Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tập "Ngục trung nhật ký" Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.79 KB, 13 trang )

Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) là một tập nhật ký bằng thơ viết trong nhà tù.
Sau một thời gian dài về nước và công tác tại Cao Bằng, tháng 8 – 1942, Nguyễn Ái
Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường trở lại Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu
của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để
tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng trời đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây
(29 – 08 – 1942), Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Mười ba tháng
ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, lại bị giải đi
quanh quẩn qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Người vẫn làm
thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà
Người đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù).Tập thơ viết theo nhiều bút
pháp khác nhau: bút pháp tả thực, bút pháp trữ tình, bút pháp mỉa mai châm biếm, bút
pháp hài hước tự trào…, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại, khi hiện thực, khi lãng
mạn…
Tập Nhật ký trong tù, vì thế, vừa ghi lại được một cách chân thực – chân thực nhiều
khi đến chi tiết – bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của xã
hội trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, vừa thể hiện được tâm hồn phong phú, cao
đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật ký trong tù như một
bức chân dung tự họa con người, tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: vừa kiên
cường bất khuất, vừa mềm mại, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên
nhiên và lòng người; vừa ung dung tự tại, hết sức thoải mái, như bay lượn ở ngoài
nhà tù, vừa nóng lòng sốt ruột như lửa đốt, khắc khoải ngóng trời tự do, mòn mắt
nhìn về Tổ quốc; vừa đầy lạc quan tin tưởng: luôn luôn hướng về bình minh và mặt
trời hồng, vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau đớn của dân tộc và nhân
loại, nhiều đêm một mình đối diện đàm tâm với vầng trăng lạnh… tất cả bắt nguồn từ
bản chất của một tâm hồn yêu nước lớn, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách
nghệ sĩ lớn.
Hơn trăm bài thơ của Nhật ký trong tù có nhiều bài thật tài hoa. Căn cứ vào những bài
hay và tiêu biểu của tập thơ, người ta thấy màu sắc đậm đà nhất của thơ Hồ Chí Minh
là màu sắc cổ điển: giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn
ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung, nhàn nhã, tâm
hồn hòa hợp với thiên nhiên vũ trụ. Nhưng cổ điển mà vẫn thể hiện tinh thần thời đại:


hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong
quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể - không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ…
Tinh thần dân chủ thể hiện sâu sắc ở đề tài, tư tưởng, nhân vật trữ tình, hệ thống hình
ảnh ước lệ tượng trưng, ngôn từ, giọng điệu, v.v… Hồn thơ ấy tự tìm đến hình thức
ưa thích nhất và phù hợp nhất: thơ chữ Hán, thể tứ tuyệt cổ điển.
chúng tôi xin đăng tải tại Diễn đàn của Nhà sách Trí Tuệ phần nguyên văn phiên âm
Hán – Việt (phần đầu), giải nghĩa (phần thứ hai và ở sát bên lề trái) và dịch thơ (phần
cuối) của Nam Trân, Huệ Chi, Xuân Thủy, Nguyễn Sĩ Lâm, Băng Thanh, Văn Trực,
Văn Phụng, Trần Đắc Thọ, Hoàng Trung Thông, Đỗ Văn Hỷ và Khương Hữu Dụng;
là những bản đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và đã được lựa chọn để đưa
vào chương trình giáo dục phổ thông chính quy từ nhiều năm qua; nhằm mục đích
quảng bá tri thức tới đông đảo bạn đọc trẻ.
Những bài đăng tải dưới đây là nguyên văn, theo Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh, NXB
Văn Học, Hà Nội, 2008 do Tạ Đức Hiền và Minh Phúc sưu tập, gồm 133 bài thơ chữ
Hán, một bài kết luận và một bài phụ lục.
Một số phần chú thích được sưu tầm từ các tư liệu khác. Do đa số tác giả của các
phần bình chú này không ghi tên mình nên chúng tôi không thể nêu tên ở đây. Xin
trân trọng cảm ơn các tác giả của các phần bình chú này.
Các phần chú thích có ghi tên Nguyễn Hữu Chiến chỉ có mục đích chịu trách nhiệm
về sự chính xác của các phần chú thích đó chứ không nhằm khẳng định bản quyền.
I. VÔ ĐỀ
Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
KHÔNG ĐỀ
Thân thể ở trong ngục,
Tinh thần ở ngoài ngục;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.

I. KHÔNG ĐỀ
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
(Nam Trân dịch)
II. KHAI QUYỂN
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi;
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
MỞ ĐẦU TẬP NHẬT KÝ
Già này vốn không thích ngâm thơ,
Nhân vì trong ngục không có gì làm;
Hãy mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài,
Vừa ngâm thơ vừa đợi ngày tự do.
II. MỞ ĐẦU TẬP NHẬT KÝ
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm đợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
III. TẠI TÚC VINH NHAI BỊ KHẤU LƯU
Túc Vinh khước sử dư mông nhục,
Cố ý trì diên ngã khứ trình;
Gián điệp hiềm nghi không niết tạo,
Bả nhân danh dự bạch hy sinh.
BỊ BẮT GIỮ Ở PHỐ TÚC VINH
Phố tên Túc Vinh mà khiến ta mang nhục,
Cố ý làm chậm trễ hành trình của ta;
Bày đặt ra trò tình nghi gián điệp,

Không dưng làm mất danh dự của người.
III. BỊ BẮT GIỮ Ở PHỐ TÚC VINH
Túc Vinh mà để ta mang nhục,
Cố ý dằng dai, chậm bước mình;
Bịa chuyện tình nghi là gián điệp,
Cho người vô cớ mất thanh danh.
IV. NHẬP TĨNH TÂY HUYỆN NGỤC
Ngục trung cựu phạm nghênh tân phạm,
Thiên thượng tình vân trục vũ vân;
Tình, vũ, phù vân phi khứ liễu,
Ngục trung lưu trú tự do nhân.
VÀO NHÀ NGỤC HUYỆN TĨNH TÂY
Trong ngục tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa;
Mây tạnh, mây mưa, mấy đám mây nổi bay đi hết,
Chỉ còn lại người tự do trong ngục.
IV. VÀO NHÀ NGỤC HUYỆN TĨNH TÂY
Trong lao tù cũ đón tù mới,

×