Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIẾP XÚC VỚI AMIĂNG VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN AMIĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 110 trang )

1

CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ
DỰ ÁN “BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2009-2011”

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIẾP XÚC
VỚI AMIĂNG VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN
ĐẾN AMIĂNG NĂM 2009

Chủ nhiệm :
TS. Trần Thị Ngọc Lan
Cơ quan chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế

Hà Nội - 2010


2

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
(DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2009-2011)

1. Tên hoạt động:
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIẾP XÚC VỚI AMIĂNG
VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN AMIĂNG

2. Chủ nhiệm :

TS.Trần Thị Ngọc Lan, Phó Cục trưởng

3. Cơ quan chủ trì:



Cục quản lý môi trường y tế.

4. Thời gian thực hiện: Từ tháng
5. Thuộc Dự án:

đến tháng 3/2010.

“Bảo vệ sức khoẻ người lao động, giai đoạn 20092011”, do Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài
trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới.

6. Mã dự án:

VTN/08/OCH-L

7. Danh sách những người thực hiện:
- Ths.Trần Anh Thành

- TS. Vũ Văn Vũ
- BS.CKII. Tạ Chi Phương
- PGS.TS.Trần Văn Ngọc
- PGS.TS. Đỗ Bá Quyết
- ThS.nguyễn Huy Dũng

Phó trưởng phòng YTLĐ-TNTT, Cục Quản lý
MTYT
Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện K Trung
ương
Trưởng khoa U bướu, Bệnh viện U bướu TP.HCM
Trưởng khoa u bướu, Bệnh viện phổi Trung ương

Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM
Phó Giám đốc Bệnh viện 103
Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

- TS. Lê Thị Hằng

Giám đốc bệnh viện Xây dựng

- ThS. Đinh Xuân Ngôn

Trưởng khoa ATLĐ, Viện YHLĐ và VSMT
Giám đốc TT KHMT và phát triển bền vững, Viện
KHKT Bảo hộ Lao động.

- TS. Nguyễn Hoài Nga

-TS. Phạm Văn Hải


3
Mục lục
Trang
Báo cáo tóm tắt

1

Đặt vấn đề

9


Chương 1.Tổng quan .

11

1.1. Đặc điểm và tính chất của Amiăng

11

1.1.1.Tình hình sử dụng Amiăng

12

1.1.2.Tiêu chuẩn vệ sinh đối với bụi Amiăng trong MTLĐ

15

1.2.Tác hại của Amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc

17

Chương 2.Phương pháp nghiên cứu

25

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

25

2.3. Phương pháp, chỉ tiêu nghiên cứu


25

2.4. Y đức của đề tài

31

Chương 3. Kết quả nghiên cứu

33

3.1.Tình hình sử dụng Amiăng ở Việt Nam

33

3.1.1.Đặc điểm các doanh nghiệp có sử dụng Amiăng

33

3.1.2.Tình hình sử dụng Amiăng theo năm

35

3.1.3. Kết quả giám sát MTLĐ tại các doanh nghiệp

37

3.1.4.Kết quả giám sát sức khỏe người LĐ tiếp xúc với Amiăng

45


3.2.Đánh giá mối liên quan giữa tiếp xúc Amiăng và các trường

48

hợp bị tử vong do ung thư màng phổi tại cộng đồng giai đoạn
3.2.1.Đặc
2007-2008điểm của đối tượng bị tử vong do ung thư màng phổi
tại cộng đồng giai đoạn 2007-2008
3.2.2.Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu
bị tử vong
3.2.3. Kết quả chẩn đoán bệnh theo các cấp cơ sở Y tế
cộng đồng
4. Kết luận

48
52
53
54

5. Tài liệu tham khảo

56

6. Phụ lục I

59


4
7. Phụ lục II


63


5
PHẦN A
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Tổ chức Y tế thế giới và một số nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ
học trên thế giới cho thấy amiăng liên quan với bệnh bụi phổi- amiăng và ung
thư đường hô hấp ở người như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô màng phổi
và màng bụng, những thay đổi ở màng phổi như dày màng phổi, mảng màng
phổi, can xi hoá màng phổi.
Trong những năm qua, ở Việt Nam việc xác định các ngành nghề có sử
dụng amiăng và tác hại của nó đến sức khỏe người tiếp xúc mới chỉ tập trung
chủ yếu vào ngành sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng, nguy cơ tiếp xúc với
amiăng ở các ngành nghề có sử dụng amiăng thực sự vẫn chưa được nghiên cứu
có hệ thống. Hơn nữa, việc nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng (ARD)
trong đó có ung thư trung biểu mô thì hầu như chưa có.
Để đánh giá được nguy cơ tiếp xúc và bệnh liên quan đến amiăng ở người
lao động nhằm đưa ra ra các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp liên quan
đến amiăng một cách hữu hiệu thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho người lao động, nhóm nghiên cứu đã triển khai đề tài “ Nghiên cứu các bệnh
liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc”.
Đề tài được tiến hành trong hai năm 2010-2011 do Cục quản lý môi
trường y tế - Bộ Y tế chủ trì cùng với sự tham gia của các cán bộ chuyên ngành
y học lao động và điều trị trong lĩnh vực các bệnh về phổi và ung thư từ Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ
lao động, 06 bệnh viện chuyên khoa về ung thư và bệnh phổi tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh.
1. Kết quả nổi bật của đề tài:

1.1. Đánh giá tình hình sử dụng amiăng ở Việt Nam:
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu amiă ng trung bình khoảng từ


6
60.000 đến 70.000 tấn loại Chryrotyle; Người lao động trong các doanh nghiệp
sử dụng amiăng khoảng 11.000 người /năm và người tiếp xúc trực tiếp với
amiăng khoảng 8.450 người.
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp liên quan đến amiăng trên 63 tỉnh
thành: có 54 doanh nghiệp, ngành nghề có sử dụng hoặc tiếp xúc với amiăng bao
gồm vận chuyển amiăng nhập khẩu, khai thác mỏ Serpentin, sản xuất phân bón
NPK, sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng, sản xuất vật liệu chịu lửa và các vật liệu
xây dựng, sản xuất má phanh... trong đó có 35/54 doanh nghiệp là sản xuất tấm
lợp amiăng-xi măng chiếm 64,81% với sản lượng trung bình khoảng 75 triệu
m2/năm.
Phân tích bụi môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất cho thấy nồng độ
sợi amiăng trong các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng dao động từ
0,04 - 0,8 sợi/ml không khí, có nơi vượt TCVSCP từ 2-8 lần; nồng độ sợi
amiăng ở khu vực khoan khai thác mỏ serpentin dao động từ 0,2 - 0,7 sợi/ml
không khí, như vậy cũng có nơi vượt TCVSCP tới 07 lần.
1.2. Bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc:
Kết quả chụp phim X-quang phổi cho 590 người lao động có nguy cơ
tiếp xúc với amiăng tại các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng năm
2010, có 01 trường hợp có hình ảnh tổn thương bụi phổi –amiăng ( thể 0/1s); 02
trường hợp có hình ảnh tổn thương bụi phổi - silic (thể 0/1p); 05 trường hợp có
hình ảnh tổn thương lao phổi; 01 trường hợp có hình ảnh tiêu xương sườn và 01
trường hợp theo dõi u vùng trung thất.
Qua điều tra phỏng vấn thân nhân của 117 trường hợp bị tử vong do ung
thư màng theo báo cáo tử vong của các Trạm y tế xã/phường năm 2007-2008
xác định lại được 29 trường hợp là ung thư màng phổi chiếm 24,79 % ; 52

trường hợp bị bệnh liên quan đến phổi là 44,4% và 36 trường hợp bị tử vong là
do các bệnh khác 30,8%. Tiền sử nghề nghiệp của 29 trường hợp bị tử vong do


7
ung thư màng phổi có 11 trường hợp là làm ruộng chiếm 37,93%; 6 trường hợp
là công nhân 20,68% và các nghề khác là 5 trường hợp chiếm 17,24%.
Kết quả phỏng vấn tìm tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447
trường hợp bệnh liên quan đến amiăng vào nhập viện tại 06 bệnh viện tham gia
nghiên cứu cho thấy có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô
màng phổi (Mesothelioma màng phổi ) chiếm 10,30% và 401trường hợp bệnh
liên quan đến amiăng khác chiếm 89,70%, trong đó ung thư phổi là 76,51%;
ung thư phế quản là 12,3% và dày màng phổi là 0,89%.
Trong 46 trường hợp ung thư trung biểu mô có 06 người có tiền sử tiếp xúc
với amiăng chỉ có 13,04%; trong 401 trường hợp bệnh liên quan đến amiăng
khác có 34 người có tiền sử tiếp xúc với amiăng chiếm 8,48 % và trong đó tiếp
xúc nghề nghiệp là 3,74% và ở nhà có mái lợp amiăng-xi măng là 4,74 %.
Trong 39 mẫu bệnh phẩm ung thư trung biểu mô gửi sang Bệnh viện
Hiroshima, Nhật Bản đã được chuyên gia Nhật Bản xác định chẩn đoán là 08
trường hợp chiếm 20,51%, trong đó không có trường hợp nào có tiền sử rõ ràng
tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội:
Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp thêm các số liệu nghiên cứu khoa học
về tình hình sử dụng amiăng và nguy cơ tiếp xúc cũng như khả năng phát sinh,
phát triển bệnh liên quan đến amiăng của người lao động ở Việt Nam.
Các kết quả của nghiên cứu này cũng là cơ sở cho các nhà quản lý y tế lao
động định hướng trong vấn đề quản lý môi trường lao động và sức khỏe người
lao động có liên quan đến amiăng ở Việt Nam.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt:

Đề tài nghiên cứu đã triển khai theo đúng tiến độ, nội dung và các sản
phẩm của đề tài đã đạt được mục tiêu và nội dung của đề cương nghiên cứu đã
phê duyệt.
4.Kinh phí sử dụng:


8
Trong quá trình triển khai, đề tài nghiên cứu đã sử dụng kinh phí theo
đúng quy định của Nhà tài trợ và Tổ chức Y tế thế giới.


9
PHẦN B
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1.Tính cấp thiết của nghiên cứu:
Amiăng là một loại bụi khoáng chứa hợp chất silicat kép magie, có
dạng hình sợi, có tính cách nhiệt, cách điện, chống mòn cao. Nhờ đặc tính ưu
việt này nên amiăng được khai thác và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp như xây dựng, đặc biệt là trong công nghệ sản xuất tấm lợp miăng- xi
măng; ống dẫn nước, nồi hơi; các vật liệu cách nhiệt, cách điện; áo quần chống
cháy và còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy
điện hạt nhân...Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3000 sản phẩm công
nghiệp và dân dụng có chứa amiăng.
Amiăng tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng sợi và được phân thành
2 nhóm chính là Amphybole và Serpentine. Nhóm Amphybol gồm có 5 loại:
Crocidolit, Amosit, Tremolit, Actinolit và Anthrophylit, nhóm này rất độc nên
nhiều nước đã cấm sử dụng trong đó có Việt Nam. Nhóm Serpentin chỉ có
một đại diện duy nhất là Chrysotile. Kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy
tất cả các loại amiăng đều có thể gây ung thư, tuy nhiên amiăng Chrisotile ít

độc hơn so với các loại amiăng nhóm Amphybole [1],[3].
Amiăng xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa
và đâm xuyên qua da. Theo WHO (1989) và một số nghiên cứu về lâm sàng
và dịch tễ học cho thấy amiăng gây nên một số bệnh gọi là bệnh liên quan đến
amiăng viết tắt là ARD bao gồm: Bệnh bụi phổi-amiăng (Asbestosis); ung thư
trung biểu mô (Mesothelioma); ung thư phổi phế quản; mảng màng phổi, dày
màng phổi và vôi hoá màng phổi [45][46].
Mesothelioma là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp khoảng 1-2 phần
triệu và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng lên ở các nước công nghiệp hoá từ
10-25 phần triệu/ năm 1990. Có nhiều tác giả cho rằng loại ung thư này có mối


10
liên quan chặt chẽ và thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc với amiăng
[34],[37].
Trong những năm qua, ở Việt Nam việc xác định các ngành nghề
có sử dụng amiăng và tác hại của nó đến sức khỏe người tiếp xúc mới chỉ tập
trung chủ yếu vào ngành sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng. Nguy cơ tiếp xúc với
amiăng ở các ngành nghề khác như khai thác mỏ; sản xuất má phanh, phân bón
(NPK), nồi hơi hoặc phá dỡ các công trình xây dựng, sửa chữa tàu thủy thực sự
vẫn chưa được nghiên cứu. Hơn nữa, việc nghiên cứu các bệnh liên quan đến
amiăng trong đó có ung thư trung biểu mô thì hầu như chưa có.
Để đánh giá được nguy cơ tiếp xúc với amiăng và tình trạng sức
khỏe của người tiếp xúc nhằm đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh nghề
nghiệp liên quan đến amiăng một cách hữu hiệu để thực hiện công tác chăm sóc
sức khỏe cho người lao động, đề tài “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng
ở những người tiếp xúc” được nhóm nghiên cứu tiến hành trong 2 năm 20092011. Nghiên cứu này cũng được sự cộng tác của GS.Ken Takahashi thuộc khoa
Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, trường Đại học tổng hợp Kitakyushu và
GS. Kouki Inai, trường Bệnh viện Hiroshima Nhật Bản trong quá trình xây
dựng đề cương nghiên cứu và phân tích các mẫu bệnh phẩm chẩn đoán xác định

các trường hợp ung thư trung biểu mô.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1.Khảo sát tình hình sử dụng amiăng ở Việt Nam.
1.2.2. Mô tả thực trạng các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp
xúc.


11

2.TỔNG QUAN
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
2.1.1.Đặc điểm và tính chất của sợi amiăng:
Amiăng là chất không cháy, cách điện tốt, bền với nhiệt độ cao và với các
chất hoá học như axít và kiềm và rất lâu mòn.[1],[3]
Amiăng là silicát kép của can xi (Ca) và magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự
nhiên, cấu trúc của amiăng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng), nhóm sợi serpentine có
dạng xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn được sử dụng rộng rãi ở
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Asbestos

chrysotile
0.02-0.03 µ(200-300 nm)
vs. human hair 100 µ

Hình 2.1. Sợi Chrysotile
-


Nhóm amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu),

Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophyllite. Nhóm sợi amphibole có
cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng nâu và xanh. Nhóm
amphibole đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.


12

Hình 2.2. Sợi Amphibole
2.1.2. Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới
Công nghiệp khai thác và sử dụng amiăng phát triển mạnh từ cuối thế kỷ
19. Các mỏ amiăng lớn ở Canada, Nga, Phần Lan, Nam Phi được khai thác với
sản lượng lớn. Trong những thập niên gần đây, mặc dù hàng năm có hàng triệu
tấn amiăng vẫn được khai thác và sử dựng, nhưng xu hướng tiêu thụ amiăng
đang giảm dần ở các nước trên toàn thế giới. Năm 1980 trên thế giới tiêu thụ
khoảng 4,1 đến 4,4 triệu tấn amiăng nhưng đến năm 1993 giảm xuống còn 2,8
triệu tấn. Liên Xô sản xuất amiăng chiếm 58% tổng lượng amiăng trên toàn thế
giới và sử dụng 90% số amiăng đã khai thác. Canada, Zimbabwe, Brazil, Trung
Quốc, Nam Phi cũng là nước sản xuất và xuất khẩu amiăng. Trong khi nhu cầu
sử dụng amiăng ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu giảm thì sự tiêu thụ amiăng ở
châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh lại tăng [16].
Theo thống kê của Canada năm 2002, lượng sản xuất amiăng ở một số
nước trên thế giới cao nhất là ở Cộng hòa liên bang Nga khoảng 750.000 tấn.


13

Bảng 2.1. Sản lượng chrysotile sản xuất
ở các nước trên thế giới

TT
Tên nước
Sản lượng
( Tấn )
1
Cộng hoà liên bang Nga
750.000
2
Trung Quốc
360.000
3
Canada
240.500
4
Kazakhstan
235.000
5
Brazil
180.000
6
Zimbabwe
135.000
7
Ấn Độ
20.000
8
Nam Phi
13.400
9
Columbia

8.000
10
Hoa Kỳ
3.000
11
Các nước khác
25.000
12
Tổng cộng
1.969.900
Nguồn từ “Pure white - Asbestos - a Canadian scrapbook” Canada, năm 2002

Hiện nay nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã giảm sử dụng
một cách đáng kể hoặc cấm sử dụng amiăng [29 ]. Tuy nhiên amiăng vẫn được
sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan
[44].
Thế giới, lượng tiêu thụ amiăng cao nhất là khoảng 5 triệu tấn /năm và bắt
đầu giảm vào năm 1980, đến nay còn khoảng 2 triệu tấn (giảm 60% trong 20
năm qua) Có 7 nước sản xuất amiăng chính, mỗi năm mỗi nước sản xuất khoảng
50.000 tấn, riêng Nga và Canada chiếm 78% .Tuy nhiên cũng khó xác định
chính xác lượng người sản xuất và tiêu thụ [28].


14

Bảng 2.2.Tình hình khai thác, xuất nhập khẩu amiăng của thế giới năm 2008
Nước

khai thác
(tấn)


nhập khẩu
(tấn)

xuất khẩu
(tấn)

cộng
(tấn)

Châu Âu

1.247.100

118.718

706.059

659.759

Châu Phi

50.000

8.837

45.806

13.031


Bắc Mỹ

180.000

25.902

176.894

29.009

Nam Mỹ

260.280

43.346

179.361

124.266

Châu Á

301.400

983.724

15.213

1.269.911


Nguồn: USGS, 2008

Theo các báo cáo ở Hội nghị Quốc tế về amiăng cho các nước Trung và
Đông Âu tháng 11/1997 một số nước sử dụng nhiều amiăng nhất thế giới trong
năm 1994-1995 là Trung Quốc 220.000 tấn, Nhật bản 195.000 tấn, Brazin
190.000 tấn, Thái Lan 164.000 tấn và Ấn Độ 123.000 tấn. Các nước Đông Âu
như Bungary sử dụng 32.000 tấn/ năm. Hungary hơn 7000 tấn/ năm, Rumani
7.500 tấn/ năm. Nguồn Amiăng của những nước này nhập khẩu từ Liên Xô cũ
và chủ yếu làm vật liệu xây dựng, ống dẫn nước, má phanh ô tô[16].
Hàn Quốc cấm nhập và sử dụng crocidolite và amosite từ năm 1997. Năm
1986 quy định giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp đối với chrysotile là 2 sợi/ml, giảm
xuống 0.1 sợi/ml năm 2001 và có hiệu lực vào năm 2003 [23]
Báo cáo tại hội nghị về amiăng tháng 9 năm 2002 tại Kytakyusu, theo các
tác giả Kahashi, Furuyas, Murayama ; Morinaga K(2002) ở Nhật 1970-1990
nhập amiăng từ 200.000-250.000 tấn/năm. Năm 2000, tái xử lý khoảng 100.000
tấn. Năm 1996, lượng amiăng nhập sử dụng cho ngành vật liệu xây dựng là
93%, trong đó 42.1% là làm sàn tàu, 20.6% làm ngói lợp, 18,4% làm tấm xi
măng đúc sẵn, tấm bột giấy-xi măng, 5,6% dùng cho công nghiệp má phanh ô
tô 2,9%, tấm nối 1,4%, vật liệu ma sát cơ khí 1.0%.[42]
Theo Yiping Feng, Jian Liu,Tianhu Zhang (2002),Trung Quốc là nước sản
xuất amiăng lớn sau Nga và Canada và sản xuất tăng nhanh vào những năm
1990. Trung Quốc có 120 mỏ và 1.236 nhà máy sản xuất các sản phẩm có


15
amiăng, công suất hàng năm đạt 441.700 tấn sợi amiăng và 391.000 tấn sản
phẩm amiăng với số công nhân là 120.000 người. Trung Quốc cấm nhập
crocidolite từ năm 1994 và cấm khai thác và sử dụng crocidolite từ năm 2001
[41],[47].
Theo các tác giả Hock Siang Lee,Hun Ping Oei (2002), Singapore trong

những năm 1980-1990 có 40-60 cơ sở sử dụng amiăng và sản phẩm amiăng có
đăng ký, đến năm 1995 còn 15 cơ sở sử dụng trong đó chủ yếu là dùng amiăng
thô, sản xuất má phanh, sản xuất tấm gioăng [25].

Biểu đồ2.1 Mười nước tiêu thụ nhiều amiăng nhất trên thế giới năm 2008

Theo thống kê của Cục khảo sát địa chất Mỹ, USGS năm 2008, thì có 10
nước tiêu thụ nhiều amiăng nhất thế giới trong đó đứng đầu là Trung Quốc
chiếm 26,98%.
2.1.3. Quy định về bụi amiăng trong môi trường lao động
Mức độ tiếp xúc đối với các loại amiăng rất khác nhau trong các loại công
nghệ sản xuất và sử dụng amiăng.


16

Bảng 2.3. Nồng độ amiăng tại một số cơ sở sản xuất của Mỹ (1972-1978)

Công nghệ sản xuất

Số mẫu

Mức độ sợi amiăng ở một số cơ sở
sản xuất (sợi/ml)
< 0,5

< 1,0

< 2,0


Tấm lợp amiăng - xi măng

845

86,5

95,0

98,5

Tấm nỉ, giấy amiăng

135

87,0

98,2

99,6

Vật liệu chịu lửa

900

71,0

85,5

95,0


Dệt amiăng

1304

58,5

80,7

95,0

Tấm cách nhiệt, điện

545

54,0

72,5

88,6

Ở Mỹ năm 1972 - 1978, qua phân tích mẫu bụi cá nhân của công nhân làm
việc trong các dây chuyền công nghiệp có sử dụng amiăng khác nhau cho thấy
ở mức độ tiếp xúc bụi sợi amiăng < 2,0 sợi/ml thì trong sản xuất tấm lợp amiăng
- xi măng là 98,5 % trong tổng số mẫu đo, sản xuất tấm nỉ, giấy amiăng là
99,6% và sản xuất tấm cách nhiệt, điện là 88,6% [1].
Bảng 2.4. Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc
của một số quốc gia
Quốc gia

ARGENTINA

AUSTRALIA
BELGIUM
CANADA
CHILE
DENMARK
ENGLAND
EUROPEAN
UNION (EU)
FINLAND
FRANCE

Tại nơi làm việc
Chrypotile
Sợi / cm3
2.0
0.5
0.5
2.0
2.0
0.3
0.5
0.6

Crocidolite
Sợi / cm3
0.2
0.0
0.15
0.2
2.0

0.3
0.2
0.3

0.5
0.6

0.5
0.3

Amosite
Sợi / cm3
0.5
0.0
0.15
0.5
2.0
0.3
0.2
0.3
0.5
0.3


17
GREECE
HONGKONG
INDIA
INDONESIA
IRELAND

ISRAEL
ITALY
JAPAN
MEXICO
NEW ZEALAND
PORTUGAL
SINGAPORE
SOUTH AFRICA
SPAIN
SWITZERLAND
TURKEY
U.K
USA

1.0
0.5
2.0
1.0
0.6
0.4
1.0
1.0
2.0
1.0
0.6
0.2
1.0
0.6
1.0
2.0

0.5
0.1

0.5
0.2
2.0
1.0
0.3
0.4
0.5
2.0
0.1
0.3
0.2
1.0
0.0
1.0
0.2
0.2
0.1

1.0
0.2
2.0
1.0
0.3
0.4
1.0
0.5
2.0

0.1
0.3
0.2
1.0
0.2
1.0
0.5
0.2
0.1

Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở các Quốc gia cũng khác
nhau, tuy nhiên cũng chỉ dao động trong khoảng 0,1 đến 2,0 sợi / cm3 không khí
2.1.4. Tác hại của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc
Theo WHO(1989), và một số nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học cho
thấy amiăng liên quan với bệnh bụi phổi- amiăng và ung thư đường hô hấp ở
người như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô màng phổi và màng bụng, những
thay đổi ở màng phổi như dày màng phổi, mảng màng phổi, can xi hoá màng
phổi.[46]


18

Hình 2.3. Hình ảnh bệnh bụi Hình 2.4. Hình ảnh mảng màng phổi
phổi – amiăng
Một trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất các sản phẩm có amiăng là sản
xuất tấm lợp amiăng-ximăng. Kết quả của 11 nghiên cứu cohort bao gồm những
nghiên cứu từ Mỹ (Hughes và CS, 1987) từ Canada (Finklestein, 1984) và các
nghiên cứu ở Đan Mạch, Italia, Đức đã kết luận rằng công nhân chỉ tiếp xúc với
Chrysotile cho thấy dấu hiệu về mức độ bệnh liên quan đến amiăng thấp hơn so
với công nhân sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng có lẫn các sợi crocidolite và

amosite.
Theo Trung tâm thống kê sức khoẻ Mỹ, từ năm 1968-1994 có 12.179
trường hợp tử vong do bệnh liên quan đến amiăng. Nghiên cứu của đại học
Mount Sinai-Mỹ trong những năm giữa thập kỷ 90, hàng năm có 9.700 công
nhân Mỹ chết vì các bệnh có liên quan đến amiăng, trong đó tỷ lệ tử vong do
ung thư liên quan đến amiăng của ngành xây dựng chiếm 34% trong các ngành
công nghiệp. Từ 1991-1994, trong các ca bệnh bụi phổi- amiăng bị chết có 24%
là công nhân xây dựng và 7% là công nhân đóng tàu [35].
Cộng hòa liên bang Nga là nước xuất khẩu, sử dụng amiăng và có số lượng
người lao động tiếp xúc trực tiếp với amiăng rất cao. Burmistrova,T.(1997) tiến
hành chụp phim x quang phổi cho trên 2000 công nhân tiếp xúc với amiăng


19
chrysotile ở các ngành công nghiệp khác nhau cho thấy có 15,3% có hình ảnh
bất thường trên phim x quang [20]
Phần Lan tiêu thụ amiăng cao nhất vào những năm 50-70, ước tính hậu
quả bệnh do amiăng là sau 40 năm vào những năm 1990-2020 sẽ là cao nhất
[28].
Viện y học lao động Phần Lan (FIOH) kết hợp với Viện Hàn lâm Y học lao
động Nga và Viện an toàn vệ sinh lao động (NIOSH) của Mỹ đã khám lâm sàng
và chụp X quang phổi cho 2003 công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng
thấy có khoảng 10% công nhân có hình ảnh tổn thương kiểu đám mờ nhỏ không
đều (irregular opacities) và 4% hình ảnh canxi hoá màng phổi trên phim Xquang
phổi với tuổi nghề trên 10 năm, tuổi đời trên 47 năm [ 28].
Hầu hết các tác giả cho rằng amiăng liên quan đến sự bất thường của
màng phổi là mảng màng phổi, dày màng phổi và được phát hiện qua phim X
quang phổi. Ung thư trung biểu mô là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp
khoảng 1-2 phần triệu và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng vọt ở các nước
công nghiệp hoá từ 10-25 phần triệu/ năm vào năm 1990 ở các nước Tây âu và

trong đó cũng có các trường hợp là tiếp xúc với amiăng. Người ta cũng cho
rằng bệnh thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc [37],[43].
Theo Yiping Feng, Jian Liu,Tianhu Zhang (2002)[21], [47], Trung Quốc là
nước đứng thứ 3 trên thế giới sau Nga và Canada trong sản xuất amiăng, với 120
mỏ và 1.236 nhà máy, có sản lượng amiăng và các sản phẩm chứa amiăng tăng
nhanh vào những năm 1990. Công suất hàng năm đạt 441.700 tấn sợi amiăng và
391.000 tấn sản phẩm amiăng với số công nhân là 120.000 người. Từ năm19491986 có 4.289 ca bệnh bụi phổi - amiăng. Dựa trên tỷ lệ số ca bệnh bụi phổiamiăng trên số ca bệnh bụi phổi (pneumoconiosis), ước tính sẽ có 4,690 ca bệnh
bụi phổi-amiăng trên tổng số 425,000 bệnh nhân bệnh bụi phổi vào năm 2000.
Shixiong Cai, Zhang Chaohe (2001) cũng cho biết: qua 25 nghiên cứu cắt
ngang từ 1960-1999 trên 16,193 đối tượng làm ở các mỏ và nhà máy, thì tỷ lệ
trung bình bệnh bụi phổi-amiăng phổ biến là 13.6% và thời gian tiếp xúc trung


20
bình là từ 10-15 năm. Năm 1970, qua một số điều tra dịch tễ học ở công nhân
tiếp xúc với amiăng đã phát hiện các ca ung thư phổi có hoặc không mắc bệnh
bụi phổi-amiăng. Năm 1982 nghiên cứu trên 9,950 công nhân làm ở 9 nhà máy
sản xuất các sản phẩm amiăng và 6,198 công nhân 5 mỏ khai thác amiăng, kết
quả cho thấy là SMR ung thư phổi là 2.78 và 3,46, ghi nhận có 4 ca ung thư
trung biểu mô[41].
Báo cáo tại hội nghị về amiăng tháng 9 năm 2002 tại Kytakyusu, theo các
tác giả Kahashi, Furuyas, Murayama ; Morinaga K(2002) ở Nhật từ năm 19701990 nhập amiăng từ 200.000-250.000 tấn/năm. Năm 2000, tái xử lý khoảng
100.000 tấn. Năm 1985 có 784 trường hợp bị bệnh bụi phổi - amiăng, năm 1994
có 462 trường hợp. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng khó xác định nguyên
nhân ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng. Hàng năm chỉ có từ 10-20 ca ung thư
phổi được xác định là do tiếp xúc nghề nghiệp có liên quan đến amiăng (con số
này thông qua hệ thống bồi thường bệnh nghề nghiệp)[42].
Ở Nhật Bản, từ năm 2001đã cấm dùng amiăng làm tấm lợp. Theo
Takahashi K, Sera Y năm 1999, tiến hành chụp phim X-quang phổi cho 200,000
công nhân trong giai đoạn 5 năm có 36 ca có hình ảnh mảng màng phổi. Bắt đầu

từ năm 1984 các trường hợp bị ung thư trung biểu mô do tiếp xúc với amiăng
mới được đền bù là 4 trường hợp nhưng đến năm 1999 là 25 trường hợp[43].
Hàn Quốc [23] cấm nhập và sử dụng crocidolite và amosite từ năm 1997. Năm
1986 quy định giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp đối với chrysotile là 2 sợi/ml cho
đến năm 2001 giảm xuống là 0.1 sợi/ml và có hiệu lực vào năm 2003. Các báo
cáo về trường hợp ung thư cho biết ung thư phổi tăng nhanh hơn so với 15 năm
trước đấy, số tử vong cũng tăng gấp 3 lần. Năm 1993, chụp X quang phổi cho
các công nhân dệt amiăng kết quả là có 3% có biểu hiện bệnh bụi phổi-amiăng,
1/2 số này thấy có biến đổi chức năng hô hấp hạn chế. Người ta cũng thấy có
mối liên quan rõ ràng về liều đáp-trả trong nhóm nghiên cứu, không có ai trong
nhóm dưới 10 năm làm việc có biểu hiện bệnh, trong khi đó 8% số người làm
trên 20 năm có các biểu hiện bất thường trên phim X quang phổi .


21
Theo các tác giả Hock Siang Lee, Hun Ping Oei (2002, Singapore,trong những
năm 1980-1990 có 40-60 cơ sở sử dụng amiăng và sản phẩm amiăng có đăng
ký, đến năm 1995 còn 15 cơ sở sử dụng trong đó chủ yếu là dùng amiăng thô,
sản xuất má phanh, sản xuất tấm gioăng đệm có chứa thành phần amiăng.
Từ năm 1980 dến năm 2000, hầu hết các công nhân tiếp xúc với amiăng đều
được chụp phim X quang phổi từ 3 năm đến 5 năm 1 lần.Từ năm 1972 đến 1996
có 38 ca được khẳng định bị mắc bệnh bụi phổi-amiăng, có 82% là công nhân
sản xuất amiăng-xi măng, không có ca nào từ các ngành sản xuất gioăng hay má
phanh.[25].
Theo Sariton Taptagaporn (2002), Suwadee Thaweesuk (2011), Thái Lan là
nước sử dụng nhiều amiăng lượng nhập khẩu năm 2009 là 102,738 tấn /năm và
năm 2010 là 79,250 tấn /năm, nhưng cho đến nay chưa phát hiện được trường
hợp nào bị bệnh bụi phổi-amiăng. Các tác giả nghiên cứu trên 701 công nhân
thấy có 13 trường hợp dầy màng phổi và có tiếp xúc nghề nghiệp trên 10 năm
với amiăng.

Stayner và CS, dựa trên số liệu phân tích tiêu chuẩn Chrysotile 0,1 sợi/ml
của OSHA, Mỹ đã được dự báo là sẽ có xấp xỉ 5% ung thư phổi và 2% mắc
bệnh bụi phổi-amiăng. Nguy cơ ung thư phổi được tính trong phân tích này cao
hơn kết quả nghiên cứu trước đây ở vùng mỏ Quebec, Canada. Với kết luận này
cho thấy, những kết quả của các nghiên cứu có sự biến động là rất rộng[31 ].
John M. và CS (1986), cho biết có 150.000 công nhân cơ khí và thợ sửa
chữa phanh ô tô ở các gara ô tô ở nước Mỹ tiếp xúc với bụi amiăng. Kết quả đo
bụi cho thấy công nhân thường xuyên tiếp xúc với nồng độ bụi amiăng quá mức
cho phép[27].
Frost,G và cộng sự (2008) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ tử vong của 31.302
công nhân phá/tháo dỡ amiăng ở Anh quốc cho thấy số trường hợp tử vong
chung tăng lên (SMR=123, CI 95% 119-127) trong đó bao gồm cả ung thư phổi
và ung thư trung biểu mô. Các yếu tố nguy cơ được xem xét bao gồm các kỹ


22
thuật xử lý bụi, các loại hình mặt nạ, khẩu trang được sử dụng, thời gian tháo dỡ
mối ngày, và thời gian tiếp xúc trong suốt quá trình làm việc [24].
Marina Musti và cộng sự nghiên cứu bệnh-chứng về
mối liên quan giữa ung thư trung biểu mô và tiếp xúc với amiăng trong môi
trường làm việc tại 1 nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng-xi măng ở Bari (Italia),
kết quả cho thấy những người sống trong phạm vi 500 m của nhà máy có tỷ suất
chênh (OR) bằng 5.29 một cách có ý nghĩa thống kê (95% CI: 1.18-23.74) [34].
Qua nhiều nghiên cứu, các tác giả cho rằng quá trình phát sinh bệnh liên
quan đến amiăng như mảng màng phổi, can xi hóa màng phổi, ung thư phổi
thường là sau 10 đến 20 năm và ung thư trung biểu mô là sau 30 đến 40 năm
tiếp xúc.

ARDs: Exposure Level & Latency Time


Exposure Level

asbestosis

plaque

lung cancer
calcification

mesothelioma

Latency Time

(adapted from Bohlig 1975)

Biểu đồ 2.2. Mối liên quan giữa sự phát sinh bệnh
và thời gian tiếp xúc với amiăng
Trong các tài liệu nghiên cứu nước ngoài về ảnh hưởng sức khỏe do tiếp
xúc amiang, bệnh Ung thư trung biểu mô (UTBM) được nghiên cứu khá nhiều:
Pito,J Hodgson, JT cho rằng chẩn đoán ung thư trung biểu mô là khó khăn,
nhưng từ những năm 1980-1990 việc chẩn đoán đã khá hơn nhất là khi áp dụng
phương pháp hoá miễn dịch (immunohistochemical)[38].
Qua các báo cáo từ năm 1983-2000, trong tổng số 31 trường hợp bị mắc ung
thư trung biểu mô nghề nghiệp có 13 trường hợp (42%) là ở ngành sản xuất tấm


23
lợp amiăng-ximăng, 9 trường hợp (29%) là ở ngành sửa chữa và đóng tàu,3
trường hợp (9,7%) là ở tàu/cảng.
Ro-Ting Lin (2007)và cộng sự đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tương

quan để mô tả giữa việc sử dụng amiăng trong những năm 1960-1969 và tỷ lệ tử
vong do ung thư trung biểu mô trong giai đoạn 2000-2004 của 33 nước trên thế
giới, đã chỉ ra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (R2=0.74 ở nam giới, R2=0.58
ở nữ giới) giữa tỷ lệ ung thư trung biểu mô và lượng tiêu thụ amiăng bình quân
đầu người của nước đó trong khoảng thời gian 30-40 năm về trước [30] .
Triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư trung biểu mô thường xuất hiện từ từ và
không rõ ràng, đa số khi phát hiện bệnh hoặc lúc nhập viện đã có những biến
chứng nặng như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi (TDMP), xâm lấn trung thất…
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh chính là khó thở tiến triển và có đau
ngực thường xuyên. Khó thở là hậu quả của TDMP lượng nhiều và đau ngực
thường do xâm lấn thành ngực, một số có ho khan, sụt cân, sốt, suy nhược hay
đổ mồ hôi đêm... Bệnh thường phát hiện một bên phổi (95%) và khu trú ngực
phải (60%) và gặp nhiều hơn ở nam giới;
Thời gian triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ 6 tới 8 tuần. Khám lâm
sàng và chụp phim X quang ngực thấy có tới 80-95% các trường hợp có TDMP
lượng dịch nhiều và khoảng 10- 29 % có TDMP lượng ít hay không có. Ban
đầu, dịch tự do chảy nên hình ảnh trên phim X quang ngực tư thế đứng, giống
như hình ảnh tràn dịch trong suy tim hoặc phù phổi ban đầu và các nguyên nhân
lành tính khác. Khi bệnh tiến triển, TDMP tạo thành các vách, ngăn gây đau
ngực khu trú, dần dần u phát triển thành khối và xâm lấn thành ngực. Chụp cắt
lớp vi tính lồng ngực với cản quang là phương tiện phát hiện có độ nhạy cao,
trên phim thấy TDMP rõ, kích thước hạch rốn phổi và hạch trung thất, thấy được
mảng màng phổi, hay màng phổi dầy tạo nhú trên bề mặt của mô màng phổi và
có khuynh hướng lan tỏa và dọc theo màng phổi[22].
Việc chẩn đoán ung thư trung biểu mô ở giai đoạn
chưa xâm lấn là cần thiết vì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán


24
phân biệt có nhiều khó khăn, hiệp hội bệnh UTBM quốc tế đã đưa ra những tiêu

chuẩn các chất sinh học của bướu đặc hiệu hơn để chẩn đoán như: p16, Glu-1,
MIB-1[35 ].
Zellos LS, Sugarbaker DJ. (2002), cho rằng sinh thiết mù màng phổi bằng lõi
kim có cải thiện phần nào kết quả chẩn đoán. Sinh thiết khối u màng phổi dưới
hướng dẫn chụp cắt lớp điện toán thì độ nhạy hơn 87%. Chẩn đoán chính xác
hơn khoảng 95% là phương pháp nội soi lồng ngực quan sát qua màn hình , thủ
thuật này cho phép sinh thiết trực tiếp màng phổi và dẫn lưu dịch sau khi phá
vỡ vách dịch khu trú.[48].
- Typ 2 pha cần phân biệt với u nguyên bào phổi 2 pha, carcinôm sacôm,
sacôm bao hoạt dịch, carcinôm sacôm ống sinh dục.
- Typ sinh xơ cần phân biệt với viêm màng phổi mô hoá hoặc xơ hoá.
Trong một nghiên cứu gần đây, Pass HI, Lott D, Lonardo F, et al.(2005)
thấy mức osteopontin huyết cũng có ý nghĩa phát hiện trong các bệnh nhân
UTM phổi cao hơn các bệnh nhân phơi nhiễm amiăng hay các bệnh nhân chỉ bị
xơ hóa phổi đơn thuần [36].
Hóa mô miễn dịch là một kỹ thuật được sử dụng trong chẩn đoán
phân biệt UTBM với các dạng ung thư khác. Chẩn đoán UTBM rất khó, chú
yếu dựa vào hóa mô miễn dịch với nhiều chất sinh học khối bướu (marker) đặc
hiệu để đưa ra chẩn đoán chính xác.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI
2.2.1. Môi trường và sức khỏe người lao động liên quan đến amiăng ở Việt
Nam
Việt Nam, có một số mỏ amiăng ở Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn…
nhưng trữ lượng thấp và chất lượng không cao. Vì vậy, ngành sản xuất amiăng
nội địa không phát triển, hầu hết amiăng được nhập khẩu từ nước ngoài.
Hiện nay, ở Việt Nam amiăng được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp
ami ăng- xi măng. Ngành công nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng- xi măng thâm



25
nhập vào miền Nam Việt Nam từ những năm 1966- 1968, bắt đầu với 2 nhà
máy: Nhà máy tấm lợp Biên Hoà và nhà máy tấm lợp Thủ Đức với tổng công
suất 6 triệu m2/năm. Đầu những năm 1986 nhà máy tấm lợp amiăng- xi măng
đầu tiên được xây dựng ở Miền Bắc. Cho đến nay có khoảng 41 nhà máy sản
xuất tấm lợp trong toàn quốc phân bố ở 23 Tỉnh thành phố với 70 dây chuyền,
công suất đạt trên 100 triệu m2/năm và khoảng 10.000 người lao động trực tiếp
và gián tiếp với amiăng [11]
Tác giả Lê Văn Trung (1999), trong báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường
lao động cho thấy: nồng độ bụi amiăng tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng- xi
măng và má phanh từ 0,8-5sợi/ml (trung bình là 2,8 sợi/ml), ở bộ phận nghiền là
0,8-3 sợi/ml (trung bình 1,3 sợi/ml) ở bộ phận trộn thì đa số các mẫu đều vượt
quá tiêu chuẩnVSCP [17].
Một số kết quả khảo sát bụi môi trường lao động tại các nhà máy tấm lợp
amiăng- xi măng qua các năm cho thấy: Năm 2000- 2002 nồng độ amiăng trong
không khí môi trường làm việc của các nhà máy tấm lợp amiăng còn có nơi cao
hơn tiêu chuẩn VSCP từ 1- 22 lần. Năm 2005, khảo sát ở 23 nhà máy có 6 nhà
máy có nồng độ amiăng từ 4,2 - 5,6 sợi/ml (cao hơn tiêu chuẩn từ 8-11 lần), bốn
nhà máy có nồng độ amiăng vượt tiêu chuẩn từ 2 - 4 lần, 13 nhà máy khác có
nồng độ amiăng ở nơi làm việc từ 0,18 - 0,53 sợi/ml và bụi amiăng được giải
phóng chủ yếu từ khâu nguyên liệu như nghiền và trộn.
Trong năm 2000 - 2001, Công ty tấm lợp Đông Anh đã tiến hành lắp đặt
hệ thống nghiền, trộn amiăng trong chu trình kín, có cyclone thu và xử lý bụi,
kết quả đã làm giảm nồng độ bụi từ 3- 4 sợi/ml xuống còn 0,4- 0,5 sợi/ml nằm
trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Đây là một mô hình sản xuất tốt, đáng được
triển khai tại các cơ sở sản xuất trong cả nước.[8],[12].
Ở nhiều nước trên thế giới, ung thư trung biểu mô là loại bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm nhưng ở Việt Nam, bệnh này chưa có trong danh mục bệnh nghề
nghiệp.



×