Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề khảo sát đội tuyển 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.07 KB, 1 trang )

BỐ KINH

Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tong phu lấy chữ trinh làm đầu
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Đó là lời Thúy Kiều nói vời Kim trọng khi chàng “có chiều lả lơi” trong buổi gặp gỡ hẹn
thề dưới trăng. Bố kinh do chữ Hán : “Kinh thoa bố quần”, kinh thoa : thoa cài đầu làm
bằng cành cây kinh, cành cứng, người phụ nữ nghèo thường dùng để cài đầu; bố quần :
quần vả. Bố kinh chỉ người phụ nữ nghèo, giản dị, mặc quần vải, cài thoa bằng cành cây
kinh hay cây gai; có nghĩa là người vợ hiền đức hạnh.
Đời Hán (Trung Quốc), Lương hồng là một danh sĩ có tài, có đức, nhà nghèo. Biết trọng
khí tiết; có văn hóa uyên bác. Chàng cưới vợ là nàng Mạnh Quang. Về nhà chồng, nàng
mặc áo quần lụa là lộng lẫy, đầu cài tram ngà.Bảy tám hôm đầu, nàng thấy chồng tẻ nhạt
và hờ hững, vẻ mặt lạnh lung, không gần gũi nàng. Sau nàng biết ý, cất quàn áo đẹp, trâm
ngà vào rương và nàng mặc quần áo bằng vải thường, ngắt cành kinh làm thoa cài đầu.
Thấy vợ giản dị như vậy, lương Hồng tươi cười bảo nàng : “Bây giờ, nàng đúng là vợ ta”.
Từ đó, hai bên yêu nhau thắm thiết.
(Điển tích văn học )

×