Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích nhằm mục đích giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THÁI NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU
CHỈNH LỢI NHUẬN DỰA TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH
NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THÁI NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU
CHỈNH LỢI NHUẬN DỰA TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH
NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC SINH



Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Dương Thái Ngọc, học viên cao học khóa 26 ngành
Kế toán - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy
đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được công bố dưới bất
kỳ hình thức nào.
Học viên

Dương Thái Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ASTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 4
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................... 5
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 5

1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................... 6

1.3.

Nhận xét chung và xác định vấn đề nghiên cứu .......................................... 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 13
2.1. Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận ............................................................................. 13
2.1.1. Khái niệm lợi nhuận .................................................................................... 13
2.1.2. Cơ sở đo lường lợi nhuận kế toán .............................................................. 13
2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận............................................. 14


2.2.1. Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................... 14
2.2.2. Phân loại hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 16
2.2.3. Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................ 16
2.2.4. Các kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận ............................................................. 17
2.3. Các lý thuyết liên quan đến đề tài .................................................................... 18
2.3.1. Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory) ............................... 18
2.3.2. Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs theory) ................................... 19

2.4. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................... 19
2.4.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................... 19
2.4.2. Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................... 20
2.4.3. Văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp............... 21
2.5. Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN .................................. 23
2.6. Một số mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn tích
.................................................................................................................................... 23
2.6.1. Mô hình Healy (1985) .................................................................................. 23
2.6.2. Mô hình DeAngelo (1986) ........................................................................... 24
2.6.3. Mô hình Jones (1991) .................................................................................. 25
2.6.4. Mô hình Modified Jones (1995).................................................................. 26
2.6.5. Mô hình Industry (1994) ............................................................................. 26
2.6.6. Mô hình Friedlan (1994) ............................................................................. 27
2.7. Lựa chọn mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn
tích .............................................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng..................................................................... 31
3.1.1. Chọn mẫu ..................................................................................................... 31
3.1.2. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 34
3.1.3. Xử lý dữ liệu ................................................................................................. 34
3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 35


3.2.1. Định nghĩa các biến ..................................................................................... 35
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 37
3.2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 39
3.2.4. Xây dựng thang đo các biến ....................................................................... 41
3.3. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 48
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 48

4.1.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................. 48
4.1.2. Phân tích hồi quy Binary Logistic ............................................................. 51
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 59
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 59
5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế những vi điều chỉnh lợi nhuận có
tác động xấu ............................................................................................................... 61
5.2.1. Hàm ý nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua nhân tố
quy mô công ty ....................................................................................................... 61
5.2.2. Hàm ý nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua nhân tố
thời gian ưu đãi thuế TNDN ................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEM: Quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích
BCTC: Báo cáo tài chính
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
DN: Doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.4.3. Bảng tổng hợp văn bản chính sách thuế TNDN
Bảng 4.1. Bảng thống kê tần suất của biến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Bảng 4.2. Bảng thống kê tần suất của biến thời gian ưu đãi thuế TNDN
Bảng 4.3. Bảng thống kê tần suất của biến thay đổi thuế suất thuế TNDN
Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả biến quy mô công ty, thời gian hoạt động và lợi nhuận
sau thuế của công ty

Bảng 4.5. Bảng kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình
Bảng 4.6. Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.7. Bảng kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình
Bảng 4.8. Bảng kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận.
Bảng 4.10. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.4.3. Sơ đồ mô tả về chính sách thuế TNDN
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
trên cơ sở dồn tích


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận dựa trên cơ sở dồn tích nhằm mục đích giảm thuế TNDN tại các công ty
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.” nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn tích
nhằm mục đích giảm thuế TNDN của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tác giả đã tập trung hệ thống các lý thuyết nền tảng và phân tích các bài nghiên
cứu trên thế giới và trong nước có liên quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để lựa
chọn mô hình nghiên cứu phù hợp. Từ đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng để kiểm định lại mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Các dữ liệu
được đưa vào để phân tích hồi quy đa biến dạng Binary Logistic thông qua công cụ

SPSS 20.0.
Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty trên địa bàn tỉnh
Bình Phước đã tìm ra được 3 nhân tố có tương quan ý nghĩa với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên cơ sở dồn tích, đó là nhân tố quy mô công ty, thời gian ưu đãi thuế TNDN
và Thời gian hoạt động của công ty. Hai nhân tố còn lại là thay đổi thuế suất và lợi
nhuận sau thuế không có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận xét về mặt ý
nghĩa thống kê. Do đó, phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước có dạng như sau:
EM = - 15,689 + 2,763TIME_A + 0,142TIME_B + 1,303SIZE
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng các giả thuyết và lựa chọn mô hình nghiên
nghiên cứu phù hợp từ đó đã xác định được ba nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước.


Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả đã đưa ra
một số kiến nghị về hàm ý quản trị và hàm ý chính sách nhằm hạn chế những hành vi
điều chỉnh lợi nhuận có tác động xấu, không tuân thủ quy định pháp luật tạo ra lợi ích
nhóm hoặc cá nhân. Từ đó kiến nghị cơ quan quản lý thuế cấp trên hoàn thiện việc xây
dựng một bộ tiêu chí trong kiểm soát hoạt động tuân thủ thuế TNDN trong công tác
quản lý thuế.
Từ khóa: Điều chỉnh lợi nhuận; Cơ sở dồn tích; lợi nhuận.


ABSTRACT

Research topic: "Factors affecting earnings management behavior based on
accruals aim to reduce corporate income tax in companies in Binh Phuoc
province." To identify factors and measure the influence of factors affecting earning

managements behavior on the accruals basis for the purpose of reducing corporate
income tax of companies in Binh Phuoc province.
The author has focused the system of foundational theories and analyzed the
research papers in the world and in the relevant country on earnings management
behavior to select the appropriate research model. Since then, the author used a
quantitative research method to re-examine the model of factors affecting earnings
management behavior accruals basis of companies in Binh Phuoc province. The data
was included to analyze Binary Logistic multi-format regression through SPSS 20.0
tool.
The results of regression analysis and testing hypotheses in the research model
of 5 factors affecting earnings management behavior in companies in Binh Phuoc
province have found 3 correlative factors. It means earnings management behavior on
accruals basis, which is the factor of company size, duration of CIT incentives and
duration of operation of the company. The other two factors are the change in tax rates
and profit after tax which have no effect on earning management behavior in terms of
statistical significance. Therefore, the equation of factors affecting earning
management behavior of companies in Binh Phuoc province is as follows:
EM = - 15,689 + 2,763TIME_A + 0,142TIME_B + 1,303SIZE
Theoretically, the research has developed hypotheses and selected suitable
research model from which has identified three factors affecting earnings management
behavior of companies in the province of Binh. Phuoc.


In terms of practice, through studying 5 factors affecting earnings management
behavior of companies in Binh Phuoc province, the author has made some
recommendations about the implication of administration and implication policies to
limit earnings management behavior with negative impacts, non-compliance with legal
regulations to create group or individual benefits. Thereby proposing the superior tax
administration agency to complete the construction of a set of criteria in controlling
CIT compliance activities in tax administration.

Keywords: Earning management, accruals basis, Profitability.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi tạo ra lợi
nhuận. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp là cơ sở để cơ quan thuế thu thuế
TNDN phải nộp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại có khuynh hướng sao cho có lợi nhất
cho doanh nghiệp mình. Trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ điều
chỉnh lợi nhuận một cách khá phổ biến với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục
đích tránh thuế, trốn thuế (Verbruggen, J. Christaens, and K.Milis. 2008).
Tại Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác Thuế năm 2017, phương hướng nhiệm
vụ công tác thuế năm 2018 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước: Cục Thuế tỉnh Bình Phước
đã kết luận thanh tra, kiểm tra đối với 272 doanh nghiệp; đã quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về thuế đối với 85/272 doanh nghiệp với tổng số tiền truy thu, phạt
47,523 tỷ đồng và giảm lỗ 105,084 tỷ đồng.
Thông tin này đặt ra nghi vấn về hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm mục đích thuế.
Theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về Luật Đầu tư thì tỉnh Bình Phước có
10/11 huyện, thị xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.
Xuất phát từ thực tế tại địa bàn, tác giả mong muốn kiểm định về sự tác động
của các nhân tố đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục đích thuế, từ đó đưa ra
các hàm ý chính sách nhằm xây dựng một bộ tiêu chí trong kiểm soát hoạt động tuân
thủ thuế TNDN trong công tác quản lý thuế, tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh



2

hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn tích nhằm mục đích giảm
thuế TNDN tại các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá sự tác động của các nhân tố đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích nhằm mục đích giảm thuế TNDN
phải nộp của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, tác giả đề xuất một số
hàm ý chính sách nhằm xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát những hành vi điều chỉnh lợi
nhuận có tác động xấu, củng cố hoàn thiện cơ sở pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp trong công tác quản lý thuế.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên cơ
sở dồn tích nhằm mục đích giảm thuế TNDN phải nộp của các công ty trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận trên cơ sở dồn tích nhằm mục đích giảm thuế TNDN phải nộp của các công
ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đặt ra ở trên, nội dung chính của
đề tài cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên
cơ sở dồn tích của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước?
- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước như thế nào?


3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trên cơ sở dồn tích tại địa bàn tỉnh Bình
Phước.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp, cụ thể là Báo cáo tài chính
của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 3 năm 2015-2017.
 Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các công ty trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Vì các công ty tài chính có đặc điểm rất riêng biệt nên sẽ bị loại
trong quá trình chọn mẫu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã tập trung hệ thống các lý thuyết nền tảng và phân tích các bài nghiên
cứu trên thế giới và trong nước có liên quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để lựa
chọn mô hình nghiên cứu phù hợp. Từ đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng để kiểm định lại mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện cụ thể như sau:
- Xây dựng các giả thuyết và biến nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên
cứu trước và những lập luận có logic về vấn đề hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
- Xác định và chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp phi ngẫu nhiên. Trong
đó, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức: n=50+8*m (Tabachnick và
Fidell, 1996), với m là số biến độc lập và n là cỡ mẫu. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu phải
là n = 50+8*5=90.


4


- Thu thập dữ liệu thứ cấp là BCTC của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình
Phước từ nguồn dữ liệu kê khai của doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Từ đó, lấy dữ liệu
cho các biến trong mô hình nghiên cứu.
- Xử lý dữ liệu và vận dụng mô hình của Friedlan (1994) để nhận diện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận bằng công cục excel.
- Cuối cùng, các dữ liệu được đưa vào để phân tích hồi quy đa biến dạng
Binary Logistic thông qua công cụ SPSS 20.0.
- Từ đó, kiểm định các giả thuyết và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước thông qua mức ý
nghĩa sig.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả đưa ra
một số kiến nghị về một số hàm ý chính sách nhằm xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát
những hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động xấu, củng cố hoàn thiện cơ sở pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong công tác quản lý thuế.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu thành các nội dung như sau:
 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC


Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu trước đó có liên
quan đến đề tài qua đó tác giả sẽ tổng hợp đưa ra nhận định nhằm xác định khe hổng
nghiên cứu để tiến hành thực hiện đề tài.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ “Earning Management” xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Cho đến
nay đã có nhiều các nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên nhiều khía cạnh:
Mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận; Động cơ dẫn đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận; Các kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận…. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích
các nghiên cứu được công bố, tác giả trình bày một số nghiên cứu trên thế giới liên
quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận như sau:
 Godfrey và Jones (1999) – “Political cost influences on income smoothing
via extraordinary item classification”: Bài nghiên cứu về việc nhà quản lý dàn đều lợi
nhuận qua các năm giảm chi phí chính trị. Kết quả cho thấy công ty có khuynh hướng
dàn đều lợi nhuận hoạt động giữa các năm thông qua việc phân loại chi phí.
 Tác giả S. Verbruggen, GS.TS. J.Christaens và GS.TS. K.Milis (2008) đã
tiến hành khảo sát và tổng hợp 145 bài báo nghiên cứu được công bố trên 10 tạp chí
khoa học có uy tín trong lĩnh vực kinh tế - tài chính từ năm 2000 đến năm 2006 về điều
chỉnh thu nhập (Earning management). Nghiên cứu dẫn đến bốn loại nghiên cứu: động
cơ cho quản lý thu nhập, kỹ thuật quản lý thu nhập, hạn chế quản lý thu nhập và các
vấn đề thiết kế nghiên cứu.
 Impact of firm size and capital structure on earning management Evidence
from Pakistan (2011) – Iram Naz et al. Bài báo này nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của quy mô công ty và cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận. Tổng tài
sản là đại diện cho biến công ty, tỷ lệ đòn bẩy tài chính sẽ được sử dụng để đo lường


6

cấu trúc vốn và biến kế toán dồn tích là đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận. Kết
quả khảo sát đã chỉ ra cấu trúc vốn có ảnh hưởng nghịch biến đối với hành vi quản trị

lợi nhuận.
 Corporate Governance, firm size, and Earning management: Evidence in
Indonesia Stock Exchange (2013) – Dwi Lusi Tyasing Swastika: Bài nghiên cứu khảo
sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, bao gồm: số
lượng thành viên trong hội đồng quản trị, tính độc lập của các thành viên, quy mô công
ty và chất lượng công ty kiểm toán. Tác giả đã sử dụng mô hình Jones (1991) để đo
lường biến dồn tích. Kết quả cho thấy rằng, các biến về hội đồng quản trị có mối quan
hệ thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, còn biến chất lượng công ty kiểm toán
và quy mô công ty có quan hệ nghịch chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
 Effect of financial leverage and investment diversification on incomeincreasing earnings management (2013) – Nasrollah Takhtaei et al. Theo báo cáo,
lợi nhuận kế toán luôn là một trong những phương pháp đo lường để đưa ra các quyết
định tài chính đối với nhà đầu tư và nhà quản trị. Giám đốc dựa vào những lý do khác
nhâu như là yêu cầu của báo cáo kiểm toán và tạo ra các điều kiện trong hợp đồng vay
nợ về cách ứng xử của chủ nợ tài chính, thông tin bất cân xứng giữa chủ nợ và giám
đốc, đa dạng hóa đầu tư, nhằm thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả cho thấy
xu hướng quản trị lợi nhuận tăng cùng với đòn bẩy tài chính và đa dạng hóa đầu tư.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Tác giả đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu liên quan đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận thông qua cơ sở dữ liệu về Luận văn, luận án thực hiện tại Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Đà Nẵng…. và một số
tạp chí chuyên ngành trong nước (Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Tạp chí phát triển và
hội nhập UEF, Tạp chí Kinh tế và phát triển,...). Một số đề tài đã được nghiên cứu liên
quan như sau:


7

 Nguyễn Thị Minh Trang (2012) – “Vận dụng mô hình của DeAngelo và
Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị”. Qua số
liệu của 20 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên tương ứng với 4 loại hình doanh

nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh
nghiệp nhà nước) đã kiểm định trên cho thấy: Hầu hết các doanh nghiệp tùy theo ý
muốn chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận, có
thể điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm hơn mức thực tế. Với mỗi loại hình doanh
nghiệp sẽ có các nguyên nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau. Thường đối với các
công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn mà có thể động cơ điều
chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chiếm ưu thế hơn.
 Huỳnh Thị Vân (2012) – “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các
công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”. Tác giả đã đưa ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận đối với
doanh nghiệp niêm yết thông qua việc sử dụng mô hình DeAngelo (1986) và mô hình
Friedlan (1994) bao gồm: năm đầu niêm yết trên sàn chứng khoán, ưu đãi thuế TNDN
và quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế suất ưu đãi thuế TNDN có
quan hệ thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, trong khi quy mô công ty không
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
 Nguyễn Trí Tri (2013) – “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi phối
thu nhập trên báo cáo tài chính.” Bài báo đã hệ thống một số kết quả nghiên cứu về
các nhân tố tác động đến việc chi phối thu nhập trên báo cáo tài chính và đưa ra một số
kiến nghị nhằm giảm thiểu hành vi chi phối thu nhập trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam. Cụ thể, hành vi chi phối thu nhập bị tác động bởi nhiều nhân tố: lương và thưởng
cho nhà quản lý, giá cổ phiếu, hợp đồng vay vốn, chất lượng của hoạt động kiểm toán
BCTC, sự độc lập của HĐQT và ủy ban kiểm toán và môi trường pháp lý.
 Trần Thị Mỹ Tú (2014) – “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn


8

giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.” Tác giả sử dụng mô hình Friedlan (1994)

để kiểm định 04 nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận đối với các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán: tính độc lập của hội đồng quản trị, chất lượng
kiểm toán, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Kết quả cho thấy: tính độc lập của hội
đồng quản trị có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận, tiếp
đến là quy mô công ty và đặc điểm của công ty kiểm toán và cuối cùng là đòn bẩy tài
chính.
 Phan Thị Thanh Trang (2015) – “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi
nhuận các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh”. Tác giả sử dụng mô hình Friedlan (1994) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy lượng hóa
mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc để kiểm định 05 nhân tố tác động đến
hành vi quản trị lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP. HCM: Quy mô công ty, Công ty kiểm toán, Điều kiện kinh tế, Thời gian hoạt động
của công ty, Ngành nghề kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công ty
cổ phần đều có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong những năm trước niêm yết và sau
niêm yết, Quy mô công ty càng lớn thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng tăng, Chất
lượng và quy mô công ty kiểm toán có tác động nghịch chiều đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận, Các công ty năm đầu niêm yết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế sẽ có
hành vi điều chỉnh lợi nhuận cao hơn, và thời gian hoạt động của công ty có ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể theo kết quả nghiên cứu thì mối quan
hệ là thuận chiều nghĩa là công ty có tuổi đời càng lâu thì càng đễ thực hiện hành vi
điều chình lợi nhuận cao hơn.
 Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) – “Các nhân tố quyết
định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp tại Việt Nam”. Thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh của mô hình DeAngelo
(1986) và dữ liệu thu thập từ 211 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán
ở Việt Nam. Bằng phương pháp ước lượng Logit, nghiên cứu đã kết luận các nhân tố


9


ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập để làm giảm thuế TNDN phải nộp: hưởng
chính sách ưu đãi thuế, ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ, ghi
nhận số lượng các khoản dự phòng và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại.
 Phan Thị Thùy Dương (2015) – “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện
điều chỉnh lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết ở HOSE phát hành thêm cổ
phiếu năm 2013.” Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy, vẫn tồn tại hiện
tượng điều chỉnh lợi nhuận vì các mục tiêu khác nhau của các công ty niêm yết như thu
hút đầu tư, tiết kiệm thuế, …. Đối với các công ty niêm yết trước khi phát hành thêm
cổ phiếu thường có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán để thu hút đầu tư.
 Nguyễn Thị Toàn (2016) – “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị
lợi nhuận – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội”. Tác giả sử dụng Mô hình Modified Jones (1995) để nhận diện hành vi điều chỉnh
lợi nhuận sau đó tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận với
các nhân tố liên quan đến đặc điểm thị trường từ đó, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu
hết các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đều thực hiện quản trị lợi
nhuận trong giai đoạn 2014-2015 và có xu hướng quản trị tăng lợi nhuận. Nhóm nhân
tố liên quan đến đặc điểm thị trường tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận bao
gồm quy mô công ty, thời gian hoạt động của công ty, thời gian niêm yết của công ty,
loại công ty kiểm toán và tính trì hoãn của báo cáo tài chính.
 Đinh Ngọc Tú (2016) – “Ảnh hưởng của giới tính nữ trong hội động quản
trị và ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận – Nghiên cứu thực nghiệm tại
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM.” Tác giả đã sử dụng mô hình
hồi quy Pooled OLS cho dữ liệu bảng để thực hiện các kiểm định thông qua công cụ hỗ
trợ STATA 12. Kết quả cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa số lượng thành viên
nữ điều hành trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty, nghĩa là công
ty có số lượng thành viên nữ điều hành trong HĐQT càng cao thì làm tăng hành vi điều
chỉnh lợi nhuận.



10

 Nguyễn Thị Thủy Tiên (2017) – “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích của các công ty sản xuất kinh doanh
trong ngành dầu khí tại Việt Nam”. Tác giả đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu hành
vi quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của các công ty SXKD trong ngành dầu khí ở
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ba nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi
nhuận của các công ty SXKD trong ngành dầu khí ở Việt Nam là quy mô của công ty,
chất lượng kiểm toán độc lập và lĩnh vực kinh doanh.
 Lê Thị Yến Nhi (2017) – “Phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt
Nam.” Tác giả sử dụng Mô hình Modified Jones (1995) để nhận diện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (DA), sau đó
thực hiện kiểm định giá trị trung bình của biến DA so sánh với mức phần trăm sai lệch
có thể chấp nhận được trên BCTC. Kết quả mô tả cho thấy các doanh nghiệp trong
nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh giảm trong 2015.
1.3. Nhận xét chung và xác định vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét chung
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang tập trung vào những
vấn đề cơ bản của hành vi điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích xuất hiện từ rất
sớm và được phát triển một cách liên tục, xuyên suốt. Từ giữa thập niên 80, các nghiên
cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo hướng cơ sở dồn tích, các nghiên cứu tiêu
biểu như: Healy (1985), Sweeney (1994), DeFond (1994), Holthausen và cộng sự
(1995)… Đối với các bài nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành vi điều
chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích chủ yếu tập trung vào việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận và kiểm định sự phù hợp của mô hình
nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết. Mỗi nghiên cứu thường
tập trung vào một hoặc vài nhóm nhân tố như: quản trị công ty, đặc điểm công ty…



11

Nhìn chung, đến nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu về hành vi điều chỉnh
lợi nhuận nhằm mục đích thuế tại địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu
Kết quả tìm hiểu tổng quan những nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở
trong và ngoài nước cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và chủ yếu là nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bài nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
dựa trên cơ sở dồn tích được thực hiện tại các công ty địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy,
tác giả xác định đây là một hướng nghiên cứu của đề tài.


12

Tóm tắt chương 1.
Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã được các chuyên gia trong và
ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm và được phát triển một cách liên tục. Các nghiên cứu
đã tập trung vào những khía cạnh của hành vi điều chỉnh lợi nhuận: mô hình nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận, động cơ dẫn đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các kỹ
thuật điều chỉnh lợi nhuận, các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa
nhận diện và phân tích, đánh giá các nhân tố để xem xét mức độ ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận.


×