Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của NGƯỜI BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại TRUNG tâm y tế THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,TỈNH VĨNH PHÚC năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.34 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN


HÀ NỘI, - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,


TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018
Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
Mã số

: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VỮNG

HÀ NỘI, - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, phòng Quản lý
Đào tạo sau Sau đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Dân số học đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập cao Cao học tại trường.
Tôi xin đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững,
trưởng Bộ môn Dân số là người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, trang
bị kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban Giám đốc Trung tâm y tế
thành phố Vĩnh Yên, cùng tập thể Lãnh đạo, nhân viên Khoa khám bệnh
và các điều tra viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như giúp đỡ tôi

trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được gửi tình yêu thương tới gia đình, người bạn đời thân yêu, các
con yêu quý là chỗ dựa tinh thần để tôi phấn đấu.
Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại lớp Cao học
khóa 26, chuyên ngành Quản lý bệnh viện đã luôn bên cạnh động viên, khích
lệ tôi quyết tâm trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2019

Nguyễn Thị Bích Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Bích Hải, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Nguyễn Đăng Vững.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Bích Hải


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADDQOL
AsianDQOL
CLCS
ĐTĐ
ĐTNC
ĐTV
GSV
SHS
TCYTTG
WHOQOL

Audit of Diabetes Dipendent Qualty of life
Asian Diabtes Quality of Life
Chất lượng cuộc sống
Đái tháo đường
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giám sát viên
Subjective Happiness Scale
Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization quality of life


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Bệnh đái tháo đường...............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa.......................................................................................3
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường......................................................3

1.1.3. Phân loại đái tháo đường.................................................................4
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường........................................5
1.1.5. Biến chứng của bệnh đái tháo đường..............................................6
1.1.6. Phòng chống biến chứng ở người bệnh đái tháo đường..................7
1.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam..............8
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới...........................8
1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.........................10
1.3. Chất lượng cuộc sống............................................................................10
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống...................................................10
1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống........................13
1.4. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo
đường.................................................................................................16
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới....................................................16
1.4.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Đái tháo
đường type 2 ở Việt Nam..............................................................20
1.5. Khung lý thuyết: Các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh ĐTĐ
type 2..................................................................................................23
1.6. Giới thiệu về Phòng khám Nội tiết tại Khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế
thành phố Vĩnh Yên...........................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................25
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................25


2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................26
2.4.1. Cỡ mẫu..........................................................................................26
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................26
2.4.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.....................................27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................27

2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu.....................................................................28
2.7. Cách tính điểm đánh giá CLCS theo bộ công cụ AsianDQOL:............29
2.8. Sai số và khống chế sai số.....................................................................29
2.8.1. Sai số.............................................................................................29
2.8.2. Cách khắc phục sai số...................................................................30
2.9. Xử lý và Phân tích số liệu.....................................................................30
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu..........................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................32
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.....................32
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu..............................34
3.2. Mô tả điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2....................................36
3.2.1. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chế độ ăn................36
3.2.2. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe thể chất....36
3.2.3. Điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái tháo đường type 2
về sức khỏe tinh thần.....................................................................37
3.2.4. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về tài chính..................37
3.2.5. Điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2
về mối quan hệ cá nhân.................................................................38
3.2.6. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chung các mục.......38
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái
tháo đường type 2...............................................................................41
3.3.1. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống về chế độ ăn............................41
3.3.2. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống sức khỏe thể chất.....................43
3.3.3. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống sức khỏe tinh thần...................45
3.3.4. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống tài chính..................................47


3.3.5. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống về quan hệ cá nhân..................49
3.3.6. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống chung.......................................51

3.3.7. Vai trò của bệnh viện với chất lượng cuộc sống của người bệnh
Đái tháo đường type 2...................................................................53
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................54
4.1. Chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, năm 2018......................54
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.......54
4.1.2. Điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú............................................................................57
4.2. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú....................................61
4.2.1. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về chế độ ăn với
các đặc điểm cá nhân.....................................................................61
4.2.2. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về sức khỏe tinh
thần với các đặc điểm cá nhân.......................................................62
4.2.3. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về thể chất với các
đặc điểm cá nhân...........................................................................63
4.2.4. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về tài chính với các
đặc điểm cá nhân...........................................................................64
4.2.5. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về mối quan hệ cá
nhân với các đặc điểm cá nhân......................................................65
4.2.6. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc
điểm cá nhân..................................................................................65
4.3. Một số yếu tố lâm sàng liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú.................................................66
4.3.1. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về chế độ ăn với các đặc
điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu................66
4.3.2. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về thể chất với các
đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. . .67



4.3.3. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về sức khỏe tâm
thần với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng
nghiên cứu.....................................................................................68
4.3.4. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về tài chính với các
đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. . .68
4.3.5. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về mối quan hệ cá
nhân với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng
nghiên cứu.....................................................................................68
4.3.6. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc
điểm lâm sàng................................................................................69
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu.....................................................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 3
1.1. Bệnh đái tháo đường.............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa......................................................................................3
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường:................................................3
1.1.3. Phân loại đái tháo đường..............................................................4
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường...................................5
1.1.5. Biến chứng của bệnh đái tháo đường.........................................6
1.1.6. Phòng chống biến chứng ở người bệnh đái tháo đường...........7
1.2.Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ........8
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên th ế gi ới .....................8
1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam ..................10
1.3. Chất lượng cuộc sống.........................................................................10
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống...............................................10
1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống...................13



1.4. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo
đường.................................................................................................16
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới................................................16
1.4.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ
type 2 ở Việt Nam........................................................................20
1.5. Khung lý thuyết: Các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh
ĐTĐ type 2.........................................................................................23
1.6. Giới thiệu về Phòng khám Nội tiết tại Khoa Khám bệnh Trung tâm
Y tế thành phố Vĩnh Yên..................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................25
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................25
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................25
2.4.1. Cỡ mẫu.........................................................................................25
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.............................................................26
2.4.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu................................26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................27
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu..................................................................28
2.7. Cách tính điểm đánh giá CLCS theo bộ công cụ AsianDQOL ............28
2.8. Sai số và khống chế sai số..................................................................29
2.8.1. Sai số.............................................................................................29
2.8.2.Cách khắc phục sai số..................................................................29
2.9. Xử lý và Phân tích số liệu....................................................................30
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu......................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................31
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC.........................................31

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC....................................................33
3.2. Mô tả điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2.................................35
3.2.1. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chế độ ăn.............35


3.2.2. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe th ể ch ất.
.......................................................................................................35
3.2.3. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe tinh th ần.
.......................................................................................................36
3.2.4. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về tài chính...............36
3.2.5. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về mối quan hệ cá nhân.
.......................................................................................................37
3.2.6. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chung các mục ....37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
đái tháo đường type 2......................................................................40
3.1.1. Mô tả điểm CLCS về chế độ ăn..................................................40
3.2.2. Mô tả điểm CLCS sức khỏe thể chất.........................................42
3.2.3. Mô tả điểm CLCS sức khỏe tinh thần........................................44
3.2.4. Mô tả điểm CLCS tài chính..........................................................46
3.2.5. Mô tả điểm CLCS quan hệ cá nhân............................................48
3.2.6. Mô tả điểm CLCS chung..............................................................50
3.2.7. Vai trò của bệnh viện với CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 ..52
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................................... 53
4.1.Mô tả chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường t ype 2
điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, năm
2018...................................................................................................53
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên c ứu .53
4.1.2. Điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ t ype 2 điều
trị ngoại trú..................................................................................56
4.2. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến chất lượng cuộc sống của

người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú................................60
4.2.1. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về chế độ ăn
với các đặc điểm cá nhân............................................................60


4.2.2. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về sức kh ỏe
tinh thần với các đặc điểm cá nhân...........................................61
4.2.3. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về th ể chất
với các đặc điểm cá nhân...........................................................62
4.2.4. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về tài chính
với các đặc điểm cá nhân...........................................................63
4.2.5. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về mối quan
hệ cá nhân với các đặc điểm cá nhân........................................64
4.2.6. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với vai trò
bệnh viện với các đặc điểm cá nhân.........................................64
4.2.7. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung v ới các
đặc điểm cá nhân........................................................................65
4.3. Một số yếu tố lâm sàng liên quan đến chất l ượng cuộc sống của
người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú................................66
4.3.1. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về chế độ ăn
với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối t ượng
nghiên cứu....................................................................................66
4.3.2. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về thể chất
với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối t ượng
nghiên cứu....................................................................................66
4.3.3. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về sức kh ỏe
tâm thần với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng c ủa đối
tượng nghiên cứu........................................................................67
4.3.4. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về tài chính
với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối t ượng

nghiên cứu....................................................................................67
4.3.5. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về mối quan hệ
cá nhân với các đặc điểm, lâm sàng và cận lâm sàng của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................68
4.2.6. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống về vai trò bệnh
viện với các đặc điểm lâm sàng.................................................68


4.2.7. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các
đặc điểm lâm sàng......................................................................69
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 71
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số người bệnh Đái tháo đường tại 10 nước ...................................9
Bảng 2.1. Cấu trúc bảng câu hỏi AsianDQOL....................................................29
Bảng 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.......................32
Bảng 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.............34
Bảng 3.3. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chế độ ăn.............36
Bảng 3.4. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe thể chất
........................................................................................................................... 36
Bảng 3.5: Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe tinh thần
........................................................................................................................... 37
Bảng 3.6. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về tài chính................37
Bảng 3.7: Điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường
type 2 về mối quan hệ cá nhân...........................................................38



Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu...........38
Bảng 3.9. Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống về lĩnh vực
chế độ ăn với một số đặc điểm cá nhân của ĐTNC ..................41
Bảng 3.10. ......Phân bố điểm chất lượng cuộc sống về lĩnh vực chế độ ăn
với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu......42
Bảng 3.11. ...Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức
khỏe thể chất với một số đặc cá nhân của ĐTNC .....................43
Bảng 3.12. ......Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức
khỏe thể chất với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng
nghiên cứu.................................................................................................... 44
Bảng 3.13. ......Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức
khỏe tinh thần với một số đặc điểm cá nhân của đối tượng
nghiên cứu.................................................................................................... 45
Bảng 3.14. ........Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức
khỏe tinh thần với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng
nghiên cứu..................................................................................................... 46
Bảng 3.15. ....Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực tài
chính với một số đặc cá nhân của đối tượng nghiên cứu ......47
Bảng 3.16. ....Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực tài
chính với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu................................................................................................................... 48
Bảng 3.17. .......Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực mối
quan hệ cá nhân với một số đặc điểm cá nhân của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................... 49
Bảng 3.18. Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực quan hệ
cá nhân với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
........................................................................................................................... 50



Bảng 3.19. . Phân bố điểm trung bình đánh giá chất lượng cuộc sống lĩnh
vực chung với một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên
cứu .................................................................................................................. 51
Bảng 3.20. Phân bố điểm trung bình đánh giá chất lượng cuộc sống
chung với một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu................................................................................................................... 52
Bảng 3.21: ......Vai trò của bệnh viện với chất lượng cuộc sống của người
bệnh Đái tháo đường type 2.................................................................53
Bảng 1.1: Số người bệnh ĐTĐ tại 10 nước ..........................................................9
Bảng 2.2. Cấu trúc bảng câu hỏi AsianDQOL....................................................28
Bảng 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.......................31
Bảng 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng của ĐTNC .............................................33
Bảng 3.3 Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về chế độ ăn.............35
Bảng 3.4. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe thể chất.. .35
Bảng 3.5: Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về sức khỏe tinh thần..36
Bảng 3.6. Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về tài chính................36
Bảng 3.7: Điểm CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 về mối quan hệ cá nhân..37
Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu...........37
Bảng 3.9. Phân bố điểm trung bình CLCS về lĩnh vực chế độ ăn với m ột
số đặc điểm cá nhân của ĐTNC..........................................................40
Bảng 3.10. .....Phân bố điểm CLCS về lĩnh vực chế độ ăn giữa một số đặc
điểm lâm sàng của ĐTNC.......................................................................41
Bảng 3.11. .......Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất
giữa một số đặc cá nhân của ĐTNC..................................................42
Bảng 3.12. .......Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất
giữa một số đặc điểm lâm sàng của ĐTNC....................................43


Bảng 3.13. .....Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh th ần
giữa một số đặc điểm cá nhân của ĐTNC......................................44

Bảng 3.14. .....Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh th ần
giữa một số đặc điểm lâm sàng của ĐTNC....................................45
Bảng 3.15. .Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực tài chính giữa một số
đặc điểm cá nhân của ĐTNC ...............................................................46
Bảng 3.16. .Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực tài chính giữa một số
đặc điểm lâm sàng của ĐTNC..............................................................47
Bảng 3.17. . Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực mối quan hệ cá nhân
giữa một số đặc điểm cá nhân của ĐTNC......................................48
Bảng 3.18. Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực quan hệ cá nhân giữa
một số đặc điểm lâm sàng của ĐTNC..............................................49
Bảng 3.19. ......Phân bố điểm trung bình CLCS lĩnh vực chung giữa một số
đặc điểm cá nhân của ĐTNC................................................................50
Bảng 3.20. ..Phân bố điểm trung bình CLCS chung giữa một số đặc điểm
lâm sàng của ĐTNC................................................................................... 51
Bảng 3.21: ..........Vai trò của bệnh viện với CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2
........................................................................................................................... 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Loại biến chứng của đối tượng nghiên cứu.............................35

Biểu đồ 3.2.

Số lượng biến chứng của đối tượng nghiên cứu......................35

Biểu đồ 3.3.

Phân bố chất lượng cuộc sống.................................................39


Biều đồ 3.4.

Xếp loại chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ type 2. .40

Biểu đồ 3.1. Loại hình biến chứng của đối tượng nghiên cứu........................34
Biểu đồ 3.2. Số lượng biến chứng của đối tượng nghiên cứu.........................34
Biểu đồ 3.3. Phân bố chất lượng cuộc sống....................................................38
Biều đồ 3.4. Xếp loại chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ type 2......39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh
hiểm nghèo như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,
liệt dương hoặc hoại thư [1]. Các biến chứng liên quan đến bệnh Đái tháo
đường (ĐTĐ) gây tử vong và tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh, gia đình
và xã hội. Tất cả các biến chứng dù nhẹ nhất đều ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh [2].
Năm 2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo
đường, kèm theo dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng [3]. Tại
Châu Á, bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển
ví dụ như Thái Lan có khoảng 6,7% dân số mắc ĐTĐ, Hàn Quốc có 4,0%
dân số ĐTĐ [4]. Năm 2017, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người dân Việt Nam đã
tăng lên 5,5% [3].
Đo lường CLCS không những đóng vai trò quan trọng trong việc đánh
giá tác động của bệnh tật tới tình trạng người bệnh mà còn cung cấp những
thông tin có giá trị giúp lựa chọn các can thiệp phù hợp [6]. Tại Việt Nam đã
có nhiều nghiên cứu về CLCS người ĐTĐ trong nước ở các bệnh viện tuyến

Trung Ương, tuyến tỉnh [6], [7], [8], [9]. Nhưng nghiên cứu CLCS người bệnh
ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố còn chưa
nhiều [9], [10] và điểm CLCS (thang điểm 100) chỉ ở mức trung bình, như
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà là 58,36 ± 11,51 [61] hay nghiên cứu của
Nguyễn Thị Xuân là 53,9 ± 14,4 [43]. Trong khi đó, số người được quản lý
điều trị tại y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện ngày càng gia tăng.
Thực tế, người bệnh được quản lý và điều trị ĐTĐ ngoại trú tại trung
tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên vào năm 2015 có 3.254 người bệnh, năm 2017


2
có 4.441 người bệnh và 6 tháng đầu năm 2018 có 2.373 người bệnh [7]. Vậy
CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị tại Phòng khám nội tiết Khoa
Khám bệnh trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên hiện tại ra sao? Những yếu tố
nào liên quan đến CLCS của họ? Làm thế nào để cải thiện CLCS của người
bệnh ĐTĐ tuýp 2 ? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Chính vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết, Khoa Khám bệnh của
Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại địa điểm
nghiên cứu trên.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2008: “ĐTĐ là một nhóm các
bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả
của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng
đường máu mạn tính trong đái tháo đường làm tổn thương, rối loạn và suy
chức năng của nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là các tổn thương ở mắt,
thận, thần kinh, tim mạch” [3].
ĐTĐ type 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn
tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose.
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường:
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2010) thì tiêu
chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây [10].
+ Gulucose máu lúc đói (nhịn ăn 8-14 giờ) 1,26g/l (≈7mmol/l), trong 2
buổi sáng khác nhau.
+ Gulucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈11,1 mmol/l) có kèm theo
triệu chứng lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sụt cân.
+ Gulucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥11,1
mmol/l (sau khi uống 75g glucose).
+ HbAlc ≥ 6,5% (xét nghiệm được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử
dụng phương pháp chuẩn).


4
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
1.1.3.1. Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)
ĐTĐ type 1 là do sự phá hủy tế bào Bê-ta của tuyến tụy nên tụy không
sản xuất ra đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Phần lớn xảy ra ở trẻ em,
người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều

tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào
khoảng 7-8% tổng số người bệnh ĐTĐ [3].
1.1.3.2. Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường type 2 là thể thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 90%
các thể ĐTĐ, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy nhiên,
trong một vài thập kỉ gần đây thì ĐTĐ type 2 không còn xa lạ ở nhóm tuổi
dậy thì và tiền dậy thì, kể cả ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở những lứa
tuổi này liên quan đến tỷ lệ tăng béo phì ở trẻ nhỏ trên thế giới. Có 30-50%
trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [3]. Đặc trưng của ĐTĐ
type 2 là kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin. ĐTĐ type 2 thường
được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng gulucose máu tiến triển âm
thầm không có triệu chứng. Khi bệnh có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo
các biến chứng thận, mắt, thần kinh, tim mạch…nhiều khi các biến chứng này
đã ở mức độ rất nặng [3].
Điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường, trong đó yếu tố gen có vai trò rất
quan trọng. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi
thói quen, luyện tập, kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết để kiểm soát glucose
máu. Ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ type 2 không cần insulin cho
điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, vẫn cần insulin để cân bằng đường
máu [3].


5
1.1.3.3. Đái tháo đường khác:
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm khoảng 1-2% người
mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi
có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao
mắc bệnh ĐTĐ thực sự sau này (ĐTĐ type 2). Một số thể khác nhau như
khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm

khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác nhau…[3].
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Qua tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố nguy cơ của
người bệnh ĐTĐ và người ta thường chia ra thành các nhóm chính như sau:
Trước tiên là yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh ĐTĐ
type 2. Có tới 60% đến 100% các cặp sinh đôi cùng trứng mắc bệnh ĐTĐ
type 2. Bố mẹ bị ĐTĐ thì con (hoặc ngược lại tức là thế hệ cận kề) có khả
năng mắc ĐTĐ lên tới 40%, nếu mẹ bị mắc ĐTĐ, khả năng con bị mắc cao
hơn so với bố. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh ĐTĐ thì con có khả năng mắc
bệnh tới 70% [3].
Tiếp theo, các nguyên nhân về nhân khẩu học cũng là yếu tố nguy cơ
của bệnh ĐTĐ như tỷ lệ mắc và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, có
những nhóm sắc tộc nhạy bén với ĐTĐ như ở Tây Ban Nha, người da đen,
người Nam Á.
Đặc biệt, các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống, béo phì, ít hoạt
động thể lực, chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia
nhiều…cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ. Tình trạng thiếu hụt các yếu tố
vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở người trẻ
tuổi cũng như người cao tuổi. Các yếu tố khác có thể là yếu tố nguy cơ của
ĐTĐ bao gồm cuộc sống có nhiều áp lực không được giải tỏa, lối sống
phương Tây hóa, thành thị hóa [3].


6
1.1.5. Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ
tiến triển nhanh chóng và sẽ xuất hiện các biến chứng cấp tính và mạn tính.
Các biến chứng của ĐTĐ thường xuất hiện sau khoảng 10 ngày bị tăng
glucose huyết. Thời gian tăng glucose huyết càng dài thì nguy cơ của các biến
chứng mạn tính ngày càng tăng [11].

1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán
muộn, điều trị không thích hợp, hoặc nhiễm khuẩn cấp tính. Biến chứng cấp
tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh, thường hay gặp ở các quốc gia đang
phát triển. Nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan ceton là một biến
chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nguyên nhân là thiếu insulin
đã gây ra rối loạn nặng nề trong chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate.
Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm
sóc nhưng tỷ lệ tử vong rất cao 5-10% so với người bệnh không bị biến chứng
này [12]. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn glucose nặng,
đường huyết cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% người bệnh
ĐTĐ. Người bệnh ĐTĐ type 2 nhiều tuổi (> 60 tuổi) tỷ lệ tử vong cao 1030% so với người bệnh ít tuổi hơn [12]. Hạ đường huyết là biến chứng cấp
tính, thường do quá liều thuốc insulin gây nên. Có thể do người bệnh nhịn đói
hoặc kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu, nếu không điều trị kịp
thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Một số biến chứng cấp tính liên quan
đến các bệnh nhiễm trùng cấp khác như nhiễm trùng ngoài da, viêm âm đạo,
âm hộ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai.
1.1.5.2. Biến chứng mãn tính
Người bị bệnh ĐTĐ thường hay gặp các biến chứng lâu dài, thậm chí
các biến chứng này xuất hiện ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện, nhất là


7
ở những người bệnh ĐTĐ type 2. Đây là nguyên nhân không chỉ làm tăng
gánh nặng kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mà còn là lý do chủ yếu
làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh ĐTĐ [3]. Người ta
có thể chia các biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ theo nhiều cách khác
nhau. Thường người ta phân loại biến chứng mạn tính theo mạch máu và thần
kinh. Biến chứng mạch máu bao gồm các biến chứng mạch máu lớn (xơ vữa
mạch vành, xơ vữa mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi) và biến chứng mạch

nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh lý cầu thận). Biến chứng thần kinh bao gồm bệnh
lý thần kinh giác quan- vận động (đoạn xa- chi dưới, đoạn xa- chi trên, bệnh
lý một dây thần kinh, loét thần kinh, teo cơ ĐTĐ, chứng suy mòn thần kinh),
bệnh lý thần kinh tự động (liệt dạ dày, ỉa chảy do ĐTĐ, bệnh bàng quang do
thần kinh, liệt dương, thần kinh tự động tim), bệnh lý phối hợp giữa thần kinh
và mạch máu (loét ổ gà, loét chân) [3].
1.1.6. Phòng chống biến chứng ở người bệnh đái tháo đường
Biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều không thể tránh khỏi nhưng có thể
can thiệp để giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá trình xảy ra các
biến chứng ở người bệnh ĐTĐ.
1.1.6.1. Phòng ngừa biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính được phòng ngừa bằng cách người bệnh phải
được hướng dẫn cách tự theo dõi lượng glucose máu và ceton niệu, tuân thủ
chế độ điều trị, chế độ ăn uống, liên hệ ngay với thầy thuốc khi mắc các bệnh
khác, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, sốt, tiêu chảy,
hoặc nồng độ glucose trong máu cao, có ceton niệu dai dẳng… Đối với thầy
thuốc phải thông báo cho người bệnh tình hình bệnh tật, cách phát hiện các
triệu chứng hoặc dấu hiệu nguy hiểm khi cần đi khám; khi thăm khám định kỳ
phải khám tỉ mỉ để phát hiện những diễn biến bất thường của bệnh [13].


×