Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.33 KB, 13 trang )

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI KHMER NAM BỘ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
NCS Nguyễn Đặng Thùy Diễm
- Chuyên ngành CNDVBC & CNDVLS
TÓM TẮT
Người Khmer nói chung và người Khmer Nam Bộ nói riêng là một
trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Họ luôn
có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất chiến
đấu, đoàn kết với các dân tộc khác cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam
Bộ có những nét văn hóa rất riêng và thường gắn liền với các tín ngưỡng, tôn
giáo góp phần làm nên sự đa dạng màu sắc văn hóa lễ hội Việt Nam. Chính vì
thế mà việc giữ gìn và phát huy các lễ hội truyền thống của người Khmer
Nam Bộ được coi là một trong những việc làm cần kíp của Đảng, Nhà nước
và toàn thể dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa
phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ khóa: Giữ gìn; phát huy; lễ hội truyền thống; Khmer Nam Bộ.
Preservation and promotion traditional festivals of the Southern
Khmer in the period of industrialized and modernized country
ABSTRACT
The general Khmer and the particular Southern Khmer are one of 54
ethnic groups in the Vietnamese national community. They always have a
passion for patriotism, industriousness, creativity in production work,
solidarity with all ethnic groups together to build and defend the socialist
Vietnam. The traditional festivals of the Southern Khmer have own

1



characteristics of their culture. These festivals are often associated with
beliefs and religions, contributing to the diversity of Vietnamese cultural
festivals. Therefore, the preservation and promotion of traditional festivals of
the Khmer people is regarded as one of the needs of the Party, the State and
the entire people of Vietnam, contributing to the development diversified
cultural identity and satisfying the requirements of the industrialized and
modernized period.
Key words: Preservation; promotion; traditional festivals; Southern
Khmer.
1. Đặt vấn đề
Nam Bộ được phân thành hai vùng: Đông Nam Bộ còn gọi là đồng
bằng sông Cửu Long hay đồng bằng Nam Bộ (gồm 5 tỉnh và 1 thành phố:
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh) và Tây Nam Bộ (gồm 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ); có
diện tích đất liền 64.162,8 km2 và dân số là 32.938.500 người1.
Nam Bộ có rất nhiều thành phần dân tộc, tính đến năm 2009 thì có
52/54 dân tộc (chưa có dân tộc Cống và Bố Y) 2. Người Khmer Nam Bộ có
những nét văn hóa đặc trưng từ ngôn ngữ, chữ viết, đình chùa, trang phục, ẩm
thực… góp phần làm nên màu sắc văn hóa đặc sắc cho khu vực Nam Bộ. Lễ
hội của người Khmer cũng mang lại những dấu ấn riêng, có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của họ và đây cũng là hình thức sinh hoạt văn hóa
mang tính cộng đồng cao, là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Khmer
và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

1

Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2013, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2014, tr.63.


2

Phan Huy Lê, Vùng đất Nam Bộ, quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà

Nội, 2016, tr.575.

2


Ngày nay, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tình
hình thế giới và trong nước đang biến đổi từng giờ, từng ngày thì các lễ hội
truyền thống của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam nói chung và dân
tộc Khmer Nam Bộ nói riêng cũng bị tác động ít nhiều. Vì vậy, việc giữ gìn
và phát huy các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ là rất quan
trọng và cấp thiết.
2. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống
của người Khmer Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã đưa ra số liệu về
những thành phần dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Nam Bộ như sau:
Dân số các dân tộc theo kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2009
Tỉnh/

Việt

Thành

(Kinh)

Khmer


Hoa

Chăm

phố

Các dân

Các dân

Các dân

Người

tộc

tộc thiểu

tộc thiểu

nước

thiểu số

số

số

ngoài


bản địa

di cư

di cư

từ Tây

từ miền

Tổng số

Bình

701.359

15.578

9.770

568

82.270

Nguyên
8.771

Bắc
55.261


21

873.598

Phước
Tây Ninh
Bình

1.050.376
1.421.233

7.578
15.435

2.495
18.783

3.250
837

1.662
305

15
305

5.944
24.605

65

47

1.071.385
1.481.550

Dương
Đồng

2.311.315

7.059

95.162

3.887

18.879

1.384

48.380

88

2.486.154

Nai
Bà Rịa-

972.095


2.878

10.042

198

7.726

97

3.613

59

996.708

6.699.124

24.268

414.045

7.819

293

1.323

14.864


1.128

7.162.864

Chí Minh
Long An
Tiền

1.431.644
1.667.459

1.195
744

2.690
3.863

218
72

16
9

80
14

200
162


23
10

1.436.066
1.672.333

Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh

1.251.364
677.649
997.792

578
317.203
21.820

3.811
7.690
4.879

45
163
91

4
7
1


21
18
12

111
258
107

12
24
5

1.255.946
1.003.012
1.024.707

Long
Đồng

1.663.718

657

1.855

90

4


24

111

8

1.666.467

Vũng
Tàu
Thành
phố Hồ

Tháp

3


An

2.029.888

90.271

8.075

14.209

3


31

223

7

2.142.707

Giang
Kiên

1.446.455

210.899

29.850

400

14

22

591

17

1.688.248

Giang

Cần Thơ
Hậu

1.152.255
729.502

21.414
21.169

14.199
6.363

173
81

9
6

25
33

313
119

47
27

1.188.435
757.300


Giang
Sóc

830.508

397.014

64.910

106

2

24

239

50

1.292.853

Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
Tổng

765.572
1.167.765
28.967.073


70.667
29.845
1.256.272

20.082
8.911
727.475

69
106
32.382

1
2
111.213

6
40
12.245

118
266
155.485

3
3
1.644

856.518
1.206.938

31.263.831

cộng

(Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
ngày 1-4-2009, biểu 1.6)
Theo bảng số liệu trên thì tính đến ngày 1-4-2009 có 1.256.272 người
Khmer đang sinh sống ở Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ sinh sống phần lớn
ở các tỉnh thành thuộc Tây Nam Bộ: Sóc Trăng (Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Mỹ
Tú, Sóc Trăng, Long Phú), Trà Vinh (Trà Cú, Châu Thành, Cầu Kè), Kiên
Giang (Giồng Riềng, Gò Quao), An Giang (Tri Tôn, Tịnh Biên), Bạc Liêu, Cà
Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ; Đông Nam Bộ: Thành phố
Hồ Chí Minh (Quận 8, Quận Bình Tân, Quận Bình Chánh, Quận Thủ Đức),
Bình Phước, Tây Ninh (Thạnh Đông – Thạnh Tân), Đồng Nai, Bình Dương
(ấp Nước Vàng, ấp Tân Thịnh, xã An Bình – Phú Giáo), Bà Rịa – Vũng Tàu.
Người Khmer nói chung và người Khmer Nam Bộ nói riêng đều có
tiếng nói và chữ viết riêng, đó là tiếng Khmer thuộc nhóm Môn – Khmer, ngữ
hệ Nam Á. Họ sống chủ yếu trong các phum (làng), sóc (xã) và sinh sống
bằng rất nhiều ngành nghề khác nhau như: Trồng lúa, đánh bắt hải sản, đóng
thuyền, làm diều, làm thổ cẩm, dệt chiếu, làm gốm, nắn nồi, nấu đường thốt
nốt, đan lát, đóng xe bò, chế tác các nhạc cụ truyền thống, làm cốm dẹp, đan
võng… Về trang phục thì nam mặc xà rông còn nữ mặc xàm pốt. Bên cạnh
đó, thì người Khmer Nam Bộ cũng có nghi lễ cưới, sinh, tang ma khá cầu kỳ,
đem lại những dấu ấn riêng.

4


Những nét đặc trưng trên được thể hiện trong các lễ hội truyền thống
của người Khmer Nam Bộ và điều đặc biệt là người Khmer là một trong

những dân tộc có nhiều lễ hội diễn ra trong một năm. Các lễ hội truyền thống
có vai trò vai trọng đối với người Khmer trong quá trình tồn tại và phát triển
trên vùng đất Nam Bộ.
Các lễ hội của người Khmer Nam Bộ thường theo Phật lịch Nam Tông
Khmer và tương ứng với tháng âm lịch: Tháng Mười một hay một là Mikhse;
Tháng Mười hai hay chạp là Bos; Tháng Một hay giêng là Meahk; Tháng Hai
là Phalkum; Tháng Ba là Chetr; Tháng Tư là Pisakh; Tháng Năm là Ched;
Tháng Sáu là Asath; Tháng Bảy là Srap; Tháng Tám là Phottrobot; Tháng
Chín là Asock; Tháng Mười là Kdoeh.
Những lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ đều phản ánh
cuộc sống hiện thực, thể hiện những nét đặc sắc nhất văn hóa dân tộc và đa
phần các lễ hội này đều gắn với tín ngưỡng, tâm linh; gắn với truyền thuyết;
mang tinh thần Phật giáo Tiểu Thừa – Phật giáo Nam Tông. Lễ hội không chỉ
đề cao các giá trị truyền thống của người Khmer mà cũng là dịp để mọi người
gặp nhau bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc;
nêu cao tinh thần hăng say lao động trong sản xuất và chiến đấu; đề cao sự
gắn kết giữa con người với tự nhiên; thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa các
dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; lễ hội cũng là môi trường tốt
để giáo dục văn hóa gia đình, văn hóa giao tiếp, văn hóa lễ nghi cho thanh
thiếu niên, thiếu nhi và nhi đồng. Thêm vào đó, lễ hội không chỉ phát huy các
giá trị lễ hội, giá trị văn hóa dân tộc mà còn là nơi vui chơi, giải trí, thể hiện
những điệu hát, điệu múa như điệu múa Xàdăm, điệu múa Yukê (Apsara) đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của con người; đây cũng được xem
là một trong những hình thức thể hiện việc giữ gìn và phát huy những lễ hội
truyền thống của người Khmer Nam Bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5


Hiện nay, hàng năm các lễ hội lớn của người Khmer Nam Bộ vẫn còn

được duy trì và thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc đến tham gia như sau:
Thứ nhất là Tết Chôl Chnăm Thmây (lễ mừng năm mới hay còn gọi là
lễ chịu tuổi). Đây là lễ hội lớn, là Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ,
được diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 (dương lịch). Ở các nước như
Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma cũng tổ chức lễ mừng năm mới, tuy
nhiên tên gọi có khác nhau và ngày tổ chức lễ này chênh lệch trước sau vài
ngày. Chẳng hạn: “Ở Thái Lan gọi là Kran, ở Lào là Bunpimay, Campuchia
gọi là Chôl Chnăm Thmây (cách gọi này giống cách gọi của người Khmer
Nam Bộ), ở Myanma gọi là Thing yan”3.
Tết Chôl Chnăm Thmây được tổ chức ở các chùa của người Khmer và
thường diễn ra ba ngày. Ngày thứ nhất, người Khmer Nam Bộ đem nhang
đèn, hoa quả vào chùa cúng Phật và cùng nhau rước Đại Nông lịch quanh
chính điện, sau đó vào lễ Phật và đọc kinh mừng năm mới. Ngày thứ hai, các
Phật tử dâng cơm cho các vị sư và đấp núi cát, còn gọi là Pun Phnôm Khsach
với hi vọng tích đức, tích phước cho đời sau. Trong ngày này các sư ở chùa
Khmer Nam bộ đọc kinh cầu siêu cho những người đã chết và cầu bình an,
phước lành, mưa thuận, gió hòa cho những người đang sống. Ngày thứ ba,
người Khmer thường tổ chức lễ tắm tượng Phật và tắm cho các vị sư cao niên
ở chùa. Việc tắm này có ngụ ý là nhằm rửa sạch những cái cũ trong năm cũ để
sang năm mới luôn sạch sẽ, tươi mới. Như vậy, Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp
để người Khmer Nam Bộ thể hiện tấm lòng của mình với Đức Phật, với ông
bà cha mẹ.
Thứ hai là Pithi Sen Dolta (lễ cúng ông bà, tổ tiên). Lễ này được tổ
chức vào ba ngày, từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 (âm lịch). Ngày thứ
nhất người Khmer chuẩn bị các lễ vật để cúng ông bà, tổ tiên mời họ về chung

3

Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Văn hóa Khmer Nam Bộ, nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013.


6


vui với con cháu. Ngày thứ hai người Khmer tiếp tục đọc kinh, cúng ở chùa
và ở nhà. Ngày thứ ba là cúng tiễn đưa ông bà, tổ tiên.
Lễ Sen Dolta thể hiện phong tục, tập quán, văn hóa rất đặc sắc, rất riêng
của đồng bào dân tộc; nó gắn liền với tâm linh, tín ngưỡng của người Khmer.
Lễ hội là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn, hiếu thảo đối
với ông bà, cha mẹ.
Thứ ba là Ok Om Bok hay còn gọi là lễ Pithi Sâm Peak Preach Khe (lễ
Cúng Trăng).
Ok có nghĩa là đút vào miệng, Om Bok là cốm dẹp, một loại cốm làm
từ nếp hay gạo của người Khmer Nam Bộ, Ok Om Bok có nghĩa là ăn cốm
dẹp hay đút cốm dẹp vào miệng.
Cúng Trăng theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ là người làm
chủ mùa màng. Cúng Trăng là cúng mừng mùa vụ, cúng hết năm. Trong lễ
này người Khmer cũng thường có nghi thức đúc cốm dẹp để cúng Trăng. Đây
là một trong những lễ hội đặc sắc của người Khmer Nam Bộ, mang ý nghĩa
dân sinh phát triển trong đời sống cộng động dân cư phum sóc của người
Khmer. Người Khmer Nam Bộ làm lễ Cúng Trăng vào ngày 15 tháng Kdoeh
(tháng 10) – là tháng cuối cùng của người Khmer và là tháng thứ 12 của
người Kinh (theo Phật lịch Nam Tông).
Trong khi thực hiện lễ này người Khmer Nam Bộ thường tổ chức kèm
theo một lễ hội khác nữa đó là lễ hội đua ghe ngo còn gọi là Um Tuk Ngo.
Đây là lễ hội độc đáo có sức lan tỏa lớn trong khu vực Nam Bộ, đã phát triển
thành lễ hội văn hóa thể thao du lịch, là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của
nhiều dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và là nơi giao lưu văn
hóa, văn nghệ với anh em và bạn bè quốc tế.
Lễ hội đua ghe ngo thường tổ chức ở các tỉnh Tây Nam Bộ nhiều hơn là

các tỉnh Đông Nam Bộ vì tùy thuộc vào vị trí địa lý. Chẳng hạn các tỉnh Đông
Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước… thường hay tổ chức các lễ lớn là Tết

7


Chôl Chnăm Thmây, lễ cúng ông bà tổ tiên và lễ Cúng Trăng, ít tổ chức và
gần như không tổ chức lễ hội đua ghe ngo như khu vực Tây Nam Bộ.
Năm 1998 lễ hội đua ghe ngo của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
được tổ chức tại Campuchia và đội Tam Sóc ở tỉnh Sóc Trăng đại diện cho đất
nước tham gia và đạt giải vô địch.
Ngoài ba lễ hội lớn, người Khmer còn có các lễ hội khác như kiết giới
Sâyma (Bon Seyma), lễ Ngàn núi (Bon Phnôm Pôn), lễ cưới, lễ tang… Ngoài
ra, họ còn tham gia vào các lễ hội của cộng đồng các dân tộc khác nơi mà họ
sinh sống, chẳng hạn như tết Nguyên Đáng của người Kinh.
Việc tổ chức các lễ hội truyền thống đã thu hút nhiều đồng bào dân tộc
không chỉ ở Nam Bộ mà đồng bào trên khắp cả nước cùng tham gia, mở rộng
giao lưu văn hóa, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong cộng đồng 54
dân tộc; quảng bá được hình ảnh các lễ hội của người Khmer Nam Bộ trên
khắp cả nước và bạn bè quốc tế; góp phần phát triển kinh tế du lịch các tỉnh
thành khu vực Nam Bộ, đồng thời từng bước thực hiện thành công công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang
diễn ra mạnh mẽ thì những lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội truyền
thống của người Khmer Nam Bộ nói riêng cũng chịu sự tác động không nhỏ
và thay đổi ít nhiều. Chẳng hạn như: Xu hướng thương mại hóa; vấn đề lợi
nhuận thông qua việc tổ chức các lễ hội được đặt lên hàng đầu, lấn át các giá
trị lễ hội truyền thống. Thay vì tổ chức để phát huy các giá trị lễ hội thì những
người tổ chức làm đủ mọi cách để thu hút nhiều người dân tham gia để thu
nhận tiền công đức.

Những năm gần đây số lượng người dân tham gia các lễ hội truyền
thống của người Khmer không ngừng tăng lên. Do đó, số lượng cán bộ
chuyên trách với lực lượng mỏng không đủ để kiểm tra, giám sát, đảm bảo an
ninh, trật tự cho các lễ hội dẫn đến có một số tỉnh khu vực Nam Bộ diễn ra

8


tình trạng xô bồ, tệ nạn ăn xin vẫn còn tồn tại làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của
lễ hội; một số người dân lợi dụng lễ hội để bói toán, xem tướng số, tử vi; buôn
bán sách báo mê tín dị đoan; tranh giành khách du lịch; trộm cắp, cướp giật;
xả rác bừa bãi... Bên cạnh đó, một số người khi tham dự lễ hội của người
Khmer không hiểu đầy đủ ý nghĩa các lễ hội Khmer nên cách ăn mặc và ứng
xử chưa phù hợp với phong tục, tập quán của họ. Thêm vào đó, nội dung các
lễ hội truyền thống này chưa có sự đầu tư nên vẫn còn đơn điệu, chung chung
chưa phát huy hết nét đặc trưng của những lễ hội này.
3. Những giải pháp cơ bản trong việc giữ gìn và phát huy các lễ hội
truyền thống của người Khmer Nam Bộ
Hiện nay, dưới tác động về nhiều mặt của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, những lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ đang dần bị thu
hẹp, khó có cơ hội mở rộng và phát triển. Chính vì vậy để việc giữ gìn, phát
huy có hiệu quả các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ thì cần
phải có một số giải pháp như sau:
Một là, cần có những chính sách ưu đãi cụ thể, thiết thực.
Những chính sách càng cụ thể, càng thiết thực góp phần thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời
làm phát triển đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer
Nam Bộ ngang tầm với các dân tộc khác trên cả nước, tạo sự đồng thuận,
thống nhất cao trong việc phát triển văn hóa các dân tộc.
Thêm vào đó, các tỉnh thành khu vực Nam Bộ có những nét đặc trưng

so với các tỉnh thành khác: Vừa có đồng bằng, vừa có núi, vừa có sông, vừa
có biển, vừa có đảo. Chính vì thế mà các cơ quan chức năng cần phải rà soát,
điều chỉnh, sửa đổi các cơ chế, chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn, phù
hợp với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống.
Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.

9


Cán bộ là người đóng vai trò rất quan trọng trong các công việc. “Muôn
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 4. Do đó, việc tăng
cường đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác văn hóa là việc làm
cần kiếp. Những cán bộ có đức, có tài, có chuyên môn nghiệp cao sẽ góp phần
làm nên thành công của các lễ hội từ khâu lên kế hoạch, định hướng tổ chức,
ổn định lòng dân…
Ngoài ra, cần có kế hoạch ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ nghiên cứu
văn hóa dân tộc Khmer để họ làm tốt công tác của mình, tránh tình trạng cán
bộ phụ trách các vấn đề liên quan đến văn hóa lễ hội đồng bào dân tộc Khmer
mà không hiểu gì về cuộc sống, văn hóa, phong tục tập quán của họ.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cần phải “đổi mới công tác đánh giá
cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng
sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả…; gắn đánh giá cá nhân với
tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị” 5. Chỉ
có như thế thì công tác giữ gìn và phát huy những giá trị lễ hội truyền thống
của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ mới được nâng lên.
Ba là, đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nhận thức đúng về
những lễ hội truyền thống của người Khmer.
Việc tuyên truyền những thông tin liên quan đến lễ hội truyền thống của
người Khmer Nam Bộ phải gắn với từng đối tượng cụ thể (không chỉ đối với

người Khmer mà còn với người Kinh, Hoa, Chăm, Tày, Nùng…) với những
hình thức, phương pháp cụ thể, phù hợp; gắn tuyên truyền lý luận với thực
tiễn thì mới có thể đưa nội dung cần tuyên truyền đến được với nhân dân
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Thực hiện tốt việc tuyên truyền trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ
và cộng đồng 54 dân tộc anh em góp phần rất quan trọng trong việc nhận thức
4

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.10.

5

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng

Trung Ương Đảng, Hà Nội, 2018, tr. 62-63.

10


đúng đắn các giá trị lễ hội, tránh âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch lợi dụng các lễ hội để tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, xuyên tạc
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bốn là, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra của các cấp, chính
quyền địa phương.
Các cơ quan quản lý chuyên trách cần có trách nhiệm trong việc quản
lý, điều hành những lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ sao cho
khoa học, có chất lượng. Việc này cần có kế hoạch với những mục tiêu, mục
đích, phương pháp, cách thức cụ thể, rõ ràng để việc tuyên truyền ý thức giữ
gìn và phát huy các lễ hội truyền thống của người Khmer vào trong dân chúng
làm sao cho họ hiểu, họ nhớ và làm theo những gì đã hiểu.

Công tác kiểm tra cũng phải thực hiện liên tục, thường xuyên thì mới
có thể nâng cao công tác tổ chức, quản lý lễ hội để mọi người dân yên tâm khi
tham gia vào các hoạt động lễ hội, tránh tình trạng lợi dụng các lễ hội để trục
lợi; đảm bảo an ninh trật tự; ngăn chặn các trường hợp như “chặt chém”
khách du lịch, cướp giật, móc túi…
Những việc làm trên cần phải được thực hiện đồng bộ từ trung ương
đến địa phương để tạo sự thống nhất cao, đồng bộ, đảm bảo sự công bằng
giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Năm là, kết hợp phát triển các lễ hội truyền thống với phát triển kinh
tế du lịch.
Trong nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016 – 2020, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phát triển bền vững văn hóa, xã hội;
gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” 6. Do đó, việc tổ
chức các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ cần kết hợp với việc
quảng bá danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch địa phương; tạo công ăn việc
6

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2016, tr.299.

11


làm cho người dân địa phương đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển các làng
nghề truyền thống của người Khmer như: Nấu đường thốt nốt, đan lát, nắn
nồi, thổ cẩm…
Kết hợp phát triển các lễ hội truyền thống với phát triển kinh tế du lịch
địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất. Khi người Khmer Nam Bộ

có đời sống vật chất tốt thì họ sẽ chuyên tâm làm giàu thêm các giá trị đời
sống văn hóa tinh thần, hướng tới sự phát triển toàn diện các lĩnh vực của xã
hội như kinh tế, chính trị, văn hóa.
4. Kết luận
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc giữ gìn
và phát huy các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ phải được nhận
thức đúng đồng thời phải phát huy đầy đủ các giá trị của nó, tránh “tô hồng”,
“bôi đen” làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer và mất
đi bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ ngày càng
được tổ chức trang trọng, linh thiêng, hình thức đa dạng, phong phú và tiết
kiệm, thu hút đông đảo người dân trên cả nước cùng tham gia. Thông qua việc
tổ chức các lễ hội truyền thống đã hình thành nếp nghĩ, nếp sống có văn hóa,
xây dựng thói quen tốt cho nhân dân. Thêm vào đó khi giữ gìn và phát huy
những lễ hội truyền thống của nười Khmer Nam Bộ cần phải gắn liền với mục
tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp
hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung Ương Đảng, Hà Nội, 2018.

12


3. Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), Văn hóa Khmer Nam Bộ, nét
đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, 2013.
4. Võ Thành Hùng, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng Tây Nam

Bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội,
2017.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011.
6. Phan Huy Lê, Vùng đất Nam Bộ, quá trình hình thành và phát triển,
Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2016.
7. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2013, Nxb. Thống kê, Hà
Nội, 2014.

13



×