuổi A, lớp 4 tuổi …………………
B
Với mức tiền thu 13.500 đ/ngày/trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ
năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi
phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có. Để đảm bảo bữa ăn được phong
phú đa dạng thực phẩm ta phải biết phối hợp các loại thực phẩm với nhau.
Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền cho mỗi xuất ăn lại có hạn nhờ có nó
mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẫn được ăn đầy đủ các loại thực
phẩm trong bữa ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hàng ngày việc tiếp
nhận thực phẩm đều có sự giám sát của ban thanh tra, ban giám hiệu nhà
trường.
Kết quả: Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời uốn nắn, khắc phục được một
số hạn chế của cô nuôi dưỡng, của giáo viên trong lĩnh vực chăm sóc nuôi

dưỡng trẻ. Từ đó tôi có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho cô nuôi dưỡng, giáo
viên, thành thạo hơn trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
Biện pháp 6: Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng đến các bậc phụ
huynh.
Để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục cho trẻ thì việc phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội là việc làm cần thiết và thường xuyên. Trong đó
sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả của các bậc phụ huynh góp một phần quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với BGH nhà trường về các nội
dung phối kết hợp với phụ huynh trong năm. Cùng với BGH chỉ đạo các nhóm
lớp tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề
ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà
trường nói chung và nuôi dưỡng chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nói riêng.
Mỗi lớp đều xây dựng góc tuyên truyền về những điều cha mẹ cần biết nhằm
giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức nuôi dưỡng trẻ nói chung và
14


kiến thức về chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nói riêng. Tuyên truyền, phổ biến kiến
thức khoa học, chăm sóc trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng của nhà
trường. Trong các giờ đón trả trẻ, tôi luôn chỉ đạo giáo viên cần trao đổi với
phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ là rất cần thiết.
Tham mưu với BGH cùng thống nhất có biện pháp để vận động xã hội
hoá, tham mưu với lãnh đạo địa phương để có sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật
chất như: mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ. Phối kết
hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Hội phụ nữ xã, hội
khuyến học thông qua các buổi tổ chức ngày hội ngày lễ, mời đại diện của các
đoàn thể đến dự để vận động sự quan tâm hỗ trợ nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng trẻ.
Giáo viên thực hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về dinh dưỡng vệ

sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đến các bậc phụ huynh. Trước
hết tạo niềm tin và uy tín đối với phụ huynh để họ yên tâm gửi con đi học. Qua
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ làm cho phụ huynh thấy cần thiết phải đưa
con đến trường. Cụ thể công tác tuyên truyền được tiến hành như sau:
* Tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh
Tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên truyền đến
toàn thể giáo viên khối mẫu giáo, chỉ đạo giáo viên phổ biến kiến thức nuôi dạy
trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng. Xây dựng nội dung tuyền truyền được thể hiện
trong chương trình của năm học, qua từng học kỳ, qua kế hoạch hoạt động
tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình hình thực tế của nhà trường và của
từng lớp. Các nội dung tuyên truyền:
+ Vận động các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý.
+ Tuyên truyền cho các bà mẹ không nên cai sữa cho trẻ khi trời đang quá nóng
hoặc quá lạnh, khi trẻ đang bị ốm hoặc biếng ăn. Cần chú ý chế biến món ăn kĩ
và thay đổi khẩu vị để trẻ đỡ chán.
+ Tuyên truyền cho phụ huynh về việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
+ Tuyên truyền phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ.
+ Tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ hợp vệ sinh
+ Giáo viên phổ biến kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe, nuôi dạy con theo khoa
học. Phổ biến thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin
muối khoáng có sẵn tại địa phương đảm bảo rẻ tiền nhưng giàu chất dinh dưỡng
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến cách bảo quản thực phẩm sống,
thực phẩm chín một cách an toàn, tránh thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc.
+ Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn
hết suất ăn, động viên, chăm sóc bữa ăn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
* Xây dựng góc tuyên truyền
Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết ở mỗi lớp tôi chỉ đạo giáo viên
tuyên truyền về các nội dung: Thực đơn, khẩu phần ở trường; Cách phòng bệnh
cho trẻ theo mùa; Kết quả khám sức khỏe, cân đo của trẻ; Tháp dinh dưỡng cân
đối các chất; “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm”, “10 lời khuyên về

dinh dưỡng hợp lý”. In ấn và treo các hình ảnh, tranh minh họa về các hoạt động
giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, những kiến thức về dinh dưỡng và
15


sức khỏe cho trẻ để giúp phụ huynh biết rõ hơn. Đặc biệt là tranh về 4 nhóm
thực phẩm chính cụ thể là:
+ Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường: gạo, mì, ngô, khoai...
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: (đạm động vật): thịt, cá, trứng, tôm... Đạm
thực vật: đậu phụ, đậu tương....
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo: vừng, lạc…
+ Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng: rau xanh, hoa quả.
+ Hàng quý cân, đo trẻ và báo cho phụ huynh rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ
(Phụ lục ảnh 2: Góc tuyên truyền các lớp)
* Tuyên truyền thông qua giờ đón trả trẻ
Sau các đợt cân đo trẻ tiến hành dóng biểu đồ theo dõi trẻ để biết được
kết quả về sức khỏe của trẻ, thông qua các giờ đón - trả trẻ tôi chỉ đạo giáo viên
trao đổi trực tiếp với phụ huynh về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ tại gia đình
và nhà trường để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và các biện
pháp giáo dục phù hợp cho trẻ. Báo ngay cho những phụ huynh có cháu suy
dinh dưỡng để cùng nhau phối hợp và chăm sóc trẻ tốt.
Trao đổi với phụ huynh vê vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, là việc quan
trọng hàng đầu trong việc bảo vệ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun
sán… Tuyên truyền về: “hình thức nấu ăn nhằm duy trì chế độ dinh dưỡng”,
“Dinh dưỡng đảm bảo hợp lí và cân đối”, “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”,
“cách lựa chọn thực phẩm an toàn”, “cách sơ chế biến thực phẩm tạo món ăn
đảm bảo vệ sinh”… Trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ tầm
quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ qua đó nhằm vận động
sự ủng hộ của các bậc phụ huynh đối với nhà trường trong việc phòng chống suy
dinh cho trẻ đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền bao gồm những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe
dinh dưỡng cụ thể là: Cách vệ sinh rửa tay trước và sau khi ăn, cách phòng và
chống các loại dịch bệnh
Tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình thời tiết để phụ huynh có thể
nắm bắt và biết cách phòng tránh các loại bệnh tật cho trẻ.
Thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ thông qua giờ đưa
đón trẻ, từ đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những thông tin từng trẻ để qua đó
có biện pháp xử lý các tình huống kịp thời để công tác phòng chống suy dinh
dưỡng ở trẻ đạt kết quả tốt.
(Phụ lục ảnh 3: Giáo viên lớp 5 tuổi B trao đổi với phụ huynh về theo dõi biểu
đồ tăng trưởng của trẻ)
Kết quả: Nhà trường đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin
tưởng khi đưa con tới lớp. Giáo viên đứng lớp cũng đã làm tốt công tác tuyên
truyền tới từng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ.
Phụ huynh đã thực hiện nghiêm túc việc cho trẻ tới lớp chuyên cần và biết cách
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khoa học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp quản
lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm
16


non”, tôi thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nói chung và chăm sóc trẻ
suy dinh dưỡng nói riêng được nâng lên rõ rệt.
*. Bảng 2: Chất lượng thực hiện chuyên đề về phòng chống suy dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm của đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng
Tổng Trình độ
Phẩm chất đạo Năng
lực Thực hiện công
số

đức
chuyên môn
tác phòng chống
giáo
suy dinh dưỡng
viên
cho trẻ và vệ
mẫu
sinh ATTP
giáo
ĐH CĐ TC T
K
TB XS K
TB T
K
TB
và cô
nuôi
dưỡn
g
18
15
0
3
9
9
0
9
7
2

10
6
2
Tỉ lệ 83,3 0
16.7 50
50
0
50
38,8 11,2 55,5 33.3 11.2
Khảo sát chất lượng nuôi dưỡng
Stt Tên lớp
Tổng
sốTình trạng dinh dưỡng của trẻ
trẻ được Cân nặng
Chiều cao
cân đo
Kênh Kênh
Kênh BT
Kênh SDD
BT
SDD
1
3 - 4 tuổi 79
79
0
77
02
2
4 - 5 tuổi 82
79

03
82
0
3
5 – 6 tuổi 71
69
03
71
0
Tổng 3 khối
Tỷ lệ
%

232
100%

226
97,4

230
06
2,6

99,1

02
0,9

Từ các bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng thực hiện công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ của đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng trong trường đã được

nâng lên thể hiện ở một số kết quả sau:
Đối với trẻ: Tỉ lệ cháu cân nặng ở kênh bình thường tăng từ 94,4% lên 97,4%,
chiều cao ở kênh bình thường tăng từ 96,6% lên 99,1%. Tỉ lệ cháu suy dinh
dưỡng giảm từ 5,6% xuống còn 2,6%%. Tỉ lệ trẻ thấp còi giảm từ 3,4% xuống
còn 0,9%.
Đối với giáo viên: Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Mỗi giáo viên, cô nuôi dưỡng cần
luôn tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong trường và trường bạn
để nắm vững các nội dung, kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc trẻ và tuyên
truyền cho phụ huynh và đồng nghiệp trong trường. Tỉ lệ cô nuôi dưỡng và giáo
viên thực hiện chuyên đề về phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ đạt kết quả cao so với đầu năm: Tốt đạt 55.5%, khá đạt
33.3%. Trung bình giảm còn 11,2%. Nghiêm túc thực hiện các tiết dạy, đặc biệt
17


lồng ghép các trò chơi, các tiết thể dục, văn học… nhằm giúp trẻ được vận động
phù hợp ngày càng phát triển khỏe mạnh.
Xây dựng góc tuyên truyền và tích cực phối kết hợp với phụ huynh không chỉ qua
góc tuyên truyền mà qua các giờ đón, trả trẻ hàng ngày.
Đối với bản thân: Luôn nghiêm túc thực hiện linh hoạt công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ bồi dưỡng đội ngũ cô nuôi, giáo viên về cách chăm sóc trẻ suy dinh
dưỡng. Đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát công tác nuôi dưỡng chăm sóc
trẻ
Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Biết cách chăm sóc trẻ khoa học , hạn
chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi gửi
con em mình tại trường mầm non.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận: Phòng chống suy dinh dưỡng chính là giúp trẻ luôn có thể lực

khỏe mạnh, có hứng thú tham gia vào các hoạt động. Nếu không làm tốt công
tác phòng chống suy dinh dưỡng thì sẽ làm tổn thương về mặt thể lực cũng như
tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, ngoài việc giáo dục trang bị những kiến thức cho
trẻ thì người lớn phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học để trẻ không bị
suy dinh dưỡng. Nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ không phải chỉ
là nhiệm vụ của riêng gia đình hay nhà trường, mà là trách nhiệm chung của
toàn xã hội. Mặt khác, công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
mầm non của người cán bộ quản lý phải hết sức năng động, sáng tạo và phải
thường xuyên, liên tục. Kết quả qua việc nghiên cứu đề tài thu được như mong
muốn là cả một quá trình nỗ lực công tác của toàn thể đội ngũ quản lý, giáo
viên, cô nuôi dưỡng trong toàn trường.
Qua một năm nghiênc cứu và thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho bản thân một số
kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trong trường
mầm non như sau:
- Lựa chọn và cung cấp những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ theo khoa học thông qua việc tổ chức tập huấn chuyên đề cho đội ngũ cô
nuôi, giáo viên
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cho trẻ. Cân đo, theo
dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác.
- Chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó có các
biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sao cho phù hợp, nhằm ngăn chặn kịp thời
nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ.
- Chỉ đạo cô nuôi dưỡng chế biến thực phẩm theo đúng thực đơn, khẩu phần ăn
phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
3.2. Kiến nghị:
Để các cháu trong trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng
có được những điều kiện thuận lợi nhất trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
và thực tế công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non còn nhiều khó
khăn do tài liệu tham khảo còn hạn chế. Đội ngũ cô nuôi chưa có chế độ lâu dài,
hàng năm phải hợp đồng theo thỏa thuận với phụ huynh, cô nuôi chưa được đào

18


tạo chuyên ngành nấu ăn, kinh nghiệm còn hạn chế. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi
xin có những kiến nghị đến Sở giáo dục, Phòng giáo dục, nhà trường:
- Sở GD, phòng GD tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết
bị và đồ dùng phục vụ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Mở thêm các
lớp tập huấn về dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho việc phục vụ nấu ăn cho trẻ. Có
chế độ hợp đồng lao động lâu dài với đội ngũ cô nuôi cố định không thay đổi.
- Nhà trường tăng cường hơn công tác xã hội hóa, vận động đầu tư các trang
thiết bị chế biến món ăn cho nhà bếp. Cần tuyên truyền mạnh mẽ về chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo, các đồng
nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xác nhận của Hiệu trưởng

Hậu lộc, ngày 02 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết
Người viết SKK

Nguyễn Thị Hồng

19


×