Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.32 KB, 12 trang )

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu: Tôn giáo ra đời do sự bất lực của lực lượng tự nhiện và lực lượng xã hội nhưng tại sao
tôn giáo chỉ ra đời vào cuối xã hội cộng đồng nguyên thủy?
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan.
Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và lịch sử xã hội đều trở nên
thần bí. Do đó xét bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con
người trước tự nhiên và xã hội.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác
định, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.
Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn thiện và biến đổi cùng
với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Tôn giáo ra đời bởi nhiều
nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý.
Khi trình độ con người thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội con người đặt
hy vọng vào những lực lượng siêu nhiên. Khi những hiện tượng tự nhiên, xã hội không thể giải
thích được, thay vào đó người ta giải thích bằng tôn giáo. Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt
hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, xoa dịu nỗi đau của con người.
Tuy nhiên tôn giáo chỉ thực sự xuất hiện với vai trò đền bù hư ảo vào cuối xã hội cộng đồng
nguyên thủy.
Bởi vì trước, trong thời kì cộng đồng nguyên thủy, con người sống với nhau hòa thuận, giúp đỡ
lẫn nhau và hòa hợp với thiên nhiên. Trong suốt thời gian đó, họ không có bất kì một mâu thuẫn
nào, ai cũng như nhau, hoàn toàn không có cảm giác bị phân biệt và cũng không cần lực lượng
nào siêu nhiên bảo vệ. Trên tiến trình phát triển của xã hội, trong xã hội cộng đồng nguyên thủy
dần hình thành hệ những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội, đã có sự xuất hiện của giai cấp và
bất công giai cấp; sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; phân tầng xã hội thành kẻ giàu
người nghèo. Xã hội cộng xã nguyên thủy tan rã, cũng là sự ra đời của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Mà tôn giáo là hiện tượng xã hội, sản phẩm của con người, là công cụ để con người dựa dẫm,
vượt qua những bất công xã hội. Sở dĩ tôn giáo ra đời vào cuối xã hội cộng đồng nguyên thủy, vì
đến đây những bất công xã hội bắt đầu xuất hiện, người giàu có áp bức, bóc lột, bắt người nghèo
khó, ít của cải đất đai hơn làm nô lệ, làm cho cuộc sống của họ trở nên bần cùng để làm giàu
thêm cho mình. Từ đó tôn giáo xuất hiện nhưng một niềm tin lạc quan của con người để vượt
qua những áp bức bất công, họ tin rằng tôn giáo ấy sẽ bảo vệ họ khỏi những bế tắc, đau khổ


trong cuộc sống.
Bên cạnh việc tầng lớp bị áp bức bóc lột coi tôn giáo như đấng cứu rỗi cuộc đời mình. Giai cấp
bóc lột lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng,... để ru ngủ sức phản kháng của nhân dân lao động trước
sự áp bức bóc lột đó. Làm cho giai cấp bị bóc lột tin tưởng hoàn toàn vào thần linh, cho rằng họ
sẽ được bảo vệ bởi những đấng siêu nhiên, rồi sẽ xã hội lại trở lại như lúc trước không có sự
phân biệt đối xử, và cuộc sống của tất cả mọi người chỉ có vui chơi mà không cần phải lao động
cực khổ, không lo lắng về việc người giàu càng giàu làm cho người nghèo càng nghèo.
Cuối xã hội cộng đồng nguyên thủy, khi mà chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, tuy nó mang bản chất
bất công và áp bức bóc lột nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó là một tất yếu và có sự tiến
bộ hơn so với chế độ trước. Mà sự ra đời của tôn giáo yêu cầu một trình độ phát triển nhất định,
không chỉ củng cố niềm tin cho con người trong cuộc sống đơn thuần mà là một hiện tượng
mang tính xã hội. Tôn giáo chỉ ra đời vào cuối cộng đồng nguyên thủy bởi vì trước và trong chế


độ cộng đồng nguyên thủy khả năng nhận thức của con người trước thế giới vô cùng tận là có
hạn. Trong chế độ cộng xã nguyên thủy, con người chủ yếu sống bằng săn bắt hái lượm, cuối thời
kì ấy, con người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi, có người trồng được nhiều, săn bắt, chăn nuôi
được nhiều, trở nên giàu có, làm cho những người khác cũng mong muốn đạt được như vậy. Tuy
nhiên họ lại không giải thích được tại sao lại có sự khác biệt đó, mà lại cho rằng những người trở
nên giàu có là do có đấng tối cao giúp đỡ và họ hình thành tín ngưỡng thờ cúng và tôn giáo cho
riêng mình. Những người giàu có, cũng muốn duy trì sự giàu có đó, cũng thờ cúng, tín ngưỡng.
Vì trong những giới hạn lịch sử nhất định, con người chưa thể giải thích được hết mọi bản chất
của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, do đó dẫn tới sự sùng bái chúng đến mức biến thành tín
ngưỡng và tôn giáo. Chỉ đến khi kết thúc chế độ công xã nguyên thủy thì tôn giáo mới thực sự
xuất hiện và phổ biến. Và đến khi con người sáng tạo ra được ngôn ngữ, chữ viết thì tôn giáo về
cơ bản mới thực sự ra đời ở cuối thời kì cộng xã nguyên thủy. Khi ấy tôn giáo tương ứng với một
trình độ nhận thức cao đó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một xã hội ổn định và phát
triển.
Tóm lại, sự ra đời của tôn giáo là để xoa dịu nổi đau về tinh thần và thế xác của con người,
khuyến khích, cỗ vũ con người vượt qua những thử thách của tự nhiên và xã hội. Tôn giáo ra đời

do bước phát triển của xã hội từ hình thái này sang hình thái khác. Đến cuối xã hội nguyên thủy
mới xuất hiện vì thời kì đó bắt đầu có sự phân chia giai cấp bởi tư hữu về tư liệu sản xuất, sự ra
đời của chữ viết, tư duy khái quát trừu tượng hơn thời kì trước.
Câu: Anh/ chị hãy phân tích những điều kiện tiền đề ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Từ đó rút ra ý nghĩa về phương pháp luận khi nghiên cứu những điều kiện và tiền đề trong
việc dạy học Chủ nghĩa xã hội khoa học ở nước ta.
Những điều kiện tiền đề ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi
ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, thế giới
quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
Nhìn chung có hai nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nguồn gốc tri thức và
nguồn gốc xã hội và biểu hiện thành những điều kiện sau:
a) Điều kiện kinh tế-xã hội
− Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách
mạng công nghiệp
Những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày
càng được củng cố vững chắc hơn và trở thành xu thế phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở
kinh tế cho xã hội tư bản phát triển. Kèm theo đó là những mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gay
gặt và bộc lộ ngày một rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Đó là mâu
thuẫn về kinh tế giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn về giai cấp giữa giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân. Hai mâu thuẫn này càng trở nên gây gắt biểu hiện ra trong lòng xã
hội. Những mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản nhanh chóng phát triển thành những cuộc đấu tranh
giai cấp.
− Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp tư sản và vô sản ra đời và phát triển lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của
pương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản
trở thành giai cấp thống trị, giai cấp vô sản trở thành giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa tư sản và



vô sản vốn đã mang tính đối kháng nay lại phát triển trở thành cuộc đấu tranh giai cấp. Nhiều
cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, Pháp, Đức,…
Khởi nghĩa công nhân dệt Lion (Pháp) với mục tiêu đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều
kiện làm việc với khẩu hiệu:” sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”. Sau đó cuộc cách
mạng tháng 6 tại Paris chống chính phủ tư sản, đòi thành lập nền cộng hòa xã hội.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân dệt Silesia (Đức) cũng đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Công nhân Luân Đôn (Anh) đấu tranh đòi tuyển cử phổ thông.
Trong giai đoạn lịch sử ấy, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng nữa.
Giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị nhưng lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của vô sản nên
đánh mất đi vị trị tiên phong trong quá trình cải tạo như trước. Giai cấp vô sản từng bước xuất
hiện trên vũ đài lích sử, với sứ mệnh xóa bỏ vai trò của giai cấp tư sản và triệt tiêu chủ nghĩa tư
bản, giai cấp vô sản phấn đấu trở thành giai cấp nắm quyền về chính trị cho nền dân chủ và tiến
bộ xã hội. Sự xuất hiện của giai cấp trên vũ đài lịch sử và đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư
liệu về thực tiễn xã hội để K.Marx và F.Engels khái quát xây dựng những quan điểm chủ nghĩa
xã hội khoa học.
Từ thực tiễn xã hội, cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng lao động tuy nổ ra liên tục tuy
nhiên chỉ xuất phát từ đấu tranh cho lợi ích của riêng họ, là cuộc đấu tranh còn mang tính tự phát
không thể làm thay đổi được địa vị xã hội của họ. Đòi hỏi cuộc đấu tranh phải chuyển sang tự
giác điều đó có nghĩa là cuộc đấu tranh phải có một hệ thống lý luận soi đường, một học thuyết
mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh chuyến từ tự phát sang tự
giác nhanh chóng thắng lợi toàn diện.
Từ đó lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời chỉ dẫn do K.Marx, F. Engels sáng lập, V.I Lenin
bảo vệ và phát triển. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là làm sao để đứng lên lật đổ chế độ
tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ hoàn toàn những áp bức, bất công xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt
đẹp hơn đó là xã hội Xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa văn minh.
b) Điều kiện tiền đề khoa học
Không chỉ xuất phát từ yêu cầu khách quan của lịch sử để hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản của nhân loại. Đầu thế kỉ XIX cùng với sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản nhân loại đã đặt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học tự

nhiên và khoa học xã hội.
-Tiền đề lí luận:
• Để cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học Marx đã kế thừa những tư tưởng trước đó
mà tiêu biểu là tư tưởng của hai nhà triết học người Đức là Hê-ghen và Phơ-bách.
• Phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ mối quan hệ mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất
• Sự ra đời của chủ nghĩa Marx phù hợp với quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại là sự
kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại.
• Kế thừa tư tưởng kinh tế chính trị của A. Smith, Ricardo học thuyết giá trị lao động đưa
ra lí thuyết về giá trị sử dụng, giá trị của hàng hóa là lao động, học thuyết tiền lương, lợi
tức, lợi nhuận, giá trị thặng dư, tỉ suất giá trị thặng dư. Phát hiện, đưa ra học thuyết giá trị
thặng dư chủ ra mối quan hệ mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân, bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.
• Để cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học Marx kế thừa những tư tưởng của Xanhxi-mong, Robert Owen,… tìm ra giai cấp công nhân là giai cấp mang sứ mệnh lịch sử và
chỉ có giai cấp công nhân mới có thể đảm nhận sứ mệnh này.




Vừa phê phán chủ nghĩa duy tâm, vừa đánh giá cao tư tưởng biện chứng của Hê-ghen,
Phơ-bách trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách
hữu cơ, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, xã hội và tư
duy con người.
-Tiền đề kinh tế-tự nhiên
Đến đầu thế kỉ XIX nền khoa học của nhân loại phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu
to lớn trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Sự xuất hiện những thành tựu trong
khoa học đã tạo ra những tiền đề luận cứ và những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
• Học thuyết tế bào:vượt qua quan điểm duy tâm và tôn giáo khẳng định sự sống chỉ là sản
phẩm của giới tự nhiên là quá trình đấu tranh chọn lọc của tự nhiên chứ không do thượng

đế sáng tạo.
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: không có sự sinh ra và mất đi của năng
lượng chỉ có sự chuyển biến từ dạng này sang dạng khác. Các hình thức khác nhau của
vận động vật chất không tách rời nhau mà liên hệ nhau trong những điều kiện nhất định
mà không có lực nào mất đi cả.
• Thuyết tiến hóa của của Đắc-uyn: các loài đang tồn tại hiện nay là sinh ra từ các loài khác
bằng con đường tự nhiên và sự biến đổi động vật thực vật là do chọn lọc tự nhiên và chọn
lọc nhân tạo.
Tóm lại, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì nó là sự phản
ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản mà còn là sự phát triển hợp
quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Những điều kiện kinh tế-xã hội và những tiền đề khoa
học nói trên có ý nghĩa là tiến trình lịch sử đã tạo ra những điều kiện khách quan ở mức độ đầy
đủ để chủ nghĩa xã hội thực sự trở thành khoa học. Chính trng hoàn cảnh lịch sử đó, Marx và
Engels đã khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và xã hội, đồng thời biết sử
đụng những “vật liệu” lấy từ cuộc sống để xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học gắn
liền với tên tuổi của mình.
Ý nghĩa về phương pháp luận khi nghiên cứu những điều kiện và tiền đề trong việc dạy học
Chủ nghĩa xã hội khoa học ở nước ta.
Phương pháp luận khi nghiên cứu mac-lênin
− Thứ nhất, xác định rõ đối tượng, động cơ,thái độ học tập, mục đích của việc học tập Bước
vào học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đầu tiên chúng ta cần
có một sự khái quát chung, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì, học để làm gì? Trước khi bàn
tới học như thế nào?
+Về động cơ học tập: Trước hết, phải xác định đúng đắn động cơ học tập. Động cơ là cái
thôi thúc ta hành động. Nó là sự kết hợp giữa nhu cầu bên trong và mục đích hành động.
Xác định đúng đắn động cơ học tập nghĩa là xác là xác lập được sự hài hòa giữa nhu cầu
của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội. Học tập tốt các môn khoa học Mác-Lênin
sẽ giúp hình thành nơi ta thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương
pháp luận biện chứng duy vật-những yếu tố tối cần thiết của nhân cách con người hiện
đại.

+Về tinh thần, thái độ học tập: Trước hết, phải thực hiện sự tự tin trong học tập. Phải gạt
bỏ tâm lí tự ti. Phải hiểu ở đây học tập chủ yếu là tự học, bởi “con đường giáo dục là tập


tự sử dụng khà năng của mình, tự sử dụng khà năng của mình”. Phải gắn việc học tập với
nghiện cứu, phải rèn óc hoài nghi khoa học, lật đi lật lại vấn đề. Hàng ngày, chúng ta luôn
đứng trước những sự kiện, hiện tượng, những vấn đề, những công việc mà cuộc sống đặt
ra cần phải suy nghĩ, nhận biết và tìm biện pháp giải quyết. Việc học tập, nghiên cứu
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương
pháp luận khoa học. Một khi đã thấy rõ được tầm quan trọng, tính thiết thực của môn học
thì cần phải xác định đúng động cơ, thái độ của việc học tập ngay từ đầu. Học không cốt
chỉ để đủ điểm mà cái chính yếu là để vận dụng nó vào giải quyết những công việc hàng
ngày của cuộc sống, từ đó bản thân cần nêu cao quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, nỗ
lực, tích cực trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức.
− Thứ hai, xây dựng phương pháp học tập phù hợp: Nhanh chóng đổi mới phương pháp
học tập, xây dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp, từ bỏ những thói quen xấu,
học vẹt, học dồn, học tủ, chuyển sang phương pháp học tập mới, hình thành thói quen
chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu. Khi học trên lớp, chỉ cần
ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắng nghe để hiểu đúng tinh thần của vấn đề.
Khi về nhà cần đọc nhiều tài liệu, sách báo, ..., phối hợp với vở ghi, đọc lại giáo trình, bổ
sung những ý tưởng, những dữ kiện mới; để hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù,
nguyên lý, quy luật; tiếp đến là đọc các tài liệu tham khảo có liên quan; đối chiếu, liên hệ
với thực tiễn để bổ sung kiến thức. Đính chính những sai lầm nếu có. Đặt ra các câu hỏi
và tự trả lời như: Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Ở đâu mà ra? Có ý nghĩa gì?...
− Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt việc thảo luận, tranh luận: Học theo nhóm, đối với tất cả các
môn học,các bậc học, là một hình thức học phổ biến trên thế giới hiện nay. Đối với các
môn khoa học Mác-Lenin, việc học nhóm càng không thể thiếu, bởi có cọ xát mới dễ
dàng bật ra chân lí. Tuyệt đối không được ỷ lại , dựa dẫm lẫn nhau. Trong xu thế dạy học
hiện đại, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng
hình thức thảo luận. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những cần phải lắng

nghe bài giảng của thầy, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tích
cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm.
Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là
phải chú ý cả ba bộ phận hợp thành của nó.
Nếu không chú ý nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ làm cho
triết học, kinh tế chính trị học Mác-Lênin dễ chệch hướng chính trị – xã hội, trước hết và chủ yếu
là chệch hướng bản chất, mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giải phóng
hoàn toàn xã hội và con người khỏi các chế độ tư hữu, áp bức, bất công, chiến tranh, nghèo nàn
lạc hậu và mọi tai họa xã hội khác… mà thực tế lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học còn có ý nghĩa lý luận là: trang bị những nhận
thức chính trị – xã hội cho đảng cộng sản, nhà nước và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ
và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Vì thế, các nhà kinh điển Mác-Lênin có lý khi xác định rằng,
chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân hiện đại và đảng của nó để
thực hiện quá trình giải phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình. Chủ nghĩa xã hội khoa học
không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở chỗ cải tạo thế giới theo hướng tiến bộ, văn minh.
Đội ngũ trí thức và thế hệ trẻ nước ta hiện nay là những lực lượng xã hội có trí tuệ, có nhiều khả
năng và tâm huyết trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu


chỉ thuần tuý chú trọng về khoa học và công nghệ, phi chính trị, hoặc mơ hồ về chính trị và vi
phạm pháp luật, họ càng không thể góp tài góp sức xây dựng Tổ quốc của mình.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học chính là việc được trang bị trực tiếp nhất về ý
thức chính trị – xã hội, lập trường tư tưởng chính trị và bản lĩnh cho mỗi cán bộ, đảng viên và
mọi công dân Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, định hướng xã hội chủ
nghĩa do Đảng đề ra.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng làm cho ta có căn cứ nhận thức khoa học
để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những
tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối với Đảng ta, Nhà nước, chế
độ ta; chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại xu thế và lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại
tiến bộ.

Về mặt thực tiễn, bất kỳ một lý thuyết khoa học nào, đặc biệt là các khoa học xã hội, bao giờ
cũng có khoảng cách nhất định so với thực tiễn, nhất là những dự báo khoa học có tính quy luật.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học lại càng thấy rõ những khoảng cách đó, bởi vì
chủ nghĩa xã hội trên thực tế, chưa có nước nào xây dựng hoàn chỉnh. Sau khi chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, cùng với thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới,
lòng tin vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của nhiều
người có giảm sút.
Vì thế, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học càng khó khăn trong tình hình hiện nay
và cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách.
Chỉ có bình tĩnh và sáng suốt, kiên định và chủ động sáng tạo tìm ra những nguyên nhân cơ bản
và bản chất của những sai lầm, khuyết điểm, khủng hoảng, đổ vỡ và của những thành tựu to lớn
trước đây cũng như của những thành quả đổi mới, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta
mới có thể đi tới kết luận chuẩn xác rằng: không phải do chủ nghĩa xã hội – một xu thế xã hội
hoá mọi mặt của nhân loại; cũng không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội
khoa học… làm các nước xã hội chủ nghĩa khủng hoảng. Trái lại, chính là do các nước xã hội
chủ nghĩa đã nhận thức và hành động trên nhiều vấn đề trái với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa MácLênin… đã giáo điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ, kể cả việc đố kỵ, xem nhẹ những thành quả
chung của nhân loại, trong đó có chủ nghĩa tư bản; đồng thời do xuất hiện chủ nghĩa cơ hội –
phản bội trong một số đảng cộng sản và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc thực hiện âm mưu
diễn biến hoà bình đã làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào.
Thấy rõ thực chất những vấn đề đó một cách khách quan, khoa học; đồng thời được minh chứng
bởi thành tựu rực rỡ của sự nghiệp đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có
Việt Nam, chúng ta càng củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Do đó, việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, lý
luận chính trị – xã hội nói riêng và các khoa học khác… càng là vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp
thiết. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, dao động, thoái hoá,
biến chất trong đảng và cả xã hội, giáo dục lý luận chính trị – xã hội một cách cơ bảnkhoa học
tức là ta tiến hành củng cố niềm tin thật sự đối với chủ nghĩa xã hội… cho cán bộ, học sinh, sinh
viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Tất nhiên đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và mở rộng hợp tác quốc tế; tiến hành hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá về kinh tế; xây dựng “kinh

tế tri thức”, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… đang là những
vận hội lớn, đồng thời cũng có những thách thức lớn đối với nhân dân ta, dân tộc ta. Đó cũng là


trách nhiệm lịch sử rất nặng nề và vẻ vang của cả thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa trên đất nước ta
Câu 3: Phân tích những nguyên nhân chủ nghĩa xã hội trước Mác là chủ nghĩa xã hội
không tưởng?
Thế kỷ thứ V TCN, sự tan rã của chế độ xã hội cộng xã nguyên thủy và sự ra đời của chế độ
chiếm hữu nô lệ làm cho xã hội có nhiều thay đổi từ kinh tế, chế độ chính trị-xã hội. Bên cạnh đó
dưới sự thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp chủ nô đối với nô lệ đã làm xuất hiện một luồng tư
tưởng mới, tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng. Mà về sau dựa trên sự phát họa mô hình xã
hội tốt đẹp ấy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc và minh chứng
chúng trên cơ sở khoa học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng từ khi ra đời, trải qua nhiều giai đoạn, có quá trình phát triển lâu
dài. Tuy nhiên chỉ đến năm 1848, tư tưởng này mới được gọi là “tư tưởng chủ nghĩa không
tưởng”. Bởi vì sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản-tác phẩm kinh điển về chủ nghĩa xã
hội khoa học của Mác và Ph. Ang-ghen. Trong tác phẩm nêu ra những giá trị tích cực cũng như
chỉ rõ những hạn chế, những điều không tưởng trong tư tưởng ấy và Mác đã nêu lên những cách
khắc phục những hạn chế đó. Cho nên gọi chủ nghĩa xã hội trước Mác là chủ nghĩa xã hội không
tưởng.
”Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội,
giải phóng con người; xây dựng một xã hội tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi
người thực sự có cuộc sống bình đẳng hạnh phúc, tuy nhiên lại đưa ra con đường, biện pháp sai
lầm, đó là bằng giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình cho lý tưởng của họ.”
Tuy nói chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện khát vọng bình đẳng giữa các giai cấp trong xã
hội, không còn áp bức bóc lột, ai cũng có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng từ những ước mơ
ấy lại là những nguyện vọng xa rời thực tế. Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng không giải thích được bản chất của các chế độ nô lệ làm
thuê. Đặc biệt là nó không thấy được bản chất của chế độ tư bản, chủ nghĩa, chưa khám phá ra

được quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của các chế độ đó, đặc biệt là chủ nghĩa tư bản nên
cũng không chỉ ra được con đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới.
Những nhà tư tưởng trước thế kỉ XIX không thoát ra được quan niệm duy tâm của họ. Họ cho
rằng chân lý vĩnh cửu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể
phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần những người đó thuyết phục toàn xã hội là
xây dựng được xã hội mới.
Giai đoạn đầu hình thành, thời kì cận đại và trung đại, chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tư tưởng
đạo giáo, tức là chủ nghĩa xã hội còn bị ảnh hưởng của yếu tố thần thánh. Hy Lạp-La Mã cổ đại
thể hiện ước mơ giải phóng giai cấp qua những câu truyện cổ tích, thần thoại, trong những án thơ
văn. Hexiot cho rằng “trong xã hội không ai phải lo âu phiền muộn, còn các cánh đồng và vườn
cây thì lúa tự đâm bông, cây tự ra ho kết quả chi chít. Mọi người không ai phải làm lụng gì cả mà
đất đai tự đem đến sự sung túc cho tất cả mọi người, còn nếu có phải lam việc thì lao động chỉ là
niềm vui.” Platon chỉ phê phán việc lạm dụng tư hữu mà không phải là phê phán chế độ tư hữu.
Ông cho rằng việc điều tiết giàu nghèo không phải là nhiệm vụ của nhà lập pháp. Tuy chủ trương


cân bằng giàu-nghèo nhưng ông lại chưa thấy được tinh thần cách mạng của người nghèo và cho
rằng tinh thần ấy chỉ là hậu quả của sự nghèo nàn, vì vậy Platon kiên quyết chống lại biện pháp
cách mạng.
Họ phủ định sự tồn tại của chế độ xã hội đương thời và mơ về một xã hội tốt đẹp hơn, họ cho
rằng những thất bại trong đấu tranh chống xâm lược, chống áp bức bóc lột sẽ được một vị thần
có khả năng xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội và tạo lập một xã hội mới công bằng hơn. Tư
tưởng chủ nghĩa xã hội ở Ấn Độ cổ đại cũng mang màu sắc tôn giáo xuất hiện trong tư tưởng
Vedanta. Trung Hoa cổ đại xuất hiện những tư tưởng của các nhà triết học như: Khổng Tử, Lão
Tử,.. tuy nhiên nội dung tư tưởng đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, mang nặng tư
tưởng của thế giới quan duy tâm. Ở phương Đông tư tưởng còn yếu kém, mơ hồ, sơ khai và
không phân tích được những mâu thuẫn. Các học thuyết đều cho rằng sự khác biệt giàu nghèo,
người bóc lột người là do tệ nạn xã hội , đều bắt nguồn từ lòng tham,tính ác, xảo quyệt của con
người. Mà không phân tích được bản chất của giai cấp, mối quan hệ giữa các giai cấp.

Tomat Moro trong tác phẩm “không tưởng” bên cạnh lên án chế độ tư bản làm ngăn cách giàu
nghèo nhưng vẫn thể hiện bản chất duy tâm trong tác phẩm của mình. Vẫn chưa thể nhìn thấy
được vai trò cách mạng của giai cấp bị bóc lột. Cũng như tác phẩm “không tưởng” tác phẩm
“thành phố mặt trời” của Tomado Campannela cũng chỉ là tác phẩm viễn tưởng, duy tâm. Do sự
yếu kém về kinh tế, năng lực tư duy còn hạn chế làm tư tưởng xã hội chủ nghĩa chưa thể phát
triển thành dòng tư tưởng riêng, nội dung tư tưởng thực chất chỉ là những mầm móng sơ khai
xuất hiện một cách mơ hồ, tản mạn, mộc mạc ngây thơ, không nhìn về phía trước mà còn lùi lại
phía sau bằng thi vị hóa tất cả những gì được coi là tốt đẹp trong thời kì cộng đồng nguyên thủy.
Và hầu như vẫn còn tiếp tục cho đến những thế kỉ sau, khi Tây Âu ở thời kì trung, cận đại, những
tư tưởng xã hội chủ nghĩa này vẫn còn chịu ảnh hưởng của thế giới quan tôn giáo, nội dung tư
tưởng mang đậm màu sắc tôn giáo lỗi thời, không có khoa học chứng minh làm rõ.
Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể
thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản-lực lượng xã hội đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp tư
bản chủ nghĩa, đó là giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng mà chủ yếu là các nhà triết học vẫn còn mê muội, đắm chìm trong
những mơ tưởng về xã hội của quá khứ mà không nhận thấy vai trò thực sự của giai cấp mình
cũng như giai cấp thống trị. Qua các thời kì lịch sử khác nhau tư tưởng xã hội chủ nghĩa không
tưởng hầu như tập trung vào phê phán xã hội đương thời, thể hiện sự mơ ước về xã hội tốt đẹp
hơn, nhưng chưa cụ thể rằng phải làm như thế nào để tiến lên xã hội tốt đẹp đó. Thế kỉ XVIXVII Toomat Moro và tác phẩm không tưởng của ông đã thể hiện rõ sự thiếu sót trong phân tích
vai trò của giai cấp bị bóc lột. Ông đề cao vai trò con người, cho rằng con người là trung tâm và
không có gì quý giá sánh bằng tính mạng con người. Mô hình xã hội của ông phản ánh ý muốn
chủ quan, mang tính ảo tưởng thuần túy và có nhiều cái chưa nhận thấy được. Đó là: chưa nhìn
thấy được lực lượng kinh tế, chưa nhận thấy vai trò của khoa học-kỹ thuật, chưa thấy được sự
xuất hiện và vai trò to lớn của giai cấp cách mạng.
Và những nhà tư tưởng giai đoạn sau như Saclo Phurie, Robect Owen vẫn tiếp tục phạm phải
những sai lầm tương tự trong lý luận tư tưởng của mình. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hạn chế này là do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đến độ “chín
muồi”, công nghiệp lớn chỉ mới xuất hiện ở nước Anh, nên chưa bộc lộ mâu thuẫn kinh tế cơ bản
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; giai cấp công nhân hiện đại chưa trưởng thành,

cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân còn ở trình độ thấp, nên mâu thuẫn xã hội còn ẩn


giấu chưa bộc lộ hẳn, quan hệ giai cấp và sự đối lập giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
còn ít phát triển. Chính vì vậy, Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ: "Hoàn cảnh lịch sử ấy cũng đã quyết định
quan điểm của những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội. Tương ứng với một trình độ chưa
trưởng thành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi, là
một lý luận chưa chín muồi".
Ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn cải tạo xã hội bằng con đường cải lương chứ không
phải bằng con đường cách mạng.
Đây là sai lầm to lớn của hầu hết các nhà tư tưởng khi cho rằng chỉ có thể chuyển sang một chế
độ xã hội mới bằng con đường hòa bình. Sự biến đổi đó sẽ xảy ra mà không cần phải dùng bạo
lực , không phải đổ máu mà chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục thuyết phục nêu gương
để chính phủ đó từ bỏ con đường lầm lạc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các cuộc cải
cách. Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn đúng đắn vì con đường này sẽ không thể thủ
tiêu được chế độ tư sản và hình thành xã hội mới. Từ giai đoạn đầu con đường xây dựng xã hội
tốt đẹp đã được xác định là con đường hòa bình. Ấn Độ cổ đại tuy lên án sự áp bức bất công
nhưng kêu gọi chống lại sự bất công ấy bằng cách tu nhân tích đức, cam chịu, không dùng vũ
lực. Nguyên nhân của áp bức bất công là do lòng tham của con người, chứ không phải do cơ sở
kinh tế-xã hội. Tomado Campannela chưa chỉ ra con đường cải tạo chế độ chính trị- xã hội
đương thời thành nhà nước lý tưởng dựa trên sở hữu xã hội và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Thế kỉ XIX ở Pháp Xanhximong với tư tưởng của mình đã khẳng định: “Giải phóng giai cấp cần
lao là nhiệm vụ cuối cùng của mình. Nhưng để làm điều đó thì ông thực hiện bằng con đường
hòa bình, bằng giáo dực thuyết phục, thậm chí ông còn tìm mọi cách, ngăn chặn hành động bạo
lực.” Không chỉ không nhìn thấy được vai trò của giai cấp công nhân mà còn lựa chọn sai con
đường xây dựng xã hội lý tưởng biến tư tưởn của Tomado trở thành không tưởng. Saclo Phurie
và Robert Owen cũng chống lại đấu tranh cách mạng, cho rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản
sang xã hội mới không thể thực hiện bằng bạo lực cách mạng mà bằng sự đổi mới trong ý thức
con người do kết quả của tuyên truyền giáo dục và sự tự thay đổi của các chính phủ tư sản.
Robert Owen cho rằng sự chuyển đổi đó cần phải tuyên truyền, giải thích chân lí cơ bản hy vọng

vào sự thức tnhr của chính phủ cầm quyền, và chủ trương thuyết phục để chính phủ từ bỏ con
đường lầm lạc. Vì vậy ông đã gửi dự án cải cách của mình đến chính phủ các nước Anh Pháp Mỹ
Đức Mehico. Sở dĩ làm như vậy vì ông cho rằng đấu tranh giai cấp là sự dốt nát của quần chúng,
những nỗi đau khổ nặng nề của quần chúng lao khổ hoàn toàn đáp ứng nguyện vọng của họ
muốn thủ tiêu pháp luật mang tính chất giai cấp là chính đáng.
Tuy chủ nghĩa xã hội không tưởng vấp phải những sai lầm, thiếu sót nhưng thực tế điều đó một
phần do tư duy của những nhà tư tưởng đương thời chưa đủ xa để giải thích được những hiện
tượng xã hội. Một phần cũng do xã hội chưa phát triển đến độ chính muồi. Tuy vậy, chủ nghĩa xã
hội không tưởng cũng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời mà
cột mốc đánh dấu bước phát triển vĩ đại đó là tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời
năm 1848. Tác phẩm đã làm rõ những hạn chế trong tư tưởng của xã hội trước đó, kế thừa có
chọn lọc những điểm tiến bộ, phát triển chúng trở thành con đường xóa bỏ áp bức bóc lột hướng
tới một xã hội có thực, công bằng bình đẳng hơn. K. Mác và Ph.Ăng-ghen đã nêu lên những điều
đó trong tác phẩm của mình. Nội dung tác phẩm cũng là phương pháp để khắc phục những hạn
chế và hướng tới thực hiện những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Lý luận về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản khẳng định rằng, giai cấp vô sản không
thể giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội.


Song, giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thành chính đảng
của giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô
sản. Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về đấu tranh giai cấp, về sứ mệnh lịch sử
thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân được Mác và
Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Mác đã phát hiện ra lực lượng sản xuất là giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Tìm ra vai trò của từng giai cấp trong xã hội, mối quan hệ giữa các giai cấp đó và giai cấp
đóng vai trò chủ lực trong công cuộc xóa bỏ chế độ tư bản.
Nội dung chính của tư tưởng mình, Mác đi từ khái quát lịch sử loài người từ giai đoạn chế độ
công xã nguyên thủy tan rã cho đến sự ra đời của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản. Ông là làm phơi bày bộ mặt áp bức, bóc lột xấu xa của giai cấp tư sản và

vạch trần bản chất thống trị của CNTB. Từ chỗ nhận định được đúng vai trò xã hội của các giai
cấp trong chế độ đương thời, Mác hướng tới xác định vị trí của từng giai cấp trong cuộc cách
mạng giải phóng con người, giải phóng xã hội. Mác cho rằng từ những ngày đầu giai cấp tư sản
có vai trò hết sức to lớn trong lịch sử, đại diện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đang lên,
giai cấp tư sản đã làm cuộc cách mạng lật đổ giai cấp phong kiến quý tộc, giành địa vị thống trị.
Sau khi thiết lập hệ thống chính trị mới, tư sản bộc lộ bản chất tư hữu, bóc lột nên vai trò cách
mạng dần bị hạn chế. “Giai cấp tư sản sẽ sản sinh ra nhuwgx người đào huyệt chôn chính nó. Sự
sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản sẽ là tất yếu”. Nó phân xã hội ra thành
hai phe đối đầu nhau: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Không chỉ bóc trần bản chất giai cấp tư
sản, mà Mác còn làm rõ bản chất của giai cấp vô sản. “Giai cấp vô sản không có tài sản, phải bán
sức lao động cho tư sản và họ phải chịu hết thảy những may rủi cạnh tranh hay lên xuống của thị
trường. Những người vô sản chẳng có cái gì là của mình để bảo vệ, họ phải phá hủy hết thảy
những cái gì từ trước tới nay vẫn bảo đảm và bảo vệ cho chế độ tư hữu”
Bên cạnh đó khẳng định vai trò cách mạng của giai cấp vô sản. “Giai cấp vô sản là giai cấp thực
sự cách mạng, còn các giai cấp trung gian mang tính bải thủ, hơn thế họ còn là phản động, tìm
cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Đoàn kết thống nhất là một thuộc tính cơ bản
của giai cấp vô sản để đấu tranh chống giai cấp vô sản”. Nếu chủ nghĩa trước Mác chỉ nêu lên
ước mơ khát vọng của giai cấp bị bóc lột mà không nêu lên được vai trò, nhiệm vụ cách mạng
của từng giai cấp, chưa thể nhận định được đâu là lực lượng làm cho cách mạng thắng lợi. Marx
khẳng định rằng trong tất cả các giai cấp hiện đang đối đầu với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp
vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với
sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp. Thì Mác đã nêu lên được những điều mà tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước đó chưa thể
thấy được.
Điều tiến bộ của tư tưởng Mác Ph. Ăng-ghen mà trong tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước đó đã
phạm phải sai lầm nghiêm trọng, đó là chủ nghĩa Mác khẳng định chỉ có con đường cách mạng
mới có thể đi lên chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ áp bức bất công, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Những nhà tư tưởng trước Mác đưa ra con đường xây dựng xã hội mới là hòa bình, tuyên truyền
giáo dục thuyết phục, chẳng khác nào van nài chủ nghĩa tư bản, giai cấp thống trị rũ lòng thương
xót, ban phát sự giàu có của mình. Điều đó là điều không thể nào, thế nên mới nói con đường mà

tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước Mác là con đường cải lương nửa vời, không có kết quả. Cũng


bởi vì chưa nhìn thấy được bản chất của tầng lớp thống trị, cũng như vai trò sức mạnh của quần
chúng lao động nghèo khổ bị áp bức mà những tư tưởng ấy làm chậm quá trình phát triển của xã
hội càng làm giai tăng khoảng cách giữa các giai cấp.
Chủ nghĩa Mác cho răng cách mạng phát triển qua hai giai đoạn và cuộc đấu tranh chống giai
cấp tư sản của họ bắt đầu ngay từ khi giai cấp mình được sinh ra.
Giai đoạn I: xây dựng giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ, giành lấy chính
quyền. Con đường giành chính quyền phải được thực hiện bằng bạo lực cách mạng.
Giai đoạn II: giai cấp vô sản sử dụng quyền lực chính trị của mình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới, tước đoạt kẻ đi tước đoạt.
“Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là
một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc”, đồng thời nhấn
mạnh: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành
giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”. “Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì
tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”
Không chỉ khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà chủ nghĩa Mác còn đặt ra
yêu cầu, phải có lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh và Đảng cộng sản ra
đời. Sự ra đời của Đảng là tất yếu để đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình, sự tồn tại và phát triển của Đảng của vì sứ mệnh của giai cấp vô sản. Đảng chỉ kết thúc
vai trò khi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản hoàn thành.
Về sau trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác đã khẳng định rằng: “ Giai cấp vô
sản giành lấy chính quyền”, “Giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị”. Bên
cạnh đó còn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh bằng bạo lực vừa rõ hơn những hạn chế thiếu sót
của chủ nghĩa không tưởng khi không thể dẫn dắt xã hội phát triển “Xây dựng giai cấp vô sản
thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền. Con đường giành chính quyền
bằng bạo lực”.
Từ những nội dung tư tưởng tiến bộ của Mác đã làm bộc lộ rõ những khuyết điểm, hạn chế của
tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước đó. Mác đã có sự kế thừa và phát huy những yếu tố tiến bộ và

khắc phục những hạn chế để hệ thống các tư tưởng có thể giúp cho cách mạng thắng lợi. Tuyên
ngôn của Đảng cổng sản không chỉ là tác phẩm kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học, cương lĩnh
thành lập Đảng mà còn là những điểm tiến bộ của Mác và là phương pháp khắc phục những hạn
chế trong những tư tưởng trước đó. Trong tác phẩm của mình, Mác và Ph. Ăng-ghen đã phân
tích, kết luận bản chất lập trường quan điểm của các tầng lớp trong các giai cấp xã hội, những kết
luận đó vận dụng trong công tác phát triển đảng, công tác cán bộ sẽ tránh được chủ nghĩa thành
phần. Sự phát triển trong hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Mác là kim chỉ nam lãnh đạo quần
chúng lao khổ đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình, giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc mình.
Tóm lại, từ những hạn chế của tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước năm 1848 và những điểm tiến bộ,
phát triển của tư tưởng Mác, Ph.Ăng-ghen trong đấu tranh xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa
thì tư tưởng chủ nghĩa xã hội trước Mác được gọi là chủ nghĩa xã hội “không tưởng”. Bởi sự mơ
hồ, cải lương thiếu tính hiện thực trong mục tiêu, nội dung, phương hướng và cách thức đấu
tranh. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hoàn toàn giá trị của tư tưởng chủ nghĩa xã hội không
tưởng được. Nó đã phản ánh được sự bất công của hiện thực xã hội, thể hiện tính nhân văn, nhân


đạo sâu sắc cảm thông, bênh vực người nghèo. Thể hiện ước mơ cao đẹp về một xã hội công
bằng bình đặt. Nó đã đặt những viên gạch nền đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội thực sự sau này, tư
tưởng này chính là tiền đề lí luận cho sự ra đời của tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học K.Marx.



×