Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu tán sỏi niệu quản bằng laser qua nội soi niệu quản ngược dòng tại bệnh viện xanh pôn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.52 KB, 20 trang )

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế
giới, trong đó sỏi niệu quản chiếm khoảng 25 - 30%. Khoảng 80% sỏi niệu
quản do sỏi thận di chuyển xuống, sỏi hay dừng lại tại các chỗ hẹp tự nhiên
gây viêm xơ, chit hẹp tại chỗ và gây biến chứng tắc nghẽn; các trường hợp
còn lại, sỏi được hình thành tại chỗ do viêm hẹp, dị dạng nhiệu quản.
Sỏi niệu quản là một bệnh cấp cứu trì hoãn do sỏi rất dễ gây ra các biến
chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, ứ mủ thận, thậm chí có thể gây vô
niệu hoặc suy thận dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Trước đây, các trường hợp sỏi niệu quản nhỏ (< 5mm) được điều trị nội
khoa, các trường hợp sỏi lớn hơn thường phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên,
trong vài thập kỉ gần đây, phương pháp điều trị sỏi tiết niệu trên thế giới đã có
nhiều biến đổi to lớn nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực quang học, siêu âm
và laser. Từ đó, các phương pháp hiện đại điều trị không sang chấn (noninvasive) hoặc ít sang chấn (mini invasive) ra đời như tán sỏi ngoài cơ thể, tán
sỏi và lấy sỏi qua ống soi niệu quản, mổ lấy sỏi nội soi sau phúc mạc … đã
làm cho phẫu thuật kinh điển dần dần thu hẹp phạm vi chỉ định.
Phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu quản ngược dòng đã ra
đời và được áp dụng từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các dụng cụ
để tán sỏi trước đây thường dùng là máy tạo khí nén hoặc thủy điện lực với
bản chất là tạo ra các xung động cơ học, hoặc các sóng năng lượng thấp.
Phương pháp tán sỏi nội soi với các dụng cụ này chỉ thực sự có hiệu quả với
các sỏi có kích thước nhỏ, mới hình thành; các trường hợp sỏi có kích thước
lớn, thời gian tạo sỏi lâu, sỏi bám dính chặt vào niêm mạc thì phương pháp


2

này thường thất bại. Khoảng 3 thập kỷ gần đây, sự phát triển các ứng dụng


của laser trong y học cho ra đời nhiều thế hệ máy tán sỏi laser. Trong đó, máy
tán sỏi Holmium laser là thế hệ mới nhất và có nhiều ưu điểm vượt trội, có thể
tán vỡ mọi loại sỏi bất kể thành phần hóa học. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc
của công nghệ chế tạo ống soi niệu quản, sự ra đời của các máy tán sỏi laser
mới đã làm cho phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng trở
nên ưu việt và là xu thế phát triển trong điều trị sỏi tiết niệu trên thế giới.
Khoa tiết niệu bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội hàng năm điều trị rất nhiều
bệnh nhân sỏi tiết niệu. Trong đó, tán sỏi niệu quản nội soi mỗi năm khoảng
200 trường hợp. Với dụng cụ tán sỏi là xung hơi, phương pháp này chỉ giải
quyết được các trường hợp sỏi nhỏ và chủ yếu là sỏi niệu quản 1/3 dưới, các
trường hợp sỏi kích thước lớn, sỏi niệu quản đoạn trên vẫn phải phẫu thuật.
Cùng với sự phát triển tán sỏi laser của các bệnh viện khác, bệnh viện Bưu
điên, Bệnh viện Việt Đức bắt đầu tán sỏi laser đầu năm 2010, khoa Tiết niệu
bệnh viện Xanh Pôn Hà nội cũng triển khai áp dụng tán sỏi laser vào cuối
năm 2011 nhằm phát triển phương pháp tán sỏi nội soi để áp dụng cho các
trường hợp sỏi phức tạp hơn.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả bước
đầu tán sỏi niệu quản bằng laser qua nội soi niệu quản ngược dòng tại
bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội" nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của phương pháp tán sỏi niệu quản bằng laser
qua nội soi niệu quản.
2. Rút ra các chỉ định của phương pháp và một số kinh nghiệm
trong quá trình điều trị.


3

II. TỔNG QUAN

1. Giải phẫu thận và niệu quản

1.1. Thận
- Mỗi cơ thể có 2 thận nằm sau phúc mạc ở hố sườn thắt lưng dọc theo
bờ ngoài cơ đái chậu. Thận phải thấp hơn thận trái.
- Thận người lớn dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 130g.
1.2. Niệu quản
- Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài
khoảng 25cm. Niệu quản nằm ép vào thành bụng đi thẳng xuống eo trên, sau
khi bắt chéo các động mạch chậu, niệu quản chạy vào chậu hông, chếch ra
trước và đổ vào bàng quang.
- Theo chiều dài niệu quản có 4 chỗ hẹp sinh lý là chỗ nối tiếp bể thận
niệu quản, chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu, chỗ nối tiếp niệu quản
vào bàng quang và lỗ niệu quản.
- Niệu quản chia làm 4 đoạn có liên quan từng đoạn với các bộ phận
xung quang như sau:
1.2.1. Đoạn thắt lưng
- Dài 9-11cm nằm trước cơ đái chậu, có các dây thần kinh đám rối thắt
lưng; phía trong bên trái là động mạch chủ, bên phải là tĩnh mạch chủ.
- Niệu quản nằm sau phúc mạc, cùng đi song song với niệu quản xuống
hố chậu có tĩnh mạch sinh dục.
1.2.2. Đoạn chậu
- Dài 3-4 cm, có liên hệ quan trọng với động mạch chậu. Bên trái, niệu
quản bắt chéo động mạch chậu gốc trên chỗ phân nhánh 1,5cm; bên phải, niệu
quản bắt chéo động mạch chậu dưới chỗ phân nhánh 1,5cm.


4

- Với phúc mạc, niệu quản nằm ngay sau phúc mạc nên khi đẩy phúc
mạc thường đẩy theo niệu quản.
1.2.3. Đoạn chậu hông

Chia làm 2 khúc, khúc thành và khúc tạng.
- Khúc tạng:
+ Ở nam giới: niệu quản chạy vào trước trực tràng, lách giữa bàng
quang và túi tinh. Niệu quản bắt chéo ống tinh ở phía sau. Ngoài ra còn hệ
thống mạch máu tiểu khung rất phong phú.
+ Ở nữ giới, niệu quản khi rời thành chậu hông đi vào đáy của dây
chằng rộng tới mặt bên âm đạo rồi đổ ra phía trước âm đạo và mặt sau bàng
quang. Khi qua phần giữa dây chằng rộng, niệu quản bắt chéo sau động mạch
tử cung.
- Khúc thành hay đoạn bàng quang
Dài 1-1,5cm, niệu quản đi vào thành bàng quang có độ chếch xuống
dưới vào trong thành 1 van sinh lý có tác dụng tránh trào ngược bàng quang
niệu quản.
2. Giải phẫu bệnh
2.1. Tính chất của sỏi niệu quản
- Sỏi niệu quản thường có hình bầu dục, nhẵn hoặc xù xì, màu sắc đen,
rắn là sỏi oxalat-calci, màu trắng ngà là sỏi phosphat calci.
- Khoảng 70-75% trường hợp sỏi niệu quản ở 1/3 dưới, 25-30% sỏi ở 1/3
trênvà 1/3 giữa niệu quản.
- Sỏi niệu quản thường có 1 viên, có trường hợp có 2 viên hoặc nhiều
viên xếp thành chuỗi.


5

2.2. Thương tổn của niệu quản
- Tại chỗ, sỏi niệu quản gây thương tổn cấp tính: niêm mạc niệu quản bị
viêm phù nề, lâu ngày dẫn đến xơ hoá, thành niệu quản dầy.
- Đoạn niệu quản phía trên viên sỏi giãn, đài bể thận cũng giãn to dần
gây ứ nước, ứ mủ thận, tổ chức thận bị phá huỷ.

- Đoạn niệu quản phía dưới có thể bình thường nhưng sỏi tồn tại lâu có
thể bị hẹp do viêm nhiễm.
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Cơ năng
- Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi di chuyển: đau từng cơn dữ dội
vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản, có khi lan xuống bộ
phận sinh dục ngoài. Cơn đau kéo dài vài phút hoặc hàng giờ. Trong cơn đau
kèm theo nôn, bụng chướng.
- Khi có hiện tượng ứ đọng ở niệu quản, bể thận: đau âm ỉ, căng tức vùng
thắt lưng.
- Đái máu toàn bãi nhẹ, thoáng qua
- Đái rắt, đái buốt khi sỏi niệu quản sát bàng quang
3.2. Thực thể
- Trong cơn đau quặn thận khám thấy co cứng cơ thắt lưng, cứng nửa
bụng, bụng chướng.
- Khi sỏi gây tắc hoàn toàn, khám thấy thận căng to, chạm thận, bập bềnh
thận (+)
3.3. Toàn thân
- Sốt cao khi sỏi gây tắc niệu quản, nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Sỏi niệu quản 2 bên: toàn thân suy sụp nhanh, thiểu niệu, vô niệu.


6

4. Chẩn đoán xác định
Dựa vào:
* Triệu chứng lâm sàng
* Xét nghiệm cơ bản: như chẩn đoán sỏi thận
* Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm: cho thấy

 Hình ảnh cản âm của sỏi
 Đài bể thận, niệu quản trên sỏi giãn
 Bề dày nhu mô thận
Xquang
 Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
 Sỏi niệu quản có cản quang hình bầu dục nằm trên đường đi của niệu quản.
 Cần phân biệt với hạch cạnh sống vôi hoá, sỏi tĩnh mạch vùng tiểu khung.
 Chụp niệu đồ tĩnh mạch: Xác định.
 Vị trí sỏi trên đường đi của niệu quản.
 Mức độ giãn của niệu quản, đài bể thận.
 Đánh giá tương đối chức năng thận.
 Chụp niệu quản bể thận ngược dòng.
 Phát hiện sỏi không cản quang. Hiện ít dùng.
 Chụp cắt lớp vi tính.
Đặc biệt là các máy chụp cắt lớp thế hệ mới (chụp cắt lớp 64 dãy) cho
phép chẩn đoán chính xác sỏi niệu quản, kể cả sỏi không cản quang, mức độ


7

giãn niệu quản, đài bể thận, đánh giá độ dày nhu mô thận, các dị dạng thận
kèm theo.
5. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản
5.1. Điều trị nội khoa
5.1.1. Điều trị triệu chứng
- Giảm đau: atropin, visceralygine, nospa …
- Chống nhiễm khuẩn: bằng kháng sinh thích hợp, dựa vào kháng sinh đồ
5.1.2. Điều trị thực thụ
Với các sỏi nhỏ ≤ 5mm
Nguyên tắc:

+ Uống nhiều nước
+ Lợi tiểu nhẹ
+ Chống viêm, giãn cơ
Nhằm mục đích giúp cho sỏi di chuyển xuống bàng quang rồi ra ngoài.
5.2. Điều trị bằng thủ thuật
5.2.1. Tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng
- Năm 1980, phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi lần đầu tiên được
giới thiệu bởi Perez - Castro và Martinez Pineiro. Cho đến nay phương pháp
này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt, nhờ tiến bộ của kĩ thuật
quang học mà dụng cụ nội soi ngày càng được hoàn thiện hơn. Ống soi có
đường kính nhỏ, thực hiện kĩ thuật được dễ dàng hơn. Vì vậy, nội soi niệu
quản ngày này đã chiếm một vị trí quan trọng trong điều trị sỏi niệu quản.
- Các dụng cụ dùng để tán sỏi trong tán sỏi niệu quản nội soi:
* Tán sỏi bằng siêu âm (ultrasound)
- Nguyên lý tán sỏi bằng siêu âm dựa trên độ rung của sóng siêu âm tại
đầu dò với bước sóng lớn (23,5khz) tác động lên viên sỏi làm vỡ sỏi. Các
mảnh sỏi vụn được hút ra liên tục theo máy. Các mảnh lớn hơn được gắp ra
hoặc lôi ra bằng rọ


8

- Đối với sỏi mềm, xốp, tán sỏi bằng siêu âm rất hiệu quả bởi tác dụng
vừa tán vừa hút của nó. Tuy nhiên với các sỏi cứng, kích thước lớn, sỏi tồn tại
lâu gây xơ hẹp hoặc kèm theo polyp niệu quản thì tán sỏi bằng siêu âm không
thuận lợi.
* Tán sỏi bằng xung hơi (lithoclast)
- Nguyên lý của tán sỏi bằng xung hơi dựa trên xung động được tạo ra
bới máy nén khí. Máy nén khí tạo ra dao động của viên đạn nằm trong một
ống kim loại, là phần cầm tay của lithoclast, với tần số 12 chu kì/giây. Dao

động này tạo ra các xung động truyền qua que tán tác động lên viên sỏi làm
vỡ sỏi.
- Do bản chất là tán sỏi bằng cơ học, các mảnh sỏi vỡ ra khi tán có kích
thước lớn, sỏi dễ di chuyển trong quá trình tán nên tán sỏi bằng xung hơi chỉ
có hiệu quả với các sỏi nhỏ, mềm, sỏi mới hình thành.
* Tán sỏi bằng laser
- Holmium AG laser được Webb ứng dụng lần đầu để tán sỏi tiết niệu
năm 1993. So với các loại dụng cụ tán sỏi nội soi khác, Holmium AG laser có
ưu điểm vượt trội nhờ kích thước que tán rất nhỏ và có khả năng tán vỡ mọi
loại sỏi bất kể thành phần hoá học. Với bước sóng 2100mm, Holmium AG
laser được hấp thụ toàn bộ qua các lỗ vi mô trên bề mặt sỏi nên loại laser này
có thể tán vỡ sỏi thành những mảnh vụn có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so
với các loại dụng cụ tán sỏi khác do đó không cần gắp hoặc dùng rọ lấy mảnh
sỏi. Ngoài ra Holmium AG laser có thể cắt đốt các polyp niệu quản bám
quanh sỏi.
5.2.2. Tán sỏi ngoài cơ thể
- Từ năm 1980, các nhà khoa học Đức đã chế tạo thành công máy tán sỏi
ngoài cơ thể bằng sóng xung kích điện thuỷ lực. Dựa vào nguyên lý sóng
xung kích có thẻ truyền qua 100% mô mềm (có thể gây tổn thương nhưng rất
ít) nhưng lại phá vỡ các cấu trúc vật chất rắn như sỏi. Đến nay phương pháp


9

này đã chứng tỏ là một kĩ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi đường
tiết niệu.
- Với sỏi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể được chỉ định cho sỏi niệu quản
1/3 trên hoặc 1/3 dưới.
5.3. Điều trị bằng phẫu thuật
5.3.1. Lấy sỏi niệu quản qua nội soi sau phúc mạc

- Chỉ định cho sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên
- Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản được Wickham thực
hiện lần đầu tiên năm 1978 và sau đó được Gaur hoàn thiện và phát triển từ
năm 1992 với phương pháp tạo khoang sau phúc mạc vùng hông lưng bằng
bơm bóng (dùng ngón tay găng hoặc bao cao su).
- Phẫu thuật này đựoc áp dụng ở Việt Nam năm 2003 đã cho thấy hiệu
quả điều trị cao hơn so với mổ mở.
- Hiện nay, tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ các phương tiện can
thiệp ít xâm hại như máy soi niệu quản ống mềm và tán sỏi laser, phương
pháp này ít được áp dụng. Tuy nhiên kĩ thuật này vẫn là lựa chọn hàng đầu
đối với những trường hợp sỏi niệu quản kích thước quá lớn (>2cm), sỏi quá
rắn, tán sỏi ngoài cơ thể thất bại.
5.3.2. Phẫu thuật mở lấy sỏi
Chỉ định
+ Sỏi niệu quản kích thước lớn (> 2cm), xù xì.
+ Sỏi niệu quản ảnh hưởng nhiều đến chức năng, hình thái của thận,
niệu quản.
+ Sỏi niệu quản trên niệu quản bất thường: niệu quản đôi, phình to
niệu quản.
Phương pháp
+Mở niệu quản lấy sỏi, kiểm tra sự lưu thông của niệu quản, đặt sonde JJ
+Niệu quản hẹp: cắt đoạn niệu quản hẹp, nối tận - tận


10

+Nếu hẹp niệu quản sát bàng quang: cắt đoạn hẹp, cắm lại niệu quản vào
bàng quang.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân sỏi niệu quản được khám và điều trị tại Khoa Tiết
niệu bệnh viện Xanh Pôn.
Thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2012.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu tiến cứu
3.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Các bệnh nhân sỏi niệu quản, kích thước: < 2cm chiều dọc
< 1,5cm chiều ngang
- Ở cả 3 đoạn niệu quản.
- Trên phim UIV, thận không ứ nước hoặc ứ nước độ I, II, III.
3.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân sỏi niệu quản kích thước quá lớn > 2cm.
- Các bệnh nhân sỏi niệu quản gây ứ nước thận nặng hoặc thận ứ nước
nhiễm trùng, thận ứ mủ.
- Đang có nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Niệu đạo hẹp không đặt được máy, bệnh lý khớp háng không dạng
được chân.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khám bệnh nhân


11

- Thống kê về họ tên, tuổi, giới, tiền sử bệnh.
- Xác định các triệu chứng lâm sàng: đau thắt lưng, đái rắt, đái buốt, đau
quặn thận, thận to....
3.3.2. Xét nghiệm
- Xét nghiệm máu cơ bản.

- Xét nghiệm chức năng thận: ure, creatinin, điện giải đồ.
3.3.3. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị đánh giá vị trí, kích thước sỏi.
- Siêu âm hệ tiết niệu: đánh giá kích thước sỏi, mức độ ứ nước, độ dày
nhu mô thận, các bệnh lý thận kèm theo.
- Chụp UIV: Đánh giá chức năng hình thái của thận, niệu quản, mức độ ứ
nước thận.
- Với các sỏi không cản quang: chụp UPR hoặc CT Scanner.
3.3.4. Phương tiện tán sỏi
- Ống soi niệu quản bán cứng, 2 kênh, 7,5Fr của Olympus
- Máy tán sỏi Holmium Laser của Trung Quốc đặt tại khoa từ 12/2011
3.3.5. Phương pháp tán sỏi
- Bệnh nhân gây mê nội khí quản hoặc tê tuỷ sống.
- Nằm tư thế sản khoa.
- Đặt máy nội soi lên niệu quản, tiếp cận sỏi và tiến hành tán sỏi bằng
laser. Khi sỏi vỡ hết, đặt sonde JJ niệu quản sau tán.
3.3.6. Đánh giá kết quả
Chia 3 mức:
- Tốt: tán hết sỏi, không có tai biến, biến chứng.


12

- Trung bình: tán vụn sỏi nhưng chưa lấy hết sỏi, kèm theo thương tổn
nhẹ niêm mạc niệu quản, chảy máu ít.
- Xấu: Sỏi chạy lên thận, có tai biến, biến chứng như chảy máu nhiều,
thủng niệu quản.


13


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Tuổi, giới.
4.1.2. Tiền sử:
Tiền sử

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Mổ sỏi cùng bên
Tán sỏi NCT
Tán sỏi nội soi

4.2. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng
Đau thắt lưng
Đái buốt đái rắt
Đau quặn thận
Thận to


Bên bị sỏi
Phải
Trái
Hai bên

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng
4.3.1. Độ ứ nước thận trên siêu âm
Mức độ
Không ứ nước

Số lượng

%


14

Ứ nước mức độ I
Ứ nước mức độ II
Ứ nước mức độ III

4.3.2. Chức năng thận trên UIV
Thận bài tiết

Số lượng

%

Tốt (15-30p)
Trung bình (sau 30-60p)

Kém (>60p)

4.3.3. Kích thước sỏi trên XQ
Kích thước

Số lượng

%

Số lượng

%

<5mm
5-10mm
10-15mm

4.3.4. Vị trí sỏi trên XQ
Vị trí sỏi
1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới
4.3.5. Thời gian tán sỏi


15

Thời gian

Số lượng


%

Số lượng

%

< 20p
20-30p
>30p
4.3.6. Các tai biến khi tán sỏi
Tai biến
Chảy máu
Thủng niệu quản
Sỏi chạy lên thận

4.3.7. Kết quả theo vị trí sỏi
Vị trí
Tốt
Trung bình
Xấu

Kết quả chung:
Tốt:
Trung bình:
Xấu:
4.4. Đặc điểm lâm sàng

1/3 trên


1/3 giữa

1/3 dưới


16

V. BÀN LUẬN

VI. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trần Quán Anh (2007), “Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, thăm
khám lâm sàng bệnh học tiết niệu”, NXB Y học, tr. 47-68.

2.

Dương Văn Trung (2004), "Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng cho
1519 bệnh nhân tại bệnh viện Bưu Điện”, Tạp chí Y học thực hành, tr.
491, 601.

3.

Nguyễn Minh Quang (2003), “Tán sỏi niệu quản qua nội soi bằng laser
và xung hơi”, Luận văn chuyên khoa II, tr.34, 40, 63.


4.

Nguyễn Vũ Phương (2008), “Kết quả tán sỏi niệu quản bằng laser qua
nội soi ngược dòng tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên”, Y học
TPHCM, tr. 7-11.

5.

Hofstetter A. (1992), "Laser lithotripsy in the treatmen of ureteral
lithiasis” A.E. Eurol 45, 3, pp. 227-9.

6.

Jiang H. và Wang L. (2001), "Ureteroscopic treatmen of ureteral
calcuelie with holmium: YAG Laser lithotripsy”, J.Eudourol 21, pp.
154.4.


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
II. TỔNG QUAN...............................................................................................3
1. Giải phẫu thận và niệu quản.....................................................................3
1.1. Thận..................................................................................................3
1.2. Niệu quản..........................................................................................3
2. GIẢI PHẪU BỆNH........................................................................................4
2.1. Tính chất của sỏi niệu quản..............................................................4
2.2. Thương tổn của niệu quản................................................................5
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG..........................................................................5
3.1. Cơ năng.............................................................................................5
3.2. Thực thể............................................................................................5

3.3. Toàn thân..........................................................................................5
4. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH..............................................................................6
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN............................................7
5.1. Điều trị nội khoa...............................................................................7
5.2. Điều trị bằng thủ thuật......................................................................7
5.3. Điều trị bằng phẫu thuật...................................................................9
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................10
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

CỨU.....................................................................10

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................10
3.2.1. Nghiên cứu tiến cứu.....................................................................10
3.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.........................................................10
3.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................10
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................10
3.3.1. Khám bệnh nhân..........................................................................10


3.3.2. Xét nghiệm...................................................................................11
3.3.3. Chẩn đoán hình ảnh.....................................................................11
3.3.4. Phương tiện tán sỏi......................................................................11
3.3.5. Phương pháp tán sỏi.....................................................................11
3.3.6. Đánh giá kết quả..........................................................................11
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................12
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG................................................................................12
4.1.1. Tuổi, giới......................................................................................12
4.1.2. Tiền sử:........................................................................................12
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG...........................................................................12
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG...................................................................13

4.3.1. Độ ứ nước thận trên siêu âm........................................................13
4.3.2. Chức năng thận trên UIV.............................................................13
4.3.3. Kích thước sỏi trên XQ................................................................13
4.3.4. Vị trí sỏi trên XQ.........................................................................14
4.3.5. Thời gian tán sỏi..........................................................................14
4.3.6. Các tai biến khi tán sỏi................................................................14
4.3.7. Kết quả theo vị trí sỏi..................................................................15
4.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG...........................................................................15
V. BÀN LUẬN.................................................................................................15
VI. KẾT LUẬN...............................................................................................15


BỆNH VIỆN XANH PÔN HÀ NỘI
************

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TÁN SỎI NIỆU QUẢN
BẰNG LASER QUA NỘI SOI NIỆU QUẢN
TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN - HÀ NỘI

BS. Ngô Trung Kiên
BS. Phạm Huy Huyên

HÀ NỘI - 2012



×