Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

QUY TRÌNH vận HÀNH HTXLNT nhà máy bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.31 KB, 14 trang )

QUI TRÌNH VẬN HÀNH
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA

CÔNG SUẤT THIẾT KẾ: 40 m3/NG.ĐÊM
CHỦ ĐẦU TƯ
:
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG :
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

:

Đà Nẵng - tháng 08/2014

1


QUI TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA
1.

TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

1.1 Đặc tính nước thải đầu vào:
Tổng công suất nước thải cần xử lý được ước tính như sau:
- Công suất:
Qng = 40m3 / ngày đêm
- Lưu lượng trung bình:
Qtb = 1,67 m3/h
Căn cứ theo kết quả phân tích nước thải và nhu cầu dùng nước của Nhà máy bia Việt Á
thì nước thải sinh hoạt từ các hoạt động như rửa tay, tắm rửa, vệ sinh của khách và nhân viên


phục vụ, nước thải từ các WC, nước thải nhà giặt quần áo, nhà bếp v.v ... có các chỉ tiêu cơ
bản như sau:
Thông số
Đơn vị
Giá trị
pH

6,0 – 7,5
0
BOD 5 (20 C)
mg/l
230
COD
mg/l
300
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
210
Amoni (tính theo N)
mg/l
20
3Phosphat (PO4 ) (tính theo P)
mg/l
10
6
Tổng Coliforms
MPN/100 ml 10 ÷109

1.2 Đặc tính nước thải đầu ra:
Nước thải sau xử lý của Hệ thống đạt Cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, với các thông

số chính của các giá trị ô nhiễm giới hạn như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Thông số
pH
BOD 5 (200C)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
Amoni (tính theo N)
Nitrat (NO-3) (tính theo N)
Sunfua (tính theo H2S)
Phosphat (PO43-) (tính theo P)
Tổng Coliforms
Dầu mỡ động, thực vật
Tổng các chất hoạt động bề mặt

Đơn vị

mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
mg/l
mg/l

Giá trị
5–9
30
50
500
5
30
1
6
3.000
10
5

2.
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ
2.1 Sơ đồ công nghệ:
Nước thải sinh hoạt và sản xuất
1



Tự chảy
Hố ga thu gom
Bơm

Đường thoát sự cố

Bơm

Đường thoát sự cố

khí

Bể chứa sự cố

Bể điều hoà + bể yếm
Tự chảy

Máy thổi khí

Bể sinh học hiếu khí
Tự chảy
Màng MBR
Bơm
Thoát ra tuyến cống thoát nước
của đường 27m

Bơm
Bể chứa bùn
Bơm rửa
màng

Bể nước sạch

Hình 3.Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung
2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Hố ga thu gom
Hố ga có nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại cơ sở.
Ngoài ra hố ga sẽ thực hiện nhiệm vụ tách cặn, ván mỡ định kỳ bằng cách người vận
hành mỡ, ván nổi, các cặn bẩn và một phần lượng rác có kích thước bé nổi trên bề mặt. định
kỳ tiến hành vớt lượng
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của công trình này (1 – 2 ngày/lần), tiến hành vệ
sinh, thu hút để tránh tình trạng kẹt rác, đóng rắn váng mỡ.
Bơm nước thải: Sữ dụng bơm nước thải chìm. Bơm nước thải hoạt động không liên tục.
Thời gian hoạt động được điều khiển bằng phao báo mức tự động đóng ngắt.
II.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải phát sinh từ cơ sở
nhằm đảm bảo cho các công trình phía sau hoạt động ổn định.
Tại bể điều hòa có bố trí 01 máy bơm chìm để bơm nước qua bể sinh học hiếu khí.
01máy bơm này hoạt động hoàn toàn tự động theo phao mức nước đặt tại bể điều hòa dưới sự
điều khiển của Logo tại tủ điện hệ thống.
2


Bể điều hòa thu nước bề mặt, tại đây sẽ xảy ra quá tình tiếp xúc giữa nước thải và oxi
trong không khí, xảy ra quá trình nitrat hóa.
NH4+ +1,5O2 -> NO2- + 2H+ 2H2O
NO2- + 0,5O2 -> NO3Nitơ trong nước thải tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, nitrit và nitrat, amoni NH4+,
amoni khi tiếp xúc oxi sẽ sẽ được chuyển hóa thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn
trong nước.
Khi môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử kỵ khí trong nước như nitray
Denitrficans (dạng kỵ khí tùy tiện) sẽ tách oxy của Nitrat(NO3–) và nitrit (NO2–) để oxy hóa

chất hữu cơ tạo thành Nitơ phân tử N2, thoát ra khỏi nước.
Bể có chiều cao 3,5m. Diện tích tiếp xúc nước và không khí ít, tạo điều kiện vi khuẩn
kỵ khí phát triển làm tăng hiệu suất khử nitrit và nitrat trong nước.
Hàm lượng không khí trong bể điều hòa cung cấp với lưu lượng ít dưới đáy bể để
chống lắng cặn, lượng không khí này không ảnh hưởng tới quá trình khử nitơ trong nước.
Lưu lượng khí cung cấp cho bể điều hòa là 0, 002 m3/phút
Tính toán bể điều hòa:
Thể tích bể điều lưu tính đảm bảo cho hệ thống xử lý nước hoạt động 24h
V =Q−

Q *t
24

Q: lưu lượng nước thải trong một ngày.
t: thời gian làm việc trong 1 ngày (10 giờ).
II.3. Bể sinh học hiếu khí
Tại đây diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải nhờ vào
hoạt động của hệ vi sinh vật.
Dưới đáy bể có bố trí các đĩa phân phối khí tinh để cung cấp oxi cho vi sinh vật thực
hiện quá trình oxy hóa nước thải và tổng hợp tế bào. Khí được cấp từ 02 máy thổi khí đặt tại
nhà điều khiển.
02 máy này hoạt động liên tục kèm một chế độ nghỉ để điều chỉnh theo chất lượng
nước đầu ra và kinh nghiệm thực tế. Việc điều chỉnh này được thực hiện tại Logo trong tủ
điện.
Máy thổi khí hoạt động 24/24, có thể nghỉ cách khoảng giữa các máy để giảm chi phí
điện năng và tăng hiệu quả quá trình xử lý sinh học lơ lửng.

3



Khi trời mưa, hệ thống máy thổi khí vẫn để hoạt động bình thường, nếu hệ thống mất
điện trong 2h liền thì phải cấy bùn hoạt tính lại cho hệ thống bể sinh học hiếu khí.
II.4. Bể MBR
Bể MBR có nhiệm vụ lắng hỗn hợp bùn và nước thải từ bể sinh học hiếu khí sang.
Trong bể lắng có bố trí màng lọc vi sinh MBR để tăng cường quá trình oxy hóa các chất hữu
cơ và khử trùng nước thải.
Nước thải sau khi vào MBR sẽ được bơm qua bể khử trùng thông qua sự hoạt động của bơm
hút màng đặt tại nhà điều khiển. Bơm hút màng và bơm rửa màng thay phiên nhau hoạt động,
khi bơm rửa màng hoạt động thì bơm hút màng nghỉ và ngược lại. Thời gian rửa màng theo
chu kỳ 6h rửa 1 lần, thời gian 1 lần rửa màng là 2 phút. Thời gian hoạt động 2 bơm là
24h/24h.

2.2 Danh mục thiết bị:
STT Tên thiết bị

1

Sọt thu rác
định kỳ

2

Bơm nước
thải
( bơm
chìm)

Thông số kỹ thuật

Số lượng


- Loại: sọt thu rác
- Kích thước (LxBxH)= 500mm x 500mm x500mm
- Khe hở: 1cm; dày 2mm
- Vật liệu: inox SUS304

1 bộ

Gia công
- inox
Hàn Quốc

2 cái

Grampus/
Đài Loan

- Lưu lượng: Q = 2,0 m3/h, H = 4 mH2O
- Điện áp: 220v/50Hz, 0.2kW; 2900rpm
- Chất rắn cho phép đi qua bơm: 20mm
- Đầu bơm: đường kính DN40
- Làm kín bằng 2 seals cơ khí: 1 seal silicon carbide
(SiC)
và 1 seal alumina graphite (AL)
- Cấp bảo vệ motor: IP 68

Nhãn
hiệu

4



3

4

5

6

7

- Chuẩn cách điện: lớp F (chịu nhiệt độ đến 155)
- Cáp chuẩn dài 5m
- Vật liệu: Thân bơm, cánh bơm bằng gang GJL250
- Lưu lượng: Q = 2,0 m3/h, H = 4 mH2O
- Bơm bùn - Điện áp: 220v/50Hz, 0.2kW; 2900rpm
(bơm
- Chất rắn cho phép đi qua bơm: 20mm
chìm)
- Đầu bơm: đường kính DN40
- Làm kín bằng 2 seals cơ khí: 1 seal silicon carbide
(SiC)
và 1 seal alumina graphite (AL)
- Cấp bảo vệ motor: IP 68
- Chuẩn cách điện: lớp F (chịu nhiệt độ đến 155)
- Cáp chuẩn dài 5m
- Vật liệu: Thân bơm, cánh bơm bằng gang GJL250
- Kiểu: root
- Máy thổi - Lưu lượng: 0,42m3/phút

khí
- Cột áp: 50kPa
- Đường kính đầu thổi: DN 32
- Tốc độ máy thổi khí: 1810 rpm
- Điện áp: 380V/3pha/50Hz; 1,1kW
Kèm theo:
- 01 Máy chính; 01 Giảm âm đầu hút; 01 Van 1
chiều;
01 Van an toàn; 01 Khung đế; 01 Pully motor; 01
Pully đầu thổi; 01 bộ V-Belt; 01 Belt cover; 01
Khớp
nối mềm; 01 Đồng hồ áp suất; 01 Bộ van bi ý; 01
bộ
Ron cao su; 01 bộ Bulon;
- Lắp màng - Lưu lượng: 10m3/ngày loại10m2
vi lọc
- Diện tích màng: 6m2/Modul
MBR (bao Kích thước: 30x620x1015 (mm)
gồm khu
Lỗ màng : 0.4µm
đỡ màng đi pH: 4-9
kèm
- Lắp bộ
khí phân
phối bể
điều hòa và
bể MBR

Bao gồm:
- 4 đĩa khí tinh d270mm

- 4 đĩa khí thô d140mm
- Kết cấu nhựa ABS
- Ống kẽm D50 đi kèm, sơn chống gỉ

- Lắp bơm
hút màng
MBR

- bơm chân không
- Lưu lượng: Q = 2,0 m3/h, H = 30 mH2O
- Điện áp: 220v/50Hz, 0.13kW; 2900rpm
- Đầu bơm: đường kính DN27
- Cấp bảo vệ motor: IP55

1 cái

2 cái

Grampus/
Đài Loan

Đài Loan
hoặc
tương
đương

3 bộ

Memstar
(Singapor

e sản xuất
tại Trung
Quốc)

1 bộ

Đài Loan

Panasonic
/ Nhật
Bản sản
xuất tại
5


8
- Lắp bơm
rửa màng
MBR

9

10

- Vật liệu: Thân bơm, cánh bơm bằng gang GJL250

Inđonesia

- bơm chân không
- Lưu lượng: Q = 2,0 m3/h, H = 30 mH2O

- Điện áp: 220v/50Hz, 0.13kW; 2900rpm
- Đầu bơm: đường kính DN27
- Cấp bảo vệ motor: IP55
- Vật liệu: Thân bơm, cánh bơm bằng gang GJL251

Panasonic
/ Nhật
Bản sản
xuất tại
Inđonesia

- Lắp
Bình Minh/ Việt Nam
đường ống
uPVC các
loại+ van 1
chiều, van
2 chiều:
trong
module bể
MBR
Thiết bị bảo vệ LG/LS; bộ điều khiển Logo 230RC!
- Lắp tủ
của Simens;
điện điều
khiển

2.3 Hạng mục xây dựng:
STT
1

2
3
5
6

Tên bể
Bể tự hoại
Bể điều hòa
Bể sinh học
Bể sự cố
Hố gom bùn

Kích thước (dài×rộng×cao) – m
2.0 × 4.0 × 3.0
3.6 × 2.8 × 2.0
3.6 × 2.8 × 2.0
8.0 × 5.0 × 3.0
0.8 × 1.3 × 3.0

Ghi chú

2.4 Đường ống công nghệ:
Gồm các tuyến ống:
+ Tuyến ống dẫn nước thải từ Bể tự hoại qua bể điều hòa, bể sinh học, bể lắng, bể khử trùng
và Tank lọc, tuyến ống từ Tank lọc thoát ra cống tiếp nhận. Tuyến ống tuần hoàn nước thải
giữa các ngăn bể.
+ Các tuyến ống phân phối khí từ các máy thổi khí đặt nổi dẫn đến các bể và giàn ống xương
cá bên dưới các bể có gắn các đĩa khuếch tán khí. Ống trên cạn dùng ống thép tráng kẽm,
dưới nước dùng uPVC.
+ Tuyến ống hóa chất từ bình chứa hóa chất khử trùng đến Bể khử trùng.

+ Tuyến ống dẫn bùn từ Bể lắng về Bể sinh học và Bể tự hoại.
6


2.5 Giới thiệu hệ thống điện
2.5.1 Tính chất:
Hệ thống điện điều khiển cho hệ thống xử lý nước thải được thiết kế dựa trên các
tiêu chí sau:
+ Đơn giản.
+ Dễ vận hành vì mặt trước và bên trong tủ điện đều có dán chữ để nhận biết tất cả các thiết
bị như “BƠM 1 ĐIỀU HÒA” , “BƠM 2 ĐIỀU HOÀ”; “MÁY THỔI KHÍ 1” ,“MÁY THỔI
KHÍ 2” BOM BUN
+ Dễ thay thế khi có hư hỏng vì các thiết bị sử dụng rất thông dụng trên thị trường.
+ Dễ sửa chữa vì tất cả các đầu dây đều được đánh số đúng với thực tế lắp đặt.
+ Vận hành với 2 chế độ: Tự động và bằng tay
2.5.2 Phần bảo vệ:
Toàn bộ thiết bị được bảo vệ 3 cấp
+ Bảo vệ ngắn mạch chung cho toàn tủ điện bởi 1 MCCB tổng.
+ Từng thiết bị được bảo vệ ngắn mạch bởi CB riêng.
+ Bảo vệ mất pha, ngược thứ tự pha.
+ Từng thiết bị được bảo vệ quá tải bởi các rơ le nhiệt.
+ Khi có sự cố cấp bách thì ấn nút “NÚT TẮT KHẨN CẤP” để dừng toàn bộ hệ thống.
2.5.3 Hệ điều hành:
Hệ thống được vận hành bởi 2 chế độ BẰNG TAY (MAN) và TỰ ĐỘNG (AUTO).
Vận hành bằng tay:
Trên mặt tủ điện khi bật Selector của thiết bị nào qua MAN thì thiết bị đó sẽ hoạt động mà
không phụ thuộc vào bộ điều khiển tự động hay bất kỳ thiết bị nào khác.
Vận hành tự động:
Hệ thống được lắp đặt 01 bộ PLC (LOGO! 230RC) và các Modul mở rộng của hãng
SIEMEN - Đức.

Hệ thống được lập trình phần mềm PLC chuyên dụng (Program Logic Control) để điều
khiển các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
Tất cả các thiết bị được trang bị 2 cái như: 2 bơm ở bể sinh học, 2 máy thổi khí ... được
phần mềm của bộ điều khiển sẽ cho 1 máy chạy, 1 máy nghỉ trong thời gian cài đặt (thời gian
này có thể thay đổi được) luân phiên nhau hoạt động, nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của
thiết bị. Khi máy đang trong thời gian hoạt động bị sự cố thì bộ điều khiển sẽ tự động cho
máy dự phòng chạy ngay (điều này sẽ giúp hệ thống xử lý hoạt động liên tục, bình thường,
nhất là vào ban đêm) và đèn báo sự cố của thiết bị hỏng sẽ sáng, còi báo sẽ hoạt động ngắt
quảng để người vận hành biết xử lý.
3.
-

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VẬN HÀNH
Công nhân vận hành phải là công nhân kỹ thuật, đã được đào tạo cơ bản về cơ điện.
Phải nắm được yêu cầu công nghệ và qui trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải.
Nắm vững các sơ đồ điện động lực và điều khiển của hệ thống.
7


-

-

Phải nắm được các qui định an toàn về điện, an toàn trong vận hành, phòng cháy chữa
cháy và vệ sinh trong khu vực xử lý.
Phải tuân thủ qui trình vận hành.
Kiểm tra điện phải có đầy đủ đồ nghề để kiểm tra như: bút thử điện, đồng hồ đo.
Trong quá trình vận hành, thiết bị đang hoạt động, công nhân phải có mặt thường
xuyên tại khu xử lý để kiểm tra tất cả các thiết bị đang vận hành trong toàn bộ hệ
thống.

Phải có sổ trực, ghi tất cả các thông số kỹ thuật, thời gian hoạt động của từng thiết bị
và các sự cố xảy ra của từng công đoạn trong quá trình.
Mỗi ca trực phải giao ca cụ thể, rõ ràng, có ghi vào sổ trực, ca sau phải đến trước 15
phút để bàn giao nhận ca.

Các bước kiểm tra trước khi vận hành hệ thống:
Trước khi vận hành thiết bị: Phải kiểm tra sơ bộ các thiết bị, kiểm tra điện áp và kiểm tra
có bị mất pha hay không. Thiết bị chỉ được vận hành khi đảm bảo các điều kiện an toàn, điện
áp sai số không quá 10%, phải có đầy đủ 3 pha (kiểm tra ở Vôn kế và các đèn báo hiệu ở tủ
điện).
Phải nắm vững các nút ấn khởi động (ON), nút dừng (OFF), đèn báo hiệu nguồn điều
khiển, đèn báo thiết bị đang vận hành: đèn màu xanh sáng. Khi thiết bị có sự cố: đèn màu đỏ
của thiết bị gắn trên tủ điện sẽ sáng lên.
Khi kiểm tra cũng như vận hành nếu có vấn đề gì, phải báo cáo ngay cho phụ trách kỹ
thuật để có biện pháp xử lý.
Người vận hành phải tuân theo các bước sau:
+ Bật MCCB tổng lên “ON”.
+ Kiểm tra 2 đèn báo 3 pha sáng.
+ Kiểm tra đồng hồ vôn ( volt) cho 2 trong 3 pha 400V (+/- 10%).
+ Bật CB cấp nguồn điều khiển lên “ON”.
+ Kiểm tra PLC và các Modul mở rộng có đèn tín hiệu màu xanh sáng.
+ Công tắc “nút tắt khẩn cấp” ở vị trí bình thường (có sự cố bất thường thì ấn xuống
để dừng toàn bộ hệ thống).
Nếu tất cả đều tốt, tiến hành vận hành từng thiết bị.
4.
GIÁM SÁT HỆ THỐNG
4.1. Giám sát thiết bị và bảo trì:
- Mục đích là giám sát hoạt động của thiết bị để kịp thời hiệu chỉnh, bảo hành, bảo
dưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.
- Tất cả các thiết bị, đường ống, van của hệ thống đều được gắn nhãn tên giúp cho việc

giám sát, vận hành hệ thống được thuận tiện và dễ dàng.
4.1.1 Giám sát hoạt động của bơm chìm:
• Hằng ngày:
 Trạng thái các van.
 Tiếng ồn.
 Độ rung động.
8


 Dòng điện làm việc
• Định kỳ 1 tháng:
 Tất cả các điểm nối.
 Kiểm tra điện trở cuộn dây, điện trở cách điện vỏ(>20MΩ: bình thường, 120 MΩ: Phải kiểm tra, <1 MΩ: Không được vận hành phải đưa đi sửa chữa)
.
• Định kỳ 6 tháng hoặc 2000hr:
 Kiểm tra dầu
 Kiểm tra cánh bơm
• Định kỳ 12 tháng hoặc 4000hr:
 Thay dầu (xem loại dầu trong instruction manual)
 Kiểm tra cánh bơm
4.1.2 Giám sát hoạt động của bơm trục ngang:
• Hằng ngày:
 Trạng thái các van.
 Tiếng ồn.
 Độ rung động.
 Dòng điện làm việc
 Kiểm tra các rãnh bơm ở phía đầu trục ( xem có kẹt rác không)
• Định kỳ 1 tháng:
 Tất cả các điểm nối.
 Kiểm tra điện trở cuộn dây, điện trở cách điện (>20MΩ: bình thường, 1-20

MΩ: Phải kiểm tra, <1 MΩ: Không được vận hành phải đưa đi sửa chữa).
• Định kỳ 6 tháng:
 Kiểm tra cánh bơm
4.1.3 Giám sát máy thổi khí:
• Hằng ngày:
 Trạng thái của van
 Mức dầu bôi trơn
 Áp suất
 Dòng điện làm việc
 Tiếng ồn
 Độ rung
• Định kỳ 3 tháng:
 Hoạt động của van an toàn
 Tất cả các điểm nối
 Kiểm tra điện trở cuộn dây, điện trở cách điện (>20MΩ: bình thường, 1-20
MΩ: Phải kiểm tra, <1 MΩ: Không được vận hành phải đưa đi sửa chữa).
 Hoạt động của bánh răng và ổ lăn
 Thay dầu bôi trơn (xem loại dầu trong operation manual)
 Hoạt động của van 1 chiều
 Kiểm tra puly (thẳng hàng)
 Kiểm tra đai (độ chùng)

9


4.2 Báo cáo:
Tất cả số liệu quan trắc phải được ghi lại và lưu giữ bằng nhật ký vận hành. Hằng tháng
phải có báo cáo tổng hợp lên lãnh đạo về số liệu, nhận xét, đánh giá và ý kiến đề xuất.
5.


VẬN HÀNH HỆ THỐNG:
5.1 Vận hành chung:

5.1.1

Chế độ tự động:

Chuyển tất cả các “Công tắc chọn” sang vị trí auto. Lúc này các thiết bị của hệ thống sẽ
hoạt động hoàn toàn tự động theo chương trình đã lập sẵn.
Các thiết bị có dự phòng sẽ tự động hoán đổi trong thời gian nhất định.
Trong trường hợp 1 thiết bị có sự cố thì thiết bị dự phòng sẽ hoạt động và có cảnh báo cho
người vận hành.

5.1.2

Chế độ bằng tay:

Trong trường hợp hệ thống tự động gặp sự cố thì hệ thống có thể hoạt động bằng tay. Trên
mặt tủ điện khi bật Selector của thiết bị nào qua MAN thì thiết bị đó sẽ hoạt động, bật qua
OFF thì thiết bị ngừng hoạt động mà không phụ thuộc vào bộ điều khiển tự động hay bất kỳ
thiết bị nào khác.
5.2 Hướng dẫn vận hành chi tiết bằng tay:

5.2.1
-

-

Nếu muốn bơm 1 hoạt động thì bật Selector “BƠM 1 ĐIỀU HÒA ” qua “MAN”, nếu
muốn bơm 2 hoạt động thì bật Selector “BƠM 2 ĐIỀU HÒA” qua “MAN”. Bơm nào

hoạt động thì đèn báo “LÀM VIỆC” màu xanh của bơm đó sáng, bơm sẽ hoạt động
cho đến khi người vận hành tắt bơm.
Khi bơm đang hoạt động có sự cố thì đèn báo “SỰ CỐ” màu đỏ sáng, còi báo reo,
nhưng bơm dự phòng không tự động thay thế được mà người vận hành phải bật bơm
lên.
Khi hết nước bơm tự động dừng.
Nếu muốn tắt bơm nào thì bật Selector bơm đó qua “OFF”.
Mỗi bơm cho hoạt động 2h thì tắt rồi bật bơm kia lên thay thế. Cứ hoán đổi như vậy
trong suốt thời gian vận hành bằng tay.

5.2.2
-

-

Bơm bể điều hòa:

Bơm bùn bể sinh học:

Nếu muốn bơm 1 hoạt động thì bật Selector “BƠM BÙN 1” qua “MAN”, nếu muốn
bơm 2 hoạt động thì bật Selector “BƠM BÙN 2” qua “MAN”. Bơm nào hoạt động thì
đèn báo “LÀM VIỆC” màu xanh của bơm đó sáng, bơm sẽ hoạt động cho đến khi
người vận hành tắt bơm.
Khi bơm đang hoạt động có sự cố thì đèn báo “SỰ CỐ” màu đỏ sáng, còi báo reo,
nhưng bơm dự phòng không tự động thay thế được mà người vận hành phải bật bơm
lên.
Nếu muốn tắt bơm nào thì bật Selector bơm đó qua “OFF”.
Cứ sau 2h thì cho 1 bơm chạy 5 phút, cứ hoán đổi luân phiên như vậy trong suốt thời
gian vận hành bằng tay.


10


5.2.3
-

-

-

-

6.

Bơm bể khử trùng ( Bơm lọc):

Nếu muốn bơm 1 hoạt động thì bật Selector “P1.BỂ KHỬ TRÙNG” qua “MAN”, nếu
muốn bơm 2 hoạt động thì bật Selector “P2.BỂ KHỬ TRÙNG” qua “MAN”. Bơm
nào hoạt động thì đèn báo “LÀM VIỆC” màu xanh của bơm đó sáng, bơm sẽ hoạt
động cho đến khi người vận hành tắt bơm.
Khi bơm đang hoạt động có sự cố thì đèn báo “SỰ CỐ” màu đỏ sáng, còi báo reo,
nhưng bơm dự phòng không tự động thay thế được mà người vận hành phải bật bơm
lên.
Nếu muốn tắt bơm nào thì bật Selector bơm đó qua “OFF”.
Khi hết nước bơm tự động dừng.
Mỗi bơm cho hoạt động 4h thì tắt rồi bật bơm kia lên thay thế. Cứ hoán đổi như vậy
trong suốt thời gian vận hành bằng tay.
5.2.4 Máy thổi khí:
Nếu muốn máy 1 hoạt động thì bật Selector “MÁY THỔI KHÍ 1” qua “MAN”, nếu
muốn máy 2 hoạt động thì bật Selector “MÁY THỔI KHÍ 2” qua “MAN”. Máy nào

hoạt động thì đèn báo “LÀM VIỆC” màu xanh của máy đó sáng, máy sẽ hoạt động
cho đến khi người vận hành tắt máy.
Khi máy đang hoạt động có sự cố thì đèn báo “SỰ CỐ” màu đỏ sáng, còi báo reo,
nhưng máy dự phòng không tự động thay thế được mà người vận hành phải bật máy
lên.
Nếu muốn tắt máy nào thì bật Selector máy đó qua “OFF”.
Sau mỗi 4h thì đổi máy 1 lần. Cứ hoán đổi như vậy trong suốt thời gian vận hành bằng
tay.
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:

Trường hợp 1: Phát sinh mùi hôi
Mùi hôi phát sinh khi hệ thống vận hành không đúng quy trình: hệ thống không được bơm
bùn đúng quy trình…
Mùi hôi phát sinh tại vị trí các hố ga.
Biện pháp:
- Kiểm tra chương trình cài đặt tại tủ điện, thời gian bơm bùn hợp lý.
- Tiến hành vệ sinh các hố ga, đậy đan kín.
Trường hợp 2: Sự cố phao điều khiển.
01 máy bơm nước thải tại bể điều hòa hoạt động hoàn toàn tự động thông qua sự điều khiển
của phao đặt bên trong bê. Trong trường hợp gặp sự cố phao không nhảy, các bơm không
hoạt động.
11


Biện pháp:
Khi phát hiện sự cố, người vận hành cần tắt ngay aptomat bên trong tủ điện và tiến hành kéo
dây phao lên để sữa chữa, cân chỉnh, thay thế…Chú ý vệ sinh dây phao tại các điểm tiếp điện
(tiếp xúc trực tiếp với nước).
Trường hợp 3: Sự cố hỏng máy móc thiết bị
Tủ điện điều khiển được thiết kế tự động ngắt khi các máy móc hoạt động quá nhiệt hoặc

dòng điện không ổn định.
Tuy nhiên, không tránh khỏi tình trạng ngoài ý đồ thiết kế dẫn đến cháy máy móc, thiết bị
dẫn đến hệ thống xử lý không hoạt động. Người vận hành tắt automat bên trong tủ điện và gọi
đơn vị thiết kế thi công tư vấn sữa chữa.
7.

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG:
Hằng ngày làm vệ sinh toàn bộ khu vực thuộc phạm vi hệ thống xử lý nước thải. Luôn
giữ cho khu xử lý XANH - SẠCH - ĐẸP.
7.1 Đối với Giỏ tách rác:
Nhân viên vận hành HT xử lý nước thải cần kiểm tra và lấy rác trong giỏ rác tại Bể
điều hòa hàng ngày để tránh tắc nghẽn.
7.2 Đối với bể sinh học:
Nếu trong quá trình vận hành không có sự cố xảy ra thì sau 3 năm nên làm vệ sinh bể
, đệm sinh học một lần. Nếu có sự cố hoặc bất thường phải thay thế sửa chữa triệt để
trước khi vận hành trở lại.
7.3 Đối với tủ điện điều khiển:
Mỗi 6 tháng làm vệ sinh tủ điện 1 lần. Cách làm vệ sinh như sau: Tắt toàn bộ CB
tổng vá các CB thiết bị, mở rộng cửa, dùng khí nén thổi từng thiết bị điện như
Contactor, CB, Rơle nhiệt, các trạm nối (Đôminô) cho thật sạch. Sau khi làm vệ sinh
đo cách điện các pha với nhau, các pha với vỏ. Nếu cách điện tốt thì lần lượt cho vận
hành từng thiết bị một, đo dòng điện từng pha của từng thiết bị cho đến khi toàn bộ
các thiết bị của hệ thống hoạt động.
7.4 Đối với các thiết bị khác:
Tuân thủ đúng với hướng dẫn vận hành bảo trì của thiết bị.
8.

CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG:
- Khi kiểm tra điện hoặc sửa chữa phải có đầy đủ dụng cụ, đồ nghề, đảm bảo an toàn.
- Khi sửa chữa thiết bị phải cắt điện nguồn cho thiết bị đó.

- Khi có sự cố về điện phải cắt CB tổng
- Khi xuống vệ sinh đáy các bể cần phải bơm cạn nước và để thông thoáng 3-4 h, mới
được xuống làm vệ sinh.
12


- Không để bất kỳ vật dụng nào mà không phục vụ cho công việc vận hành tại nhà
điều hành, nhất là các hoá chất dễ cháy, nổ.
- Tuyệt đối không được xuống các bể khi chưa có đầy đủ các điều kiện an toàn, đề
phòng các khí độc gây ngạt thở.
- Khi thay dầu nhớt cho thiết bị phải lau chùi sạch sẽ, tuyệt đối không để dầu nhớt đổ
ra xung quanh.
• Trên đây là 1 số qui định trong quá trình vận hành hệ thống.
Mọi ý kiến cần trao đổi xin vui lòng liên hệ:
+ Công ty tư vấn nước và môi trường QT
+ Ông Lữ Văn Thịnh – Giám đốc công ty: Tel: 0914.938.575
Hoặc
+ Kỹ sư công nghệ môi trường – Trần Văn Hùng: Tel: 0985.533.864
+ Kỹ sư công nghệ môi trường – Phan Vũ Hoàng: Tel: 0905.689.676
CÔNG TY TƯ VẤN NƯỚC
VÀ MÔI TRƯỜNG QT

13



×