Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các giải pháp quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Chi cục Hải quan Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

NGUYỄN VĂN ĐỨC

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI (FDI) TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BIÊN HÕA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2017.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

NGUYỄN VĂN ĐỨC

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI (FDI) TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BIÊN HÕA

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN VĂN NAM



Đồng Nai, Năm 2017.


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơi quý thầy cô trƣờng Đại học Lạc Hồng trong suốt
quá trình học tập đã truyền đạt cho em những kiến thức mới, đặc biệt là Khoa sau
đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cám ơn thầy TS. Nguyễn Văn Nam đã nhiệt tình giúp đỡ,
hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Chi cục Hải quan Biên Hòa, công chức
thuộc các đội nghiệp vụ, đặc biệt là đội thuế xuất nhập khẩu, cũng nhƣ lãnh đạo,
công chức các phòng nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan Đồng Nai. Đã hổ trợ trong việc
thực hiện khảo sát, cũng nhƣ cung cấp số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài.
Cuối cũng, xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo, bạn bè cùng lớp và các
đồng nghiệp đã luôn hổ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
này.
Em xin chân thành cám ơn!
Học viên thực hiện.

Nguyễn Văn Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các giải pháp quản lý thuế xuất nhập khẩu đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại chi cục Hải quan Biên
hòa”
Hoàn toàn đƣợc hình thành, phát triển từ quan điểm cá nhân dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Nguyễn Văn Nam. Các số liệu khảo sát cũng nhƣ kết quả phân tích có đƣợc

trong đề tài tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
Biên Hòa, ngày

tháng

năm 2017

Học viên thực hiện đề tài

Nguyễn Văn Đức


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Thuật ngữ đầy đủ
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội
các nƣớc Đông nam Á).
Bộ Tài chính
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố
khám phá).
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

1

ASEAN


2
3

BTC
C/O

4

EFA

5

FDI

6

GATT

7
8
9
10
11
12

HQBH
HS
KCN
KMO

KTSTQ
NSNN

13

ODA

14

Sig:

15

SPSS

Statiatic Package for Social Sciences (Phần mềm
thống kê trong khoa học xã hội).

16

TCHQ

Tổng cục Hải quan

17

USD

United States Dollar (Đơn vị tiền tệ của Hoa kỳ).


18

WCO

19

WTO

20

XNK

The General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp
định chung về thuế quan và thƣơng mại.
Hải quan Biên Hòa
Mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu
Khu công nghiệp
Kaiser – Meyer- Olkin ( hệ số KMO).
Kiểm tra sau thông quan
Ngân sách nhà nƣớc.
Official Development Assistant (Viện trợ phát tiển
chính thức).
Significant (mức ý nghĩa).

World Customs Organization (Tổ chức hải quan thế
giới).
The world Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại
thế giới).
Xuất nhập khẩu



MỤC LỤC
Lời cám ơn.
Lời cam đoan.
Danh mục các chữ viết tắt.
Mục lục.
Danh mục bảng.
Danh mục sơ đồ.
Danh mục biểu đồ.
Mở đầu.

Trang:

1. Lý do thực hiện đề tài. ............................................................................................. 1
2. Các nghiên cứu có liên quan. .................................................................................. 1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .............................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ........................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................................ 3
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc. ....................................................................................... 4
7. Kết cấu của đè tài. .................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XNK VÀ DOANH NGHIỆP FDI
1.1 Khái quát về thuế xuất nhập khẩu ........................................................................ 5
1.1.1 Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu ............................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu ............................................................... 5
1.1.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu .................................................................... 6
1.1.3.1 Thuế XNK là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nƣớc .. 6
1.1.3.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển ........ 6
1.1.3.3 Kiểm soát và điều tiết đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ....................... 7
1.1.3.4 Khẳng định vai trò chủ quyền quốc gia, chống phân biệt đối xử trong
thƣơng mại quốc tế ............................................................................... 8

1.1.4 Một số nội dung cơ bản của quản lý thuế XNK ........................................... 9
1.1.4.1 Phạm vi áp dụng. ................................................................................... 9
1.1.4.2 Căn cứ tính thuế - thuế suất. ................................................................. 10
1.1.4.3 Chế độ miễn, giảm thuế XNK ............................................................. 12
1.2 Quản lý thuế XNK ............................................................................................. 15


1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế XNK. ............................................................... 15
1.2.2 Vai trò của quản lý thuế XNK .................................................................... 15
1.2.3 Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế XNK. ..................................... 15
1.2.3.1 Xây dựng chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu. ........................................ 16
1.2.3.2 Tổ chức quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. .......................................... 17
1.2.3.3 Kiểm tra đôn đốc hoàn thành chỉ tiêu thu thuế. .................................. 19
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế XNK ......................... 20
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan ................................................................................. 20
1.2.4.2 Nhân tố khách quan ............................................................................. 21
1.3 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ..................................... 23
1.3.1 Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .............................. 23
1.3.2 Các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................................ 24
1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của FDI đối với sự phát triền kinh tế ................................ 27
1.3.4 Đóng góp của các DN FDI đối với thu ngân sách của VN. ........................ 30
1.3.5 Một số hạn chế của các doanh nghiệp FDI ................................................. 30
1.3.5.1 Hạn chế trong quản lý vĩ mô .............................................................. 30
1.3.5.2 Hạn chế trong quản lý thuế.................................................................. 31
1.4 Kinh nghiệm quản lý thuế XNK của một số nƣớc và bài học cho Việt nam. .... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ XNK ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HQBH.
2.1 Một số nét về Chi cục Hải quan Biên hòa.......................................................... 38
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ. ................................................................................. 38

2.1.2. Phạm vi và địa bàn hoạt động .................................................................... 38
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan Biên Hòa. ............................................... 39
2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động. .............................. 43
2.1.4.1 Thuận lợi............................................................................................... 43
2.1.4.2 Khó khăn. ............................................................................................. 44
2.2 Kết quả hoạt động XNK của doanh nghiệp FDI trên địa bàn: ........................... 44
2.2.1 Tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu. ........................................................... 44
2.2.2 Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu. ............................................................... 47
2.3 Thực trạng quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Chi cục HQBH ............................ 49


2.3.1 Quản lý kê khai và thu thuế: ..................................................................... 49
2.3.2 Quản lý theo dõi và thu hồi nợ thuế. ........................................................ 51
2.3.3 Công tác thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và công tác giải
quyết khiếu nại về thuế: ............................................................................ 53
2.3.4 Công tác kiểm tra sau thông quan: ............................................................. 55
2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục HQBH. ............... 56
2.4.1 Thuận lợi trong công tác quản ly thuế XNK tại HQBH .......................... 56
2.4.2 Những hạn chế trong công tác quản ly thuế XNK tại HQBH ................. 57
2.5 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý thuế XNK tại các DN FDI trên địa bàn quản
lý của Chi cục HQBH ........................................................................................ 58
2.5.1 Tổ chức thực hiện ....................................................................................... 58
2.5.1.1 Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi khảo sát ................................................ 58
2.5.1.2 Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................... 59
2.5.1.3 Mô tả khảo sát ..................................................................................... 60
2.5.1.4 Thang điểm đánh giá chất lƣợng quản lý Thuế XNK ......................... 60
2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............... 61
2.5.3 Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát ............................................................ 63
2.5.4 Giá trị trung bình các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế. ...................... 67
2.5.5 Đánh giá chất lƣợng quản lý thuế XNK. .................................................... 72

2.5.5.1 Hệ thống chính sách thuế XNK ........................................................... 72
2.5.5.2 Năng lực của công chức ngành Hải quan ............................................ 73
2.5.5.3 Thủ tục quy trình quản lý thuế XNK ................................................... 74
2.5.5.4 Môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................ 75
2.5.5.5. Cơ sở vật chất ngành Hải quan ........................................................... 76
2.6 Đánh giá chung về quản lý thuế XNK đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn
quản lý HQ Biên Hòa. ....................................................................................... 77
2.6.1 Kết quả đạt đƣợc: ........................................................................................ 77
2.6.2 Nguyên nhân khách quan. ............................................................................ 77
2.6.3 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 80


CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
XNK ĐỐI VỚI DN FDI TẠI CHI CỤC HQBH
3.1 Mục tiêu và định hƣớng ..................................................................................... 81
3.1.1 Mục tiêu ...................................................................................................... 81
3.1.2 Định hƣớng ................................................................................................. 83
3.2 Các cơ sở giải pháp kiến nghị ........................................................................... 84
3.2.1 Lý do phải nghiên cứu cơ sở đề xuất giải pháp .......................................... 84
3.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh
nghiệp FDI tại Chi cục HQ Biên Hòa. ..................................................................... 85
3.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý thuế XNK đối với doanh nghiệp FDI .. 86
3.3.1 Giải pháp về đội ngủ công chức ngành Hải quan ....................................... 86
3.3.2 Giải pháp về Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình, thủ tục hải quan ... 88
3.3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất ngành HQ. ...................................................... 90
3.3.4 Giải pháp về cải tiến cơ chế quản lý, phối hợp với nội bộ trong ngành và
các cơ quan chức năng bên ngoài. ............................................................................ 92
3.4 Kiến nghị. ............................................................................................................ 92
3.4.1 Những vấn đề liên quan đến Chính phủ về chính sách thuế XNK ............. 93

3.4.2 Những vấn đề liên quan đến Bộ tài chính và ngành Hải quan ................... 94
3.5 Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lƣợng công chức, nhân viên tại Chi cục. ................................. Trang: 40
Bảng 2.2: Trình độ văn hóa tại Chi cục. .................................................................. 40
Bảng 2.3: Giới tính tại Chi cục HQBH. ................................................................... 41
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK từ năm 2014 đến 2016 ................................................. 45
Bảng 2.5: Kim ngạch XNK từ năm 2014 đến 2016 ................................................. 46
Bảng 2.6: Thu thuế XNK từ năm 2014 đến 2016 .................................................... 47
Bảng 2.7: Tỉ lệ thu thuế XNK đối với với nghiệp FDI từ năm 2014 đến 2016 ...... 49
Bảng 2.8: Thu hồi nợ thuế XNK đối với với nghiệp FDI từ năm 2014 đến 2016 .. 53
Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra sau thông quan năm 2015 – 2016 ................................ 55
Bảng 2.10: Thang điểm đánh giá chất lƣợng quản lý thuế. ..................................... 60
Bảng 2.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quản quản lý thuế XNK ........... 62
Bảng 2.12: Mô tả biến định tính giới tính ................................................................ 63
Bảng 2.13: Mô tả biến định tính nơi công tác .......................................................... 64
Bảng 2.14: Mô tả biến định tính vị trí việc làm ....................................................... 65
Bảng 2.15: Mô tả biến định tính độ tuổi – Thời gian công tác ................................ 66

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nội dung cơ bản của công tác thu thuế XNK. ............................. Trang: 16

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng kế hoạch thu thuế.................................................... 17
Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức thu thuế. ..................................................................... 17
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Chi cục Hải quan Biên Hòa. ..................................... 41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK từ năm 2014 đến 2016 .................................. Trang: 45
Biểu đồ 2.2: Tờ khai XNK từ năm 2014 đến 2016 ................................................... 46
Biểu đồ 2.3: Thu thuế XNK từ năm 2014 đến 2016 ................................................ 48
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ giới tính đối tƣợng khảo sát ......................................................... 64
Biểu đồ 2.5: Nơi công tác của đối tƣợng khảo sát ................................................... 65
Biểu đồ 2.6: Vị trí việc làm của đối tƣợng khảo sát ................................................ 66
Biểu đồ 2.7: Độ tuổi và thời gian công tác của đối tƣợng khảo sát. ........................ 67
Biểu đồ 2.8: Giá trị trung bình chính sách thuế XNK .............................................. 72
Biểu đồ 2.9: Giá trị trung bình năng lực quản lý ngành HQ .................................... 73
Biểu đồ 2.10: Điểm trung bình thủ tục – quy trình quản lý thuế XNK ................... 74
Biểu đồ 2.11: Điểm trung bình môi trƣờng hoạt động SXKD ................................. 75
Biểu đồ 2.12: Điểm trung bình môi cơ sở vật chất ngành HQ.................................. 76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài.
Trong xu thế đất nƣớc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng - Việt nam
đã tham hợp tác kinh tế song phƣơng, đa phƣơng, khu vực, đặc biệt là thành viên
của tổ chức kinh tế quốc tế WTO….. Có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
vào Việt Nam. Các nguồn vốn đầu tƣ quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trƣởng mạnh
trong thời gian tới.
Vì vậy, ngành Hải quan cần phải nâng cao chất lƣợng quản lý nguồn thu thuế

xuất nhập khẩu, đồng thời cần phải thấu hiểu đƣợc những khó khăn trong khai báo,
nộp và hoàn thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, để nhận diện đƣợc
các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng nhƣ chất
lƣợng dịch vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu, từ đó đƣa ra các tiêu chí đánh giá cho
phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
2. Các nghiên cứu có liên quan.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết nhu cầu chi tiêu ngân sách và góp phần phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu là
một vấn đề đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới.
Đối với các công trình nghiên cứu trên thế giới.
- “A comparative analysis of tax administration in Asia and the Pacific” đƣợc thực
hiện bởi Satoru, A and Iris, C (2014): Trong công trình này đã tập trung đi vào
nghiên cứu và so sánh các hoạt động, chức năng và khuôn mẫu quản lý của cơ quan
thuế tại 22 quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dƣơng thông qua việc phân tích dữ
liệu khảo sát trong năm 2012 và 2013. Thông qua nghiên cứu này có thể thấy đƣợc
kinh nghiệm quản lý thuế của các quốc gia trong khu vực Châu Á (bao gồm các
nƣớc có nền kinh tế phát triển và đang phát triển), đồng thời qua phân tích dữ liệu
các tác giả còn đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho Chính phủ các quốc gia nhận ra
các cơ hội để nâng cao chức năng của hệ thống thuế cho đất nƣớc mình.


2

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này với hƣớng nghiên cứu đi vào nhiều khía cạnh khác nhau
nhƣng đều có chung mục đích đó là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế,

giảm thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc nộp thuế. Trong đó có các công trình nổi bật cụ
thể nhƣ:
- Nguyễn Thị Lý (2012) “Chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”: Đề tài này đã hệ thống hóa đƣợc
cơ sở lý luận và đã nghiên cứu đƣợc thực trạng quản lý thuế hiện nay tại tỉnh Đồng
Nai. Trên cơ sở đó đóng góp một số giải pháp chống thất thu thuế và nâng cao hiệu
quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại địa phƣơng.
- Nguyễn Thị Bích Thủy (2010) “Sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
trực tiếp nước ngoài đối với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Cục Thuế Đồng
Nai”: Nghiên cứu này đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu sự hài lòng
của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với chất lƣợng dịch vụ hỗ
trợ thuế tại cục thuế Đồng Nai. Đồng thời cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp FDI đối với chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ
thuế tại Đồng Nai.
Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và chủ yếu tập trung vào quản
lý thuế nội địa và đặc thù riêng của Cục thuế Đông nai. Các nghiên cứu trên chỉ tập
trung phân tích, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, đề xuất cho ngành thuế và gần
nhƣ chƣa thể áp dụng các giải pháp đó cho ngành Hải quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm hƣớng đến mục tiêu chính là đánh giá
thực trạng quản lý thuế xuất khẩu - nhập khẩu đối với doanh nghiệp FDI trên địa
bàn quản lý của Chi cục Hải quan Biên Hòa hiện nay dƣới góc độ của Cơ quan Hải
quan từ đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Biên Hòa nói riêng và ngành Hải
quan nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.


3


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tại Chi cục Hải quan Biên Hòa
Đối tượng khảo sát: Là các công chức, nhân viên làm việc trực tiếp tại đội
quản lý thuế xuất khẩu nhập khẩu, đang công tác tại Chi cục Hải quan Biên Hòa, và
các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Đồng nai, các công chức đang làm việc các
phòng ban thuộc Cục Hải quan Đồng nai đã từng làm công tác quản lý thuế cũng
nhƣ tƣ vấn về thuế. Vì vậy, theo tác giả, việc khảo sát ý kiến đánh giá về chất lƣợng
quản lý thuế từ nhóm đối tƣợng này sẽ mang lại những dữ liệu thích hợp và đáng tin
cậy.
Không gian nghiên cứu: Bên cạnh Chi cục Hải quan Biên Hòa, phạm vi đƣợc
mở rộng để tiến hành khảo sát là các Chi cục trực thuộc Cục hải quan Đồng nai, và
các Phòng ban thuộc Cục Hải quan Đồng Nai. Việc tiến hành khảo sát trên sẽ tạo
điều kiện cho tác giả thu thập đƣợc dữ liệu thích hợp và có độ tin cậy cao.
Thời gian nghiên cứu: Hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục
Hải quan Biên Hòa từ năm 2014 đến năm 2016.
Thời gian thực hiện khảo sát: Từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là phƣơng pháp kết hợp giữa định tính và phương
pháp thống kê mô tả. Cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Với phƣơng pháp này bằng cách thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp nhƣ: khảo
sát sách, báo, tạo chí, luận văn, luận án, luật, báo cáo tổng kết của Chi cục Hải quan
Biên Hòa... từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm:
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến quản lý thuế xuất
khẩu – Nhập khẩu và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
(ii) Thực trạng công tác quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu trên địa bàn quản lý
của Chi cục Hải quan Biên Hòa. Những thuận lợi, khó khăn nào và nguyên nhân
của những khó khăn này là gì.

(iii) Xác định và xây dựng thang đo các yếu tố đánh ảnh hƣởng đến công tác
quản lý thuế xuất khẩu – Nhập khẩu.


4

Phương pháp thống kê mô tả:
Với phƣơng pháp này để đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo
các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn quản
lý của Chi cục Hải quan Biên Hòa. Mục đích là để đánh giá đƣợc chất lƣợng quản
lý thuế xuất nhập khẩu ở mức độ nào. Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính và
thống kê mô tả từ đó sẽ có cơ sở đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản
lý thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI trên địa
bàn quản lý tại Chi cục Hải quan Biên Hòa.
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc.
Đề tài nghiên cứu dự định sẽ mang lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết lẫn
thực tiễn, cụ thể nhƣ sau:
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về quản lý
thuế xuất khẩu – nhập khẩu cũng nhƣ các nhân tố đo lƣờng chất lƣợng quản lý thuế
xuất khẩu – nhập khẩu đối với các doanh nghiệp FDI.
- Giúp Chi cục Hải quan Biên Hòa biết đƣợc hoạt động quản lý xuất khẩu–
Nhập khẩu hiện nay trên địa bàn quản lý đƣợc đánh giá nhƣ thế nào từ đó kết hợp
với những giải pháp đƣợc đề xuất trong nghiên cứu để có thể đƣa ra đƣợc những đề
xuất chính sách hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động quản lý thuế
xuất nhập khẩu của ngành Hải quan.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề đƣợc bố cục chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thuế xuất nhập khẩu và doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc
ngoài (FDI)
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với doanh

nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan Biên Hòa.
Chƣơng 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu đối
với doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan Biên Hòa.


5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XNK VÀ DOANH NGHIỆP FDI
1.1 Khái quát về thuế xuất nhập khẩu.
1.1.1 Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng
đƣợc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá mua
bán, trao đổi của cƣ dân biên giới và hàng hoá mua bán, trao đổi khác đƣợc coi là
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể cả thị trƣờng trong nƣớc vào khu phi thuế quan
và từ khu phi thuế quan vào thị trƣờng trong nƣớc.
Thuế xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng đối với nguồn thu ngân sách
nhà nƣớc, trong điều hành chính sách vĩ mô, chính sách ngoại thƣơng, bảo hộ hàng
hóa sản xuất trong nƣớc... Thuế xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động xuất nhập
khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Trên cơ sở nghiên cứu có thể hiểu khái niệm chung về thuế xuất nhập khẩu
nhƣ sau: Thuế xuất nhập khẩu là một phần thu nhập của quốc gia đƣợc tạo ra từ các
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải
đóng góp cho Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc.
1.1.2 Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu.
Từ khái niệm trên cho thấy thuế xuất nhập khẩu cũng có đặc điểm chung của
thuế là:
Thứ nhất, thuế mang tính quyền lực Nhà nƣớc. Chỉ có Nhà nƣớc là cơ quan
có quyền đặt ra thuế xuất nhập khẩu và điều tiết, kiểm soát các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa, và bảo hộ nền sản xuất hàng hóa trong nƣớc. Là nguồn thu

đáng kể đối với ngân sách nhà nƣớc.
Thứ hai, thuế mang tính pháp lý cao. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc phải
nộp cho Nhà nƣớc mà không có sự bồi hoàn trực tiếp nào, việc nộp thuế đƣợc thể
chế hóa bằng pháp luật mà mọi tổ chức và cá nhân phải tuân thủ.
Thứ ba, thuế chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội. Thể hiện ở chỗ nguồn thu
thuế là một phần thu nhập của ngân sách Nhà nƣớc. Căn cứ vào mục tiêu kinh tế, xã
hội của từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc, nhà nƣớc sẽ phân bổ chi tiêu cho phù
hợp.


6

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có
các đặc điểm riêng là:
- Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu đƣợc phép qua cửa khẩu và biên giới của một nƣớc, kể cả hàng hoá đƣợc
đƣa từ thị trƣờng trong nƣớc vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan đƣa vào
tiêu thụ trong nƣớc. Vì vậy, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một yếu tố cấu thành giá
cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nhà nƣớc thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của
ngƣời tiêu dùng gián tiếp thông qua ngƣời cung cấp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu để điều tiết nền kinh tế
vĩ mô, hoạt động ngoại thƣơng và bảo hộ hàng hóa trong nƣớc thông qua chính sách
giá cả của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu.
1.1.3.1 Thuế XNK là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà
nƣớc.
Thuế đóng góp một t trọng lớn nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc, ảnh
hƣởng đến quy mô ngân sách nhà nƣớc. Trong cơ cấu thuế, thuế suất xuất nhập
khẩu chiếm một phần quan trọng. Tuỳ thuộc vào mỗi thời kỳ, sự phát triển kinh tế
đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế suất khẩu, nhập khẩu có vai trò khác nhau

đối với từng quốc gia để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Với các nƣớc
phát triển, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu chỉ chiếm t trọng không đáng kể trong
tổng thu NSNN (chỉ từ 1-5 ). Ở các nƣớc đang phát triển, thuế xuất nhập khẩu
chiếm một t trọng đáng kể trong tổng nguồn thu NSNN. Riêng đối với Việt Nam,
hiện nay thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 18- 22

trong tổng thu về thuế.

Tuy nhiên việc gia nhập vào WTO hội nhập quốc tế, Việt Nam phải thực hiện
cam kết cắt giảm thuế theo lộ trình làm nguồn thu về thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm
dần trong tổng nguồn thu.
1.1.3.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển.
Ở mỗi quốc gia, ở từng giai đoạn phát triển, tuỳ vào chiến lƣợc của từng thời
kỳ mà Nhà nƣớc đề ra chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp để khuyến khích
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu làm tăng giá cả của hàng hoá. Đối với những hàng hoá
nhƣ tài nguyên đất nƣớc, các hàng hoá cần đƣợc nhà nƣớc bảo vệ thì nhà nƣớc đánh


7

thuế xuất khẩu cao để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nƣớc. Đối với mặt hàng
muốn hạn chế lƣợng nhập khẩu để khích thích sản xuất trong nƣớc thì nhà nƣớc
đánh thuế nhập khẩu cao để hạn chế lƣợng hàng nhập khẩu này. Đối với mặt hàng
xuất khẩu là nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác thì thuế nhập khẩu có thể
đánh thấp để giảm giá thành cho các mặt hàng đó.
Nƣớc ta nền kinh tế mới phát triển, các doanh nghiệp còn non trẻ do vậy việc
bảo hộ sản xuất là rất cần thiết ngay cả khi tự do hoá thƣơng mại tăng lên thì những
lĩnh vực cơ bản, đặc thù của hàng hóa trong nƣớc vẫn phải đƣợc bảo hộ.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cam kết không lấy chính sách bảo hộ làm chiến

lƣợc phát triển, vì việc gia nhập WTO, khối ASEAN... buộc ta phải tháo rỡ hàng rào
thuế quan này. Trong giai đoạn hiện nay Nhà nƣớc vẫn tiến hành bảo hộ những lĩnh
vực cần thiết, mũi nhọn đặc biệt cần sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Nhƣng việc bảo hộ
cũng chỉ trong một thời hạn nhất định, tránh tình trạng doanh nghiệp lại nhà nƣớc.
Bên cạnh đó thuế xuất nhập khẩu còn có tác dụng khuyến khích sản xuất trong
nƣớc phát triển. Chính sách bảo hộ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nƣớc, ít cạnh tranh hơn, thị phần trong nƣớc nhiều hơn. Các doanh nghiệp có
cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng để phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong nƣớc một thời gian chuẩn bị trƣớc khi bƣớc vào
cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
1.1.3.3 Kiểm soát và điều tiết đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng hội nhập, việc
mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu hết các nƣớc trên thế giới dƣới nhiều hình thức,
chủng loại, có hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu, có hàng hoá phục vụ an ninh
quốc phòng, nhƣng cũng có loại xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia,…Thông
qua việc kiểm tra và thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để nắm đƣợc thực
trạng hàng hoá đƣợc xuất nhập khẩu từ nƣớc nào, mặt hàng nào với số lƣợng bao
nhiêu,…Qua đó Nhà nƣớc kiểm soát đƣợc số lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu, điều
chỉnh chính sách thuế kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài việc thực hiện các biện pháp phi thuế quan nhƣ: hạn ngạch, giấy phép,
cấp phép tự động,… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế xuất nhập khẩu đƣợc các
nƣớc sử dụng một cách phổ biến. Nhà nƣớc khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu
đối với từng loại hàng hoá thông qua công cụ thuế suất nhập khẩu, cụ thể: đối với


8

các mặt hàng cần cho sản xuất trong nƣớc mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoạt
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế thì nhà nƣớc quy định mức thuế suất thuế nhập
khẩu nguyên liệu thậm chí bằng 0


nhằm mục đích khuyến khích nhập khẩu, thúc

đẩy sản xuất trong nƣớc. Những hàng hoá trong nƣớc đã sản xuất đủ nhu cầu tiêu
dùng hoặc những mặt hàng xa xỉ (ô tô, điều hoà, bia rƣợu, thuốc lá, m phẩm,…),
nhà nƣớc đánh thuế suất thuế nhập khẩu cao nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu dùng.
1.1.3.4 Khẳng định vai trò chủ quyền quốc gia, chống phân biệt đối xử
trong thƣơng mại quốc tế.
Bất kể một loại hàng hóa nào nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất
trình, kiểm tra và nộp thuế (nếu có). Mọi hành động phân biệt đối xử của nƣớc
ngoài với hàng hóa Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nƣớc đều phải
chịu các biện pháp trả đũa thông qua áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung.
Tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và mỗi nƣớc từng giai đoạn khác nhau
mà việc sử dụng thuế nhập khẩu ở mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau.
Theo xu hƣớng chung, khi nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh lớn, hàng rào
bảo hộ bằng thuế nhập khẩu trở nên không cần thiết. Ngƣợc lại ở các nƣớc đang
phát triển, thuế nhập khấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ nền sản
xuất trong nƣớc. Là nƣớc đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, Việt Nam sử dụng thuế nhập khẩu với hai mục tiêu chủ yếu là bảo hộ và khuyến
khích đầu tƣ, sản xuất trong nƣớc. Hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nƣớc đều có
sự hỗ trợ bằng hàng rào thuế quan mới có thể chống đỡ đƣợc sự cạnh tranh của
hàng nhập khẩu trên thị trƣờng.
Tóm lại, trong nền cơ chế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở
rộng, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu trở nên vô cùng quan trọng và đƣợc thể
hiện trên các mặt sau đây:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một nguồn thu lớn trong tổng thu ngân sách
nhà nƣớc.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Thông qua chính sách thuế suất thích hợp đối với
từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Nhà nƣớc có thể thực hiện việc điều chỉnh

cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đƣờng lối phát triển đất nƣớc trong từng giai đoạn
nhất định.


9

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần thực hiện công bằng xã hội, góp phần
thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc và tạo điều kiện mở cửa nền
kinh tế.
1.1.4 Một số nội dung cơ bản của quản lý thuế XNK.
1.1.4.1 Phạm vi áp dụng.
Luật số 107/2016/HQ13 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì:
Đối tƣợng chịu thuế bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trƣờng trong nƣớc vào khu phi thuế quan, hàng
hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trƣờng trong nƣớc.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các
trƣờng hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nƣớc ngoài; hàng hóa nhập
khẩu từ nƣớc ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan;
hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí đƣợc dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nƣớc khi xuất khẩu.
Ngƣời nộp thuế.
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Ngƣời xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc

nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Ngƣời đƣợc ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho ngƣời nộp thuế, bao
gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trƣờng hợp đƣợc ngƣời nộp thuế ủy quyền
nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế trong trƣờng hợp nộp thuế thay cho ngƣời nộp thuế;


10

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng trong trƣờng hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho ngƣời nộp thuế;
+ Ngƣời đƣợc chủ hàng hóa ủy quyền trong trƣờng hợp hàng hóa là quà biếu,
quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trƣớc, gửi sau chuyến đi của ngƣời xuất cảnh,
nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp đƣợc ủy quyền nộp thuế thay cho doanh
nghiệp;
+ Ngƣời khác đƣợc ủy quyền nộp thuế thay cho ngƣời nộp thuế theo quy định
của pháp luật.
- Ngƣời thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cƣ dân
biên giới nhƣng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trƣờng
trong nƣớc và thƣơng nhân nƣớc ngoài đƣợc phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Ngƣời có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tƣợng không chịu thuế,
miễn thuế nhƣng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tƣợng chịu thuế theo quy
định của pháp luật.
- Trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2 Căn cứ tính thuế - thuế suất.
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng

phƣơng pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm.
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc xác định căn cứ vào trị giá tính
thuế và thuế suất theo t lệ phần trăm ( ) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu đƣợc quy định cụ thể cho từng mặt
hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trƣờng hợp hàng hóa xuất khẩu sang nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có
thỏa thuận ƣu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam thì
thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ƣu đãi, thuế suất ƣu đãi
đặc biệt, thuế suất thông thƣờng và đƣợc áp dụng nhƣ sau:
+ Thuế suất ƣu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nƣớc,
nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thƣơng
mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trƣờng trong


11

nƣớc đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện
đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ƣu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ƣu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập
khẩu vào thị trƣờng trong nƣớc đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc
vùng lãnh thổ có thỏa thuận ƣu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thƣơng
mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thƣờng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc
các trƣờng hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thƣờng
đƣợc quy định bằng 150

thuế suất ƣu đãi của từng mặt hàng tƣơng ứng. Trƣờng


hợp mức thuế suất ƣu đãi bằng 0 , Thủ tƣớng Chính phủ căn cứ quy định tại Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông
thƣờng.
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng
phƣơng pháp tính thuế tuyệt đối, phƣơng pháp tính thuế hỗn hợp.
- Số tiền thuế áp dụng phƣơng pháp tính thuế tuyệt đối: đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc xác định căn cứ vào lƣợng hàng hóa thực tế xuất khẩu,
nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm
tính thuế.
- Số tiền thuế áp dụng phƣơng pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc xác định là tổng số tiền thuế theo t lệ phần trăm và số
tiền thuế tuyệt đối theo quy định của Luật thuế xuất, khẩu nhập khẩu.
Ngoài việc chịu 03 loại thuế suất trên, hàng hoá nhập khẩu còn phải áp dụng
một trong các biện pháp về thuế sau đây:
- Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào
Việt Nam.
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam.


12

- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam
theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
- Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam
có xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử
về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp

luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thƣơng mại quốc tế.
1.1.4.3 Chế độ miễn, giảm thuế XNK.
Miễn thuế
Theo luật thuế xuất nhập khẩu thì hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các
trƣờng hợp sau đây đƣợc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
- Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc hƣởng
quyền ƣu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy
định phù hợp với điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
- Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho nƣớc ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng
hoá xuất khẩu cho nƣớc ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp
đồng gia công;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của
ngƣời xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định.
- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tƣ,
dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm:
+ Thiết bị, máy móc.
+ Phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phƣơng
tiện vận chuyển đƣa đón công nhân.
+ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi
kèm với thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và
điểm b khoản này.


13


+ Nguyên liệu, vật tƣ dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền
công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn
mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này.
+ Vật tƣ xây dựng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.
+ Hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu theo danh mục do Chính phủ
quy định của dự án đầu tƣ về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung
tâm thƣơng mại, dịch vụ k thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu
vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại các trên
đƣợc áp dụng cho cả trƣờng hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công
nghệ.
- Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
+ Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng cần
thiết cho hoạt động dầu khí.
+ Vật tƣ cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.
- Hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tƣ, phƣơng tiện
vận tải trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, công nghệ trong nƣớc chƣa tạo ra đƣợc; tài
liệu, sách báo khoa học.
- Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh
mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm,
kể từ khi bắt đầu sản xuất.
- Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nƣớc ngoài khi nhập khẩu vào thị trƣờng
trong nƣớc; trƣờng hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nƣớc ngoài
thì khi nhập khẩu vào thị trƣờng trong nƣớc chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó.
- Các trƣờng hợp cụ thể khác do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

Xét miễn thuế.


14

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trƣờng hợp sau đây đƣợc xét miễn
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh,
giáo dục và đào tạo; hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ nghiên cứu
khoa học, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 của Luật thuế xuất nhập
khẩu.
- Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài
cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngƣợc lại trong định mức do Chính phủ quy
định.
Giảm thuế.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan nếu bị hƣ hỏng, mất mát đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định
chứng nhận thì đƣợc xét giảm thuế.
Mức giảm thuế tƣơng ứng với t lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
Luật Thuế XNK 2016 mang lại một quy định thông thoáng về thuế nhập
khẩu đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp
FDI hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, ngoài việc miễn thuế nhập khẩu từ
1/9/2016, các lô hàng nhập khẩu trƣớc thời điểm này cho dù chƣa có sản phẩm để
xuất khẩu, nếu chƣa nộp thuế vẫn đƣợc miễn nộp.
Luật Thuế XNK 2016 đã đƣa trƣờng hợp "Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện nhập
khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu" vào diện miễn thuế nhập khẩu, tƣơng tự nhƣ
đối với hàng gia công xuất khẩu, thay vì trƣớc đó chỉ đƣợc ân hạn nộp tối đa 275
ngày.
Ngay cả những trƣờng hợp phát sinh trƣớc ngày 1/9/2016, hiện chƣa có sản
phẩm để xuất khẩu, nếu chƣa nộp thuế cũng đƣợc miễn nộp thuế nhập khẩu theo

quy định mới (Điều 21). Nhƣ vậy, những lô hàng thuộc diện ân hạn nộp 275 ngày,
tức nhập khẩu từ tháng 12/2015 đến nay sẽ hƣởng lợi từ quy định chuyển tiếp tại
Điều 21 của Luật số 107/2016/QH13.
Về hoàn thuế, nếu trƣớc đây, điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật thuế XNK 2005
chỉ chấp nhận hoàn thuế cho hàng nhập sản xuất xuất khẩu là nguyên liệu, vật tƣ thì
nay đối tƣợng này đƣợc mở rộng theo hƣớng không phân biệt đó là nguyên liệu hay
vật tƣ.


×