Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh bài 29 tiết 30 bệnh và tật di truyền ở người môn sinh học lớp 9 trường THTHCS hoằng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.02 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21 do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng
với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng
đặc biệt trong lĩnh vức công nghệ truyền thông , công nghệ vật liệu, điện / điện
tử, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ
đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục
ngày càng trở nên quan trọng. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất
lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm
chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực
tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Do
vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu và phù hợp với xu thế
phát triển của nền giáo dục trên thế giới.
Hơn thế nữa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có
mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và
cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy để phát
triển năng lực cho học sinh cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ
nhiều lĩnh vực khác nhau nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực
chất là tổ chức dạy học tích hợp, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ
năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết
vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh phát triển năng
lực hội nhập Quốc tế.
Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức vận
dụng vào thực tế cuộc sống nên thuận lợi cho việc dạy học phát triển năng lực
học sinh. Ở bộ môn sinh học 9 bài Bệnh và tật di truyền ở người, để học sinh hiểu
sâu hơn hậu quả nghiêm trọng của một số bệnh, tật di truyền, nguyên nhân phát
sinh bệnh, tật di truyền từ đó chính bản thân các em sẽ đề ra được các biện pháp
thiết thực nhất để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đặc biệt là
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và phẩm chất yêu đất nước,


yêu con người, sống có trách nhiệm. Để đạt được điều này thì dạy học theo định
hướng phát triển năng lực là tất yếu ở đây GV nhất thiết cần sử dụng công nghệ
thông tin để học sinh quan sát tranh ảnh trực quan thực tế, vận dụng kiến thức các
môn học: Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực giúp HS làm việc nhóm tốt hơn linh hoạt trong việc giải quyết
nhiệm vụ được giao, phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân, khơi dậy
ý thức trách nhiệm, sự hứng thú say mê trong học tập. Nhận thức được điều đó
nên tôi đã dạy học hiệu quả bài học này qua sáng kiến kinh nghiệm.“ Dạy học
hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS
Hoằng Minh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh
vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với
những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay, làm phong phú phương pháp
1


giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đặc
trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, tiếp cận và sử dụng thành
thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, bắt kịp phương pháp giáo dục hiện đại
hiện nay và xu hướng giáo dục trong nước và trên thế giới. Thích ứng với chương
trình thay sách của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới theo chương trình giáo dục
phổ thông mới
Học sinh hứng thú với tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học.
Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến
thức, kỹ năng vào thực tiễn. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống
cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình
học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát triển các năng lực và
phẩm chất cho học sinh phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Với bài Bệnh và tật di truyền ở người, việc tích hợp môn Hóa học, Vật lý , Địa

lý, GDCD sẽ giúp các em hiểu được mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với các
bệnh và tật di truyền ở người. Hiểu được những tác động tiêu cực trong đời sống
sinh hoạt và sản xuất của con người làm ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh tật di
truyền, từ đó biết đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần
chung tay bảo vệ môi trường sống – ngôi nhà chung của con người. Mặt khác các
em sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập với tinh thần phấn khởi, hào hứng hiểu
bài một cách hiệu quả hơn. Thông qua đó, các em được phát triển các năng lực: năng
lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng
ngôn ngữ; các năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa, năng lực quan sát, năng
lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc
sống. Phát triển các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước , tự lập, tự tin,
tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi
trường tự nhiên, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp
luật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh
+ Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã
hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
+ Các phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực,
trách nhiệm.
- Đối tượng tác động: HS lớp 9 - 35 em trường TH&THCS Hoằng Minh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng
SKKN
- Phương pháp thống kê các số liệu thu đươc để đánh giá mức độ đạt được của
học sinh về các mục tiêu của bài. Đánh giá hiệu quả giảng dạy của học sinh.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới vấn đề dạy học dạy học theo định
hướng phát triển năng
- Phương pháp thực nghiệm triển khai các giải pháp của SKKN trong bài Bệnh
2


và tật di truyền ở người trên nhóm thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và
vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải
quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết
hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các
hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực hình thành và phát triển cho học sinh những
năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực
chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và
hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và
xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Những phẩm chất chủ yếu là yêu
đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực,trách nhiệm .

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu GV cần chú trọng
sử dụng kết hợp các kỹ thuật và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức
kỹ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức tạp (đòi hỏi sự
vận dụng phối hợp kiến thức hành động trong bối cảnh tình huống) , tìm tòi khám

phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án, học tập, thảo luận nhóm, thuyết trình ...qua
đó phát triển năng lực của HS, học sinh được tham gia các hình thức “ học tập cá
nhân”, “ học hợp tác”...rèn kỹ năng học tập, có thái độ tích cực với việc học tập
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ,
tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày
càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày
càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình
hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là
truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ.
Giáo viên phải biết dạy tích hợp các môn khoa học, dạy cho học sinh cách thu
3


thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học
được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục đào tạo công
nghệ thông tin góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện
hỗ trợ dạy học một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng phần mềm
dạy học bài học sẽ sinh động hơn, sự tương tác 2 chiều được thiết lập, học sinh
được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm
lẫn nên có điều kiện đi sâu vào bản chất của bài học tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên dạy học tích hợp.
Tất cả các yếu tố sử dụng trong bài dạy: phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực, kiến thức các môn học Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD, trang thiết bị dạy học
hiện đại đã mang lại hiệu quả cao cho việc dạy học theo định hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh bài Bệnh và tật di truyền ở người môn sinh học 9
cũng như các dạng bài kiểu lý thuyết dạng vận dụng trong chương trình sinh học
THCS nói chung.

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng của việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, phẩm chất học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường
TH&THCS Hoằng Minh:
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở môn Sinh
học chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về tiếp cận nội dung, việc dạy học theo tiếp
cận năng lực chưa được quan tâm nhiều. Hoạt động kiểm tra, đánh giá nặng về tái
hiện kiến thức, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất
cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các
tình huống trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau:
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang
tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục
kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức,
kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy
chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực
của học sinh chưa được phát triển nhiều
- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính
hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện chương
trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích
cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động.
Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự
do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để
hình thành quan điểm cá nhân.
- Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi
cách thức tổ chức giờ nhằm đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng
lực cho học sinh song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên
nhân là:
4



+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi
mới song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác
kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung
và năng lực chuyên biệt ở môn Sinh học ở một vài GV vẫn còn hạn chế. Hơn nữa
máy chiếu ở các phòng học bị mờ, một số GV chưa có máy tính xách tay nên
cũng hạn chế trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
+ Về phía học sinh: Học sinh ở trường chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên
việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế.
Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc
tìm tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực. Hơn thế nữa ý thức
học tập ở một số em chưa tự giác, chủ động, còn xem nhẹ môn học
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là vấn đề nhà trường rất quan tâm
xem là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường bởi khi dạy
học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử
dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả.
Nhà trường, tổ chuyên môn đưa vào kế hoạch. Sinh hoạt chuyên môn đều đặn
hàng tháng về chuyên đề này ở tất cả các bộ môn thông qua dạy và rút kinh
nghiệm ở các môn
2.2.2. Khảo sát thực trạng học sinh: Khảo sát( 10 phút) sau khi học song bài:
Bệnh và tật di truyền ở người - Lớp 9A2 năm học 2017 - 2018 với đề sau, khi
chưa áp dụng đề tài: (HS làm vào mẫu phiếu in sẵn)
Câu hỏi
Câu 1. Ở bệnh nhân Đao cặp Câu 2. Bệnh nhân Tơcnơ có biểu hiện
NST có 3 chiếc là cặp số:
A. Lùn, cổ ngắn
C. Tử cung nhỏ không có kinh nguy

B. tuyến vú không phát triển
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3. Biểu hiện của người Câu 4. Nguyên nhân gây ra tật bàn chân có
bị bệnh bạch tạng là:
nhiều ngón là:
A. Da màu đen
A. Đột biến gen trội
B. Da màu trắng
B. Đột biến gen lặn
C. Tóc màu đen
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Tóc màu trắng
D. Đột biến số lượng NST
Câu 5. Những nguyên nhân Câu 6. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
gây ra bệnh và tật di truyền:
A. Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi
A. Ô nhiễm môi trường
người cùng tham gia bảo vệ môi trường
B. Do các tác nhân lý, hóa, rối B. Cấm xả khí thải và nước thải chưa qua xử lí
loạn TĐC nội bào
ra môi trường
B. Sinh con ở độ tuổi lớn, hôn C. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
phối gần
đúng cách
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ
khí hạt nhân.
E. Hạn chế kết hôn và sinh con ở những người
có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh
5



Câu 7. Đột biến xảy ra trên
NST số 21 gây ra bệnh
A. Tơcnơ và câm điếc bẩm
sinh
B. Đao và câm điếc bẩm sinh
C. Ung thư máu và Đao
D. Tơcnơ và ung thư máu
Câu 9. Trong một gia đình bố
mẹ đều bình thường, sinh
con đầu lòng bị hội chứng
đao, ở lần sinh thứ hai con
của họ:
A.Chắc chắn bị hội chứng Đao
vì đây là bệnh di truyền.
B. Không bao giờ bị hội chứng
Đao vì rất khó xẩy ra.
C. Có thể bị hội chứng Đao
nhưng với tần số rất thấp.
D. Không bao giờ xuất hiện vì
chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
Đáp án:
Câu
Đáp án

1
21

2

D

3
B,D

F. Cả A, B, C, D, E đều đúng
Câu 8: Quan sát một dòng họ, người ta thấy
có một số người có các đặc điểm: tóc- dalông trắng, mắt hồng. Những người này
A. Mắc bệnh bạch tạng.
B. Mắc bệnh máu trắng.
C. Không có gen quy định màu đen.
D. Mắc bệnh bạch cầu ác tính.
Câu 10: Cho biết chứng bạch tạng do đột
biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố
mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra
mắc bệnh chiếm tỉ lệ
A. 0%
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 11: Bạn sẽ làm gì khi gặp người bị bệnh
Đao, Câm điếc bẩm sinh
A. Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ
B. Kỳ thị và tránh xa
C. Không giúp đỡ kệ họ
D. Trao đổi với mọi người cùng hiểu,chia sẻ
giúp đỡ họ
4
A


5
D

6
A,B,D

7
C

8
A

9
C

10
B

11
A,D

Kết quả thu được:
Các em chưa hứng thú với tiết học vì hình ảnh nghèo nàn do vậy không hiểu
sâu về nguyên nhân của các bệnh tật di truyền, do đó chưa đề xuất được nhiều
giải pháp thiết thực để phòng tránh các bệnh, tật di truyền ở người. Chưa phát
triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như phẩm chất yêu đất
nước, yêu con người, sống có trách nhiệm ở các em
Lớp 9
Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu
26
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
3,8
5
19,2
16
61,5
4
15,5
Trước thực trạng trên tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để đạt kết quả
cao hơn trong tiết dạy, phát triển năng lực vận dụng kiến thức các môn học khác
để hiểu sâu hơn kiến thức về các bệnh tật di truyền ở người đây là kiến thức thực
tế giúp các em vận dụng vào thực tế để phòng tránh bệnh tật di truyền cho bản
thân, khơi dậy hứng thú học tập để các em thực sự yêu thích môn học đồng thời
tạo sức lan tỏa khi tích hợp các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, bảo vệ
môi trường, tích hợp kỹ năng sống, phát triển các năng lực và phẩm chất qua bài
học. Tôi đã sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực,
kiến thức các bộ môn Lý, Hóa, Địa, GDCD để dạy-học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao ở bài Bệnh và tật di truyền ở người.
6



Khảo sát HS lớp 9 được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1( 18 hs) và Nhóm 2 ( 17
hs) đầu năm học 2018 - 2019 có năng lực đối với môn sinh học tương đương
nhau. Tôi đã triển khai SKKN ở nhóm 1.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Máy chiếu Projector, máy tính, bút dạ, bảng nhóm, giấy A 0, nam châm, các
phiếu học tập.
- Thông tin về hội chứng claiphentơ, pantau, siêu nữ, siêu nam
- Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư
- Bảng nhỏ để HS tham gia trò chơi rung chuông vàng.
Học sinh:
- Bài tập nhóm ở nhà: nghiên cứu SGK xem tranh trên màn hình, đọc sách báo
hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu theo 3 tiêu chí về các bệnh và tật di truyền:
+ Nguyên nhân( đặc điểm di truyền)
+ Biểu hiện hình thái và sinh lí
+ Hậu quả: với bản thân, gia đình và xã hội
- Tư liệu tham khảo, thông tin bổ sung
2.3.2. Xác định rõ mục tiêu của bài và các năng lực phẩm chất cần hình thành
và phát triển cho HS qua bài học:
2.3.2.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng:
Kiến thức:
-Học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật
di truyền ở người ( tật 6 ngón)
- Hiểu được đặc điểm di truyền bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một
số tật di truyền ở người ( tật 6 ngón) và hậu quả của 1 số bệnh tật trên
- Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm môi
trường là chủ yếu) và Đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng

Kĩ năng:
- Kĩ năng bộ môn : Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt
động nhóm, kĩ năng thu thập thông tin qua các kênh khác nhau, kỹ năng vận dụng
kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Kĩ năng sống :
+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu
một số bệnh, tật di truyền ở người
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng hợp tác trong hoạt động
nhóm, tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
+ Kĩ năng nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,
biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. Biết bảo vệ môi trường
sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
+ Kĩ năng vận dụng những kiến thức ở các môn học để biết và hiểu được nguyên
nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người
Thái độ:
- Giáo dục ý thức phê phán và đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm và hủy
hoại môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
- Có ý thức sử dụng và tuyên truyền mọi người hãy sử dụng đúng quy cách các
7


loại thuốc (trừ sâu, chữa bệnh...), giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, địa
phương.
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo
vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
2.3.2.2. Mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất:
- Các phẩm chất cần đạt: yêu đất nước, yêu con người có thái độ đúng đắn
với những người mắc bệnh tật di truyền thương yêu và giúp đỡ họ, trung
thực, chăm làm, chăm học, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất
nước, nhân loại và môi trường tự nhiên

- Các năng lực: Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Các năng lực chuyên biệt: Năng
lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực công nghệ, năng lực thâm mỹ, năng lực thể chất,
năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ.
2.3.3. Xác định kiến thức tích hợp:
2.3.3.1. Kiến thức liên môn:
- Môn Địa lí: Hiểu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe của con
người
- Môn Vật lí : Biết được tác hại của tia cực tím và bức xạ ion
- Môn Tin học : Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kiến thức của bài trên
phần mềm bài giảng điện tử
- Môn Mĩ thuật : Quan sát trang ảnh các bệnh Đao, Tocnơ, Câm điếc bẩm sinh để
tìm ra các đặc điểm phân biệt các bệnh này
- Môn Giáo dục công dân:
GDCD 9- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
+ Độ tuổi kết hôn: nam 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên và những người có
quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn là do tỷ lệ trẻ em bị dị
tật bẩm sinh tăng rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng => suy thoái nòi giống.
+ Độ tuổi sinh con: phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 tuổi vì dễ sinh
ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền.
GDCD 7 - Bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
?Việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của ai.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của của quốc gia, là sự
nghiệp của toàn dân.
?Pháp luật đã nghiêm cấm điều gì để bảo vệ môi trường.
- Pháp luật nghiêm cấm những hành vi:
+ Thải các chất thải chưa được xử lí. các chất độc hại, chất phóng xạ vào đất,
nguồn nước
+ Thải khói, bụi, khí, có chất hoặc mùi độc hại vào không khí
? Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ môi trường .

- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng.
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
GDCD 9 - Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
GV. Giới thiệu luật bảo vệ môi trường điều 13,14,15,16,19, 20, 29, 31, 34, 36 tại
chương II, III
- Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường(chương II)
8


- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường ( Chương III)
Tích hợp giáo dục BĐKH và bảo vệ môi trường: Các bệnh và tật di truyền ở
người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm
môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào→ Biện pháp: Đấu tranh
chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô
nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc
chữa bệnh.
2.3.3.2. Kiến thức nội môn :
Sinh 9 - Bài 54,5: Ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,
hậu quả của ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục
Sinh 6 - Bài 51: Vai trò của thực vật đối với động vật và con người: Sống thân
thiện với môi trường
2.3.4. Xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học; Câu hỏi/mức độ; Năng lực,
phẩm chất cần đạt; Nội dung tích hợp; ở các hoạt động/nội dung của bài
học:
Hoạt động
(Nội dung)

Nội dung tích hợp


Câu hỏi

Hoạt động 1:
Mở bài

Hoạt động 1:
Tìm hiểu một
số bệnh tật di
truyền ở
người

Câu hỏi/ Mức độ

1.Quan sát tranh trên màn
hình hãy cho biết những hình
ảnh trên là thường biến hay
đột biến?
2. Những hình ảnh nào có
lợi, có hại?
3. Em có nhận xét gì về các
đột biến xảy ra ở người?
4. Hãy điền thông tin vào
phiếu học tập: Cột K : những
điều đã biết về bênh và tật di
truyền ở người
Cột W: Những điều muốn
biết về bệnh, tật di truyền ở
người
- Môn Tin học : Sử
dụng công nghệ thông

tin để khai thác kiến
thức của bài trên phần
mềm bài giảng điện tử
- Môn Mĩ thuật : Quan
sát trang ảnh các bệnh
Đao, Tocnơ, Câm điếc
bẩm sinh để tìm ra các
đặc điểm phân biệt các
bệnh này

Quan sát tranh điền vào
phiếu học tập thông tin về
bệnh Đao, Tơc nơ, bệnh bạch
tạng, câm điếc bẩm sinh và
tmột số tật di truyền
1. Đặc điểm di truyền
( nguyên nhân)
2. Biểu hiện hình thái và sinh

3. Hậu quả

Mức
độ
Hiểu

Năng lực, phẩm
chất cần đạt
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự
học, năng lực giải

quyết vấn đề và sáng
tạo

Biết

- Các năng lực
chuyên biệt: Năng

Hiểu
Vận
dụng
thấp

lực tìm hiểu tự nhiên,
năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: yêu
con người, chăm học,
trung thực,trách
nhiệm.

Phương pháp,
kĩ thuật dạy
học
- Phương
pháp: Trực
quan, vấn
đáp; nêu và
giải quyết
vấn đề; dạy
học hợp tác

theo nhóm
- Kỹ thuật:
động não, tư
duy, đặt câu
hỏi, KWL

Hiểu

Hiểu
Biết
Vận
dụng
Thấp

Năng lực chung: Năng
lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng
tạo

Các
năng
lực
chuyên biệt: Năng
lực tìm hiểu tự nhiên,
năng lực công nghệ,
năng lực thâm mỹ,
năng lực tin học, năng
lực ngôn ngữ.

- Phẩm chất: yêu
con người, chăm học,
trung thực,trách
nhiệm

- Phương
pháp: Trực
quan, vấn
đáp; nêu và
giải quyết
vấn đề; dạy
học hợp tác
theo nhóm
- Kỹ thuật:
động não, tư
duy, đặt câu
hỏi

9


Hoạt đông 3:
Các biện
pháp hạn chế
phát sinh
tật,bệnh di
truyền ở
người

Hoạt động 4:

Củng cố

Mục 2.3.3
- Môn Địa lí: Hiểu
được ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu tới
sức khỏe của con
người
- Môn Vật lí : Biết
được tác hại của tia
cực tím và bức xạ ion
Sinh 9 - Bài 54,5: Ô
nhiễm môi trường:
GDCD 9- Bài 12:
Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong hôn
nhân.
GDCD 7 - Bài 14
“Bảo vệ môi trường và
tài
nguyên
thiên
nhiên”
GDCD 9 - Bài 18 :
Sống có đạo đức và
tuân theo pháp luật.
Sinh 6 - Bài 51: Vai trò
của thực vật đối với
động vật và con người:
Sống thân thiện với

môi trường
Tích hợp giáo dục
BĐKH và bảo vệ môi
trường:

1. Bệnh tật di truyền ở người
phát sinh do những nguyên
nhân nào?
2. Đề xuất các biện pháp hạn
chế phát sinh bệnh tật di
truyền ở người?
3. Việc bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên là
trách nhiệm của ai?
4. Pháp luật đã nghiêm cấm
điều gì để bảo vệ môi
trường?
5.Trách nhiệm của công dân
học sinh trong việc bảo vệ
môi trường?

Vận
dụng
cao

1. Điền vào cột L của phiếu
học tập KWL- điều được
học về bệnh và tật di truyền
ở người
2. Điền tiếp vào sơ đồ tư duy

trên màn hình

Hiểu

Hiểu
Hiểu

Biết
Vận
dụng
thấp

Biết,
Hiểu

Năng lực chung: năng
lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng
tạo

Các
năng
lực
chuyên biệt: Năng
lực tìm hiểu tự nhiên,
năng lực công nghệ,
năng lực thâm mỹ,
năng lực thể chất,

năng lực tin học, năng
lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: yêu đất
nước, yêu con người,
chăm học, chăm làm,
trung
thực,trách
nhiệm

Năng lực chung: năng
lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng
tạo

Các
năng
lực
chuyên biệt: năng
lực tin học, năng lực
ngôn ngữ.
- Phẩm chất: yêu đất
nước, yêu con người,
chăm học, chăm làm,
trung
thực,trách
nhiệm

- Phương

pháp: Trực
quan, vấn
đáp; nêu và
giải quyết
vấn đề; dạy
học hợp tác
theo nhóm
- Kỹ thuật:
động não, tư
duy, đặt câu
hỏi, kĩ thuật
khăn trải
bàn

- Phương
pháp: Trực
quan, vấn
đáp;dạy học
hợp tác theo
nhóm
- Kỹ thuật:
động não, tư
duy, đặt câu
hỏi, kĩ
KWL, Sơ
đồ tư duy

2.3.5. Hướng khai thác kiến thức của bài:
Hoạt động1: ( 7 phút) Đặt vấn đề vào bài
Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống có vấn đề nảy sinh ý muốn tìm hiểu về các

bệnh tật di truyền, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di
truyền ở người, xác định nhiệm vụ học tập của bản thân
Cách thức tiến hành: GV: Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về đột biến xảy
ra ở người, động vật, thực vật trên màn hình trả lời các câu hỏi:
1.Hãy cho biết những hình ảnh trên là thường biến hay đột biến?
2. Những hình ảnh nào có lợi, có hại?
3. Em có nhận xét gì về các đột biến xảy ra ở người?
10


GV: Khi đột biến xảy ra chỉ có một số ít là có lợi ở thực vật còn đa phần ở động
vật và người là có hại. Vậy ở người đột biến có hại như thế nào và gây ra bệnh,
tật gì? nguyên nhân, biện pháp hạn chế? Chúng ta tìm hiểu bài bệnh và tật di
truyền ở người: ( GV nêu các mục tiêu cần đạt qua bài học)
GV: Phát phiếu học tập cho HS hoạt động nhóm ( 4 phút) và hướng dẫn học sinh
điền thông tin vào phiếu ở cột K và W còn sau khi học song bài các em điền vào
cột L của phiếu những gì các em vừa học được:
PHIẾU HỌC TẬP ( 5 phút)
Tên bài học: Bệnh và tật di truyền ở người
Tên nhóm học sinh: ...............................................Lớp 9
K ( Những điều đã W( Những điều muốn biết L( Điều học được về
biết về bệnh và tật di về bệnh và tật di truyền ở bệnh và tật di truyền ở
truyền ở người)
người)
người)
...................................................

...................................................

...................................................


...................................................

...................................................

.................................................

Hoạt động 2. (20 phút)Tìm hiểu một vài bệnh, tật di truyền ở người
Mục tiêu: -Học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh,
một số tật di truyền ở người ( tật 6 ngón)
- Hiểu được đặc điểm di truyền bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một
số tật di truyền ở người ( tật 6 ngón) và hậu quả của 1 số bệnh tật trên
Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh một số bệnh, tật di truyền trên màn hình và hoàn
thành bài tập nhóm (5 phút) đã được giao về nhà từ tiết trước vào bảng nhóm.
Bài tập: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh trên màn hình, đọc sách báo
hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu theo 3 tiêu chí về các bệnh di truyền: Đao,
Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh và các tật di truyền:
+ Đặc điểm di truyền( nguyên nhân)
+ Biểu hiện hình thái và sinh lí
+ Hậu quả: với bản thân, gia đình và xã hội
Nhóm 1. Bệnh Đao
Nhóm 2. Bệnh Tơcnơ
Nhóm 3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm Nhóm 4. Một số tật di truyền ở người
điếc bẩm sinh
HS:- Cử đại diện lên thuyết trình bài tập của nhóm
- Nhóm khác quan sát lắng nghe cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc thắc mắc
những điều muốn tìm hiểu thêm
- Bạn thuyết trình sẽ trả lời, nếu không trả lời được các bạn trong nhóm sẽ
giúp đỡ hoặc các nhóm khác sẽ trả lời giúp

- Nếu không trả lời được, cô giáo sẽ giúp đỡ
GV: Nhận xét, bổ sung đưa ra chuẩn kiến thức
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình và giải thích cơ chế hình thành
bệnh Đao và Tócnơ.

11


GV: Nhận xét bổ sung và giải thích cơ chế hình thành bệnh Đao và Tócnơ theo sơ
đồ trên màn hình
GV: Bổ sung thêm thông tin về các hội chứng trên màn hình:
+ Hội chứng patau
+ Hội chứng siêu nữ

+ Hội chứng siêu nam

+ Hội chứng claiphentơ

GV. Giải thích về từ dùng “ Hội chứng” và “ Bệnh di truyền”
GV. Cung cấp thông tin về các bệnh tật di truyền do đột biến gen và đột biến
NST gây ra trên màn hình

12


Sản phẩm( phụ lục phiếu hoạt động nhóm)- học sinh rút ra kiến thức về các
bệnh, tật di truyền ( GV chuẩn KT trên màn hình)
Tiêu chí
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài

Hậu quả
Bệnh, tật
1.Bệnh đao

2.Bệnh tơcnơ

Cặp NST số 21 của bệnh Bé, lùn, cổ rụt, má phệ,
nhân mắc bệnh Đao có 3 miệng hơi há, lưỡi hơi
NST,
thè ra, mắt hơi sâu và 1
mí, khoảng cách giữa 2
mắt xa nhau, ngón tay
ngắn
Cặp NST số 23 của bệnh Lùn, cổ ngắn, là nữ
nhân mắc bệnh Tocnơ có Tuyến vú không phát
1NST( mất 1 NST X),
triển.

3.-Bệnh
bạch
tạng
Do đột biến gen lặn
-Câm điếc bẩm
sinh
4. Một số tật di - Do đột biến NST gây
truyền ở người: ra:
+Tật khe hở môi - hàm
+ Tật mất ngón tay, ngón
chân.
+ Tật bàn tay nhiều ngón.

- Do đột biến gen trội:
+Tật xương chi ngắn.
+Bàn chân có nhiều ngón

Si đần bẩm sinh,
không có con,
xuất hiện ở cả
nam và nữ
thường chết non,
mất trí và không
có con. Chỉ xuất
hiện ở nữ giới

-Da và tóc màu trắng, -Bạch tạng
mắt màu hồng
- Câm điếc bẩm sinh
- Câm điếc

+Hở môi - hàm
Gây khó khăn cho
+ Mất ngón tay, ngón sinh hoạt hàng
chân.
ngày
+ Bàn tay nhiều ngón.
+Xương chi ngắn.
+Bàn chân có nhiều ngón

Hoạt động 3: (12 phút) Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm
môi trường là chủ yếu) và Đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh

chúng
Cách tiến hành:
GV: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên môn Địa, Hóa, Lý, Sinh trả lời câu
hỏi Bệnh tật di truyền ở người phát sinh do những nguyên nhân nào?
HS: Trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau
GV. Nhận xét và cung cấp thêm thông tin dựa vào kiến thức tích hợp liên môn và
nội môn trên màn hình
Môn Sinh 9 - Bài 54,5: Ô nhiễm môi trường:
13


Môn Vật lí: Tia cực tím, bức xạ ion hóa gây tổn thương tế bào, gây rối loạn trao
đổi chất trong tế bào.

Nguyên nhân:
Tầng Ozon trong khí quyển ngày cảng
mỏng đi là do tác dộng cùa con người, tác
nhân chính là chât CFC (clorofluoro
carbone), một hợp chất của clo được dùng
để làm lạnh các tủ lạnh, máy điều hòa
không khí... Chất CFC bốc lên không khí sẽ
bị các tia cực tím phân hủy, giải phóng clo
và phá hủy kết cấu của Ozon. Một nguyên
tử clo này có thê phá hủy đến 100.000
phântử Ozon.
- Thử hạt nhân, rò rỉ chất phóng xạ như
uranium, plutonium… ảnh hưởng đến môi
trường đất, nước, không khí và gây hậu quả
nghiêm trọng đối với con người
Môn Hóa học :

Các chất hóa học ( đặc biệt thuốc trừ
sâu, diệt cỏ sử dụng quá mức, chất độc
hóa học rải trong chiến tranh chất độc
màu da cam tên hóa học là đioxin, là
các hợp chất thơm polychlorin. Ngoài
ra một số quá trình khác cũng thải chất
độc này vào môi trường như: núi lửa
phun trào, cháy rừng, quá trình sản
xuất: thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy …):
khói amiăng, khói thuốc lá (chứa chất
nicotin

các
vòng
thơm
hiđrocacbon), acrylamide (có trong
bim bim, khoai tây chiên) … các chất
14


này xuyên sâu vào mô, tế bào gây đột
biến gen, đứt gãy NST gây ung thư.
- Nước thải, khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông chứa các khí độc hại
như: SO2, NOx, CO, CO2..
Môn Địa lí: Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan ra làm diện
tích đất liền bị thu hẹp, nhiều vùng bị ngập mặn, đồng thời giải phóng một lượng
lớn các chất gây ung thư
* Do các loại vi rút: Vi rút HPV …gây ung thư cổ tử cung….

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi từ các nguyên nhân trên các em hãy đề xuất các

biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người?
GV: Phát bút dạ và phiếu học tập yêu cầu HS hoat động nhóm(5 phút) theo kiểu
khăn trải bàn trả lời câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP ( 5 phút)
Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người
Nhóm : ......................................................... Lớp..........................
ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân
Ý kiến chung

Ý kiến cá nhân

HS. Dán phiếu học tập của nhóm trên bảng, trình bày ý kiến của nhóm và nhận
xét bổ sung cho nhau
HS. Trả lời và bổ sung cho nhau
GV. Nhận xét, bổ sung và cung cấp thêm thông tin

15


- Sử dụng hợp lý và đúng quy cách
thuốc trừ sâu, diệt cỏ

- Vệ sinh môi trường đất, nước

- Hành động nhỏ, hiệu qủa lớn
GV Tích hợp môn GDCD:
GDCD 9- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
+ Độ tuổi kết hôn: nam 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên và những người có

quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn là do tỷ lệ trẻ em bị dị
tật bẩm sinh tăng rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng => suy thoái nòi giống.
+ Độ tuổi sinh con: phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 tuổi vì dễ sinh
ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền.
Bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” môn Giáo dục công dân
lớp 7.
?Việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của ai.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của của quốc gia, là sự
nghiệp của toàn dân.
?Pháp luật đã nghiêm cấm điều gì để bảo vệ môi trường.
- Pháp luật nghiêm cấm những hành vi:
+ Thải các chất thải chưa được xử lí. các chất độc hại, chất phóng xạ vào đất,
nguồn nước
+ Thải khói, bụi, khí, có chất hoặc mùi độc hại vào không khí
? Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ môi trường .
- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng.
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
GDCD 9 - Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
GV. Giới thiệu luật bảo vệ môi trường điều 13,14,15,16,19, 20, 29, 31, 34, 36 tại
chương II, III
- Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường(chương II)
- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường ( Chương III)
Tích hợp môn Sinh 6 - Bài 51: Vai trò của thực vật đối với động vật và con người:
Sống thân thiện với môi trường
Sản phẩm( Phụ lục phiếu học tập) - Kiến thức học sinh rút ra được:
1.Nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học trong tự nhiên
- Do ô nhiễm môi trường
- Do rối loạn TĐC nội bào

- Sinh con ở độ tuổi lớn ( ngoài 35 tuổi)
- Kết hôn giữa những người mang gen gây bệnh hay hôn phối gần
2.Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền.
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiếm môi trường
+ Sử dụng hợp lý các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
+ Đấu trang chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền
hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
16


Hoạt động 4. ( 6 phút) Củng cố
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và các năng lực, phẩm chất được hình
thành qua bài học
Cách tiến hành:
1. HS điền vào cột L của phiếu học tập KWL- điều được học về bệnh và tật di
truyền ở người
2. HS điền tiếp vào sơ đồ tư duy trên màn hình

2.3.6. Xây dựng đề kiểm tra sau tiết học theo kiểm tra đánh giá định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ( đề kiểm tra mục 2.2.2)
Mức độ

Biết

Hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao


Câu

2,3

1,4,5

6,7,8,11

9,10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm sau khi áp dụng các giải pháp
Kiểm tra, đánh giá sau tiết học
- Mục đích kiểm tra : Kiểm tra học sinh sau tiết học nhằm đánh giá kiến thức, kỹ
năng và năng lực, phẩm chất của học sinh được hình thành qua bài học.
- Cách thức kiểm tra, đánh giá: Bằng trò chơi: Rung chuông vàng
Luật chơi:
- Thời gian suy nghĩ và viết câu trả lời là 5 giây
- Trả lời đúng được chơi tiếp, sai dừng cuộc chơi và rời vị trí
- Những bạn trả lời đúng đến câu hỏi cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Câu hỏi: 10 câu trong đề kiểm tra khảo sát thực trạng sau tiết học năm học 20172018
- Sản phẩm kết quả: Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức trò chơi
Nhóm thực nghiệm ( 18 em)
- 10 em = 55,6% đúng đến câu cuối cùng
- 7 em = 38,9% nhầm câu 9,10
- 1 em = 5,5% nhầm câu 7,9,10

Nhóm đối chứng ( 17 em)
- 2 em = 11,8% đúng đến câu cuối cùng
- 6 em = 35,3% nhầm câu 9,10

- 9 em = 52,9% nhầm câu 7,9,10

Kiểm nghiệm:
Các thành tố
Mục tiêu

DH và KTĐGtheo định hướng phát triển
DH và KT ĐG truyền thống
năng lực
Học sinh thực hiện được kỹHọc sinh hiểu và thực hiện được các kỹ thuật dạy học
thuật, các nội dung học và đạttích cực KWL, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…. Qua đó có
được đạt mục tiêu đã đề ra của thể tự hình thành các năng lực chung: tự chủ và tự học,
giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các
bài
năng lực chuyên môn: ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự

17


nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất;
những phẩm chất chủ yếu là yêu đất nước, yêu con người,
chăm học, chăm làm, trung thực,trách nhiệm . theo từng
nội dung. Thể hiện sự tiến bộ vận dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống
Học sinh được truyền đạt những nội dung định hướng
Học sinh học các nội dung quytheo các hoạt động: Mở bài; Một số bệnh tật di truyền ở
định sẵn , và phát triển theo cácngười; các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di
kiến thức đã được truyền thụ truyền ở người; củng cố nhằm đạt được các phẩm chất,
một cách thụ động, bài bản, ít năng lực của bài mà đầu ra quy định. Và trong quá trình
gắn với các tình huống thực tếhọc được sử dụng kiến thức liên môn và nội môn để xư

để xử lý và không liên hệ đượclý và giải quyết các câu hỏi, tình huống thực tế nảy
Nội dung
với các môn học khác
sinh. Phát triển năng lực phẩm chất GV
- PPDH: Dạy học trực quan vấn đáp; nêu và giải quyết
vấn đề; dạy học hợp tác theo nhóm , ở đây GV đóng vai
trò hỗ trợ và tổ chức các hoạt động cho học sinh
- PPDH: Giáo viên truyền thụ - Học sinh tự giác chủ động , tích cực tham gia các hoạt
kiến thức cho học sinh và GVđộng để tìm kiếm kiến thức của bài qua đó phát triển các
đóng vai trò trung tâm
năng lực và phẩm chất
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến - Kỹ thuật dạy học: KWL, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy đã
thức đã được quy định sẵn.
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và khả năng tự
- Kỹ thuật dạy học: hướng dẫn xử lý tình huống cho học sinh., phát huy tính tự tìm tòi
PP dạy học và kỹ học sinh làm theo các phươngnghiên cứu trong học sinh qua đó hình thành các kỹ
thuật dạy học
pháp truyền thống
năng và năng lực cho học sinh
- Ngoài sử dụng các phương tiện sẵn có còn sử dụng
- Sử dụng các phương tiện sẵn nhiều cơ sở vật chât khác để hỗ trợ như các phương tiện
có trong nhà trường để dạy học. truyền thông, công nghệ thông tin,.
Phương tiện cơ
- Chủ yếu là các tranh ảnh, dụng - Hoạt động có sẵn trong môi trường xung quanh như tại
sở vật chất
cụ có sẵn
địa phương hay giao lưu.
- Đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Đánh giá
bằng nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra đánh giá bằng
- Đánh giá dựa trên tiêu chí có trò chơi rung chuông vàng, phỏng vấn sau tiết dạy. Coi

Kiểm tra - Đánh sẵn ở mức tái hiện lại hình thứctrọng đến khả năng hình thành năng lực và vận dụng để
giá
và kiến thức đã được học
giải quyết tình huống.

Sau khi áp dụng SKKN năm học 2018 - 2019 tôi đã dùng bộ 11 câu hỏi
khảo sát sau bài học của lớp 9A2 năm học 2017 – 2018 tiến đánh giá cả 2 nhóm
đối chứng, thực nghiệm bằng 2 hình thức sau khi học xong bài Bệnh và tật di
truyền ở người:
- Rung chuông vàng: đã thu được kết quả rất cao như sau:
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Nhóm thực nghiệm ( 18 HS)
SL
%
10
55,6
7
38,8
1
5,6
0
0

Nhóm đối chứng ( 17 HS)
SL

%
2
11,8
6
35,3
9
52,9
0
0

- Đánh giá quá trình: phỏng vấn sau tiết học cho thấy các em nhóm thực nghiệm
rất hứng thú, hiểu sâu kiến thức của bài, thích học bộ môn hơn, vận dụng kiến
thức của bài tốt hơn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, phát triển được các
năng lực và phẩm chất theo mục tiêu của bài. Học sinh nhóm đối chứng chưa thật
sự hứng thú, khả năng vận dụng kiến thức của bài chưa tốt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận

18


Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức thực tế
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh, thúc đẩy giáo viên không ngừng trau dồi kiến
thức và hiểu biết ở nhiều lĩnh vực và bộ môn khác nhau, tăng cường sử dụng
CNTT và phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Bên cạnh những năng lực về
kiến thức thì người giáo viên phải có các phẩm chất: Có lòng cảm thông thấu hiểu
học sinh, có niềm đam mê, sãn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách, đủ lòng
kiên trì sẵn sàng thay đổi, có sự sáng tạo và ham hiểu biết, có tin tưởng và kỳ

vọng vào học sinh, xử lý linh hoạt các tình huống. Như vậy dạy học theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh không chỉ hình thành và phát
triển các năng lực, phẩm chất học sinh mà còn phát triển năng lực và phẩm chất
của giáo viên. Từ bài học này tôi cũng đã áp dụng rất thành công trên rất nhiều
bài học dạng lý thuyết thực hành trong chương trình sinh học THCS.
3.2. Kiến nghị:
Phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức thêm các chuyên đề dạy học theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Nhà trường cần đầu tư thêm máy chiếu và các phương tiện dạy học hiện đại
thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học
sinh.
.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Chiên

19



×