Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VĂN HÓA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.55 KB, 14 trang )

VĂN HÓA ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƢƠNG

CULTURE FOR QUALITY ASSURANCE IN THE COORDINATING COURT OF
ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE DEPARTMENT OF EDUCATION
AND TRAINING OF BINH DUONG PROVINCE
NGUYỄN KIỀU UYÊN PHƢƠNG
TÓM TẮT
Trong bất cứ nền hành chính nào thủ tục hành chính là công cụ không thể thiếu để điều
chỉnh hoạt động quản lý nhà nước với công dân, tổ chức được đưa vào trật tự cần thiết.
thủ tục hành chính càng đơn giản thì tránh được sự phiền hà, sách nhiễu, rút ngắn được
thời gian, làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng. Song, trong quá trình thực
hiện công việc liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, việc phối hợp công tác giữa
các phòng, ban tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đạt hiệu quả chưa cao dẫn
đến ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc chung cũng như chưa thực sự đảm bảo
đúng tiến độ theo quy trình giải quyết đã quy định trong thủ tục hành chính. Bài viết tập
trung tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong việc phối hợp xử lý công việc
chung từ đó đề ra những cách thức, biện pháp đảm bảo theo quy định đối với quy trình
giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: Văn hóa chất lượng, đảm bảo chất lượng, thủ tục hành chính, Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Dương.
ABSTRACT
In any administrative system, administrative procedures are an indispensable tool for
regulating the state management of citizens and organizations in the necessary order. The
simpler the administrative procedures, the less troublesome, the shorter the time, the


faster the work. However, during the implementation of the work related to administrative
procedures, the coordination between the departments at the Department of Education and
Training of Binh Duong province is not effective enough to affect the progress. The


completion of the work as well as not really ensure the progress according to the process
set out in the administrative procedures. The article focuses on the advantages,
disadvantages and the existence of coordination in handling common work, thus setting
out the ways and means of ensuring compliance with the procedures for settling
administrative procedures at Department of Education and Training of Binh Duong
province.
Key words: quality culture, quality assurance, administrative procedures, Binh Duong
Department of Education and Training.
1. Đặt vấn đề
Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc. Thực tế, để
thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các hoạt động theo
thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy định chặt chẽ, thống
nhất. thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân”. Thủ tục hành chính liên quan đến
thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa
các cơ quan hành chính. Việc thực thi quy trình của một thủ tục hành chính không đơn
thuần chỉ thực hiện ở phạm vi của một cá nhân mà đó là sự tổ hợp của một tập thể, của
nhiều phòng-ban cùng hợp tác ở nhiều khâu trong một quy trình và gắn kết nhau thành
một dây chuyền quan hệ mật thiết. Do đó, để chất lượng đầu ra tức kết quả thực hiện của
một thủ tục có đảm bảo và hiệu quả hay không là phải phụ thuộc phần lớn từ công đoạn
thu nhận hồ sơ ban đầu, kết quả đầu ra ở từng khâu thành phần và không thể thiếu đó là
sự tích cực hợp tác giữa các thành viên trong cùng một tập thể nhằm đảm bảo văn hóa
chất lượng đạt yêu cầu tối thiểu và đạt mức ngày càng cao hơn trong việc giải quyết thủ
tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.


2. Nền tảng lý thuyết
2.1 Văn hóa chất lƣợng
Trong nhiều định nghĩa về văn hóa chất lượng (VHCL), định nghĩa của EUA2

(2006) là khá toàn diện và dễ hiểu. VHCL là một loại văn hóa tổ chức trong đó việc nâng
cao chất lượng được xem là một việc làm thường xuyên. VHCL bao gồm 2 yếu tố riêng
biệt:
(1) Yếu tố văn hóa/tâm lý gồm các giá trị, niềm tin, sự mong đợi và cam kết đối với
chất lượng; và (2) Yếu tố quản lý gồm các quy trình được xác định rõ nhằm nâng cao
chất lượng và điều phối nỗ lực cá nhân.
Khi nói đến VHCL thì chất lượng là một giá trị được xác định rõ ràng mà mọi
người trong tổ chức cùng tin tưởng, hiểu biết, chia sẻ và cam kết phấn đấu cải tiến liên
tục để đạt được theo một quy trình cụ thể (Lê Đức Ngọc, 2008). Muốn xác định giá trị
chất lượng, cần xác định mục tiêu phải đạt được trong mọi hoạt động, rồi đến thực hiện
nhằm đạt mục tiêu, đánh giá hiệu quả đạt được mục tiêu và tiếp tục xây dựng mục tiêu
mới ở cấp độ cao hơn theo một chu kỳ vòng tròn.
Văn hóa chất lượng (VHCL) được hiểu là tập hợp những thói quen, niềm tin và
hành vi liên quan đến chất lượng mà các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ; được phát
triển trong các hoạt động quản lí chất lượng liên tục, thường xuyên, ngắn hạn và dài hạn
của đơn vị nhằm tạo ra một “môi trường chất lượng”
Khi nói đến VHCL thì chất lượng là một giá trị được xác định rõ ràng mà mọi người
trong tổ chức cùng tin tưởng, hiểu biết, chia sẻ và cam kết phấn đấu cải tiến liên tục để
đạt được theo một quy trình cụ thể (Lê Đức Ngọc, 2008).
Ngoài ra, VHCL còn được hiểu là sự tham gia rộng rãi của nhiều người trong các
hoạt động có liên quan đến chất lượng; cũng bao hàm các quy trình và công cụ nhằm xây
dựng hệ thống quản lí chất lượng mang nét đặc trưng riêng của tổ chức.
Tóm lại, có thể định nghĩa VHCL là hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen
làm việc có chất lượng đã định hình của mọi thành viên trong đơn vị nhằm thực hiện công
việc được giao một cách tốt nhất.
2.2 Thủ tục hành chính


2.2.1 Khái niệm
Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc. Thực tế, để

thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các hoạt động theo
thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy định chặt chẽ, thống
nhất. Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo
một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ
với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có
những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải
quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là những
quy phạm thủ tục.
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơ quan
hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc
được pháp luật quy định. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về
trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính khi thực hiện chức năng
quản lý hành chính công. Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính.
Vậy, thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ
giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân”.
2.2.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ sở
pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.
Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, thụ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng phức tạp được
biểu hiện như sau:
+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong
đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân;


+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định

tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại
đối tượng;
+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính cai quản sang hành
chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;
+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ chức
ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ;
+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công việc nên
phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành;
+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ tục
hành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung
của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu
cầu thực tế của đời sống xã hội.
2.2.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu
không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban
hành sẽ khó được thực thi. Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để
đưa pháp luật vào đời sống.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính đươc biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:
- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành
chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi,
đúng chức năng của bộ máy hành chính.
- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xã hội;
- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm
tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục hành
chính;
- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;
- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng và triển



khai luật pháp;
- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thể hiện trách nhiệm
của nhà nước đối với nhân dân;
- Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính.
2.2.4 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính nhà nƣớc
Muốn quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc thẩm quyền
- Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh
- Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính
- Nguyên tắc các bên tham gia thủ tục hành chính phải bình đẳng trước pháp luật
- Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm
Trong đó, Nguyên tắc thẩm quyền là thể hiện rõ nhất trong thủ tục hành chính.
Theo đó, chỉ có cơ quan nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy
định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự
với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép.
Chính các cơ quan nhà nước đề ra các thủ tục để giải quyết công việc trên nguyên
tắc phù hợp với chức năng quản lý được giao và theo thẩm quyền do pháp luật quy định,
do đó cũng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục được ban hành.
Nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính đòi hỏi cần có những quy định rõ ràng về
chế độ cộng vụ và quy chế làm việc để tránh tình trạng vô trách nhiệm trong công tác,
nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân trong quá trình giải quyết công việc có liên quan
đến công dân. Nhà nước phải quy rõ trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong việc
tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu kiện của nhân dân, để đảm bảo yêu cầu không đùn đẩy
trách nhiệm từ cơ quan, đơn vị, cá nhân này sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác.
“Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải
quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳ hình thức
nào, kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do để dân biết. Nếu hồ
sơ thủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sự không phải đi lại nhiều



lần. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì thủ trưởng cơ quan
phải để ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để công dân, tổ chức có yêu
cầu làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết công việc” (Quyết định 93/2007/QĐTTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Nguyên tắc thẩm quyền còn liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan,
người có thẩm quyền: Các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bị đình chỉ, sửa
đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành quyết định đó có thể bị truy cứu trách nhiệm.
2.3 Văn hóa đảm bảo chất lƣợng trong việc giải quyết thủ tục hành chính
Thể hiện rõ ở nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính nhà
nước.
2.3.1 Quy định rõ chế độ công vụ
Thủ tục hành chính liên quan đến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ,
quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính. Do vậy, các cơ quan hành
chính nhà nước phải quy định một cách hợp lý về thể chế quản lý thích hợp, phân công,
phân nhiệm rõ ràng để tránh tình trạng vô trách nhiệm, giảm bớt phiền hà khi giải quyết
công việc. Cụ thể là các cơ quan phải xây dựng được quy chế hoạt động chuẩn của cơ
quan để tổ chức điều hành các hoạt động trong nội bộ cơ quan được suôn sẻ và làm căn
cứ, trong đó cần phải nêu rõ mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cơ
quan và các phòng ban chức năng liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ với nhau trong
quá trình giải quyết công việc cho dân.
2.3.2 Công khai hóa các thủ tục hành chính nhà nƣớc
- Niêm yết tại công sở;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các chương trình phổ biến pháp luật;
- Bản thân cơ quan và công chức nhà nước phải gương mẫu thực hiện;
- Không tuỳ tiện thay đổi hoặc bổ sung các thủ tục thiếu căn cứ.
2.3.3 Thƣờng xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhà nƣớc
Các cơ quan nhà nước cần rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động
của cơ quan trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền.



2.3.4 Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết công việc cụ thể
Gồm 4 giai đoạn:
- Khởi xướng vụ việc;
- Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc;
- Thi hành quyết định xử lý;
- Khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành khi phát hiện có tình tiết mới.
2.3.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đạo đức công vụ
trong thực hiện thủ tục cải cách hành chính
Cụ thể là:
- Về trình độ nghiệp vụ: Phải được được đào tạo bài bản về chuyên môn lĩnh vực
công tác và bố trí công việc phù hợp chuyên môn;
- Về đạo đức công vụ: Phải nhận thức rõ bản chất của hành chính là phục vụ để khi
thực thi thái độ và hành vi đều phải thể hiện rõ tính phục vụ tận tình và hết trách nhiệm.
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình giải
quyết các thủ tục hành chính:
+ Quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, công chức trong việc thực hiện thủ
tục hành chính;
+ Quy định phương thức phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan;
+ Quy định phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
3. Thực trạng và những khó khăn của văn hóa đảm bảo chất lƣợng trong công
tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình
Dƣơng
3.1 Thực trạng văn hóa chất lƣợng trong việc phối hợp giải quyết thủ tục hành
chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo
3.1.1 Nhận thức của đại bộ phận công chức về tầm quan trọng của văn hóa
chất lƣợng chƣa đồng bộ và còn thấp.
VHCL thể hiện ở nhiều cấp độ: ý thức/mong muốn, hiểu biết và thực hiện các hoạt
động nhằm nâng cao chất lượng trong công việc của chính bản thân và hỗ trợ kịp thời cho
nhu cầu của đồng nghiệp, lãnh đạo đồng thời góp phần hoàn thành công việc chung của



đơn vị, làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề đi từ nhận thức đến hành động để đảm bảo chất lượng ấy hiện
còn ở mức thấp và chưa đồng bộ ở đại bộ phận công chức. Bởi việc thực thi quy trình của
một thủ tục hành chính không đơn thuần chỉ thực hiện ở phạm vi của một cá nhân mà đó
là sự tổ hợp của một tập thể, của nhiều phòng-ban cùng hợp tác ở nhiều khâu trong một
quy trình và gắn kết nhau thành một dây chuyền quan hệ mật thiết. Do đó, để chất lượng
đầu ra tức kết quả thực hiện của một thủ tục có đảm bảo và hiệu quả hay không là phải
phụ thuộc phần lớn từ công đoạn thu nhận hồ sơ ban đầu và kết quả đầu ra ở từng khâu
thành phần. Chính vì thế, VHCL thể hiện ở việc mọi người cùng có ý thức, mong muốn,
niềm tin vào việc cải tiến, điều chỉnh liên tục nhằm đạt yêu cầu tối thiểu và đạt mức ngày
càng cao hơn, nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đóng góp vào mục tiêu chung và
lợi ích lâu dài cho bản thân và tập thể.
3.1.2 Văn hóa công sở còn mang tính hình thức, chƣa đi vào nề nếp.
Trong mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị đều có xây dựng văn hóa, nội quy công sở, đây
được hiểu là quy tắc, chuẩn mực giữa cán bộ công chức với công dân và giữa cán bộ
công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt
động công vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở một số đơn vị quy định về văn hóa công sở, nội quy
cơ quan chưa được tuân thủ và thực hiện một cách triệt để, dẫn đến tác phong làm việc và
thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức chưa đi vào nề nếp, làm ảnh hưởng sâu sắc
đến hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc và hiệu lực quản lý của cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
3.1.3 Mức độ tham gia của các thành viên có liên quan vào hoạt động đảm bảo
chất lƣợng.
Để đảm bảo chất lượng công việc và thể hiện rõ nét văn hóa đảm bảo chất lượng,
mỗi cá nhân không chỉ dừng ở mức có ý thức/mong muốn mà cần phải đạt ở mức độ cao
hơn, đó là hiểu biết và thực hiện đúng yêu cầu của công việc được giao đối với từng bản
thân của mỗi cá nhân.
Từ đó mỗi người biết lên kế hoạch, thực sự tham gia và hành động cải tiến định kỳ

trong từng công việc, từng nhiệm vụ hằng ngày một cách tự nguyện (với quy trình/sáng


kiến/kỹ năng thực hiện cải tiến). Cụ thể hơn, phải có khả năng tự đánh giá và tiếp thu ý
kiến đánh giá từ bên ngoài/các đối tượng có liên quan về công việc hiện tại của mình để
xác định được thực trạng, mức độ đáp ứng công việc của mình, rút kinh nghiệm, khắc
phục, sửa chữa sai sót.
Ở cấp độ cao hơn, mọi người biết chia sẻ kết quả và lợi ích của việc cải tiến, học hỏi
kinh nghiệm cải tiến của nhau, đóng góp ý kiến, sáng kiến để các đồng nghiệp, đơn vị
khác để cùng cải tiến hoặc đề xuất hỗ trợ.
3.1.4 Vai trò của ngƣời lãnh đạo trong công tác đảm bảo chất lƣợng nói dung
và trong việc phối hợp thực hiện thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh
Bình Dƣơng nói riêng.
Hoạt động quản lý chất lượng là yêu cầu thiết yếu trong quá trình tổ chức, hoạt động
của người lãnh đạo, trong đó chất lượng đóng vai trò cốt lõi trong phát triển bền vững của
đơn vị mình. Quản lý chất lượng là một quá trình nghiêm ngặt, liên tục và đòi hỏi người
lãnh đạo có một tầm nhìn chiến lược với quyết tâm cao, một thái độ, tinh thần bản lĩnh và
là một con người biết quan tâm, thấu hiểu tập thể của mình. Một nhiệm vụ quan trọng của
nhà lãnh đạo là phải lựa chọn một mô hình, hệ thống quản lý chất lượng phù hợp cho đơn
vị, để từ đó có thể đảm bảo các quá trình “Hoạch định- Thực hiện- Kiểm tra- Hành động
cải tiến” lâu dài và ổn định.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chức trách, nhiệm vụ được phân công, bố trí công việc
một cách rõ ràng đối với từng phòng-ban trong nội bộ cơ quan, Lãnh đạo Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 35/QĐ-SGDĐT ngày 13/01/2016
về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Bình Dương. Đây là cơ sở để các đơn vị (phòng-ban) chủ động trong công tác
tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác; tăng cường sự phối hợp,
kết hợp giữa các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khi
thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã cập nhật từ các văn bản quy phạm pháp luật

mới nhất để ban hành Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 về việc công bố
danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo;


Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, số lượng thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo là 43 thủ tục. Trong đó,
có một số thủ tục được điều chỉnh cập nhật, thay thế và bãi bỏ phù hợp với tình hình thực
tế và phù hợp với phân cấp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Song, với 43 thủ tục được công khai, việc cập nhật, bổ sung các văn bản hướng dẫn
cụ thể, kèm quy trình phối hợp trong nội bộ tại Sở Giáo dục và Đào tạo chưa kịp thời ban
hành dẫn đến xảy ra một số bất cập, chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn cũ – mới,
công tác phối hợp của các phòng-ban gặp khó khăn do việc cập nhật, nắm bắt thông tin
chưa đồng bộ giữa các cá nhân, đơn vị, hệ lụy của việc này khiến cho việc hướng dẫn,
thực thi thủ tục đến công dân, tổ chức chưa thống nhất.
4. Khó khăn
- Nhận thức về văn hóa đảm bảo chất lượng trong công chức còn hạn chế, công tác
tuyên truyền, phát động chưa được quan tâm đúng mức, còn ở dạng hình thức.
- Nhân sự mỏng, phụ trách nhiều mảng, thường xuyên đi công tác bên ngoài dẫn
đến hạn chế về thời gian giải quyết công việc chính và các công việc cần hỗ trợ, phối hợp
với đồng nghiệp.
- Có xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng, nhưng chưa thực hiện quyết liệt và
đồng bộ; chưa có sự rà soát, theo dõi, kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện và cải tiến.
- Thủ tục hành chính được công khai nhưng đôi khi còn nhiều thông tin khái quát,
chưa cụ thể nên khi thực hiện văn bản hướng dẫn mỗi phòng – ban có những quy định
riêng, đặc thù gây chồng chéo và chưa đồng bộ.
5. Đề xuất-Kết luận
Để quá trình phối hợp giải quyết công việc nói chung và trong công tác phối hợp
giải quyết thủ tục hành chính giữa các phòng-ban nói riêng, yêu cầu mỗi cá nhân phải có
ý thức, trách nhiệm và tuân thủ văn hóa đảm bảo chất lượng trong mọi công việc. Muốn
thực hiện được điều đó, tại đơn vị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cần phải

quán triệt nội quy cơ quan, chấn chỉnh và nâng cao văn hóa công sở đến toàn thể cán bộ
công chức. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của một xã hội văn minh, mọi hoạt
động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương; mỗi người công chức đều thấy rõ trách nhiệm


của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được cơ quan,
đơn vị giao cho. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỷ luật tác động trực
tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc của người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữ một
vai trò rất quan trọng.
Tăng cường phổ biến rộng rãi cho tất cả các công chức hiểu đúng giá trị, ý nghĩa và
lợi ích trong việc đảm bảo chất lượng công việc nói chung và đối với công tác thực hiện
giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị nói riêng. Thứ hai, phải ban hành và tổ chức thực
hiện các quy chế, quy định cụ thể đối với việc thực hiện mỗi khâu của thủ tục hành
chính, quy định rõ nhiệm vụ của mỗi cá nhân, thời gian đảm bảo thực hiện quy trình, các
quy định về kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy định về xây dựng và phát triển văn hóa
chất lượng, các quy trình ISO trong đơn vị

Thứ ba, triển khai kiểm tra, giám sát định

kì, chú trọng các đánh giá từ bên ngoài đơn vị (ví dụ: tiến hành kiểm tra chéo giữa các
phòng-ban, giữa các Sở với nhau) để xác định những mặt tích cực và những điểm còn
hạn chế, những điển hình tiêu biểu của đơn vị trong các hoạt động đảm bảo chất lượng
thực thi thủ tục hành chính nói chung. Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết về xây dựng và
phát triển văn hóa chất lượng, phát hiện những điển hình tiêu biểu để phổ biến và nhân
rộng, đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế và đưa ra các biện pháp cải tiến.
Một số đề xuất cụ thể, cần thiết đối với văn hóa đảm bảo chất lƣợng trong
công tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Ban hành và thực thi nghiêm túc nội quy cơ quan và các quy định về văn hóa
công sở;
- Đăng tải tài liệu liên quan đến Văn hóa công sở, văn hóa chất lượng, bộ quy tắc

ứng xử văn hóa của đơn vị trên website;
- Tăng cường tuyên truyền, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm hay trong công tác
giải quyết hiệu quả quy trình thực hiện thủ tục hành chính từ các đơn vị bạn;
- Tiếp tục áp dụng theo quy trình đánh giá chất lượng ISO đối với các thủ tục
hành chính, tuy nhiên cần rà soát, cập nhật lại quy trình, điều chỉnh các biểu mẫu phù
hợp với yêu cầu thực tế và đúng với các quy định hiện hành;
- Công khai quy định, quy trình thực hiện, cá nhân phụ trách, thành phần nhân sự


có trách nhiệm liên quan đến công tác phối hợp, thời gian thực hiện cũng như các bộ
phận, thời điểm tiến hành kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ cho lãnh đạo về tình hình
và kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị;
- Có đủ nguồn lực đảm bảo các khâu theo quy trình, quy định của thủ tục hành
chính.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá chéo trong nội bộ các phòng-ban và giữa các Sở với
nhau; Tạo cơ chế và biện pháp nêu gương, khuyến khích để mọi người tự giác cùng phấn
đấu cải tiến, chia sẻ kinh nghiệm hay với đồng nghiệp, các đơn vị khác;
-

Có sự hỗ trợ, tư vấn thường xuyên của các chuyên gia; sự quan tâm, động viên

của lãnh đạo tạo động lực thúc đẩy đến hành động của mỗi cá nhân và tạo được làn sóng
“động lực chung” của cả đơn vị.
Kết luận: Để củng cố và nâng cao văn hóa đảm bảo chất lượng nói chung và trong
công tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính nói riêng, yêu cầu trong bất kỳ một tập
thể, đơn vị hành chính nào cũng phải được thấm nhuần trong những quy tắc hành động,
những thói quen của tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên qua đó thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình, công tác chung của tập thể, đơn vị nhằm tạo ra môi trường làm
việc chủ động, hợp tác, sáng tạo và không ngừng cải tiến, góp phần phục vụ và đáp ứng
mọi nhu cầu liên quan đến công tác giải quyết thủ tục hành chính đối với mọi công dân và

toàn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Duy Mộng Hà và Bùi Ngọc Quang, 2015. Thực trạng xây dựng văn hóa chất
lượng tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Tạp chí Phát triển KH&CN. Tập 18, Số X5-2015: 132-139.
[2]. Lê Đức Ngọc (2008). Xây dựng văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp
ứng yêu cầu của thời đại chất lượng. Tạp chí Thông tin khoa học giáodục, Số 36.


[3]. TS. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên): Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ
công. NXB Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, 2002.
[4]. Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục
hành chính trong việc giải quyết công việc cho công dân và tổ chức.
[5]. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020.
[6]. Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 về việc công bố danh mục thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân
cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
[7]. Quyết định số 35/QĐ-SGDĐT ngày 13/01/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương
[8]. Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.



×