Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

VIÊM VA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 12 trang )

VIÊM V.A
Trần Hải Yến
Bộ môn Tai Mũi Họng


MỤC TIÊU
1.
2.
3.
4.

Trình bày vị trí và vai trò của V.A
Nêu các triệu chứng lâm sàng của viêm V.A
Kể các biến chứng của viêm V.A
Liệt kê các chỉ định và chống chỉ định của
nao V.A


MỞ ĐẦU
V.A ( Végetation Adénoides) gồm
VA vòm và VA vòi là tổ chức
lympho nằm trong vòng Waldayer
VA sản xuất lympho B và T→ vai
trò miễn dịch tại chỗ của đường hô
hấp trên
Viêm V.A đứng hàng đầu trong
bệnh lý Tai Mũi Họng ở trẻ em
Viêm V.A có thể cấp tính, mạn
tính, hay tái phát và có thể gây ra
các biến chứng



GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
VA là đám lympho ở nóc và
thành sau vòm dày khoảng dày
vài mm, nhiều khe rãnh và
múi
VA tăng trưởng về khối lượng
và chức năng miễn dịch từ 1-8
tuổi, sau đó thoái triển dần
Quá trình viêm tái diễn làm
tăng dần số lượng và khối
lượng của tổ chức lympho→
VA quá phát


NGUYÊN NHÂN
1.Virus là nguyên nhân thường gặp nhất: Adenovirus,
Rhinovirus, virus cúm, virus hợp bào đường thở
2.Vi khuẩn: thường gặp
* liên cầu: đặc biệt nguy hiểm β tan huyết nhóm A
*Phế cầu
*Hemophilus Influenzae
3. Yếu tố nguy cơ: thời tiết, môi trường, cơ địa tạng tân,
suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng...


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM V.A CẤP TÍNH
Hay gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3-4 tuổi
1.Toàn thân
- Sốt cao 38- 39°C

- Quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn
- Có thể nôn trớ, ỉa chảy
2. Cơ năng
- Chảy mũi nhày hoặc mũi mủ
- Ngạt tắc mũi
- Ho
3. Thực thể:
- Mũi: nhiều mủ hoặc nhày, niêm mạc xung huyết phù nề
-Họng: thấy mủ hoặc nhày chảy từ vòm xuống thành sau họng
- Tai: màng nhĩ mất bóng sáng, hơi lõm do tắc vòi nhĩ


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM V.A MẠN TÍNH
Là hiện tượng viêm quá phát, xơ hóa tổ chức VA sau nhiều lần
viêm cấp tính
1.Toàn thân
- Không sốt cao nhưng hay sốt vặt, ốm vặt
- Cơ thể chậm phát triển, kém nhanh nhẹn
- Đãng trí, kém tập trung tư tưởng do thiếu oxy não kéo dài
2. Cơ năng:
- Ngat mũi là triệu chứng chính , hai bên, tăng dần làm trẻ phải
há miệng để thở, đêm ngủ không yên giấc, ngáy to
- Chảy mũi nhày kéo daì hàng tháng “thò lò mũi”


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM V.A MẠN TÍNH
3. Thực thể
*Soi mũi trước: hốc mũi đầymủ
nhày, niêm mạc phù nề
*Soi mũi sau thấy tổ chức VA lùi

sùi như quả dâu, có thể che kín
cửa mũi sau
*Họng: mủ chảy từ vòm xuống
thành sau hong
* Tai: màng nhĩ lõm
*Bộ mặt VA: hiện nay hiếm gặp


BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM VA
1.Biến chứng viêm nhiễm
*Viêm thanh khí phế quản
*Viêm tai giữa
*Viêm mũi xoang
*Viêm hạch Gillette gây áp xe thành sau họng
*Viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt, ổ mắt
*Viêm thận
* Viêm đường tiêu hóa
2. Biến chứng về sự phát triển thể xác và tinh thần
* Trẻ thường xanh xao, còi cọc suy dinh dưỡng hoặc béo bệu
* Có thể có bộ mặt VA
* Kém thông minh, không tập trung tư tưởng, học tập kém do
thở kém, nghe kém và thiếu oxy não mạn tính


ĐIỀU TRỊ
1.Điều trị viêm VA cấp
* Hạ sốt, an thần nếu có sốt cao
* Làm sạch và thông thoáng mũi, sử dụng các thuốc co mạch
như Ephedrin 1%, adrenalin 0,1%. Thuốc sát trùng nhẹ như
Argyrol %

*Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc đe dọa biến chứng
2.Điều trị viêm VA mạn tính
Điều trị nội khoa ít kết quả, điều trị ngoại khoa là chính


CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NẠO VA
1 Chỉ định nạo VA
VA quá phát cản trở đường thở
VA hay bị viêm:
VA gây biến chứng viêm kế cận: viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm
thanh quản...
2 Chống chỉ định nạo VA
Chống chỉ định tuyệt đối trong các bệnh về máu
Chống chỉ định tạm thời
- Đang có viêm, nhiễm khuẩn cấp tính
- Có bệnh viêm mạn tính chưa ổn định, lưu ý lao sơ nhiễm
- Trẻ hở hàm ếch
- Địa phương đang có dịch nhiễm khuẩn hô hấp cấp
- Trẻ đang uống hay tiêm phòng dịch, lưu ý với BCG trong thời gian 6 tháng


PHÒNG BỆNH
Vệ sinh mũi họng
Giữ ấm khi mùa đông hoặc thời tiết thay đổi
Tăng cường sức đề kháng
Tiêm chủng mở rộng đầy đủ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×