Đề 7.
Câu 1(2 đ ). Giải thích tại sao vị trí địa lí nước ta được xem là một trong các nguồn lực quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2. Anh ( chị ) hãy giải thích tại sao phải hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp tại
vùng Duyên hải miền Trung và phân tích thế mạnh của vùng trong việc hình thành cơ cấu kinh
tế này.
Câu 3(3 đ). Cho bảng số liệu sau:
TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM CỦA NƯỚC TA (%)
Nhóm hàng 1995 1999 2000 2001 2002
CN nặng, khoáng sản 25.3 31.3 37.2 34.9 29.0
CN nhẹ, tiểu thủ CN
nghiệp
28.5 36.8 33.8 35.7 41.0
Nông, lâm, thuỷ sản 46.2 31.9 29.0 29.4 30.0
a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo
nhóm, thời kì 1995 -2002
b, Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng hoá phân theo nhóm thời kì trên và giải thích
vì sao nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh.
Câu 4(2 đ). Trình bày các vùng trọng điểm sản xuất lương thực , thực phẩm ở nước ta.
Đáp án.
Câu 1. Vị trí địa lí nước ta được xem là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội
vì:
a, Tạo cho nước ta có thiên nhiên đa dạng :
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với hơn 80 loại, 3500 điểm và mỏ quặng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi.
- Là nơi gặp gỡ của các luồng di cư động , thực vật làm cho hệ động , thực vật phong phú đa
dạng.
b, hình thành nên nền văn hoá đa dạng :
- Nước ta nằm gần các nền văn hoá lớn : TQ, ÂN ĐỘ.
- Có nhiều dân tộc sinh sống.
c, Thuận lợi trong giao lưu và phát triển các ngành kinh tế :
- Gần đường biển quốc tế, thuận lợi phát triển GTVT biển
- Nằm ở trung tâm khu vực thuận lợi để trao đổi hàng hoá.
- Vùng biển rộng lớn , giàu tiềm năng có thể phát triển nhiều ngành kinh tế.
d, Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, cho phép nước ta :
- Tận dụng các nguồn lực bên ngoài như vốn, công nghệ...
- Có thị trường rộng lớn : TQ, AN ĐỘ, ĐNA
Câu 2.
a, Duyên hải miền Trung phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – Ngư nghiệp do :
- Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang theo chiều Đ- T, nhưng lại kéo dài theo chiều B- N, phía T là
đồi núi, giữa là ĐB, phía Đ là vùng biển rộng lớn.
- Vùng có khá nhiều tài nguyên nhưng chưa được khai thác ( N- L N)
- Có sự phân hoá khá rõ của ĐKTN và TNTN, dân cư, lịch sử... cho phép phát triển nhiều ngành
để khai thác hiệu quả nhất.
b, Phân tích các thế mạnh của vùng trong hình thành cơ cấu N- L- N :
* Nông nghiệp :
- Dựa trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của TD, ĐB và vùng biển
- Đất NN chiếm 13.53 %.
- Các ĐB nhỏ hẹp, chủ yếu là đất cát pha thuận lợi phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày,
cây ăn qủa...
- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc, đàn bò chiếm hơn 50 % cả nước.
- Một số nơi có đk hình thành các vùng chuyên canh cây CN lâu năm : cà phê ở Tây Nghệ An,
Quảng Trị, Cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị.
* lâm nghiệp :
- tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên cả về dt và độ che phủ ( 34 5 độ
che phủ)
- Rừng tập trung ở phía tây, trong rừng có nhiều laọi gỗ quý..
- Các cơ sở chế biến ở Vinh, Đà Nẵng , quy nhơn.
* Ngư nghiệp :
- Cả 14 tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng.
- Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng.
- hoạt động chế biến hải sản ngày càng phong phú đa dạng, với nhiều sản phẩm.
câu 3.
a, vẽ biểu đồ miền.
b, Nhận xét
- nhìn chung thời kì 1995-2002, tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi khá rõ.
- Nhóm hàng Cn nặng và khoáng sản có xu hướng tăng song không ổn định.
- Nhóm hang CN nhẹ và thủ công nghiệp tăng khá nhanh.
nhóm hàng N- L – N giảm nhanh sau đó tăng chậm.
c, giải thích.
tỉ trọng nhóm hàng Cn nhẹ tăng kgá nhanh do :
- Nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm.
- Nguồn nguyên liệu đa dạng
- thu hút được vốn đầu tư để phát triển,
- Thị trường nước ngoài mở rộng.
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.
Câu 4. Các vùng trọng điểm LT – TP ở nước ta.
• ĐBSCL :
- là vùng trọng điểm số 1 của cả nước.
- Sản lượng lương thực chiếm khoảng 50 % cả nước, dẫn đầu về trồng mía, cây ăn qủa.
- Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh, nhất là nuôi vịt, chiếm hơn 50 % sản lượng
thuỷ sản của cả nước.
• ĐBSH
- là vùng trọng điểm số 2 về lương thực , thực phẩm.
- Sản lượng lương thực chiếm hơn 20 % cả nước.
- Thế mạnh của vùng là sx rau quả, chăn nuôi lợn , gia cầm , cá.
• Các vùng khác
- Trung du và miền núi phía bắc : chăn nuôi trâu, bò, trồng đậu tương, mía lạc, cây ăn
quả...
- DHMT ;: chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Tây nguyên : Phát triển chăn nuôi bò lấy thịt, sữa.
- ĐNB : Trồng mía, đậu tương, cây ăn quả, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Đề 8.
Câu 1 ( 2 đ )
Ở nước ta, việc làm đã và đang trở thành vấn đề được cả nước quan tâm. Anh chị hãy trình
bày :
a, Đặc điểm về nguồn lao động nước ta.
b, Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Câu 2 (3 đ)
Anh ( chị ) hãy :
a, Chứng minh công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. giải thích tại sao lại có sự
phân hoá đó.
b, Nêu tên các tỉnh thành phố thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Câu 3 (3 đ)
a, Vẽ lược đồ Vn
b, Điền trên lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của nước ta.
Câu 4 (2 đ)
Hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong
cả nước.
Đáp án.
Câu 1:
a. Đặc điểm nguồn lao động nước ta
- Lực lượng nguồn lao động nước ta rất dồi dào: Năm 1998 là 37,4 triệu người, hàng năm
được bổ sung khoảng 1,1 triệu lao động
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ
thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lao động có tay nghề
cao còn ít, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động chưa cao
- Nguồn lao động phân bố chưa hợp lí giữa các vùng lãnh thổ và các khu vực sản xuất: lao
động tập trung nhiều ở các đồng bằng duyên hải,... miền núi và trung du thiếu lao động.
Lao động trong khu vực I vẫn chiếm tỉ lệ cao.
b. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
* Vấn đề việc làm
- Tình trạng thiếu việc làm ở nôn thôn và thất nghiệp ở thành thị, đặc biệt là ở các thành
phố lớn đang là vấn đề KT – XH lớn của nước ta hiện nay.
- Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp khác nhau giữa các vùng: cao nhất là ĐỒng
bằng sông Hồng, sau là Bắc Trung Bộ, ....
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành cần nhiều lao
động
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 2: (3đ)
a. CN nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ
a1. Sự phân hoá
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả
nước : Từ Hà Nội các hoạt động CN toả ra theo các hướng với chuyên môn hoá khác
nhau.
+ HN - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Khai thác than, cơ khí
+ HN – Đáp Cầu - Bắc Giang: Phân hoá học, vật liệu xây dựng
+ HN – Đông Anh – Thái Nguyên: Luyện Kkim, cơ khí
+ HN - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: Hoá chất, giấy
+ HN – Hà Đông – Hoà Bình: Thuỷ điện
+ HN – Nam Định - Ninh Bình – Thanh Hoá: Dệt, điện, vật liệu xây dựng
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL hình thành một dải phân bố công nghiệp nổi lên các trung tâm
công nghiệp lớn là TP. HCM – Biên Hoà – Vũng Tàu
- Khu vực duyên hải Miền Trung có 2 trung tâm công nghiệp lớn là Huế và Đà Nẵng
* Các khu vực khác đặc biệt là ở trung du miền núi có mức độ tập trung công nghiệp thấp hơn
như Tây Bắc, Tây Nguyên.
a2. Giải thích
- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là do kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố : Vị
trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, lịch
sử khai thác lãnh thổ.
- những vùng tập trung công nghiệp là những vùng hội tụ các yếu tố trên.
- Nơi có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên,
đặc biệt là kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.
b, Tên các tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ : Hà Nội, Hải phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam : Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa- vũng tàu, Bình Dương, Đồng
Nai, Bình Phước,Tây Ninh, Long An.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền trung : Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định.
Câu 3. (3 đ)
- Hs vẽ lược đồ chính xác.
- Điền trên lược đồ, đúng đủ các nội dung yêu cầu.
Câu 4 ( 2 điểm )
- Vị trí địa lí :
+ Nằm kề ĐBSCL, giáp Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và Campuchia.
+ Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng khác trong nước và
quốc tế.
- Về tự nhiên :
+ Đất: có đất đỏ badan khá màu mỡ (chiếm 40% diện tích đất vùng), ngoài ra còn có đất
xám bạc màu (đất phù sa cổ). Đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.
+ Khí hậu, nguồn nước: Có khí hậu cận xích đạo, thích hợp cho việc phát triển cây trồng,
vật nuôi. Hệ thống sông Đồng Nai với giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường
thuỷ.
+ Khoáng sản: Có dầu khí (trên thềm lục địa) với trữ lượng lớn để phát triển thành ngành
công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như: sét, cao lanh....
+ Sinh vật: Rừng có giá trị về lâm nghiệp và du lịch. Các ngư trường lớn liền kề (Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu...) có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển ngành thuỷ
sản.
- Về kinh tế - xã hội
+ Có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đang được hoàn thiện
+ Mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn như TH. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu
- Các thế mạnh khác: Sự năng động, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đề 9
Câu 1 (2đ): Đô thị hoá là một quá trình kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát
triển kinh tế xã hội nước ta. Anh (chị) hãy:
a) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đến việc phát triển kinh tế
xã hội.
b) Hãy kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đô thị đặc biệt ở nước ta.
Câu 2: (3đ) Điện lực là 1 trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta. Anh (chị)
hãy:
a) Phân tích các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực
b) Xác định tên, công suất, địa điểm xây dựng (tỉnh, thành phố) của 5 nhà máy thuỷ điện
lớn của nước ta đã đi vào hoạt động.
Câu 3: (3đ) Cho bảng số liệu sau đây
CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2005
Khu vực kinh tế 1990 1991 1995 1999 2000 2003 2005
Nông, lâm, ngư nghiệp 73,1 72,7 71,2 68,9 65,1 60,2 57,3
Công nghiệp & xây dựng 11,1 11,2 11,4 11,9 13,1 16,4 18,2
Dịch vụ 15,8 16,1 17,4 19,2 21,8 23,4 24,5
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Anh chị hãy:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực
kinh tế trong giai đoạn 1990 – 2005.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra những nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nước ta theo khu vực kinh tế và giải thích.
Câu 4: (2đ) Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Anh
(chị) hãy :
a) Nêu ý nghĩa của việc phát triển ngành du lịch ở nước ta
b) Nêu các trung tâm du lịch quốc gia và các tài nguyên du lịch chính của các trung tâm
này.