Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.53 KB, 63 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là nguyên nhân hàng đầu gây
giảm thị lực ở người cao tuổi và được chẩn đoán dựa trên các phát hiện tổn
thương võng mạc đặc trưng ở người trên 50 tuổi. Tại Hoa Kỳ, thoái hóa hoàng
điểm tuổi già gây ảnh hưởng tới 1.75 triệu người dân và do sự già hóa nhanh
chóng của dân số Hoa Kỳ con số này sẽ tăng gần 3 triệu vào năm 2020 [1].
Còn nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2014, tỷ lệ mắc AMD trên toàn thế
giới ước tinh là 8,7%. Theo dự đoán, sẽ có 196 triệu người bị AMD vào năm
2020 và 288 triệu vào năm 2040 [2]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
được công bố nhưng đồng thời với việc tăng tuổi thọ và khí hậu nhiệt đới nơi
có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều, ước tính thì thoái hóa hoàng điểm
tuổi già đang có xu hướng ngày càng tăng mạnh.
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già liên quan đến quá trình lão hóa của mắt,
đây là một rối loạn phổ biến, tuy nhiên cơ chế vẫn chưa được xác định rõ
ràng. Trên thực tế, bản chất đa yếu tố, sự phức tạp của hệ thống thị giác và sự
bí ẩn của quá trình lão hóa làm cho bệnh AMD trở nên phức tạp, do đó việc
chẩn đoán kịp thời và chính xác là quan trọng. Thoái hóa hoàng điểm tuổi già
có hai thể chính là thể khô (hay thể teo) và thể xuất tiết (hay còn gọi là thể tân
mạch). Thể tân mạch chiếm tỷ lệ ít, là thể gây mù chủ yếu trong thoái hóa
hoàng điểm tuổi già. Thể khô là thể bệnh chiếm phần lớn bệnh thoái hóa
hoàng điểm tuổi già, tuy chưa ảnh hưởng đến thị lực nhiều nhưng bệnh vẫn
luôn tiến triển liên tục và xuất hiện tân mạch với tỷ lệ 10-20% trong vòng 5
năm. Gần đây với sự thống nhất các tiêu chí phân loại lâm sàng người ta đã
đưa một phân loại thoái hóa hoàng điểm tuổi già cơ bản với các giai đoạn
sớm, trung gian và muộn. Trong đó thoái hóa hoàng điểm thể khô bao gồm
hai giai đoạn sớm, trung gian và một phần giai đoạn muộn là dạng teo địa lý
[3]. Hiện nay có rất ít các thông tin cập nhật và toàn diện tập trung vào giai



2

đoạn đầu của thoái hóa hoàng điểm tuổi già, do đó đây là mối quan tâm của
các bác sĩ lâm sàng đến việc chăm sóc sức khỏe cho người già. Tại Việt Nam,
các nghiên cứu về thoái hóa hoàng điểm tuổi già còn rất ít, các nghiên cứu
công bố chủ yếu chỉ về thoái hóa hoàng điểm thể ướt và chưa có nghiên cứu
chính thức nào về thoái hóa hoàng điểm thể khô. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thoái hóa
hoàng điểm tuổi già thể khô” với hai mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thoái hóa hoàng
điểm tuổi già thể khô.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa hoàng điểm tuổi
già thể khô.


3

Chng 1
TNG QUAN TI LIU
1.1. Gii phu, sinh lý vựng hong im
1.1.1. Cu to gii phu chc nng ca vừng mc vựng hong im.
Vừng mc l mt mng trong sut nm gia hc mc v dch kớnh. Vừng
mc c cu to bi 10 lp t bo.
Hong im l phn quan trng nht ca vừng mc, nm trung tõm nờn
cũn c gi l vừng mc trung tõm. V cu to gii phu cng cú nhng lp
tng t nh vừng mc, tuy nhiờn gii phu v chc nng ca hong im cú
nhng nột riờng bit [4], [5], [6] nh:
Th lc: hong im cho th lc t trờn 20/100 n 20/16 trong khi th
lc ngoi hong im ch cho th lc di 20/100.
Th lc mu: ch riờng vựng hong im cho th lc mu cũn cỏc vựng

khỏc ca vừng mc khụng cú chc nng ny.
Th lc chi tit: hong im m nhn chc nng nhn thc tinh t hỡnh

t hịl ực

th ca cỏc vt.

phía mũi

điểmmù

phía thái d ơng

t hi l ực vù ng hoàng điểm

Hỡnh 1.1. Phõn b th lc hong im v chu biờn
Ngun: Gii phu mt ng dng trong lõm sng sinh lý th giỏc


4

1.1.2. Vị trí hoàng điểm và phân bố tế bào vùng hoàng điểm
Hoàng điểm cách đĩa thị 3-4mm trên đường ngang, qua bờ đĩa thị về
phía thái dương.
Về kích thước hoàng điểm có hình elip với đường kính ngang 6mm, dọc
4-5mm, từ ngoài vào trung tâm được chia như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ vùng hoàng điểm
”Nguồn: Giải phẫu mắt ứng dung trong lâm sàng sinh lý thị giác”
 Vùng Foeva: hố hoàng điểm đường kính ngang 1.5mm, dọc 1mm.

 Vùng vô mạch: đường kính 0.5mm.
 Vùng Foveola: vùng hoàng điểm đường kính 5.5mm.
 Chính

giữa là lõm trung tâm, tương ứng trên lâm sàng là ánh trung tâm

[5], [6].
* Phân bố vùng hoàng điểm
 Tế

bào chóp còn gọi là tế bào nón, mỗi mắt có khoảng 7 triệu tế bào,

tập trung ở cực sau nhất là vùng hoàng điểm với mật độ 150.000/ mm 2 . Vùng
hố hoàng điểm chỉ có tế bào nón mà không có tế bào que. Tế bào nón cảm thụ


5

trong điều kiện ánh sáng ban ngày là loại tế bào cảm thị sắc giác và các hình
ảnh chi tiết [7].
 Tế

bào gậy hay tế bào que: toàn bộ võng mạc có 110-130 triệu tế bào,

tế bào que không có ở vùng hố hoàng điểm mà tăng dần cách trung tâm 6mm
ra chu biên, cảm thụ trong điều kiện ánh sáng yếu [7].
Võng mạc vùng hoàng điểm mỏng dần về phía trung tâm, vùng hố hoàng
điểm chỉ dày khoảng 0.13mm là vùng mỏng nhất của võng mạc [4].
* Sắc tố vùng hoàng điểm:
 Sắc


tố xanthophil là 2 caroten: zeaxanthin và valutin tập trung ở lớp hạt

ngoài, rối ngoài và rối trong ở vùng hố hoàng điểm. Các vị trí khác của võng
mạc không có sắc tố này [4].
 Sắc tố Melanin: mật độ sắc tố đạt tối đa ở vùng hoàng điểm và giảm
dần khi ra chu biên làm cho vùng hoàng điểm thẫm màu hơn và thấm rõ khi
chụp mạch huỳnh quang.
Võng mạc vùng hoàng điểm không có mạch máu, lại có thêm hai loại sắc
tố trên nên khi chụp mạch huỳnh quang hoàng điểm bình thường có nền
huỳnh quang tối.
* Biểu mô sắc tố (BMST): là một lớp của võng mạc nhưng liên kết
với màng Bruch chặt hơn so với các lớp còn lại của võng mạc, gồm 1 lớp tế
bào hình lục giác màu nâu nhạt liên kết chặt chẽ với nhau làm cho BMST
giống như một tấm thảm. Mặt ngoài dựa vào màng Bruch, có những sợi xơ
gắn chặt đáy tế bào với vùng này. Mặt trong có những tua gắn vào đoạn ngoài
của tế bào nón và tế bào que bởi một chất gồm các acid mucopolysacarit. Tại
vùng hoàng điểm, tế bào BMST dầy và cao hơn các vùng khác của võng mạc,
BMST cao 14m trong khi ở chu biên chỉ cao 8m [5].
Biểu mô sắc tố võng mạc phục vụ chức năng hoàng điểm bình thường theo
nhiều cách: tạo hàng rào máu thủy dịch ngoài giữa lớp mao mạch hắc mạc và


6

võng mạc cảm thụ, thực bào các đoạn ngoài của tế bào nón và tế bào que,
BMST là nơi dự trữ và chuyển hóa vitamin A, đáp ứng với những kích thích
khác nhau bằng sự teo, phì đại hoặc tăng sản.
* Màng Bruch: có cấu trúc siêu màng ở vùng hoàng điểm, dày 2-4m
chia làm 5 lớp:

 Lớp đáy mao mạch hắc mạc.
 Lớp collagen ngoài.
 Lớp đàn hồi
 Lớp collagen trong.
 Lớp đáy cảu BMST: gồm những sợi rất mảnh nối màng tế bào cảu
BMST với lớp collagen trong. Những sợi mảnh đó có lẫn các chất
collagen làm cho BMST dính khá chắc với hắc mạc. Lớp đáy của
BMST còn cách lớp tế bào của BMST một khoảng bằng 1000 A
và lớp đáy đo không uốn lượn theo các tế bào BMST nên cũng dễ
bong BMST.
1.1.3. Mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, hoàng điểm.
Hai hệ thống mạch máu chính nuôi dưỡng võng mạc và vùng hoàng
điểm gồm:
 Hệ mạch máu võng mạc
 Hệ mạch máu hắc mạc
1.1.3.1. Hệ thống mạch máu võng mạc:
Động mạch trung tâm võng mạc là nhánh của động mạch mắt, nhánh của
động mạch cảnh trong. Trước khi đi ra khỏi vùng đĩa thị sẽ chia làm hai
nhánh: một trên, một dưới và mỗi nhánh này lại chia hai cho mỗi phía: thái
dương trên và mũi trên, thái dương dưới và mũi dưới. Và cứ như thế tiếp tục
chia đôi cho đến tận chu biên. Đây là hệ thống mạch tận không có tiếp nối


7

giữa các nhánh với nhau cũng như với các hệ khác. Động mạch này nuôi
dưỡng võng mạc nói chung từ lớp rối ngoài trở vào, tai hoàng điểm có hai
cung mạch thái dương trên và dưới chia nhánh nuôi dưỡng và dừng lại ở vị trí
cách trung tâm 0.5mm, vùng này gọi là vùng vô mạch [4].
1.1.3.2. Hệ thống mạch máu hắc mạc.

Có khoảng 21-23 động mạch mi ngắn sau, là nhánh của động mạch mắt,
sau khi chui qua củng mạc quanh mặt sau đĩa thị thần kinh, nối tiếp với động
mạch quặt ngược tách ra từ vòng cung động mạch mi lớn.
Hệ thống mạch hắc mạc chia thành 3 lớp:
 Lớp mạch máu lớn: đường kính từ 40 đến 90 micron, là nhánh đầu tiên
của động mạch mi.
 Lớp mạch máu vừa: đường kính 20 đến 40 micron, là nhánh của những
mạch máu lớn trên.
 Mao

mạch hắc mạc là nhánh của các mạch máu vừa, được chia thành

từng cụm như đài hoa sen, mỗi đài độc lập không tiếp nối với nhau. Những
đài này khi cuống bị tắc sẽ gây hoại tử vùng nó nuôi dưỡng thành cụm. Hắc
mạc ở vùng hoàng điểm và cực sau dày 300m trong khi chu biên chỉ dày 636m [4]. Thành mạch máu hắc mạc gồm màng nền, nội mô thành quay về
phía võng mạc rất mỏng tạo những cửa sổ rất thuận lợi cho sự trao đổi chất
dinh dưỡng, những phân tử huỳnh quang tự do có thể qua những cửa sổ này
vào khoang quanh mạch, nhưng những phân tử kết hợp với protein không qua
được cửa sổ này. Dung lượng máu qua hắc mạc rất dồi dào, nhiều hơn so với
dung lượng qua võng mạc tới 30-40 lần, đặc biệt tại vùng hoàng điểm. Nguồn
dinh dưỡng đến từ hệ mạch hắc mạc cấp máu cho 65% võng mạc và đặc biệt
75% cho vùng hoàng điểm.
1.2. THOÁI HOÁ HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ
1.2.1. Định nghĩa


8

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là một tập hợp các tổn thương phức tạp,
đa dạng, tuần tiến và không hồi phục ở võng mạc vùng hoàng điểm của người

có tuổi do tổn hại phức hợp mao mạch hắc mạc, màng Bruch và biểu mô sắc
tố dẫn đến chức năng thị giác bị tổn hại [8], [9]
1.2.2. Phân loại
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là bệnh lý phức tạp trong đó chẩn đoán
chính xác và kịp thời là một điểm quan trọng. Trên lâm sàng, bệnh chia làm
hai thể:
 Thể khô: hay còn gọi là thể teo, chiếm đa số 90%. Đó là tình trạng mất
các tế bào biểu mô sắc tố đi kèm với mất các thụ thể cảm quang và thoái hóa
các mao mạch hắc mạc phía dưới. Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô gây
giảm thị lực tùy theo vị trí của vùng teo. Thị lực giảm trầm trọng khi thoái hóa
ở vùng hoàng điểm, tuy nhiên tổn thương này xuất hiện muộn. Ở những giai
đoạn này bệnh nhân thường phàn nàn vì giảm thị lực nhìn gần do ánh sáng
không đủ. Khám đáy mắt thấy những vùng teo sẽ xuất hiện có hình thái là
những tổn thương nhỏ hơi trắng, hình tròn, hình ô van đôi khi có hình đa
vòng. Những vùng này thường nhạt hơn vùng võng mạc lành lân cận. Khi teo
rõ có thể nhìn thấy các mạch máu lớn của hắc mạc đi ngang qua vùng thoái
hóa. Chụp đáy mắt lọc ánh sáng đỏ có thể cho thấy rõ ranh giới của các vùng
teo. Chụp mạch huỳnh quang thường không cần thiết. Trên OCT vùng teo sẽ
cho hình ảnh tăng phản quang, lõm sâu, giải tăng phản quang này khá dầy và
lan rộng ra phía sau cho thấy hình ảnh võng mạc bị mỏng đi. Tiến triển của
các hình thái teo thường lan rộng trên bề mặt. Tiến triển này thường chậm
nhưng liên tục và không thể ngăn hay lại. Tân mạch thường xuất hiện trong
hình thái teo với tỷ lệ từ 10-20% trong vòng 5 năm.
 Thể ướt: chỉ chiếm 10% số trường hợp, biểu hiện bằng bong biểu mô
sắc tố, bong thanh dịch võng mạc, tân mạch dưới võng mạc, gây phù, xuất
huyết và phá huỷ chức năng hoàng điểm nhanh. Các dấu hiệu chức năng


9


như giảm thị lực, hội chứng hoàng điểm, ám điểm, nhìn vật biến hình, rối
loạn màu sắc.
Hiện nay cùng với sự phát triển,có một phân loại lâm sàng mới của
AMD giúp xác định ba giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương
(kích thước drusen và bất thường biểu mô sắc tố) được đánh giá trong 2
đường kính đĩa thị của bệnh nhân ở độ tuổi> 55 tuổi. Thang phân loại lâm
sàng cơ bản này xác định được AMD sớm, trung gian và muộn. Trong đó
AMD muộn bao gồm teo địa lý ( AMD thể khô muộn) và tân mạch ( AMD
thể ướt). Việc sử dụng thang phân loại này giá trị trong việc dự đoán nguy cơ
tiến triển của AMD và trong việc đưa ra các khuyến nghị cho chẩn đoán,
phương pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân [10].
Bảng 1.1. Thang phân loại AMD
“Nguồn: The Arch Ophthalmol -2005”
Thoái hoá hoàng điểm tuổi già
Không có AMD

AMD mức độ nhẹ

AMD mức độ vừa

AMD mức độ nặng

Tiêu chuẩn phân loại
Không có drusen hoặc drusen nhỏ (<63µm)
không lan rộng
Một trong các tiêu chuẩn:
- Có một số drusen trung bình
(63-125µm)
- Drusen nhỏ lan rộng
- Thay đổi biểu mô sắc tố

Một trong các tiêu chuẩn:
- Ít nhất có một drusen lớn (125µm)
- Drusen trung bình lan rộng
Teo hình địa đồ trong vòng 3000µm sát
hoàng điểm

1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa hoàng điểm tuổi già cho đến hiện nay
vẫn chưa được xác định rõ ràng, trên thực tế bản chất đa yếu tố của bệnh, sự


10

phức tạp của hệ thống thị giác và sự bí ẩn của quá trình lão hóa làm cho AMD
trở thành một bệnh lý phức tạp.
 Lão hóa và các biến đổi liên quan đến tuổi
Những thay đổi liên quan đến tuổi tác dẫn đến thoái hóa hoàng điểm
tuổi già xảy ra ở vùng võng mạc bên ngoài, cụ thể hơn là khu vực bao gồm tế
bào cảm quang, biểu mô sắc tố (BMST) võng mạc, màng Bruch và hàng rào
máu não bên ngoài.
- Biểu mô sắc tố võng mạc: dường như là nơi gây tổn thương ban đầu ở
thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Biểu mô sắc tố võng mạc là một lớp đơn của
các tế bào hình lục giác được sắp xếp thường xuyên, kéo dài võng mạc từ rìa
của đĩa thị trước so với vùng ora serrata. Số lượng của BMST giảm dần theo
tuổi và các BMST ở hoàng điểm trở nên khô héo, phẳng hơn và tăng chiều
cao theo tuổi. Trong mỗi tế bào BMST có sự tích lũy tăng dần của lipofusin
trong suốt cuộc đời và ở những người trên 80 tuổi lipofucsin có thể chiếm hơn
1/5 tổng thể tích của một tế bào BMST. Các tế bào này có màu nâu ở mắt
người trẻ nhưng với tuổi già, chúng càng ngày càng có màu vàng hơn do sự
tích tụ của lipofucsin. Sự tích lũy lipofucsin trong BMST dẫn đến khả năng tự

phát quang của đáy mắt, đây là dấu hiệu bắt đầu của thoái hóa hoàng điểm
tuổi già thể teo địa lý (GA). Thành phần chính của lipofucsin là Nretinylidene-N-retinylethanol-amin (A2E), một sản phẩm retinoid của quá
trình cảm thụ ánh sáng, do có sự thực bào không thường xuyên tại phần ngoài
các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng. A2E chiếm các tính chất huỳnh quang
của lipofucsin và tạo thành cơ sở của hình ảnh tự phát quang đáy mắt trên
lâm sàng.A2E được chứng minh là ức chế chức năng thoái hóa lysosom và
chuyển hóa cholesterol trong BMST. A2E có khả năng hoạt động như một
chất nhạy quang học và được chứng minh là chất trung gian cho quá trình
chết tế bào gây ra bởi ánh sáng xanh. Các A2E có tác dụng độc với BMST,


11

dấn tới hiện tượng chết tế bào và teo tế bào. Các tế bào BMST dần bị tách
khỏi màng đáy của chúng bởi các chất tích tụ này và các sản phẩm bài tiết bất
thường, sau đó xảy ra sự lắng đọng collagen và fibronectin cuối cùng là hình
thành lớp xuất tiết.
- Màng Bruch: được cho là lớp giới hạn quan trọng đối với sự vận
chuyển trao đổi chất giữa các tế bào BMST và mạch máu mao mạch hắc mạc.
Người ta thấy rằng màng Bruch có sự tăng dần về độ dày và độ phức tạp của
cấu trúc cùng với tuổi. Màng Bruch vôi hóa và tăng gấp đôi độ dày trong độ
tuổi từ 10 đến 90 tuổi. Sự dày lên là do sự lắng đọng của collagen, lipid và
các chất tích tụ. Sự dầy lên của màng Bruch cũng làm giảm đi sự sản xuất và
giáng hóa của các chất ngoài tế bào cũng như làm cho sự thẩm thấu các chất
dinh dưỡng từ hắc mạc kém đi. Bình thường màng Bruch hoạt động như một
tổ hợp giữa các tế bào điều hòa sự sống của các tế bào BMST và mao mạch
hắc mạc liền kề. Chức năng của màng Bruch giảm dẫn đến sự chết tế bào của
các tế bào BMST từ sự kết dính không chính xác. Mặt khác các tế bào ngoại
bào xung quanh màng Bruch gây ra tình trạng viêm mạn tính, xâm lấn bởi các
tế bào đuôi gai và giải phóng ra các cytokin gây viêm, các yếu tố tạo mạch và

phức hợp miễn dịch. Quá trình viêm mãn tính đã kích hoạt các con đường dẫn
đến hình thành phức hợp tấn công màng và phức hợp này có thể dấn đến rối
loạn chức năng của BMST gây chết tế bào và teo võng mạc bên ngoài. Men
methalloproteinase là men phụ thuộc kẽm có tác dụng chuyển hóa ECM
protein. Chất ức chế tổ chức của MMP3 (TIMP3) điều hòa hoạt động của
MMP3, khi có sự biến đổi của TIMP3 sẽ gây teo đáy mắt là điều kiện đặc
trưng của sự tích lũy bất thường ECM giữa các biểu mô sắc tố và màng
Bruch [9].
- Vai trò của giảm tưới máu võng mạc: cùng với tuổi các mạch máu
hắc mạc giảm dần kích thước, hắc mạc lúc đầu mới sinh dầy 200 micro đến


12

khoảng 90 tuổi chỉ còn 80micro. Độ dày đặc và đường kính của mao mạch
hắc mạc cũng thay đổi giảm dần theo thời gian và chính vì vậy dòng máu nuôi
dưỡng vùng võng mạc đặc biệt hoàng điểm cũng giảm dần theo thời gian
- Tế bào quang thụ: phân phối tế bào cảm quang cũng thay đổi theo
tuổi. Hoàng điểm được đặc trưng bởi một hố mắt bao trùm bởi các tế bào nón
và xung quanh vùng hoàng điểm bởi các tế bào que. Tế bào nón thì ổn định ở
tuổi trưởng thành nhưng tế bào que thì giảm 30% thậm chí còn nhiều hơn. Và
điều thú vị là khi tế bào que chết thì các tế bào que còn lại và tế bào nón sẽ
chủ động điều chỉnh phân bổ không gian phân đoạn bên trong của chúng [11].
Có nghiên cứu cho thấy rối loạn chức năng tế bào que có thể đến sớm hơn các
lắng đọng drusen. Điều này thể hiện sự thích nghi tối bị suy giảm khi chuyển
từ môi trường ánh sáng mạnh sang môi trường ánh sáng mờ thường được báo
cáo ở những bệnh nhân bị thoái hóa hoàng điểm tuổi già sớm mặc dù thị lực
trung tâm vẫn bình thường. Do đó việc rối loạn chức năng tế bào que là một
biểu hiện sớm của bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
 Stress


oxy: hóa đóng vai trò quan trọng trong thoái hoá hoàng điểm

tuổi già. Các yếu tố này gây ra sự mất cân bằng giữa việc sản xuất gốc tự do
và hủy gốc tự do. Trong cơ thể hai quá trình luôn cân bằng nhau, các chất
chống lại các gốc tự do như: các chất tạo gốc tự do như: vitamin A, C, E và
các carotenoid. Các chất hủy gốc tự do dạng eym như: kẽm, đồng,… Khi
nghiên cứu dịch tễ học người ta thất rằng các yếu tố như tuổi, thuốc lá có ảnh
hưởng đến việc làm giảm các chất chống oxy hóa do làm giảm oxy vì tình
trạng bất hoạt oxy. Khi nghiên cứu các bệnh lí mắt liên quan đến tuổi người ta
thấy có sự giảm các vitamin, chất chống oxy hóa và các muối trong hắc võng
mạc. Bình thường các chất như acid ascorbic 500 microgam; Vitamin E
400IU; Betacaroten 15mg; oxyd kẽm 80mg; Cubric acid 2mg. Người ta thấy
nếu giảm từ 20-28% sẽ có nguy cơ cao thoái hóa hoàng điểm tuổi già [9].


13

 Vai

trò của phản ứng viêm: những năm gần đây nhiều nghiên cứu chỉ

ra rằng có vai trò của phản ứng viêm vô khuẩn mạn tính tại lớp BMST, màng
Bruch và hắc mạc trong bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Cụ thể là người
ta thấy protein C phản ứng và yếu tố bổ thể trong ba thành phần kể trên ở
bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già tăng hơn có ý nghĩa so với người
không bị bệnh [12].
 Drusen: là một trong những dấu hiệu sớm nhất của AMD.
 Hình thành drusen: ánh sáng luôn gây ra các phản ứng hóa học trên
các tế bào và sản sinh ra các gốc tự do. Các phản ứng hóa học trong võng mạc

cũng dẫn tới việc tạo ra các chất cặn bã, các chất cặn bã này giáng hóa và tái
sử dụng bởi các tế bào BMST, lớp ngoài cùng của võng mạc. Trong điều kiện
bình thường, chức năng của biểu mô sắc tố bình thường, quá trình tiến triển
tốt thì sự đào thải các chất giáng hóa này là hoàn toàn. Cùng với sự tăng lên
của tuổi, nhiệm vụ tái sử dụng này của tế bào BMST trở nên khó khăn dẫn
đến có sự tích tụ sản phẩm giáng hóa dưới dạng drusen. Sự tích tụ này được
thấy giữa BMST và màng Bruch.


Phân loại drusen: drusen xuất hiện dưới dạng những lắng đọng màu

vàng trắng khi soi đáy mắt và chụp ảnh màu đáy mắt. Nghiên cứu mô bệnh
học đã chỉ ra rằng drusen là sự tích lũy trọng tâm của chất ngoại bào (chủ yếu là
lipit và protein), thường nằm giữa lớp màng đáy của BMST và lớp collagen bên
trong của màng Bruch. Drusen đã được phân loại dựa theo các cách sau [2]:
- Theo đường kính lớn nhất của drusen
Drusen nhỏ: kích thước <63 μm.
Drusen trung bình: kích thước >=63 μm nhưng <125 μm.
Drusen lớn: kích thước ≥125 μm.
- Theo hình thể ngoài:
Drusen cứng: kích thước nhỏ, màu vàng nhạt, ranh giới rõ.


14

Drusen mềm: kích thươc lớn, ranh giới không rõ.
Drusen là cấu trúc động, chúng có thể tăng kích thước, liên kết hoặc tích
tụ. Khi tích tụ, chúng thường dẫn đến GA hoặc MNV. Trong một số ít trường
hợp, nó có thể thoái lui mà không để lại bất kỳ dấu hiệu nào. Các đặc điểm
của drusen rất quan trọng để phân tích mức độ nghiêm trọng của AMD và dự

đoán khả năng tiến triển của bệnh. Drusen mềm, lớn, không rõ ràng và kết
hợp với nhau có nguy cơ tiến triển thành AMD muộn (GA, MNV hoặc cả hai)
[13], [14].
 Drusen liên quan đến tiến triển giai đoạn của thoái hóa hoàng
điểm tuổi già
Hiện tại, một số hệ thống phân loại và phân loại thoái hóa hoàng điểm
tuổi già, cũng như thang đo mức độ nghiêm trọng, đã được phát triển một
cách nỗ lực nhằm cung cấp các tiêu chuẩn cho các bác sĩ lâm sàng và các nhà
nghiên cứu trong chẩn đoán và quản lý thoái hóa hoàng điểm tuổi già [13],
[15]. Một hệ thống phân loại lâm sàng AMD đơn giản đã được giới thiệu như
một sự đồng thuận dựa trên các tài liệu khoa học và ý kiến chuyên gia [16].
Hệ thống phân loại AMD cơ bản này tập trung vào sự phát triển của các bất
thường lớn về sắc tố và sắc tố trong 2 đường kính đĩa thị của hố mắt. Drusen
nhỏ (đường kính <63 mm) được coi là hậu quả của sự lão hóa thông thường
và không phải là một phần của hệ thống phân loại AMD. Thoái hóa hoàng
điểm sớm được xác định bằng drusen cỡ trung bình (≥63 nhưng <125 μm) và
mắt có drusen cỡ trung bình cần theo dõi vì nguy cơ tiến triển thành thoái hóa
hoàng điểm muộn, được xác định là GA, MNV hoặc cả hai. Khả năng tiến
triển của thoái hóa hoàng điểm muộn thậm chí còn cao hơn với bất kỳ kích
thước> 63 mm nào có liên quan đến tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố nhất
định. Hơn nữa, đối với những người có drusen trung bình chỉ trong 1
mắt, nguy cơ tiến triển thành drusen lớn trong 5 năm là khoảng 25% và đối


15

với những người có drusen trung bình ở cả hai mắt, nguy cơ tiến triển thành
drusen lớn trong 5 năm là hơn 50%. Những drusen lớn này (≥125 m trong
đường kính nhỏ nhất) có liên quan đến khả năng tiến triển bệnh thậm chí còn
cao hơn AMD muộn. Thang đo mức độ nghiêm trọng 5 bước đơn giản dựa

trên kích thước drusen và thay đổi sắc tố đã được phát triển để giúp dự đoán
khả năng tiến triển từ AMD trung gian đến AMD muộn [16], [17]. Lưu ý, các
nghiên cứu dựa trên dân số cũng quan sát thấy rằng drusen có thể tự thoái lui
mà không có bất kỳ dấu hiệu còn sót lại nào. Trong khoảng thời gian 15 năm,
18% drusen mềm không rõ ràng đã được tìm thấy để thoái lui mà không để lại
bất kỳ dấu vết nào [15]. Nghiên cứu khác đã báo cáo rằng 20% đến 34%
drusen biến mất sau 5 đến 7 năm [18], [19]. Hiện tượng biến mất drusen mà
không để lại di chứng sẽ là kết quả đặc biệt mong muốn trong một thử nghiệm
lâm sàng nếu mục tiêu là ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển bệnh.
 Định lượng Drusen
Drusen cần được phân loại và định lượng để đánh giá nguy cơ phát triển
thoái hóa hoàng điểm muộn. Hầu hết các hệ thống phân loại và phân loại cho
AMD đều dựa trên phân loại tiêu chuẩn của hình ảnh màu đáy mắt. Trong vài
thập kỷ qua, việc phân loại thủ công các hình ảnh đáy màu chất lượng cao lập
thể là tiêu chuẩn vàng và được sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học lớn
như AREDS [20]. Tất cả họ đều sử dụng các vòng tròn bán kính tiêu chuẩn
tập trung vào hoàng điểm, nhưng họ khác nhau về cách họ phân chia hoàng
điểm thành các khu vực quan tâm và cách họ đánh giá kích thước drusen, loại,
diện tích, hợp lưu và thay đổi sắc tố liên quan [21].
Mặc dù việc phân loại bằng tay của drusen đã được chứng minh là hữu
ích, nhưng nó tốn nhiều thời gian và chi phí, và kết quả có thể thay đổi do sự
mơ hồ về ngoại hình của drusen, phương tiện truyền thông, chất lượng hình
ảnh và sắc tố đáy mắt của bệnh nhân nội trú. Điều này dẫn đến sự ra đời của


16

các thuật toán bán tự động và tự động trong nỗ lực chuẩn hóa và tạo điều kiện
cho việc định lượng drusen bằng cách sử dụng các hình ảnh đáy mắt kỹ thuật
số, đó chính là định lượng Drusen trên OCT giúp đánh giá hình thái

drusen. Quét OCT tốc độ cao, mật độ cao và độ phân giải cao của hoàng điểm
đã được sử dụng để mô tả các tính năng 2 và 3 chiều của drusen, và có thể
tính toán cả khối lượng và diện tích bằng thuật toán tự động. Kết quả là có thể
đánh giá tác động của hình thái drusen đối với các tế bào cảm quang, thay đổi
và tính toàn vẹn của BMST.
Thông tin về drusen có được trên chụp OCT bổ sung cho những thông
tin thu được từ hình ảnh đáy mắt màu.Ảnh màu đáy mắt thiếu bất kỳ thông tin
nào về hình thái 3 chiều của drusen, chẳng hạn như thể tích và vị trí của
chúng so với BMST thì OCT có thể phân biệt giữa drusen điển hình, đó là
drusen nằm bên dưới BMST, và lắng đọng trên võng mạc hay giả drusen dạng
lưới. Trong ảnh màu đáy mắt, drusen được xác định theo các thay đổi về sắc
tố ở điểm vàng, thường được phát hiện lâm sàng một khi chúng đạt đường
kính trên 25 đến 30 μm. Trong SD OCT, drusen thường xuất hiện dưới dạng
tích lũy các chất bên dưới BMST và dẫn đến biến dạng của BMST quá
mức. Đối với các drusen điển hình này, SD OCT có thể cung cấp các phép đo
âm lượng đáng tin cậy trên ngưỡng kích thước tối thiểu. OCT cũng rất hữu
ích để xem xét các thay đổi trong từng drusen, trong võng mạc và trong hắc
mạc có thể dự đoán tiến triển bệnh. Hơn nữa, các đặc điểm OCT trong võng
mạc đã được xác định là duy nhất để dự đoán sự hình thành teo võng mạc do
drusen. Những thay đổi này, được gọi là teo địa lý mới ra đời, bao gồm sự sụt
lún của lớp rối ngoài và lớp hạt trong, với sự phát triển của một dải hình”
nêm” giả trong giới hạn của lớp rối ngoài. Những phát hiện OCT này kết hợp
với sự truyền ánh sáng vào hắc mạc là những đặc điểm của teo võng mạc địa
lý mới bắt đầu và không thể phát hiện được trên hình ảnh đáy mắt màu.


17

1.3.Thoái hóa hoàng điểm thể khô
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là bênh có nguy cơ gây giảm thị lực ở

người cao tuổi. Hoàng điểm và vùng trung tâm hoàng điểm nơi tập trung tế
bào nón cao nhất, điều hòa thị lực tốt cho phép các hoạt động như lái xe và
nhận diện khuôn mặt [22]. Thoái hóa hoàng điểm thể khô khi phát hiện sớm
thường ít mất thị lực trung tâm nhưng có biểu hiện thay đổi drusen và có hay
không sự thay đổi BMST vùng hoàng điểm. Thoái hóa hoàng điểm thể khô là
là con đường mặc định của thoái hóa hoàng điểm, gần đây đã có các nghiên
cứu trong việc điều trị tuy nhiên hiệu quả chưa cao, do đó phát hiện sớm có
thể tác động để giảm nguy cơ tiến triển lên AMD thể ướt.
1.3.1. Phân loại thoái hóa hoàng điểm thể khô
 Năm 2011, AREDS (The Age-Related Eye Disease Study) đã mô tả

chi tiết bệnh nhân nào có khả năng giảm nguy cơ đáng kể khi phát triển CNV
(Choroidal Neovascularity) với vitamin công thức AREDS bằng cách phân
tầng AMD khô thành các loại sau [22]:
1. Không có hoặc có ~ 5 -15 drusen nhỏ (kích thước ≤63 mm) không có
bất thường sắc tố
2. > 15 drusen nhỏ hoặc ít nhất 1 drusen trung gian (63 -125 m)
3. ~ 20 drusen trung gian hoặc ít nhất 1 drusen lớn (≥125 m); không cần
drusen nếu không có trung tâm liên quan đến GA (geographic atrophy)
4. Mắt thứ hai với AMD tiên tiến (CNV hoặc GA liên quan đến trung
tâm)
Sự phân loại này là đáng chú ý đối với các bác sĩ lâm sàng vì khuyến
nghị bắt đầu sử dụng vitamin công thức AREDS ở bệnh nhân AMD đã được
tìm thấy là có ý nghĩa đối với bệnh nhân thuộc nhóm 3 hoặc cao hơn. .


18

 Trong nghiên cứu thang đo độ nghiêm trọng đơn giản hóa bằng sự


thay đổi của drusen và có hay không có sự thay đổi của BMST, ta phân loại
AMD thể khô làm các giai đoạn như sau [3]:
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ nhẹ:
Một trong các tiêu chuẩn:
 Một hoặc nhiều drusen trung bình: (63-125µm)
 Drusen nhỏ lan rộng.
Thay đổi sắc tố gồm:tăng sắc tố,giảm sắc tố
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ vừa :Một trong các tiêu chuẩn:
 Ít nhất một drusen lớn (125µm)
 Drusen trung bình lan rộng
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ nặng: Teo hình địa đồ trong
vòng 3000µm sát hoàng điểm
1.3.2. Lâm sàng
1.3.2.1. Triệu chứng cơ năng: hội chứng hoàng điểm
 Nhìn mờ: trong giai đoạn đầu nhìn mờ dần qua nhiều năm do thoái hóa
của tế bào BMST và tế bào cảm thụ võng mạc, người bệnh khó chịu vì không
nhìn rõ mặt người đối diện trong khi vùng xung quanh vẫn nhìn rõ hoặc cảm
giác nhìn không rõ chữ, thiếu ánh sáng khi đọc, không nhìn rõ khi lái xe làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể nhìn mờ nhanh,
và chỉnh chính không cải thiện.
 Nhìn méo hình: hình ảnh bị biến dạng, đường thẳng trở nên cong queo.
Đây là dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
 Ám điểm trung tâm: có thể là chấm đen hay vùng tối, khuyết ở trung
tâm trước mắt.


19

 Rối loạn màu sắc xanh vàng: do hoàng điểm chủ yếu là các tế bào nón
đảm bảo cho nhìn hình thể khối và sắc giác nên khi bị tổn thương có thể gây

rối loạn sắc giác.
1.3.2.2. Dấu hiệu thực thể
 Hoàng điểm: bình thường xuất hiện dưới dạng một hình bầu dục , trục
dài nằm ngang, ranh giới không rõ, màu sẫm hơn màu võng mạc, trung tâm
hoàng điểm có màu óng ánh vàng, ánh trung tâm tương đương với chỗ lõm
của hố trung tâm hoàng điểm. Hố này nằm ngoài cách gai thị khoảng ba lần
đường kính gai thị và thấp hơn trung tâm khoảng 0.8mm. Tuy nhiên ở người
trên 40 tuổi hoàng điểm không còn ánh trung tâm nữa.
 Test Amsler : Sử dụng test này để đánh giá bệnh nhân có tổn thương
vùng hoàng điểm
 Để hình kẻ ngang tầm mắt bệnh nhân cách mắt khoảng 30cm
 Đeo kính đọc sách của bệnh nhân (nếu có)
 Che một mắt của bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân nhìn vào điểm
trung tâm của bảng.
 Ghi nhận về các hàng và hình vuông.
 Kiểm tra lặp lại với mắt còn lại.
Test âm tính: mắt không có tổn thương khi tất cả các đường kẻ là đường
thẳng và những hình vuông có cùng kích thước
Test dương tính: Mắt nghi có tân mạch khi biến dạng đường kẻ như biến
dạng, mờ mất màu hay có những vùng tối hay vùng mờ.
 Drusen: tổn thương điển hình của bệnh hoàng điểm tuổi già thể khô. Đây
là những lắng đọng giữa lớp màng đáy của biểu mô sắc tố và lớp collagen trong
của màng Bruch. Có nhiều dạng khác nhau: dạng cứng, dạng mềm, dạng hợp
lưu, dạng canxi hóa, dạng nốt (hay gặp ở người trẻ và có tính chất gia đình). Có


20

thể phân loại dưới dạng: dạng hạt kê (drusen cứng); dạng hỗn hợp, dạng drusen
thanh dịch (drusen mềm). Thành phần chủ yếu của drusen bao gồm: lipide,

polysacharide, glucosaminoglycans và protein. Trong thoái hóa hoàng điểm tuổi
già thể khô hầu như chỉ gặp drusen cứng, drusen mềm rất ít.


Drusen cứng: hình tròn, bờ rõ, kích thước nhỏ, màu vàng nhat, hai mặt

lồi nằm ở rải rác quanh và ngoài hoàng điểm. Dựa vào kích thước ta có thể chia
ra 3 loại [3]:
- Drusen kích thước nhỏ: <63 micromet
- Drusen kích thước trung bình: 63-125 micromet
- Drusen kích thước lớn: >125 micromet
 Drusen mềm: đây là dấu hiệu xuất hiện sớm, do mặt trong của tế bào
BMST dày lên, tách khỏi phần còn lại của màng Bruch co đặc điểm:
- Kích thước lớn> 125
- Bờ không rõ nét
- Tập trung thành đám, màu vàng nhạt hơn drusen cứng, thường nằm gần
hoàng điểm hơn.
Đây là dấu hiệu báo trước sự phát triển của tân mạch hắc mạc.
 Di thực sắc tố: biểu hiện sự chết tế bào cảu BMST, sắc tố này bao gồm
tế bào mà tế bào BMST đã thực bào, có đặc điểm: chấm màu nâu, bờ không
đều, thường liên kết với nhau tạo thành mảng nhỏ không có sắc tố ở xung
quanh. Các chấm sắc tố nằm xen kẽ với các đám mất BMST hoặc phối hợp
với drusen cứng, drusen mềm.
 Teo BMST: mảng tổn thương ở trung tâm màu nhạt hơn võng mạc
xung quanh, có hình tròn hoặc bầu dục, có thể nhìn thấy được mạch máu
hắc mạc.
1.3.3. Cận lâm sàng
1.3.3.1. Chụp ảnh đáy mắt:



21

Là phương pháp dễ làm, không xâm lấn, đánh giá được kích thước
drusen dựa vào khẩu kính tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Do đó có thể chẩn
đoán sớm được drusen về hình thái và ước lượng kích thước drusen, đánh giá
GA. Chụp ảnh đáy mắt màu ta có thể phân loại được drusen theo 3 kích thước:

Hình 1.3. Định lượng drusen trên chụp ảnh đáy mắt
“Nguồn: A simplified severity Scale for AMD”
- Drusen kích thước lớn > 125 micromet: tức là lớn hơn đường kính tĩnh
mạch trung tâm đi ra từ gai thị.
- Drusen kích thước trung bình: 63-125 micromet: kích thước lớn hơn ½
kích thước tĩnh mạch trung tâm đi từ gai thị và nhỏ hơn đường kính tĩnh mạch
trung tâm đi từ gai thị
- Drusen kích thước nhỏ: < 63 micromet: tức nhỏ hơn ½ đường kính tĩnh
trung tâm nhánh đi từ gai thị.
1.3.3.2. Chụp cắt lớp võng mạc OCT:
OCT ra đời là một sự tiến triển vượt bậc, có tác dụng tốt trong chẩn
đoán và theo dõi điều trị AMD. OCT có ưu điểm là không xâm lấn, đây là ưu


22

điểm vượt trội hơn hẳn chụp mạch huỳnh quang. OCT là phương pháp chẩn
đoán tốt của AMD thể khô do nó cho phép đánh giá được drusen.
- Drusen cứng: hình ảnh là những điểm tăng phản xạ.
- Drusen mềm: hình ảnh tăng phản xạ ở ngay sát trên lớp BMST.
- Teo BMST: chiều dày lớp võng mạc mỏng, đồng thời xác định được
ranh giới giữa vùng võng mạc teo BMST và vùng võng mạc lành.
1.3.3.3. Chụp mạch huỳnh quang

 Drusen cứng: có nhiều mảng nhỏ tăng huỳnh quang gây hiệu ứng cửa
sổ xuất hiện ở thì sớm, tăng huỳnh quang kéo dài và không rõ huỳnh quang.
 Drusen mềm: có đặc điểm:
- Thì sớm: bờ nhìn không rõ hoặc giảm huỳnh quang
- Thì muộn: tăng huỳnh quang chậm, đôi khi bờ rõ nét sau từ 10-30 giây.
 Di thực sắc tố: biểu hiện hiện tượng che lấp do giảm huỳnh quang.
 Mảng teo BMST có đặc điểm: ở thì sớm để lộ huỳnh quang hắc mạc
trong vùng tổn thương, thì sau gâu hiện tượng cửa sổ tăng huỳnh quang nhanh
toàn bộ vùng tổn thương.
1.3.4. Chẩn đoán
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô được chẩn đoán xác định và
phân loại dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
 Lâm sàng:
- Nhìn mờ, khó nhìn vùng trung tâm.
- Ám điểm trung tâm
- Nhìn méo hình
- Soi đáy mắt thấy drusen dạng cứng.
 Cận lâm sàng: dựa trên ảnh màu đáy mắt và OCT võng mạc
- Không có thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Không có drusen hoặc
drusen nhỏ (<63µm) không lan rộng
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ nhẹ:


23

Một trong các tiêu chuẩn:
 Một hoặc nhiều drusen trung bình: (63-125µm)
 Drusen nhỏ lan rộng.
Thay đổi sắc tố gồm: tăng sắc tố,giảm sắc tố
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ vừa: Một trong các tiêu

chuẩn:
 Một hoặc nhiều drusen lớn (125µm)
 Drusen trung bình lan rộng
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô mức độ nặng: Teo hình địa đồ
trong vòng 3000µm sát hoàng điểm
1.4. Một số yếu tố liên quan
Các yếu tố liên quan đến AMD rất đa dạng, có những yếu tố thích hợp
đực tìm thấy kết hợp với AMD như tuổi và tiền sử gia đình, nhưng yếu tố
liên quan khác có thể ảnh hưởng đến sự phổ biến của AMD:
 Các yếu tố liên quan có thể thay đổi được như:
- Tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá.
- Rối loạn lipid máu
- Béo phì.
- Ít hoạt động thể lực, căng thẳng tâm lý.
 Các yếu tố liên quan không thay đổi được:
- Tuổi cao.
- Giới.
- Yếu tố di truyền.
1.1.4. Tuổi
Mọi nghiên cứu đều chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự gia tăng tỷ lệ
AMD với tuổi. Theo Leibowitz và cộng sự vấn đề liệu có phải sự lão hóa sinh


24

học góp phần vào sự tiến triển tự nhiên của bệnh hay không [23]. Theo Klein
và cộng sự tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, ở độ tuổi 65-74 tuổi tỷ
lệ mắc bệnh AMD khô là 13.8% và thể ướt là 1.4% thì sau 10 năm tỷ lệ này là
21.7% và 4.4% [24] ; còn độ tuổi trên 75 thì AMD khô là 29.7%, thể ướt là

7.1% và sau 10 năm tỷ lệ tương ứng là 28.7% và 9.5%.
1.1.5. Giới:
Theo Viện Mắt Quốc gia, 65% trường hợp thoái hóa hoàng điển phổ
biến trong năm 2010 là bệnh nhân nữ. Một lời giải thích cho tỷ lệ mắc thoái
hóa hoàng điểm cao hơn ở phụ nữ là tuổi thọ của phụ nữ dài hơn so với nam
giới, điều này khiến họ dễ mắc các bệnh phụ thuộc vào độ tuổi. Điều này có
thể không giải thích đầy đủ về sự khác biệt giới tính quan sát được đối với
thoái hóa hoàng điểm tuổi già, vì một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ rủi
ro khác biệt đối với thoái hóa hoàng điểm tuổi già giữa phụ nữ so với nam
giới. Hỗ trợ thêm cho sự khác biệt giữa các quá trình bệnh ở nam và nữ phát
sinh từ các quan sát rằng việc sử dụng liệu pháp hormone (HT) có tác dụng
bảo vệ chống lại sự phát triển của thoái hóa hoàng điểm ở phụ nữ [25].
Nhiều nghiên cứu phân tích nguy cơ thoái hóa hoàng điểm theo giới
tính cụ thể đã không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa thoái hóa hoàng điểm
và giới tính. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rủi ro bệnh khác biệt đối với nam
và nữ. Munch và cộng sự báo cáo vào năm 2013 rằng họ đã tìm thấy mối liên
quan khác biệt giữa chu vi vòng eo và nguy cơ mắc thoái hóa hoàng điểm
theo giới tính [26]. Năm 2014, Yang và cộng sự báo cáo rằng, sau khi điều
chỉnh độ tuổi và tình trạng hút thuốc, nam giới có nguy cơ mắc bệnh drusen
lớn, nhưng không phải thoái hóa hoàng điểm sớm và các tổn thương cụ thể
khác, cho thấy sự khác biệt tiềm tàng về bệnh lý ở nam giới so với nữ giới
[27]. Erke và cộng sự báo cáo về dữ liệu từ Nghiên cứu Troms trong đó họ


25

tìm thấy mối liên quan đáng kể về nguy cơ thoái hóa hoàng điểm muộn với
BMI, huyết áp tâm thu và chỉ tập thể dục cho phụ nữ [28].
1.1.6. Hút thuốc lá :
Cùng với tuổi và giới hút thuốc lá là yếu tố liên quan quan trọng với

thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Hút thuốc lá làm gia tăng mạnh mẽ thoái hóa
hoàng điêm thể khô, người hút thuốc lá có nguy cơ suy giảm thị lực cao gấp 4
lần người không hút thuốc lá, và hút thuốc lá có nguy cơ bị thoái hóa hoàng
điểm tuổi già cao gấp 2-4 lần so với người không hút thuốc hoặc đã ngừng hút
thuốc nhưng vấn còn nguy cơ cao gấp 2 lần. Hút thuốc lá làm chết các tế bào
nón hay các tế bảo BMST một trong những yếu tố bệnh sinh của thoái hóa
hoàng điểm tuổi già [29]. Tuy nhiên, Khan và cộng sự đã chứng minh rằng
trong khi một định nghĩa lỏng lẻo về hút thuốc hoặc không hút thuốc không
cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với thoái hóa hoàng điểm tuổi già,
khi tính toán cẩn thận số năm hút thuốc, điều này cho thấy mối liên hệ chặt
chẽ với cả thoái hóa thể teo địa lý và thể tân mạch. Rủi ro cũng bị ảnh hưởng
khi chung sống với người hút thuốc, trong đó nêu rõ thông điệp quan trọng về
sức khỏe cộng đồng trong việc chứng minh nguy cơ gia tăng thuốc lá thụ
động. Ngừng hút thuốc có liên quan đến việc giảm tỷ lệ thoái hóa hoàng điểm
tuổi già và nguy cơ ở những người không hút thuốc trong hơn 20 năm là
tương đương với những người không hút thuốc.
1.1.7. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp hệ thống đã được chứng minh là có liên quan đến giảm
lưu lượng máu hắc mạc, do đó liên quan đến sự phát triển của thoái hóa hoàng
điểm, cho thấy thêm rằng sự phát triển và / hoặc tiến triển của thoái hóa
hoàng điểm có đóng góp toàn thân . Đầu năm 1977, Kahn và cộng sự báo cáo
mối liên quan giữa thoái hóa hoàng điểm và huyết áp hệ thống trong dữ liệu


×