Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

2 hai duong thang vuong goc hinh hoc lop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.28 KB, 2 trang )

CHƯƠNG I – ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
BÀI 2 – HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Định nghĩa

1.
-

Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong

y

các góc tạo thành có một góc vuông được gọi
là hai đường thẳng vuông góc.
-

x

x'

Ký hiệu là x  y.
y'

2. Tính chất hai đường thẳng vuông góc
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
3. Đường trung trực của đoạn thẳng
Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại

d

trung điểm của nó được gọi là trung trực của đoạn


thẳng đó.

A

B
I

II – CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM
Dạng 1: Vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
1A. Cho đường thẳng d và điểm O thuộc d. Vẽ đường thẳng d’ đi qua O và vuông góc với d. Nói rõ cách
vẽ và cách sử dụng công cụ (êke, thước thẳng) để vẽ.
1B. Cho đường thẳng d và điểm O nằm ngoài đường thẳng d. Chỉ sử dụng ê ke, hãy vẽ đường thẳng d’ đi
qua O và vuông góc với d. Nói rõ cách vẽ.
2A. Vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm và đoạn thẳng BC dài 3cm (A, B, C không thẳng hàng) rồi vẽ đường trung
trực của mỗi đoạn thẳng đó.
2B. Cho đoạn thẳng AB dài 24cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Nêu rõ cách vẽ.

thaytoan.edu.vn

HỌC TOÁN 7 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM


Dạng 2: Nhận biết hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng
Phương pháp giải:
-

Để nhận biết hai đường thẳng vuông góc nhau, ta xác định giao điểm của hai đường thẳng này và
chỉ ra trong các góc tạo thành có một góc vuông.

-


Để nhận biết đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, ta xác định giao điểm I của d
và AB, rồi chỉ ra I là trung điểm của AB và d  AB.

3A. Cho góc xOy  30o . Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ góc zOt  60o sao cho tia Ot nằm giữa hai
tia Oz và Oy. Đường thẳng chứa tia Ot và đường thẳng chứa tia Oy có vuông góc với nhau không?
3B. Cho góc bẹt AOB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tia OC, OD sao cho

AOC  80o , BOD  20o . Tia OC và OD có vuông góc với nhau không? Tại sao?
4A. Cho Ox, Oy là hai tia đối nhau. Trên tia Ox lấy điểm M sao cho OM = 3cm, trên tia Oy lấy điểm N
sao cho ON = 3cm. Qua O vẽ đường thẳng zt sao cho xOz  yOz . Đường thẳng zt có phải là đường
trung trực của đoạn thẳng MN không? Tại sao?
4B. Cho góc bẹt xOy. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 5cm, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB =
5cm. Qua O kẻ đường phân giá zz’ của góc xOy. Đường thẳng zz’ có phải là đường trung trực của
đoạn thẳng AB không? Tại sao?
Dạng 3: Tính số đo góc
5A. Cho góc mOn  80o , Ox là phân giác của góc mOn. Vẽ tia Oy sao cho Ox  Oy. Tính số đo góc
mOy.
5B. Cho góc AOB  30o . Về phía trong góc AOB vẽ tia OC sao cho OC  OA. Tính số đo góc BOC.
III – BÀI TẬP RÈN LUYỆN
6. Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Nêu rõ cách vẽ.
7. Cho góc bẹt xOy. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xy, vẽ tia Oz. Tia phân giác Oa của góc xOz, tia
phân giác Ob của góc zOy. Tia Oa và Ob có vuông góc với nhau không? Tại sao?
8. Cho hai tia Ox và Oy vuông góc nhau, Oz là tia phân giác của góc xOy, tia Ot là phân giác của góc
xOz. Tính số đo góc xOt và yOt.

thaytoan.edu.vn

HỌC TOÁN 7 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM




×