Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.93 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. NỘI DUNG.............................................................................1
I. Tình huống.............................................................................1
II. Giải quyết tình huống.........................................................2
1. Nguyên nhân của việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh
chấp tại WTO thay vì cơ chế tại ASEAN của Việt Nam. Ý nghĩa
của điều này?............................................................................2
2. Indonesia có thể đã vi phạm những quy định nào của WTO?
..................................................................................................5
3. Vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Trung Quốc,
EU, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Chi lê, và Úc.
Để có thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia,
các quốc gia đó phải tiến hành thủ tục nào?............................8
4. Đài Loan có thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và
Indonesia với tư cách là bên thứ ba nữa không?....................10
5. Việt Nam và Đài Loan có thể đưa ra quyết định đưa hai vụ
kiện riêng biệt trên trở thành 1 vụ kiện với hai nguyên đơn
không? Nếu không, Việt Nam và Đài Loan có thể có cùng một
Ban hội thẩm không?..............................................................10
C. KẾT LUẬN............................................................................12
Danh mục tài liệu tham khảo:.............................................13

1


A. MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc tranh chấp thương
mại xảy ra giữa các quốc gia là điều khó có thể tránh khỏi.
Trong quá trình hợp tác cùng nhau phát triển, các thành viên


của WTO và ASEAN khó có thể tránh khỏi những tranh chấp. Để
đảm bảo quyền lợi cho các bên khi xảy ra tranh chấp, cũng như
trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động hợp tác kinh tế
trong khuôn khổ của mình, WTO và ASEAN đã xây dựng riêng
cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp. Với mỗi tổ chức, cơ
chế giải quyết tranh chấp đều có ưu và ược điểm khác nhau.
Vậy trong trường hợp tranh chấp xảy ra giữa các bên vừa là
thành viên của WTO cũng vừa là thành viên của ASEAN thì các
bên thường sẽ lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp nào? Thủ
tục giải quyết tranh chấp đó như thế nào? Để làm rõ vấn đề trên
em xin chọn tình huống số 5 làm đề tài cho tài tiểu luận của
mình. Thông qua việc phân tích và giải quyết tình huống sẽ
ghóp phần làm rõ phần nào những vấn đề trên.
B. NỘI DUNG
I. Tình huống
Tình huống số 5
Ngày 07/07/2014, Bộ Tài chính Indonesia ban hành Thông tư
137.1/PMK.011/2014, theo đó, quyết định áp thuế tự vệ thương
mại trong 3 năm (2014-2016) đối với mặt hàng tôn lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam với mức thuế rất cao, khoảng gần bằng 50%
xuất khẩu của sản phẩm này cho năm 2014, 46% cho năm
2015 và 41% năm 2016, mà không qua tham vấn của Chính
phủ Việt Nam. Tập đoàn Tôn Hoa Sen và các doanh nghiệp xuất
khẩu tôn lạnh khác đã chịu thiệt hại nặng nề từ quyết định này
2


của Indonesia do không thể tiếp tục xuất khẩu được mặt hàng
này. Việt Nam cho rằng Indonesia có một số dấu hiệu vi phạm
các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại như: không

chứng minh được đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng, không
có sự phân tích đầy đủ về những diễn tiến không lường trước
được, mối đe dọa nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm tôn
lạnh và thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa, không có sự
phân tích đầy đủ về tác động của các yếu tố khác gây thiệt hại
ngoài sự gia tăng nhập khẩu.
Ngày 01/06/2015, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Indonesia
tại WTO nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn và tiếp tục
yêu cầu Tổng giám đốc WTO thành lập ban hội thẩm.
(i) Việt Nam và Indonesia đều là thành viên của ASEAN mà
tại đó cũng có cơ chế giải quyết tranh chấp. Hãy nêu nguyên
nhân của việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO
thay vì cơ chế tại ASEAN của Việt Nam. Ý nghĩa của điều này?
(ii) Indonesia có thể đã vi phạm những quy định nào của
WTO?
(iii) Vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia nhận được rất nhiều
sự quan tâm của các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Trung Quốc,
EU, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Chi lê, và Úc.
Để có thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia, các
quốc gia đó phải tiến hành thủ tục nào?
Ngày 12/02/2015, Đài Loan đã yêu cầu tham vấn Indonesia
tại WTO với cùng vấn đề như Việt Nam nhưng không đạt được
kết quả như ý. Tổng giám đốc đã quyết định thành lập Ban Hội
thẩm vào ngày 09/12/2015, cùng ngày với Việt Nam.
(iv) Đài Loan có thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và
Indonesia với tư cách là bên thứ ba nữa không?
3


(v) Việt Nam và Đài Loan có thể đưa ra quyết định đưa hai vụ

kiện riêng biệt trên trở thành 1 vụ kiện với hai nguyên đơn
không? Nếu không, Việt Nam và Đài Loan có thể có cùng một
Ban hội thẩm không?
II. Giải quyết tình huống
1. Nguyên nhân của việc lựa chọn cơ chế giải quyết
tranh chấp tại WTO thay vì cơ chế tại ASEAN của Việt
Nam. Ý nghĩa của điều này?
Việt Nam và Indonesia đều là thành viên của ASEAN mà tại
đó cũng có cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trong vụ
việc này Việt Nam lại chọn cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO
bởi một số lý do như sau:
Thứ nhất, về cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO thì DSB là cơ quan có thẩm
quyền, các ban hội thẩm sẽ được cơ quan này lập ra để đưa ra
phán quyết cuối cùng về vụ kiện. Trong khi đối với cơ chế giải
quyết tranh chấp củaASEAN thì có hai cơ quan cùng tham gia là
hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM và hội nghị quan chức kinh tế
SEOM giải quyết tranh chấp.
Nếu như các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là
những cơ quan hoạt động chuyên trách, những cơ quan có sự
độc lập riêng biệt khi giải quyết tranh chấp, tạo tính linh hoạt
mềm dẻo khi giải quyết tranh chấp. Thì khi giải quyết tranh
chấp tại ASEAN, những cơ quan giải quyết này đều hoạt động
kiêm nhiệm và khi thấy cần thiết thì thành lập một cơ quan giúp
việc là ban hội thẩm Panel. Điều này dẫn đến rất nhiều hạn chế
cho cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN như tính không linh
hoạt và mềm dẻo. Dựa vào sự tổ chức của cơ quan chuyên
trách cũng như kinh nghiệm giải quyết tranh chấp có thể thấy
4



cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có tính chuyên trách
hơn, trình độ năng lực cao hơn.
Thứ hai, kể từ khi thành lập, trải qua hơn 20 năm, WTO đã
giải quyết trên 500 vụ tranh chấp thương mại. Trong khi đó, Từ
khi Nghị định thư 2004 ra đời đến nay, chưa có quốc gia nào lựa
chọn giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế của ASEAN 1. Có
thể thấy, WTO đã có bề dày kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế ở đa ngành đa lĩnh vực thông qua các phán
quyết và các vụ việc mà tổ chức này đã giải quyết. Còn đối với
ASEAN, việc giải quyết tranh chấp cơ bản chỉ còn nằm trên lý
thuyết, chưa có vụ việc thực tế nào được giải quyết bởi tổ chức
này, do đó WTO sẽ có nhiều lợi thế và sự tin cậy hơn.
Thứ ba, thủ tục giải quyết tranh chấp theo DSU tại WTO
có hàng loạt các quy định cụ thể trong việc giải quyết các vụ
việc có liên quan đến các nước đang phát triển. Ở đây cần phải
hiểu rằng việc giải quyết những tranh chấp này không phải là
tuân theo một thủ tục riêng biệt, mà phải theo thủ tục chung
của DSU và trong từng giai đoạn có tính đến các lợi ích của các
nước đang phát triển theo quy định của các điều khoản có liên
quan. DSU cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp
trong các hiệp định riêng lẻ dành một số ưu tiên về thủ tục
dành cho các quốc gia đang phát triển. Việc ưu tiên này được
thể hiện ở chỗ Ban thư ký dành hỗ trợ về mặt pháp lý cho các
nước này, có thể kéo dài một số thời hạn trong quá trình giải
quyết tranh chấp, quyền lợi và tình hình kinh tế của các nước
này sẽ được chú ý tới trong giai đoạn của quá trình giải quyết
tranh chấp.

1 Nguyễn Toàn Thắng, “Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiến chương của


ASEAN”, Tạp chí Luật học, số 9/2008, Tr 77
5


Thứ tư, WTO là một tổ chức hợp tác về kinh tế đơn thuần
còn ASEAN là một tổ chức hợp tác toàn diện. Do đó, cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO mang tính chuyên môn hóa nhiều
hơn, WTO có hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh đa ngành
về kinh tế. Còn cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN bị chi
phối bởi các yếu tố như chính trị, an ninh – quốc phòng, văn
hóa, xã hội. Vì vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang
tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có
một số ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, việc khởi kiện ra WTO như một thông điệp cảnh
báo của Chính phủ Việt Nam sẵn sàng ủng hộ tích cực quyền lợi
của các nhà xuất khẩu của Việt Nam trước các vi phạm trong
hoạt động tự vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Việt nam
sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
trong nước.
Thứ hai, việc này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ
Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong nước trong việc bảo vệ
các doanh nghiệp khỏi những sự bất lợi khi tham gia vào thị
trường thương mại quốc tế. Từ đó tạo sự yên tâm cho các doanh
nghiệp trong nước sản xuất và xuất khẩu, từ đó ghóp phần
khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, việc khởi kiện ra WTO thể hiện được tầm nhìn và
sự sáng suốt của Chính phủ Việt Nam. WTO là một tổ chức quốc
tế mang tính toàn cầu, cho nên khi khởi kện ra đây thì sẽ được

nhiều quốc gia biết đến hơn so với khi kiện ra ASEAN một tổ
chức mang tính khu vực. Từ đó sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ
của các quốc gia trên thế gới. ngoài ra, khi vụ kiện giành thắng
lợi thì đó cũng là lời khẳng định với các thành viên khác của
6


WTO coi đó làm bài học để tránh mắc phải sai lầm, từ đó khi
muốn áp dụng một biện pháp tự vệ nào thì các thành viên phải
nghiên cứu thật kĩ, điều này giúp chúng ta tránh được những vụ
việc tương tự xảy ra.
2. Indonesia có thể đã vi phạm những quy định nào
của WTO?
Ngày 07/07/2014, Bộ Tài chính Indonesia ban hành Thông tư
137.1/PMK.011/2014, theo đó, quyết định áp thuế tự vệ thương
mại trong 3 năm (2014-2016) đối với mặt hàng tôn lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam với mức thuế rất cao, khoảng gần bằng 50%
xuất khẩu của sản phẩm này cho năm 2014, 46% cho năm
2015 và 41% năm 2016, mà không qua tham vấn của Chính
phủ Việt Nam. Trong vụ việc trên, Indonesia có thể đã vi phạm
các quy định của “Hiệp định về các biện pháp tự vệ”, “Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại GATT-1994”. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, vi phạm khoản 3 Điều 12 “hiệp định vế các
biện pháp tự vệ”, khoản 2 Điều XIX của GATT 1994.
Khoản 3 Điều 12 “Hiệp định vế các biện pháp tự vệ”, quy
định: “Một Thành viên dự định áp dụng hoặc mở rộng một biện
pháp tự vệ phải dành những cơ hội thích hợp để tham vấn trước
với các Thành viên có quyền lợi cung cấp chủ yếu như nhà xuất
khẩu sản phẩm có liên quan, nhằm rà soát thông tin được cung
cấp tại khoản 2, trao đổi các quan điểm về biện pháp áp dụng

và đạt được một sự hiểu biết về những phương thức nhằm đạt
được mục tiêu đề ra tại khoản 1 Điều 8”.
Khoản 2 Điều XIX GATT quy định: “ Trước khi một bên ký
kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của
khoản đầu điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn
7


bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ
dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư
cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem
xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một
nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu
rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các
hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu
quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự kiến tại
khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp
dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn
được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng”.
Theo các quy định trên thì trước khi áp dụng một biện
pháp tự vệ thì sẽ phải tham vấn và thông báo cho cá thành viên
khác có quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, trong vụ việc trên, ngày
07/07/2014, Bộ Tài chính Indonesia ban hành Thông tư
137.1/PMK.011/2014, theo đó, quyết định áp thuế tự vệ thương
mại trong 3 năm (2014-2016) đối với mặt hàng tôn lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam với mức thuế rất cao, khoảng gần bằng 50%
xuất khẩu của sản phẩm này cho năm 2014, 46% cho năm
2015 và 41% năm 2016, mà không qua tham vấn của Chính
phủ Việt Nam.
Thứ hai, vi phạm điểm a khoản 1 Điều XIX GATT, khoản 1

Điều 2, khoản 1 Điều 3 và Điều 4 “Hiệp định về các biện pháp tự
vệ”.
Theo đó, a khoản 1 Điều XIX GATT quy định: “Nếu do hậu
quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả
của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan
của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được
nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng
8


và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm
tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký
kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết
của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với
sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc
khắc phục tổn hại đó”.
Khoản 1 Điều 2 “Hiệp định về các biện pháp tự vệ” quy
định về điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ, theo đó: “Một
Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản
phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với
những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh
thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt
đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe
dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa
sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp”.
Khoản 1 Điều 3 “Hiệp định về các biện pháp tự vệ” quy
định: “Một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau
khi cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đó tiến hành điều

tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với Điều 10
của Hiệp định GATT 1994. Việc điều tra sẽ bao gồm việc thông
báo công khai cho tất cả các bên liên quan, thẩm vấn công khai
hoặc các biện pháp thích hợp khác để nhà nhập khẩu, nhà xuất
khẩu, và các bên có liên quan có thể đưa chứng cứ, quan điểm
của họ, bao gồm cả cơ hội được phản biện lý lẽ của bên kia và
đưa ra quan điểm của mình nhằm xem xét việc áp dụng biện
pháp này có phù hợp với lợi ích chung không. Cơ quan có thẩm

9


quyền sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra của mình và các kết
luận thỏa đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý”.
Theo các quy định trên, thì trước một thành viên muốn áp
dụng biện pháp tự vệ thì quốc gia đó phải đưa ra các căn cứ để
áp dụng các biện pháp tự vệ các căn cứ đó phải phù hợp với
quy định tại khoản 1 Điều 2 “Hiệp định về các biện pháp tự vệ”.
Để đưa ra được các bằng chứng và căn cứ để áp dụng biện
pháp tự vệ thì phải tiến hành cá hoạt động điều tra nhằm chứng
minh được đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Để phân tích
đầy đủ về những diễn tiến không lường trước được, mối đe dọa
nhân quả giữa việc nhập khẩu và thiệt hại của ngành công
nghiệp nội địa, để có được sự phân tích đầy đủ về tác động của
các yếu tố khác gây thiệt hại ngoài sự gia tăng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong vụ việc trên, Indonesia đã không có cá hoạt
động điều tra cụ thể theo như các quy định của pháp luật. Đã
không chứng minh được đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng,
không có sự phân tích đầy đủ về những diễn tiến không lường
trước được, mối đe dọa nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm

tôn lạnh từ Việt Nam và thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa
của Indonesia, không có sự phân tích đầy đủ về tác động của
các yếu tố khác gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất
tôn của Indonesia ngoài sự gia tăng nhập khẩu tôn lạnh từ Việt
Nam. Và đã không xác định tổn hại nghiêm trọng và đe dọa gây
ra tổn hại nghiêm trọng từ việc nhập khẩu tôn lạnh từ Việt Nam
theo quy định của Điều 4 “Hiệp định về các biện pháp tự vệ”. Từ
đó có thể thấy rằng Việc Indonesia áp thuế với tôn lạnh nhập từ
Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện để áp dụng biện
pháp tự vệ.

10


Thứ ba, vi phạm khoản 1 Điều I của GATT. Đây là sự vi phạm
đến nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Khoản 1 Điều 1 của
GATT quy định: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc
bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất
khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán
hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp
dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong
xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại
khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc
quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho
bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ
một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có
xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một
cách không điều kiện”.
MFN có thể được hiểu đơn giản là nếu một nước dành đối xử
thuận lợi nhất cho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như

vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO.
Theo khoản 1 Điều I của GATT 1994, thì trong bất kỳ trường
hợp nào, biện pháp tự vệ sẽ không được áp dụng cho các sản
phẩm có nguồn gốc từ hoặc đưa ra từ một nguồn gốc đặc biệt
và điều này tạo ra lợi thế mà không được áp dụng ngay lập tức
và vô điều kiện cho các nước khác các thành viên. Indonesia đã
vi phạm Điều này khi đã áp dụng ngay mức thuế gần bằng 50%
xuất khẩu của sản phẩm tôn lạnh cho năm 2014 ngay khi Bộ Tài
chính Indonesia ban hành Thông tư 137.1/PMK.011/2014 vào
ngày 07/7/2014.
Có thể thấy rằng việc Indonesia tiến hành việc áp thuế tự vệ
với mặt hàng tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam một cách không
có căn cứ như đã phân tích ở trên đã tạo ra một sự phân biệt đối
11


xử, tạo ra sự bất lợi đối với mặt hàng tôn lạnh của Việt Nam
nhập khẩu vào Indonesia, trong khi các quốc gia khác thì không
bị đánh thuế. Từ đó làm cho Tập đoàn Tôn Hoa Sen và các
doanh nghiệp xuất khẩu tôn lạnh khác của Việt Nam đã chịu
thiệt hại nặng nề từ quyết định này của Indonesia do không thể
tiếp tục xuất khẩu được mặt hàng này.
3. Vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các quốc gia khác, bao gồm Mỹ,
Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang
Nga, Chi lê, và Úc. Để có thể tham gia vào vụ kiện giữa
Việt Nam và Indonesia, các quốc gia đó phải tiến hành
thủ tục nào?
Theo quy định tại Điều 10 “Thỏa thuận về các quy tắc và
thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp – DSU” về các bên

thứ ba thì:
“1.Quyền lợi của các bên tranh chấp và của các Thành viên
khác theo một hiệp định có liên quan về nội dung tranh chấp
phải được cân nhắc đầy đủ trong quá trình tố tụng tại ban hội
thẩm.
2. Bất cứ Thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối với một vấn
đề được ban hội thẩm xem xét và đã thông báo quyền lợi của
mình cho DSB (trong Thỏa thuận này gọi là “bên thứ ba”) đều
phải có cơ hội được trình bày vấn đề cho ban hội thẩm và được
trình văn bản cho ban hội thẩm. Những văn bản đệ trình này
cũng phải được gửi cho các bên tranh chấp và phải được phản
ánh trong bản báo cáo của ban hội thẩm.
…”
Vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, EU,
12


Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Chi lê, và Úc. Để có
thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và Indonesia thì Trước
tiên các quốc gia đó phải là thành viên của WTO.
Trong vụ việc này, họ có thể tham gia với tư cách là bên
thứ ba. Các thành viên này có thể yêu cầu tham gia các phiên
tham vấn nếu họ có một “lợi ích thương mại đáng kể”
(substantial trade interest) đối với vấn đề đang được thảo luận,
và bên bị khiếu kiện cũng phải đồng ý rằng các khiếu nại về lợi
ích thương mại đáng kể của các thành viên quan tâm là có cơ
sở. Nếu bên bị khiếu kiện không đồng ý, các thành viên quan
tâm sẽ không được tham gia phiên tham vấn, tuy nhiên, họ có
thể yêu cầu tham vấn trực tiếp với bên bị khiếu kiện theo một

vụ việc tranh chấp mới độc lập.
Như vậy, để được tham gia vào vụ kiện giữa Việt Nam và
Indonesia với tư cách là bên thứ ba thì các quốc gia này phải gửi
yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba cho Việt
Nam và Indonesia, và gửi cho cơ ban hội thẩm. nếu như nhận
được sự đồng ý của Indonesia cho phép các quốc gia trên tham
gia vào vụ việc với tư cách là bên thứ ba thì cá quốc gia này sẽ
được tham gia vào vụ kiện.
Có thể thấy rằng, việc tham gia của các bên thứ ba đối với
vụ việc đơn giản hơn so với các bên nguyên đơn và bị đơn. Họ
thường chỉ nhận được tài liệu đệ trình của các bên tranh chấp
gửi cho Ban hội thẩm và trình bày miệng quan điểm của họ tại
cuộc họp đầu tiên. Ngược với tài liệu đệ trình của các bên, tài
liệu của bên thứ ba cũng thường ngắn và đưa ra nhận xét về
những lập luận pháp lý và tình tiết thực tế của các bên.
4. Đài Loan có thể tham gia vào vụ kiện giữa Việt
Nam và Indonesia với tư cách là bên thứ ba nữa không?
13


Ngày 12/02/2015, Đài Loan đã yêu cầu tham vấn Indonesia
tại WTO với cùng vấn đề như Việt Nam nhưng không đạt được
kết quả như ý. Tổng giám đốc đã quyết định thành lập Ban Hội
thẩm vào ngày 09/12/2015, cùng ngày với Việt Nam.
Theo Điều 10 của “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp – DSU”, quy định về “Các bên
thứ ba” thì “Bất cứ thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối với
một vấn đề được ban hội thẩm xem xét và đã thông báo quyền
lợi của mình cho DSB đều phải có cơ hội được trình bày vấn đề
cho ban hội thẩm và được trình văn bản cho ban hội thẩm.

Những văn bản đệ trình này cũng phải được gửi cho bác bên
tranh chấp và phải được phản ánh trong bản báo cáo của ban
hội thẩm”.
Trong vụ việc trên có thể thấy rằng Đài Loan là một nước có
"lợi ích đáng kể" (bằng chứng là đã yêu cầu tham vấn với
Indonesia với cùng vấn đề như Việt Nam và Tổng giám đốc WTO
đã quyết định thành lập ban Hội thẩm đối với trường hợp Đài
Loan), mà quá trình xét xử giữa các bên đã qua giai đoạn tham
vấn. Vì vậy, Đài Loan có đủ các điều kiện để trở thành bên thứ 3
tham gia vào vụ kiện giữa việt nam và Indonesia
5. Việt Nam và Đài Loan có thể đưa ra quyết định đưa
hai vụ kiện riêng biệt trên trở thành 1 vụ kiện với hai
nguyên đơn không? Nếu không, Việt Nam và Đài Loan có
thể có cùng một Ban hội thẩm không?
Trong vụ việc trên, Việt Nam và Đài Loan không thể đưa hai
vụ kiện riêng biệt trên trở thành một vụ kiện với hai nguyên
đơn, bởi vì:

14


Điều 9 “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc
giải quyết tranh chấp – DSU” quy định về thủ tục đối với đơn
kiện có nhiều nguyên đơn thì:
“ Khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập ban
hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đề thì một ban hội thẩm
duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này
có tính đến quyền của tất cả các Thành viên có liên quan. Một
ban hội thẩm duy nhất cần phải được thành lập để xem xét
những đơn kiện như vậy bất kỳ khi nào khả thi” 2.

Theo đó, một trong những điều kiện để xảy ra trường hợp
này là "khi có hai hoặc nhiều thành viên yêu cầu thành lập ban
hội thẩm..." Trong trường hợp này, Việt Nam và Đài Loan đã
thành lập ra hai ban Hội thẩm rồi, nên không đáp ứng được điều
kiện để đưa hai vụ kiện riêng biệt trên trở thành một vụ kiện có
nhiều nguyên đơn.
Tuy nhiên, mặc dù không thể gộp hai vụ kiện riêng rẽ lại
thành một vụ kiện với nhiều nguyên đơn, nhưng Việt Nam và
Đài loan có thể sẽ vẫn có cùng một ban hội thẩm. Theo quy
định tại khoản 3 Điều 9 “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp – DSU” thì: “Nếu có hai
hoặc nhiều ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn
kiện liên quan đến cùng một vấn đề thì phải cố gắng tới mức
cao nhất có thể để chọn cùng các hội thẩm viên chung cho các
ban hội thẩm riêng lẻ và phải sắp xếp thời gian biểu cho thủ tục
tố tụng của ban hội thẩm trong những tranh chấp này phải
được hài hoà”.
Trong vụ việc trên chúng ta thấy rằng ngày 12/02/2015,
Đài Loan đã yêu cầu tham vấn Indonesia tại WTO với cùng vấn
2 Xem khoản 1 Điều 9 “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải

quyết tranh chấp – DSU”

15


đề như Việt Nam nhưng không đạt được kết quả như ý. Tổng
giám đốc đã quyết định lập Ban Hội thẩm vào ngày 09/12/2015,
cùng ngày với Việt Nam. Như vậy Việt Nam và Đài Loan cùng
khởi kiện Indonesia vì đã đánh thuế vào mặt hàng tôn lạnh

nhập khẩu vào Indonesia và đã có hai ban hội thẩm được thành
lập để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Indonesia,
giữa Indonesia và Đài Loan về cùng một vấn đề là việc đánh
thuế vào mặt hang tôn lạnh nhập khẩu vào Indonesia. Như vậy,
trong vụ việc này, Việt Nam và Đài Loan có thể có cùng một ban
hội thẩm.

C. KẾT LUẬN
Thông qua tình huống trên chúng ta có thể phần nào thấy
được rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhận được sự
tin tưởng hơn so với cơ chế giải quyết của ASEAN nhờ những
quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục cũng như quy định về cơ
quan giải quyết tranh chấp và kinh nghiệm giải quyết tranh
chấp của mình. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không
những nhận được sự tín nhiệm của các nước thành viên trên thế
giới mà còn nhận được sự tin tưởng của các nước ASEAN mặc dù
tổ chức này đã có một cơ chế giải quyết tranh chấp hoàn thiện.

16


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994.
2. Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
3. Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp – DSU.
4. Trường đại học Luật Hà Nội. “Giáo trình Luật thương mại
quốc tế (bản song ngữ)”.Nxb, Công an nhân dân.2014.
5. Trường đại học Luật Hà Nội. “Giáo trình Luật thương mại
quốc tế”.Nxb, Công an nhân dân. 2017.

6. Tạp chí Luật học, số 9/2008.
7.

/>
8.

/>%20Vietnam/General
%20Information/Economic/Trang/Vietnam-Indonesia-toWTO-conditions-of-cold-sheet-products.aspx

17


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI

Tình huống số 5
Sinh viên: Nông Trường Giang
Lớp: K4L
Mã số sinh viên: 163801010320

Hà Nội – 2019

18




×