Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Thi pháp nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 229 trang )

NGUYỄN THỊ VƯỢNG

THI PHÁP NHÂN VẬT
TRONG "SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM"
CỦA M.SÔLÔKHỐP

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


Bản quyền Nhà xuất bản Giáo dục
843-2007/CXB/7-1586/GD

Mã số: 8V717M8-CDT


Lời nói đầu
M.Sôlôkhốp (1905-1984) là một trong những nhà
văn lới của văn học Nga thế kỉ XX. Vai trò và ý nghĩa
sáng tác của Sôlôkhốp ngày càng được nâng cao trên
văn đàn thế giới. Ngay từ những năm 30 của thể kỉ
XX, khi còn rất trẻ, Sôlôkhốp đã được coi là một trong
những nhà văn tài năng nhất của nước Nga mới. Trải
qua gần một thế kỉ, vào những ngày sôi động của năm
cuối thế kỉ XX, thêm một lần nữa, nước Nga, nhân dân
Nga khẳng định, tôn vinh Sôlôkhốp - Một người Nga
vĩ đại.
"Trong lịch sử nhân loại nói chung, mỗi thế kỉ
qua đi, chỉ để lại ba, bốn hoặc năm, sáu người được tôn
vinh như thiên tài. Thế kỉ này, với chúng ta, với nước
NGa - càng để lại rất ít (…). Và Sôlôkhốp được xếp
vào danh sách những người được chọn lọc này". [74].


Sông đông êm đềm - một kiệt tác, "cuốn sách
tầm cỡ thế giới và của thế giới" [74] - đã phản ánh "câu
chuyện kì diệu về ngày kết thúc của thế giới cũ và sự ra
đời của một thế giới mới, về sự ra đời của một con
người" [106,14]. Nếu L.Tônxtôi đã hoàn thiện viện
Bảo tàng nghệ thuật của các nhà văn Nga vĩ đại thế kỉ
XIX thì Sôlôkhốp mở ra nền văn xuôi mới của nhân
dân Nga với "cái nhìn của thế giới riêng mình, đánh
thức con người đi tìm chân lý trong cuộc đấu tranh
không mệt mỏi với khát vọng sục sôi trong những địa
hạt mà văn học thế giới chưa đạt đến" [106,489].
Tầm vóc lớn lao của tác phầm, độ tuổi của tác


giả đã khiến một số người phải nghi ngờ. Họ khó tin
nổi, rằng: một nhà văn còn quá trẻ lại có thể sáng tạo
được một nhân vật phức tạp nhất của thời đại, để lại
nhiều ấn tượng sâu sắc. Đỉnh cao của búa rìu dư luận là
việc Sôlôkhốp bị vu cáo đạo văn. Đến 1984, các nhà
nghiên cứu văn học Bắc Âu, bằng phương tiện hiện đại
đã xác định bản thảo Sông Đông êm đềm là của
Sôlôkhốp. "Câu chuyên hoang đường Sôlôkhốp lấy cắp
văn của người khác còn được một số nhà văn nước
ngaoif và các nhà văn Nga lưu vong nhắc đi nhắc lại"
[13,79]. Vụ án văn chương này kéo dài gần hết thế kỉ
XX. Tháng 5 năm 2000, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của
Sôlôkhốp, Hội nhà văn Nga công bố đã tìm thấy bản
thảo Sông Đông êm đềm. Vụ án văn chương của thế kỉ
kết thúc. Danh dự nhà văn chấn chính và danh hiệu
thiên tài được công khai trả lại cho Sôlôkhốp. Sông

Đông êm đềm đã vượt qua được mọi thử thách của con
người, của thời gian, ngày càng chứng tỏ sức sống
mãnh liệt, sức hấp dẫn đến kì diệu của mình.
Kiệt tác Sông Đông êm đềm đã đem lại vinh
quang cho Sôlôkhốp. Năm 1965, Sôlôkhốp nhận giải
thương Nôben chủ yếu nhờ Sông Đông êm đềm. "Giờ
đây, bạn đọc khắp thế giới vẫn say mê tìm đọc Sông
Đông êm đềm, tác phẩm vĩ đại nhất của nèn văn học
Nga thế kỉ XX". Tầm vóc của tác phẩm lớn tới mức
Tổng thống Nga V.Putin coi là: "tương lai, danh dự và
lương tâm của nước Nga" [13,80].
Ở Nga, trong chương trình giáo dục, Sôlôkhốp
và sáng tác của ông đã và vẫn được đưa vào giảng dạy
ở đại học và phổ thông. Trước kia, sách giáo khoa Văn


học Nga thế kỉ XX, lớp 11, phần 2, bài học về
Sôlôkhốp và Sông Đông êm đềm được biên soạn gồm
24 trang. Gần đây, năm 2001, cuốn sách này được
chỉnh lý và các tác giả soạn sách đã dành cho Sôlôkhốp
và Sông Đông êm đềm một lượng trang đáng kể (32
trang). Như vậy, có thể nói, khi mà "xã hội Xô viết
đang diễn ra gay gắt nhanh đến chóng mặt việc khai
quật, sàng lọc, đánh giá lại các giá trị thẩm mĩ" [15],
thì Sôlôkhốp cùng tác phẩm của ông vẫn có vị trí đích
thực, đáng giá trong khoa học giáo dục Nga và văn học
Nga.
Với bạn đọc và giới nghiên cứu Việt Nam,
Sôlôkhốp và tác phẩm Sông Đông êm đềm được biết
đến khá sớm từ những năm 30, qua các bản dịch tiếng

Trung Quốc và tiếng Pháp. Năm 1946, một số chương
của Sông Đông êm đềm đã được dịch ra tiếng Việt và
trích đăng ở báo Cứu Quốc. Cuối những năm 50, Sông
Đông êm đềm được dịch giả Nguyễn Thuỵ Ứng dịch
toàn bộ và xuất bản ở Việt Nam. Tính đến nay, tác
phẩm đã được in lại nhiều lần.
Cho đến nay, hầu hết các tác phầm của Sôlôkhốp
đã được dịch, in, tái bản ở Việt Nam. Sôlôkhốp và sáng
tác của ông cũng có mặt trong chương trình văn học
nước ngoài, được giảng dạy tại các trường đại học
chuyen ngành và cả ở trung học phổ thông.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu Thi pháp
nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhốp là
một việc làm có ý nghĩa. Một mặt, nó đem lại một cách
đọc mới, một cách thưởng thức cái hay, cái đẹp của
Sông Đông êm đềm. Mặt khác, nó góp phần đưa nền


văn học Nga trở lại vị trí đáng kể trong tâm thức đông
đảo bạn đọc và giới nghiên cứu, giảng dạy văn học
Nga ở Việt Nam. Công trình này được dùng làm giáo
trình giảng dạy về tác giả và tác phẩm trong chuyng
trình ngư văn ở đại học, sau đại học, đồng thời là tài
liệu tham khảo đá ứng nhu cầu hiểu biết, khám phái
của bạn đọc.
Lần đầu tiên xuất bản, sách chắn chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp của độc giả để những lần tái bản sau, cuốn sách
được hoàn thiện hơn.


Tác giả


Chương một
QUÁ TRÌNH TUYỂN MỘ ĐỘC GIẢ CỦA M.
SÔLÔKHỐP VÀ" SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM"
1. Ở nước Nga
1.1. M.Sôlôkhốp và Sông Đông êm đềm trong phê
bình văn học
Sông Đông êm đềm được Sôlôkhốp khơi thảo từ năm
1925. Đến năm 1928, Sôlôkhốp cho ra đời quyển 1 và
quyển 2 Sông Đông êm đềm. Năm 1932, ông đã viết xong
quyển 3. Đến năm 1940, ông mới hoàn thành được quyển
4. Như vậy, toàn bộ tác phẩm được Sôlôkhốp viết trong
khoảng 15 năm.
Khi quyển 1 và quyển 2 Sông Đông êm đềm xuất hiện,
lập tức chúng đã trở thành đối tượng chính của độc giả và
giới phê bình đương thời. Người ta đều thừa nhận tài năng
của Sôiôkhốp ở chỗ: ông đã mở rộng đề tài, đối tượng phản
ánh, khắc phục được những nhược điểm của văn học trước
đó và đương thời. Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp chứa
đựng một dung lượng hiện thực lớn với những vấn đề nổi
bật và phức tạp, bao trùm cả một vùng không gian rộng
lớn, trong một khoảng.thời gian không dài so với lịch sử,
nhưng lại đặc biệt quan trọng của nước Nga và cả thế giới.
Trong tác phẩm, nhà văn đã sáng tạo được một nhân vật
trung tâm sinh động, hấp dẫn và phức tạp vào bậc nhất của


lịch sử văn học Nga.

Đời sống văn học Nga những năm 30 sôi động với làn
sóng tranh luận kéo dài và phức tạp. Giới độc giả, giới
nghiên cứu đã phải ngạc nhiên bởi độ hoành tráng, tính sử
thi kì diệu của tác phẩm, sức hấp dẫn đến kì lạ của nhân vật
trung tâm. Nhà văn Xêraphimôvic đã ghi lại cảm xúc của
mình:
" Tôi đi trên thảo nguyên(...) có một chú đại bàng non
với chiếc mỏ vàng(...) nó đột ngột vỗ cánh, nhẹ nhàng lướt
trên thảo nguyên. Tôi nhớ lại hình ảnh xa xôi ấy khí đọc
Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp. Chú đại bàng, cái mỏ
vàng, đôi cánh sải rộng đã đi qua năm tháng. Chỉ khoảng
hai, ba năm, chú ta bỗng trở thành điểm sáng nổi bật trên
nền trời văn học. Con đại bàng non mỏ vàng bất chợt vẫy
lên đôi cánh mênh mông" [116,90].
M.Gorki khẳng định:
-"Qua tập 1 của Sông Đông êm đềm đã thấy Sôlôkhốp
thật có tài [l05,454]." Đây là tác phẩm có tính nghệ thuật
cao" [l05,455].
-"Sông Đông êm đềm là bước tiên mới trong văn học,
nó có thể sánh ngang với Chiến tranh và Hoà bình của
L.Tônxtôi" [l06,188]
M.I. Kalinin cho rằng:" Sông Đông êm đềm là một
cống hiên có giá trị trong nền văn học viết về đại
chúng(...). Tôi coi Sông Đông êm đềm là tác phẩm nghệ
thuật xuất sắc nhất của chúng tôi" [78,l0].
A.Phađeep thừa nhận: " Sôlôkhôp nổi bật trong lớp các
nhà văn trẻ cùng thời như một người tài năng hơn cả"
[16,62]. I V Xtalin coi Sôlôkhốp là" nhà văn nổi tiếng của
thời đại chúng ta"," hiện ra trước nhân dân như một tấm
gương sáng" [l13,173]. A.Tôn xôi trong cuốn" Một phần tư



thế kỉ văn học Xô Viết (Mátxcơva, 1943) khẳng định:
"Sôlôkhốp hoàn toàn được sinh ra từ Cách mạng Tháng
Mười và bước vào văn học với đề tài khai sinh ra một xã
hội mới trong đau khổ và bi kịch của đấu tranh xã hộí"
[116,8].
Bên cạnh những ý kiến khẳng định là những ý kiến
ngược chiều, nghi ngờ, phản bác và chủ yếu tập trung vào
nhân vật trung tâm Grigôri Mêiêkhốp. Yếu tố gây tranh
luận trước hết là do các nhà nghiên cứu chưa đánh giá
đúng nhân vật trung tâm Gngôri.
Hầu hết các ý kiến đều thống nhất coi Grigôri là nhân
vật trung tâm của tác phẩm." Trong Sông Đông êm đềm,
Grigôri là nhân vật trung tâm, đan kết số phận lịch sử,
những sự kiện lịch sử vào số phận gia đình. Qua nhân vật
này, những tuyên cốt truyện được trải ra độc lập, với nhiều
những số phận khác nhau. Vai trò đặc biệt của Grigôri đã
quyết định nên tính chất tác phẩm của Sôlôkhốp, sự mới
mẻ trong tính cách, sự khám phá tinh tế của Sôlôkhốp(...)
Muôn hiểu tác phẩm, trước hết phải hiểu Grigôri"
[116,119].
Tuy nhiên, giới phê bình Nga không tán thành cách
phân tích nhân vật Grigôri của Sôiôkhốp. - Nhiều nhà phê
bình cho rằng Sôlôkhốp đã" lý tưởng hoá bọn Côdắc" và
bản thân ông cũng là một" trung nông dao động". Vì vậy,
Sôlôkhốp đã viết về nội chiến từ phía Bạch vệ", đã" thương
xót bọn phản cách mạng cùng vợ con, những người thân
của chúng" [113,185]. Các nhà phê bình cũng đã tỏ ý nghi
ngờ, băn khoăn" Sông Đông êm đềm sẽ trôi về đâu khi tác

giả để Grigôri dao động, lúc ở bên Đỏ, lúc ở bên Trắng,
hoặc khi tác giả để Dunhiasca (em gái Grigôri) hoảng sợ
nhìn thấy Hồng quân kéo qua thôn Tatacxki. Xmôn trong
bài Sử thi dưới góc nhìn nội dung đã viết:" Phần cuối tác


phẩm (quyển 2) giống như hồi chuông báo động làm hỏng
cả tác phẩm của Sôlôkhốp" [116,90]. Nhà văn Pheđo
Glatcốp -" Người kiên trì nhất trong cuộc đấu tranh với
Sôlôkhốp, không che giấu sự bất bình của mình với tác giả
và tác phẩm" [113,185] đã khẳng định:" Tôi có quan điểm
của riêng tôi về vấn đề này. Lí tưởng hoá người Côdắc, tức
Sôlôkhốp đã đối lập Côdắc với Bônsêvic. Sôlôkhốp không
yêu quý và không hiểu những người Bônsêvic. Tôi không
hiểu phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của
Sótôkhốp" [113,186].
Ngay cả M.Gorki - người rất tích cực ủng hộ Sôlôkhốp
cũng băn khoăn và phần nào hiểu sai về Sôiôkhốp. Trong
thư gởi A.Phađêep ngày 3 tháng 7 năm 1931, M.Gorki viết:
'Tác giả Sông Đông êm đềm giống như nhân vật Grigôri
của mình, đứng giữa hai bờ chiến tuyên, không hiểu được
rang một trong hai phía ấy, về bản chất, là sự kết thúc
không tránh khỏi của thêm giới Côdắc già nua. Tác giả
không chấp nhận được điều này vì dù sao ông cũng là
người Côdắc" [113,186]. Về ý kiến này của M.Gorki,
trong thư trao đổi với M.Gorki, Sôiôkhốp đã trả lời:
"Thưa M.Gorki, tôi nghĩ rằng quan hệ với tầng lớp
nông dân bậc trung sẽ còn là vấn đề đặt ra với chúng ta và
với Đảng viên cộng sản ở những nước sẽ đi con đường
cách mạng của chúng ta" [116,l02]. Điều này không phải

chỉ Sôlôkhốp nhận ra. A.X. xêraphimôvic cũng đã có ý
kiến đăng trên tờ Tin tức:" Năm 1919, một số Đảng viên
quá tả đã không chú ý tới đặc điểm tâm lý của nhân dân
cũng như đặc điểm kinh tế, phong tục người Côdắc, đã quá
áp đặt.Đó chính là sai lầm trong đường lối chính trị vùng
sông Đông, dẫn tới cuộc bạo loạn của những người
Côdắc" [116,103].
Ngoài sự phản bác, dư luận phê bình Nga còn yêu cầu


tác giả phải thay đổi, định hướng cho nhân vật. Ngay A.X.
Xêraphimôvic cũng là người đầu tiên yêu cầu Sôlôkhốp
"giáo dục" lại Grigôri và phải sửa để nhân vật đi vào" định
hướng vô sản" [113,186]. Vì Grigôri là một trung nông
Côdắc tư hữu, một kẻ không có lập trường chính trị, hay
dao động, nên nhiều nhà phê bình đòi không cho phép việc
để nhân vật được chết như một người có nhân phẩm, có
giá trị"," không để nhân vật ở vào hàng ngũ quân trắng"
[113, 186], vì như thế là phản bội, là buộc tội cách mạng.
Grigôri phải" cập bến Hồng quân". Con đường Grigôri cần
đi phải được sắp xếp như là một tất yếu (theo khuôn mẫu
rất phổ biến về người vô sản của văn học những năm 2030): phần đầu tác phẩm, Grigôri dao động giữa Bạch vệ
và Hồng quân (...) Trải qua máu lửa cua những năm nội
chiến, Grigôri dần hiểu ánh sáng chân lý của chủ nghĩa
nhân đạo. Anh hiểu rằng để người lao động được tự do và
hạnh phúc, cần phải tiêu diệt những kẻ nô dịch. Anh quyết
định đứng về phía những người Bônsêvic" [116,117].
Không chỉ giới phê bình, rất nhiều độc giả cũng viết
thư" yêu cầu một kết thúc có hậu cho nhân vật, để nhân
vật được sông hoà bình" [116,l17].

Tất cả những ý kiến này, trước hết là chính đáng. Trong
điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó, cách mạng đang và cần
được nhìn với những sắc màu rực rỡ, những cảm nhận
trong sáng, đầy ưu việt, đầy sức mạnh. Nhân dân chưa đủ
sức tự phân tích, tự thừa nhận những nhược điểm của mình
cũng như của cách mạng. Trước mắt, họ khao khát con
đường thẳng tắp tới tương lai tươi sáng, chứ chưa thể chấp
nhận một hiện thực nghiệt ngã, đầy tính bi kịch như con
đường Grigôri đã và sẽ đi.Tuy nhiên, đằng sau những ý
nghĩa chính đáng đó, rõ ràng là sự chưa hiểu hết những
nguyên nhân lịch sử dẫn đến bi kịch của thực tế cách mạng


cũng như của đời người.
Bản thân Sôlôkhốp đã rất tự tin vào con đường mình
chọn.
Với tất cả những đòi hỏi, những định hướng cho nhân
vật của ông, ông trả lời:" Nhà văn cần phải nói thẳng với
bạn đọc sự thật, cho dù sự thật ấy có đắng cay đến đâu"
[116,l18]. Thực tế tác phẩm đã chứng minh những băn
khoăn, đòi hỏi trên là không hợp lí.
Từ những năm 40 trở đi, xu hướng nghiên cứu chuyển
dần, tập trung tranh luận về bản chất bi kịch của nhân vật
trung tâm Grigôri. Về cơ bản, cũng như những ý kiến của
khuynh hướng khẳng định, những ý kiến của khuynh
hướng phủ định đã thống nhất thừa nhận có vấn đề bi kịch
ở nhân vật Grigôri. Tuy nhiên, bản chất bi kịch của Grigôn
đã bị lý giải một cách sai lầm. Các tác giả như V.Enmlôp
với bài Sông Đông êm đềm và về bi kịch (Báo Văn học
11/8/1940), P.Grômôp với bài Grigôri và Mikhaiỉn Côsêvôi

(Báo Văn học- 89/1940), M.Tsamưi với bài Những năm sôi
động của Sông Đông êm đềm (Báo Tháng 10 -Số 91/940)...
và một số nhà phê bình khác, đều cho rằng nguyên nhân
dẫn đến bi kịch của Grigôri là nguồn gốc trung nông Codắc
tự do. Ở Grigôri không có lập trường tư tưởng cần thiết và
vững chắc, đối lập với Bônsêvic. Nhà nghiên cứu
I.Lêznhep trong cuốn Sôlôkhôp (Mátxcơva, 1941) đã chỉ
ra" cái mới của Sôlôkhốp trong việc miêu tả người nông
dân cùng với sự phong phú về tâm hồn của các nhân vật"
[116,15]. Nhưng, ở công trình" Sôlôkhốp, tiếp theo
(Mátxcơva 1948) ông lại saì lầm khi buộc tội Grigôri", cho
rằng căn nguyên của bi kịch là do "sự sụp đổ ảo tưởng giai
cấp" [116,16].
Nhìn chung, những ý kiến ngược chiều tiếp nhận trên
đã không hiểu và chưa lý giải được tính lịch sử xã hội của


nhân vật, mà thật ra, Sôiôkhốp đã hoàn toàn tỉnh táo và
nhạy bén khi phát hiện ra mối quan hệ đa chiều giữa cá
nhân và lịch sử, nhất là lịch sử của chính nhân dân. ông đã
dũng cảm làm người tiên phong trong việc lý giải, cắt nghĩa
những nguyên nhân lịch sử đích thực dẫn đến phản ứng của
một trong nhiều tầng lớp nhân dân đối với cách mạng. Vấn
đề này đã được thể hiện rất rõ trong tác phẩm, với sự kiện
cuộc bạo động Vôsenxkaia năm 1919. Sôiôkhốp đã coi đây
là sự kiện quan trọng nhất, quyết định sự hình thành, vận
động tư tưởng của nhân vật trung tâm. Nếu coi sự chỉ ra sai
lầm ở một số đảng viên khi không chú ý đến đặc điểm tâm
lý nhân dân nói chung, đặc điểm tâm lí, kinh tế, phong tục
người Côdắc nói riêng... của Sôlôkhốp là một sự dũng cảm,

nhạy bén lịch sử... thì hoàn toàn lý giải được sự dao động,
bi kịch của nhân vật Grigôri, cũng như sẽ bác bỏ được
những quan điểm cho rằng từ lập trường Côdắc, Sôiôkhốp
đã" tâng bốc dân Côdắc, lý tưởng hóa lối sống Côdắc"
[16,61].
Như vậy trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, ngành
phê bình văn học Xô viết luôn xem sáng tác của Sôlôkhốp
trong mối quan hệ chặt chẽ với thời đại và hiện thực cuộc
sống. Tuy nhiên, người ta cũng bắt đầu chú ý đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong Sông Đông êm đềm. Hầu hết
các ý kiến đều đánh giá, khẳng định sự linh hoạt, tài năng
của tác giả khi miêu tả nhân vật. Trong Sông Đông êm đềm
là cả một thế giới nhân vật sống động với nhiều hoạt động,
nhiều quan hệ, nhiều trạng thái tinh thần khác nhau. Thế
giới nhân vật đó đã được tác giả miêu tả, thể hiện một cách
sinh động, hấp dẫn. Năm 1928, nhà văn A.Xêraphimôvic
viết:
"Các nhân vật của Sôlôkhốp không chỉ được vẽ, không
chỉ được miêu tả và không chỉ tồn tại trên trang giây. Họ là


những con người sông thật, mỗi người có một cái mũi
riêng, cặp mắt với những tia sáng riêng, giọng điệu riêng.
Mỗi người đi lại, nói năng lắc đầu theo cách của riêng
mình" [116,147].
* Đến những năm 50 của thế kỉ, về cơ bản, Sôlôkhốp
và Sông Đông êm đềm vẫn là đối tượng của giới phê bình
văn học. Việc tiếp nhận Grigôri vẫn không mấy thuận
chiều. Bản chất bi kịch của Grigôri vẫn chưa được cắt
nghĩa thỏa đáng. Trong cuốn Cuộc đời và sự nghiệp sáng

tác của M. Sôlôkhốp, V.Giữa nhận định:" Bi kịch của
Grigôri là ở chỗ anh ta lầm lẫn trong những tìm kiếm,
chống lại lịch sử, chông lại cách mạng, chống lại nhân dân
- những người đã sinh ra anh ta" [88,124]. Lại có ý kiến
cho rằng Grigôri là một kẻ xa rời nhân dân, xa rời những
chuẩn mực đạo đức của nhân dân, là phần tử cá nhân chủ
nghĩa, ích kỉ, tham lam, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân.
Cũng có nhà nghiên cứu lại cho rằng bi kịch của Grigôri"
là bi kịch của người ly khai, bị xã hội ruồng bỏ. Anh ta
giông như con sói cô độc, hoang dại" [81,73]. Nếu đồng ý
với những ý kiến này, sẽ khó lý giải vì sao người đọc, trên
thực tế, đã có những yêu mến nhất định và bị hấp dẫn bởi
chính cuộc đời của Grigôri. Mặt khác, nếu xấu đến thế, làm
sao nhân vật và tác phẩm lại được đánh giá cao từ khi mới
ra đời và đứng vững được trong những thời kì sau, cho đến
ngày nay. Hơn nữa, trên thực tế, trong tác phẩm, Grigôri
không mất cảm xúc, có khả năng biểu thị tình cảm, biết yêu
thương, căm giận, khổ đau, biết ước mơ. Vậy thì, sao có
thể áp đặt khiên cưỡng như thế cho nhân vật.
Lại có những ý kiến cho rằng: Grigôri là đại diện cho
sự lầm lạc của nhân dân trong một giai đoạn lịch sử nhất
định. Đúng là trong tác phẩm, Grigôri đã có không ít sai
lầm trong đời thường (với tư cách người lao động), trong


chiến tranh (với tư cách một chiến binh). Nếu như xem xét
nhân vật, đặt nhân vật và tác phẩm trong điều kiện lịch sử
cụ thể (được phản ánh chân thực trong tác phẩm) thì những
lầm lạc của Grigôri đã phản ánh đúng tư tưởng của nhân
dân Côdắc, khi bản thân cách mạng còn nhiều non yếu,

chưa hội đủ điều kiện để bộc lộ những ưu việt của mình,
trong khi, những lực tương phản cách mạng và tư tưởng
của chúng còn ảnh hưởng rất sâu, rất lớn trong nhân dân."
Chừng nào trật tự cũ với tư cách là trật tự thế giới đang tồn
tại và đấu tranh chống cái thế giới mới vừa mới được sinh
ra, thì sự lầm lạc ở cái trật tự cũ ấy không phải là làm rạc
của cá nhân mà là sự lầm lạc có tính chất lịch sử toàn thế
giới" [47,548]. Cho nên, không thể coi Grigôri là đại diện
cho một lực lượng lầm lạc được. Những ý kiến kiểu này, rõ
ràng, đã không chú ý đến bước phát triển tính cách của
nhân vật, nhất là đã không chú ý phân tích những điều kiện,
hoàn cảnh mà nhân vật gặp phải. Nói một cách khác, họ đã
tách rời nhân vật và hoàn cảnh. Vì thế, họ chưa thấy được
cội nguồn hành động của Grigôri chính là sự xung đột gay
gắt giữa quan niệm về cái chân, cái thiện (vốn có ở nhân
dân) với hiện thực tàn khốc, cách quá xa tính lý tưởng mà
tạm thời nhân vật chưa đủ sức cắt nghĩa. Các nhà nghiên
cứu đồng thời, đã không đặt nhân vật trong một quá trình
mà chỉ xem xét nhân vật ở những thời điểm (dao động, theo
quân phiến loạn) Tính siêu hình máy móc của nghiên cứu
đã bộc lộ rõ và vì vậy họ đã bỏ qua ý đồ nghệ thuật của tác
giả, bản chất thẩm mĩ của hình tượng. Thực tế tác phẩm
cho thấy ở Grigôri tính nhân đạo khát vọng tự do, công
bằng luôn thường trực. Grigôri không dễ dàng tiếp nhận cái
mới mẻ mà muốn tự mình tìm thấy, trải nghiệm. Đó chính
là cội nguồn để Grigôri thực hiện sự tìm kiếm chân lí.


1.2. M. Sôlôkhốp và Sông Đông êm đềm trong nghiên
cứu thi pháp

* Từ những năm 60 trở đi, việc đánh giá nhân vật và tác
phẩm dần đúng hướng, đúng với bản chất hình tượng. Nhà
nghiên cứu V Pêtêlin đã hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh:"
Cái mới của M.Sôlôkhốp là ở cách giải quyết những mâu
thuẫn mang tính bi kịch, ở chỗ ông không chỉ ra những bi
kịch chồng chéo cua nhân vật không trôn chạy khỏi tất cả
những bi kịch quá khứ. Trong Sông Đông êm đềm không
có cái chết tỉnh thần, cũng không có cái chết về thể xác.
Grigôri không chết mà chàng dũng cảm đi sâu vào nhân
dân. Điều đó cho phép ta có quyền khẳng đỉnh: Trong con
người chàng tiềm ẩn tất cả những cơ sở có tính nhân đạo
để tiếp tục một cuộc sống mới trong xã hội mới,..."
[107,64]. Năm 1975, K.Prima cho ra đời công trình nghiên
cứu lớn của mình mang tên Sông Đông êm đềm chiến đâu.
Sự xuất hiện của Sông Đông êm đềm chiến đâu đã đánh
dấu sự chiến thắng Sông Đông êm đềm trong đời sống văn
học Xô Viết nói riêng và văn học thế giới nói chung. Với
những tư liệu hết sức thuyết phục (Từ 25 thứ tiếng khác
nhau của 25 quốc gia trên thế giới)" được tập hợp một cách
hệ thống và được phân tích một cách khoa học", sông
Đông êm đềm chiến đấu đã" mở ra trước mắt chúng ta một
kiểu tiếp cận mới về văn học Xô viết và ảnh hưởng thế giới
của nền văn học đó (...) Một kiểu tiếp cận như thêm niềm
mơ ước và là một nhu cầu của nền văn họccổ điển của
chúng ta (...) Sông Đông êm đềm chiến đâú đã thu hút sự
chú ý rất lớn của các tầng lớp công nhân, nông dân, sinh
viên. Nó trở thành không thể thiếu trong việc giảng dạy văn
học ở các trường Phổ thông và Đại học" [l06,17]. Nhân
vật trung tâm Grigôri đã được giới nghiên cứu trong, ngoài
nước tiếp nhận và xem xét một cách thận trọng. Mọi tranh



luận ở trong và ngoài nước đều bắt nguồn từ tính phức tạp,
tính bi kịch của hình tượng nhân vật này. G.S Viện sĩ
V.Arkhipôp trong lời tựa cuốn Sông Đông êm đềm chiến
đâu (Mátxcơva, 1975) đã tổng lược những ý kiến nghiên
cứu về Grigôn.
-" Với tất cả những lầm lẫn của mình, những xung đột
khốc liệt những khủng hoảng trong quá khứ, những dao
động khi ở phe này, phe khác... Grigôri vẫn đích thực là
nhân vật tìm kiêm và đã tìm thấy. Grigôri đã biết được
trong cuộc đấu tranh trên thê giới, không có con đường thứ
ba. Anh ta chưa đủ điều kiện để đứng vào hàng ngũ những
người cộng sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền
Xô viết, nhưng, như một tất yếu lịch sử, bước ngoặt của
những cuộc đấu tranh tư tưởng, với những xung đột khắc
nghiệt chính là bước ngoặt của một người tích cực đi tìm
cái mới" [106,13].
"Bi kịch của Grigôri là bi kịch của nhân dân trong một
giai đoạn lịch sử nhất định trong một tiến trình chung. Ở
mọi nơi, mọi lúc vừa nhấn mạnh nhân cách, những khả
năng của nhân vật, nhà văn đồng thời luôn xác đính:
Grigôri - đó chính là nhân dân. Nỗi đau của anh ta là nỗi
đau của hàng triệu con người. Bi kịch cha anh ta không là
bi kịch lầm lạc cá nhân, cũng không là bi kịch của kẻ nổi
loạn. Từ đó cho thấy tầm vóc lớn lao của hình tượng nhân
vật" [l06,18].
-"Bây giờ, sau các công trình của Pêtêlin, Bríucôp,
Khvatôp, Ersôp, Msai và một loạt các tác giả khác, cũng
như sau cuốn sách của Prỉma, thì ván đề về tính chất nổi

loạn của Grigôri đã được giải quyết dưới quan điểm tịch
sử sáng tạo nên Sông Đông êm đềm [l06,19].
Từ cuối những năm 70 trở lại đây, vấn đề về Sông
Đông êm đềm và nhân vật Grigôri đã ổn định. Năm 1982,


trong cuốn Lịch sử văn học Nga Xô Viết, L.Ersốp khẳng
định Grigôri là" hình tượng người đi tìm sự thật" [89,283].
ông cho rằng:" Grigôrí Mêlêkhốp là một cá nhân kiêu
hãnh, yêu tự do, đồng thời là một triết gia - người đi tìm
chân lí [89,284]. Năm 1983, trong cuốn Lịch sử văn học
Nga Xô viết, A.Metsencô tiếp tục nhấn mạnh sức hấp dẫn
của hình tượng Grigôri với tư cách là" một điển hình của
thời đại [103,282]," một người đi tìm chân lý đến cùng"
[103,285]. Ngay trong thời kì tan rã của nhà nước Liên Xô,
Sôlôkhốp và Sông Đông êm đềm vẫn có chỗ đứng đích
thực. Đi đến với sự sụp đổ của Liên Xô là sự chấm dứt tồn
tại của nền văn học Xô viết đa dân tộc. Tuy nhiên, liên Xô
không còn nữa nhưng mãi mãi vẫn tồn tại nền văn học Nga
vĩ đạí của thế kỉ XX [13,75]. Tại Nga, người ta đã tiến hành
đánh giá lại nền văn học thời Xô viết. tất cả các nhà cổ
điển của văn học Xô viết đều phải qua" sát hạch", rà soát
lại [13,75]. Sau khi rà soát lại, các nhà văn M.Gorki,
X.êxênin, Maiacôpxki và M. Sôiôkhốp vẫn tiếp tục có mặt
trong chương trình dạy học ở bậc Phổ thông và Đại học.
Đối với M.Sôlôkhốp, điều này chứng tỏ sự chiến thắng"
của ông và sức sống mãnh liệt của tác phẩm Sông Đông êm
đềm. Thêm một lần nữa, Sông Đông êm đềm lại tiếp tục
được khẳng định, ca ngợi: - Sông Đông êm đềm là" bản
anh hùng ca ca ngợi tỉnh thần Nga thống nhất, hoà bình

của cuộc sống và ca ngợi chiến thắng cái chết của vẻ đẹp
tâm hồn Nga" [81,83].
M.Sôiôkhốp đã" tạo nên một tiểu thuyết sử thí của thế
kỉ XX khi bản thân cuộc sống với những dữ liệu cần có cho
thể loại sử thí đã không còn. Đó là chiến công trong sáng
tạo nghệ thuật của Sôlôkhốp - Nghệ sĩ vĩ đại của thời đại
mới. Đánh giá tác phẩm khác đi là không thể được" [113,
197].


Gần đây nhất, trong cuốn Lịch sử văn học Nga thế kỉ
XX (2003), V.Baiepxki tiếp tục khẳng định:" Tính cách hấp
dẫn nhất trong tiểu thuyết là Grigôri. Con đường của
Grigôri phức tạp, đầy kịch tính, điển hình cho con đường
tìm tòi của toàn bộ dân Côdắc. Grigôri mang trong mình
tính phức tạp và đơn giản của thế giới lớn lao" [83, 263
264].
Như vậy, vấn đề về bản chất bi kịch của Grigôri đã
được soi chiếu. Từ chỗ coi Grigôri là đối lập với nhân dân,
xa rời nhân dân, đại diện cho sự sai lầm lịch sử, đến chỗ
xác định được Grigôri là người đi tìm kiếm sự thật... là cả
một quá trình tiếp nhận dài lâu, gay gắt. Với thời gian,
những tiếng nói ngược chiều, sự chưa hiểu thấu đã dần lùi
vào dĩ vãng, còn lại, vẫn là những đồng tình, những say mê,
những hiểu biết, những trân trọng một tài năng lớn. Có thể
nói, nhà văn và tác phẩm đã chiến đâu và chiến thắng" vẻ
vang. Về mặt nào đó, có thể coi, những ý kiến ngược chiều
cũng cho thấy độ lớn, chiều rộng, chiều sâu, sức hấp dẫn
không cùng của nhân vật và tác phẩm, và gọn lại, cũng góp
phần tôn vinh tác phẩm.

Ở những thập kỉ này, Sông Đông êm đềm thực sự trở
thành đối tượng nghiên cứu của thi pháp học. Nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong Sông Đông êm đềm càng ngày
càng được giới nghiên cứu quan tâm và đã có những phát
hiện lớn.
Các nhà nghiên cứu Xô viết đã tập trung xem xét nhân
vật của Sông Đông êm đềm ở nhiều góc độ khác nhau.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới công trình nghiên cứu của
L.Iakimencô. Trong công trình lớn này (660 trang),
L.Iakimencô đã dành một chương để bàn về số phận bi kịch
của nhân vật Grigôri Mêiêkhốp [Xem 116, 119-134].
Tại chương này, nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích


nhân vật Grigôri. Theo L.Iakimencô, muốn hiểu được Sông
Đông êm đềm, trước hết phải hiểu Grigôri. Trong Sông
Đông êm đềm," Grigôri là nhân vật trung tâm, đan kết số
phận lịch sử, sự kiện lịch sử vào số phận gia đình. Từ
Grigôri những tuyến cất truyện được trải ra độc lập với số
phận những nhân vật khác" [l16,l19]. Đây là nhận định
quan trọng, xác định đúng vị trí và vai trò của nhân vật
trung tâm Grigôri. Nhà nghiên cứu cũng tiến hành phân
tích tính bi kịch ở nhân vật, trong đó, ông chú trọng tới
nghệ thuật thể hiện bi kịch của Sôiôkhốp. Từ đó, ông đã đề
cập tới một số phương tiện nghệ thuật được Sôiôkhốp sử
dụng để miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật. Theo
L.Iakimencô, Sôiôkhốp đã rất chú trọng đến nghệ thuật
phân tích tâm lý nhân vật. Chúng tôi quan tâm nhiều hơn
đến những ý kiến của L.Iakimencô về vấn đề này:
Sôiôkhốp rất ý thức khi miêu tả những" nét ngoại hình

mang tính di truyền của nòi nhà Mêlêkhốp" [116,l19].
"Những dằn vặt nội tâm để lại dấu ấn trên diện mạo con
người. Anh chàng Grigôri trẻ trung lanh lợi, đôi môi luôn
nở nụ cười đã biến đổi. Năm tháng qua đi, Grigôri dường
như đổi khác" [l16,146].
"Chân dung nhân vật của M.Sôiôkhốp không chỉ là
ngoại hình mà là chân dung theo nghĩa rộng nhất: chân
dung điển hình đầy cá tính chân dung tâm lí [116,147].
Nhà nghiên cứu L.Iakimencô rất xác đáng khi chỉ ra:
chân dung nhân vật của M.Sôiôkhốp thường được vẽ từ
những người khác và bản thân chân dung nhân vật vừa thể
hiện cái đã qua, đồng thời cũng dự báo cả tương lai. Như
vậy chân dung nhân vật cũng là nơi thu hút và thể hiện đời
sống nội tâm của nhân vật. Những ý kiến này giúp chúng
tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát, phân tích nghệ thuật
miêu tả ngoại hình của nhân vật.


Về việc miêu tả đời sống bên trong của nhân vật,
L.Iakimencô đã nêu:
" Sự phân tích tâm lý của M.Sôlôkhốp diễn ra ở mọi
bình diện, mọi cấp độ (...) Sôlôkhốp không chỉ bao quát đời
sông trên tầm vĩ mô, hoành tráng mà còn khám phá xung
đột bên trong con người giữa cái cũ và cái mới (...) Grígôrỉ
được Sôlôkhốp miêu tả thông qua những vận động của thế
giới tâm hồn" [l16,160]. nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Sông Đông êm đềm còn được trợ giúp bởi một thủ
pháp khắc họa thêm giới tâm hồn nhân vật - Đó là độc
thoại nội tâm. Cùng với phương pháp tự phân tích, đánh
giá, độc thoại nội tâm đóng một vai trò rất lớn trong việc

thể hiện tâm lý Grigôri" [116, 160].
" Độc thoại nội tâm ở Sôlôkhốp diễn ra dưới mọi hình
thức từ những chuyển động nhỏ nhất nông tiếng nói bí ẩn
nhất của râm hồn, đến những vi đối thoại mà nhân vật tự
nói với mình, đen những dòng suy tư được gắn với những
câu hỏi sâu sắc..." [l16,169].
" Độc thoại nội tâm thường có cấu trúc như cách nói
khẩu ngữ. Trong độc thoại nội tâm nhân vật thường xuất
hiện ở ngôi thứ ba..." [l16,170].
L.Iakimencô đã nhận thấy hiệu quả lớn của biện pháp
nghệ thuật này trong tác phẩm của Sôlôkhốp. Nhờ có độc
thoại nội tâm mà thế giới tâm hồn nhân vật, sự vận động
của thế giới đó... đã được khắc họa một cách sắc nét. Nhà
nghiên cứu, trong sự phân tích của mình, đã chỉ ra một vài
biểu hiện của hình thức độc thoại nội tâm, để từ đó nhấn
mạnh vai trò của độc thoại nội tâm. Ngoài những ý kiến về
độc thoại nội tâm, L.Iakimencô còn chú ý đến những bức
tranh thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong Sông Đông êm
đềm. Đây cũng là một trong những phương tiện nghệ thuật
hữu hiệu được M.Sôlôkhốp sử dụng nhằm thể hiện thế giới


nội tâm của nhân vật. L.Iakimencô chỉ rõ:
- "Bi kịch của Grigôri còn được đặc tả qua những bức
tranh thiên nhiên [116,183].
- "Thật khó xác định tâm trạng Grigôrí bằng lời. Nhưng
Sôlôkhốp đã giải mã trạng thái tâm lý đó bằng những ẩn
dụ thiên nhiên [116,185].
- "Mặt trời đen chói loà là sáng tạo độc đáo của
Sôlôkhốp" [116,184].

Những ý kiến của L.Iakimencô là sự tiếp nối, phát triển
những ý kiến về nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Sôlôkhốp từ những thập kỉ trước. Nhưng điều hơn hẳn ở
L.Iakimencô chính là sự tập trung phân tích nhân vật, tập
trung lý giải số phận bi kịch của nhân vật. Chúng tôi hoàn
toàn tán thành với kết luận của L.Iakimencô:" Biệt tài của
Sôiôkhốp là đã tạo nên một kiểu chân dung nghệ thuật như
một hiện tượng của thời đại thông qua một nhân vật được
cá tính hoá vô cùng sắc nét" [ 116, 187]. Chúng tôi coi đây
là những gợi ý, những tiền đề quan trọng giúp chúng tôi
nghiên cứu tiếp. Một mặt chúng tôi sẽ tiếp thu kết quả
nghiên cứu của L.Iakimencô, mặt khác, từ góc độ thi pháp
học, chúng tôi tiếp tục tìm ra ý nghĩa, vai trò độc thoại nội
tâm, vai trò thiên nhiên gắn với yếu tố thể loại trong việc
khắc họa tính cách nhân vật, tiếp tục giải mã thế giới tâm
hồn nhân vật - những khía cạnh mà nhà nghiên cứu
L.Iakimencô chưa đề cập đến.
* Từ những năm 90 trở lại đây, vấn đề nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Sôlôkhốp vẫn tiếp tục được xem xét.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào một hoặc những yếu tố
nghệ thuật đã được đề cập đến trước đây, và chủ yếu vẫn là
độc thoại nội tâm, những bức tranh thiên nhiên trong tác
phẩm.


- "Trong Sông Đông êm đềm, nguyên tắc sử thi của
Tônxtôi được coi là thống soái : bao quát tất cả (...) Thành
công của tác giả là phát hiện được thê'giớỉ nội tâm của
người nông dân" [89, 279-280].
- "Những phẩm chất đạo đức ưu tú nhất của các nhân

vật Sông Đông êm đềm được tạo nên bởi lao động, sự giao
hòa với thiên nhiên" [l03,275].
- "Độc thoại nội tâm trữ tình gắn kết ý nghĩ nhân vật
với lời tác giả" [81,71].
-" Bức tranh phong cảnh không chỉ làm nền mà còn tái
hiện thêm giới tâm hồn nhân vật. Thiên nhiên là biểu tượng
của cuộc sống, cũng giống như nhan đề đa nghĩa của tác
phẩm: Sông Đông êm đềm" [81,81].
- "Trong tác phẩm xuất hiện hàng loạt nhân vật trong
những mối quan hệ phụ thuộc, số phận của họ soi sáng cho
nhau, bộc lộ những nét mới lạ" ' [113,197].
- "Phụ họa với những sự kiện là những bức tranh
phong cảnh tuyệt sắc, những chí tiết chính xác, đầy chất
thơ" [113,187].
-" Hình ảnh mặt trời xuất hiện nhiều trong tác phẩm với
nhiều những biên thái khác nhau (...) Mặt đi không chỉ tác
động đến trạng thái nhân vật, đem đến niềm vui tự nhiên
mà còn chi phối hành động nhân vật" [ 113, 188 ].
-" Thủ pháp so sánh thiên nhiên với con người được gọi
là khuynh hướng tâm lý (...) Thiên nhiên và con người
trong Sông Đông êm đềm hòa làm một (...) Cuộc sống con
người Côdắc chính là sông Đông" [83,263].
Tuy là sự nhắc lại, nhấn mạnh, nhưng những ý kiến này
cũng đã đi sâu hơn trong việc phân tích những yếu tố nghệ
thuật, những khía cạnh được đề cập đến, dù chỉ là nêu vấn
đề (ví dụ: Thiên nhiên là biểu tượng cuộc sống; nhan đề đa


nghĩa của tác phẩm; mặt trời chi phối hành động nhân
vật...).

Trải qua thử thách của thời gian, trải qua sự sàng lọc
trong quá trình tiếp nhận của nhiều thế hệ độc giả,
Sôlôkhốp và tác phẩm Sông Đông êm đềm đã khẳng định
được vị trí của mình trong văn học Nga nói riêng và lịch sử
văn hóa nhân loại nói chung. Trên đất nước Nga, qua bao
thăng trầm với những biến động lịch sử dữ dội, khi mà mọi
giá trị đều phải đem ra đong đếm, định giá lại, M.Sôlôkhốp
vẫn được coi là một trong những nhân vật bi kịch nhất của
nghệ sĩ ở thế kỉ XX; là người chép sử lý tưởng của nhân
dân, sống vì nhân dân và sống giữa nhân dân", là" tác giả
của kiệt tác nổi tiếng trong nền văn hoá thế kỉ XX - tiểu
thuyết sử khi.Sông Đông êm đềm - giải thưởng Nôbei
1965" [113,173]. Trong những năm tháng sôi động của thế
giới đầu thế kỉ XXI này, nhà văn Nga nổi tiếng I.Bondarep
trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với nhà phê bình
V.Bôndarencô - người phụ trách mục phê bình của báo
Ngày mai, đã nói:" Trong thế kỉ Nga - Xô viết của chúng ta
mới tồn tại cho đến năm 1985, đã hình thành một nền văn
học bằng vàng đẳng cấp quốc tế. Nó đã chinh phục cả thế
giới (...) Trong số các nhà văn Nga vĩ đại nhất của thời Xô
viết, tôi có thể nêu tên mà không sợ nhầm lẫn là: Mikhaiin
Sôlôkhốp, Xéc gây êxênín, Vlađimia Maỉacôpxki" [23] và
Sông Đông êm đềm là chiến công trong sáng tạo nghệ
thuật của Sôlôkhốp - Nghệ sĩ vĩ đại của thời đại mới
[113,197].

2. Ở nước ngoài
2.1.Từ khi mới ra đời cho đến khoảng những năm 70
của thế kỉ, Sông Đông êm đềm được đón nhận nồng nhiệt.



Nhà văn Iran Bekhadin đã viết:" Không phải ngẫu nhiên
mà sau 37 năm kể từ khi ra đời, Sông Đông êm đềm đã
được dịch ra 70 thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng
Utdi (1941), tiếng Arập (1958)" [l06,434].
Thời điểm lịch sử, chiều dài thời giajl của sự tiếp nhận
tự nó đã khẳng định chân giá trị của tác phẩm. Những năm
30 của thế kỉ, với thế giới, nước Nga và cách mạng Tháng
Mười còn là một khái niệm không phải ai, không phải quốc
gia nào cũng hiểu được. Bằng nhiều con đường khác nhau,
mà phần nhiều là bí mật, gian khổ Sông Đông êm đềm đã ra
nước ngoài, đến với các nước Phương Tây, Châu Mĩ, Châu
Á xa xôi, trả lời cho những băn khoăn về nước Nga, giúp
cho thế giới hiểu nước Nga, cách mạng Nga và nhân dân
Nga." Sôlôkhốp không chỉ là một nhà văn nổi tiếng thế
giới. Quan trọng là ở chỗ, nhà nghệ sĩ vĩ đại ấy đã chứng
minh cho cả nhân loại sự đúng đắn của cách mạng Xô viết,
sự ra đời của một xã hội mới, sự chiến thắng của chuyên
chính vô sản ở nước Nga" [l06,9].
Với Sông Đông êm đềm, M.Sôiôkhốp đã cống hiến cho
nhân loại" một Iliat rực rỡ.... Sông Đông êm đềm của
Sôlôkhốp được đón nhận nồng nhiệt ở Berlỉn, ở Pari. Nước
Nga và Sôlôkhốp muôn năm" [l06,16].
Không chỉ có thế, với Sông Đông êm đềm, Sôiôkhốp đã
chứng tỏ một tài năng nghệ thuật lớn. Hầu hết trên những
đất nước mà Sông Đông êm đềm đã đến, đã sống một cuộc
sống riêng, người ta đều ca ngợi, đánh giá cao và coi nó"
sánh ngang với Chiến tranh và Hoà bình của L.Tônxtôi".
Từ khi ra đời (1928) đến những năm 70, Sông Đông êm
đềm đã xuất hiện ở 25 nước trên thế giới, ở tất cả các châu

lục. Có thể dẫn ra đây một số ý kiến đại diện:
-" Sông Đông êm đềm sánh ngang với sử thi Chiến
tranh và Hoà bình của L.Tônxtôi bởi sự sâu rộng trong bao


×