Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất và tinh chế acid glycyrrhizic từ Cam thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ NGỌC QUỲNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT
XUẤT VÀ TINH CHẾ ACID
GLYCYRRHIZIC TỪ CAM THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ NGỌC QUỲNH
Mã sinh viên: 1401510

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT
XUẤT VÀ TINH CHẾ ACID
GLYCYRRHIZIC TỪ CAM THẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Thị Thúy Luyện
Nơi thực hiện:
Bộ môn Công Nghiệp Dược


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới TS. Bùi Thị
Thúy Luyện, tổ Chiết Xuất – bộ môn Công Nghiệp Dược – Trường Đại học
Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Hân, DS. Trần Trọng
Biên và tập thể cán bộ, giảng viên của bộ môn Công Nghiệp Dược – Trường
đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, giúp tôi tháo gỡ những khó khăn và
tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn Nguyễn Phương Nam,
Nguyễn Thu Hà, các em Mai Thị Thảo, Trần Thị Anh lớp M2K70, cùng các
bạn sinh viên K69 làm khóa luận tại tổ Chiết xuất đã luôn đồng hành, giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Và tôi cũng cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị em những người
luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài còn có thể có những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự chia sẻ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Đỗ Ngọc Quỳnh


ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 2

1.1. Tổng quan về Cam thảo .................................................................................................. 2
1.1.1.

Phân loại thực vật..................................................................................................... 2

1.1.2.

Mô tả thực vật .......................................................................................................... 2

1.1.3.

Phân bố, thu hái, chế biến ........................................................................................ 3

1.1.4.

Thành phần hóa học ................................................................................................. 3

1.1.5.

Tác dụng chung của Cam thảo ................................................................................. 4

1.2. Tổng quan về Acid Glycyrrhizic .................................................................................... 5
1.2.1.

Tính chất vật lý của Acid Glycyrrhizic .................................................................... 5

1.2.2.

Tác dụng sinh học của GA ....................................................................................... 6


1.3. Giới thiệu về kỹ thuật hấp phụ ...................................................................................... 9
1.3.1.

Khái niệm ................................................................................................................. 9

1.3.2.

Cơ chế và các quá trình chuyển chất trong hấp phụ ................................................ 9

1.3.3.

Một số chất hấp phụ sử dụng trong công nghệ dược phẩm ................................... 10

1.3.3.1. Silica gel ............................................................................................................ 10
1.3.3.2. Than hoạt tính.................................................................................................... 11
1.3.3.3. Nhựa hấp phụ macroporous .............................................................................. 11
1.4. Một số nghiên cứu chiết xuất và phân lập GA ........................................................... 12
1.4.1.

Chiết xuất GA ........................................................................................................ 12

1.4.2.

Nghiên cứu tinh chế và làm giàu GA..................................................................... 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 16
2.1. Nguyên liệu và thiết bị ..................................................................................................... 16
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 16
2.1.3. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ ......................................................................................... 17
2.1.3.1. Hóa chất.............................................................................................................. 17

2.1.3.2. Thiết bị ............................................................................................................... 17
2.1.3.3. Dụng cụ .............................................................................................................. 17
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 18
2.3.1. Phương pháp định lượng GA ..................................................................................... 18
2.3.1.1. Phương pháp định lượng GA bằng TLC - Scanning [31] .................................. 18
2.3.1.2. Thẩm định phương pháp định lượng GA bằng TLC - Scanning........................ 19
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu điều kiện chiết xuất GA từ Cam thảo ............................... 20


2.3.3. Nghiên cứu lựa chọn nhựa macroporous làm giàu GA từ Cam thảo ......................... 21
2.3.3.1. Phương pháp xử lý hạt nhựa .............................................................................. 21
2.3.3.2. Khảo sát lựa chọn nhựa macroporous ................................................................ 21
2.3.4. Nghiên cứu quá trình hấp phụ của GA với nhựa macroporous đã lựa chọn .............. 22
2.3.5.

Nghiên cứu giải quá trình hấp phụ của GA với nhựa macroporous đã lựa chọn ... 23

2.3.5.1. Khảo sát lựa chọn dung môi giải hấp phụ ......................................................... 23
2.3.5.2. Phương pháp khảo sát thể tích dung môi giải hấp phụ………………………..23
2.3.6. Xây dựng và đánh giá quy trình làm GA từ Cam thảo sử dụng nhựa macroporous .. 24
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................ 26
3.1. Thẩm định phương pháp định lượng GA bằng TLC - Scanning ............................. 26
3.1.1.

Độ đặc hiệu ............................................................................................................ 26

3.1.2.

Độ thích hợp hệ thống ............................................................................................ 28


3.1.3.

Khoảng tuyến tính .................................................................................................. 28

3.1.4.

Độ lặp lại ................................................................................................................ 29

3.2. Nghiên cứu khảo sát điều kiện chiết xuất GA từ Cam thảo ...................................... 30
3.2.1.

Khảo sát lựa chọn dung môi chiết.......................................................................... 30

3.2.2.

Khảo sát lựa chọn tỷ lệ dược liệu/dung môi chiết ................................................. 31

3.2.3.

Khảo sát lựa chọn số lần chiết ............................................................................... 32

3.3. Kết quả xác định hàm lượng GA trong dược liệu ...................................................... 33
3.4. Khảo sát lựa chọn nhựa macroporous làm giàu GA từ Cam thảo. .......................... 34
3.5. Kết quả nghiên cứu quá trình hấp phụ của GA với nhựa macroporous đã lựa chọn.
………………………………………………………………………………………….36
3.6. Kết quả nghiên cứu quá trình giải hấp phụ của GA với nhựa macroporous đã lựa
chọn. ………………………………………………………………………………………….36
3.6.1.


Khảo sát lựa chọn dung môi giải hấp phụ.............................................................. 36

3.6.2.

Khảo sát thể tích dung môi giải hấp phụ................................................................ 38

3.7. Kết quả đánh giá quy trình làm giàu GA trong Cam thảo sử dụng nhựa
macroporous............................................................................................................................ 39
3.8. Bàn luận về quy trình làm giàu GA từ Cam thảo…………………………………..41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 44
4.1. Kết luận. ........................................................................................................................... 44
4.2. Đề xuất. ............................................................................................................................. 44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

GA

Acid Glycyrrhizic

EtOH

Ethanol

MeOH


Methanol

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLC

Sắc ký lớp mỏng
(Thin layer Chromatography)

TCKT

Tiêu chuẩn kỹ thuật

TT

Thứ tự

COX – 2

Cyclooxygenase - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT Danh mục hình vẽ, đồ thị

Trang

1


Hình 1.1: Cây Cam thảo Glycyrrhiza glabra L

2

2

Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của Acid glycyrrhizic

6

3

Hình 2.1: Nguyên liệu Cam thảo

16

4

Hình 2.2: Các nhựa macroporous sử dụng

16

5

Hình 3.1: Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu phương pháp

26

6


Hình 3.2: Sắc ký đồ analog của mẫu chuẩn GA

26

7

Hình 3.3: Sắc ký đồ analog của mẫu thử dịch chiết Cam thảo

27

8

Hình 3.4: Chồng pic UV của mẫu thử và mẫu chuẩn

27

9

10
11
12

Hình 3.5: Đường biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng
độ chất chuẩn
Hình 3.6: Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ EtOH đến quá trình
chiết xuất
Hình 3.7: Kết quả khảo sát nồng độ dung môi chiết xuất
Hình 3.8: Ảnh hưởng của tỷ lệ dược liệu/dung môi đến quá trình
chiết


29

30
31
32

13

Hình 3.9: Khảo sát số lần chiết

32

14

Hình 3.10: Khảo sát nồng độ cồn RG

37

15

Hình 3.11: Kết quả khảo sát pH dung môi rửa giải

37

16

Hình 3.12: Kết quả khảo sát thể tích rửa giải

38


17

Hình 3.13: Sơ đồ quy trình làm giàu GA từ Cam thảo

40

18

Hình 3.14: Cao tinh chế sau đông khô

41


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Danh mục các bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Phân loại các loại nhựa macroporous

11

2

Bảng 2.1: Các đặc tính lý hóa của nhựa macroporous

16


3

Bảng 2.2: Danh mục hóa chất sử dụng

17

4

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống của phương pháp

28

5

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính nồng độ GA

28

6

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp

30

7

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nồng độ dung môi chiết xuất

31


8

Bảng 3.5: Tỷ lệ dược liệu/dung môi ảnh hưởng đến nồng độ GA

32

trong dịch chiết
9

Bảng 3.6: Hàm lượng GA trong Cam thảo

34

10 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của pH lên sự hấp phụ GA

35

11 Bảng 3.8: Kết quả xác định dung lượng hấp phụ GA của H103

36

12 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát pH dung môi rửa giải

38

13 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá quy trình làm giàu GA từ Cam thảo

41



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cam thảo (Glycyrrhiza spp.) là một trong những loại dược liệu đã và đang
được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền trên thế giới, đặc biệt là các nước
Châu Á và Nam Âu.
Thành phần chính trong Cam thảo có lợi cho sức khỏe là acid glycyrrhizic
(GA) và một nhóm các flavonoids. Trong đó, GA là hoạt chất chính và được
nghiên cứu nhiều nhất. Ở nhiều quốc gia, GA được sử dụng như một tác nhân trị
liệu chính để điều trị viêm gan siêu vi mãn tính và viêm da dị ứng [45]. Nó cũng
là một trong những hợp chất tự nhiên hàng đầu cho các thử nghiệm lâm sàng về
HIV mãn tính thể hoạt động [8]. Đã có một số công trình trong nước nghiên cứu
chiết xuất, phân lập GA trong Cam thảo, tuy nhiên các biện pháp sử dụng đã cũ
và sử dụng nhiều dung môi độc hại.
Những năm gần đây, nhựa macroporous được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh
vực chiết xuất, phân lập và tinh chế các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên.
Chúng có nhiều ưu điểm như: loại bỏ tạp chất, làm giàu hoạt chất, không sử
dụng đến các dung môi hữu cơ độc hại, khả năng tái sử dụng và ổn định tốt, chi
phí thấp, phù hợp cho sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhựa
macroporous trong quá trình tinh chế - biện pháp thay thế xanh cho các dung
môi độc hại đang là một hướng đi tiềm năng mà ở Việt Nam chưa có công trình
nào về Cam thảo được thực hiện.
Nhằm phát triển hướng đi mới hiệu quả, kinh tế và thân thiện với môi
trường trong chiết xuất GA từ Cam thảo, đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hướng đến quá trình chiết xuất và tinh chế acid Glycyrrhizic từ Cam thảo”
được thực hiện với mục tiêu:
1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất GA từ Cam
thảo.
2. Khảo sát một số loại nhựa để tinh chế và làm giàu GA từ dịch chiết Cam
thảo.


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Tổng quan về Cam thảo

1.1.
1.1.1.

Phân loại thực vật

Cam thảo còn có tên là Bắc Cam thảo, Cam thảo, Sinh Cam thảo, Quốc
lão.
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. (G.
glandulifera Waldst et Kit).
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Tên Cam thảo là vì Cam là ngọt, thảo là cỏ; cỏ có vị ngọt [4].
1.1.2.

Mô tả thực vật

Cây Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm, thân có thể
cao tới 1m hay 1,5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét
9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5,5cm, rộng 1,5-3cm. Vào mùa
hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22cm (cây trồng ở
Việt Nam sau 3 năm chưa thấy ra hoa). Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm,
rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông, trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt,
đường kính, 5-2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. Tại Trung
Quốc mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9. [4]


Hình 1.1: Cây Cam thảo Glycyrrhiza glabra L [44].
2


Cây Cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài Cam thảo G. uralensis,
nhưng khác ở chỗ lá chét thuôn dài hơn, dài 1,5-4cm, rộng 0,8-2,3mm, quả giáp
thẳng hoặc hơi cong, dài 2-3cm, rộng 4-4,4mm, mặt quả gần như bóng hoặc có
lông ngắn, số hạt ít hơn loài trên. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 7-9.[4]
1.1.3.

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Glycyrrhiza L. trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở vùng ôn đới
ấm hoặc á nhiệt đới thuộc châu Á, châu Âu và bắc châu Phi. Tuy nhiên, nơi
phân bố tập trung của nhiều loài lại là vùng Trung Á, bao gồm Iran, Azecbaizan,
Kazakhstan, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Mông Cổ. [3]
Cam thảo bắc là cây ưa sáng, chịu được khô hạn và điều kiện thời tiết khắc
nghiệt. Tại vùng Trung Á, ban ngày có thể nóng trên 40◦C nhưng ban đêm hoặc
về mùa đông nhiệt độ xuống dưới 0◦C, nhưng cây vẫn sinh trưởng phát triển
bình thường. Cây sống được trên nhiều loại đất, từ các loại đất nhiều vôi, đất cát
khô cằn của vùng sa mạc cho đến loại đất bùn nhão trong các đầm hồ bị can
nước. Do sống trong điều kiện khô cằn, nên bộ rễ của Cam thảo bắc rất phát
triển. Hầu hết các cây Cam thảo lâu năm, rễ đều dài trên 1m [3].
Cây Cam thảo bắc trước đây không có ở nước ta. Từ năm 1958 được du
nhập vào Việt Nam bằng những hạt giống của loài Glycyrrhiza uralensis do
Liên Xô cũ cung cấp [4]. Được trồng thử ở các cơ sở nghiên cứu của Viện dược
liệu (Văn Điển, Tam Đảo, Sa Pa và Hải Dương) [3].
Thường được trồng bằng các đoạn thân ngầm có 2 – 3 mầm vào mùa
xuân. Sau 3 -4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba năm đầu có thể trồng xen các
hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đát cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống

làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15
– 30cm, đường kính 5 – 20mm, bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ
màu nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo chiều dọc, hơi khé cổ [5].
1.1.4.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của các loài Cam thảo bắc có 2 nhóm hoạt chất

chính: acid glycyrrhizic 6-12% và các dẫn chất của nó; nhóm các hợp chất
3


flavonoid 3-4%. Ngoài ra trong Cam thảo còn có các thành phần phụ khác như:
carbohydrate (glucosse và saccharose) 4,7 – 10,97%, tinh bột 4,17 - 5,92%, chất
vô cơ 4-6%, malnitol, lipid 0,5-1%, asparagin 2-4%, nhựa 5%. Có chủng loại có
chất đắng glycyramarin, coumarin, umbeliferon, hermarin, acid ferulic, acid
hydroxycinamic [3], [4], [5].
❖ Nhóm các hợp chất flavonoid.
Các flavonoid là nhóm các hoạt chất quan trọng thứ hai có trong Cam
thảo với hàm lượng 3 – 4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất
liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Liquiritin được Shinoda và Ueda phân lập năm 1934. Chất này thuộc
nhóm flavanon, có phần aglycon là liquiritigenin (=4’,7 dihydroxy – flavanon).
Isoliquiritin được Puri và Seshadri phân lập năm 1954. Chất này là đồng
phân của liquiritin và thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoluquiritigenin
(=4,4’,6’ trihydroxy chalcon). Isoquiritigen ở môi trường acid thì đồng phân hóa
thành liquiritigenin.
Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác như: isoflavan
(glabridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren) [5].
1.1.5.


Tác dụng chung của Cam thảo
Trước đây, Tây y chỉ coi Cam thảo như một vị thuốc phụ, có tác dụng hỗ

trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống. Trái lại, Đông y cho rằng Cam thảo có khả năng
chữa rất nhiều bệnh và dùng trong hầu hết các đơn thuốc [4]. Cho đến nay, qua
nhiều công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng, Cam thảo
đã được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý có thể ứng dụng trong chữa bệnh
[27]:
- Tác dụng chống viêm: do có tác dụng ức chức các chất trung gian hóa học
của quá trình viêm như PGE2, leukotrien B,...[12].
- Tác dụng chống vi khuẩn, virus và kháng độc tố: Hai thành phần trong Cam
thảo, isoliquiritigenin và glycyrol, đã cho thấy tác dụng ức chế neuroaminidase -

4


một loại enzyme có cả trong virus cúm A và B. Enzyme này có vai trò quan
trọng trong sự tăng sinh virus [40].
- Tác dụng chống oxy hóa: Tác dụng này chủ yếu thể hiện trên quá trình phân
giải lipid và cholesterol thông qua quá trình giảm mức độ nhảy cảm của các
phân tử lipid với quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do [11], [22].
- Tác dụng bảo vệ gan: ức chế sự phát triển của dòng tế bào lưu trữ chất béo
gây ra xơ gan bằng cách giảm sự tăng sinh và gây ra apoptosis (sự chết tế bào)
[49].
- Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Cam thảo cho thấy tác dụng gây trấn
tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự nhiên và hạ thân nhiệt [3].
- Tác dụng trên hệ tuần hoàn: Cam thảo đã được sử dụng để điều trị các rối
loạn tim mạch [3].
- Tác dụng trên hệ hô hấp: Cam thảo cho thấy tác dụng chống ho dai dẳng [29]

và tác dụng tốt trên bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [28].
- Tác dụng trên hệ tiêu hóa: Dịch chiết của G. glabra có thể ngăn chặn sự kết
dính của Helicobacter pylori với mô dạ dày của con người và tạo ra tác dụng
chống loét trong các mô hình thí nghiệm trên động vật [35].
- Tác dụng trên hệ nội tiết: Dịch chiết của Cam thảo G.uralensis có thể tránh
được việc tăng cân và tích lũy chất béo ở những con chuột béo phì; tuy nhiên,
nó không gây ra tác dụng tăng sinh đối với tuyến vú và tử cung [43].
- Tác dụng trên da: Chiết xuất Cam thảo được chứng minh là có thể chống lại
sự quang hóa do UVB gây ra, và có tác dụng chống oxy hóa và gốc tự do tốt [6],
[16].
1.2.
1.2.1.
-

Tổng quan về Acid Glycyrrhizic
Tính chất vật lý của Acid Glycyrrhizic
Acid

Glycyrrhizic



tên

IUPAC:

6-[6-carboxy-2-[(11-carboxy-

4,4,6a,6b,8a,11,14b-heptamethyl-14-oxo-2,3,4a,5,6,7,8,9,10,12,12a,14adodecahydro-1H-picen-3-yl)oxy]-4,5-dihydroxyoxan-3-yl]oxy-3,4,5trihydroxyoxane-2-carboxylic acid.
5



-

GA là một saponin chiết được từ Cam thảo bắc, là một chất thuộc nhóm

olean. Dưới tác động của acid vô cơ, GA bị đẩy ra khỏi muối của nó. Khi thủy
phân bằng acid cho phần glycon là acid glycyrrhetic (còn gọi là acid
glycyrrhetinic) và 2 phân tử acid glucuronic. Acid glycyrrhetic có một nhóm
OH ở C-3 (nối với 2 phân tử glucuronic), một nhóm carbonyl ở C-11, một nối
đôi ở C-12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl.[3], [4], [5]

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của Acid Glycyrrhizic.
-

Tính chất vật lý:

+ Bột màu trắng.
+ Dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, ít tan trong nước lạnh, nếu để nguội sẽ
tạo thành gel, không tan trong ether và chloroform [5].
+ Nếu cho vào nước lắc thì tạo bọt.
+ Độ ngọt gấp 60 lần saccharose, nhưng nếu phối hợp với mía, độ ngọt lại tăng
lên và có thể gấp 100 lần [3].
1.2.2.

Tác dụng sinh học của GA
GA đã được báo cáo có nhiều đặc tính trị liệu như chống viêm, chống

loét, chống dị ứng, chống oxy hóa, chống khối u, chống tiểu đường và bảo vệ
gan, và được sử dụng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt và nhiễm virus như

phổ biến cảm lạnh, viêm gan virus, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) [8]. Cam thảo, nguồn tự
6


nhiên của GA, cũng là thành phần không thể thiếu của các loại thuốc truyền
thống của Nhật Bản, và chiết xuất Cam thảo được sử dụng làm mỹ phẩm, phụ
gia thực phẩm, hương vị thuốc lá và các sản phẩm bánh kẹo [23]. Chiết xuất từ
rễ của G.glabra cũng được biết là hoạt động như thuốc chống lipid máu và
chống tăng đường huyết [42] [34].
-

Tác dụng trên chuyển hóa: Các nghiên cứu cho thấy GA giúp cải thiện các

hội chứng chuyển hóa bằng cách tác động lên các cơ chế liên quan. Trong
nghiên cứu của Chia và đồng nghiệp năm 2009 [48], GA đã làm giảm đáng kể
lượng đường trong máu và HOMA-IR (mô hình đánh giá cân bằng nội môi kháng insulin) ở chuột được cho 100mg/kg trong 24 giờ so với chuột không
được điều trị với GA. Hơn nữa, nghiên cứu của Eu và cộng sự [17] cũng cho
thấy GA tạo ra sự giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói và nồng độ insulin
huyết thanh trung bình ở chuột béo phì sau 28 ngày điều trị. Dựa vào các tác
dụng cải thiện các hội chứng bất lợi trên chuyển hóa đã được đề cập, đặc biệt là
là nồng độ insulin và lipid trong máu, GA được kì vọng rằng nó có thể giúp cải
thiện mức độ nhạy cảm với insulin ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng
trứng đa nang (PCOS). PCOS xảy ra khi có sự gián đoạn đối với chu kỳ kinh
nguyệt bình thường ở nữ giới, dẫn đến chứng tăng huyết áp và có thể gây vô
sinh [26]. Khoảng 50% phụ nữ mắc PCOS bị thừa cân hoặc béo phì và biểu hiện
kháng insulin và do đó, tăng insulin máu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến
chứng tăng huyết áp ở đối tượng này [20]. Do đó, GA có thể có vai trò trong
việc cải thiện tình trạng ở bệnh nhân PCOS.
-


Tác dụng trên các khối u và ung thư: Một đánh giá về tác dụng bảo vệ của

GA trong sự hình thành khối u dưới da do bức xạ UVB ở chuột không lông
SKH-1 cho thấy GA làm giảm bớt sự hình thành khối u do bức xạ UVB. Cơ chế
này thông qua việc điều chỉnh giảm các biện pháp kiểm soát tăng sinh tế bào bao
gồm dimer thymine, kháng nguyên nhân tế bào tăng sinh , sự chết tế bào và yếu
tố phiên mã, cũng như các tác nhân gây viêm cyclooxygenase 2 (COX-2),

7


prostaglandin E2 (PGE2) và oxit nitric (NO), trong khi điều chỉnh tăng p53 và
p21/Cip1 để bảo vệ DNA khỏi bị hư hại và thúc đẩy sửa chữa DNA [15].
-

Tác dụng chống oxy hóa: Sự tích lũy quá mức của các gốc tự do có thể

gây ra sự mất cân bằng kéo dài giữa việc cung cấp oxy cho cơ tim và nhu cầu
của cơ tim, dẫn đến xuất hiện của hội chứng mạch vành cấp tính (ACS).
Isoproterenol là một trong những yếu tố phổ biến gây ra sự mất cân bằng giữa
chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ tim. Trong nghiên cứu của
Haleagrahara và cộng sự [21], GA đã được thử nghiệm thành công để thể hiện
tác dụng tích cực chống lại bệnh nhồi máu cơ tim cấp do isoproterenol gây ra ở
chuột.
-

Tác dụng trên vi khuẩn và virus: Các đặc tính chống virú của GA đã được

phát hiện từ những năm 1970. Trong những năm đầu, GA đã được chứng minh

là có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của virus vaccinia (VV), virus
herpes simplex (HSV), virus bệnh Newcastle (NDV) và virus viêm màng não
(VSV), nhưng không hiệu quả với virus bại liệt (PV) [38]. GA sau đó đã được
chứng minh là có tác dụng ức chế các bước nhân lên của virus giai đoạn muộn
trên cả phôi trứng gà bị nhiễm cúm và NDV [39]. GA cũng được Baba và
Shigeta chứng minh là có hiệu quả chống lại virus varicella-zoster (VZV) trong
ống nghiệm [7], cũng như có tác dụng ức chế sao chép SARS-coronavirus
(SARS-CoV) trong ống nghiệm [25].
-

Tác dụng chống viêm: GA đã được chứng minh là có tính chất chống viêm

trong nhiều nghiên cứu. Gần đây, Bhattacharjee và cộng sự [9] tuyên bố rằng
GA đã ngăn chặn thành công tình trạng viêm trong nhiễm trùng Leishmania
donovani bằng cách ức chế giải phóng COX-2 và PGE2 trong các đại thực bào
bị nhiễm L. donovani. Ngoài ra, GA cũng có thể ngăn chặn phản ứng viêm
thông qua việc ức chế sản xuất cytokine gây viêm. Kao et al [30] đã báo cáo
rằng GA cho thấy hoạt động chống viêm đáng kể bằng cách giảm sản xuất
cytokine thông qua con đường phosphatidylinositol 3-kinase / Akt / glycogen
synthase kinase-3-beta (PI3k / Akt / GSK3β). Bên cạnh đó, chiết xuất Cam thảo
8


có chứa GA cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm ban đỏ, phù và ngứa trong
viêm da dị ứng. Với kết quả đầy hứa hẹn này, Cam thảo đã được yêu cầu điều trị
viêm da dị ứng [41].
1.3.

Giới thiệu về kỹ thuật hấp phụ
Khái niệm


1.3.1.

Hấp phụ là là quá trình hút các chất trên bề mặt các vật liệu xốp nhờ các
lựa bề mặt. Các vật liệu xốp được gọi là chất hấp phụ, chất bị hút gọi là chất bị
hấp phụ.
Ngược với sự hấp phụ, sự đi ra của chất bị hấp phụ khỏi lớp bề mặt được
gọi là sự giải hấp phụ. Khi sự hấp phụ đạt tới trạng thái cân bằng thì tốc độ hấp
phụ băng tốc độ giải hấp phụ.
Sự hấp phụ có thể xảy ra giữa các pha: rắn và rắn, rắn và lỏng, hoặc rắn
và khí.
Kỹ thuật hấp phụ có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ dược phẩm như:
lọc vi khuẩn, tổng hợp hóa dược, sử dụng trong mặt nạ phòng độc, sắc ký lỏng –
rắn, và đặc biệt là tinh chế hoạt chất hoặc các chế phẩm từ dược liệu [2].
1.3.2.

Cơ chế và các quá trình chuyển chất trong hấp phụ
Quá trình hấp phụ được phân thành hai loại tùy theo bản chất của lực

tương tác giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ: hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa
học.
➢ Hấp phụ vật lý: Xảy ra do lực hút giữa các phân tử, lực hút
Vanderwaals (có tương tác yếu). Là quá trình thuận nghịch, chiều ngược của sự
hấp phụ là sự giải hấp phụ. Hấp phụ vật lí kèm theo hiệu ứng nhiệt nhỏ, các chất
đã bị hấp phụ dễ bị giải hấp phụ.
➢ Hấp phụ hóa học: Xảy ra do lực liên kết hóa học, có tương tác
mạnh. Trong hấp phụ hóa học, các phân tử của chất bị hấp phụ liên kết với chất
hấp phụ bởi các lực hóa học bền vững tạo thành những hợp chất hóa học bề mặt
mới. Hấp phụ hóa học có hiệu ứng nhiệt lớn. Chất bị hấp phụ khó bị giải hấp
phụ.

9


Các quá trình chuyển chất trong hấp phụ được xem như gồm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Khuếch tán từ môi trường lỏng đến bề mặt hạt hấp phụ. Giai
đoạn này phụ thuộc vào tính chất vật lý và thủy động lực của chất lỏng.
+ Giai đoạn 2: Khuếch tán theo các mao quản trên bề mặt.
+ Giai đoạn 3: Tương tác hấp phụ.
Hai giai đoạn sau của quá trình chuyển chất trong hấp phụ phụ thuộc vào
các tính chất và cấu trúc của chất hấp phụ [2].
1.3.3.

Một số chất hấp phụ sử dụng trong công nghệ dược phẩm

Các chất hấp phụ cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau: có bề mặt riêng
lớn; có các mao quản đủ lớn để các phân tử chất bị hấp phụ đến được bề mặt
nhưng cần đủ nhỏ để loại các phân tử tạp chất và có tính chọn lọc; có thể hoàn
nguyên dễ dàng; bền năng lực hấp phụ; đủ bền để chịu được rung động và va
đập [2].
Dựa vào bản chất của chất hấp phụ thì các chất hấp phụ được sử dụng trong
ngành công nghệ dược phẩm được chia ra làm 3 loại chính:
+ Chất hấp phụ chứa oxy: silicagel, zeolits.
+ Chất hấp phụ chứa cacbon: than hoạt, graphite.
+ Chất hấp phụ là các polymer: nhựa hấp phụ.
1.3.3.1. Silica gel
Silica gel là chất hấp phụ ưa nước, hấp phụ tốt nước và nhiều chất có cực
do có bề mặt riêng lớn, từ 200 – 800 m2/g. Loại chất hấp phụ này thường được
sử dụng trong sắc ký cột để tách các hợp chất tinh khiết từ dược liệu hoặc tổng
hợp hóa học và tinh chế làm giàu hoạt chất. Ngoài ra nhờ đặc tính hút ẩm và khí,
hạn chế sự biến đổi các thành phần hóa học, biến tính hoạt chất thì silica gel còn

được sử dụng như một chất bảo quản trong ngành công nghệ dược phẩm. Hiện
nay, silica gel được sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm: bền, không độc, bảo
quản và vận chuyển dễ dàng; giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao và được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; không ảnh hưởng tới sản phẩm mà nó tiếp
xúc và dễ tái sử dụng; bền cơ học ở nhiệt độ cao [2].
10


1.3.3.2. Than hoạt tính
Than hoạt tính được chế tạo từ các nguyên liệu giàu cacbon như than bùn,
than đá, thực vật, xương động vật. Cấu trúc xốp và độ hoạt động của than phụ
thuộc vào loại nguyên liệu và chế độ hoạt hoá nên than có nhiều loại với phạm
vi hoạt động khác nhau. Than dùng trong hấp phụ khí thường là loại có nhiều
mao quản nhỏ, hấp phụ dung dịch cần giàu mao quản trung bình. Than hoạt tính
thường được dùng ở hai dạng: dạng bột – thường dùng với quy mô nhỏ, đem
trộn vào dung dịch cần hấp phụ sau đó lọc bỏ than đã hấp phụ; dạng viên –
thuận lợi cho việc hoàn nguyên than và tái sử dụng nên thường dùng cho các hệ
thống có quy mô lớn [2].
1.3.3.3. Nhựa hấp phụ macroporous
Nhựa hấp phụ là các polymer liên kết chéo, không ion hóa, được tổng hợp
nhân tạo như styren, divinyl, benzen,…bản chất là các hạt rắn, trên bề mặt có
nhiều lỗ xốp và không cho ánh sáng đi qua. Các lỗ xốp tương đối rộng (đường
kính lỗ xốp > 50Å) [33] có thể cho phân tử lớn đi qua, hấp phụ nhờ lực liên kết
tĩnh điện, liên kết hydro hoặc tạo phức . Các hạt nhựa có kích thước từ 0,3 - 1,2
mm, cứng, trơ, diện tích bề mặt lớn và có thể dễ dàng xử lý trước khi sử dụng.
Khi được hoạt hóa bởi nước, các hạt sẽ trương nở, kích thước hạt tăng đáng kể
so với hạt ban đầu [10].
Xét theo độ phân cực, nhựa macroporous chia làm 4 loại [33].
Bảng 1.1. Phân loại nhựa macroporous
Loại

nhựa

hạt

Không
cực

phân

Phân cực yếu

Cấu trúc
Styren

Polystyren
Polystyren,
Phân
cực
Styren-divinyl
trung bình
benzen
Phân
cực Polystyren,
mạnh
Styren, Sulfonic

Kích thước Diên tích bề
Ví dụ
hạt (mm)
mặt (m2/g)

D1400,
0,3-1,2
500-600
D101,
D4020
0,3-1,0
500-650
AB-8
0,3-1,2

>1050,
550

XAD-8

0,3-1,2

100-220

DA201

11


Khả năng hấp phụ chọn lọc của nhựa macroporous phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: bản chất polyme, đường kính lỗ xốp, diện tích bề mặt riêng, độ phân
cực, các nhóm chức đặc trưng; khối lượng phân tử, kích thước và độ phân cực
của chất tan và các điều kiện tiến hành (nồng độ, pH dịch chiết, nhiệt độ hấp
phụ, dung môi,…) [33].
Nhựa macroporous được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh

vực, các ứng dụng ban đầu có thể kể đến như tinh chế đường, hấp phụ khí, xử lý
nước thải. Trong lĩnh vực chiết xuất và tinh chế các hoạt chất tự nhiên, nhựa
macroporous được ứng dụng để tinh chế, phân lập các hoạt chất tinh khiết, làm
giàu hoạt chất trong các cao dược liệu. Đặc biệt với nhiều ưu điểm như: cấu trúc
đa dạng, giá thành rẻ, khả năng lặp lại và ổn định tốt, phần lớn đều sử dụng các
dung môi “xanh” như nước và ethanol, có thể tái sử dụng, phù hợp với nhiều
nhóm hoạt chất, chi phí vận hành rẻ, loại nhựa này phù hợp khi triển khai ở quy
mô lớn.
Nhiều nhóm chất tự nhiên đã được tinh chế và làm giàu nhờ ứng dụng
nhựa hấp phụ macroporous cho độ tinh khiết cao (từ 10 đến 90% tùy thuộc vào
mức độ phức tạp của các thành phần trong dịch chiết) với hiệu suất thu hồi cao
(>70%) như flavonoid/polyphenol, glycosid, saponin, taxol/toxoid, carotenoid,
serotonin và các alcol béo [33].
1.4.
1.4.1.

Một số nghiên cứu chiết xuất và phân lập GA
Chiết xuất GA
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiết xuất GA từ Cam thảo được

thực hiện trong và ngoài nước bằng rất nhiều các phương pháp khác nhau:
- Phương pháp ngâm với dung môi: Đây là phương pháp phổ biến và có ý
nghĩa thực tế nhất hiện nay. Dựa vào tính chất vật lý của GA là một chất phân
cực, dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, do đó các dung môi này thường được sử
dụng để chiết xuất GA. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu của mình,
nhóm nghiên cứu của Tian cũng đã khảo sát khả năng chiết GA của các dung
môi hữu cơ khác (methanol, dichloromethan, chloroform, n-hexan) và kết luận
12



rằng methanol là dung môi cho hiệu suất chiết cao nhất. Tuy nhiên xét về độ an
toàn do dư lượng MeOH trong sản phẩm, thì việc sử dụng EtOH nên được ưu
tiên trong các sản phẩm thương mại [45], [46].
- Phương pháp ngâm với hỗ trợ siêu âm: Sóng siêu âm lan truyền trong
môi trường lỏng gây nên những dao động mạnh của các phân tử, làm xuất hiện
nhất thời các bóng khí trong lòng chất lỏng (bóng khí xuất hiện khi nhiệt độ
dung môi dưới điểm sôi của nó). Quá trình bóng khí hình thành và xẹp đi gây ra
một số tác dụng: tạo ra các sóng va đập và lực cắt xé mạnh, tăng nhiệt độ, tạo
các tia dung môi nhỏ va đập vào bề mặt pha rắn. Kết quả là siêu âm làm phá vỡ
một phần màng tế bào dược liệu, tăng khả năng thấm của thành tế bào, giảm
kích thước tiểu phân, phát sinh các kênh khuếch tán trong dược liệu và tăng
cường sự xáo trộn của hỗn hợp chiết. Nghiên cứu của Charpe năm 2012, đã cho
thấy rằng phương pháp chiết siêu âm không những cho hiệu suất chiết cao hơn
mà còn giảm thời gian chiết so với các phương pháp khác [14].
- Phương pháp ngâm với hỗ trợ vi sóng: Dưới tác dụng của vi sóng, nhiệt
độ hỗn hợp chiết tăng nhanh. Nhiệt độ tăng làm tăng tính thấm, tăng khả năng
hòa tan và tăng tốc độ khuếch tán của dung môi. Hơi ẩm trong tế bào dược liệu
bốc hơi và tạo áp lực mạnh lên thành tế bào, gây phá vỡ tế bào và thúc đẩy giải
phóng hoạt chất do vậy tiết kiệm đáng kể thời gian và dung môi chiết xuất [37].
Tuy nhiên, cũng như phương pháp ngâm với hỗ trợ siêu âm, phương pháp này
gặp khó khăn ở khả năng nâng quy mô mẻ chiết và đòi hỏi trang thiết bị chuyên
dụng.
- Phương pháp chiết xuất ngược dòng nhiều giai đoạn: Phương pháp này
được Wang và cộng sự của ông nghiên cứu, trong đó các thiết bị sử dụng bao
gồm nhiều đơn vị chiết nối với nhau bởi một ống dẫn, mỗi đơn vị chiết gồm
bình chiết, bình đựng dung môi và một bơm. Các đơn vị chiết được vận hành
trong một chu trình khép kín, dung môi được bơm từ các van ở đáy bình vào bên
trong, hòa trộn với bột dược liệu và chảy ra khỏi bình vào van ở phía trên và
quay trở về bơm. Kết quả của nghiên cứu cho thấy so với các phương pháp khác
13



thì phương pháp chiết xuất ngược dòng mang lại hiệu suất cao nhất, tiết kiệm
đáng kể thời gian, năng lượng và lượng dung môi tiêu thụ [47].
- Phương pháp sử dụng dung môi siêu tới hạn: Sử dụng dung môi siêu tới
hạn trong chiết xuất giúp bảo vệ các tính chất đặc trưng của hoạt chất do nhiệt
độ chiết thấp và hạn chế sự tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa, thân thiện với
môi trường [24], [32]. Tuy nhiên phương pháp này cũng cần thiết bị chuyên
dụng và đắt tiền nên ít có ý nghĩa thực tiễn.
1.4.2.

Nghiên cứu tinh chế và làm giàu GA
Bên cạnh GA, trong Cam thảo còn có một vài nhóm hoạt chất như các

flavonoid, các dẫn xuất triterpenoid do đó việc tinh chế và làm giàu GA cũng là
một lĩnh vực được quan tâm. Một số phương pháp tinh chế và làm giàu GA
gồm:
- Phương pháp chiết phân bố lỏng lỏng sử dụng dung môi hữu cơ: Phương
pháp này sử dụng tính chất về độ tan và sự phân bố chọn lọc của GA trong các
dung môi để loại bỏ các tạp chất. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến
trong nghiên cứu với ưu điểm là thao tác tiến hành đơn giản. Tuy nhiên nhược
điểm của phương pháp này là sử dụng lượng lớn các dung môi hữu cơ độc hại,
quy trình gồm nhiều bước, khó nâng quy mô, hiệu suất thu hồi và/hoặc hàm
lượng GA thu được không cao [18], [36].
- Phương pháp sử dụng các chất hấp phụ chọn lọc: Đây là phương pháp
được nghiên cứu nhiều nhất trong những năm gần đây, nhiều chất hấp phụ chọn
lọc GA được nghiên cứu như: Fu và cộng sự đã nghiên cứu hấp phụ GA và
flavonoid trong Cam thảo trên nhựa XDA-1, nhưng trọng tâm chính công việc
của họ là loại bỏ GA để có được một sản phẩm Cam thảo deglycyrrhiziated [19];
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Charpe đã thực hiện nghiên cứu khảo sát trên

5 loại nhựa hấp phụ khác nhau Indion 810, Indion 850, Indion 860, Duolite
A161, Duolite A368 để xây dựng quy trình làm giàu GA bằng nhựa hấp phụ
[13].

14


Ưu điểm lớn nhất của nhóm phương pháp này là việc không sử dụng các
dung môi hữu cơ độc hại do hầu hết GA được rửa giải bằng các dung môi
“xanh” như nước và ethanol. Một số chất hấp phụ có dung lượng hấp phụ và giải
hấp phụ cao, chọn lọc với GA, có thể tái sử dụng tốt và thuận lợi khi nâng quy
mô. Tuy nhiên các điều kiện kỹ thuật cụ thể cần được tính toán và nghiên cứu kỹ
với từng loại chất hấp phụ khác nhau.

15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu Cam thảo khô được mua của
Công ty CP trà thảo dược Trường Xuân.
2.1.2. Chất chuẩn và hóa chất
➢ Chất chuẩn:
Hình 2.1. Nguyên liệu Cam thảo.

- Acid Glycyrrhizic chuẩn:

Hàm lượng 99,72% (Trung Quốc), lô Lot# - 12967, từ Mafco Worldwide LLC.
➢ Các chất hấp phụ:

- Nhựa macroporous: D101, HPD826, H103, và X5 được cung cấp bởi Công
ty Anhui Sanxing Resin Technology Co., Ltd. (Trung Quốc).
Bảng 2.1. Các đặc tính lý hóa của nhựa macroporous

10,0-11,0

Kích
thước hạt
(mm)
0,3-1,3

Không phân cực

500-600

9,0-10,0

0,3-1,3

Phân cực

H103

900-1100

8,4-9,4

0,3-1,25

Không phân cực


X5

500-600

9,0-10,0

0,3-1,25

Không phân cực

Diện tích bề
mặt (m2/g)

Kích thước lỗ
xốp (nm)

D101

400-450

HPD826

Nhựa
macroporous

Hình 2.2. Các nhựa macroporous sử dụng.

16


Độ phân cực


2.1.3. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ
2.1.3.1. Hóa chất
Bảng 2.1. Danh sách hóa chất sử dụng
STT Tên hóa chất

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

Việt Nam

TCKT

1

EtOH 96%

2

MeOH

Trung Quốc

TCKT

3


n-Butanol

Trung Quốc

TCKT

4

Axit acetic băng

Trung Quốc

TCKT

5

NaOH

Trung Quốc

TCKT

6

HCl

Trung Quốc

TCKT


7

Nước cất

Việt Nam

-

2.1.3.2. Thiết bị
✓ Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao CAMAG: Bộ phận chấm
mẫu bán tự động Linomat, bộ phận khai triển sắc ký ADC2, bộ phận
phát hiện và xử lý kết quả (Videoscan: buồng chụp ảnh sắc ký TLC
VISUALIZED, phần mềm xử lý kết quả VideoScan: desninometer:
máy quét vết TLC Scanner 4).
✓ Máy cất quay IKA Scientific (Thụy Sỹ)
✓ Cân phân tích Mettler Toledo AB204S ( Thụy Sỹ)
✓ Cân kĩ thuật.
✓ Tủ sấy Memmert (Đức).
✓ Tủ hốt, máy lắc, bể điều nhiệt.
✓ Hệ thống lọc hút chân không Buchner.
✓ Máy siêu âm Daihan scientific ( Hàn Quốc).
✓ Bể chạy sắc ký.
✓ Máy soi UV 254nm & 366nm.
2.1.3.3. Dụng cụ
✓ Cột thủy tinh (đường kính 1cm ; 1,7cm ; 2,6cm; 4cm)
✓ Pipet 2mL, 5mL, 10mL.
17



×