Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm của PHỤ nữ PHÁ THAI lặp lại có TUỔI THAI ≤12 TUẦN tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.85 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THUỲ LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ
PHÁ THAI LẶP LẠI CÓ TUỔI THAI 12 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THUỲ LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ
PHÁ THAI LẶP LẠI CÓ TUỔI THAI 12 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành : Sản phụ khoa
Mã số



: 8720105

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Quảng Bắc

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT

: Biện pháp tránh thai

BVPSTW

: Bệnh viện Phụ sản Trung ương



: Cao đẳng

ĐH

: Đại học

ĐTNC

: Đối tương nghiên cứu


HS-SV

: Học sinh – Sinh viên

PT

: Phá thai

PTTH

: Phổ thông trung học

SKSS/KHHGĐ

: Sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình

THCS

: Trung học cơ sở

CNTC

: Chửa ngoài tử cung

MDTT

: Miếng dán tránh thai



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Chẩn đoán thai nghén 3 tháng đầu..........................................................3
1.1.1. Các dấu hiệu cơ năng........................................................................3
1.1.2. Các dấu hiệu thực thể........................................................................3
1.1.3. Cận lâm sàng:....................................................................................4
1.2. Các phương pháp tính tuổi thai đến 12 tuần...........................................6
1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng..................................6
1.2.2. Dựa vào siêu âm................................................................................6
1.2.3. Dựa vào chiều cao tử cung:...............................................................6
1.3. Định nghĩa phá thai, các phương pháp phá thai, tai biến phá thai..........7
1.3.1. Định nghĩa.........................................................................................7
1.3.2. Phương pháp nội khoa......................................................................7
1.3.3. Phương pháp ngoại khoa...................................................................8
1.4. Tai biến phá thai....................................................................................10
1.5. Các biện pháp tránh thai [19]...............................................................11
1.5.1. Biện pháp tránh thai truyền thống...................................................12
1.5.2. Biện pháp tránh thai hiện đại..........................................................13
1.6. Tình hình phá thai trên thế giới và Việt Nam........................................16
1.6.1. Tình hình phá thai trên thế giới.......................................................16
1.6.2. Tình hình phá thai ở Việt Nam........................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................22


2.2. Thời gian và địa điểm...........................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................22
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................22
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................23
2.5. Các biến số nghiên cứu.........................................................................23
2.6. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................27
2.7. Vấn đề đạo đức của đề tài.....................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................28
3.1. Tình hình phá thai tại Trung tâm tư vấn SKSS-KHHGĐ, Bệnh viện Phụ
sản Trung ương..........................................................................................28
3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................28
3.2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................28
3.2.2. Tiền sử PT của ĐTNC.....................................................................29
3.2.3. Phân nhóm tuổi thai của lần PT này...............................................30
3.3. Lý do PT và lựa chọn phương pháp PT lần này....................................30
3.4. Kiến thức về hậu quả PT và BPTT của ĐTNC.....................................31
3.5. Thực hành về các BPTT của ĐTNC.....................................................33
3.7. Các yếu tố liên quan đến hành vi PTLL................................................35
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ phá thai an toàn trong giai đoạn 2010-2014..........................18
Bảng 3.1. Tỷ lệ phá thai tại Trung tâm tư vấn SKSS-KHHGĐ, BVPSTW....28
Bảng 3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................28
Bảng 3.3. Tiền sử PT của ĐTNC....................................................................29
Bảng 3.4. Khoảng cách từ lần phá thai gần nhất đến lần này.........................29

Bảng 3.5. Tuổi thai của lần PT này.................................................................30
Bảng 3.6. Lý do PT.........................................................................................30
Bảng 3.7. Tỷ lệ lựa chọn phương pháp PT cho lần PT này.............................30
Bảng 3.8. Lý do lựa chọn phương pháp PT nội khoa......................................31
Bảng 3.9. Lý do lựa chọn phương pháp PT ngoại khoa..................................31
Bảng 3.10. Kiến thức về hậu quả PT của ĐTNC............................................31
Bảng 3.11. Số BPTT mà ĐTNC biết...............................................................32
Bảng 3.12. Kiến thức về BPTT của ĐTNC.....................................................32
Bảng 3.13. Số BPTT mà ĐTNC biết...............................................................33
Bảng 3.14. Nguồn tiếp cận thông tin về BPTT của ĐTNC.............................33
Bảng 3.15. BPTT áp dụng sau lần PT gần đây nhất........................................33
Bảng 3.16. BPTT áp dụng ở lần có thai này...................................................34
Bảng 3.17. Lý do không sử dụng BPTT ở lần mang thai này của ĐTNC......34
Bảng 3.18. BPTT được ĐTNC lựa chọn sau lần PT này................................34
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và số lần PT..................................35
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa học vấn và số lần PT.....................................35
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với số lần PT.............................35
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi kết hôn và số lần PT...............................36
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa số con hiện có và số lần PT...........................36
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa sự hiểu biết về hậu quả PT và số lần PT.......36
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa sự hiểu biết về các BPTT và số lần PT..........37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phá thai là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe được cộng
đồng toàn thế giới quan tâm và theo dõi, đặc biệt là các nước đang phát triển,
tỷ lệ gia tăng khi có thực trạng sống thử trước hôn nhân. Phá thai để kiểm soát
sự sinh sản là lựa chọn không mong muốn đối với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ

đi phá thai nhiều lần trở nên phổ biến ở nhiều nước sau khi phá thai được hợp
pháp hoá [1] [2]. Những năm gần đây, phá thai lặp lại chiếm một phần lớn
trong các trường hợp phá thai với tỷ lệ từ 29,3-50% [1], [2].
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới được chính phủ cho
phép thực hiện phá thai tại các cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân có
giấy phép. Tuy nhiên, các số liệu thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy tình
trạng phá thai ở Việt Nam là một tồn tại đáng lo ngại. Tổ chức Y tế thế giới
đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5
nước có tỉ lệ phá thai cao nhất trên thế giới, với số lượng khoảng hơn 300.000
ca mỗi năm [3].
Phá thai được đánh giá là phương pháp tương đối an toàn, tuy nhiên vẫn
tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ cũng như tương lai sản khoa, nguy cơ của nững lần
phá thai sau cao hơn lần đầu như một số nghiên cứu đã báo cáo [4]. Khoảng 13%
tử vong bà mẹ liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử
vong khoảng 67.000 ca mỗi năm [5]. Ở Việt Nam, dịch vụ phá thai theo yêu cầu
ngày càng phổ biến rộng rãi, số trường hợp phá thai tăng lên nhanh chóng. Theo
cục thống kê Việt Nam, tỷ lệ phá thai là 45/100 sinh sống và có khoảng 300.000
trường hợp phá thai / năm [6].
Hàng năm, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận từ 7000-8000 ca phá
thai, hầu hết phụ nữ đi phá thai là ở độ tuổi sinh đẻ, một số ở tuổi vị thành niên.
Tuy nhiên, vấn đề là có nhiều phụ nữ phá thai hơn một lần. Tại Trung tâm tư vấn


2

SKSS-KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ này là 42% [7]. Đây là
một tỷ lệ khá cao và là vấn đề của xã hội. Tuy nhiên vấn đề này chưa được
nghiên cứu rộng rãi. Phụ nữ có kiến thức, thái độ, hành vi như thế nào với vấn đề
phá thai? Các yếu tố gì dẫn đến hành vi phá thai lặp lại?
Do đó, nhằm tìm ra các yếu tố có liên quan tới phá thai lặp lại – đặc biệt là

các yếu tố có thể can thiệp được, giúp làm giảm tỷ lệ phá thai lặp lại nói riêng và
tỷ lệ phá thai nói chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm của phụ nữ phá thai lặp lại có tuổi thai 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương”
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả đặc điểm chung của những phụ nữ phá thai lặp lại có tuổi thai 12
tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2019.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi phá thai ở nhóm phụ nữ trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chẩn đoán thai nghén 3 tháng đầu
1.1.1. Các dấu hiệu cơ năng
Đó là những thay đổi chung có liên quan đến tình trạng có thai
- Tắt kinh: chỉ đối với phụ nữ khoẻ mạnh, kinh nguyệt đều từ trước đến nay.
- Nghén: là những thay đổi của người phụ nữ do tình trang có thai gây
nên. Nghén được biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi về khứu
giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.
+ Thay đổi về vị giác: chán ăn hoặc thích ăn những thức ăn khác
(chua, cay, ngọt,…). Buồn nôn hoặc nôn vào buổi sáng, nhạt miệng, tăng tiết
nước bọt
+ Thay đổi về khứu giác: sợ một số mùi mà trước đó không sợ: có thể

là mùi thơm, mùi thuốc lá.
+ Thay đổi về tiết niệu: đái nhiều lần, đái rắt.
+ Thay đổi về tâm lý: dễ bị kích thích, kích động, hay cáu gắt, lo sợ.
+ Thay đổi về thần kinh: buồn ngủ, ngủ gà, ngủ nhiều, có khi mất ngủ,
mệt mỏi, chóng mặt [8].
1.1.2. Các dấu hiệu thực thể
- Vú: to lên nhanh, quầng và đầu vú thâm lại, hạt Montgomery nổi rõ,
nổi tĩnh mạch, có thể có sữa non.
- Thân nhiệt: thường trên 37C
- Da: xuất hiện sắc tố ở da, mặt, bụng, có đường nâu ở bụng
- Bụng: bụng dưới to dần lên
- Bộ phận sinh dục:
+ Niêm mạc âm đạo và cổ tử cung tím lại so với màu hồng lúc bình
thường không có thai.


4

+ Cổ tử cung không thay đổi về hình thái và kích thước, nhưng vị trí có
thể thay đổi chút ít và đặc biệt là mềm ra. Thực tế trong những tháng đầu cổ tử
cung mềm không rõ lắm, chỉ từ tháng thứ tư cổ tử cung mới mềm hoàn toàn.
+ Thân tử cung: những thay đổi ở thân tử cung là những dấu hiệu quan
trọng nhất để chẩn đoán.
Thể tích to dần theo sự phát triển của thai, chỗ rau bám có thể thấy hơi
phình hơn chỗ khác. Thân tử cung phát triển đều làm cho hình thể của thân tử
cung như một hình cầu mà ta có thể chạm đến thân tử cung khi để ngón tay ở
túi cùng bên âm đạo. Đó là dấu hiệu Noble.
Mật độ tử cung mềm rõ rệt khi khám có thể thấy tử cung co bóp, là đặc
tính của tử cung khi có thai nên đó là một dấu hiệu có giá trị. Ở chỗ làm tổ
của trứng có thể thấy tử cung hơi phình hơn một chút, làm cho tử cung mất

đối xứng theo trục dọc của nó. Gọi là dấu hiệu Piszkacsek.
Eo tử cung mềm, cổ tử cung mềm từ lỗ ngoài vào đến eo, khám sẽ thấy
hình như thân tử cung và cổ tử cung không dính liền nhau nữa mà là hai khối
riêng biệt. Đó là dấu hiệu Hegar.
1.1.3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm hCG: thai nghén được xác định bởi sự hiện diện của hCG
trong máu hay nước tiểu, thường chỉ làm trong những ngày đầu của thời kỳ
thai nghén khi các triệu chứng lâm sàng chưa rõ ràng, hoặc cần chẩn đoán
phân biệt với các trường hợp bệnh lý.
+ Xét nghiệm định tính (xét nghiệm nước tiểu)
Các xét nghiệm nước tiểu không đắt và thường có sẵn. Do đó khi nghi
ngờ có thai, nhân viên y tế nên sử dụng những xét nghiệm này. Xét nghiệm
nước tiểu cần khoảng 3-5 giọt nước tiểu để xác định kết quả. Màu của các
vùng này sẽ thay đổi sau 3-5 phút. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, chỉ một


5

vạch màu xuất hiện, nếu kết quả dương tính thì sẽ có 2 vạch màu xuất hiện.
Nồng độ hCG trong nước tiểu là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của xét
nghiệm. Tuy nhiên, những xét nghiệm hiện nay thường có độ nhạy rất cao, có
thể phát hiện được với nồng độ thấp ở mức 25mIU hoặc 1500mIU. Những xét
nghiệm có độ nhạy cao (mức 25mIU) có thể cho kết quả dương tính vào thời
điểm bắt đầu chậm kinh. Xét nghiệm có độ nhạy ở mức 1500mIU có thể cho
kết quả dương tính vào thời điểm mà có thể phát hiện thấy túi thai bằng siêu
âm với đầu dò âm đạo, thai khoảng 5 tuần tuổi.
+ Xét nghiệm định lượng (xét nghiệm máu)
Xét nghiệm định lượng máu có thể phát hiện hCG ở nồng độ 2mIU/ml,
khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng. Định lượng hCG có thể giúp dự đoán tình
trạng hỏng thai và chẩn đoán chửa ngoài tử cung. Trong thai nghén bình

thường, lượng hCG tăng lên ít nhất 66% trong vòng 48 giờ đầu và 100%
trong vòng 72 giờ. Nếu lượng hCG tăng thấp hơn mức nêu trên dự báo tình
trạng hỏng thai hoặc chửa ngoài tử cung. Hàm lượng hCG tăng lên từ ngày
trứng làm tổ và đạt đỉnh vào ngày thứ 60-70 của tuổi thai, sau đó giảm dần đến
mức thấp nhất vào ngày thứ 100-130. Nếu hàm lượng hCG quá cao, trên
100.000mIU, cần phải nghĩ đến tình trạng chửa trứng. Dương tính giả hiếm khi
xảy ra, dương tính giả có thể do phản ứng chéo với hormon khác, có u hoặc một
số phụ nữ không có thai nhưng đã có một lượng hCG trong cơ thể. Âm tính giả
còn hiếm gặp hơn dương tính giả. Phối hợp với siêu âm, các xét nghiệm định
lượng hCG có thể xác định sớm tình trạng hỏng thai và hỗ trợ chẩn đoán chửa
ngoài tử cung. Nếu hàm lượng beta hCG trên 1700 đến 2000mIU, khi siêu âm
với đầu dò âm đạo sẽ nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung.
- Siêu âm: là kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay, cho phép chẩn
đoán thai sớm và chắc chắn; nhất là siêu âm với đầu dò âm đạo thường giúp
nhìn thấy túi thai sớm khi 5 tuần tuổi (1 tuần sau khi trễ kinh). Đa số các


6

trường hợp, siêu âm bụng có thể xác định được tình trạng có thai trong tử
cung kể từ khi thai được 6 tuần tuổi.
Với siêu âm ta có thể thấy:
+ Túi thai, từ tuần lễ thứ 5 sau khi tắt kinh.
+ Cấu trúc phôi từ tuần lễ thứ 6-7.
+ Tim thai từ tuần lễ thứ 7-8.
+ Hoạt động thai từ tuần lễ thứ 9.
+ Trước tuần lễ thứ 13, với siêu âm đo chiều dài đầu mông là phương
pháp tốt nhất để dự đoán tuổi thai
1.2. Các phương pháp tính tuổi thai đến 12 tuần
1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng

Được áp dụng với những khách hàng nhớ chính xác ngày đầu tiên của
kỳ kinh cuối cùng, có vòng kinh đều (từ 28 - 30 ngày). Từ ngày này, dựa vào
vòng tính tuổi thai có thể tính được tuổi thai của thai nhi.
1.2.2. Dựa vào siêu âm
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay. Việc xác định tuổi
thai bằng siêu âm có thể dựa vào:
- Đường kính túi ối (khi thai dưới 8 tuần)
- Chiều dài đầu mông (khi tuổi thai từ 7 - 12 tuần)
- Đường kính lưỡng đỉnh hoặc chiều dài xương đùi (khi tuổi thai từ 13
tuần trở lên)
1.2.3. Dựa vào chiều cao tử cung:
Tháng đầu tử cung còn ở dưới khớp vệ. Từ tháng thứ 2 trở đi, trung
bình mỗi tháng tử cung cao trên khớp vệ 4cm. Nhờ vào tính chất này, người ta
có thể tính tuổi thai theo công thức:
Tuổi thai (tháng) =

Chiều cao tử cung
4

+1


7

Phương pháp này cách tiến hành đơn giản, tuy nhiên chỉ giúp xác định
tuổi thai theo tháng dựa theo công thức đã nêu trên và không chính xác tuổi
thai trong những trường hợp thai kém phát triển hoặc bất thường về lượng
nước ối.
1.3. Định nghĩa phá thai, các phương pháp phá thai, tai biến phá thai
1.3.1. Định nghĩa

Phá thai là thủ thuật đình chỉ thai nghén để kết thúc sự mang thai, đưa
các thành phần của thai ra khỏi đường sinh dục của người mẹ [8].
1.3.2. Phương pháp nội khoa
Phá thai nội khoa là phương pháp dùng thuốc để chấm dứt thai nghén,
đã được nghiên cứu nhiều năm. Từ khi được tuyên bố và công nhận chính
thức là một phương pháp phá thai ở các nước phương Tây, phương pháp phá
thai bằng Mifepristone kết hợp với Misoprostol ngày càng được các thầy
thuốc và chị em phụ nữ hưởng ứng [9]. Phương pháp phá thai này có thể áp
dụng cho những phụ nữ mang thai tới 84 ngày tuổi, kể từ ngày đầu tiên của kỳ
kinh cuối cùng. Tuổi thai có liên quan đến tỷ lệ thành công của phương pháp.
Tuổi thai càng lớn, có sự gia tăng nguy cơ không thành công [10].
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều khách hàng ưa thích phương
pháp phá thai nội khoa hơn phá thai ngoại khoa và khi được lựa chọn, có
nhiều khách hàng đã lựa chọn phá thai nội khoa [11].
Đặc điểm của phá thai nội khoa [12]
 Ưu điểm
- Phương pháp không can thiệp vào buồng tử cung.
- Tỷ lệ thành công cao (khoảng 90%)
- Có sự tham gia của khách hàng trong suốt quá trình thực hiện
- Khách hàng dễ kiểm soát hơn
- Riêng tư, chủ động
 Nhược điểm


8

- Ra máu kéo dài hơn
- Phải chờ đợi, hoàn tất trong nhiều ngày
- Chỉ thực hiện trong phá thai sớm
- Tái khám nhiều lần

 Hiện nay phác đồ chuẩn quốc gia được áp dụng để phá thai sớm [13]
Thai đến hết 63 ngày
- Uống 200 mg mifepriston.
-

Sau khi dùng mifepriston từ 24 đến 48 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc

ngậm bên má 800 mcg misoprostol tại cơ sở y tế hoặc tại nhà tùy theo tuổi
thai và nguyện vọng của khách hàng.
Tuổi thai từ tuần thứ 8 đến hết 9 tuần nên dùng misoprostol và theo dõi
sẩy thai tại cơ sở y tế.
Thai từ 64 đến hết 84 ngày
- Uống 200 mg mifepriston
- Sau khi dùng mifepriston từ 24 đến 48 giờ:
+ Đặt túi cùng âm đạo 800 mcg misoprostol tại cơ sở y tế.
+ Sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi 400 mcg misoprostol, tối đa 4 liều
đến khi sẩy thai hoàn toàn.
+ Nếu sau 3 giờ khi dùng liều misoprostol thứ 5 mà chưa sẩy thai ,
uống tiếp 200 mg mifepriston, cho khách hàng nghỉ 9 – 11 giờ, lặp lại các liều
misoprostol như trên cho đến khi sẩy thai.
+ Nếu sau 2 lần theo phác đồ trên vẫn không sẩy thai thì chuyển sang
phương pháp phá thai khác.
1.3.3. Phương pháp ngoại khoa
Phương pháp nong và nạo
Nong và nạo thai là thủ thuật nong cổ tử cung bằng dụng cụ rồi gắp thai,
rau và nạo sạch buồng tử cung. Đây là phương pháp được dùng từ lâu và vẫn
còn phổ biến ở nhiều nơi, do cần phải nong rộng cổ tử cung nên nguy cơ rách


9


cổ tử cung tăng lên. Tai biến của phương pháp này bao gồm: chảy máu, nhiễm
trùng tiểu khung, tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung. Hiện nay tại Trung tâm
tư vấn SKSS - KHHGĐ phương pháp này không còn được sử dụng, 100% thai
nghén được đình chỉ bằng phương pháp hút chân không [13].
Phương pháp hút chân không
Phá thai bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt
thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai từ tuần thứ 6 đến
hết tuần thứ 12 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng [13].
Ở nước ta hiện nay, để thực hiện hút thai bằng phương pháp hút chân
không, thường sử dụng loại bơm Karmann 1 van tuổi thai dưới 8 tuần tuổi và
2 van được thực hiện trong các trường hợp tuổi thai từ 8 đến 12 tuần tuổi.
Đặc điểm của phá thai ngoại khoa [12].
 Ưu điểm
- Hoàn tất trong thời gian ngắn
- Tỷ lệ thành công cao (khoảng 99%)
- Chắc chắn hơn
- Rút ngắn thời gian ra máu
 Nhược điểm
- Phải can thiệp vào buồng tử cung
- Có nguy cơ gây chấn thương tử cung hay cổ tử cung
- Phải sử dụng thuốc gây tê, an thần hoặc gây mê
- Phải do cán bộ y tế được đào tạo thực hiện
- Nguy cơ nhiễm khuẩn
- Không được riêng tư, tự chủ
- Có thể để lại các biến chứng lâu dài như vô sinh, dính buồng tử cung,
chửa ngoài tử cung….
1.4. Tai biến phá thai



10

Nạo phá thai tuy chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhưng
những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe của người nạo phá
thai nói riêng lại rất lớn.
Theo thống kê của WHO năm 2004, phá thai không an toàn làm cho
khoảng 68 nghìn phụ nữ tử vong hàng năm và còn tiếp tục ảnh hưởng có hại
tới sức khỏe của hàng triệu người phụ nữ phá thai khác, đặc biệt ở các nước
đang phát triển. Phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở phụ nữ [14].
Hầu như tất cả các ca tử vong liên quan đến phá thai xảy ra ở các nước đang
phát triển, với số lượng cao nhất xảy ra ở châu Phi. Hàng năm có khoảng 46
triệu trường hợp phá thai trên thế giới, trong đó có 20 triệu trường hợp phá
thai không hợp pháp, các trường hợp này thường xảy ra ở các nước đang phát
triển, là nguyên nhân cướp đi gần 1 triệu sinh mạng của chị em phụ nữ do
những tai biến và biến chứng của phá thai không an toàn; có khoảng 13% tử
vong liên quan đến thai nghén là do các biến chứng của phá thai [16].
Biến chứng của phá thai phụ thuộc vào tuổi thai và phương thức lấy thai.
Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng
tử cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn
thai; sót rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung.
Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai
nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc
phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết;
nhiễm khuẩn tử cung.
Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như
gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật.
Theo điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản 1997 ước tính có
32,2% phụ nữ nạo hút thai cho biết là sức khoẻ của họ có bị ảnh hưởng sau
khi nạo hút thai [16]. Còn trong điều tra Y tế 2001 - 2002 có chỉ ra chi tiết dấu



11

hiệu bất thường mà phụ nữ gặp phải sau phá thai, theo đó 21,4% là đau bụng
kèm dịch hôi, 21,0% ra máu âm đạo kéo dài, 14,5% bị sốt [17]. Tỷ lệ này cao
hơn ở phụ nữ nghèo hơn, trình độ thấp hơn, người dân tộc, người theo đạo và
ở khu vực nông thôn. 1/5 số phụ nữ thực hiện phá thai không an toàn bị mắc
các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Nhiều trường hợp bị viêm nặng dẫn tới
vô sinh [18].
Phá thai dễ dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho phụ nữ, tắc vòi tử cung,
dính buồng tử cung rất dễ xảy ra với người phá thai. Đây cũng chính là
nguyên nhân lớn nhất gây vô sinh ở nữ giới. Ngoài ra, phá thai có thể gây sẩy
thai liên tiếp cho những lần sau này do hở eo tử cung, cổ tử cung cũng có thể bị
tổn thương, bị rách khi nong cổ tử cung, sẽ gây dễ sảy thai hay đẻ non sau này.
Thành tử cung suy yếu hay có tình trạng tắc vòi tử cung do viêm nhiễm sẽ dễ
gây ra tình trạng thai ngoài tử cung.
Theo nghiên cứu tại Nam Định trong thời gian 2 năm (1999- 2001) tai
biến nạo hút thai với 2500 phụ nữ nạo hút thai và 2500 phụ nữ chứng cho thấy
có 20,3% tổng số phụ nữ nạo hút thai có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là rong
huyết 5,3%, viêm cổ tử cung là 4,1%, sót rau 2,5%, rối loạn kinh nguyệt 2,1%,
sốc 1,3%, rong kinh 1,2%, viêm nội mạc tử cung 0,9%, viêm âm hộ âm đạo
0,75, viêm phần phụ 0,7%, vô kinh 0,6% [19].
1.5. Các biện pháp tránh thai [19]
Biện pháp tránh thai là các biện pháp mà các cặp vợ chồng sử dụng
nhằm kiểm soát việc sinh đẻ để tránh có thai ngoài ý muốn. Các BPTT thường
được áp dụng là thuốc, hóa chất, dụng cụ đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại
khoa làm cắt đứt đường đi và ngăn cản sự gặp nhau của noãn và tinh trùng
hoặc các nỗ lực cá nhân nhằm tránh việc thụ thai. Có 2 loại biện pháp tránh
thai: Biện pháp tránh thai truyền thống và biện pháp tránh thai hiện đại.
1.5.1. Biện pháp tránh thai truyền thống



12

Là các BPTT không sử dụng các phương tiện, thuốc men mà hoàn toàn
phụ thuộc vào nỗ lực, hiểu biết của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó đòi hỏi các cặp
vợ chồng có hiểu biết, chủ động, nỗ lực áp dụng. Hiệu quả tránh thai thấp và
dễ thất bại.
Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng): là không cho phép tinh
trùng gặp được noãn, ngăn cản hiện tượng thụ tinh. Phương pháp này đòi hỏi
sự chủ động của nam giới trong lúc giao hợp là chính. Phương pháp xuất tinh
ngoài âm đạo trước đây được sử dụng rộng rãi ở một số nước phát triển và
đang phát triển, thì nay dần dần được thay thế bằng các BPTT hiện đại.
- Ưu điểm:
+ Không có ảnh hưởng dài hạn hay toàn thân
+ Phương pháp này luôn sẵn sàng, không cần chi phí, không đòi hỏi
phải huấn luyện
- Nhược điểm:
+Tỷ lệ thất bại khá cao, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ tất cả các hành
động trong lúc giao hợp. Đặc biệt đòi hỏi sự quyết tâm, dứt khoát của người
nam giới, yếu tố tiên quyết cho sự thành công của phương pháp.
+ Phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với những người bị xuất
tinh sớm
Phương pháp kiêng giao hợp định kỳ: Dựa trên cơ sở phóng noãn
thường xảy ra vào một thời gian cố định, cách ngày đầu của chu kỳ kinh
nguyệt 14 ngày. Do đó để đảm bảo tránh thai cần tránh quan hệ tình dục vào
những ngày không có khả năng thụ thai. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng
với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều (Ogino - Knaus).
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả cao, đạt tới 90% khi thực hiện tốt theo đúng yêu cầu

+ Không tốn kém
+ Không ảnh hưởng dài hạn hay toàn thân


13

+ Không đòi hỏi sử dụng thuốc hay dụng cụ
+ Nâng cao hiểu biết về chu kỳ sinh sản, có thể sử dụng làm tăng khả
năng thụ thai khi cần thiết
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi phải kiêng giao hợp nhiều ngày trong một chu kỳ kinh
nguyệt, rất khó áp dụng trong trường hợp kinh nguyệt không đều
+ Cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt vài tháng trước khi quyết định
áp dụng phương pháp
+ Không phù hợp với cặp vợ chồng sống xa nhau, không giao hợp
thường xuyên
+ Tỷ lệ thất bại khá cao
+ Người phụ nữ phải có khả năng xác định được thời kỳ có khả năng
mang thai của mình
Cho con bú vô kinh: Biện pháp này đạt hiệu quả đến 98% nếu như đáp
ứng đủ các điều kiện:
+ Chưa có kinh trở lại
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi
+ Người phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, cho con bú thường
xuyên theo nhu cầu của trẻ.
1.5.2. Biện pháp tránh thai hiện đại
Dụng cụ tử cung: Là loại phương tiện tránh thai được đặt vào trong tử
cung của người phụ nữ. Các loại dụng cụ tử cung (DCTC) được phổ biến hiện
nay làm bằng chất dẻo, một số loại xung quanh được quấn dây đồng. Ngoài ra
có loại còn chứa nội tiết tố tránh thai, nội tiết này được phóng dần trong tử

cung để tăng hiệu quả tránh thai. Hiệu quả tránh thai cao 97%.


14

- Cơ chế:
+ Làm thay đổi niêm mạc buồng tử cung, không thuận lợi cho trứng
đã thụ tinh làm tổ.
+ Có thể ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung.
- Ưu điểm:
+ Sử dụng tiện lợi, đặt 1 lần có tác dụng lâu dài (8-10 năm)
+ Hiệu quả tránh thai cao
+ Dễ có thai lại sau khi tháo
- Nhược điểm:
+ Không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình
dục và chửa ngoài tử cung
+ Cần can thiệp của cán bộ y tế
+ Chỉ định theo dõi sau đặt nghiêm ngặt, đôi khi gây tai biến và tác
dụng phụ
Thuốc tránh thai: Là thuốc sử dụng các dược chất tổng hợp có tác dụng
giống nội tiết tố sinh dục nữ là Estrogen và Progesteron. Cơ chế của biện
pháp này là ức chế phóng noãn, nội mạc tử cung không thuận lợi cho trứng
làm tổ, làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào
buồng tử cung.
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả tránh thai cao
+ Người phụ nữ chủ động áp dụng
+ Dễ có thai lại sau khi dừng thuốc
+ Giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung



15

- Nhược điểm:
+ Loại thuốc uống cần phải uống hàng ngày
+ Một số loại cần hỗ trợ của cán bộ y tế
+ Có nhiều chống chỉ định nên cần thận trọng khi sử dụng
- Một số dạng sử dụng:
+ Thuốc uống tránh thai kết hợp thành phần gồm có Ethynyl Estradiol
và Progestin và thuốc viên tránh thai đơn thuần (chỉ có 1 thành phần
Progestin).
+ Thuốc tiêm tránh thai: Với thành phần DMPA 150mg, có tác dụng
tránh thai kéo dài hơn thuốc uống (3 tháng), không phải sử dụng hàng ngày.
+ Que cấy tránh thai: Là dạng những thanh cấy bằng chất dẻo, không
bị phân hủy trong cơ thể, bên trong thanh cấy chứa Levonorgestrel, bao gồm
Implanon và Norplannt.
+ Miếng dán tránh thai: chứa 2 loại nội tiết là estrogen và progestin.
sử dụng miếng dán tránh thai cần dán ba miếng dán mỗi tháng, mỗi tuần thay
miếng dán một lần và ngừng sử dụng trong vòng một tuần. Hiệu quả của
MDTT phụ thuộc vào người sử dụng. Nguy cơ có thai ngoài ý muốn tăng lên
nếu người sử dụng thay MDTT muộn. MDTT là một phương pháp tránh thai
mới vì vậy những nghiên cứu về phương pháp này còn rất hạn chế.
Các phương pháp tránh thai vách ngăn: có tác dụng ngăn cản cơ học
không cho tinh trùng gặp noãn bằng các dụng cụ cao su, màng ngăn động vật
hoặc bằng chất dẻo tổng hợp. Bao gồm các biện pháp như: bao cao su, màng
ngăn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng,…
- Bao cao su: Là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả trong phòng
chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó có tác dụng
ngăn tinh trùng không vào âm đạo, nên không dẫn đến thụ thai.



16

- Màng ngăn âm đạo và mũ cổ tử cung: đặt ngay dưới cổ tử cung nhằm
ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng vào cổ tử cung. Có thể đặt màng ngăn
âm đạo sớm trước khi giao hợp nhưng chỉ tháo sau khi giao hợp ít nhất 6 giờ.
Tỷ lệ thất bại là 2,4 thai nghén cho 100 phụ nữ/ năm.
- Thuốc diệt tinh trùng: là những hoá chất làm bất hoạt tinh trùng, chặn
không cho tinh trùng vào cổ tử cung, có thể hạn chế một số bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Tuy nhiên tỷ lệ thất bại còn khá cao, có thể gây một số
phản ứng phụ tại chỗ: ngứa, kích thích, bỏng rát,…
Triệt sản: Là BPTT ngoại khoa, làm tắc vĩnh viễn vòi tử cung ở nữ hoặc
đường dẫn tinh ở nam. Đây là BPTT có hiệu quả rất cao trên 99%. Hiện nay, đó
là BPTT có hồi phục do khả năng phát triển của vi phẫu thuật và nội soi.
Các biện pháp tránh thai khẩn cấp: là biện pháp được áp dụng ngay sau
khi giao hợp không được bảo vệ và có nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Các
biện pháp này gồm có:
- Estrogen liều cao: được chỉ định trong vòng 72 giờ sau giao hợp
- Mifepriston
- Ngoài ra có thể đặt DCTC sau giao hợp
1.6. Tình hình phá thai trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình phá thai trên thế giới
Phá thai vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đại đa số (93%) các quốc gia có luật pháp hạn chế cao việc phá thai là
ở khu vực các nước đang phát triển. Ngược lại, các nước ở châu Âu, Bắc Mỹ,
và một số nước châu Á luật phá thai lại khá tự do, rộng rãi [20].


17


Theo một số nghiên cứu trên thế giới, 33 - 40% các ca phá thai là phá
thai lặp lại, và chỉ có một số ít người biết được về hậu quả phá thai [21] [22].
Một số yếu tố như: tiền sử đã từng phá thai, tuổi trẻ, hút thuốc lá, hay không
sử dụng biện pháp tránh thai làm tăng nguy cơ phá thai lặp lại [23].
Theo số liệu hồi tháng 9/2018, Viện nghiên cứu Guttmacher đã thống
kê trong giai đoạn từ năm 2010 - 2014, có khoảng 90 triệu trường hợp mang
thai ngoài ý muốn, trong đó khoảng 56 triệu trường hợp trong số đó quyết
định phá thai. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao nhất ở các
nước Mỹ Latinh và Caribe, các nước Châu Phi. Khoảng 96/1000 phụ nữ tuổi
15 - 44 ở Mỹ Latinh và Caribe mang thai ngoài ý muốn, trong đó 45,8%
( tương đương 44/1000 phụ nữ tuổi 15 - 44) quyết định phá thai. Tỷ lệ này ở
Châu Phi lần lượt 89/1000 phụ nữ tuổi 15 - 44 và 38,2% (tương đương
34/1000 phụ nữ tuổi 15 - 44). Ở các nước Đông Âu mặc dù tỷ lệ mang thai
ngoài ý muốn thấp hơn, ở mức 54/1000 phụ nữ tuổi 15 - 44, xong tỷ lệ phá
thai trong trường hợp này lại chiếm đến 77,8% [20].
Trong số gần 56 triệu ca phá thai trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014, có
khoảng 25,1 triệu ca là phá thai không an toàn, chiếm 45%. Với 24.3 triệu ca
(97%) trong số này diễn ra ở các nước đang phát triển: các nước khu vực
Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh. Trong khi đó con số này ở các quốc gia
phương Tây lại rất ít [20].
Theo báo cáo của Tạp chí y khoa The Lancet, trong giai đoạn 2010 2014 có đến hơn 90% các ca phá thai tại những nước phát triển đều an toàn.
Trong đó, Bắc Mỹ chiếm 99%, Bắc Âu 98%, Tây Âu 94% và Nam Âu 91% [4].


18

Tình hình này hoàn toàn trái ngược với những nước đang phát triển, ở
Châu Phi có 3/4 số ca phá thai không an toàn.
Bảng 1.1. Tỷ lệ phá thai an toàn trong giai đoạn 2010-2014
Tổng số ca phá

thai hàng năm

Phá thai an toàn
N

%

55 700 000

30 600 000

54,9

6 580 000

5 760 000

87,5

49 100 000

24 800 000

50,5

Bắc Mỹ

1 190 000

1 180 000


99,0

Châu Âu

4 200 000

3 800 000

88,8

Nam Âu

750 000

684 000

91,2

Tây Âu

562 000

525 000

93,5

Bắc Âu

349 000


341 000

97,9

2 630 000

2 250 000

85,8

34 500 000

21 000 000

62,1

12 800 000

11 300 000

88,9

Đông Nam Á

5 140 000

3 070 000

59,6


Trung Nam Á

15 700 000

6 620 000

42,2

1 870 000

962 000

51,5

6 420 000

1 510 000

23,6

519 000

132 000

25,4

Trung Mỹ

1 310 000


241 000

18,4

Nam Mỹ

4 590 000

1 140 000

24,9

6 860 000

2 010 000

24,4

Đông Phi

2 650 000

634 000

23,9

Trung Phi

1 020 000


120 000

11,8

Bắc Phi

1 920 000

557 000

29,0

Tây Phi

2 140 000

327 000

15,3

Toàn thế giới
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển

Đông Âu
Châu Á
Đông Á

Tây Á

Mỹ Latinh
Caribe

Châu Phi


19

Nam Phi
Châu Đại Dương

510 000

375 000

73,5

144 000

95 700

66,3

Quốc gia có số ca phá thai cao nhất thế giới là Trung Quốc - nơi mà
việc nạo phá thai gần như được thực hiện tự do và không có giới hạn về độ
tuổi thai kỳ, thứ hai là Nga, Việt Nam ở vị trí thứ ba, thứ 4 và thứ 5 là Mỹ
và Ukraina.
Phá thai không an toàn là vấn đề cấp bách đối với sức khoẻ cộng đồng,
là mối nguy hại cho phụ nữ trên khắp thế giới. Mỗi năm có khoảng 19 - 20
triệu ca phá thai được thực hiện bởi các cá nhân không có kỹ năng cần thiết

hoặc tại các cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn. Gần như tất cả các ca phá thai
không an toàn (97%) diễn ra ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng
68.000 phụ nữ tử vong mỗi năm, nguyên nhân hàng đầu là do băng huyết,
nhiễm trùng; hàng triệu người khác bị biến chứng về lâu dài: đau bụng mạn
tính, viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng, vô sinh [24].
1.6.2. Tình hình phá thai ở Việt Nam
Theo WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao đứng thứ 3 trên thế
giới. Phá thai chiếm 40% tổng số mang thai hàng năm, trong 1000 phụ nữ tuổi
sinh đẻ có 83 người phá thai [17].
Tổng tỷ suất phá thai (TAR) ở Việt Nam hiện nay là 0,42, có nghĩa là
cứ 5 phụ nữ thì có 2 người đã từng phá thai ít nhất một lần trong toàn bộ
giai đoạn sinh sản. Khoảng 17,4% phụ nữ đã từng phá thai trong cuộc đời
của mình, trong đó tỷ lệ ở khu vực thành thị là 19,6% và ở khu vực nông
thôn là 16,5% [25].
Mỗi năm có hơn 300.000 ca phá thai được thực hiện [6]. Tuy nhiên đây
chỉ là con số thống kê được, trên thực tế có thể lớn hơn rất nhiều vì phụ nữ có
thể phá thai nhiều lần ở nhiều địa điểm khác nhau. Riêng ở Thành phố Hồ Chí


×