Tải bản đầy đủ (.doc) (308 trang)

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ futsal thái sơn nam thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 308 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH
--------  --------

NGÔ HỮU PHÚC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG
CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO
VẬN ĐỘNG VIÊN NAM CÂU LẠC BỘ FUTSAL
THÁI SƠN NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH
--------  --------

NGÔ HỮU PHÚC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG
CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO
VẬN ĐỘNG VIÊN NAM CÂU LẠC BỘ FUTSAL


THÁI SƠN NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS TRỊNH HỮU LỘC
2. PGS.TS ĐỖ TRỌNG THỊNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả của luận
án là hoàn toàn trung thực không sao chép của bất cứ tác giả nào và chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

NGÔ HỮU PHÚC


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 6
1.1. Khái quát chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam............................................ 6

1.1.1. Quan điểm của Đảng về Thể dục thể thao trong tình hình mới..................................6
1.1.2. Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới. .............................6
1.1.3. Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. .........................................................................................................6
1.2. Thực trạng về công tác đào tạo của môn Futsal hiện nay................................... 7
1.2.1. Thực trạng chung...................................................................................... 7
1.2.2. Công tác đào tạo. ..........................................................................................................8
1.3. Khái quát lịch sử phát triển môn Futsal và quá trình hình thành, phát triển của
câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam............................................................................. 11
1.3.1. Lịch sử phát triển môn Futsal (Thế giới và Việt Nam)...................................11
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam. .13
1.4. Cơ sở lý luận của sức nhanh (tố chất tốc độ). ..................................................15
1.4.1. Các khái niệm sức nhanh. .......................................................................................15
1.4.2. Đặc điểm sinh lý của sức nhanh. ...........................................................................17
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh.................................................... 17
1.4.4. Huấn luyện sức nhanh trong Futsal...........................................................19
1.5. Đặc điểm tâm lý và sinh lý của môn Futsal......................................................24
1.5.1. Đặc điểm tâm lý. ........................................................................................................24
1.5.2. Đặc điểm sinh lý..................................................................................... 26
1.6. Những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan....................................... 28
1.6.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước..................................... 28
1.6.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài. ...........................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...........43
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................43


2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. .....................................43
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm. .....................................................44
2.2.3. Phương pháp nhân trắc. ......................................................................45

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ..................................................47
2.2.5. Phương pháp kiểm tra Thần kinh – Phản xạ. ................................... 48
2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .........................................................51
2.2.7. Phương pháp toán thống kê. ................................................................54
2.3. Tổ chức nghiên cứu........................................................................................ 57
2.3.1. Khách thể nghiên cứu: .........................................................................57
2.3.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu............................................................. 57
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu. ...........................................................................57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................... 59
3.1. Nghiên cứu thực trạng huấn luyện sức nhanh và xác định các chỉ số, test
đánh giá sức nhanh của vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam
thành phố Hồ Chí Minh. ......................................................................................59
3.1.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal tại
Việt Nam và CLB Futsal Thái Sơn Nam................................................................. 59
3.1.2. Lựa chọn và xác định các chỉ số, test đánh giá sức nhanh của VĐV
nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh ........................78
3.1.3. Thực trạng thành tích sức nhanh của VĐV nam CLB Futsal Thái
Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................90
3.2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho
vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh
94
3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV
nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh ........................94
3.2.2. Xác định các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV nam Futsal .....97
3.2.3. Phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển phát triển sức nhanh cho
VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh............... 97


3.2.4. Xây dựng chương trình huấn luyện sức nhanh cho VĐV nam câu lạc
bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh ...........................................104

3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên
nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh .............................116
3.3.1. Đánh giá sự thay đổi về hình thái của VĐV nam CLB Futsal Thái
Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................118
3.3.2. Đánh giá sự thay đổi các test Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câu
lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh..................................... 125
3.3.3. Đánh giá sự thay đổi tố chất sức nhanh của VĐV nam câu lạc bộ
Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh................................................ 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................143
KẾT LUẬN .........................................................................................................143
KIẾN NGHỊ. .......................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
AFC
ATP
CP
CLB
CMJ
CT
ĐH
ĐNA
FIFA
HCV

HCB
HLV
HL
KT
LVĐ
QK
RSA
SB
SN
SM
SBTĐ
SMTĐ
TDTT
TL
TLý
TPHCM
TSN
VĐV
VFF
VIP
XPC

TỪ, THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Liên đoàn Bóng đá Châu Á
Hợp chất giầu năng lượng
Hợp chất cao năng lượng
Câu lạc bộ
Nhảy theo hướng đối lập
Chiến thuật
Đại học

Đông Nam Á
Liên đoàn Bóng đá thế giới
Huy chương vàng
Huy chương bạc
Huấn luyện viên
Huấn luyện
Kỹ thuật
Lượng vận động
Quân khu
Tốc độ lặp lại
Sức bền
Sức nhanh
Sưc mạnh
Sức bền tốc độ
Sức mạnh tốc độ
Thể dục thể thao
Thể lực
Tâm lý
Thành phố Hồ Chí Minh
Thái Sơn Nam
Vận động viên
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Very Important Person
Xuất phát cao


KÝ HIỆU ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

VIẾT TẮT
cm

m
s
Kg
Kcal
Km
Kg/m2

TỪ, THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Centimet
Mét
Giây
Kilogam
Ki lô calo
Ki lô mét
Kilogam/mét vuông


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG
11

Bảng 1.1

FIFA Futsal World Cup


Bảng 1.2

Phân loại thành tích chạy 35m của VĐV Futsal

20

Bảng 1.3

Chỉ tiêu sinh lý tốt nhất của VĐV nam Futsal

28

Bảng 1.4

Bảng 3.1

Khoảng cách chạy tốc độ của 15 - 40m x 3 - 15 lần lặp lại
đã được sử dụng trong bóng đá nhà nghề hay chuyên
nghiệp và đa số các bài kiểm tra bao gồm 15 - 30 giây
cho thời gian phục hồi giữa cuộc chạy tốc độ
Đặc điểm khách thể tham gia khảo sát thực trạng công
tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal (n = 24)

34

67

Bảng 3.2

Đặc điểm HLV CLB Futsal Thái Sơn Nam tham gia khảo

sát thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV
Futsal (n = 8)

68

Bảng 3.3

Vai trò của sức nhanh đối với thành tích của môn Futsal

70

Bảng 3.4

Thực trạng về huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal
trong các chu kỳ huấn luyện

71

Bảng 3.5

Giáo án có nội dung huấn luyện sức nhanh trong chu kỳ
tuần theo các giai đoạn huấn luyện

72

Bảng 3.6

Thực trạng thời điểm huấn luyện, phân loại bài tập, sử
dụng các bài tập sức nhanh, số lượng bài tập, dụng cụ và
cường độ vận động


73

Bảng 3.7

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh

76

Bảng 3.8

Kết quả lựa chọn các test đánh giá

77

Bảng 3.9

Thời gian (phút) dành cho nội dung huấn luyện sức
nhanh trong 1 giáo án theo các giai đoạn huấn luyện

Sau
trang 72

Bảng 3.10

Phân bố thời gian cho các nội dung huấn luyện (năm
2015)

74


Bảng 3.11

Phân chia số tuần, số buổi và thời gian cho buổi huấn
luyện trong chu kỳ huấn luyện (năm 2015)

74

Bảng 3.12

Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị tập luyện năm

76


2015
Bảng 3.13

Thống kê nội dung kiểm tra đánh giá trình độ VĐV nam
CLB Futsal Thái Sơn Nam

77

Bảng 3.14

Kết quả lựa chọn sơ bộ các test đánh giá sức nhanh cho
VĐV nam Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh

86

Bảng 3.15


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test đánh giá sức
nhanh cho VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam
thành phố Hồ Chí Minh (n = 24)

87

Bảng 3.16

Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn

89

Bảng 3.17

Kết quả kiểm tra tố chất sức nhanh ban đầu của VĐV
nam CLB Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh
(n=20)

90

Bảng 3.18

Kết quả tham chiếu một số nghiên cứu sức nhanh trong
Futsal

92

Bảng 3.19


Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn các
bài tập sức nhanh phản ứng

97

Bảng 3.20

Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn các
bài tập sức nhanh di động

101

Bảng 3.21

Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn các
bài tập sức nhanh động tác

102

Bảng 3.22

Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn các
bài tập sức nhanh với bóng

Sau
trang
103

Bảng 3.23


Mã hóa bài tập phát triển sức nhanh đã được lựa chọn

Sau
trang
103

Bảng 3.24

Kế hoạch huấn luyện lượt đi

105

Bảng 3.25

Cường độ và khối lượng theo bài tập giai đoạn trước mùa
giải

106

Phân bố bài tập sức nhanh trong huấn luyện ở giai đoạn
chuẩn bị chung

Sau
trang

Bảng 3.26


110
Bảng 3.27


Thông số tập luyện của chương trình thực nghiệm giai
đoạn chuẩn bị chung

111

Bảng 3.28

Phân bố bài tập sức nhanh trong huấn luyện ở giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn

Sau
trang
111

Bảng 3.29

Thông số tập luyện của chương trình thực nghiệm giai
đoạn chuẩn bị chuyên môn

112

Bảng 3.30

Kết quả kiểm tra hình thái của VĐV nam CLB Futsal
Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị

119

Bảng 3.31


Tham chiếu một vài kết quả nghiên cứu về các chỉ số
hình thái

122

Bảng 3.32

Kết quả kiểm tra Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câu
lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh sau
giai đoạn chuẩn bị

126

Bảng 3.33

Bảng tham chiếu kết quả về phản xạ của VĐV các môn
thể thao

128

Bảng 3.34

Bảng tham chiếu một số kết quả nghiên cứu phản xạ thị
giác ở một số môn thể thao

129

Bảng 3.35


Kết quả kiểm tra sức nhanh của VĐV nam CLB Futsal
Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn
chuẩn bị

131

Bảng 3.36

Kết quả tham chiếu một số nghiên cứu về sức nhanh
trong Futsal và bóng đá

135


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

2.1

Mô tả kết quả đánh giá thành phần cơ thể

47

2.2

Thiết bị đo các test phản xạ ánh sáng


52

2.3

Thiết bị Batak – Pro đo phản xạ vận động

56

2.4

Test ZigZag

60

2.5

Thiết bị đo các test sức nhanh

53

2.6

Thiết bị TKK 5414

54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
3.1


3.2

3.3

TÊN BIỂU ĐỒ
Sự thay đổi các chỉ số hình thái của VĐV nam CLB Futsal
Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị chung và
chuyên môn
Sự thay đổi các giá trị Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam
CLB Futsal Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị
chung và chuyên môn
Sự tăng trưởng các giá trị của tố chất sức nhanh của VĐV
nam CLB Futsal Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn
chuẩn bị chung và chuyên môn

TRANG
121

128

134


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế cho thấy, muốn phát triển và nâng cao chất lượng bóng đá đỉnh
cao thì vấn đề trước tiên là phải phát triển bóng đá phong trào, đặt biệt là phát triển
phong trào bóng đá trong đối tượng thanh thiếu niên, nhi đồng. Để thực hiện được

điều này, trong vài năm gần đây Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh và
Liên đoàn bóng đá thành phố Hồ Chí Minh đã đưa Futsal vào hệ thống thi đấu cấp
thành phố. Bước đầu đã mang lại hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp
xã hội.
Với Futsal, chi phí cho môn này thấp hơn so với bóng đá 11 người, lại không
bị ảnh hưởng bởi thời tiết và còn có thể tổ chức thi đấu cả ngày. Vì thế, Futsal đã
thực sự trở thành môn thể thao “hấp dẫn”, thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham
gia tập luyện, thi đấu. Do điều kiện phù hợp về thời gian, chi phí hợp lý, số lượng
người chơi, Futsal đã được nhiều cơ quan, doanh nghiệp chọn là một trong các môn
thi đấu chính thức trong các hoạt động thể thao hằng năm của đơn vị. Qua đó, góp
phần thúc đẩy phong trào thể thao cho thành phố Hồ Chí Minh và câu lạc bộ Thái
Sơn Nam với cách đầu tư cho Futsal rất bài bản và chuyên nghiệp đã góp phần lớn
đưa Futsal Việt Nam lên hàng tốp đầu của khu vực châu Á.
Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển, nên Futsal Việt Nam còn gặp
những khó khăn nhất định, các tài liệu về huấn luyện Futsal còn rất hạn chế, các
công trình nghiên cứu về Futsal ở Việt Nam chưa có và hệ thống tổ chức thi đấu cấp
quốc gia hàng năm còn quá ít (giải Vô địch quốc gia và Cúp quốc gia). Vì vậy, quá
trình tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá và huấn luyện thể lực của VĐV Futsal ít được
các chuyên gia, huấn luyện viên quan tâm đúng mức và thực tế cho thấy việc đánh
giá thể lực đặc biệt là tố chất sức nhanh của VĐV Futsal chủ yếu vận dụng kinh
nghiệm của các chuyên gia nước ngoài và huấn luyện viên trong nước. Ngược lại,
đối với các VĐV năng khiếu, tuyến kế cận hầu như không được quan tâm việc này
đã gây nên những khó khăn trong điều khiển và điều chỉnh quá trình huấn luyện,
làm hạn chế hiệu quả đào tạo VĐV trong quá trình đào tạo nhiều năm.


2

Huấn luyện thể thao và đào tạo VĐV là quá trình điều khiển, điều chỉnh và
tác động có định hướng của huấn luyện viên lên VĐV nhằm đạt thành tích thể thao

cao nhất. Một trong những khâu đặc biệt quan trọng của huấn luyện là điều khiển
quá trình huấn luyện nhiều năm bằng cách kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực, kỹ
thuật, chiến thuật của VĐV trong tất cả các giai đoạn huấn luyện. Hệ thống kiểm
tra, đánh giá tổng hợp càng chặt chẽ sẽ giúp cho huấn luyện viên đánh giá khách
quan, chính xác nhiệm vụ huấn luyện, theo dõi thường xuyên tình trạng và khả năng
phát triển của VĐV từ đó kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện hướng đến việc
đạt thành tích cao. Đánh giá thể lực của VĐV cần được tiến hành một cách đồng bộ
và thống nhất bằng các phương pháp nghiên cứu sư phạm (giúp đánh giá mức độ
phát triển của các tố chất thể lực, năng lực phối hợp vận động, trình độ kỹ thuật thể
thao); y sinh (nhằm phát hiện những đặc điểm về hình thái, chức năng tim mạch, hô
hấp và quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng); tâm lý (xác định những đặc
điểm, trạng thái của VĐV ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu). Ngoài ra,
việc đánh giá thể lực của VĐV nhằm giúp cho các huấn luyện viên có những thông
tin cần thiết, khách quan và đủ độ tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một
cách hợp lý và khoa học, từ đó có thể đưa ra những dự báo đáng tin cậy về tiềm
năng và khả năng phát triển của các VĐV do mình huấn luyện. Như vậy, công tác
huấn luyện sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Cũng như phần lớn các môn thể thao khác, thể lực của môn Futsal có vai trò
rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến thành tích tập luyện cũng như thi đấu của các
cầu thủ. Ngày nay với xu thế phát triển và đòi hỏi cao của Futsal, người ta thường
chơi bóng với lối đá tổng lực (đặc thù của môn Futsal), các cầu thủ phải có kỹ thuật
tốt, sự phối hợp ăn ý với đồng đội mà còn cần có một trạng thái thể lực tốt nhất.
Chính vì vậy, đòi hỏi các cầu thủ phải có nền tảng thể lực toàn diện.
Mỗi tố chất thể lực có tác dụng riêng và có tác động trực tiếp đến kết quả tập
luyện cũng như thi đấu. Tuy nhiên, sức nhanh là một trong những tố chất thể lực rất
quan trọng và không thể thiếu của mỗi cầu thủ Futsal. Do vậy, để có được kết quả
tốt thì ở mỗi cầu thủ phải có khả năng tạo được yếu tố bất ngờ như: Phản xạ nhanh,


3


dứt điểm kịp thời, di chuyển nhanh lựa chọn vị trí, lựa chọn tình huống nhanh và
hợp lý. Đặc điểm của môn Futsal là trong quá trình thi đấu các cầu thủ phải thực
hiện hai nhiệm vụ cơ bản: Khi có bóng thì tổ chức tấn công và khi mất bóng thì phải
chuyển sang tổ chức phòng thủ. Để thực hiện nhiệm vụ đó đòi hỏi các cầu thủ phải
có một nền tảng thể lực tốt, đặc biệt là sức nhanh.
Qua thực tiễn theo dõi các trận đấu Futsal ở Việt Nam cũng như tham khảo ý
kiến của các nhà chuyên môn, bản thân nhận thấy sức nhanh của VĐV Futsal Việt
Nam nói chung chưa được quan tâm và chú trọng trong công tác huấn luyện cũng
như thi đấu dẫn đến hiệu quả thi đấu kém, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân,
trong đó phải kể tới việc sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh trong nhiều năm
qua chưa mang tính hệ thống và khoa học, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của
huấn luyện viên hoặc sử dụng các bài tập không phù hợp với môn Futsal. Điều đó
góp phần làm giảm sút về mặt thể lực của VĐV trong quá trình tập luyện cũng như
trong thi đấu. Thực trạng này là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu nhằm
tìm ra hệ thống các bài tập sức nhanh giúp cải thiện thể lực và góp phần nâng cao
hiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu môn bóng đá 11
người (sân cỏ) nhưng với Futsal chưa có công trình nghiên cứu nhằm xây dựng và
ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV Futsal. Do đặc thù của môn
Futsal là môn thi đấu có tính đối kháng trực tiếp, kỹ - chiến thuật biến hóa, đa dạng
và tốc độ nhanh, chính xác, khéo léo, đòi hỏi các VĐV phải có trình độ kỹ thuật cơ
bản vững chắc, nền tảng thể lực sung mãn đặc biệt là tố chất sức nhanh. Vì vậy để
có cơ sở, phương tiện và biện pháp khoa học hữu hiệu nhằm cải thiện sức nhanh và
đảm bảo thể lực cho các VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thi đấu trong
các giải hệ thống quốc gia và quốc tế là vấn đề cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ
những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các
bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn
Nam thành phố Hồ Chí Minh”.



4

Mục đích nghiên cứu:
Nhằm xây dựng và đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức
nhanh cho VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó cung cấp cho các huấn luyện viên những tư liệu, cơ sở khoa học về sức nhanh
của vận động viên, để xây dựng kế hoạch huấn luyện một cách khoa học và hợp lý
từng bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thành tích thi đấu
của câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện sức nhanh và xác định các chỉ
tiêu đánh giá sức nhanh của vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam
thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal tại
Việt Nam.
- Lựa chọn và xác định các chỉ số đánh giá sức nhanh của VĐV nam câu lạc
bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sức
nhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí
Minh.
- Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV nam câu
lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển phát triển sức nhanh cho VĐV
nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng chương trình huấn luyện sức nhanh cho VĐV nam câu lạc bộ
Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh
cho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá sự thay đổi về hình thái của VĐV nam CLB Futsal Thái Sơn Nam

thành phố Hồ Chí Minh.


5

- Đánh giá sự thay đổi các test Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câu lạc bộ
Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá sự thay đổi tố chất sức nhanh của VĐV nam câu lạc bộ Futsal
Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết khoa học của đề tài:
Thành tích của câu lạc bộ và VĐV phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác
nhau, trong đó thể lực nói chung và sức nhanh nói riêng là một trong những nhân tố
khá quan trọng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu về các bài tập phát triển sức nhanh của
VĐV nam Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh có liên quan trực tiếp đến
công tác huấn luyện và thành tích thi đấu của câu lạc bộ. Để nâng cao thành tích thi
đấu của câu lạc bộ chúng ta cần xác định được các chỉ số, thực trạng và lựa chọn
các bài tập sức nhanh nhằm nâng cao trình độ thể lực nói chung và sức nhanh nói
riêng của VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.


6

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam
1.1.1. Quan điểm của Đảng về Thể dục thể thao trong tình
hình mới [233]
Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng
của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ nhân
dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của

đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra, thể dục thể
thao phải mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Phát huy vốn văn hóa cổ truyền
dân tộc, đảm bảo tính khoa học trong tập luyện và thi đấu. Tăng cường mở rộng hợp
tác quốc tế về thể dục thể thao, phục vụ đường lối đối ngoại đa phương, đa dạng của
Đảng và Nhà nước.
1.1.2. Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình
mới
Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 đã đề ra những chỉ tiêu
phát triển cụ thể cho thể dục thể thao Việt Nam. Theo đó, nền thể dục thể thao nước ta
phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 55 - 60% tổng số trường học; 90% học sinh, sinh viên
đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công
nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân.
Về thể thao thành tích cao, chỉ tiêu đề ra là thể thao Việt Nam giữ vững vị trí trong
top 3 dẫn đầu của thể thao khu vực Đông Nam Á; năm 2020, có khoảng 45 VĐV
vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội thể thao Olympic lần thứ
32; tập trung đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm; bảo đảm các điều kiện để sẵn
sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của châu Á và Thế giới.
1.1.3. Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 [31]


7

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắn
kết đào tạo các tuyến, các lớp VĐV kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóng
đá chuyên nghiệp và các đội tuyển quốc gia
- Xây dựng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các tổ chức thành viên của Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam trở thành những tổ chức mạnh, có khả năng đảm nhận quản
lý, tổ chức hầu hết các hoạt động bóng đá ở nước ta.
- Đưa bóng đá nước ta phát triển, trở thành một trong những trung tâm bóng

đá của khu vực và châu lục; đến năm 2030 đứng trong nhóm 10 quốc gia có nền
bóng đá phát triển hàng đầu ở châu Á.
- Xây dựng, triển khai dự án phát triển bóng đá học đường; đưa môn bóng đá
và Futsal vào trường học các cấp dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa.
- Định hướng, hỗ trợ phát triển Futsal, bóng đá bãi biển, bóng đá đường phố.
1.2. Thực trạng về công tác đào tạo của môn Futsal hiện nay
1.2.1. Thực trạng chung [18]
- Tổ chức bộ máy quản lý Futsal hoạt động chưa thật sự chuyên nghiệp,
thiếu chủ động, việc phối hợp với cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp để đề ra
phương thức quản lý và định hướng cho các hoạt động Futsal còn hạn chế, dẫn
đến phong trào tập luyện của quần chúng còn mang nặng tính tự phát, chưa
được đầu tư đồng bộ, nên phong trào phát triển thiếu bền vững.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong đối
với vận động viên, huấn luyện viên còn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn
hiện tượng giảm sút lòng yêu nghề trong một bộ phận không nhỏ cán bộ làm công
tác Futsal, ít chịu học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
- Đội ngũ quản lý, huấn luyện viên, VĐV và cộng tác viên chưa đáp ứng
theo yêu cầu đào tạo tài năng trẻ và nâng cao thành tích Futsal.
- Quan hệ, hợp tác, giao lưu quốc tế chưa được chú trọng, hệ thống tuyển
chọn và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo chưa thống nhất, đồng bộ.


8

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác huấn luyện
và đào tạo còn hạn chế, quy trình đào tạo còn thiếu khoa học, chất lượng đào tạo
không ổn định và hầu như không có.
- Thành tích thi đấu của phong trào Futsal phát triển không đồng đều, chỉ
tập trung vào một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh
Hòa và Đà Nẵng. Tuy nhiên việc phát triển vẫn thiếu bền vững do không đảm bảo

được các yêu cầu phát triển, thiếu sự phối giữa các ngành hữu quan ở địa phương
trong quản lý.
- Các giải đấu chưa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và giới
truyền thông cũng như người hâm mộ (do nhận thức về Futsal của người hâm mộ
còn hạn chế) công tác tuyên truyền chưa tốt, chưa thu hút được các nhà tài trợ.
- Hầu hết các câu lạc bộ Futsal tại Việt Nam hiện nay đa phần hoạt động theo
hình thức phát sinh, tự phát, phong trào và không có tính bền vững nhằm phát triển
lâu dài. Ngoài câu lạc bộ Thái Sơn Nam có mô hình hoạt động chuyên nghiệp (đội
một và đội trẻ với các lứa tuổi) được đầu tư cơ sở vật chất tốt đáp ứng nhu cầu tập
luyện và thi đấu ở Việt Nam.
- Phần lớn các câu lạc bộ còn lại về hình thức tổ chức và mô hình hoạt động
vẫn còn nghiệp dư, hầu hết các VĐV đều có công việc khác ngoài tham gia tập
luyện và thi đấu Futsal.
1.2.2. Công tác đào tạo [18]
Qua thực tiễn cho thấy công tác đào tạo còn nhiều bất cập như về phương
pháp, cách tổ chức, mô hình hoạt động, cách thực hiện và chưa đáp ứng được so với
nhu cầu thực tế hiện nay là do nhiều nguyên nhân:
- Hệ thống thi đấu chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Chưa trở
thành điều kiện và động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo VĐV dẫn đến
tình trạng VĐV trẻ thiếu hẳn điều kiện cọ sát, tích lũy kinh nghiệm trận mạc nhằm
phát triển chuyên môn, huấn luyện viên thì ít có điều kiện kiểm chứng khả năng
huấn luyện về chương trình huấn luyện nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp.


9

- Chưa có được sự thống nhất trong quy trình, hệ thống đào tạo VĐV từ cấp
câu lạc bộ đến quốc gia (quy trình quản lý, chương trình đào tạo, huấn luyện cho
các lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, khả năng kết hợp khoa học kỹ thuật…) thường do
các địa phương, các câu lạc bộ tự thực hiện dẫn đến việc lãng phí và hiệu quả đào

tạo kém.
- Lực lượng huấn luyện viên làm công tác đào tạo VĐV Futsal còn mỏng và
yếu về chuyên môn. Đa phần các huấn luyện viên ở các địa phương là VĐV đã nghỉ
thi đấu, có kinh nghiệm nhưng chưa tham gia các lớp đào tạo chính qui nên không
có kiến thức sư phạm và huấn luyện hoặc một số huấn luyện viên là sinh viên tốt
nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành, có lý luận xong thực tiễn kinh
nghiệm lại thiếu. Với hai dạng huấn luyện viên vừa nêu trên đều ảnh hưởng ít nhiều
đến chất lượng đào tạo vận động viên.
- Việc đầu tư cho Futsal ở các địa phương và câu lạc bộ còn thấp (thậm chí
không thực hiện). Cơ sở vật chất thiếu thốn, công tác nghiên cứu và các phương tiện
dùng cho việc nghiên cứu ứng dụng trong công tác đào tạo VĐV Futsal còn thiếu.
Nhất là các dụng cụ dùng để đánh giá, kiểm tra sự phát triển các tố chất vận động,
đánh giá trình độ tập luyện, kiểm tra khả năng hồi phục, chế độ dinh dưỡng..
- Công tác đào tạo hầu như bị bỏ quên ở các câu lạc bộ do vướng phải cơ chế
và kinh phí hoạt động. Ngay cả những địa phương đang có hệ thống đào tạo vận
hành tương đối ổn định như Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng gặp nhiều khó khăn.
- Hiện tại, Thái Sơn Nam là câu lạc bộ duy nhất tại Việt Nam duy trì thường
xuyên đội một và đội trẻ với các lứa tuổi. Cách tổ chức, mô hình hoạt động và quy
trình đào tạo theo hướng chuyên nghiệp và khoa học nhất. Ở các tuyến đều có các
chuyên gia nước ngoài hỗ trợ công tác chuyên môn. Do được đầu tư tốt và có định
hướng phát triển lâu dài (tuyển sinh nhiều tỉnh, có đội trẻ riêng tại Buôn Ma Thuột
và Hà Nội) nên chất lượng đào tạo của câu lạc bộ Thái Sơn Nam vẫn tốt nhất so với
mặt bằng chung của cả nước.
- Gần đây, tỉnh Khánh Hòa với hai câu lạc bộ Futsal (Sanna Khánh Hòa và
Sanatech) cũng mới tuyển chọn và thành lập đội trẻ tham dự giải vô địch quốc gia


10

năm 2017, nhưng chưa rõ tương lai các đội bóng này như thế nào? (năm 2015 họ

cũng thành lập một đội trẻ sau đó tuyển chọn được vài VĐV lên đội một và giải tán
đội trẻ).
- Các câu lạc bộ khác chỉ có đội một không có đội trẻ để chuẩn bị lực lượng
kế cận nên chủ yếu tuyển chọn VĐV từ phong trào dẫn đến chất lượng chuyên môn
không cao thậm chí là kém.
Để khắc phục những mặt yếu kém vừa nêu trên cần gấp rút thực hiện các
công việc sau:
- Tập trung cao độ cho việc đào tạo một cách có hệ thống, toàn diện và hợp
lý nhất (kể cả Futsal nữ).
- Tiếp tục nghiên cứu, hình thành và kiện toàn hệ thống thi đấu cho các lứa
tuổi, các hạng, các đối tượng một cách hiệu quả và hợp lý hơn.
- Liên tục cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào
công tác huấn luyện nâng cao thành tích.
- Thống nhất chương trình, kế hoạch đào tạo và huấn luyện VĐV Futsal để
phát triển đúng hướng, theo công nghệ đào tạo hiện đại.
- Mời các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Futsal tham gia công tác huấn
luyện và giảng dạy tại các lớp nâng cao về trình độ huấn luyện viên.
- Vận động và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác tài trợ
và phát triển Futsal trên phạm vi toàn quốc.
Tóm lại, Futsal Việt Nam chưa thể có sự phát triển đột phá, do nhiều nguyên
nhân (các giải thi đấu trong nước còn ít, hệ thống đào tạo kém, không ứng dụng
công nghệ khoa học trong huấn luyện, kiểm tra .....) từ đó nguồn nhân lực cho đội
tuyển quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể hầu như năm nào cũng chỉ
có vài ba gương mặt là ứng cử viên cho chức vô địch nên có sự chênh lệch rất lớn
về trình độ so với các đội còn lại. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, sân chơi Futsal có
nguy cơ dẫn đến sự nhàm chán. Lo ngại hơn cả là đội tuyển quốc gia sẽ không phát
hiện thêm được những tài năng như những gì đang xảy ra với hai đội tuyển nam và
nữ Việt Nam trong thời gian vừa qua.



11

1.3. Khái quát lịch sử phát triển môn Futsal và quá trình hình thành, phát
triển của câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam
1.3.1. Lịch sử phát triển môn Futsal (Thế giới và Việt Nam)
[46]
Năm 1930 tại Montevideo (Uruguay), theo giáo sư Juan Carlos Ceriani trong
quá trình tập luyện và thi đấu: “Các cầu thủ cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo
léo và tư duy nhanh hơn” và ông đã đưa lý thuyết của mình vào thực tiễn để thi đấu
trên sân bóng rổ. Những loại hình Futsal mới này nhanh chóng được chấp nhận và
lan tỏa khắp Nam Mỹ. Liên đoàn thể thao Brazil đặt ra luật thi đấu chính thức đầu
tiên cho “Futebol de salão” vào năm 1958. Đến năm 1985, tên gọi Futsal chính thức
được cộng nhận.
FIFA đã sớm quản lý môn Futsal và tổ chức giải vô địch Futsal thế giới lần
đầu tiên năm 1989 tại Rotterdam (nước Hà Lan). Một trong những thay đổi đáng kể
nhất là tăng trọng lượng và giảm kích cỡ của quả bóng (kích cỡ số 4 so với bóng
tiêu chuẩn) nhằm giảm độ nẩy của bóng 30%, điều đó cho phép chơi nhanh hơn và
lần đầu tiên, có thể ghi bàn bằng đầu (dù nó vẫn còn khó khăn và không phổ biến).
Bảng 1.1. FIFA Futsal World Cup [235]
NĂM
1989
1992
1996
2000
2004
2008
2012
2016

NƯỚC ĐĂNG CAI

Hà Lan
Hong Kong
Tây Ban Nha
Guatemala
Đài Loan
Brazil
Thái Lan
Colombia

ĐỘI VÔ ĐỊCH
Brazil
Brazil
Brazil
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha
Brazil
Brazil
Argentina

Môn Futsal du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 90 nhưng môn thể
thao này chưa phổ biến do đó mục tiêu trước mắt là cần thúc đẩy phát triển phong
trào Futsal trong nước một cách bài bản và khoa học, sau đó mới tính đến việc tranh
tài ở đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta không tham gia vào
các giải quốc tế, bởi qua đó Futsal Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều điều và tích lũy


12

kinh nghiệm. Năm 1997, Việt Nam thành lập đội tuyển Futsal (đội Sông Lam Nghệ
An làm nồng cốt) tham dự giải mời “Chiếc đĩa vàng” tại Singapore với mong muốn

tạo cơ hội phát triển môn Futsal sau này, đây chính là bệ phóng kích thích, hình
thành và phát triển phong trào Futsal tại Việt Nam nhưng thành tích đạt được chưa
cao (đứng hạng 7/8). Thông qua việc đăng cai tổ chức giải vô địch châu Á năm
2005 (cũng vào năm này, lần đầu tiên giải vô địch Futsal toàn quốc được tổ chức
đến năm 2008, đội tuyển quốc gia Futsal nam có huấn luyện viên ngoại ông Pattaya
Piemkum người Thái Lan), môn Futsal sẽ có cơ hội được phát triển rộng khắp. Tuy
nhiên, thực hiện là cả một vấn đề, dù tiềm năng để phát triển môn Futsal ở Việt
Nam là rất lớn. Với tố chất kéo léo và dẻo dai của người Việt Nam, môn Futsal hoàn
toàn phù hợp để chơi và có khả năng để trở thành một trong những đội bóng mạnh
không những ở khu vực mà còn ở cấp châu lục. Hiện tại, ngoài một số ít các quốc
gia như Iran, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật ..... đã ở một đẳng cấp khác, còn lại rất
nhiều nước ở châu Á cũng giống như Việt Nam đang từng bước hình thành và phát
triển môn Futsal. Do đó, nếu chú trọng phát triển có định hướng và quy trình hợp lý,
chính xác từ phong trào đến chuyên nghiệp, chúng ta sẽ có một đội tuyển đủ mạnh
và một nền Futsal vững chắc để đối đầu ngang ngửa với những đối thủ mà hiện tại
chúng ta đang thua sút về khoảng cách trình độ chuyên môn.
* Một vài điểm nổi bật về luật Futsal
Một trận đấu Futsal diễn ra giữa hai đội, mỗi đội 5 cầu thủ chính thức (trong
đó có một cầu thủ là thủ môn) và 9 cầu thủ dự bị (được phép thay thế bất kỳ cầu thủ
nào đang thi đấu trên sân và không hạn chế số lần thay thế). Hai đội thi đấu 2 hiệp,
mỗi hiệp 20 phút (mỗi bên được quyền tạm dừng trận đấu hội ý trong vòng 1 phút
của mỗi hiệp và đồng hồ dừng lại khi bóng ngoài cuộc). Thi đấu ở sân trong nhà, sân
thi đấu chiều dài từ 25 - 42 mét, chiều rộng từ 16 - 25 mét và dùng bóng cỡ số 4, nhỏ
và nặng hơn bóng thông thường, giảm độ nẩy đến 30%. Người chơi phải đưa bóng
vào cuộc trong vòng 4 giây, nếu quá thời gian đó, đội đối phương sẽ được hưởng quả
đá phạt này. Cầu thủ phòng ngự phải đứng ở vị trí cách bóng 5 mét trong bất kỳ quả
đá phạt nào. Thủ môn được phép rời khỏi khu vực phạt đền (khu vực 6 mét) của mình



×