Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

2 THI DIEM c19 DAY 5CM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.01 KB, 18 trang )

Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

ĐỀ CƯƠNG THI CÔNG THÍ ĐIỂM
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA HẠT TRUNG DÀY 5CM
Căn cứ lập biện pháp thi công thí điểm :
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
Quyết định số 1137/QĐ-BGTVT ngày 13/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải về
việc phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công Điều chỉnh Gói thầu số 03 đoạn
Km116+979,40 - Km121+027,5 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL14, đoạn
Km113+779,42 - Km122+230,26, địa bàn thị xó Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thuộc
dự án đường Hồ Chí Minh;
Căn cứ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 176/2016/HĐTC-Đ ngày
08 tháng 6 năm 2016 giữa Liên danh công ty CP ĐTXD Tây Ninh & Công ty TNHH
Cầu đường Đồng Phú và Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh về việc thi công xây
dựng công trình gói thầu số 3 xây dựng đoạn tuyến từ Km116+979,40 
Km121+027,50 thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã
Đồng Xoài (Km113+779,42  Km122+230,26), tỉnh Bình Phước thuộc dự án đường
Hồ Chí Minh.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình do Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế
giao thông phía Nam lập;
Căn cứcác tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án,TCVN 8819:2011 - Mặt đường bê
tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;
Căn cứ thiết kế thành phần cấp phối của bê tông nhựa đã được đơn vị thí
nghiệm thiết kế;
Giới thiệu về dự án.
Tên dự án: Dự án đầu tư Nâng cấp, mở rộng QL14, đoạn Km113+779,42 
Km122+230,26 ,địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Tên gói thầu: Gói thầu số 03: Km116+979,40 -+ Km121+027,50.


Phạm vi và địa điểm xây dựng gói thầu:
Điểm đầu tuyến: Km116+979,40 - Là điểm cuối của Gói thầu số 01;
Điểm cuối tuyến: Km121+027,50 - Là điểm đầu của Gói thầu số 02;
Địa điểm xây dựng: Thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước.
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.
Đơn vị Quản lý thực hiện dự án: Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh.
Trang 1


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Đơn vị Tư vấn giám sát: Văn phòng TVGS Din Vai – Bình Phước.
Đơn vị thi công: Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tây Ninh &
Công ty TNHH Cầu đường Đồng Phú.
Công tác chuẩn bị:
1. Phạm vi công việc:
Đề cương thi công thí điểm mặt đường Bê tông nhựa chặt 19 (BTNC 19) sử dụng
cho toàn bộ các mũi thi công BTNC 19 thuộc làn xe hổn hợp, của gói thầu số 03 từ
Km 116+979,4  Km 121+027,5 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL 14, đoạn
Km113+779,42-Km122+230,26, địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thuộc
Dự án đường Hồ Chí Minh.
2. Lý trình, chiều dài và chiều rộng đoạn rải thử:
Lý trình Km117+011 -:- Km117+211, bên phải tuyến, chiều dài 200m, rộng vệt 6
m (Đối với làn hổn hợp).
3. Vật liệu:
Các yêu cầu chung
Tất cả các nguồn cung cấp vật liệu đều phải có sự kiểm tra, chấp thuận của Tư
vấn giám sát trước khi khai thác/mua về sử dụng. Mẫu của mỗi loại vật liệu phải
được đệ trình lên Tư vấn giám sát theo chỉ dẫn.
Không được sử dụng bất cứ vật liệu nào khi chưa có sự chấp thuận của Tư vấn

giám sát.
Phải sử dụng thùng để vận chuyển cốt liệu tới trạm trộn. Không cho phép trộn
trước các vật liệu khác loại hoặc khác nguồn cung cấp.
Khi chọn nguồn cung cấp cốt liệu, Nhà thầu phải xét đến khả năng nhựa đường
có thể bị hút vào trong cốt liệu. Sự thay đổi về hàm lượng nhựa do mức độ hút nhựa
của cốt liệu lớn hơn so với tính toán sẽ không được coi là cơ sở cho việc thương
lượng đơn giá của hỗn hợp nhựa.
Cốt liệu dùng trong bê tông nhựa phải tuân theo TCVN 7572:2006 - Cốt liệu
cho bê tông và vữa. Phương pháp thử
Đá dăm
Đá dăm trong hỗn hợp BTN được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi.
Không được dùng đá dăm xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thoả mãn
các quy định trong Bảng 3.
Bảng 3: Các chỉ tiêu cơ lý qui định cho đá dăm trong BTN
Trang 2


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Các chỉ tiêu
1. Cường độ nén của đá gốc,
MPa
- Đá mác ma, biến chất
- Đá trầm tích

2. Độ hao mòn khi va đập
trong máy Los Angeles, %
3. Hàm lượng hạt thoi dẹt (tỷ
lệ 1/3) (*),%

- Cỡ hạt > 9,5mm
- Cỡ hạt < 9,5mm
4. Hàm lượng hạt mềm yếu,
phong hoá, %
5. Hàm lượng hạt cuội sỏi bị
đập vỡ (ít nhất là 2 mặt vỡ), %
6. Độ nén dập của cuội sỏi
được xay vỡ, %
7. Hàm lượng chung bụi, bùn,
sét, %
8. Hàm lượng sét cục, %
9. Độ dính bám của đá với
nhựa đường (**), cấp

Quy định
Lớp
Lớp
mặt
mặt
trên
dưới
≥ 100
≥ 80

≥ 80
≥ 60

≤ 28

≤ 35


≤ 12
≤ 18

≤ 15
≤ 20

≤3

≤5

-

-

-

-

≤2

≤2

≤ 0,25

≤ 0,25

cấp 4

cấp 4


Phương pháp
thí nghiệm

Ghi chú

TCVN 757210:2006
(Căn cứ chứng
chỉ thí nghiệm
Bảng 5 kiểm tra của nơi
TCVN
sản xuất đá dăm
8819-2011
sử dụng cho công
trình)
TCVN 757212:2006
TCVN 757213:2006
TCVN 757217:2006
TCVN 757218:2006
TCVN 757211:2006
TCVN 75728:2006
TCVN 75728:2006
TCVN
7504:2005

Mục 3.3.2
QĐ858

Bảng 5 TCVN
8819-2011


Mục 3.3.2
QĐ858

(*): Sử dụng sàng mắt vuông với các kích cỡ ≥ 4,75mm theo quy định tại bảng 1 để
xác định hàm lượng thoi dẹt
(**): Trường hợp nguồn đá dăm dự định sử dụng để chế tạo bê tông nhựa có độ
dính bám với nhựa đường nhỏ hơn cấp 3, cần thiết phải xem xét các giải pháp, hoặc
sử dụng chất phụ gia làm tăng khả năng dính bám (xi măng, vôi, phụ gia hoá học)
hoặc sử dụng đá dăm từ nguồn khác đảm bảo độ dính bám. Việc lựa chọn giải pháp
nào do Tư vấn giám sát đề xuất, Chủ đầu tư quyết định.
Không được sử dụng bất cứ vật liệu nào khi chưa có sự chấp thuận của Tư vấn
giám sát.
Cát

Trang 3


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Cát dùng trong việc chế tạo bê tông nhựa có thể dùng cát thiên nhiên hoặc cát
xay hoặc hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay.
Cát thiên nhiên không được lẫn tạp chất hữu cơ (gỗ, than ...). Nếu dùng cát
thiên nhiên phải sử dụng cát hạt thô hoặc cát hạt vừa có mô đun độ lớn Mk ≥ 2 và
nên có thành phần hạt như bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Thành phần hạt cát thiên nhiên dùng chế tạo BTNC
Tỷ lệ % khối lượng lọt qua
sàng
Kích thước lỗ sàng, mm
Ghi chú

Cát hạt thô
Cát hạt vừa
9,5
100
100
4,75
90-100
90-100
2,36
65-95
75-90
1,18
35-65
50-90
Bảng 4 – QĐ858
0,6
15-30
30-60
0,3
5-20
8-30
0,15
0-10
0-10
0,075
0-5
0-5
Cát xay phải được nghiền từ đá có giới hạn độ bền nén không nhỏ hơn của đá
dùng để sản xuất ra đá dăm. Cát nghiền nên có thành phần hạt như bảng 5 dưới đây:
Bảng 5 : Thành phần hạt cát nghiền dùng chế tạo BTNC

Kích thước lỗ sàng, mm
9,5
4,75
2,36
1,18
0,6
0,3
0,15
0,075

Tỷ lệ % khối lượng lọt qua
sàng
To
Vừa
100
90-100
100
60-90
80-100
40-75
50-80
20-55
25-60
7-40
8-45
2-20
0-25
0-10
0-15


Ghi chú

Bảng 5 – QĐ858

Các chỉ tiêu cơ lý của cát phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 6
Bảng 6 : Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát
TT

Chỉ tiêu

1

Mô đun độ lớn (MK)

Yêu
cầu
≥2

Phương pháp thí
nghiệm
TCVN 7572:2006

Ghi chú

Trang 4


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

TT

2
3
4
5

Chỉ tiêu
Hệ số đương lượng cát (ES), %
Cát thiên nhiên
Cát xay
Hàm lượng chung bụi, bùn, sét,
%
Hàm lượng sét cục, %
Độ góc cạnh của cát (độ rỗng
của cát ở trạng thái chưa đầm
nén), %
BTNC làm lớp mặt trên
BTNC làm lớp mặt dưới

Yêu
cầu

Phương pháp thí
nghiệm

≥ 80
≥ 50

AASHTO T176

≤3

≤ 0,5

TCVN 75728:2006
TCVN 75728:2006
TCVN 88607:2011

Ghi chú

Bảng 6 TCVN
8819-2011

≥ 43
≥ 40

Bột khoáng
Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát ( đá vôi can xit,
đolomit ...) sạch, có giới hạn bền nén không nhỏ hơn 20 MPa, từ xỉ bazơ của lò luyện
kim hoặc là xi măng,
Đá cácbonat dùng sản xuất bột khoáng phải sạch với, không lẫn các tạp chất hữu
cơ, hàm lượng chung bụi bùn sét không quá 5%,
Bột khoáng phải khô, tơi (không vón hòn).
Các chỉ tiêu cơ lý và thành phần hạt của bột khoáng phải thoả mãn yêu cầu quy
định tại Bảng 7
Bảng 7: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho bột khoáng
TT

Chỉ tiêu

Quy định


1

Thành phần hạt (lượng lọt sàng
qua các cỡ sàng mắt vuông), %
0,600 mm
0,300 mm
0,075 mm
Độ ẩm, %

100
95-100
70-100
≤ 1,0

Phương
pháp thí
nghiệm

Ghi chú

TCVN 75722:2006

Bảng 7 TCVN 88192011
2
TCVN 75727:2006
3
Chỉ số dẻo của bột khoáng
≤ 4,0
TCVN
nghiền từ đá các bô nát (*), %

4197:2012
(*): Xác định giới hạn chảy theo phương pháp Casagrande. Sử dụng phần bột
khoáng lọt qua sàng lưới mắt vuông kích cỡ 0,425mm để thử nghiệm giới hạn chảy,
giới hạn dẻo.
Trang 5


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Nhựa đường
Nhựa đường dùng để chế tạo bê tông nhựa là loại nhựa đường đặc gốc dầu mỏ,
mác theo độ kim lún là 40-50 hoặc 60-70 thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại
TCVN 7493:2005 và các yêu cầu tại Chỉ thị 13/CT-BGTVT ngày 8/8/2013 về việc
tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng
công trình giao thông.
Bảng 8: Các chỉ tiêu chất lượng của bitum (Bảng 1 TCVN 7493: 2005)
Tên chỉ tiêu

Đơn
vị

Mác theo
Mác theo
độ kim
độ kim lún:
lún: 40-50
60-70
Min Max Min Max

1. Độ kim lún ở 25oC, 0,1

mm, 5 giây

oC

40

50

60

70

2. Độ kéo dài ở 25oC, 5
cm/phút, cm

0,1
mm

80

-

100

-

3. Điểm hoá mềm (dụng cụ
vòng và bi), oC

oC


49

-

46

-

4. Điểm chớp cháy (cốc mở
Cleveland), oC

%

232

-

232

-

5. Tổn thất khối lượng sau
gia nhiệt 5 giờ ở 163oC, %

%

-

0,5


-

0,5

6. Tỷ lệ độ kim lún sau gia
nhiệt 5 giờ ở 163oC so với
ban đầu, %

%

80

-

75

-

7. Độ hoà tan trong
tricloetylen, %

g/cm
3

99

-

99


-

8. Khối lượng riêng, g/cm3

cấp
độ

1,00 – 1,05

9. Độ nhớt động học ở
135oC,

%

1,00 – 1,05

Báo cáo

Phương pháp
thử
TCVN
7495:2005
(ASTM D 5-97)
TCVN
7496:2005
(ASTM D 11399)
TCVN
7497:2005
(ASTM D 3600)

TCVN
7498:2005
(ASTM D 9202b)
TCVN
7499:2005
(ASTM D 6-00)
TCVN
7495:2005
(ASTM D 5-97)
TCVN
7500:2005
(ASTM D
2042-01)
TCVN
7501:2005
(ASTM D 7003)
TCVN
7502:2005
Trang 6


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Tên chỉ tiêu

Đơn
vị

Mác theo
Mác theo

độ kim
độ kim lún:
lún: 40-50
60-70
Min Max Min Max

mm2/s (cSt)
10. Hàm lượng paraphin,
% khối lượng

oC

2,2

-

2,2

-

11. Độ bám dính với đá

Pa.s

-

cấp 3

-


cấp 3

Phương pháp
thử
(ASTM D
2170-01a)
TCVN
7503:2005
TCVN
7504:2005

Việc kiểm soát chất lượng, thí nghiệm kiểm tra nhựa đường phải được tiến hành
theo các quy định tại điều 9.3.1, 9.3.2 theo TCVN 8819:2011.
Đơn vị thi công sử dụng các nguồn vật liệu đã được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ
lý, đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu yêu cầu của dự án và được TVGS và Ban QL
chấp thuận.
- Cốt liệu đá 1x2 và đá 0,5x1 được lấy từ mỏ đá Núi Gió - tỉnh Bình Phước.
- Cốt liệu đá mạt được lấy từ mỏ đá Núi Gió - tỉnh Bình Phước.
- Cát vàng được lấy từ mỏ Cát Tiên - tỉnh Bình Phước.
- Bột khoáng lấy tại nhà máy ximăng Holcim
- Nhựa đường do công ty PUMA ENEGY VIÊT NAM cung cấp
4. Thiết bị:
Dây truyền rải thí điểm mặt đường bê tông nhựa sẽ bao gồm:
- 01 máy tưới nhựa chuyên dụng có dung tích 6000 lít
- 01 máy nén khí và chổi cứng.
- 01 trạm trộn bê tông nhựa nóng, công suất 110 - 120 tấn/h,
- 01 máy rải bêtông nhựa, công suất 140CV.
- 07 xe ô tô vận tải 12T.
- 01 Lu nhẹ bánh thép 8T.
- 02 Lu bánh lốp 16T có thể gia tải lên 25T

- 01 Lu nặng bánh thép 12T.
- Biển báo hiệu, rào chắn và các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông.
5. Trình tự rải thử:
Trang 7


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

5.1 Vệ sinh thổi bụi, tưới nhựa:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Vệ sinh phạm vi thi công: Sử dụng máy nén khí thổi sạch bụi bẩn và các vật
liệu có hại khác khỏi bề mặt lớp móng cấp phối đá dăm Dmax25 và bề mặt lớp
BTNR 25. Sử dụng thêm nhân công dùng chổi cứng để dọn sạch bề mặt đến khi
nào bề mặt đảm bảo sạch, khô. Quét rộng ra ngoài các mép của khu vực phun
nhựa ít nhất 20cm. Các mảnh vật liệu có hại khác dính vào bề mặt dùng cạo thép
hoặc phương pháp được chấp thuận khác ở những khu vực được kỹ sư tư vấn chỉ
định.
- Đánh dấu phạm vi thi công: Sử dụng sơn và thước đo để đánh dấu giới hạn khu
vực cần tưới. Chiều dài và bề rộng bề mặt cần tưới trong mỗi lần chạy của máy
tưới nhựa được đo và đánh dấu trên mặt đất sao cho phù hợp với sơ đồ và biểu
đồ phun đã được tư vấn giám sát chấp thuận.
Sau khi chuẩn bị bề mặt thi công xong, mời tư vấn giám sát kiểm tra.

Bước 2: Kiểm tra máy tưới nhựa, xác định tỷ lệ rải và nhiệt độ nhựa
- Kiểm tra xe tưới nhựa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Trang 8


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03


- Xác định tỷ lệ nhựa: Thử nghiệm cho giàn tưới chạy trên một diện tích thử có
rải các tấm vật liệu hấp thụ 40cmx40cm có mặt sau không thấm nhựa, các tấm
này được cân trước và sau khi tưới. Hiệu số trọng lượng dùng để xác định mức
độ tưới thực tế qua mỗi tấm và sự thay đổi đối với tấm so với mức độ tưới trung
bình trên suốt chiều rộng được tưới nhỏ hơn 15% mức độ trung bình.
- Sử dụng biểu đồ tưới đã được tư vấn giám sát chấp thuận để xác định tốc độ di
chuyển hợp lý của xe tưới.
Bước 3: Tưới nhựa
- Xe tưới di chuyển trong phạm vi đã được xác định bởi vạch sơn chạy với tốc độ
đã được tư vấn giám sát chấp thuận chạy hết 1 vệt rồi chuyển sang thi công vệt
tiếp theo. Nhựa được tưới thành các vệt có phần chờm lên nhau tối thiểu 20cm
dọc theo mép.
- Trải các dải bảo vệ bằng giấy xây dựng hoặc bằng vật liệu mềm dẻo không xốp
trên mặt đường tại chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc của mỗi lượt xe tưới nhựa chạy.
- Sử dụng bạt, bao giấy để che phủ những phạm vi không cần tưới.
- Xe tưới di chuyển theo biểu đồ tưới cho tưới khi tưới hệt phạm vi cần thi công
- Không được tưới khi có gió to, trời mưa, sắp có cơn mưa. Vật liệu tưới thấm
bám phải phủ đều trên bề mặt, chỗ nào thiếu phải tưới bổ sung bằng thiết bị
phun cầm tay, chỗ nào thừa phải được gạt bỏ.
- Tưới nhựa thấm bám: Dùng nhựa lỏng MC70 tưới trên lớp móng cấp phối đá dăm
Dmax25 với lượng 1kg/m2
- Tưới nhựa dính bám: Dùng nhũ tương CRS-1 tưới trên lớp BTNR 25 lượng
0,5kg/m2.
- Sau cùng mời tư vấn giám sát nghiệm thu.
- Chỉ triển khai thi công thảm mặt đường BTNC 19 sau khi tưới nhựa thấm bám
ít nhất 24h hoặc tưới nhựa dính bám ít nhất 4h

Trang 9



Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

5.2 Rải thử lớp BTN hạt trung:
5.2.1 Phối hợp các công việc để thi công.
- Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn
hợp hợp ra hiện trường thiết bị rải và phương tiện lu lèn .
- Đảm bảo năng suất trạm trộn bê tông nhựa tương đương với năng suất của máy rải
- Chỉ thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, khô ráo
nhiệt độ không khí lớn hơn 150C .
5.2.2 Chuẩn bị lớp móng.
- Trước khi rải bê tông nhựa thì cần phải làm khô sạch và bằng phẳng lớp móng,
xử lý độ dốc ngang đúng thiết kế.
- Phải định vị cao độ rải hai mép đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng
máy cao đạc.
- Sử dụng nhân công đặt thanh chắn bằng những đoạn ray hoặc những thanh gỗ dọc
mép đường và lấy cọc sắt gim lại, để định vị cao độ rải ở 2 mép đường đúng với thiết
kế.
5.2.3 Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa:

Trang 10


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

- Dùng ô tô vận chuyển hổn hợp bê tông nhựa, chọn ô tô có tải trọng và số lượng
phù hợp với công suất của trạm trộn, của máy rải và cự ly vận chuyển đảm bảo
sự liên tục, nhịp nhàn ở các khâu.
- Hổn hợp BTN khi xả từ thùng trộn vào thùng xe phải có nhiệt độ 155 0C -:1650C.
- Cần có kế hoạch vận chuyển phù hợp sao cho nhiệt độ của hỗn hợp BTN đến
nơi rải không thấp hơn 1250C.

- Thùng xe vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa phải kín, sạch, được phun đều một
lớp mỏng dung dịch xà phòng (hoặc các loại dầu chống dính bám) vào thành và
đáy thùng. Không được dùng dầu mazút, dầu diezen hay các dung môi làm hoà
tan nhựa đường để quét lên đáy và thành thùng xe. Xe phải có bạt che phủ.
- Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa khi rời trạm trộn phải có
phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng hỗn hợp (đánh
giá bằng mắt về độ đồng đều), thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe sẽ đến, tên
người lái xe.
- Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ
hỗn hợp bằng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ hỗn hợp thấp hơn 1250C thì phải loại bỏ.
- Hỗn hợp bê tông nhựa được sản xuất tại trạm trộn và vận chuyển bằng xe ô tô
12T ra công trường. Khoảng cách trung bình từ trạm trộn BTN đến công trường
là 7 km.
+ Năng suất vận chuyển của xe 12T:

Trong đó : p : Lượng vật liệu mà xe chuyên chở được lấy theo sức chở thực tế
p=12T.
nnh : Số hành trình trong 1 ca được xác định theo công thức sau :

Trong đó : T : Thời gian làm việc trong 1 ca, T=7h.
Kt : Hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,8.
t : Thời gian làm việc của 1 chu kỳ :

Trong đó : tb: Thời gian để cửa xả trạm trộn đổ đầy 1 xe, tb=13 phút.
Trang 11


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

td: Thời gian để hết đổ hổn hợp bê tông nhựa vào máy rải của 1 xe,

tb=15 phút.
LTB : Cự ly vận chuyển trung bình của bê tông nhựa ra hiện trường.
V: Vận tốc xe chạy trung bình V=40 (Km/h).
=>
=>
=> Năng suất vận chuyển của xe ô tô 12T là :

Định mức vật liệu bê tông nhựa chặt 19 như sau : (ĐM)
BTNC 19 dày 5cm : 11,87 T/100m2.
Khối lượng BTNC 19 cần để thi công đoạn 200m, dày 5cm
L: Chiều dài đoạn thi 200
công

m

B2: Bề rộng vệt thi công

6

m

D: Chiều dày lớp

0.05

m

Q : Khối lượng

142.44


=LxBxĐM/100 (T)

n: Số ca xe ôtô

1.52

=Q/P (ca)

5.2.4 Rải hỗn hợp:
Hỗn hợp bê tông nhựa được rải bằng máy chuyên dùng, nên dùng máy rải có
hệ thống điều chỉnh cao độ tự động.
Khởi động máy rải trước khi rải 10 đến 15 phút để kiểm tra độ chính xác của
máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng truyền, đốt nóng tấm là.
Sử dụng máy rải bê tông nhựa 140CV, dự kiến hệ số lu lèn 1,25 vệt rải bêtông
nhựa là 4,25m (đối với làn ô tô) và 6m (đối với làn hổn hợp) để rải thử. Nhiệt độ
hỗn hợp BTN từ xe ôtô vào máy rải tối thiểu 1250C.
- Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và
nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ
hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải. Xe để số mo, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về
phía trước cùng máy rải. Khi hỗn hợp bê tông nhựa đã phân đều dọc theo guồng
xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải tiến về phía

Trang 12


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên
ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.

- Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa bắt buộc phải để thanh đầm của
máy rải luôn hoạt động.
- Tuỳ bề dầy của lớp rải và năng suất của máy mà chọn tốc độ của máy rải cho
thích hợp để không xảy ra hiện tượng bề mặt bị nứt nẻ, bị xé rách hoặc không
đều đặn. Tốc độ rải thử V=1,8m/phút được giữ đúng trong suốt quá trình rải.
- Phải thường xuyên dùng thuốn sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải, chiều
dày BTN hạt trung. Với hệ số Kr = 1,25, ta có chiều dày BTN tương ứng:
Loại BTN

Chiều dày sau
khi lu lèn

Chiều dày rải
thảm

Ghi chú

BTNC 19

5cm

6,25cm

Hr=h.kr

- Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc
sau: Lấy hỗn hợp hạt nhỏ từ trong phễu máy té phủ rải thành lớp mỏng dọc theo
mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn; Gọt bỏ, bù phụ
những chỗ lồi lõm, rỗ mặt cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải.
- Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng từ

5-7 m mới được ngừng hoạt động.
Năng suất của máy rải được tính theo công thức :

Trong đó : T : Thời gian làm việc trong 1 ca (phút), T = 8x60 = 480 (phút).
B, h : Chiều rộng và chiều dày của lớp rải BTN,
: Dung trọng của BTN sau khi được lu lèn,= 2,4 (T/m3)
V : Vận tốc di chuyển của máy rải V=1,8m/phút.
K: Hệ số sử dụng thời gian K=0,8.
Đối với đoạn thi công là BTNC 19 dài 100m, dày 5 cm, rộng vệt 6 m
T

7x60=420

phút



2,4

T/m3

V

1,8

m/phút

K

0,8

Trang 13


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

B: Bề rộng vệt thi công

6m

m

D: Chiều dày lớp

0,05

m

P : Năng suất máy rải

435,45

T/ca

Q : Khối lượng cần thiết

142,44

T

n: Số ca xe ôtô


0,32

=Q/P (ca)

Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:
- Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa;
- Nếu lớp bê tông nhựa đã được lu lèn trên 2/3 tổng số lượt lu yêu cầu thì cho
phép tiếp tục lu trong mưa cho đến hết số lượt lu lèn yêu cầu. Ngược lại thì phải
ngừng lu và san bỏ hỗn hợp bê tông nhựa ra ngoài phạm vị mặt đường. Chỉ khi
nào mặt đường khô ráo lại mới được rải hỗn hợp tiếp.
5.2.5 Lu lèn hỗn hợp:
- Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa đi đến đâu là máy lu phải theo sát để lu lèn ngay
đến đó. Trong các lượt lu sơ bộ, bánh chủ động sẽ ở phía gần tấm là của máy rải
nhất. Tiến trình lu lèn của các máy lu phải được tiến hành liên tục trong thời
gian hỗn hợp bê tông nhựa còn giữ được nhiệt độ lu lèn có hiệu quả, không được
thấp hơn nhiệt độ kết thúc lu lèn.
- Trong quá trình lu, đối với lu bánh sắt phải thường xuyên làm ẩm bánh sắt
bằng nước. Đối với lu bánh hơi, dùng dầu chống dính bám bôi mặt lốp vài lượt
đầu, khi lốp đã có nhiệt độ xấp xỉ với nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa thì sẽ
không xảy ra tình trạng dính bám nữa. Không được dùng nước để làm ẩm lốp
bánh hơi. Không được dùng dầu diezel, dầu cặn hay các dung môi có khả năng
hoà tan nhựa đường để bôi vào bánh lu.
- Máy lu và các thiết bị nặng không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa được
lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
Trình tự lu lèn:

Phân đoạn

Hệ số rải


Lu sơ bộ

Lu lèn chặt

Lu hoàn thiện

Phân đoạn 1

1,25

4 lượt/điểm

12 lượt/điểm

2 lượt/điểm

Phân đoạn 2

1,26

4 lượt/điểm

14 lượt/điểm

2 lượt/điểm

Phân đoạn 3

1,27


4 lượt/điểm

16 lượt/điểm

2 lượt/điểm
Trang 14


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

+ Lu sơ bộ: Dùng lu tĩnh đi 4 lượt/điểm, vận tốc lu là 2km/h trên toàn bộ bề mặt
đoạn thử nghiệm (phân đoạn 1+2+3). Nhiệt độ hỗn hợp BTN khi bắt đầu lu sơ
bộ 1200C -:- 1350C. Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ bằng phẳng bằng
thước 3m, bù phụ, san gạt những vị trí lồi lõm.
+ Lu lèn chặt: Dùng lu bánh lốp 16T với số lượt và vận tốc lu như sau:
- PĐ số 01: lu 12lượt/điểm, vận tốc lu 6 lượt đầu 2km/h, 6 lượt cuối là 6 km/h.
- PĐ số 02: lu 14lượt/điểm, vận tốc lu 7 lượt đầu 2km/h, 7 lượt cuối là 6 km/h.
- PĐ số 03: lu 16lượt/điểm, vận tốc lu 8 lượt đầu 2km/h, 8 lượt cuối là 6 km/h.
- Nhiệt độ hỗn hợp BTN 1200C -:- 1350C.
+ Lu hoàn thiện+bảo dưỡng : Dùng lu bánh thép 12 với 2 lượt/điểm, vận tốc lu
là 2km/h trên toàn bộ bề mặt đoạn thử nghiệm (phân đoạn 1+2+3).
- Lu lèn không hiệu quả nếu nhiệt độ thấp hơn 800C
Sơ đồ lu bố trí giống như sau:
LU CHA?
T -LU BA´NH LÔ´P, Bv=202cm

LU SO BÔ?-LU BA´NH THE´P,Bv=210cm

Br=600


Br=600

210

202
1
2

1
2

20

3

20

3
4

4

20

5
6

20


5
6

20

20

n=2

n=2

HUO´NG THI CÔNG

HUO´NG THI CÔNG
LU CHA?
T -LU BA´NH THE´P,Bv=210cm

Br=600
210
1
2

20

3
4

20

5

6

20
n=2

HUO´NG THI CÔNG

Năng suất máy lu được tính theo công thức:
P = (m/ca)
Trong đó:
T: số giờ làm việc trong 1 ca, T = 7h
Trang 15


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,8
L: chiều dài đoạn lu lèn
V: tốc độ di chuyển máy lu
Lu nhẹ bánh thép: V = 2(km/h)
Lu bánh lốp: V1 = 2(km/h), V2 = 6(km/h)
Lu nặng bánh thép : V = 2(km/h)
ts: thời gian đổi số cuối đoạn ts = 0.5 (phút)
: hệ số trùng lặp  = 1,2
B: chiều rộng mặt đường B = 6m
N: tổng số hành trình lu: N = nck.Nht
Nht: số hành trình lu trong 1 chu kỳ, xác định dựa trên sơ đồ lu.
nck: số chu kỳ thực hiện để đảm bảo độ chặt yêu cầu

n: Số lượt lu trung bình trong một chu kỳ lu.

Nyc: Số lượt lu yêu cầu
Bảng tính toán năng suất máy lu cho từng phân đoạn :
Lu
hoàn
thiện

Lu chặt
Hệ số

Br:Bề rộng vệt thảm (m)
T:thòi gian 1 ca (giờ)
Kt hệ số sử dụng lu
L: chiều dài đoạn lu (m)
B:hệ số trùng lặp
ts:thời gian đổi số (phút)
V:vân tôc lu (km/h)
V:vận tốc lu (m/phút)
N: tổng số hàn
trình(=nck*Nht)
Nht:số lần hành trình trong 1
chu ki
nck: số chu kì đảm bảo
n:số lượt lu trên điểm trong
1 chu kì

Lu sơ
bộ

6
7

0.85
200
1.2
0.5
2
33

Lu chặt

Lu chặt

Lu chặt

Lu chặt
Lu chặt
Lu chặt (6km/h Lu chặt Lu chặt (2km/h Lu chặt
(2km/h) )
(2km/h) (6km/h) )
(6km/h)
6
6
6
6
6
6
7
7
7
7
7

7
0.85
0.85
0.85
0.85
0.85
0.85
70
70
70
70
60
60
1.3
1.3
1.3
1.3
1.3
1.3
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2
6
2
6
2

6
33
100
33
100
33
100

6
7
0.85
200
1.3
0.5
2
33

12

18

18

21

21

24

24


6

6
2

6
3

6
3

6
3.5

6
3.5

6
4

6
4

6
1

2

2


2

2

2

2

2

2

Trang 16


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03
Nyc:số lượt lu yêu cầu
P: năng suất lu (m/ca)

4
756

6
407

6
885

7

349

7
758

8
296

8
621

a. Lu sơ bộ : P=756 m/ca
b. Lu lèn chặt.
1. PĐ 01: lu 12lượt/điểm, vận tốc lu 6 lượt đầu 2Km/h, 6 lượt cuối là 6km/h.
6 lượt đầu 2Km/h; P1=407( m/ca )
6 lượt cuối là 6km/h; P2=885( m/ca )
2. PĐ 02: lu 14lượt/điểm, vận tốc lu 7 lượt đầu 2Km/h, 7 lượt cuối là 6km/h.
7 lượt đầu 2Km/h; P1=349( m/ca )
7 lượt cuối là 4km/h; P2=758( m/ca )
3. PĐ 03: lu 16lượt/điểm, vận tốc lu 8 lượt đầu 2Km/h, 8 lượt cuối là 6km/h.
8 lượt đầu 2Km/h; P1=296( m/ca )
8 lượt cuối là 4km/h; P2=621( m/ca )
c. Lu hoàn thiện : P=1395( m/ca )
- Số ca lu cần thiết cho một rải đoạn thi công dài 200m, rộng 6m là :
Đối với lu sơ bộ và lu hoàn thiện:
Đối với lu lèn chặt:
P1 năng suất lu ứng với V=2 km/h;
P2 năng suất lu ứng với V=6 km/h.
Số ca lu cần thiết cho mỗi phân đoạn:
Lu sơ bộ

n: Số ca lu cần thiết
(ca)

0,26

PĐ 1

Lu lèn chặt
PĐ 2

PĐ 3

Lu hoàn
thiện

0,25

0,29

0,3

0.14

5.2.6 Bảo dưỡng mặt đường BTN hạt trung sau khi thi công:
Sau khi lu lèn hoàn thiện tiến hành rào chắn phần mặt đường đã thi công
bằng cọc tiêu, biển báo và dây ATGT.
5.3. Kiểm tra trong quá trình thi công rải thử mặt đường BTN hạt trung.
Trang 17

2

1,395


Đề cương rải thử mặt đườngBTN hạt trung Dmax19 dày 5cm– Gói thầu số 03

- Nhiệt độ hỗn hợp BTN trên xe tải kiểm tra trên mỗi xe
- Nhiệt độ khi rải hỗn hợp mật độ 20m/điểm ngay sau máy rải.
- Nhiệt độ lu lèn hỗn hợp mật độ 20m/điểm ngay trên mặt đường.
- Chiều dày lớp BTN mật độ 20m/điểm ngay trên mặt đường dùng thuốn sắt
đã đánh dấu.
- Kiểm tra cốt liệu đá 1x2, đá 0,5x1, đá mạt, cát, bột khoáng, nhựa trong quá
trình trộn BTN.
- Lấy mẫu nhựa kiểm tra thành phần cấp phối cốt liệu, hàm lượng nhựa, độ
ổn đinh Marshall.
- Công tác lu lèn bao gồm sơ đồ lu, tốc độ lu, số lượt lu.
- Độ bằng phẳng sau khi lu sơ bộ mật độ 25m/mặt cắt bằng thước 3m.
6. Nghiệm thu đoạn rải thử mặt đường BTN hạt trung.
- Kích thước hình học bao gồm:
+ Bề rộng bằng thước thép
+ Độ dốc ngang bằng máy thủy bình
+ Chiều dày bằng khoan mẫu tương ứng mỗi phân đoạn khoan 1 mẫu.
+ Cao độ nằng máy thủy bình.
- Đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước 3m
- Kết hợp mẫu khoan kiểm tra chiều dày dùng xác định độ chặt lu lèn K98,
thành phần cấp phối cốt liệu, hàm lượng nhựa, độ ổn định Marshall.
- Độ dính bám giữa lớp BTN hạt trung và lớp CPĐD Dmax25 và lớp BTNR 25
7. Kết luận:
Lập báo cáo sau khi thi công thí điểm trình các bên xem xét.
BAN ĐIỀU HÀNH GÓI THẦU SỐ 3
CHỈ HUY TRƯỞNG


Đoàn Hồng Huy

Trang 18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×