Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài thu hoạch trung cấp lý luận chính trị phát triển du lịch bền vững ở huế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có
lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ
với thực tiễn là lý luận xuông”. Bác nhấn mạnh “Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân
loại”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng lao động Việt Nam
đưa quan điểm học đi đôi với hành trở thành kim chỉ Nam cho giáo dục và đào
tạo, đồng thời khẳng định “Công tác giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ và đường
lối cách mạng của Đảng, phải nắm vững phương châm giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục xã hội”. Từ đó “Học đi đôi với hành” được coi là
mục tiêu, nguyên lý, phương pháp, phương châm dạy và học của nền giáo dục
cách mạng nước ta.
Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình
trung cấp lý luận chính trị - hành chính (TCLLCT – HC), mục đích của phần học
này là giúp học viên nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải
quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác. Đi
nghiên cứu thực tế còn giúp học viên có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề trên quan điểm cụ thể, khách quan, toàn diện.
Dưới sự chỉ đạo và định hướng của nhà trường, lớp TCLLCT_HC chúng
tôi đã tổ chức thành công chuyến đi nghiên cứu thực tế, trong chuyến đi lần này
học viên của lớp đã được nghe báo cáo, tìm hiểu, trao đổi về tình hình phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch với Trung tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Thành
phố Huế, Trường Chính Trị Thành phố Đà Nẵng. Trong các nội dung nghiên cứu
thực tế mà lớp được trải nghiệm, tôi thấy việc phát triển kinh tế - xã hội với
ngành du lịch là mũi nhọn mang lại thành công về tăng trưởng kinh tế cho cả
Huế và Đà Nẵng, đặc biệt ấn tượng với định hướng du lịch Huế là phát triển đi
đôi với bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên mang đến sự hài lòng cho


du khách mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn của văn hóa địa phương.
Với hành trình 6 ngày 5 đêm trong chuyến đi nghiên cứu thực tế của chúng
tôi đã đi qua rất nhiều di tích lịch sử thuộc các tỉnh, thành phố khác nhau, mỗi
địa danh chúng tôi đều có những cảm nhận riêng khác nhau về cảnh quan thiên
nhiên , về con người và những nét văn hóa đặc trưng, về tiềm năng phát triển…
nhưng dường như ở bất kỳ nơi nào chúng tôi cũng thấy tự hào về đất nước và
0


con người Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, tự hào về những
dấu ấn lịch sử của một thời oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Huế đã để lại cho
chúng tôi những ấn tượng mạnh mẽ về vung đất kinh kì, về nét văn hóa đặc
trưng, cảnh quan thiên nhiên trời phú và tiềm năng phát triển du lịch cho hôm
nay và mai sau. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung đề tài: “Phát
triển du lịch bền vững ở Huế hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá, tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch thành phố Huế, nhất là yếu
tố môi trường tự nhiên và di sản văn hóa, với những định hướng phát triển bền
vững du lịch. Đề xuất những giải pháp nhằm lập kế hoạch phát triển các sản
phẩm du lịch một cách cẩn thận mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa
phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên; nâng cao năng lực cạnh
tranh với các điểm đến du lịch khác trong khu vực, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động du lịch của thành phố Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng phát triển du lịch ở Thành Phố Huế thông qua nghiêm cứu thực
tế và các tài liệu liên quan.
- Báo báo tình hình kinh tế-xã hội của Thành Phố Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn
hiện nay.

- Về nội dung: Tập trung phân tích, đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển
du lịch của thành phố Huế.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Lãnh đạo Thừa Thiên Huế xác định, phát triển du lịch là hoạt động khai thác
có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự phát triển
du lịch trong tương lai. Sự phát triển du lịch gây ra nhiều tác động tiêu cực tới
môi trường và biến đổi khí hậu. Phát triển du lịch bền vững được xác định là yêu
cầu cấp bách của toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng và Huế không phải
là ngoại lệ.
Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế là một trong
ba vùng du lịch lớn của Việt Nam, là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh
quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới
công nhận. Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ
chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần. Huế nổi tiếng với núi Ngự hùng
vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng và các di tích cổ xưa của các triều
đại vua chúa. Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích
lịch sử, các sản phẩm đặc biệt, Huế có lợi thế lớn để phát triển du lịch.
Năm 2019 là năm thứ ba Ngành Du lịch Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện
các nhiệm vụ của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và
Nghị quyết 03-NQ/TƯ ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch
vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghị
quyết ra đời đã trở thành kim chỉ nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động của du lịch Thừa Thiên Huế trong các năm về sau. Trên cơ sở đó, tỉnh
Thừa Thiên Huế phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn

xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực; từng bước xây dựng
thương hiệu du lịch Huế.
Được biết, trong năm 2019, việc xây dựng đề án "Huế - Kinh đô ẩm thực
Việt" là một trong những công việc được ngành du lịch Thừa Thiên Huế quan
tâm, chú trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
và phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địa
phương. Huế được nhiều khách trong nước và quốc tế biết đến như một điểm
đến thân thiện, mến khách, một trong những địa phương tiềm năng lớn của du
lịch cả nước, tiềm ẩn những giá trị hấp dẫn, độc đáo, tính khác biệt, nổi trội của
vùng đất kinh kỳ.
Từ năm 2008, tỉnh đã có kế hoạch phát triển bền vững giai đoạn 2008 –
2020, trong đó, đã ý thức rõ việc cần bảo vệ tài nguyên du lịch của địa phương,
nhất là yếu tố môi trường tự nhiên và di sản văn hóa, với những định hướng phát
2


triển bền vững du lịch. Du lịch xanh đang phát triển tại Huế và ngày càng thu
hút được du khách. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng
sinh học, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những lợi ích, tạo cơ
hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân các địa phương.
Ngoài ra, du lịch xanh còn góp phần nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng
thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch là tất yếu và bảo
vệ môi trường thiên nhiên sẽ giúp Huế phát triển bền vững.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Huế.
a. Vị trí địa lý.
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có
tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích của tỉnh là
5.053,99 km².
Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển

Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Na, phía Tây giáp dãy
Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội
654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
b. Lịch sử Huế.
Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt
Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại.
Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của
Vương quốc Champa.
Năm 1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân, con
gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của Champa là châu
Ô và châu Lý là quà sính lễ.
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong
thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là
Phú Xuân.
Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa
Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức. Đến năm 1822, dinh Quảng Đức
được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Đến thời Pháp thuộc, được
đổi thành tỉnh Thừa Thiên.
Năm1976 tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực
Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc
hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng
tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế.
3


Huế là đô thị loại I cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt
Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945).
Là trung tâm chính trị quan trọng và sau đó được chọn làm kinh đô của đất
nước thống nhất trong gần 400 năm, Huế là vùng đất sở hữu hệ thống kiến trúc
cung đình đa dạng gồm thành hào, cung điện, đền đài, lăng tẩm mang đầy vẻ uy

nghi, tráng lệ. Cho đến nay, sau hơn 30 năm từ ngày đất nước mở cửa và hội
nhập, Cố đô Huế trở thành công trình lưu giữ phong cách kiến trúc và văn hoá
độc đáo của một giai đoạn lịch sử.
c. Con người Huế
Huế không chỉ cuốn hút du khách bởi những nét đẹp văn hóa, lịch sử,
những nét đẹp cổ kính, mà còn thu phục lòng người bởi sự thân thiện của con
người xứ Huế. Con người Huế nhẹ nhàng, thanh lịch, cởi mở dung nạp những
giá trị mới vào đời sống thường nhật, nhưng người dân xứ kinh kỳ gần như luôn
mang trong mình tâm thức hướng về cội nguồn.
Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư
thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên,
sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm. Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính
cách con người xứ Huế “nhẹ nhàng, sâu lắng…”. Với tính cách dịu dàng, dễ
thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say lòng người. Tất cả sự lôi
cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng
các khách du lịch đến Huế.
Những nếp gấp trong suy nghĩ, đời sống, phong cách ăn mặc, nói năng,
ứng xử… của người dân nơi đây đã trở thành “ Thương hiệu” Huế. Con gái xứ
Huế dù ở tầng lớp nào cũng mang trong mình sự đoan trang, đài các, được gìn
giữ và truyền lại qua bao đời.
Với tính cách và nét đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của con người
Huế, mỗi người dân nơi đây xứng đáng là một sứ giả du lịch góp phần quảng bá
hình ảnh Huế đến với du khách gần xa qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất
nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
d. Tài nguyên du lịch Huế.
Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình của xứ Huế mộng
mơ đến với những địa danh đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa làm say đắm lòng
người:
 Chùa Thiên Mụ.
Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km,

nằm ngay đường Kim Long, thuộc xã Hương Long. Đặc biệt, với vẻ đẹp trầm
4


tư, cổ kính, Chùa Thiên Mụ soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, tạo
nên một bức tranh phong thủy đậm chất trữ tình.
Đến chùa Thiên Mụ du khách không chỉ được thưởng ngoạn nét đẹp cổ kính,
sự thơ mộng của dòng sông Hương mà còn được nghe nhân dân kể lại những
câu chuyện truyền thuyết, thần thoại bí ẩn về lịch sự dựng chùa, những câu
chuyện oán tình nhân,…để phần nào hiểu rõ hơn sự linh thiêng kỳ diệu của
mảnh đất này.
 Chùa Từ Đàm.
Tọa lạc tại số 1, Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, là một
ngôi chùa cổ của Việt Nam. Còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa và lịch sử. Đến
chùa Từ Đàm du khách không chỉ được tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử
của chùa, mà du khách còn có thể thưởng ngoạn những nét đẹp trong kiến trúc
cổ kính của chùa. Chùa có lối kiến trúc kiểu hội, kết hợp hai loại hình kiến trúc
cả cũ và mới, vừa cao ráo, rộng rãi nhưng đồng thời cũng đơn giản. Chùa có 3
bộ phận chính là tam quan, chùa chính và nhà hội. Ngoài ra trong những năm
Cách Mạng tháng Tám, chùa còn là trung tâm hoạt động sôi nổi phong trào cứu
quốc. Tại chùa đã xuất phát các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình
Diệm do chư tăng và phật tử kính đạo yêu nước đứng lên góp sức mình vào cuộc
đấu tranh của dân tộc.
 Đại Nội Huế.
Đại Nội Huế là trung tâm lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo trong quần
thể di tích lịch sử Cố Đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới vào ngày 11-12-1993.
Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ngày nay thuộc địa
phận phường Thuận Thành, thành phố Huế. Từ Đại Nội du khách có thể đến
thăm các điểm lân cận như Cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba,… Đến Đại Nội, du

khách sẽ được tham quan, tìm hiểu những công trình kiến trúc độc đáo của dân
tộc ta trong thời kỳ phong kiến.
Cổng Ngọ Môn, là công trình kiến trúc có nhiệm vụ quan trọng trong việc
bảo vệ cung đình, được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1883). Trên đài có
điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Trước
đây cổng chỉ giành riêng cho vua chúa theo quan niệm Dịch học. Đến đây, du
khách sẽ thật sự thích thú với nét kiến trúc của công trình đồ sồ này.
Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi được dùng để tổ chức các buổi
chiều nghi, sinh nhật Vua, đón tiếp xứ Thần…
Thế Tổ Miếu là nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn đã quá cố, kể cả thân
thích hoàng tộc như Hoàng Hậu, tọa lạc tại góc tây nam Đại Nội. Đến đây, du
5


khách sẽ được tìm hiểu về sự nghiệp và cuộc đời của các vị vua triều Nguyễn
một cách rõ nhất và sâu sắc nhất.
Cửu đỉnh là 9 cái lư hương được đặt trước Hiền Lâm Các đối diện thế
miếu, được đúc vào năm 1835 hoàn thành năm 1837, dùng làm biểu tượng cho
sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền,… Trên
mỗi đỉnh đều khắc những hình hoa văn trang trí không chỉ độc đáo về nghệ thuật
mà còn có ý nghĩa quan trọng mô phỏng về triều đại của từng vị vua, từ tính
cách cho đến sự nghiệp.
* Lăng Khải Định.
Là lăng mộ của vua Khải Định, đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, độc
đáo trong cả quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật, đã cuốn hút không ít du khách ghé
thăm. Với sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc phương Tây
đã tạo nên những nét đẹp đa dạng, bắt mắt.
Tọa lạc trên đỉnh núi Châu Chữ hay còn gọi là Châu Ê, bên ngoài công
trình Huế. Được xây dựng tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Từ lăng vua Khải Định du khách có thể tham quan thêm một số địa

danh nổi tiếng khác như núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,…
Lăng Khải Định với sự kết hợp những nét cổ kính và những nét phá cách
trong kiến trúc hiện đại, sự pha trộn giữa kiến trúc Á, Tây và Việt Nam đã thu
hút không ít du khách. Bên cạnh đó, Lăng tọa lạc trong một không gian thiên
nhiên hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng Châu Ê, tạo nên một bức tranh khá đặc biệt.
Bên ngoài là vậy nhưng khi du khách bước chân vào phía trong lăng, tất cả
những nét đẹp Hoàng Gia được phơi bày trước mặt, khiến ta không khỏi ngạc
nhiên. Những dược nét nghệ thuật tinh xảo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những sắc
màu hài hòa đến kỳ lạ.
 Sông Hương.
Sông Hương là dòng sông thơ mộng được coi là biểu tượng của Huế (ngoài
Kinh Thành Huế). Là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam theo bình
chọn của Tổ chức các kỷ lục gia Việt Nam bình chọn.
Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, men theo các dòng suối nhỏ
sau đó tọa lạc bên Kinh Thành Huế cổ kính. Chính từ len lỏi trong những cánh
rừng, dòng nước đã mang theo hương thơm của cỏ cây đến với xứ Huế, kể từ đó
dòng sông được mang tên là dòng nước Hương Giang.
Đến với sông Hương, du khách có thể ngồi trên du thuyền thơ thẩn, thưởng
ngoạn cảnh sắc bình yên nơi xứ Huế. Đặc biệt vào ban đêm, du khách có thể vừa
nghe những làn điệu dân ca, vừa ngắm cảnh thành phố lung linh vào đêm, vừa
6


thả hồn mình theo làn nước trôi lững lờ, du khách sẽ có cảm nhận như mình
đang sống lại trong thời kỳ vua chúa ngày xưa.
Ngoài ra, du khách cũng có thể thả đèn hoa đăng, gửi gắm ước nguyện, tâm
tư của mình vào gió, nước sông Hương. Để những ước nguyện có thể trở thành
sự thật, những nổi buồn, ưu tư từ đó mà trôi xa.
 Cầu Trường Tiền.
Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền, cầu có chiều dài 402,6m, có

tất cả 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, được xem là một trong những biểu
tượng của xứ Huế mộng mơ.
Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường
Phú Hội, 6 nhịp cầu khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương tạo nên
một bức tranh có cả họa và thơ.
Đến với Cầu Trường Tiền, du khách không chỉ được tham quan, ngắm cảnh
sông Hương thơ mộng và cảnh sắc thành phố ồn ào tấp nập, mà còn được nghe,
được tìm hiểu về những gian truân lịch sử mà cầu đã trải qua trong hai cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, Mỹ.
 Núi Ngự Bình.
Là một ngọn núi gắn liền với sông Hương thơ mộng, được du khách gọi cho
cái tên ấn tượng núi Bài Thơ. Núi Ngự Bình tọa lạc tại phường An Cựu cách
phía Nam sông Hương 3km.
Từ đỉnh núi Ngự Bình du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Huế
với dòng sông Hương như dải lụa mềm mại uốn quanh, cùng lâu đài, thành
quách tạo nên một bức tranh có nhạc có thơ.
 Bãi Biển Lăng Cô.
Được mệnh danh là người đẹp làng chài, Với vẻ đẹp thanh bình, quyến rũ,
Lăng Cô đã mang đến cho du khách một sức hút vô cùng mới lạ. Nơi đây, giống
như một xứ sở thần tiên, một bức tranh thiên nhiên đẹp đến mê hồn.
Nằm dọc theo quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách vườn quốc gia Bạch mã
chừng 24km, với bãi cát dài 8km trắng mịn, lung linh, hài hòa cùng gió nước
mây trời xứ Huế tạo nên một bức tranh diệu kỳ.
Đến Lăng Cô, du khách không chỉ được tham quan, tắm biển mà còn được
tham gia những trò chơi giải trí hấp dẫn như chèo thuyền, lặn biển, câu mực…
Bởi Lăng Cô tọa lạc gần Hải Vân Quan, cùng vườn quốc gia Bạch Mã, chính vì
vậy nơi đây còn lưu giữ nhiều thảm thực vật, san hô, hải sản và động vật quý
hiếm.

7



e. Văn hóa Huế.
Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển
khoảng gần 7 thế kỷ (1306). Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có
đặc điểm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam tạo nên nền văn hóa ViệtChăm; có ảnh hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung
Quốc, Ấn Độ, phương Tây.
Có 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế
(1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu
bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016)
và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung).
Như vậy Huế có một nền văn hóa của sự hài hòa và gắn bó giữa môi trường
sống và con người, một nền văn hóa được làm giàu bởi các dòng văn hóa đô thị
- văn hóa làng (chùa), văn hóa cung đình (bác học) - văn hóa dân gian không có
sự đối lập, loại trừ, một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc và
phong cách sống.
Con người đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng tạo nên
lịch sử - văn hóa Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào
con người Huế nhuần nhị và sâu lắng.
Sự dung hợp giữa các dòng văn hóa trên đã làm giàu cho văn hóa Huế. Theo
thời gian, chúng bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản sắc, "cái hồn"
của văn hóa Huế. Nét riêng của văn hóa Huế còn được thể hiện qua ăn nói, ăn
mặc, ăn uống, ăn học và cả ăn chơi của người Huế. Trong ăn nói, người Huế
luôn tôn trọng thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, không
phân biệt tuổi tác, giàu sang, nghèo hèn. Đối với xóm giềng, lạ cũng như quen
đều căn cứ vào tuổi tác mà ăn nói. Và với định hướng phát triển du lịch ngày
nay, con người Huế vẫn “dạ” “thưa” một cách nhẹ nhàng có phần e ấp bằng một
giọng Huế chung với mỗi du khách tạo nên một “đặc sản du lịch” của riêng Huế
mà không nơi nào có được. Đó là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến
với Huế và mong muốn quay lại Huế.

f. Các tiềm năng khác.

8


Kiến trúc.
Kiến Trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến
trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và
kiến trúc hiện đại...
Trang phục.
Áo dài- phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại
Huế ở thế kỷ 18. Ngày nay Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu
tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người
Việt là xuất phát từ Huế.
Âm nhạc và nghệ thuật
Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính như Nhã nhạc
cung đình, Vũ khúc cung đình và đặc biệt là Ca Huế. Ca Huế là một hệ thống
bài bản phong phú gồm nhiều tác phẩm theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu
Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc
gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài
âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt,
trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang
nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu
diễn.
Lễ hội.
Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình
phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn
"hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ
Nam hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người
Chămpa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội

tưởng nhớ các vị khai thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn
hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông
người xem.
Festival Huế.
Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 , đến nay Festival Huế tổ chức được
10 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018). Đây là
sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng
Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.
9


Ẩm thực.
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn
ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục
món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỉ mỉ,
cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn
phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc
hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng, nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp
mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Huế.
a. Thành công.
Thời gian qua, ngành du lịch tại Cố đô Huế đã và đang nỗ lực phát triển
trên mọi phương diện, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết
đang được Huế thực hiện tốt... du lịch có trách nhiệm ở Huế đã và đang được
đẩy mạnh. Ngành đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trong du lịch trong đó có
những quy tắc đề cao tính trách nhiệm của du khách trong việc tôn trọng văn
hóa Huế, bảo vệ môi trường tại các điểm đến… Về người dân, có trách nhiệm
tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có trải nghiệm tốt nhất khi đến Huế, không
đeo bám, chèo kéo khách.

• Năm 2018 tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.100 nghìn lượt, tăng
7,9% so năm trước; khách quốc tế 1.950 nghìn tăng 29,9%, khách nội địa
2.150 nghìn giảm 6,5%
• Doanh thu du lịch ước đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 16% so năm trước.
• Festival Huế 2018
Với những nỗ lực không ngừng Huế được xem là một trong ít điểm đến
xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Sở Du lịch thông tin, nhiều hoạt động làm
sạch môi trường, kêu gọi những thành phần cùng tham gia tích cực hơn, nâng
cao trách nhiệm bảo vệ môi trường được ngành phối hợp với các bên liên quan
tổ chức. Gần đây nhất, hoạt động nhặt rác “Cảm ơn dòng Hương” là động thái
thể hiện mục tiêu đó. Chương trình này nhận được sự hưởng ứng của nhiều
người dân cho đến những doanh nghiệp, giới khách sạn - lữ hành...
b. Hạn chế.
Mặc dù được khẳng định là vùng đất có nhiều lợi thế, "chẳng nơi nào có
được" để phát triển ngành du lịch nhưng trong một thời gian dài, Huế vẫn bị
đánh giá là chậm phát triển, chưa tương xứng tiềm năng và chưa hấp dẫn khách
du lịch.
Với những lợi thế riêng, Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa (DSVH)
được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình
10


Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên
kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục trở
thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ
thuật bài chòi, có dòng sông Hương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc
gia Bạch Mã, có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp
nhất thế giới, văn hóa ẩm thực xứ Huế, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
rộng lớn. Thế nhưng, số ngày khách lưu trú ở Huế còn ít, chi tiêu của khách còn
hạn chế hơn so với các tỉnh thành lân cận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến một số
nguyên nhân sau:
- Sản phẩm du lịch chính của Huế là du lịch di sản. Tuy nhiên, việc chậm
đổi mới và thiếu sức cạnh tranh, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc không hấp dẫn du
khách và không níu chân được du khách dài ngày.
- Các dịch vụ du lịch không được nâng cao chất lượng cũng là một tác nhân
rất quan trọng góp phần dẫn đến không hấp dẫn du khách. Vấn đề này có thể dễ
dàng nhận thấy trong thực tế khi du khách đến Huế, ngoài việc tham quan lăng
tẩm thì không có nhiều nơi để vui chơi, giải trí và mua sắm…đúng nghĩa. Các
sản phẩm du lịch, dịch vụ ở vùng biển, đầm phá và các di sản, danh lam, thắng
cảnh, di tích lịch sử …vẫn chưa có những định hướng và phát triển một cách bài
bản.
- Các công ty và chi nhánh lữ hành ở Huế có quy mô nhỏ, chủ yếu là nối tour
đến Huế
- Đường hàng không đến Huế quá yếu, công suất đón khách của sân bay Phú
Bài còn thấp.
- Các sự kiện được tổ chức tại Huế còn nhỏ và ngắn ngày, không đủ sức hấp
dẫn du khách đến Huế.
3. Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Huế hiện nay
Để đảm bảo vừa nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của Huế với các địa
phương khác vừa giữ được nét riêng của Huế đồng thời bảo vệ môi trường,
chính quyền địa phương và người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tập trung hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực, qua đó đánh giá
thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và vai trò của nguồn nhân lực
trong phát triển du lịch; đồng thời xác định nhu cầu nguồn nhân lực cho phát
triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền
vững theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất
các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đào tạo
nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
11



- Phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Kế hoạch truyền thông
“Huế - Kinh đô ẩm thực Việt - Sự tận hưởng kỳ thú, giai đoạn 2018 - 2020”
nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa Ẩm thực Huế, xây dựng thương hiệu
“ Huế - Kinh đô ẩm thực Việt” và nâng cao hình ảnh của Ẩm thực Huế trong
khu vực và trên thế giới, góp phần tích cực phát triển du lịch và kinh tế - xã hội
của tỉnh.
- Xây dựng một số tuyến đường du lịch kết nối các điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh đối với Dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II như
đường nối từ Quốc lộ 1A đến điểm du lịch Thiền viện Trúc Lâm -Bạch Mã;
đường tránh phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén; nâng cấp các bến
thuyền sông Hương và đầm phá,...
- Triển khai thực hiện Dự án mở rộng và nâng cấp các hạng mục như nhà Ga
và đường lăn để tăng công suất sử dụng của sân bay Phú Bài, đồng thời đáp ứng
nhu cầu phục vụ khách đến Huế đã được Chính phủ quyết định cho phép đầu tư
xây dựng để sớm đưa vào hoạt động.
Thành phố Huế tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bãi đỗ xe ở phía Nam
thành phố Huế, đặc biệt khu vực tổ chức phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An,

-Tập trung xây dựng kế hoạch khảo sát tour du lịch tâm linh để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp du lịch kết nối xây dựng tour, tuyến để phát triển loại hình
du lịch này. Duy trì mở cửa Đại Nội về đêm và nghiên cứu đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng các dịch vụ ở Đại Nội, xây dựng đề án tổ chức sản phẩm du lịch
"Văn hiến Kinh kỳ" sẽ là sản phẩm du lịch về đêm có dấu ấn, hiệu quả, có tính
đặc sắc, là điểm nhấn thật sự của hành trình di sản miền Trung và Việt Nam..
- Tiếp tục chỉnh trang hạ tầng và cảnh quan hai bên bờ sông Hương để tạo
điểm đến và thu hút đầu tư khai thác dịch vụ ăn uống, giải trí phục cho du khách
và người dân. Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư vào khai thác phát triển
dịch vụ du lịch trên sông Hương, sông Đông Ba và sông Ngự Hà.

- Tăng cường công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch, tăng cường sự năng
động của các lữ hành vừa và nhỏ của du lịch miền Trung Việt Nam; đồng thời
nhấn mạnh yếu tố liên kết trong phát triển điểm đến gồm liên kết của các địa
phương, liên kết lữ hành, liên kết đường bay.
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ du khách trong việc lựa chọn các hoạt động tham
quan, trải nghiệm tại Thừa Thiên Huế, đặc biệt đối với du khách tự do và du lịch
cùng với gia đình; tăng thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách khi
đến Huế.
12


- Tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường, giữ gìn
thành phố xanh - sạch - đẹp; giới thiệu quảng bá danh hiệu “Thành phố Du lịch
Sạch Asean” của thành phố Huế đến với người dân cũng như khách du lịch trong
và ngoài nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định các cơ sở lưu trú trên địa bàn; rà
soát và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp hạng sao cho các khách sạn đã thẩm định
theo luật Du lịch.
- Trưng bày ấn phẩm và giải đáp mọi thắc mắc cho khách du lịch tại Trung
tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách, hỗ trợ hiệu quả và giải quyết các sự
cố cho khách du lịch.
- Có cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ vấn đề an toàn, cứu nạn, cứu hộ
tại một số khu vực dịch vụ du lịch của các điểm sông, hồ, suối, thác, bãi biển
vào mùa hè đảm bảo an toàn cho du khách tham gia các điểm đến suối thác,
biển.
- Nâng cao chất lượng hoạt động ca Huế trên sông. Cần phải có thêm các phố
đêm, chợ đêm, trung tâm ẩm thực, tour du lịch tâm linh gắn liền với Phật giáo
Huế...

13



KẾT LUẬN
Thông qua việc tiếp xúc, nghiên cứu về các di tích lịch sử, học viên có cái
nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế,
học viên còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã
được học để có thêm kiến thức phục vụ cho công tác sau này. Qua chuyến tham
quan học viên thật sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về
những lịch sử, dấu ấn, địa lý, con người….. từ đó thêm yêu đất nước và con
người Việt Nam, nơi có những danh lam thắng cảnh mang tầm cỡ quốc tế, nơi có
những địa danh lịch sử hào hùng làm chấn động toàn cầu.
Chuyến đi nghiên cứu thực tế giúp cho học viên lớp TCLLCT-HC nắm
bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã
hội ở một số tỉnh miền trung, đồng thời đánh giá được ảnh hưởng của những
chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.
Với việc nghe báo cáo về tình hình kinh tế- chính trị, xã hội ở Huế tôi
nhận thấy tiềm năng phát triển của mỗi vùng miền nói riêng và của cả quốc gia
nói chung là rất lớn. Với đặc thù riêng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang quyết tâm
đầu tư phát triển theo hướng “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân
thiện với môi trường” nhằm phát huy lợi thế nổi trội về văn hóa, lịch sử và du
lịch, kiên trì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.Trong đó, phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn để tạo đột phá trong phát triển kinh tế, phát triển
công nghiệp thân thiện với môi trường tạo nguồn thu ngân sách. Và thực tế dưới
sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các địa phương trong đó có Huế đã đạt được
nhiều thành công, tuy nhiên bên cạnh đó còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Tuy nhiên, vì nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội còn hạn
chế, khả năng nhận thức có giới hạn nên việc đánh giá và nắm bắt về thực trạng
phát triển du lịch Huế nói riêng và cả nước nói chung còn chủ quan. Từ đó đưa
14



ra các giải pháp có thể chưa hợp lí. Kính mong quý thầy cô và các đồng chí
đóng góp để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Ngày
tháng
năm .....
NGƯỜI VIẾT

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

15



×