Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã quản bạ, huyện quản bạ, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 97 trang )





BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI










LÊ MINH HỒNG ANH



ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở XÃ QUẢN BẠ, HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ






HÀ NỘI – 2015




BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI





LÊ MINH HỒNG ANH


ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở XÃ QUẢN BẠ, HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn:
1.

ThS. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
1.

Bộ môn Thực Vật

2.

Xã Quản Bạ, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang



HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
ThS. Nghiêm Đức Trọng, ngƣời đã theo sát giúp đỡ tôi suốt khoảng thời
gian dài tại bộ môn Thực Vật, truyền cho tôi nhiệt huyết và hƣớng dẫn tôi thực hiện
khóa luận này.
PGS.TS Trần Văn Ơn, ngƣời đã cho tôi tình yêu, truyền cho tôi cảm hứng
ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với Thực Vật.
ThS. Phạm Hà Thanh Tùng, ngƣời đã không quản thời gian tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong những thời điểm khó khăn.
Các thầy cô cùng các chị KTV đã cho tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực
hiện khóa luận ở bộ môn và luôn cho tôi cảm thấy bộ môn nhƣ một gia đình.
Bạn Phạm Lý Hà, sinh viên lớp N2K65, là ngƣời bạn đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình điều tra, đồng thời giúp cho những chuyến đi thực địa của tôi
trở nên thú vị hơn.
Cảm ơn ngƣời dân xã Quản Bạ đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ những kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc rất quý báu cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình của tôi, nơi tôi tìm đến vào những lúc
cảm thấy áp lực, nơi cho tôi động lực, tạo cho tôi điều kiện tốt nhất để hoàn thành

khóa luận này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Minh Hồng Anh




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 3
1.1.1. Số loài cây thuốc trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình sử dụng sản phẩm thảo dƣợc trên thế giới 3
1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 5
1.2.1. Số loài cây thuốc ở Việt Nam 5
1.2.2. Tình hình sử dụng thảo dƣợc ở Việt Nam 5
1.2.3. Tình hình điều tra tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 6
1.3. Tỉnh Hà Giang 6
1.3.1. Tài nguyên cây thuốc ở Hà Giang 6
1.4. Xã Quản Bạ – huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang 7
1.4.1. Tình hình chung 7
1.4.2. Điều kiện tự nhiên. 8
1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11

2.2. Nguyên vật liệu và phƣơng pháp 11
2.2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu 11
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 11




CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1. Tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái, tri thức sử dụng cây thuốc 16
3.1.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc xã Quản Bạ 16
3.1.2. Đa dạng trong điều tra ô tiêu chuẩn 25
3.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc của ngƣời dân xã Quản Bạ 27
3.2. Hoạt động buôn bán dƣợc liệu 34
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 36
4.1. Về phƣơng pháp nghiên cứu 36
4.2. Về kết quả nghiên cứu 37
4.2.1. Về đƣờng cong số lƣợng loài 37
4.2.2. Về tính đa dạng sinh học cây thuốc 37
4.2.3. Về sự đa dạng theo thảm thực vật, đơn vị diện tích 39
4.2.4. Về tri thức sử dụng 39
4.3. Về thị trƣờng dƣợc liệu 44
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
KẾT LUẬN 45
KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC TRONG KHU VỰC XÃ QUẢN BẠ








DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
CVĐCTC
Công viện địa chất toàn cầu
HTX
Hợp tác xã
NCCT
Ngƣời cung cấp tin

Tiếng Anh
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
Nghĩa
IUCN
The International Union for
Conservation of Nature
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
Quốc tế
KIP
Key Information Person
Ngƣời cung cấp tin quan trọng
WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
WWF
World Wide Fund For Nature
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên












DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu
11
3.1
Sự phân bố cây thuốc ở xã Quản Bạ trong các ngành
thực vật
18
3.2

Danh mục các họ có từ 5 loài cây thuốc trở lên
19
3.3
Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên
20
3.4
Cách đặt tên cây của ngƣời dân xã Quản Bạ
23
3.5
Số loài và số cá thể cây thuốc trong 12 ô tiêu chuẩn
25
3.6
Tỷ lệ số loài làm thuốc của 12 ô tiêu chuẩn
26
3.7
Tính đa dạng sinh học cây thuốc theo thảm thực vật
26
3.8
Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử
dụng cây thuốc ở xã Quản Bạ
28
3.9
Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở xã Quản Bạ
30
3.10
Danh mục các cách dùng thuốc ở xã Quản Bạ
30
4.1
Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ đƣợc ghi
trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 6

41
4.2
Danh mục các loài cây thuốc đƣợc sử dụng ở xã Quản
Bạ nhƣng chƣa đƣợc nhắc đến trong tài liệu về cây thuốc
ở Việt Nam
42
4.3
Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ đƣợc ghi
trong Sách đỏ Việt Nam 2007
43
4.4
Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ đƣợc ghi
trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP
44









DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hình
Tên hình
Trang
1.1
Tỷ lệ dân số sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu tại một số nƣớc đang phát triển

4
1.2
Tỷ lệ dân số sử dụng các sản phẩm thảo dƣợc ít nhất một
lần tại một số nƣớc phát triển
4
3.1
Đƣờng cong số lƣợng loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao xã
Quản Bạ sử dụng
16
3.2
Phỏng vấn NCCT ở địa bàn thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ
17
3.3
Tỷ lệ số loài cây thuốc của 6 ngành
19
3.4
Phân bố số lƣợng chi cây thuốc ở khu vực xã Quản Bạ
21
3.5
Phân bố dạng sống của 247 loài cây thuốc
22
3.6
Sự lựa chọn chữa bệnh ban đầu của ngƣời dân xã Quản
Bạ
33
3.7
Một cửa hàng bán tam thất ở chợ phiên chợ trung tâm thị
trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
35
1




ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km
2
, Việt Nam
là một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới [7]. Đặc điểm
về vị trí địa lý, khí hậu, vv. của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ
sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các
hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Myanamar, Nam Trung Quốc và Indo-
Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực
có tính đa dạng sinh học cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong
khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới [7].
Tài nguyên cây thuốc từ xƣa đến nay đều mang lại cho chúng ta những lợi
ích vô giá, đóng góp cho công cuộc cải thiện sức khỏe nhân dân và phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, môi trƣờng sống của cây thuốc ngày càng bị thu hẹp phần
lớn do ý thức của con ngƣời. Tri thức sử dụng tài nguyên cây thuốc lại ngày càng bị
mai một do không đƣợc tƣ liệu hóa, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm học hỏi, kế tục
tri thức do tính khó sử dụng và có thuốc tân dƣợc dễ sử dụng, tác dụng nhanh, mạnh
thay thế.
Việt Nam là nƣớc có nhu cầu lớn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu
thông qua nền Y học cổ truyền. Vì vậy, để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho ngƣời dân, cần phải duy trì đƣợc tài nguyên cây thuốc. Vấn đề lớn đƣợc đặt
ra cho ngƣời làm công tác quản lý và bảo tồn là phải nắm đƣợc tình trạng nguồn tài
nguyên này, cách khai thác và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai
thác, sử dụng chúng, các chỉ tiêu bảo tồn và điều kiện bảo tồn, sự tham gia của cộng
đồng trong công tác bảo tồn.
Ở Việt Nam, trải qua nhiều đợt điều tra cây thuốc trong phạm vi toàn quốc,
chúng ta đã có những dữ liệu ban đầu. Tuy nhiên trải qua nhiều thập kỷ, tài nguyên

cây thuốc đã có nhiều thay đổi. Để xây dựng chiến lƣợc bảo tồn và phát triển bền
2



vững nguồn tài nguyên cây thuốc trong tình hình mới, chúng ta cần tiến hành đánh
giá lại tài nguyên cây thuốc một cách hệ thống, đầy đủ hơn.
Chính vì thế, điều tra tài nguyên cây thuốc, tƣ liệu hóa tri thức sử dụng là vấn
đề cấp thiết hiện nay.
Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc nƣớc ta, nơi có nhiều yếu tố phù hợp
về địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng với các loài cây thuốc. Xã Quản Bạ thuộc
huyện Quản Bạ và nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn, là khu vực có hệ thực vật phong phú với nhiều loài thực vật có giá trị làm
thuốc, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc điều tra đầy đủ.
Từ những lý do trên và góp phần cho việc điều tra toàn diện cây thuốc ở Việt
Nam tôi lựa chọn đề tài “Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã Quản Bạ, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang” với các mục tiêu:
- Xác định tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái, tri thức sử dụng cây
thuốc ở khu vực xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Bƣớc đầu xác định tình hình buôn bán dƣợc liệu trong khu vực huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang.







3




CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Số loài cây thuốc trên thế giới
Số loài cây thuốc đã biết trên thế giới tăng dần theo thời gian, điều này có
đƣợc là do công tác điều tra tƣ liệu hóa cây thuốc đã đƣợc thực hiện rộng khắp trên
thế giới trong thời gian qua [21]. Năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ƣớc tính
tối thiểu khoảng 20.000 loài thực vật đã ghi nhận trong việc sử dụng làm thuốc.
Trong khi đó ngƣời ta ƣớc tính rằng có đến 70.000 loài thực vật đƣợc sử dụng trong
Y học dân gian và phần lớn các loài đƣợc tìm thấy trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dƣơng [29].
1.1.2. Tình hình sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới
Nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần lớn lao trong công cuộc phát triển kinh
tế của các quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 1985, đã có 119 chất tinh khiết đƣợc
chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao đƣợc sử dụng làm thuốc trên toàn thế
giới [30]. Dự đoán nếu phát triển tối đa, các thuốc thảo dƣợc có nguồn gốc từ các
nƣớc nhiệt đới có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế của các
nƣớc thế giới thứ 3[16]. Chỉ riêng các nƣớc Tây Âu, doanh số thuốc bán ra từ cây
cỏ (năm 1989) là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh thu buôn bán dƣợc phẩm là 65 tỉ
USD. Nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng làm thuốc của chúng ta còn là
một kho tàng khổng lồ để sànng lọc, tìm các thuốc mới [21]. Đến năm 1985 đã có
khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên đƣợc phát hiện
[16].
Trong số khoảng 350.000 loài thực vật đƣợc xác định cho đến nay, khoảng
35.000 loài (một số ƣớc tính lên đến 70.000 loài) đƣợc sử dụng trên toàn thế giới
cho mục đích y tế và ít hơn khoảng 0,5% trong số những loài thực vật làm thuốc
này đã đƣợc nghiên cứu về hóa học. Tại các nƣớc phát triển, có khoảng 100 loài
thực vật có liên quan đến 25% của tất cả các loại thuốc [29].
4




Theo báo cáo của WHO, trên thế giới có khoảng 80% số dân các nƣớc đang
phát triển hiện nay có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào các nền Y học
cổ truyền và 85% thuốc Y học cổ truyền đòi hỏi phải sử dụng dƣợc liệu hoặc các
chất chiết xuất từ dƣợc liệu [29], [30]. Con số này vẫn tiếp tục tăng, kể cả ở thế hệ
trẻ [31].

Hình 1.1. Tỷ lệ dân số sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu tại một số nước đang phát triển.(Nguồn: WHO (2002) [32]).

Hình 1.2. Tỷ lệ dân số sử dụng các sản phẩm thảo dược ít nhất một lần tại một số
nước phát triển (Nguồn: WHO (2002) [32]).
60% 60%
[VALUE]% 70%
[VALUE]%
[VALUE]%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Uganda Tazania Rwanda

Ấn Độ
Bein Ethiopia
[VALUE]%
[VALUE]%
[VALUE]%
[VALUE]%
[VALUE]%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Bỉ Mỹ
Australia Pháp Canada
5



1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Số loài cây thuốc ở Việt Nam
Theo báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trƣởng
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Việt Nam có diện tích 330.972,4km
2
[40], với sự
khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng từ gần xích đạo đến giáp cận nhiệt đới cùng
với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao. Các hệ sinh thái

của Việt Nam rất đa dạng, có tới 95 kiểu hệ sinh thái với cấu trúc quần xã [20].
Điều này làm cho hệ thực vật ở nƣớc ta vô cùng đa dạng. Các công trình nghiên cứu
hệ thực vật ban đầu đƣợc thực hiện bởi các nhà khoa học ngƣời Pháp, sau này có
các công trình đáng chú ý là của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993 và 1999 - 2000) đã
thống kê đƣợc 11.600 loài và Danh lục các loài thực vật Việt Nam (1999-2005) với
11.603 loài [18]. Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em với phong tục tập quán và
những kinh nghiệm đúc kết riêng [37]. Chính vì thế thực vật làm thuốc và tri thức
sử dụng cây thuốc cũng rất da dạng. Đến năm 2012 đã thống kê đƣợc 4.470 loài cây
và nấm làm thuốc (kể cả nhập nội) [5]. Có tới 87,1% số loài đã biết là các cây
hoang dã, chủ yếu ở vùng đồi núi và chỉ có 12,9% trồng. Phần lớn các loài cây
thuốc ở Việt Nam đƣợc ghi nhận dựa trên kinh nghiệm sử dụng thuốc của các cộng
đồng dân tộc [16].
1.2.2. Tình hình sử dụng thảo dược ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc sử dụng cây thuốc chủ yếu ở 2 nền Y học đó là Y học cổ
truyền có nguồn gốc Trung Y và các nền Y học nhân dân hay Y học cổ truyền dân
tộc [16].
Đến năm 2000, cả nƣớc có 286 cơ sở sản xuất dƣợc phẩm đang sản xuất
1.294 loại dƣợc phẩm sản xuất từ nguyên liệu thực vật hay chiết xuất từ thực vật,
chiếm 23% số loại dƣợc phẩm đƣợc phép sản xuất và lƣu hành từ năm 1995-2000,
sử dụng 435 loài cây cỏ [16].
6



1.2.3. Tình hình điều tra tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Cho dù hoạt động này đƣợc tiến hành rộng rãi nhƣng cho đến nay vẫn chƣa
điều tra một cách đầy đủ do các nhà nghiên cứu thƣờng bận rộn với những công
việc khác và nếu đƣợc thực hiện cũng không hề đơn giản [17]. Hoạt động này
thƣờng đƣợc thực hiện trong phạm vi cụ thể (thƣờng là xã, vƣờn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, vv.). Các hoạt động chính là điều tra tại thực địa (có hay không có

sự tham gia của thầy lang), ghi chép, thu mẫu cây thuốc, xử lý mẫu, xác định tên
khoa học, phân tích dữ liệu. Đến nay đã có trên 20 dân tộc ở Việt Nam đƣợc điều
tra, bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Giáy, Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Mƣờng, Rục, Vân
Kiều, Thái, Chăm, Lô Lô, Pà Thẻn, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Ka Tu, Lào, Hoa, Ê
Đê, Ba Na. Các dân tộc đƣợc nghiên cứu nhiều nhất là Tày, Dao, Thái, Mông,
Mƣờng. Các điều tra này đã tạo nền tảng cơ bản để xây dựng đƣợc danh mục 3.948
loài cây nấm và nấm làm thuốc tại Việt Nam [21].
1.3. Tỉnh Hà Giang
1.3.1. Tài nguyên cây thuốc ở Hà Giang
Hệ thực vật của tỉnh Hà Giang gồm 2.890 loài, thuộc 1.117 chi, 190 họ.
Trong đó, Hạt kín (Ngọc Lan) là ngành đa dạng nhất với tổng số 155 họ, 1.030 chi
và 2.685 loài, chiếm 92 đến 93% tổng số chi và loài của hệ thực vật. Hệ thực vật Hà
Giang chiếm 27% tổng số loài của Việt Nam, riêng ngành Hạt kín là 26.86% [18].
Trong 1.685 loài thực vật có giá trị sử dụng trong hệ thực vật tỉnh Hà Giang,
nhóm cây làm thuốc có nhiều nhất với 1.260 loài (43,78% tổng số loài của hệ thực
vật). Có nhiều loài cây thuốc rất có giá trị sử dụng nhƣ: Bạch huệ núi (Lilium
brownii F.E.Br. ex Miellez), Bát giác liên (Dysosma difformis (Hemsl. &
E.H.Wilson) T.H.Wang), Biến hóa núi cao (Asarum balansae Franch.), vv. Hệ thực
vật Hà Giang chứa đựng 32,56% số loài thực vật có giá trị làm thuốc của cả nƣớc
[18].
7



Hà Giang là tỉnh có truyền thống trồng cây dƣợc liệu, có nhiều yếu tố phù
hợp về khí hậu, thổ nhƣỡng với các loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao tuy nhiên
việc trồng vẫn nhỏ lẻ và rải rác mang tính tự phát. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã có
cơ chế chính sách riêng để hỗ trợ ngƣời dân, doanh nghiệp đầu tƣ và chăm sóc cây
dƣợc liệu [35].
1.4. Xã Quản Bạ – huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang


Hình 1.3. Vị trí của xã Quản Bạ
1.4.1. Tình hình chung
Xã Quản Bạ là xã nội địa nằm trên trục Quốc lộ 4C, cách thành phố Hà
Giang hơn 50km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 1.895 ha, trong đó: đất
nông nghiệp là 306 ha, đất rừng trồng là 400 ha, đất có rừng là 960 ha còn lại là các
loại đất khác. Phía Bắc giáp xã Cán Tỷ, phía Tây giáp thị trấn Tam Sơn, phía Nam
giáp xã Quyết Tiến, phía Đông giáp xã Đông Hà. Xã có 9 thôn bản địa hình phức
tạp, có 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Mông, Tày, Dao, còn lại là một số dân tộc
khác, có 5 thôn có 100% dân tộc Mông, 2 thôn 100% dân tộc Dao, còn lại 2 thôn
dân tộc Tày, Hoa, Kinh, vv. trong cuộc sống nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết,
8



giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, sinh hoạt. Ngƣời dân luôn chấp hành chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.
Họ đã biết áp dụng các loại giống có năng suất cao vào sản xuất, chăn nuôi và phát
triển kinh tế [25].
1.4.2. Điều kiện tự nhiên.
Do xã Quản Bạ là xã nằm trong Công viện địa chất toàn cầu (CVĐCTC) Cao
nguyên đá Đồng Văn nên đặc điểm về tự nhiên có nhiều nét tƣơng đồng với khu
vực này.
1.4.2.1. Điều kiện khí hậu
CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 700 – 1.000 m,
trong đó có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa
từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung
bình năm 20
o
C – 23

o
C, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm diễn ra mạnh hơn vùng
đồng bằng. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.400 mm. Lƣợng mƣa lớn nhất rơi vào
tháng 7 (có số ngày mƣa trung bình là 15 ngày/tháng), tháng có lƣợng mƣa nhỏ nhất
là tháng 2. CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng có độ ẩm
tƣơng đối cao hầu hết các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87%
(tháng 7), độ ẩm trung bình thấp nhất là 81% (tháng 4). Khí hậu của vùng khá khắc
nghiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thƣờng. Mùa mƣa thƣờng có mƣa đá, gió
lốc, lũ quét gây sạt lở đất, ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân trong
vùng. Nhìn chung, khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, thích hợp với các
loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, có ƣu thế trồng cây dƣợc liệu, cây ăn quả, sản
xuất hạt rau giống, nuôi ong mật, chăn nuôi bò, dê [22].
1.4.2.2. Thảm thực vật
Do nằm ở độ cao trên dƣới 1.000 m so với mực nƣớc biển, ảnh hƣởng của
gió mùa Đông Bắc và sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, nên hệ thực vật trong
khu vực CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn mang sắc thái của khu hệ thực vật á
9



nhiệt đới Nam Trung Quốc - Bắc Việt Nam. Với kiểu rừng đặc trƣng là rừng kín
thƣờng xanh, trong đó đã pha tạp một số loài thực vật á nhiệt đới, giỏi chịu hạn và
chịu lạnh [22].
1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội [24]
1.4.3.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp
(i) Nhóm cây lƣơng thực
Tổng sản lƣợng lƣơng thực: 2.370,9 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời
năm 2014 đạt 795 kg/ngƣời/năm.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2014 đạt 8 triệu đồng/ngƣời/năm.
(ii) Nhóm cây trồng khác

Cây thảo quả: Tổng diện tích hiện có 177,18 ha (năm 2014), năng suất đạt 1
tạ/ha, sản lƣợng đạt 7,18 tấn.
Cây chè: Diện tích hiện có 14,86 ha, năng suất 1,2 tạ /ha, sản lƣợng 17,8 tấn
Cây dƣợc liệu: Diện tích trồng năm 2014 là 2,69ha (cây gừng 2,11/2 ha; cây
atisô 0,58 ha).
(ii) Công tác Lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng
Mỗi hộ trong xã đƣợc giao khoán diện tích bảo vệ rừng để quản lý và đƣợc
cấp phát hỗ trợ gạo khoán theo diện tích đƣợc giao, mỗi ngƣời dân trong xã đều có
ý thức bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, chăm sóc rừng trồng đạt và vƣợt các chỉ
tiêu đặt ra.
10



Thƣờng xuyên triển khai công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện
tốt Luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho nhân dân do đó
trong năm không có vụ khai thác gỗ trái phép, không xảy ra cháy rừng.
1.4.3.2. Công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại, dịch vụ
(i) Giao thông: Tất cả các thôn trong xã (9/9 thôn) thƣờng xuyên tu sửa các
tuyến đƣờng giao thông liên thôn đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, trao đổi hàng hoá cho ngƣời dân.
(ii) Xây dựng: Công trình cấp nƣớc sinh hoạt thôn Pản Hò đang thi công,
công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung thôn Trúc Sơn đã đƣợc đƣa vào sử dụng.
(iii) Hệ thống lƣới điện trên địa bàn ngày càng đƣợc củng cố và mở rộng, với
tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia là 240/648 hộ
1.4.3.3. Thành lập Hợp tác xã cộng đồng thôn Nậm Đăm
Hợp tác xã (HTX) cộng đồng thôn Nậm Đăm đƣợc thành lập dƣới sự chỉ đạo
của chính quyền xã, đồng thời HTX đã tổ chức Đại hội hội đồng quản trị, bầu ra ban
giám đốc HTX và ban kiểm soát của HTX, xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch
sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà bếp, nhà tắm và lò chƣng cất thuốc.

1.4.3.4. Y tế- Dân số Kế hoạch hóa gia đình
Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về y tế. Đã khám chữa
bệnh đƣợc 3.827/3.500 lƣợt ngƣời. Tổng số hộ có đủ nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là
628 hộ, chiếm 96,9% tổng số hộ; tổng số hộ có công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh
là 331 hộ, chiếm 51% tổng số hộ; tổng số hộ đƣa chuồng trại gia súc ra xa nhà là
454 hộ, chiếm 70,1% tổng số hộ.


11



CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cây thuốc, ngƣời Dao trong khu vực xã Quản Bạ (theo tri thức của ngƣời
Dao trong khu vực và tri thức chung).
- Dƣợc liệu đƣợc buôn bán trong khu vực huyện Quản Bạ.
2.2. Nguyên vật liệu và phƣơng pháp
2.2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu
STT
Nguyên vật liệu, thiết bị
Số lượng (cái)
1
Bút chì kim 2B
1
2
Cặp file cứng
1
3

Thƣớc dây loại 10m
1
4
Kéo cắt cây
1
5
Bao tải
3
6
Túi nilon to (80x120 cm)
10
7
Dây bã mía (nilon màu)
1 cuộn 50m
8
Máy GPS, Máy đo pH/độ ẩm

9
Sổ ghi chép, Bút chì, Máy ảnh, Biểu điều tra,
Máy tính, vv.

10
Cồn 70
0

11
Nhãn tiêu bản

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Điều tra đa dạng sinh học của cây thuốc

a) Liệt kê tự do [17], [23]
Phỏng vấn một tập hợp ngƣời cung cấp thông tin (NCCT) để thu thập đƣợc
một tập hợp tên địa phƣơng các cây cỏ dùng làm thuốc.
* Giai đoạn 1: Điều tra tại cộng đồng
12



(i) Chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng dân
cƣ xã Quản Bạ. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc quyết định khi “đƣờng cong
loài” tăng không đáng kể khi tăng ngƣời đƣợc phỏng vấn.
(ii) Phỏng vấn: Sử dụng câu hỏi duy nhất: “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên
tất cả các cây có thể làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết”, NCCT cần kể ra
những tên cây thuốc bằng tiếng địa phƣơng, các thông tin khác có thể cung cấp
thêm (Phụ lục 2.1)
(iii) Xử lý dữ liệu: Dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
2010, bao gồm:
- Liệt kê tất cả các tên cây thuốc đƣợc NCCT nhắc đến.
- Xây dựng đƣờng cong loài cây thuốc đƣợc ngƣời dân nhắc đến.
- Đếm số lần tên cây thuốc i đƣợc nhắc đến.
- Xếp danh mục tên theo thứ tự tần số giảm dần.
* Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản
Mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã đƣợc nêu ra trong phần liệt kê tự
do đƣợc thu thập, ghi chép, xử lý bằng phƣơng pháp ƣớt tại thực địa và sau đó sấy
khô theo các kỹ thuật tiêu bản thực vật thông thƣờng và lƣu trữ tại Phòng tiêu bản
của Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội.
b) Điều tra theo tuyến với ngƣời cung cấp tin quan trọng [17], [21]
NCCT quan trọng (KIP) là những ngƣời am hiều cây thuốc trong khu vực xã
Quản Bạ, tự nguyện cung cấp thông tin.
Mục tiêu là để xác định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu

vực. Các bƣớc thực hiện bao gồm:
13



(i) Xác định tuyến điều tra: Xác định dựa trên thảm thực vật, địa hình và
phân bố cây thuốc trong khu vực. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình
điều tra, tuyến điều tra đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau (nƣơng rẫy,
rừng nguyên sinh bị tác động, suối, đồi, vv.). Tổng cộng có 5 tuyến điều tra đã đƣợc
thực hiện cùng 4 KIP.
(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: NCCT và ngƣời điều tra cùng đi theo
tuyến và phỏng vấn với bất kỳ cây nào gặp trên đƣờng đi hoặc dừng lại tại mỗi địa
điểm có sự thay đổi thảm thực vật và tiến hành phỏng vấn với tất cả các loài cây
xuất hiện trong khu vực đó. Lƣu ý tìm kiếm những cây xuất hiện trong phần liệt kê
tự do mà chƣa thu đƣợc mẫu.
Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phƣơng), bộ phận dùng,
cách sử dụng, công dụng, vv. Thu mẫu tiêu bản, chụp ảnh (mã hóa), thu thập một số
thông tin nhƣ dạng sống, vv. Sử dụng phiếu điều tra tuyến để tiết kiệm thời gian,
tránh bỏ sót thông tin (Phụ lục 2.2).
(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, bao gồm: Danh mục
loài (tên địa phƣơng, tên thƣờng dùng, tên khoa học, công dụng, cách dùng, bộ phận
dùng, ghi chú).
c) Điều tra bằng ô tiêu chuẩn [17], [21]
Ô tiêu chuẩn có kích thƣớc là 100m
2
(10 m x 10m, 20 m x 5 m), đƣợc xác
định bằng phƣơng pháp phân tầng – ngẫu nhiên. Tổng cộng có 12 ô đã đƣợc lập.
Các hoạt động điều tra bao gồm:
(i) Thiết lập ô: Xác định ranh giới ô bằng cách sử dụng thƣớc dây, đóng cọc
và căng dây nylon màu.

(ii) Thu thập thông tin: Sử dụng bộ phiếu điều tra ô để thu thập thông tin.
Mỗi ô nghiên cứu là một mẫu bao gồm 2 phần (Phụ lục 2.3):
14



- Thông tin về điều kiên môi trƣờng: Tọa độ, pH, độ cao so với mặt nƣớc
biển, độ dốc, hƣớng phơi, loại thảm thực vật, độ che lá lộ đầu, độ che đá tảng, độ
che đá răm, chế độ nƣớc mặt, độ tàn che, độ che phủ thảm tƣơi, các cây gỗ chính, số
thân cây gỗ đƣờng kính ngang ngực từ 10cm trở lên, chiều cao vút ngọn.
- Thông tin về cây thuốc: Tên các loài cây thuốc xuất hiện trong ô (tên địa
phƣơng), nghĩa của tên, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng (nếu có).
- Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc.
(iii) Xử lý và phân tích thông tin
Danh mục loài và các biến số của loài, bao gồm: Toàn bộ các loại cây thuốc,
cây gỗ; tên khoa học, họ thực vật, tên địa phƣơng, tên thƣờng dùng, các biến số của
loài nhƣ: dạng sống, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng. Thành phần loài (là số
loài xuất hiện trên một đơn vị diện tích), mật độ loài (là số cá thể của mỗi loài trên
một đơn vị diện tích), tần số xuất hiện (là số lần xuất hiện của loài trong tất cả các ô
điều tra). Dữ liệu ô điều tra bao gồm: Thông tin về sinh thái, môi trƣờng, thảm thực
vật (hƣớng phơi, nhiệt độ, độ ẩm, vv.).
d) Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc [17], [21]
Tri thức cây cỏ làm thuốc có thể thu đƣợc từ các nguồn:
(i) Phỏng vấn tại thực địa (liệt kê tự do, tuyến, ô tiêu chuẩn) đây là nội dung
quan trọng nhất vì nó phản ánh tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc
của ngƣời dân địa phƣơng.
(ii) Các thông tin thứ cấp: Tên khoa học, sự phân bố, vv. tri thức, kinh
nghiệm sử dụng thuốc của các chuyên gia, hoặc đƣợc đúc kết từ các tài liệu thứ cấp
nhƣ các tài liệu [2], [5], [9], [13].
Quyền sở hữu tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là vấn đề đang đƣợc tranh

luận xoay quanh vấn đền quyền sỡ hữu đó thuộc cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng
15



đồng, quốc gia hay toàn thế giới [17]. Do vậy, việc tƣ liệu hóa tri thức tuy là cần
thiết cho đất nƣớc nhƣng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Vì chƣa có quy định cụ thể về
chia sẻ lợi ích đối với NCCT về những thông tin mà NCCT cung cấp, nên khóa luận
này chỉ giới hạn phần tƣ liệu hóa tri thức sử dụng ở: tên khoa học, tên địa phƣơng,
bộ phận dùng, công dụng, cách dùng, vv. mà không cung cấp liều dùng, cách phối
hợp các vị thuốc thành bài thuốc.
e) Xác định tên khoa học của cây thuốc
Tên khoa học của các cây thuốc đƣợc xác định theo phƣơng pháp so sánh
hình thái dựa trên các mẫu tiêu bản chuẩn trong các tài liệu tham khảo: Royal
Botanic Gardens [41], Herbier Muséum Paris [33], C.V.Starr Virtual Herbarium
[34], Chinese Virtual Herbarium [38], Herbarium of National Taiwan University,
Taiwan [36], các tài liệu Thực vật: Cây cỏ Việt Nam [9], Từ điển thực vật thông
dụng [4], Sách Tra cứu tên cây cỏ Việt Nam [3], Từ điển cây thuốc Việt Nam [5],
Thực vật chí Việt Nam [27], Thực vật chí Trung Quốc [39], The Plant List [42]
dƣới sự hỗ trợ của ThS. Nghiêm Đức Trọng.
2.2.2.2. Điều tra thị trường cây cỏ làm thuốc
Đƣợc tiến hành ở chợ phiên chợ trung tâm thị trấn Tam Sơn, là trung tâm
buôn bán dƣợc liệu của huyện Quản Bạ, bằng việc phỏng vấn theo mẫu ngƣời (phụ
lục 2.4) buôn bán cây cỏ làm thuốc nhằm thu thập các thông tin về: tên địa phƣơng,
nguồn gốc, chủng loại, giá cả, sản lƣợng, hình thức buôn bán, vv.




16




CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái, tri thức sử dụng cây thuốc
3.1.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc xã Quản Bạ
3.1.1.1. Số loài cây thuốc được người dân xã Quản Bạ nhắc đến
Đã tiến hành phỏng vấn 40 NCCT (Phụ lục 3.1) và thu đƣợc 185 tên cây
thuốc khác nhau đƣợc ngƣời Dao ở xã Quản Bạ sử dụng (đã tiến hành loại tên đồng
nghĩa nhờ phỏng vấn sâu một ngƣời hiểu biết về cây cỏ và thông thạo tiếng địa
phƣơng), từ đó lập đƣợc đƣờng cong loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao ở xã Quản Bạ
sử dụng.

3.1. Đường cong số lượng loài cây thuốc được người Dao xã Quản Bạ sử
dụng
Trên đƣờng cong loài có thể thấy tính từ NCCT số 20, khi tăng gấp đôi
NCCT số loài tăng không đáng kể (4,9%). Vì vậy có thể dừng việc liệt kê tự do và
tiến hành các bƣớc điều tra tiếp theo.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Số loài
Số NCCT
17




Hình 3.2. Phỏng vấn NCCT ở địa bàn thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ
Trong số 185 loài trong danh mục, đã thu đƣợc mẫu của 104 loài. Có 81
loài chƣa thu đƣợc do không gặp trong quá trình điều tra. Điều tra theo tuyến và
bằng ô tiêu chuẩn đã phát hiện thêm đƣợc 143 loài cây thuốc không xuất hiện trong
phần liệt kê tự do, trong đó có 43 loài đƣợc ngƣời dân dùng làm thuốc.
3.1.1.2. Tính đa dạng theo bậc phân loại
Đề tài đã thu đƣợc 247 loài cây thuốc (Phụ lục 5.2), trong đó có 147 loài
(chiếm 59,51%) đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc. Có 191 loài đã xác định đƣợc
tên khoa học đến loài, 36 loài xác định đến chi, 6 loài xác định dến họ và 14 loài
chƣa xác định đƣợc tên khoa học.

×