Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.88 KB, 10 trang )

Chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Âm
nhạc thường thức ở trường THCS
Trần Thị Thu Quý
Giáo viên âm nhạc của Trường THCS Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Email:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc
cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông không nhằm đào tạo các em trở
thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động vào đời
sống tinh thần của các em, nhắm góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của
nhà trường, mục tiêu cấp học.
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh;
để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương
pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các
phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học
được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học,
tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi
mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trên tinh thần nội dung đó Sở GD-ĐT Bình Định đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn
cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ
CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần
tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương
pháp của môn nhạc, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo
hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản.
Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ, toán, lịch sử,… Giáo viên cần tích cực
tham gia giới thiệu và tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên
website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc tạo
điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu


sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết
qủa khả quan. Trong bìa viết này tôi không đi sâu vào trình bày các phần mềm mà chỉ giới
thiệu khả năng ứng dụng cụ thể của CNTT trong một số bài dạy điển hình của phân môn
Âm nhạc thường thức. Đó là lí do tôi chọn báo cáo chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong
giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình mục tiêu
như sau:
+ Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của HS tạo cho các em có
trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà nhân cách.
+ Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần
phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
+ Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế giới
góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.

2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
a. Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn:
-Học hát.
-Tập đọc nhạc- nhạc lý.
-Âm nhạc thường thức.
b, Nội dung cơ bản của phân môn Âm nhạc thường thức:.

Phân môn Âm nhạc thường thức là một trong ba phân môn của môn học Âm nhạc ở
trường THCS, có 4 dạng bài là:
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Giới thiệu các hình thức biểu diễn.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Một số vấn đề của đời sống âm nhạc.
Những dạng bài trên có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó mỗi dạng bài nên theo một

qui trình dạy học riêng. Mỗi nội dung Âm nhạc thường thức đã chứa đựng tính văn hoá âm
nhạc(thưởng thức, đánh giá,nghe-xem ca nhạc,thị hiếu âm nhạc,tham gia và hưởng ứng các
hoạt động âm nhạc, những kiến thức sơ giản về âm nhạc ….) Dạy tốt mỗi nọi dung của
phân môn Âm nhạc thường thức chính là góp phần vào việc hình thành trình độ văn hoá
âm nhạc nhất định cho HS theo như mục tiêu môn học đề ra.
3.Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân môn Âm nhạc thường thức:

a. Ý nghĩa:
- Giúp cho HS có thêm những hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, tác dụng của âm
nhạc đối với đời sống…
- HS được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực, cảm thụ âm
nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đag bản sắc
dân tộc.
b. Nhiệm vụ:
- Dạy học ÂNTT phải đem tới cho HS những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ
thông, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà HS phải được nghe và nhìn cụ thể.
- Dạy học ÂNTT phải chuyển tải được tất cả những nội dung được quy định
trong chương trình dạy học.
4. Phương pháp dạy học âm nhạc thường thức:
- Từ những dạng bài trên yêu cầu GV vận dụng những phương pháp dạy học sau :
1. Đọc và kể chuyện âm nhạc: Giới thiệu tên truyện, tên tác giả- kể hay
đọc truyện- đặt câu hỏi xung quanh nội dung truyện- Gv tóm tắt nội dung nhấn mạnh các
ý tưởng giáo dục- cung cấp thêm những thông tin của truyện…
2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp
nhạc sĩ, xem hình ảnh, nghe trích đoạn, nghe tác phẩm tiêu biểu…
3. Bài viết trong phân môn ÂNTT: giúp các em sử dụng đúng thuật
ngữ âm nhạc, thuyết trình luôn minh hoạ bằng âm nhạc. Ví dụ nói về
bài hát dân ca: phải cho nghe minh hoạ một bài hát nào đó…
5. Phương tiện và đồ dùng dạy học cho phân môn ÂNTT:
Để dạy hoạ tốt nội dung ÂNTT cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học như:

- Tranh ảnh.
- Băng, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ.
- Các tư liệu tham khảo…
Dạy ÂNTT không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt hiệu qủa cao, GV phải cố
gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh… Để thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải
thay đổi mới phương pháp giảng dạy, việc GV chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy ÂNTT,
trong điều kiện các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy
đủ, và chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Trong những thời gian gần đây, được sự
đầu tư của dự án ODB( cung cấp phòng đa chức năng), tôi đã mạnh dạn đổi mới phương
pháp giảng dạy với sự trợ giúp của PM Power Point, và đã thấy được hiệu qủa một cách
đáng kể.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1.Kết quả học tập khi chưa áp dụng CNTT:

Thời gian trước đây mặc dù đó sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện trong
dạy ÂNTT nhưng kết quả cho thấy đa số HS muốn học phần giới thiệu về nhạc sĩ không
nhiều, không thích nghe những tác phẩm của họ. Không thích bàn luận về tác phẩm.
Không thấy được cái hay của những tác phẩm.
- 50% học sinh thích nghe nhạc.
- 35% học sinh thích tìm hiểu về nhạc sĩ .
- 25% học sinh không chú ý trong bài dạy.

2. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp giáo
dục:
a. Dạy và học theo quan điểm CNTT:
Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học
thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền tới người học
bằng văn bảng thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển của KHKT, quá
trình dạy học có thể sử dung các phương tiện dạy học sau:

-Đèn chiếu Overhead.
-Video-projector.
-Phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trên vi tính.
-Sử dụng Internet.
Ở đây tôi đã ứng dụng Video-projector trong bài giảng, dạy học với phương tiện tôi
thấy có các ưu thế sau:
-GV chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần.
-Các PM dạy học thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho người học.
-GV trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay đổi
nhanh chóng của KH hiện đại.
-Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khó, phức tạp.
-HS không bị thụ động khi các hoạt động của GV đã chuẩn bị ở bài giảng.
b. CNTT với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học :
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đạt
hiệu qủa tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ học có ứng dụng CNTT
thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của GV được cải thiện, HS dễ tiếp thu bài
học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng
cao.. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công
nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy
học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn
mà còn dần dần tạo cho HS làm quen với phương pháp học tập hiện đại, GV cũng từng
bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại
mới.
V. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY PHÂN MÔN ÂNTT
1. Tính hiệu qủa của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn ÂNTT:
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị dạy
học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học rất đơn
giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn;
vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế. Thông qua các tác

phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật
nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm
nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với
tất cả các môn học, dần dần chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với
môn học và bước dầu đã đạt được những kết quả nhất định.
- 70% học sinh thích nghe nhạc.
- 25% học sinh thích tìm hiểu về nhạc sĩ.
- 05% học sinh không chú ý trong bài dạy.

×