Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC MỚI NỔI VÀ CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC MỚI NỔI VÀ CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng. Các nội dung trong bài nghiên cứu là trung thực
và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu đưa vào phân tích, định lượng và nhận xét được thu thập từ
những nguồn đáng tin cậy và có trích dẫn cụ thể.
Luận văn cũng có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác và đều
có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn
của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Bùi Thị Thùy Dƣơng

năm 2019


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Tóm tắt – Abstract
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1


Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................................... 2

1.4

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5

Đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................................................... 3

1.6

Bố cục của luận văn: ..................................................................................................... 4

Tóm tắt chƣơng 1 ................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THAM NHŨNG, TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .................................................................................................................................... 6
2.1 Khái niệm và chỉ số kiểm soát tham nhũng: ...................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm tham nhũng: .................................................................................................. 6
2.1.2 Chỉ số kiểm soát tham nhũng .......................................................................................... 7

2.2 Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế:........................................................... 8
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế: ...................................................................................... 8
2.2.2. Lý thuyết về tác động tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế: ......................................... 9
2.2.2.1. Lý thuyết về tác động tiêu cực của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ................... 9
2.2.2.2. Lý thuyết về tác động tích cực của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ................. 10


2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ...... 11
2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đến tăng trưởng
kinh tế ..................................................................................................................................... 12
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng đến tăng
trưởng kinh tế ......................................................................................................................... 15
Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................................. 19
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20
3.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................... 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 24
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................... 26
Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................................ 27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................... 28
4.1 Thống kê mô tả................................................................................................................. 28
4.2 Kết quả hồi quy mô hình bằng các phương pháp ước lượng ........................................... 30
Tóm tắt chƣơng 4 ................................................................................................................. 46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 47
5.1 Kết luận: ........................................................................................................................... 47
5.2 Hàm ý chính sách ............................................................................................................. 47
5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu: ........................................................................................ 52
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

Tiếng Anh

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

FEM

Fixed Effect Model

Mô hình tác động cố định

FGLS

Feasible

Generalized

Least Ước lượng bình phương tối thiểu

Squares

tổng quát khả thi


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản lượng quốc nội

GLS

Generalized Least Squares

Bình phương nhỏ nhất tổng quát

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

OECD
OLS
Pooled
OLS

Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
operation and Development

tế

Ordinary least square


Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Pooled Ordinary least square

Mô hình hồi quy kết hợp tất cả các
quan sát

Random Effect Model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

Transparency International

Tổ chức Minh Bạch Quốc tế

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WGI

Worldwide Governance Indicators

Chỉ số Quản trị Toàn cầu

REM
TI



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Chiều hướng tác động kỳ vọng đến tăng trưởng kinh tế

23

Bảng 4.1: Kết quả thống kê miêu tả các biến

28

Bảng 4.2: Kết quả ước lượng của phương pháp hồi quy POOLED OLS

30

Bảng 4.3: Kết quả chạy mô hình bằng phương pháp tác động cố định (FEM)

31

Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình bằng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

33

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F-Test

34


Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman Test

35

Bảng 4.7: Kết quả của kiểm định Wald

37

Bảng 4.8: Kết quả của kiểm định Wooldridge Test

38

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
tổng quát GLS

39

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp DGMM

41

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Sargan

44


TÓM TẮT
Tiêu đề: Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu ở các nước mới nổi và
các nước đang phát triển
Lý do lựa chọn đề tài: Gần đây, một trong những ưu tiên hàng đầu được chú ý

trong chương trình cải cách thể chế nhằm hướng đến mục đích phát triển ở các nước
trên thế giới là vấn đề chống tham nhũng, đặc biệt là các nước mới nổi và các nước
đang phát triển. Các nền kinh tế mới nổi được xem là thị trường tiềm năng khi có ưu
thế về lực lượng lao động, chi phí nhân công và nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư.
Tổ chức Minh bạch Thế giới (TI) đã đưa ra những con số báo động cho tình trạng tham
nhũng ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển. Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh
báo rằng tham những đã và đang trở thành chướng ngại vật được thể chế hóa có ảnh
hưởng đến sự phát triển của các nước. Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh
tế cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho
rằng tham nhũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khi cũng có nhiều
ý kiến ngược lại cho rằng tham nhũng sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia.
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh
tế thông qua việc kiểm tra mối tương tác giữa kiểm soát tham nhũng và tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người.
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu bảng
của 28 quốc gia mới nổi và quốc gia đang phát triển với phương pháp định lượng như
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình
tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi (FGLS), phương pháp ước lượng D-GMM…trong giai đoạn từ năm 2000-2017
Kết quả nghiên cứu: kiểm soát tham nhũng kích thích tăng trưởng kinh tế ở các
nước mới nổi và đang phát triển. Chất lượng thể chế, tự do dân chủ và tự do kinh tế
đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và đang phát
triển, cụ thể là có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các biến còn lại như tỷ lệ


đầu tư, chi tiêu chính phủ và độ mở thương mại có tác động tích cực đến sự tăng
trưởng của các nước mới nổi và đang phát triển.
Kết luận và hàm ý: nên thiết lập một khuôn khổ cho các thể chế chính trị nhằm
mở rộng nền dân chủ thông qua bầu cử tự do, công bằng và tự do báo chí giúp ngăn
chặn và loại bỏ tham nhũng hiệu quả hơn. Độ mở thương mại cũng nên được tăng lên

để đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong dài hạn, nhà nước cần đặt mục tiêu kiểm soát tốt
tham nhũng và phát triển kinh tế ổn định bền vững.
Từ khóa: Tham nhũng, tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người


ABTRACT
Title: Corruption and economic growth - research in emerging and developing
countries.
Abstract:
Reasons for choosing the topic: Recently, one of the top priorities noted in the
institutional reform program aimed at development in countries around the world is
anti-corruption issues, especially emerging countries and countries. developing.
Emerging economies are seen as potential markets when there are advantages in labor
force, labor costs and many policies to attract investment. Transparency International
(TI) has released alarms for corruption in emerging countries and developing countries.
The United Nations has also warned that corruption has become an institutionalized
obstacle that affects the development of countries. The impact of corruption on
economic growth also has conflicting opinions. Many researchers' opinions suggest
that corruption has a positive impact on economic growth while there are also many
opinions that corruption will hinder economic growth in countries.
Research objectives: analyzes the impact of corruption on economic growth
through studying the relationship between control of corruption and the growth of GDP
per capita.
Research Methods: The methods used in the model are Pooled OLS, FEM,
REM, FGLS and DGMM. Data set are collected from 2000 to 20017 in 28 emerging
and developing countries
Research results: Research results indicate that control of corruption stimulates
economic growth in emerging and developing countries. In addition, institutional
quality, democratic freedom and economic freedom play important roles in economic
growth in these countries. The remaining variables such as investment rates,



government spending and trade openness have a positive impact on the growth of
emerging and developing countries.
Conclusions and implications: Goverment should establish a framework for
political institutions to expand democracy freedom to help to prevent and eliminate
corruption more effectively. Trade openness should also be increased to gain a
competitive advantage. In the long term, the state should aim to control corruption and
develop a stable economy.
Keywords: Corruption, economic growth, GDP per capital.


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và đạo đức, và nó được coi là
hiện tượng toàn cầu tồn tại ở các nước phát triển và đang phát triển, ở cả khu vực công
và khu vực tư cũng như trong các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận hay tổ chức phi lợi
nhuận. Mục tiêu của nghiên cứu này là để nghiên cứu hiện tượng tham nhũng liên quan
đến sự phát triển kinh tế và tăng trưởng thông qua việc kiểm tra cụ thể mối quan hệ
giữa kiểm soát tham nhũng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người.
Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế với nhiều mục đích như phân bổ ngân sách
bao gồm việc điều chỉnh các điểm yếu của thị trường (thông tin không đầy đủ và cạnh
tranh, tính hợp lý hạn chế…), ổn định hoạt động kinh tế…Vai trò của nhà nước ở các
nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dưới
tác động của tham nhũng đã khiến vai trò can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước có
những sai lệch trong việc đưa ra quyết định công khai. Tham nhũng được coi là tệ nạn
nghiêm trọng ở nhiều quốc gia (cả quốc gia kém phát triển và quốc gia đang phát
triển), trong đó có Việt Nam. Tham nhũng ảnh hưởng đến phạm trù đạo đức, nhũng

nhiễu xã hội, đặt ra những nghi vấn về bản chất của chế độ chính trị. Một số tổ chức
quốc tế (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF, Ngân hàng Thế Giới – WB…) dành sự quan tâm
đến vấn đề này và và coi nó là một trong những yếu tố quyết định trong chính sách đối
với các quốc gia mới nổi và các quốc gia đang trên đà phát triển..
Gần đây, một trong những ưu tiên hàng đầu được chú ý trong chương trình cải
cách thể chế nhằm hướng đến mục đích phát triển ở các nước trên thế giới là vấn đề
chống tham nhũng, đặc biệt là các nước mới nổi và các nước đang phát triển.. Các nền
kinh tế mới nổi được xem là thị trường tiềm năng khi có ưu thế về lực lượng lao động,
chi phí nhân công và nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư. Tổ chức Minh bạch Thế
giới (TI) đã đưa ra những con số báo động cho tình trạng tham nhũng ở các nước mới


2

nổi và các nước đang phát triển. Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo rằng tham những đã
và đang trở thành chướng ngại vật được thể chế hóa có ảnh hưởng đến sự phát triển của
các nước.
Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế cũng có những ý kiến trái
ngược nhau. Rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng tham nhũng có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khi cũng có nhiều ý kiến ngược lại cho rằng
tham nhũng sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh
tế thông qua việc kiểm tra mối tương tác giữa kiểm soát tham nhũng và tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người, chú trọng đặc biệt đến trường hợp các quốc gia đang
phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của bài nghiên cứu là
tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người.
Nghiên cứu còn cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về tác động của
kiểm soát tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phương pháp DGMM.
Nghiên cứu sẽ tìm ra câu trả lời cho vấn đề: Tham nhũng có tác động đến tăng

trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng của biến kiểm soát tham nhũng như thế nào?
1.3 Đối tƣợng và phạm vi thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tác động của
việc kiểm soát tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại 28 quốc gia mới nổi và các nước
đang phát triển. Cụ thể là: Argentina, Belgium, Benin, Brazil, Chile, China, Colombia,
Costa Rica, Czech, Egypt, Filand, Croatia, Hungary, Indonesia, India, Israel, Jordan,
Mexico, Malaysia, Peru, Poland, Philippines, Russia, Slovenia, Thailand, Turkey,
Vietnam, South Africa.


3

Mối quan hệ giữa kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu
thông qua phân tích thêm ảnh hưởng của các biến kiểm soát đại diện cho chất lượng
thể chế, cụ thể là các chỉ số chất lượng dân chủ đại diện cho chất lượng thể chế chính
trị, và các chỉ số tự do kinh tế đại diện cho chất lượng thể chế kinh tế (Heckelman
& Powell, 2010; Saha & Gounder, 2013).
Phạm vi thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong bài luận văn này được thu thập
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2017 từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy như
Ngân hàng Thế Giới – WB, Bộ Công cụ chỉ số Quản trị Toàn cầu – Worldwide
Governance Indicators (WGI)…
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu bảng của 28 quốc gia mới nổi và
quốc gia đang phát triển được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy với phương pháp định
lượng như phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tác động cố định
(FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp ước lượng bình phương tối
thiểu tổng quát khả thi (FGLS), phương pháp ước lượng D-GMM…
Đồng thời kết hợp với việc tổng hợp, phân tích các lý thuyết và nghiên cứu được
tiến hành trước đó để có sự đánh giá toàn diện về tác động của kiểm soát tham nhũng
lên tăng trưởng kinh tế.

1.5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu tuy có sự tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới,
tuy nhiên mẫu khảo sát được tác giả thu thập gồm 28 quốc gia có sự tương đồng, cụ thể
là ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển; và cập nhật dữ liệu nghiên
cứu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017. Luận văn sẽ cung cấp thêm bằng chứng về
tác động của việc kiểm soát tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.


4

1.6 Bố cục của luận văn:
Bài luận văn được kết cấu thành 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và các
nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.


5

Tóm tắt chƣơng 1
Tham nhũng liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực, nhưng nhìn chung được đánh
giá là làm giảm sự thịnh vượng của một quốc gia. Nhiều học giả cho rằng tham nhũng
làm giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các ý kiến khác đã được đưa ra cho thấy tham
nhũng có thể thúc đẩy tăng trưởng hoặc không có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế. Rõ ràng, không có sự đồng thuận trong các nghiên cứu.
Qua đó, mục tiêu là nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh
tế thông qua biến kiểm soát tham nhũng và tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu của 28

quốc gia mới nổi và đang phát triển.
.
.


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THAM NHŨNG, TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
2.1 Khái niệm và chỉ số kiểm soát tham nhũng:
2.1.1. Khái niệm tham nhũng:
Tham nhũng có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới, mặc dù mức độ phổ biến
ở các quốc gia là khác nhau, như được thể hiện ở điểm số quốc gia dựa trên Chỉ số
Nhận thức Tham nhũng được công bố bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng như
các chỉ số quản trị xuyên quốc gia khác do Ngân hàng Thế giới công bố. Kinh tế, văn
hóa và xã hội đều chịu tác động đa chiều của tham nhũng. Tham nhũng lan rộng trong
đời thực và bây giờ nó cũng là một chủ đề phổ biến trong nghiên cứu kinh tế. Nó có
mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Vì lý do này, nhiều nghiên cứu về tham nhũng đã
được thực hiện như nghiên cứu của Treisman (2000), Glaeser & Saks (2006), Del
Monte & Papagni (2007), Billger & Goel (2009), vv. Trên thế giới cũng như ở Việt
Nam hiện nay có rất nhiều định nghĩa về tham nhũng, tuy nhiên chưa có một khái niệm
thống nhất và chưa có định nghĩa chung về tham nhũng.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), nói chung, tham nhũng được coi là hành
vi lạm dụng quyền lực được giao nhằm đạt được lợi ích cá nhân. Ở một nền kinh tế có
độ dân chủ thấp, năng lực quản lý kinh tế - xã hội yếu kém đã tạo ra cơ hội cho các
hành vi tham nhũng phát triển. Tham nhũng liên quan đến các hành vi của một số cán
bộ công chức trong khu vực công, trong đó họ làm giàu cho bản thân bằng cách thức
bất hợp pháp dựa trên việc sử dụng quyền hạn được giao cho họ.
Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa tham nhũng là hành động lạm dụng các

quyền hoặc chức vụ công cho lợi ích tư nhân. Khái niệm tham nhũng dựa trên các yếu
tố:


7

1) Hành vi tham nhũng: đề cập tới việc chào mời, cho, nhận hoặc gạ gẫm một
thứ gì đó có giá trị nhằm tác động tới hành động của một công chức nhà nước trong
quá trình mua sắm hoặc thực hiện hợp đồng;
2) Hành vi gian lận: là việc thể hiện sai các thông tin thực tiễn nhằm tác động
tới một quá trình mua sắm hoặc quá trình thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên vay.
Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) cho rằng tham nhũng là: sự lạm dụng quyền lực công cho mục đích cá nhân,
gây thiệt hại lợi ích công.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng: “Tham nhũng liên quan đến
hành vi đối với các quan chức trong khu vực công và tư nhân, trong đó họ làm giàu
một cách bất hợp pháp, hoặc khiến người khác làm như vậy, bằng cách lạm dụng chức
vụ của mình.”
Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về tham nhũng, nhưng nhìn chung các
định nghĩa trên đều thống nhất rằng hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá
nhân là hành vi tham nhũng hay có thể hiểu đơn giản rằng tham nhũng được định nghĩa
là chuyển giao quyền lợi từ khu vực công sang khu vực tư nhân.
2.1.2 Chỉ số kiểm soát tham nhũng
Chỉ số kiểm soát tham nhũng thể hiện mức độ sử dụng quyền lực công để đạt
được lợi ích cá nhân. Chỉ số kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption Index –
CCI), là chỉ số tổng hợp, đã được Ngân hàng Thế giới phát hành sáu tháng một lần, kể
từ năm 1996 và tập trung vào tham nhũng công khai, sử dụng dữ liệu khảo sát từ các cá
nhân và tổ chức bên ngoài Ngân hàng Thế giới.
Các chỉ số quản trị toàn cầu (WGI) là một bộ dữ liệu nghiên cứu tóm tắt các
quan điểm về chất lượng quản trị được cung cấp bởi một số lượng lớn các doanh

nghiệp, công dân và chuyên gia khảo sát tại các nước công nghiệp và đang phát triển.
Những dữ liệu này được thu thập từ một số viện khảo sát, các tổ chức phi chính phủ,


8

các tổ chức quốc tế và các công ty tư nhân. Các chỉ số quản trị toàn cầu WGI không
phản ánh quan điểm chính thức của Ngân hàng Thế giới hoặc các quốc gia mà nó đại
diện..
Tham nhũng có thể được đo lường bằng nhiều cách, trong đó luận văn sử dụng
cách đo lường tham nhũng thông qua chỉ số kiểm soát tham nhũng của Ngân hàng Thế
giới. Đây là một trong sáu chỉ số được xây dựng trong bộ dữ liệu Chỉ số Quản trị Toàn
cầu (World Governance Indicators) để đánh giá tham nhũng với mức thang đo từ -2.5
đến +2,5, trong đó chỉ số càng cao thể hiện mức độ tham nhũng càng thấp và ngược lại,
chỉ số càng thấp thể hiện mức độ tham nhũng càng cao.
2.2 Tác động của tham nhũng đến tăng trƣởng kinh tế:
2.2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế:
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh
tế, được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là Tống sản
phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc dân (NI), tăng
trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường…Thông thường người ta có
thể đo lường tăng trưởng kinh tế thông qua tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, nghĩa
là tính toán dựa vào tỷ lệ phần trăm của GDP thực của năm nghiên cứu so với năm gốc.
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm rất phổ biến từ các nghiên cứu cổ điển đến
hiện đại. Theo Ngân hàng Thế giới (2004), tăng trưởng kinh tế là thay đổi định lượng
hoặc mở rộng trong nền kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (2004)
cho rằng tăng trưởng kinh tế thường được đo lường là tỷ lệ phần trăm tăng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia trong một năm. Như trong nghiên
cứu của Nafziger (2006), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng bình quân đầu
người của một quốc gia.

Do đó, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được
tạo ra bởi một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Tăng trưởng kinh tế, thực chất


9

là sự gia tăng cả sản lượng sản xuất và sản lượng sản xuất tính bình quân trên đầu
người.
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế có thể được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI).
Trong bài nghiên cứu này, tăng trưởng kinh tế sẽ được đại diện bằng biến tổng
sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDPPC).
2.2.2. Lý thuyết về tác động tham nhũng đến tăng trƣởng kinh tế:
Để nghiên cứu tác động của tham nhũng đối với nền kinh tế, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng nhiều khung lý thuyết khác nhau như lý thuyết về sự tìm kiếm các đặc lợi,
lựa chọn công…
2.2.2.1. Lý thuyết về tác động tiêu cực của tham nhũng đến tăng trƣởng kinh tế
Theo kinh tế học Tân cổ điển được đại diện bởi Solow (1956) và Swan (1956),
lý thuyết tân cổ điển cho thấy các nhà kinh tế học có thể đạt được tốc độ tăng trưởng
dài hạn dựa trên vốn, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, sự can thiệp
của chính phủ không được tính đến và do đó, nó không thể phân tích trực tiếp tác động
của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau này, nhiều nhà kinh tế đặt vai
trò của chính phủ vào các mô hình tăng trưởng tân cổ điển như mô hình lý thuyết tăng
trưởng nội sinh của Barro (1991).
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Barro (1997) giả định GDP bình quân đầu
người dựa trên đầu tư tư nhân trung bình và chi tiêu chính phủ trung bình. Mô hình
Cobb-Douglas sẽ được thay đổi như sau:
Y= A L1-α KαG1-α
trong đó: 0< α<1;

Y = Tổng sản lượng
L là số lượng lao động được sử dụng
K là số vốn được sử dụng

(1)


10

G là chi tiêu chính phủ
A là một tham số mô tả công nghệ
Ngoài ra, theo Haque & Kneller (2008), độ co giãn của sản lượng trung bình và
chi tiêu chính phủ trong hàm sản xuất của Barro’s (1991) phụ thuộc vào yếu tố tham
nhũng: 1-α = γ (1 – φ) trong đó φ là chỉ số tham nhũng trong khu vực chính phủ
(Haque & Kneller, 2008).
Nếu φ lớn hơn, ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
giảm.
Nếu φ = 0, chi tiêu chính phủ đạt đến độ co giãn lý thuyết.
Điều này ngụ ý rằng tham nhũng là một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế, và
khái niệm này đạt được sự đồng thuận cao của Buchanan & Tullock (1962) cũng như
của Rose-Ackerman (1999). Đặc biệt đối với các nghiên cứu của Shleifer & Vishny
(1993) về các phương pháp tham nhũng trong quan điểm của các quan chức chính phủ,
tham nhũng xảy ra khi các nhân viên chính phủ tìm cách khai thác bất cứ khi nào có cơ
hội dựa trên các ràng buộc kinh tế và pháp lý. Thuật ngữ “bàn tay nắm lấy” (the
grabbing hand) có vẻ ám chỉ đến tác động tiêu cực của tham nhũng đối với tăng trưởng
kinh tế.
2.2.2.2. Lý thuyết về tác động tích cực của tham nhũng đến tăng trƣởng kinh tế
Leff (1964) nghiên cứu về tác động giữa tham nhũng hành chính đến phát triển
kinh tế. Và giả thuyết phát sinh từ nghiên cứu ngụ ý rằng tham nhũng có thể mang lại
lợi ích hoặc nó cũng được hiểu là chất bôi trơn cho các bánh xe tăng trưởng. Nó được

coi là nền tảng của lý thuyết “tham nhũng” cho các nghiên cứu sau này như Lui (1985),
Beck & Maher (1986) và Aidt & Dutta (2008).
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và học giả khác có những ý tưởng tương phản về ý
tưởng đó và nhiều yếu tố khác cũng có tác động đến chiều hướng ảnh hưởng của tham
nhũng đến tăng trưởng như các yếu tố về kinh tế và các yếu tố xã hội.


11

Theo Levine & Renelt (1992), khung lý thuyết xác định được bốn biến có ảnh
hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Các biến lần lượt là tỷ lệ đầu tư trên GDP, tốc độ
tăng dân số, mức đầu tư GDP bình quân đầu người và vốn nhân lực. Hai biến tỷ lệ đầu
tư trên GDP, tốc độ tăng dân số thuộc về thành phần tăng trưởng và các biến khác
thuộc về thành phần phát triển.
Ngoài ra, Levine & Renelt (1992) xác định tốc độ tăng trưởng năng suất như
sau:
y = y(cpi, y0, human)
trong đó:
CPI nghĩa là chỉ số nhận thức tham nhũng
y0 là mức đầu tư GDP bình quân đầu người
human nghĩa là vốn nhân lực
Kỳ vọng của mức đầu tư GDP bình quân đầu người là từ sự hội tụ khoảng cách
kiến thức giữa các quốc gia đã được giải quyết trong các lý thuyết về tăng trưởng nội
sinh. Các nước có khoảng cách kiến thức lớn hơn sẽ có nhiều khả năng tăng năng suất
bằng cách tăng cường việc học tập kỹ thuật, tiếp thu kinh nghiệm từ các nền kinh tế
phát triển (Barro, 1991).
Benhabib & Spiegel (1994) cho rằng vốn nhân lực có tác động tích cực đến tăng
trưởng năng suất tổng thể vì lý do thông qua việc học tập, lực lượng lao động được đào
tạo tốt hơn, được tự do sáng tạo và thực hiện với các kỹ thuật mới, nhờ đó có thể thúc
đẩy tăng trưởng năng suất cao hơn.

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến tăng trƣởng
kinh tế
Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng
trưởng, tuy nhiên các tác giả chưa đi đến thống nhất và còn tồn tại nhiều tranh luận về
mối quan hệ này.


12

2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đến tăng
trƣởng kinh tế
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu quan tâm tới vấn đề đánh giá tác
động của tham nhũng ở các nước, đặc biệt là với tác động của tham nhũng đến tăng
trưởng kinh tế đã được thực hiện. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn được tranh luận
trong các vấn đề về đạo đức và kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết đều kết luận rằng tham nhũng ảnh hưởng
tiêu cực đến nền kinh tế. Những người ủng hộ ý kiến cho rằng chiều hướng tác động
của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế là chiều hướng tiêu cực thì lập luận rằng tham
nhũng là khoản chi phí mà các nhà đầu tư phải đóng khi tiến hành đầu tư ở các quốc
gia. Như trong nghiên cứu của Mauro (1995) đã cho rằng ảnh hưởng của tham nhũng
đến đầu tư là ảnh hưởng tiêu cực khi làm giảm tổng giá trị đầu tư, từ đó dẫn đến tăng
trưởng kinh tế ở các nước chậm lại dẫn đến gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế. Nghiên cứu của Brunetti & Weder (1998), Mo (2001), Choe et. Al (2013) cũng
đưa ra kết luận tương tự như vậy. Nhìn chung, quan điểm được đa số các nhà nghiên
cứu đồng ý là những tác động tiêu cực của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ
nhiều hơn tác động tích cực mà nó đem đến.
Mo (2001) đã nghiên cứu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh
truyền dẫn dựa trên các nghiên cứu trong những năm 1970 đến 1985 với hai giai đoạn
riêng biệt: từ năm 1960 đến năm1995 với dữ liệu 54 quốc gia và giai đoạn thứ hai từ
năm 1996 đến năm 2000 với dữ liệu của 49 quốc gia với phương pháp ước lượng bình

phương nhỏ nhất (OLS) và phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) để kiểm soát
tính đồng nhất và tính bền vững của mô hình. Nghiên cứu cho thấy tham nhũng có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn về đầu tư và
nguồn nhân lực và tham nhũng có tác động tích cực và đáng kể đến bất ổn chính trị
thông qua các kênh truyền dẫn


13

Hodge et al. (2011) xây dựng mô hình thực nghiệm dựa trên dữ liệu của những
năm từ năm 1984 đến 2005 ở 81 nước và áp dụng phương pháp hồi quy ba giai đoạn
(3SLS). Nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng làm giảm đầu tư vào vốn vật chất, vốn con
người và làm tăng tình hình bất ổn chính trị, từ đó có tác động tiêu cực tới kinh tế.
Như trong nghiên cứu của Ugur & Dasgupta (2011), đã có 1.002 trường hợp
được tìm thấy về tham nhũng. Kết quả thu được cung cấp tổng hợp các bằng chứng
hiện có về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - kiểm soát loại hiệu
ứng, nguồn dữ liệu và các nhóm quốc gia. Nghiên cứu được thực hiện với các nước có
thu nhập thấp và các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, những phát hiện cho thấy tham
nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tham
nhũng tương đối bất lợi ở các nước hỗn hợp hơn so với các nước có thu nhập thấp và
tác động gián tiếp của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế (thông qua nguồn nhân
lực và kênh tài chính công) lớn hơn các hiệu ứng trực tiếp. Ngoài ra, ở các nước có thu
nhập thấp, việc giảm một đơn vị trong chỉ số tham nhũng có thể được dự kiến sẽ dẫn
đến tăng 0,59 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Đối
với nhóm quốc gia hỗn hợp, tổng hiệu ứng (trực tiếp và gián tiếp) trên tăng trưởng
GDP bình quân đầu người cao hơn - ở mức -0,86)
Aidt et al. (2008) đã phát triển một mô hình phụ thuộc lẫn nhau giữa thể chế hóa
và tham nhũng, kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng thông qua hiệu ứng ngưỡng phân biệt
giữa các tổ chức chất lượng cao và các tổ chức chất lượng thấp. Kết quả là, nghiên cứu
cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng ở các quốc gia với

các thể chế chính trị chất lượng thấp nhưng kết quả nghiên cứu đạt được kết luận mâu
thuẫn ở các quốc gia có tổ chức chính trị chất lượng cao.
Trong nghiên cứu của Venard (2013), mối liên kết giữa tình trạng tham nhũng,
chất lượng thể chế, và tốc độ phát triển kinh tế được phân tích thông qua việc sử dụng
dữ liệu chéo của 120 quốc gia do Ngân hàng Thế giới phát triển về mức độ tham
nhũng, chất lượng thể chế và tình hình phát triển kinh tế. Nghiên cứu thu thập dữ liệu


14

trong bốn năm 1998, 2001, 2004 và 2007 và sử dụng phương pháp bình phương tối
thiểu (partial least squares – PLS) để đánh giá mô hình được đề xuất. Kết quả từ nghiên
cứu cho thấy tác động của cả chất lượng khuôn khổ thể chế và tham nhũng đối với phát
triển kinh tế là tiêu cực. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy sự tương tác giữa chất
lượng thể chế và tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước chưa đạt được
chất lượng thể chế cao thì việc nâng cao chất lượng thể chế và hạn chế tình trạng tham
nhũng sẽ có hiệu quả tốt đến tình hình phát triển kinh tế hơn là so với các nước có chất
lượng thể chế cao. Nghiên cứu thực nghiệm này ủng hộ trường phái tư tưởng “cát trong
banh xe” (“sand in the wheel”) liên quan đến tác động của tham nhũng đối với phát
triển kinh tế.
Tarek & Ahmed (2013) xem xét tác động của tham nhũng lên tăng trưởng kinh
tế của 30 nước đang phát triển với dữ liệu thu được trong những năm từ năm 1998 đến
năm 2011. Kết luận rút ra được từ nghiên cứu là tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực
đến tình hình kinh tế và mức độ tham nhũng ngày càng ở mức cao hơn ở các nước có
nền kinh tế có thu nhập thấp và yếu kém. Đối với các nước đang phát triển thì sự tồn
tại của một hệ thống pháp luật chưa phát triển và còn yếu kém, song song với mức thu
nhập của các công chức nhà nước còn thấp sẽ dẫn đến hệ quả là tình trạng tham nhũng
sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Saha & Gounder (2013) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và
thu nhập dựa trên số liệu của 100 quốc gia phát triển và đang phát triển, từ đó cung cấp

một cái nhìn sâu sắc về những thay đổi trong mức độ tham nhũng và phát triển kinh tế
ở các nước. Các hàm ý chính sách cho thấy sự kết hợp của các chính sách kinh tế, thể
chế và xã hội có thể có hiệu quả làm giảm tác động của tham nhũng đối với xã hội,
kinh tế và phát triển.
Nghiên cứu của Ngoc Anh Nguyen and Ngoc Minh Nguyen and Binh Tran Nam
(2014) sử dụng dữ liệu hiện có ở Việt Nam từ những năm 1995 trở đi và xây dựng một
mô hình kết hợp các kênh truyền dẫn để đánh giá cả tác động trực tiếp cũng như tác


×