Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc của người cơ tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 118 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ PHƯƠNG

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở XÃ LĂNG,
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ PHƯƠNG
Mã sinh viên: 1401473

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở XÃ LĂNG,
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Trần Văn Ơn
2. HVCH. Lê Thiên Kim
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật – Trường Đại
học Dược Hà Nội


2. Xã Lăng, huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình dài điều tra, nghiên cứu, tôi thật sự cảm thấy biết ơn những
cá nhân, tập thể đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành khóa luận này.
Đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.
TS. Trần Văn Ơn – Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận cho tôi. Thầy luôn
chỉ dạy với tất cả tâm huyết và lòng yêu nghề. Vì vậy, thầy là nguồn động lực rất lớn
để tôi vững bước trên con đường mình đã chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Thực Vật – Trường Đại học
Dược Hà Nội, đặc biệt là thầy Lê Thiên Kim vì đã quan tâm, hỗ trợ và chỉ dạy cho tôi
từ những điều nhỏ nhất. Cảm ơn Thạc sỹ Nghiêm Đức Trọng vì đã luôn bao dung và
giúp đỡ tôi một cách tận tình. Cảm ơn, cô Phạm Thị Linh Giang đã ủng hộ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Tây Giang đã cho
phép và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện. Đặc biệt cảm
ơn anh Nguyễn Bá Hiển - Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Thiên Bình và chị
Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Chuyên viên phòng NN&PTNT huyện Tây Giang, anh chị
là những cầu nối quan trọng cho đoàn nghiên cứu dễ dàng tiếp cận với người dân địa
phương. Đồng thời, tôi xin cảm ơn tấm chân tình của cụ Cơ Lâu Trô, vợ chồng bác
Briu Pố, bác Bhling Đhốch, anh Bhling Môn, anh Alăng Bôn, anh Huỳnh Thanh
Nhàng, bác Bòng và những người dân mến khách nơi đây.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, ủng hộ tôi. Cảm ơn bạn Nhữ Xuân Triết – Người luôn đồng hành cùng tôi
trong suốt chặng đường khó khăn vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

BÙI THỊ PHƯƠNG


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
1.1.

Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .....................................................................2

1.1.1.

Điều kiện tự nhiên và văn hóa.....................................................................2

1.1.2.

Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .............................................................. 2

1.2.

Xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ...................................................4

1.2.1.

Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 4

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................4

1.3.

Dân tộc Cơ Tu ....................................................................................................5

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 8
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 8

2.2.

Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu ..........................................................................8

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................8

2.3.1.

Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc .............................................8

2.3.2.

Điều tra tri thức sử dụng cây thuốc theo dịch tễ tại địa phương ...............11

2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................12

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................13

3.1.

Tính đa dạng sinh học của tài nguyên cây thuốc tại xã Lăng .......................... 13

3.1.1.

Đa dạng theo bậc phân loại .......................................................................13

3.1.2.

Đa dạng theo dạng sống ............................................................................16

3.1.3.

Đa dạng theo thảm thực vật ......................................................................17

3.1.4.

Mức độ quý hiếm và yêu cầu bảo tồn ....................................................... 18

3.1.5.

Mức độ thiết yếu và tiềm năng phát triển .................................................20

3.2.

Đa dạng về tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân xã Lăng ...........22

3.2.1.


Đa dạng về bộ phận dùng ..........................................................................23

3.2.2.

Đa dạng về cách sử dụng...........................................................................24

3.3.

Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc đối với các bệnh thường gặp tại xã Lăng .25


3.3.1.

Dịch tễ tại xã Lăng giai đoạn 4/2018 – 4/2019 .........................................25

3.3.2.

Tri thức sử dụng cây thuốc phân bố theo các nhóm bệnh thường gặp .....26

3.3.3.

Hệ số tin cậy của những cây thuốc chữa bệnh thường gặp ....................... 27

3.3.4.

Tương quan giữa độ tuổi và tri thức sử dụng cây thuốc ........................... 30

3.3.5.

Một số bài thuốc ........................................................................................ 31


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 33
4.1.

Sự đa dạng của cây thuốc ở xã Lăng ............................................................... 33

4.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................34

4.3.

Tiềm năng phát triển của một số loài cây thuốc tại xã Lăng ........................... 35

4.4.

Tri thức sử dụng cây cỏ đối với dịch tễ tại địa phương ...................................36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

BYT


Bộ Y tế

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GPS

Global Positioning System (Hệ thống Định vị Toàn cầu)

HN

Herbarium code: Herbarium of Vietnam Academy of Science and
Technology (Phòng tiêu bản - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật)

HNIP

The herbarium of Hanoi University of Pharmacy (Phòng tiêu bản
Trường Đại học Dược Hà Nội)

HNU

Phòng tiêu bản - Khoa Sinh học - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội


ICD

International Classification of Diseases (Phân loại quốc tế về bệnh
tật)

IPNI

The International Plant Names Index (Danh mục tên thực vật quốc
tế)

K

Herbarium, Royal Botanic Gardens, Kew (Phòng tiêu bản thực vật,
Vườn bách thảo Hoàng gia, Kew)

KIP

Key important person (Người cung cấp tin quan trọng)

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB

Nhà xuất bản

NY

Herbarium, New York Botanical Gardens (Phòng tiêu bản thực vật,
Vườn bách thảo New York)

P, PC


Herbier Muséum Paris - Muséum National d’Histoire Naturelle
(Phòng tiêu bản thực vật bảo tàng Paris - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên
Quốc gia)

TAI

Herbarium of National Taiwan University (Phòng tiêu bản đại học
Quốc Gia Đài Loan)

UBND

Ủy ban Nhân dân

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

WWF

World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Các trung tâm đa dạng sinh học chính tại Việt Nam [25] ............................... 3
Bảng 2.1. Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa và xử lý mẫu ........................... 8
Bảng 3.1. Sự phân bố cây thuốc trong các ngành thực vật ...........................................13
Bảng 3.2. Danh mục các họ cây thuốc có từ 4 loài trở lên (xếp theo thứ tự số lượng
loài giảm dần) ................................................................................................................14
Bảng 3.3. Danh mục các chi cây thuốc có từ 3 loài trở lên (xếp theo thứ tự số lượng

loài giảm dần) ................................................................................................................16
Bảng 3.4. Danh mục các dạng sống của cây thuốc ....................................................... 16
Bảng 3.5. Một số cây thuốc ở xã Lăng có phân bố sinh thái rộng ................................ 18
Bảng 3.6. Danh sách các cây thuốc có trong Nghị định 06, Sách đỏ Việt Nam 2007 và
Sách đỏ IUCN 2019 (xếp theo tên khoa học) ................................................................ 19
Bảng 3.7. Danh sách các cây thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu, Quyết định 206
và Quyết định 1976 ở khu vực xã Lăng (xếp theo tên khoa học) .................................20
Bảng 3.8. Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu vực xã Lăng ................... 23
Bảng 3.9. Danh mục các cách dùng thuốc (xếp theo thứ tự tỷ lệ giảm dần) .................24
Bảng 3.10. Danh mục các bệnh thường gặp tại xã Lăng ...............................................25
Bảng 3.11. Tần số xuất hiện của các cây thuốc chữa bệnh thường gặp ........................ 27
Bảng 3.12. Tri thức sử dụng cây thuốc của các KIP phân bố theo độ tuổi ................... 30
Bảng 4.1. So sánh hệ cây thuốc ở xã Lăng và hệ cây thuốc ở Việt Nam ...................... 33
Bảng 4.2. So sánh số loài cây thuốc được sử dụng bởi một số cộng đồng dân tộc tại
Việt Nam (xếp theo nhóm dân tộc) ...............................................................................33


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Trang phục của người Cơ Tu [50] ...................................................................2
Hình 1.2. Ẩm thực Cơ Tu [45] ........................................................................................ 7
Hình 2.1. Mẫu cây được xông cồn trong túi nilon để bảo quản ....................................10
Hình 3.1. Phân bố họ thực vật theo số loài trong họ ..................................................... 14
Hình 3.2. Phân bố chi thực vật theo số loài trong chi ................................................... 15
Hình 3.3. Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực vật .......................................17
Hình 3.4. Các mục đích sử dụng cây thuốc ...................................................................23
Hình 3.5. Sự phân bố tri thức sử dụng cây thuốc theo nhóm bệnh thường gặp ............27
Hình 3.6. Sự tương quan giữa độ tuổi và tri thức sử dụng cây thuốc............................ 30
Hình 4.1. Đường cong loài ............................................................................................ 35



ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), trên thế
giới có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 – 270.000 loài cây cỏ được sử
dụng vào mục đích chữa bệnh [43]. Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam
là một trong những quốc gia trên thế giới có độ đa dạng cây cỏ cao với hơn 10.000 loài
thực vật có mạch đã được xác định [41], [42]. Trong đó, có tới 5.117 loài cây được sử
dụng làm thuốc [34]. Việt Nam còn là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em – 54 nền
văn hóa với tri thức sử dụng cây cỏ khác nhau trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tuy
nhiên, đến nay còn rất nhiều dân tộc chưa được nghiên cứu, trong đó có dân tộc Cơ Tu
tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Nằm ở độ cao khoảng 700-1200m so
với mực nước biển, xã Lăng được bao quanh bởi núi rừng với hàng trăm cây cổ thụ
được bảo vệ bởi cộng đồng dân tộc Cơ Tu (chiếm khoảng 95% dân số) [45]. Vì vậy,
cây cỏ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự phát
triển của du lịch, quá trình đô thị hóa, nhu cầu thu mua dược liệu của thương lái nơi
biên giới Việt – Lào và các khu vực lân cận, nguồn cây hoang dại đang ngày càng cạn
kiệt do việc khai thác quá mức và sử dụng một cách lãng phí. Tri thức sử dụng cây
thuốc bị mai một dần do không được tư liệu hóa, người dân thay đổi thói quen khám
chữa bệnh hiện đại, thế hệ trẻ thờ ơ với việc học tập kinh nghiệm của cha ông,…
Chính vì vậy, việc điều tra tài nguyên và tri thức sử dụng cây thuốc lại càng trở nên
cấp bách và có vai trò quan trọng trong công tác y tế và bảo tồn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Điều tra tài nguyên
cây thuốc của người Cơ Tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” .
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.

Xác định tính đa dạng sinh học của tài nguyên cây thuốc tại xã Lăng, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.


Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng Cơ Tu, đặc biệt đối
với các bệnh thường gặp tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và văn hóa
Lãnh thổ Việt Nam là một dải đất hình chữ S có diện tích phần lục địa rộng 35
triệu ha, phân bố từ vĩ độ 8o30’ đến 33o2’ bắc và từ kinh độ 102o10’ đến 109o24’ đông
kéo dài từ Bắc xuống Nam hơn 1800km. Địa hình đa dạng, phức tạp với hai vùng đồng
bằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở phía Bắc và Sông Cửu Long ở phía Nam, có hai dãy
núi lớn là Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2.000m và
các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Lang Biang, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di
Linh,... Ở miền Bắc, hầu hết các dãy núi thấp dần từ Bắc xuống Nam, ở miền Trung
thấp dần từ Tây sang Đông, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của hệ thực vật Á nhiệt đới
và Ôn đới như họ Dẻ (Fagaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), …Về phía Nam, địa hình
thấp và bằng phẳng. Việt Nam có hai vùng khí hậu, nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông
lạnh ở miền Bắc và nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô ở phía
Nam. Lượng mưa trung bình năm vượt 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong
năm [36]. Các yếu tố địa hình và khí hậu đa dạng như vậy đã phần nào giải thích lý do
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong 34 điểm nóng đa dạng sinh học trên
thế giới với khoảng 12.000 loài cây cỏ khác nhau và dự đoán có thể đến 13.000 15.000 loài nếu được nghiên cứu đầy đủ [44], [36].
Nằm ở khu vực giao lưu của các nền văn hóa khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
còn là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác
nhau. Trong đó có cộng đồng người Việt (Kinh) dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở

các vùng châu thổ. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi
chiếm ¾ diện tích cả nước. Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm
sử dụng cây có làm thuốc khác nhau. Điều này dẫn dến sự đa dạng về tri thức sử dụng
cây thuốc ở Việt Nam [36].
1.1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Theo thống kê của Viện dược liệu năm 2016, nước ta hiện có 5.117 loài và dưới
loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số
taxon thuộc nhóm Rêu, Tảo và Nấm lớn, con số này còn tiếp tục tăng theo thời gian
[34]. Dự đoán số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể lên đến 6.000 loài nếu được nghiên
2


cứu đầy đủ trong tương lai. Có tới 87,1% số cây thuốc đã biết là các cây hoang dã, chủ
yếu ở vùng đồi núi, từ vùng trung du đến núi cao. Chỉ có 12,9% cây trồng (kể cả bản
địa và nhập nội). Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước là Đông
Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng
sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Hoàng Liên Sơn,
Phia Oắc - Ba Bể, Cúc Phương – Pù Luông, Bạch Mã – Ngọc Linh, Lâm Viên – Di
Linh [36], [5], [25].
Bảng 1.1. Các trung tâm đa dạng sinh học chính tại Việt Nam [25]
TT

1

Trung tâm
ĐDSH

Phân bố


Dân tộc chính

Hoàng Liên

Lào Cai, Lai

Mông, Dao đỏ,

Hoàng liên, Sì to, Tam

Sơn

Châu, Yên Bái,

Thái

thất hoang, Sâm Vũ diệp,

Sơn La

2

Cây thuốc chính

Phia Oắc -

Cao Bằng, Bắc

Ba Bể


Kạn

Táo mèo
Tày, Nùng, Dao

Ô đầu, Bình vôi đỏ, Bồ
khai, Xuyên tâm thảo,
Hồi, Hoàng liên, Ô rô,
Mật mông hoa

3

Cúc Phương

Ninh Bình,

Mường, Kinh,

Trà hoa vàng, Huyết giác,

– Pù Luông

Thanh Hóa, Hòa

Thái, Mông

Trâu cổ, Giảo cổ lam 5 lá

Bình, Sơn La


nhẵn, Dành dành

Bạch Mã –

Thừa Thiên

Kinh, Cơ Tu, Bru

Vàng đắng, Sâm Ngọc

Ngọc Linh

Huế, Đà Nẵng,

Vân Kiều, Tà Ôi,

Linh

Quảng Nam,

Xơ Đăng, Gia

Kon Tum

Rai, Ba Na, Brâu,

4

Rơ Măm


5

Lâm Viên –

Lâm Đồng, Đắk

Kinh, Kơ Ho, Mạ, Hoàng liên dây, Thạch

Di Linh

Lắk, Đồng Nai

Ba Na, Gia Rai,

tùng răng cưa, Thông đỏ,

Tày Nùng

Đảng sâm, Vàng đắng,
Ươi

3


1.2.

Xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Tây Giang là một huyện biên giới nằm phía Tây Bắc của tỉnh Quảng

Nam, là một huyện miền núi còn giữ cho mình nhiều nét văn hóa nguyên sơ, cổ kính
và đậm đà bản sắc dân tộc. Ẩn mình trên dãy Tây Trường Sơn hùng vĩ, điều kiện tự
nhiên, khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ quanh năm, vì thế hệ sinh thái động thực vật ở độ
cao hơn 1000 mét so với mực nước biển rất phong phú và đa dạng, có nhiều loại cây
dược liệu quý hiếm như Ba kích, Đẳng sâm, Tr’đin, Bá bệnh, Khúc khắc, Lim
xanh,…[45].
Xã Lăng nằm ở gần trung tâm huyện Tây Giang, có diện tích 223,39 Km2 phân
bố xung quanh vĩ độ 15°49′ B và kinh độ 107°27′ Đ. Phía Tây Bắc của xã sát biên giới
Việt – Lào, phía Đông Bắc tiếp giáp xã A Tiêng - Tây Giang, phía Đông giáp xã Dang
- Tây Giang, phía Nam giáp xã Zuôih - Nam Giang, phía Tây giáp Tr’Hy - Tây Giang.
Xã Lăng gồm 7 thôn: A Ró, A Rớh, Bha Lừa, Jơ Da, Nal, Pơrning và Tà Ry. Nằm ở
độ cao khoảng 700-1200m so với mực nước biển, diện tích rừng tự nhiên nơi đây
chiếm đến hơn 50% với hàng trăm cây cổ thụ được bảo vệ bởi cộng đồng dân tộc Cơ
Tu [45].
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư tại xã Lăng khoảng 1.864 người, trong đó trên 80% là người Cơ Tu.
Đến cuối năm 2015, xã Lăng là xã thứ 2 của huyện Tây Giang đạt chuẩn nông thôn
mới (cùng với xã A Nông), được định hướng là xã trọng điểm phát triển kinh tế, du
lịch của huyện Tây Giang [16]. Vì vậy, đời sống văn hóa của người dân nơi đây được
nâng cao một cách rõ rệt: từ những nếp nhà được dựng trên nền mặt bằng mới theo
hình bầu dục, mang hơi ấm truyền thống văn hóa làng Cơ Tu; những con đường dẫn
vào thôn, hộ gia đình đã được mở rộng và bê tông hóa; ngôi trường xã và thôn khang
trang, sạch đẹp đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia; trạm y tế xã cũng được xây mới
phục vụ, chăm sóc sức khỏe người dân;...[45].
Du lịch ở xã Lăng phát triển từ rất sớm so với các khu vực khác trong huyện,
nhưng luôn gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu. Nhiều
địa điểm thu hút khách du lịch như: Thác Nal; điểm dừng chân ngắm cảnh thiên nhiên
đỉnh Quế 1369 gắn với suối mát Ra’ai, thôn văn hóa Pơrning... Pơrning là thôn điển
4



hình còn giữ nguyên vẹn văn hóa làng truyền thống dân tộc Cơ Tu. Nơi đây thường
xuyên diễn ra các lễ hội làng, giao lưu văn hóa thập phương. Khắp các thôn của xã
Lăng đều có đội múa cồng chiêng, hát lý, baboóch [45].
Về kinh tế, xã Lăng chú trọng đến việc trồng cao su để tạo thu nhập cho người
dân, giảm dần hộ đói nghèo; kênh mương hóa nội đồng để nhân dân phát triển ruộng
lúa nước. Bên cạnh đó, xã Lăng còn là đầu mối giao thương mua bán nhiều loại dược
liệu giữa Lào, Việt Nam và các khu vực lân cận, như: Đảng sâm, Ba kích, Tiêu rừng,
Táo mèo, Ngọc cẩu,… Tuy nhiên, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng dược liệu
trên địa bàn xã Lăng nói riêng, huyện Tây Giang nói chung, còn gặp nhiều khó khăn
[45].
1.3.

Dân tộc Cơ Tu
Người Cơ Tu (hay còn gọi là Catu, C’tu, Katu, K’tu, Phương, Hạ… ) thuộc

nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Họ sống tập trung chủ yếu ở các huyện
Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam); một số khác cư trú ở huyện
Nam Vang (Đà Nẵng), huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế). Ngoài ra,
người Cơ Tu còn sinh sống ở tỉnh Sêkông, Saravan, Champasak (Lào) [21],[30].
Về trang phục truyền thống của người Cơ Tu, đàn ông thường đóng khố, cởi
trần, đàn bà mặc váy ống, nếu váy dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì mặc
áo không có tay. Họ ưa chuộng bộ y phục được dệt hoa văn hạt chì hoặc hạt cườm, đeo
vòng ở cổ, tay và tai. Cơ Tu là một trong số ít dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn – Tây
Nguyên còn bảo lưu nghề dệt vải truyền thống. Ngoài giá trị kinh tế, giá trị sử dụng,
thổ cẩm Cơ tu còn có giá trị nghệ thuật bởi màu sắc và trang trí hoa văn thể hiện rõ
bản sắc dân tộc [49].

5



Hình 1.1. Trang phục của người Cơ Tu [50]
Cư trú dọc trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, người Cơ Tu xưa sinh sống hài hòa
với thiên nhiên, đặc biệt là rừng. Họ tôn thờ thần rừng và với họ, rừng là cội nguồn,
rừng gắn bó mật thiết với sinh hoạt hàng ngày (săn bắt, hái lượm, lấy gỗ dựng nhà,…).
Người Cơ Tu xưa không xem rừng là thứ tài nguyên để chiếm lĩnh, khai thác, mua,
bán mà rừng là của chung, bảo vệ rừng vì cái chung, cho cả cộng đồng dân tộc. Bởi
thế, họ luôn ứng xử có văn minh đối với rừng, nhất là rừng thiêng, rừng đầu nguồn,
rừng có nghĩa địa và rừng có nhiều gỗ quý hiếm, nhiều cây thuốc chữa bệnh cho dân
làng [45], [30].
Trong văn hóa của người Cơ Tu, hình ảnh các vị thần, biểu tượng của các loài
động - thực vật rừng luôn được biểu hiện rất sinh động trong kiến trúc nhà mồ, nhà
gươl; trong cách đặt tên làng, tên con cái, dòng họ; trong ứng khẩu tinh túy về nghệ
thuật nói lý - hát lý; trong những lễ hội và văn hóa ẩm thực [45]. Lễ hội truyền thống
thường niên phải kể đến là lễ hội mừng lúa mới, diễn ra vào lúc thu hoạch lúa mới.
Vào tháng 7 âm lịch hàng năm [49].
Trong những lễ hội như thế này không thể không kể đến những hương vị ẩm
thực được chế biến từ hoa, trái, rau rừng, gạo, sắn rẫy, ớt, tiêu rừng, cá liêng, thịt rừng
phơi khô, hay những đồ uống như rượu cần, rượu tà vạc, rượu ba kích, tr’đin, đẳng
sâm,.. uống giải nhiệt, tráng dương, bổ thận và tốt cho sức khỏe. Những gùi cơm lam,
sắn, mía, chuối, bánh sườn trâu, gà, vịt, thịt khô, măng rừng,... xưa còn được gùi ra
2


chiến trường, che chở, nuôi dấu cán bộ làm cách mạng để cùng nhau đấu tranh kiên
cường bám đất giữ làng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Toàn thể đồng bào
dân tộc Cơ Tu đều thờ Bác Hồ [45].

Hình 1.2. Ẩm thực Cơ Tu [45]
Ngày nay, những quan niệm của người Cơ Tu đang bị mai một, vai trò của các

vị già làng cũng không còn được trọng dụng như trước, giá trị của các hương ước
không được dân làng chấp thuận cao, luật tục dân tộc bị phá vỡ, không còn trang
nghiêm, linh thiêng như xưa nữa... Những cánh rừng theo đó cũng dần bị xóa sổ, bị
bao đối tượng khai thác, tận diệt cạn kiệt, nhất là những cánh rừng nguyên sinh, rừng
đầu nguồn có nhiều gỗ, động – thực vật quý hiếm [21], [30]. Do vậy, điều tra này càng
có ý nghĩa hơn, làm nền tảng cho địa phương có những định hướng để bảo tồn, quy
hoạch và phát triển những loài cây thuốc quý, đồng thời truyền bá tri thức sử dụng cho
các thế hệ mai sau.

7


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây thuốc ở khu vực xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Người dân Cơ Tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Danh sách bệnh nhân được cung cấp từ trạm y tế xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam.
2.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.1. Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa và xử lý mẫu
STT

Dụng cụ/Thiết bị

Số lượng

1

Máy ảnh


1

2

Máy GPS

1

3

Nhãn tiêu bản

4

Kéo cắt cây

1

5

Bao tải

5

6

Bao nilon (80x120cm)

5


7

Sổ ghi chép

1

8

Bút chì

1

9

Cồn 70o (lít)

1

10

Túi zip (20x30cm)

20

11

Cặp gỗ ép tiêu bản

4


12

Giấy báo

13

Tủ sấy

1000

Vừa đủ
1

Ngoài ra, khi đi rừng cần mang theo một số tư trang cá nhân để đảm bao an
toàn như: mũ, ủng, áo mưa, dao phát, thuốc chống côn trùng (DEP: thuốc chống vắt),
đồ ăn thức uống,…
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc
2.3.1.1. Điều tra theo tuyến
8


Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc được thực hiện theo phương pháp
điều tra theo tuyến. Hoạt động điều tra được thực hiện với những người Cơ Tu am hiểu
cây thuốc ở khu vực xã Lăng (thầy lang, người thu hái cây thuốc,…) được gọi là người
cung cấp tin cốt yếu (KIP), thông qua các chuyến điều tra thực địa để quan sát, phỏng
vấn và thu thập mẫu tiêu bản [15]. Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách
sử dụng cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:
(i) Xác định tuyến điều tra: Xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa
hình hoặc phân bố cây thuốc trong khu vực. Tuyến điều tra phải xuyên qua các môi

trường sống của khu vực nghiên cứu để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên
cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau. Tổng cộng có 7 tuyến điều
tra đã được thực hiện (Phụ lục 1.1)
(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kỳ cây nào gặp trên đường đi
hoặc dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và tiến hành phỏng vấn.
Thông tin được thu thập bao gồm: Tên cây tiếng địa phương (Cơ Tu), bộ phận dùng,
công dụng, cách dùng… Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc.
(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, bao gồm: Danh mục
loài (tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, cách dùng, bộ phận
dùng).
2.3.1.2. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc
Hoạt động này không thể thiếu một công cụ cơ bản là sổ ghi chép thực địa. Sổ
này nên được chuẩn bị trước (nên kẻ bảng). Nội dung ghi chép được tóm tắt ở phụ lục
2.1. Thông tin cần tư liệu hóa của mỗi loài có được qua 2 con đường chính là: (i)
phỏng vấn dựa trên mẫu vật tại thực địa. Đây là nội dung quan trọng vì nó phản
ánh tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân địa phương; (ii)
kết quả phân tích và tra cứu tại phòng thí nghiệm [15], đối chiếu và chuẩn hóa
thuật ngữ theo các tài liệu khoa học thứ cấp: Từ điển cây thuốc Việt Nam [10]; Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [33]; Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [22],…
2.3.1.3. Thu mẫu, xử lý mẫu và làm tiêu bản thực vật

9


 Các bước thu mẫu: Viết mã → Chụp ảnh mã → Chụp ảnh cây tại thực địa →
Cắt mẫu → Đeo nhãn → Bỏ vào bao.
 Nguyên tắc thu mẫu:
 Mỗi mẫu cây phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với mẫu lớn
hay cả cây đối với cây cỏ. Mẫu có quả càng tốt.
 Mỗi cây thu từ 3 mẫu trở lên.

 Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng mã.
 Ghi chép luôn những đặc điểm dễ quan sát như: vỏ cây, kích thước cây, nhất là
những đặc điểm dễ mất sau khi khô như màu hoa, quả, mùi vị,… Đồng thời ghi
chú những đặc điểm về môi trường sống của cây.


Sau khi thu và ghi chép xong, cho mẫu vào túi nilon to, với mẫu quan trọng có thể
cho riêng vào túi zip nhỏ (hoa, quả). Túi nylon to được lồng trong bao tải để tránh
thủng khi đi rừng.
Do không có điều kiện để sấy ngay sau khi thu mẫu nên chúng tôi đã chọn

phương pháp “Xử lý ướt”: Mẫu cây được cắt lại cho vừa kích thước 28x42cm (kích
thước tiêu bản), xông cồn trong túi nilon kín để bảo quản, sau đó được mang về Bộ
môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội để ép và sấy khô theo các kỹ thuật tiêu
bản thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội
(HNIP).

Hình 2.1. Mẫu cây được xông cồn trong túi nilon để bảo quản
10


2.3.1.4. Giám định tên khoa học
Tên khoa học của các mẫu được giám định theo 3 phương pháp:
-

So sánh hình thái: Dựa trên các mẫu tiêu bản, mẫu tiêu bản chuẩn (type) tại các
phòng tiêu bản trong và ngoài nước: Phòng tiêu bản – Trường Đại học Dược Hà
Nội (HNIP); Phòng tiêu bản – Khoa Sinh học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại
học Quốc gia Hà Nội (HNU); Phòng tiêu bản – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật (HN); Herbarium of National Taiwan University (TAI); Herbier Muséum Paris

– Muséum National d’Histoire Naturelle (P, PC); Royal Botanic Gardens, Kew
(K); New York Botanical Gardens (NY);...

-

Dựa vào khóa phân loại (key) cho từng taxon: Theo các tài liệu Thực vật chí
Việt Nam [35]; Cây cỏ Việt Nam [17]; Từ điển Thực vật thông dụng [11]; Từ điển
Cây thuốc Việt Nam [10]; Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China) [39]; Thực
vật chí Đài Loan (Flora of Taiwan) [37]; Thực vật chí Thái Lan (Flora of Thailand)
[40]; Thực vật chí Malesiana (Flora Malesiana) [38]; Sách tra cứu tên cây cỏ Việt
Nam [12]; The International Plant Names Index (IPNI) [46]; The Plant List [47].

-

Nhờ sự trợ giúp của chuyên gia, nhà thực vật học: Thầy Nghiêm Đức Trọng
(Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội)

2.3.2. Điều tra tri thức sử dụng cây thuốc theo dịch tễ tại địa phương
Lập “Danh mục các bệnh thường gặp” của người dân tại xã Lăng, huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam:
 Điều tra “Danh sách bệnh nhân tại trạm y tế xã Lăng” giai đoạn 4/2018 4/2019.
 Xử lý dữ liệu để tìm ra 6 mã bệnh thường gặp nhất ở 3 nhóm tuổi: Trẻ em (< 16
tuổi), Phụ nữ ( ≥16 tuổi, giới tính nữ), Đàn ông (≥16 tuổi, giới tính nam).
 Tra cứu mã bệnh theo danh mục ICD-10 của Bộ Y Tế [9].
Điều tra tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người dân Cơ Tu đối với các bệnh
thường gặp:

11



 Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa trên cơ sở sử dụng một sườn thông tin cần phỏng
vấn xoay quanh các bệnh thường gặp tại địa phương, thứ tự câu hỏi và cách đặt
câu hỏi có thể thay đổi theo đối tượng phỏng vấn [15]. Bao gồm:


Dữ liệu về KIP: Tên, tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp,…



Khi mắc phải bệnh X ông/bà thường sử dụng những cây cỏ nào để chữa
trị? (Tên tiếng Cơ Tu)



Tên tiếng Việt (nếu có)?



Bộ phận dùng là gì?



Cách sử dụng, chế biến như thế nào?



Dùng cho người lớn hay trẻ em, có kiêng kỵ gì không?




Những cây thuốc nào dùng để phối hợp trị bệnh?



Nguồn gốc tri thức: Ai đã dạy ông/bà về những kiến thức này?

 Theo người dân đi lấy mẫu cây thuốc.
 Xử lý mẫu và giám định tên khoa học như ở phần trên (Mục 2.3.1.3 và 2.3.1.4).
 Xử lý kết quả: Xác định mức độ tin cậy của những thông tin có độ lặp lại (tần
số xuất hiện) dựa trên công thức Friedman [15]:

Fv = Si/Sj * 100%

2.4.

Trong đó:
Fv: Hệ số tin cậy cho thông tin i
Si: Số NCCT nhắc đến thông tin i
Sj: Tổng số NCCT được phỏng vấn

Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel để thuận lợi cho quá trình

tính toán như: Liệt kê tất cả các cây thuốc với thông tin đã thu thập, đếm số lần cây
thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), xếp danh mục cây thuốc theo thứ tự
tăng (giảm) dần hay theo nhóm các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu,… Đối với
danh mục các bệnh thường gặp: lọc và đếm số lượng mã bệnh, sắp xếp theo thứ tự
giảm dần,…

12



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

Tính đa dạng sinh học của tài nguyên cây thuốc tại xã Lăng

3.1.1. Đa dạng theo bậc phân loại
3.1.1.1. Đa dạng theo bậc ngành
Đã có 319 loài cây thuốc được phát hiện ở xã Lăng. Trong đó, có 286 loài đã
được xác định đến tên khoa học, 33 loài xác định được đến chi (Phụ lục 3.1). Các cây
thuốc được xác định thuộc 5 ngành thực vật là: Lycopodiophyta (Thông đất),
Magnoliophyta (Ngọc lan), Gnetophyta (Dây gắm), Pinophyta (Thông) và
Polypodiophyta (Dương xỉ),121 họ, 244 chi khác nhau. Trong các ngành thực vật,
ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn nhất, lần lượt là 108 họ,
230 chi và 304 loài, chiếm 95,30% tổng số loài.
Bảng 3.1. Sự phân bố cây thuốc trong các ngành thực vật
Số Họ
TT

Số Chi

Số Loài

Tên ngành
Tổng

Tỷ lệ%

Tổng


Tỷ lệ%

Tổng

Tỷ lệ%

1

Gnetophyta

1

0,83

1

0,41

2

0,63

2

Lycopodiophyta

1

0,83


2

0,82

2

0,63

3

Magnoliophyta

108

89,26

230

94,26

304

95,30

4

Pinophyta

2


1,65

2

0,82

2

0,63

5

Polypodiophyta

9

7,43

9

3,69

9

2,82

114

100


246

100

325

100

Tổng

3.1.1.2. Đa dạng theo bậc họ
Trong tổng số 121 họ thực vật ở khu vực xã Lăng, có 24 họ (19,83% ) có số
loài ≥ 4, nhưng có đến 75 họ (61,98%) chỉ có một số loài cây làm thuốc.
Trong đó, họ Cúc (Asteraceae) là nhiều nhất với 23 loài, tiếp đến là họ Đậu
(Fabaceae) với 18 loài. Đây cũng là hai họ có số chi và số loài nhiều nhất (lần lượt là 6
loài họ Asteraceae và 4 loài họ Fabaceae) trong 49 họ thực vật của 72 cây thuốc được
người Cơ Tu ở xã Lăng sử dụng làm thuốc/chăm sóc sức khỏe (Phụ lục 3.2).
13


Hình 3.1. Phân bố họ thực vật theo số loài trong họ
Bảng 3.2. Danh mục các họ cây thuốc có từ 4 loài trở lên (xếp theo thứ tự số
lượng loài giảm dần)
Tên họ

Số chi

Số loài


TT
Tên khoa học

Tên Tiếng Việt

Tổng

Tỷ lệ %

Tổng

Tỷ lệ %

1

Asteraceae

Cúc

18

7,38

23

7.21

2

Fabaceae


Đậu

16

6,56

18

5.64

3

Rubiaceae

Cà phê

9

3,69

16

5.02

4

Zingiberaceae

Gừng


6

2,46

16

5.02

5

Euphorbiaceae

Thầu dầu

13

5,33

15

4.7

6

Myrsinaceae

Đơn nem

3


1,23

10

3.13

7

Araceae

Ráy

5

2,05

7

2.19

8

Melastomataceae

Mua

5

2,05


7

2.19

9

Verbenaceae

Cỏ roi ngựa

5

2,05

7

2.19

10

Araliaceae

Nhân sâm

4

1,64

6


1.88

11

Lauraceae

Long não

3

1,23

6

1.88

12

Moraceae

Dâu tằm

2

0,82

6

1.88


13

Solanaceae



3

1,23

6

1.88

14

Apocynaceae

Trúc đào

4

1,64

5

1.57

15


Dracaenaceae

Bồng bồng

2

0,82

5

1.57

14


Tên họ

Số chi

Số loài

TT
Tên khoa học

Tên Tiếng Việt

Tổng

Tỷ lệ %


Tổng

Tỷ lệ %

16

Lamiaceae

Hoa môi

4

1,64

5

1.57

17

Rosaceae

Hoa hồng

3

1,23

5


1.57

18

Acanthaceae

Ô rô

4

1,64

4

1.25

19

Arecaceae

Thích

3

1,23

4

1.25


20

Asclepiadaceae

Thiên lý

3

1,23

4

1.25

21

Menispermaceae

Tiết dê

3

1,23

4

1.25

22


Poaceae

Lúa

3

1,23

4

1.25

23

Rutaceae

Cam

3

1,23

4

1.25

24

Smilacaceae


Kim cang

1

0,41

4

1.25

125

51,23

191

59,87

Tổng

3.1.1.2. Đa dạng theo bậc chi
Trong 244 chi thực vật, có 1 chi có 6 loài (Ardisia), 3 chi có 5 loài (Curcuma,
Ficus, Morinda) và 1 chi có 4 loài (Smilax). Tuy nhiên, có đến 194 chi chỉ có 1 loài
cây thuốc (79,51%). Với 72 cây được người Cơ Tu ở xã Lăng dùng làm thuốc/chăm
sóc sức khỏe, chỉ có 1 chi có 3 loài (chi Curcuma), 10 chi có 2 loài, còn lại 49 chi chỉ
có một loài được sử dụng , chiếm 68,06% (Phụ lục 3.3).

4.10%


2.05%

14.34%

Chi có 1 loài
Chi có 2 loài
79.51%

Chi có 3 loài
Chi có 4-6 loài

Hình 3.2. Phân bố chi thực vật theo số loài trong chi
15


Bảng 3.3. Danh mục các chi cây thuốc có từ 3 loài trở lên (xếp theo thứ tự số
lượng loài giảm dần)
STT

Tên chi

Số loài

Tỷ lệ %

1

Ardisia

6


1,88

2

Curcuma

5

1,57

3

Ficus

5

1,57

4

Morinda

5

1,57

5

Smilax


4

1,25

6

Alpinia

3

0,94

7

Amomum

3

0,94

8

Antidesma

3

0,94

9


Cinnamomum

3

0,94

10

Ophiopogon

3

0,94

11

Sansevieria

3

0,94

12

Solanum

3

0,94


13

Uncaria

3

0,94

14

Vernonia

3

0,94

15

Zingiber

3

0,94

55

17,24

Tổng


3.1.2. Đa dạng theo dạng sống
319 cây thuốc với 8 dạng sống khác nhau là cây gỗ, bụi, cỏ, dây leo, ký sinh,
bán ký sinh, bì sinh và thủy sinh (Phụ lục 3.1). Các dạng sống của nhiều loài cây thuốc
là Cây cỏ (106 loài), Dây leo (58 loài), Cây gỗ (82 loài).
Bảng 3.4. Danh mục các dạng sống của cây thuốc
TT

Tên dạng sống

Số loài

Tỉ lệ %

1

Bán ký sinh

3

0,94

2

Bì sinh

2

0,63


3

Bụi

65

20,38

16


TT

Tên dạng sống

Số loài

Tỉ lệ %

4

Cỏ

106

33,23

5

Dây leo


58

18,18

6

Gỗ

82

25,71

7

Ký sinh

2

0,63

8

Thủy sinh

1

0,31

319


100

Tổng
3.1.3. Đa dạng theo thảm thực vật

Các cây thuốc ở khu vực xã Lăng, huyện Tây Giang được phân bố ở 8 thảm
thực vật chính (Phụ lục 3.1), thuộc 2 hệ sinh thái là:
- Hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm: Rừng nguyên sinh bị tác động (a), rừng thứ sinh (b),
ven suối và thung lũng ẩm (c), núi đá vách đá (d), đồi và ven đường (e).
- Hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: Nương rẫy (f), bãi hoang, bờ ruộng (g), vườn và
quanh nhà (h).
Trong đó, các cây thuốc chủ yếu phân bố ở 2 khu vực vườn và quanh nhà (136
loài, 42,63%) và rừng thứ sinh (107 loài, 33,54%), thấp nhất là thảm thực vật núi đá,
vách đá (3 loài, 0,94%). Một số cây thuốc rộng sinh thái (từ 3 hệ sinh thái), có thể gặp
ở một số loại hệ sinh thái khác nhau (Bảng 3.5).
160
136

140
120

107

100
80
50

60


38

40
20

48
24

17
3

0
Rừng
Rừng thứ Ven suối và Núi đá, Đồi và ven Nương rẫy Bãi hoang, Vườn và
đường
nguyên
sinh
thung lũng vách đá
bờ ruộng quanh nhà
sinh bị tác
ẩm
động

Hình 3.3. Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực vật
17


×