Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

NGHIÊN cứu kết QUẢ PHẪU THUẬT KHỐI u BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH tại BỆNH VIỆN PHỤ sản NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.95 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HƯỚNG

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
KHỐI U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH
Chuyên ngành

: Sản phụ khoa

Mã số

: 60720131

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVPSNĐ

: Bệnh viện phụ sản Nam Định



BVPSTƯ

: Bệnh viện phụ sản Trung Ương

LNMTC

: Lạc nội mạc tử cung

PTMM

: Phẫu thuật mổ mở

PTNS

: Phẫu thuật mổ nội soi

UBT

: U buồng trứng

UTBT

: Ung thư buồng trứng


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Là tuyến sinh dục nữ, buồng trứng được hình thành từ rất sớm ở thời kỳ
bào thai, trong quá trình biệt hóa và phát triển, nó có thể phát sinh những rối
loạn và biểu hiện bệnh lý,trong đó hay gặp nhất là khối u buồng trứng. U
buồng trứng (UBT) là một trong những khối u thường gặp của hệ sinh dục nữ,
đứng thứ 2 về tần suất sau u xơ tử cung.Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào
từ trẻ em chưa thấy kinh đến người già sau mãn kinh.
U buồng trứng là một bệnh khá phổ biến và ngày càng có xu hướng
tăng lên, nhất là ung thư buồng trứng (UTBT) cả trên thế giới và ở Việt Nam.
U buồng trứng gồm nhiều loại, mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm. Do
đó, đây là một vấn đề khó về lâm sàng, mô học và tiên lượng vì tính chất đa
dạng của nó.
U buồng trứng thường diễn biến một cách âm thầm lặng lẽ, không có
dấu hiệu lâm sàng điển hình, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể gây ra các biến
chứng như xoắn u, vỡ u, chảy máu, hoại tử, chèn ép, ung thư hóa…
Việc chẩn đoán khối u buồng trứng thường không khó, nhưng tiên
lượng và cách xử trí lại phức tạp. Việc xử trí tùy thuộc vào tính chất khối u,
nhằm mục đích phòng ngừa các biến chứng, nhất là UTBT, đồng thời bảo tồn
chức năng sinh sản và các chức năng sinh dục khác của phụ nữ.
Bệnh viện phụ sản Nam Định (BVPSND) là bệnh viện chuyên khoa
hạng II. Trước đây điều trị khối u buồng trứng lành tính chủ yếu là mổ mở,
trong nhiều năm trở lại đây việc chẩn đoán và điều trị UBT tại BVPSND đã
có nhiều tiến bộ, đưa dần kỹ thuật mổ nội soi vào điều trị UBT và thái độ xử
trí cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên chưa có công trình nào

đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về chẩn đoán, điều trị cũng như phân
tích các nguyên nhân chẩn đoán nhầm UBT với các khối u khác về lâm sàng


6

và các phương pháp thăm dò, xét nghiệm nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao
chất lượng điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành:“ Nghiên cứu kết quả phẫu
thuật khối u buồng trứng ở bệnh viện phụ sản Nam Định trong ”
Với 2 mục tiêu :
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của khối u buồng trứng
được phẫu thuật tại bệnh viện phụ sản Nam Định .

2.

Nhận xét kết quả phẫu thuật khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ
sản Nam Định.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÀ MÔ HỌC CỦA BUỒNG
TRỨNG

1.1.1. Giải phẫu buồng trứng[7],[10]


Hình 1.1. Giải phẫu buồng trứng [27].
- Có 2 buồng trứng nằm trong hố buồng trứng, sát thành bên chậu

hông, cách eo trên 10 mm.
- Buồng trứng gắn vào mặt sau dây chằng rộng qua mạc treo buồng

trứng, là cơ quan duy nhất trong ổ bụng không có phúc mạc bao phủ.
- Hình dạng và kích thước:

+ Hình dạng: Buồng trứng có hình hạt thị hơi dẹt với hai mặt trong và
ngoài, hai cực trên và dưới.
+ Kích thước: Dài 4cm, rộng 2 cm, dày 1cm ở người trưởng thành.
+ Trọng lượng trung bình 6-8 gram
- Liên quan:


8

+ Mặt ngoài liên quan với thành bên chậu hông, nằm trong hố buồng
trứng. Hố buồng trứng được giới hạn bởi:
Phía trên là động mạch chậu ngoài
Phía sau là động mạch tử cung
Phía trước là nơi bám của dây chằng rộng vào thành chậu hông.
+ Mặt trong: Liên quan với vòi tử cung, ruột non, bên phải liên quan
với ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma.
- Các phương tiện giữ buồng trứng tại chỗ:

+ Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt sau
dây chằng rộng.
+ Dây chằng tử cung – buồng trứng: nối sừng tử cung với cực dưới

buồng trứng cùng bên.
+ Dây chằng vòi – buồng trứng: đi từ loa vòi tử cung đến cực trên
buồng trứng.
- Động mạch, tĩnh mạch, thần kinh:

+ Động mạch:
Động mạch buồng trứng tách trực tiếp từ động mạch chủ bụng cho
nhánh buồng trứng ngoài.
Nhánh buồng trứng trong tách từ động mạch tử cung.
+ Tĩnh mạch: đi kèm động mạch
+ Thần kinh: tách từ đám rối buồng trứng.
1.1.2. Sinh lý buồng trứng [6], [7], [12]
Buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết
- Ngoại tiết: Sản xuất ra noãn. Ở thai nhi tuần thứ 30, cả hai buồng

trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thủy. Đến tuổi dậy thì số lượng
nang trứng chỉ còn khoảng 300.000 – 400.000 nang. Trong suốt thời kì hoạt
động sinh dục của người phụ nữ chỉ có khoảng 400 nang phát triển tới chín và


9

phóng noãn, số còn lại bị thoái hóa. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thường
chỉ có một nang noãn phát triển thành nang De Graff. Dưới tác dụng của LH,
nang noãn phát triển nhanh, chín rồi xuất noãn, phần còn lại của nang noãn tại
buồng trứng sẽ dần dần biến thành hoàng thể. Đến cuối vòng kinh, hoàng thể
teo đi để lại sẹo trên buồng trứng.
- Nội tiết: Buồng trứng tiết ra hai hormon sinh dục chính là estrogen

và progesteron. Hoạt động nội tiết của buồng trứng chịu sự điều tiết của trục

Dưới đồi- Tuyến yên- Buồng trứng.
+ GnRH: Được bài tiết từ các tận cùng thần kinh nằm ở vùng lồi giữa,
thân của các nơron nàykhu trú ở nhân cung của vùng dưới đồi. GnRH kích
thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH.
+ FSH (hormon kích thích nang): do tuyến yên bài tiết, kích thích
nang noãn phát triển, kích thích sản xuất các estrogen.
+ LH (hormon vàng hóa): do tuyến yên bài tiết, LH phối hợp với FSH
làm nang noãn phát triển, chín, phóng noãn. LH tạo hoàng thể và dinh dưỡng
hoàng thể. Ngoài ra nó còn kích thích nang noãn và hoàng thể tổng hợp và bài
tiết hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron.
+ Estrogen: chủ yếu được bài tiết bởi buồng trứng, do các tế bào hạt ở
lớp áo trong của nang noãn tiết ra trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và hoàng
thể tiết ra ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.
+Progesteron: do buồng trứng bài tiết, ở phụ nữ không có thai,
progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của chu kỳ kinh
nguyệt. Nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt nang trứng và tuyến vỏ thượng thận
bài tiết một lượng nhỏ progesteron.
Người bình thường, nồng độ estrogen trong huyết tương ở nửa đầu của
chu kỳ kinh nguyệt giao động trong khoảng 158,74 – 268,73 pmol/l; ở nửa
sau của chu kỳ kinh nguyệt nồng độ này khoảng 236,14 – 325,69 pmol/l và


10

cao nhất vào giữa chu kỳ kinh nguyệt ( 725,18 – 925,28 pmol/l ). Nồng độ
progesteron là 2,228 nmol/l ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, trong nửa sau của
chu kỳ kinh nguyệt nồng độ progeteron tăng gấp 3-5 lần so với nửa đầu và
vào khoảng 7,89 – 13,27 nmol/l. Sự bài tiết hai hormon này chịu ảnh hưởng
của nồng độ LH tuyến yên. Khi nồng độ LH tăng sẽ kích thích các tế bào lớp
áo trong của nang noãn bài tiết estrogen, hoàng thể được nuôi dưỡng và sẽ bài

tiết nhiều progesteron. Ngược lại, nồng độ LH giảm thì estrogen được bài tiết
ít và khi tuyến yên giảm bài tiết LH, hoàng thể bị thoái hóa và progesteron
được bài tiết ra ít.
1.1.3. Cấu trúc mô học của buồng trứng [4], [17]
- Phôi thai: buồng trứng có nguồn gốc từ ụ sinh dục.
- Buồng trứng chia làm hai phần là vùng vỏ và vùng tủy
+ Vùng tủy: ở trung tâm, hẹp
+ Vùng vỏ: có hai lớp
Biểu mô: có nguồn gốc từ biểu mô phủ mầm tuyến sinh dục.
Mô liên kết: dưới lớp biểu mô, cấu tạo bởi các tế bào sợi non hình thoi
và các chất gian bào. Trong mô liên kết chứa các khối hình cầu gọi là các
nang noãn ở các lứa tuổi khác nhau từ nguyên thủy tới trưởng thành.
1.2. PHÂN LOẠI CÁC KHỐI U BUỒNG TRỨNG
1.2.1.Nang cơ năng buồng trứng
- Hình thành do rối loạn chức phận buồng trứng,không có tổn thương
giải phẫu, có nguồn gốc từ nang noãn. Là những nang nhỏ, vỏ mỏng, căng
nước. Nó là kết quả của sự căng giãn các khoang có nguồn gốc từ nang noãn
hay nang hoàng thể. Chưa có một thống kê nào về tỉ lệ gặp. Thường gặp ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ, đặc biệt ở tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Loại nang
này chỉ tồn tại ở một hoặc vài chu kỳ kinh nguyệt. Kích thước nang thường
không vượt quá 5 cm và có thể gây rối loạn kinh nguyệt [8], [32], [48].


11

- Nang bọc noãn: thường xuất hiện do rối loạn trục tuyến yên – buồng
trứng, làm cho nang De Graff vỡ muộn, tiếp tục lớn lên và chế tiết estrogen.
Dịch trong nang có màu vàng chanh. Thường gặp ở một bên buồng trứng,
kích thước khoảng 2 – 11 cm tuy nhiên ít khi vượt quá 8 cm, mặt nang nhẵn,
thành mỏng. Hiếm thấy xuất hiện ở trẻ em [34].

- Nang hoàng tuyến: lớn hơn nang bọc noãn, có thể gặp ở một hoặc hai
bên buồng trứng, vỏ nang mỏng, trong chứa dịch lutein do sự tăng cao hCG.
Hay gặp ở người bị chửa trứng, u nguyên bào nuôi hay bệnh nhân vô sinh
đang điều trị hormon hướng sinh dục liều cao [17], [34].
- Nang hoàng thể: sinh ra từ hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt hoặc
thai nghén, do hoàng thể không teo đi mà phát triển quá mức tạo thành nang,
dịch trong nang có thể gặp dịch máu cũ hoặc dịch vàng. Gặp nhiều trong 3
tháng đầu của thời kỳ thai nghén, đặc biệt chửa đa thai. Nang chế tiết nhiều
estrogen và progesteron. Nang này thường không có triệu chứng lâm sàng, đôi
khi gây kinh nguyệt không đều hay rong kinh [34], [50].
1.2.2. U thực thể buồng trứng
Có nhiều loại khối u buồng trứng, trong đó khoảng 80% u buồng trứng
là lành tính. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng, tại bệnh viện Từ
Dũ năm 2001 tỷ lệ u buồng trứng lành tính là 93,6 % [26]. Quách Minh Hiến
2004 nghiên cứu về khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản Trung Ương
trong 3 năm 2001 – 2003 tỷ lệ này là 83,4 % [15]
Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, các khối u buồng trứng được
chia làm 3 nhóm chính: u biểu mô, u tế bào mầm và khối u từ biểu mô đệm
sinh dục [8], [34], [56]
1.2.2.1. U biểu mô buồng trứng
Là khối u buồng trứng thường gặp nhất, chiếm khoảng 65 % các khối
u buồng trứng và khoảng 90% các khối u buồng trứng ác tính nguyên phát.


12

Các khối u này bắt nguồn từ lớp biểu mô phủ buồng trứng liên tiếp với lớp
trung biểu mô của khoang phúc mạc cơ thể. Theo Tổ chức y tế thế giới, các
khối u biểu mô buồng trứng gồm: u nang nước, u nang nhầy, u nang dạng lạc
nội mạc tử cung, u tế bào sáng và u Brenner [34].

- U nang nước: là dạng u hay gặp nhất, chiếm trên 50% các khối u

buồng trứng ác tính. Loại u này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở lứa
tuổi hoạt động sinh dục. Thường gặp ở một bên buồng trứng, khoảng 10 –
20% gặp ở cả hai bên buồng trứng. Mặt ngoài u thường nhẵn bóng, có thể có
mạch máu tăng sinh. Trong u chứa dịch vàng trong, đôi khi có máu, có thể có
vách hay có nhú [34], [56]
- U nang nhầy: chiếm khoảng 25 – 33% khối u biểu mô buồng trứng

và khoảng 15% các khối u buồng trứng. Các nghiên cứu gần đây cho rằng
phần lớn u nhầy buồng trứng là từ ngoài buồng trứng lan tới, u nhầy buồng
trứng thực tế chỉ chiếm 3-4 % các u biểu mô. Có khoảng 5% u nhầy trở thành
ác tính. Nhóm u này thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ và không gặp trong thời kỳ
thai nghén, lứa tuổi hay gặp nhất là xung quanh 40 tuổi. U nhầy thường to, vỏ
dày, có vách. Dịch trong u là dịch nhầy màu vàng [34], [56].
- U dạng lạc nội mạc tử cung ( LNMTC): chiếm khoảng 6 % các u

biểu mô. U dạng LNMTC chứa dịch màu nâu đen. Dạng u này hầu như không
gặp ở người lớn tuổi, gặp nhiều ở tuổi trẻ và có thể gây vô sinh [34].
- U tế bào sáng: là loại u rất hiếm gặp. Chiếm khoảng 3% các trường

hợp ung thư buồng trứng và khoảng 5-10 % các khối u buồng trứng ác tính
nguyên phát. Kích thước khối u thường lớn, đường kính trung bình khoảng
15cm [34].
- U tế bào chuyển tiếp hay u Brenner: hiếm gặp, thường nhỏ và lành

tính. Thường ở một bên,hiếm thấy xuất hiện ở hai bên buồng trứng, thường
nhỏ hơn 6 cm [34].



13


14

1.2.2.2. U tế bào mầm
Các khối u tế bào mầm đứng thứ hai trong các loại u thường gặp, sau u
biểu mô. Ở châu Âu và Bắc Mỹ có khoảng 20% các khối u buồng trứng xuất
phát từ tế bào mầm, ở châu Á và châu Phi tỷ lệ này cao hơn [34]. Chỉ có 2-3
% khối u tế bào mầm trở thành ác tính. Khối u buồng trứng ác tính xuất phát
từ tế bào mầm chiếm < 5 % ung thư buồng trứng. Khoảng 70-80 % u tế bào
mầm xuất hiện trước tuổi 20. Theo Ngô Văn Tài (2004) thì 63% khối u buồng
trứng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi có nguồn gốc từ tế bào mầm. U tế bào mầm
thường gặp nhất là u nang bì lành tính, trong nang chứa các tổ chức như lông,
tóc, xương, răng, tuyến bã... U tế bào mầm ác tính hay gặp là u loạn phát tế
bào mầm.
- U loạn phát tế bào mầm: là loại u tế bào mầm ác tính nguyên phát

thường gặp. Tuổi hay gặp là dưới 30 tuổi, thường ở một bên buồng trứng,
khoảng 10% xuất hiện ở 2 bên. Có thể gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng
do khối u to [34].
- U túi noãn hoàng: là loại u tế bào mầm ác tính hay gặp thứ hai, gặp

nhiều ở nhóm từ 20-30 tuổi, rất hiếm gặp ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh.
Bệnh nhân bị loại u này thường thấy bụng to nhanh và đau bụng vì u to nhanh.
- U nang bì: gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi trẻ. U có

kích thước nhỏ hoặc trung bình, bề mặt nhẵn, thành dày hơn và thường ở một
bên buồng trứng, có khoảng 10-15 % gặp ở hai bên buồng trứng. Trong long u
chứa các tổ chức lông, tóc, móng…[34].

1.3.2.3. U mô đệm – dây sinh dục
Là u phát triển từ mô đệm của dây sinh dục và chiếm khoảng 5-8 %
khối u buồng trứng. Loại u này thường gây rối loạn nội tiết và có thể làm rối
loạn phát triển giới hay rối loạn kinh nguyệt [34].


15

Các u này gồm:
- U tế bào hạt, tế bào vỏ
- U tế bào Sertoli-Leydig
- Thecomas, fibromas
- Gonandoblastom

1.2.2.4. Các u từ tổ chức liên kết của buồng trứng
Hiếm gặp, gồm u xơ lành tính hoặc sarcom.
1.2.2.5. Các khối u di căn đến buồng trứng
1.3. CHẨN ĐOÁN U BUỒNG TRỨNG
Để chẩn đoán u buồng trứng thường không khó, dựa vào thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng. Vấn đề đặt ra là phân biệt được u buồng trứng thực
thể hay cơ năng và đặc biệt là có ung thư buồng trứng hay không, để có
hướng điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho từng trường hợp
cụ thể.
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
1.3.1.1. Triệu chứng cơ năng
Đa số u buồng trứng khi còn nhỏ thường không gây triệu chứng gì, tiến
triển âm thầm và không có triệu chứng đặc trưng, nó chỉ gây nên các triệu
chứng mơ hồ thoáng qua làm người bệnh không để ý nên rất khó xác định u
bắt đầu xuất hiện từ khi nào. Khi u to dần lên, người bệnh có thể thấy đau tức
nặng hoặc âm ỉ vùng hạ vị, có khi thấy bụng to hoặc tự sờ thấy khối u vùng hạ

vị, khi u quá to chèn ép vào vùng lân cận gây rối loạn đại tiểu tiện, phù hai chi
dưới, ứ nước đài bể thận...[2], [29], [52]. Không ít trường hợp đến khám vì rối
loạn kinh nguyệt, thống kinh hay vô sinh. Một số khác đến viện với bệnh cảnh
cấp như xoắn, vỡ nang... [16], [37], [45], khám thấy đau bụng nhiều, dữ dội,
từng cơn hoặc liên tục ở vùng hạ vị, kèm theo buồn nôn, nôn, ít gặp có thể
choáng. Tỷ lệ u buồng trứng ác tính bị xoắn là 2,5 % [45].


16

Burnet L.S và cộng sự nghiên cứu trên 34 người bệnh u buồng trứng
xoắn thấy 100% là đau bụng, trong đó 16 trường hợp đau đột ngột và 18
trường hợp đau từ từ tăng dần, 60% buồn nôn và nôn, 15 % có cảm giác tức
nặng vùng hạ vị, 8% rối loạn kinh nguyệt, 7% có rối loạn tiểu tiện, 7% ỉa chảy
và 6% táo bón, 2% choáng [38].
Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu gặp không nhiều, chủ yếu do các u mô
đệm sinh dục gây nên, thường là các dấu hiệu nội tiết như dậy thì sớm, nam
hóa...[5], [16], [39].
Tuổi cũng là một yếu tố để tiên lượng tính chất ác tính của u buồng
trứng. Ung thư dòng tế bào mầm chủ yếu gặp ở tuổi trẻ và có tới 84% u tế bào
mầm ở trẻ dưới 10 tuổi là ác tính. Ngược lại ung thư biểu mô buồng trứng
nguyên phát lại chủ yếu gặp ở người tiền mãn kinh và mãn kinh [31], [39].
1.3.1.2. Triệu chứng thực thể
Thể trạng chung hầu như bình thường trừ trường hợp có cấp tính hoặc
ung thư hóa.
Thăm khám ngoài kết hợp thăm trực tràng và âm đạo nhằm xác định:
- Đặc điểm của u:

+ Vị trí khối u: ở một bên hay cả hai bên buồng trứng.
+ Mật độ khối u: mềm căng (dạng nang), rắn chắc (dạng đặc) hay

dạng hỗn hợp.
+ Kích thước khối u.
+ Mức độ di động và ranh giới của u.
+ Bề mặt khối u nhẵn hay xù xì, mối liên quan với tử cung và phần phụ.
- Đau khi sờ nắn hay đau khi có biến chứng xoắn, bán xoắn, mắc kẹt,

chèn ép.


17

- Tình trạng bụng như phản ứng thành bụng, dịch cổ trướng, bánh mạc

nối lớn (mạc nối lớn bị tổn thương do tổ chức ung thư xâm lấn nên tạo thành
một khối dày cứng có thể phát hiện trên lâm sàng ) [53].
Ngoài ra khám thực thể còn phát hiện các triệu chứng tiết niệu, tiêu
hóa, sự lan tràn của tổ chức ung thư nếu có như tràn dịch màng phổi, hạch
thượng đòn, xâm lấn bàng quang, trực tràng, âm đạo, di căn phổi, gan...
Với UTBT giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, suy dinh
dưỡng nặng, rối loạn nước, điện giải. Hình ảnh lâm sàng điển hình là bụng
căng to, mất hết tổ chức mỡ dưới da và ở mặt, mất nước làm mắt trũng, da
nhăn nheo tạo nên bộ mặt điển hình gọi là “ bộ mặt buồng trứng” [46]
Một số triệu chứng ít gặp hơn:
+ Hội chứng Demon-Meigs: u xơ buồng trứng và tràn dịch đa màng
( màng phổi, màng bụng ).
+ U buồng trứng kèm hội chứng cường giáp: do u sản xuất chất giống
TSH kích thích tuyến giáp gây nên hội chứng cường giáp.
+ Các triệu chứng nội tiết dậy thì sớm, các rối loạn kinh nguyệt, nam
tính hóa...
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

1.3.2.1. Siêu âm
Ngày nay siêu âm hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn
đoán u buồng trứng, đây là phương pháp thăm dò chính, chẩn đoán nhanh, tùy
thuộc vào kích thước và tính chất u mà cho những hình ảnh khác nhau. Nên
kết hợp cả ba phương pháp siêu âm: đường bụng, đường âm đạo, doppler màu
để xác định bản chất khối u [5], [9], [55]:
- U nang nước dạng một thùy, bờ rõ, mỏng, ít khi có vách, dịch trong

nang có âm vang đồng nhất.


18

- U nang nhầy thường to hơn, thành dày và thường có vách, dịch trong

nang có âm vang thưa.
- U nang bì chẩn đoán khó khăn hơn vì hình ảnh trên siêu âm rất đa

dạng, âm vang không đồng nhất, có vùng tăng âm. Nếu có hình ảnh mảnh
răng, sụn dễ thấy trên siêu âm thì việc chẩn đoán dễ dàng hơn.
- U nang dạng lạc nội mạc tử cung thường có thành hơi dày, dịch trong

nang âm vang thưa, không đồng nhất.
- Các u dạng đặc có nhiều hình ảnh khác nhau, thường đậm âm, đồng

nhất, có khi không đồng nhất hoặc có nang bên trong.
- Các tổn thương ác tính về nguyên tắc là bờ không đều, có vách, sùi

trong và ngoài u, nhiều khi kèm dịch cổ chướng. Khi siêu âm doppler màu các
mạch máu trong u có độ trở kháng thấp thường là gợi ý của dấu hiệu ác tính.

Tuy nhiên chỉ có xét nghiệm tổ chức học mới cho phép xác định bản chất u vì
một u có vể bình thường thì lại là ác tính và ngược lại một u nang bì nhầm
thành ung thư.
Hiện nay nhiều tác giả dựa vào siêu âm để phân loại tiền phẫu u buồng
trứng dựa vào đặc điểm khối u trên siêu âm (theo thang điểm của Sason AM),
sơ bộ đánh giá được khối u lành tính hay ác tính [55]
Điểm Mặt trong vỏ u
Độ dày vỏ u
Vách trong u
Âm vang u
1
Nhẵn
Dầy < 3mm
Không vách
Không âm vang
Không đều < Dầy > 3mm
Dầy < 3mm
Thưa âm vang
2
3mm
Không đều > Khó xác định, Dầy > 3mm
Thưa âm, có
3
3mm
phần lớn là đặc
vùng đặc âm
Khó xác định,
Âm vang hỗn
4
phần lớn là đặc

hợp
5
Đậm âm
Tổng
Cho điểm từng yếu tố trong bảng điểm, cộng lại nếu trên 9 điểm thì
nhiều khả năng ác tính và ngược lại thường lành tính.


19

1.3.2.2. Soi ổ bụng [13], [14], [55]
Nội soi ổ bụng có khả năng xác định bản chất khối u lành tính hay ác
tính với độ chính xác cao. Khối u ác tính có bề mặt sần sùi, gồ ghề, nhiều
mạch mau tăng sinh, có dịch trong ổ bụng. Khối u lành tính có bề mặt nhẵn, trơn
láng, không có mô sùi và không có dịch ổ bụng ( trừ hội chứng Demon-Meigs).
Tuy nhiên cần phân biệt u buồng trứng cơ năng có kích thước nhỏ, vỏ mỏng,
mạch máu nhiều và có hình san hô, vòi tử cung và dây chằng tử cung vòi bình
thường. Phương pháp này còn có giá trị chẩn đoán phân biệt với các tổn thương
khác như: ứ nước vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung...
Hiện nay, việc chọc hút u hoặc nang buồng trứng để sinh thiết trong
phẫu thuật nội soi là một phương pháp chẩn đoán có giá trị, tuy vậy một số
thầy thuốc chuyên khoa ung thư khuyên không nên sử dụng vì sự chính xác
chưa tối ưu, nên có nhiều khả năng làm cho tế bào ung thư lan tràn vào ổ
bụng. Nhưng ngược lại, nhiều phẫu thuật viên sản phụ khoa ưa dùng với mục
đích theo dõi phẫu thuật lần sau giữa các đợt điều trị nội khoa.
1.3.2.3. X quang [5], [20]
- Chụp bụng không chuẩn bị thường không rõ, có thể thấy vết vôi hóa,
hình ảnh răng, xương sụn nếu là u nang bì, nếu chụp tử cung – vòi tử cung
thấy vòi tử cung giãn và kéo dài. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của siêu
âm và nội soi, phương pháp chẩn đoán u buồng trứng bằng X quang ít được

sử dụng.
- X quang phổi: Đánh giá có di căn phổi hay không ( tràn dịch màng
phổi, dấu hiệu “ thả bóng bay ” ở phổi ).
- Chụp thận tĩnh mạch ( UIV – urographie intra veneuse ) thường chỉ áp
dụng khi khối u to gây chèn ép niệu quản hoặc cần phân biệt với nang thận.
- Chụp khung đại tràng có barit để chẩn đoán phân biệt với u đại tràng.


20

- Chụp CT scanner bụng và chụp cộng hưởng từ ( MRI ) đáng giá mức độ
xâm lấn và di căn ổ bụng của ung thư buồng trứng, tuy nhiên giá thành rất cao.
1.3.2.4. Các xét nghiệm tế bào học
- Tế bào dịch ổ bụng: phương pháp này có giá trị để chẩn đoán giai
đoạn và tiên lượng UTBT, đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và theo
dõi sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp u ác tính nào
cũng xuất hiện dịch cổ trướng. Khả năng phát hiện tế bào ung thư trong dịch
cổ trướng hoặc dịch rửa ổ bụng là 54 - 96 % các trường hợp UTBT [18].
1.3.2.5. Các chất chỉ điểm (tumor marker) của UTBT
Một vài UTBT sản xuất các kháng nguyên gọi là các chất chỉ điểm ung
thư và có thể phát hiện trong máu. Các nhà nghiên cứu hy vọng sử dụng các
chất chỉ điểm ung thư này để sàng lọc người bệnh có nguy cơ UTBT khi mà
việc chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm gặp khó khăn trên lâm sàng.
Các chất chỉ điểm ung thư còn là một trong những xét nghiệm cận lâm
sàng có giá trị góp phần chẩn đoán UTBT, đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi
sự tái phát của UTBT. Có nhiều chất chỉ điểm khác nhau, mỗi chất chỉ điểm
lại đặc hiệu cho từng loại UTBT khác nhau:


CA 125 (Carcinoma Antigen) [24], [46]: gặp ở 80 – 85 % ung thư biểu mô

buồng trứng. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa sự xuất
hiện UBT và nồng độ CA 125 trong máu để tiên lượng tiến triển của UBT là
lành hay ác tính, mối tương quan đó được thể hiện như sau:
- UBT + CA 125 máu < 35 UI/ml: 86,7 % là UBT lành tính.
- UBT + CA 125 máu > 35 UI/ml: 53,8 % là UTBT.
- CA 125 tăng cao ở 80 % trường hợp UTBT giai đoạn III – IV [18], [35].

Nếu sau điều trị UTBT mà CA 125 giảm dần rồi trở về bình thường
chứng tỏ đã lấy bỏ hết tổ chức ung thư, tiên lượng tốt và ngược lại. Thông
thường CA 125 trở về bình thường sau 3 tháng.


21

Tuy vậy CA 125 vẫn có thể tăng trong một số bệnh ung thư khác như:
ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng,
trong thai kì, khi đang hành kinh hoặc một số bệnh khác như tràn dịch màng
tim, tràn dịch màng phổi…


HE4 (Human Epididymis Protein 4): Là kháng nguyên mào tinh hoàn người
do Kirchoff và cộng sự phát hiện vào năm 1991, tuy nhiên chức năng chưa
được biết rõ.
Năm 1999, Schummer chứng minh HE4 tăng cao trong ung thư
buồng trứng.
Năm 2007, Moore và cộng sự chứng minh HE4 là dấu hiệu sinh học
bướu hiệu quả nhất trong UTBT giai đoạn sớm.
HE4 sản sinh nhiều trong UTBT dạng tiết thanh dịch, dạng lạc nội mạc
tử cung, dạng tế bào sáng.
HE4 độc lập với CA – 125, tốt hơn so với CA – 125 nhưng sự kết hợp

cho nhiều thông tin hơn so với dùng đơn lẻ.
HE4 một mình có độ nhạy 78%, độ đặc hiệu là 95%.
Năm 2008, FDA chấp thuận để theo dõi điều trị ung thư.



Kháng nguyên ung thư bào thai alphafoetoprotein (αFP)
αFP là một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 70000 dalton,
được Abelev và cộng sự nhát hiện vào năm 1963 ở trong máu chuột bị ung
thư gan, ngoài ra αFP còn cso trong huyết thanh bào thai của nhiều động vật
có vú (khỉ, mèo, chuột nhắt...) ở trong huyết thanh bào thai người αFP xuất
hiện từ tuần lễ thứ 10 – 20, sau đó đậm độ giảm dần và biến mất vài ngày sau
sinh. Ngày nay với sự phát triển của Y học, kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
(RIA) đã giúp phát hiện αFP với nồng độ thấp ở những bệnh nhân ung thư
dòng tế bào mầm buồng trứng là ung thư bào thai và u túi noãn hoàng.



HCG: (Human Chorionic Gonadotropin) [9], [33].


22

Thông thường hCG được dùng để đánh giá hiệu quả của việc điều trị
bệnh lý u nguyên bào nuôi (Chorio carcinoma) và một vài loại ung thư tế bào
mầm khác của buồng trứng tiết ra. Bởi vậy ít được sử dụng, càng ít sử dụng
cho người bệnh có độ tuổi quá cao.


Một số chất đánh dấu khác ít áp dụng như CA 19.9 có thể sử dụng trong ung

thư dịch nhày khi CA 125 chưa đủ mạnh [9], [33]. Ngoài ra CEA (Carcino
embryonaire antigen) trong các tổ chức UTBT có nguồn gốc bào thai phát
triển [9], [39].
1.3.3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh
Chẩn đoán giải phẫu bệnh có vai trò rất quan trọng cho biết bản chất
khối u, lành tính hay ác tính, phân loại UBT theo mô học. Kết quả chẩn đoán
giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán UBT nói chung và UTBT
nói riêng, qua đó góp phần vào thái độ xử trí đối với UBT.
Chính vì sự phức tạp trong nguồn gốc phát sinh khối u nên đã có nhiều
bảng phân loại khối u buồng trứng được đưa ra nhằm mục đích làm cơ sở cho
nghiên cứu so sánh và thống nhất về mặt danh pháp. Tổ chức y tế thế giới
(WHO – World Health Organization) đưa ra một bảng phân loại mô bệnh học
khối u buồng trứng được chia làm 7 loại lớn như sau:
- U biểu mô bề mặt (Surface epithelial stromal tumors)

+ U nang thanh dịch (Serous tumors)
Lành tính, ác tính và ác tính giới hạn
+ U nang nhầy (Mucinous tumors)
Lành tính, ác tính và ác tính giới hạn
+ U nang dạng lạc nội mạc (Endometrioid tumors including variants)
Lành tính, ác tính và ác tính giới hạn


23

+ U tế bào chuyển tiếp (Transitional cell tumor). Tuýp không thuộc
Brenner và tuyp Brenner.
+ U không phân loại và không biệt hóa (Undifferentiated and unclassified
tumors).
- U mô đệm dây sinh dục (sexcord – stromal tumors)


+ U tế bào hạt.
+ U tế bào vỏ.
+ U tế bào Leydig – Sertoli.
+ U tế bào đệm – dây sinh dục hỗn hợp hoặc không phân loại được.
- U tế bào mầm (Germ cell tumors)

+ U loạn phát tế bào mầm.
+ U bào thai.
+ Choriocarcinoma nguyên phát buồng trứng.
+ U túi noãn hoàng.
+ U quái non (chưa thành thục).
+ U quái biệt hóa gồm u nang bì và u tuyến giáp buồng trứng.
+ U tế bào mầm hỗn hợp.
- U nguyên bào tuyến sinh dục
- U không đặc hiệu của buồng trứng
- U không phân loại
- U di căn


Đối với UTBT, chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các phương
pháp và xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá sự phát triển tại chỗ, sự xâm lấn
các cơ quan lân cận và di căn xa của tổ chức ung thư. Áp dụng cách phân loại
của Hội nghị toàn thể Liên đoàn quốc tế về Sản phụ khoa ( FIGO ) để chẩn
đoán giai đoạn UTBT.
Giai đoạn I: Tổ chức ung thư có giới hạn ở buồng trứng


24


Ia: Tổ chức ung thư giới hạn ở một buồng trứng, vỏ buồng
trứng không tổn thương hoặc không có khối u trên bề mặt buồng trứng, không
có tế bào ác tính trong dịch ổ bụng hoặc dịch rửa ổ bụng.
Ib: Tổ chức ung thư giới hạn ở 2 buồng trứng, vỏ buồng
trứng không tổn thương hoặc không có khối u trên bề mặt buồng trứng, không
có tế bào ác tính trong dịch ổ bụng hoặc dịch rửa ổ bụng.
Ic: Tổ chức ung thư giới hạn ở một hoặc hai bên buồng trứng
với một trong những yếu tố sau: vỏ buồng trứng đã bị phá vỡ, u trên bề mặt
buồng trứng, thấy tế bào ác tính trong dịch ổ bụng hoặc dịch rửa ổ bụng.
Giai đoạn II: Tổ chức ung thư xâm lấn 1 hoặc 2 bên buồng trứng có
xâm lấn chậu hông.
IIa: Tổ chức ung thư xâm lấn hoặc di căn vào tử cung hoặc
vòi tử cung, không có tế bào ác tính trong dịch ổ bụng hoặc dịch rửa ổ bụng.
IIc: Tổ chức ung thư xâm lấn chậu hông ( như IIa hoặc IIb )
với tế bào ung thư trong dịch ổ bụng hoặc trong dịch rửa ổ bụng.
Giai đoạn III: Tổ chức ung thư xâm lấn một hoặc hai bên buồng trứng với
xác nhận vi thể có di căn màng bụng ngoài chậu hông hoặc di căn hạch vùng.
IIIa: Vi thể có di căn ổ bụng ngoài chậu hông.
IIIb: Đại thể có di căn ổ bụng ngoài chậu hông với kích thước
lớn nhất dưới 2 cm.
IIIc: Di căn ổ bụng ngoài chậu hông lớn hơn 2 cm và hoặc di
căn hạch vùng.
Giai đoạn IV: Tổ chức ung thư di căn xa ( trừ di căn ổ bụng ).
1.4. BIẾN CHỨNG CỦA KHỐI U BUỒNG TRỨNG
1.4.1. Xoắn u
Đây là biến chứng hay gặp nhất.Theo y văn, tỷ lệ xoắn khối u gặp ở
buồng trứng phải nhiều hơn. Xoắn có thể xảy ra ở bất kỳ loại u nào, không kể


25


kích thước bao nhiêu nhưng thường xuất hiện ở những u không dính, kích
thước không quá to (thường khoảng 8 đến 10 cm), có cuống dài. Về bản chất
u thì u bì hay bị gặp xoắn nhất. Khi bị xoắn, các tĩnh mạch ở cuống u bị tắc
trước tiên trong khi máu động mạch vẫn vào được trong khối u đẫn đến ứ máu
trong khối u, có thể dẫn tới vỡ u. Biểu hiện lâm sàng của xoắn khối u buồng
trứng là tình trạng đau bụng cấp tính, kèm theo có thể có nôn hay buồn nôn,
tình trạng toàn thân ít bị ảnh hưởng, đôi khi có trường hợp choáng. Chẩn đoán
dựa vào lâm sàng, lâm sàng khám thấy khối u cạnh tử cung, rất đau , di động
thường hạn chế. Kết hợp với các thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán xác
định và cần mổ cấp cứu.
1.4.2. Chảy máu trong u và vỡ u
Thường phối hợp với tình trạng xoắn, cũng có khi khối u vỡ tự nhiên
hay do một sang chấn nào đó, đôi khi u vỡ khi đang thăm khám qua đường
âm đạo, đặc biệt khối u ác tính.
1.4.3. Nhiễm khuẩn
Khối u có thể bị bội nhiễm, tình trạng này hay gặp ở u nang bì, nó cũng
tạo ra bệnh cảnh đau bụng cấp tính làm ta dễ nhầm với ứ mủ vòi trứng.Biểu
hiện lâm sang là bệnh cảnh sốt cao, có khi rét run, xét nghiệm bạch cầu tăng
cao,bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Khám thấy khối u cạnh tử cung, di động
hạn chế, ấn rất đau. Nếu không được điều trị khối u có thể vỡ vào ổ bụng gây
viêm phúc mạc.


×