Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, x QUANG, DI TRUYỀN PHÂN tử và kết QUẢ bước đầu điều TRỊ BỆNH NHÂN có hội CHỨNG LOẠN sản NGOẠI bì THIẾU TUYẾN mồ hôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG, DI TRUYỀN PHÂN TỬ
VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CÓ HỘI
CHỨNG LOẠN SẢN NGOẠI BÌ THIẾU TUYẾN MỒ HÔI

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y Hà Nội
Đơn vị chủ trì:

Phòng Quản lý Khoa học công nghệ
Trường Đại học Y Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. VÕ TRƯƠNG NHƯ NGỌC
TS. CHU ĐÌNH TỚI

HÀ NỘI – 2017


Mẫu 1.1 - NCKHCS

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ



1. Tên đề tài: Đặc điểm lâm sàng, x-quang, di truyền phân tử và kết quả bước
đầu điều trị bệnh nhân có hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi
2. Thời gian thực hiện: 12 tháng
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở
Từ tháng 05 năm 2017
đến tháng 05 năm 2018
4. Chủ nhiệm đề tài:
4.1 Họ và tên: PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc
Học hàm: Phó giáo sư

Học vị: Tiến sỹ

Chuyên môn: Bác sĩ Răng Hàm Mặt
Chức vụ: Phó trưởng phòng QLKHCN- Trường Đại học Y Hà Nội
Trưởng bộ môn Răng trẻ em
Phó giám đốc trung tâm kỹ thuật cao Răng hàm mặt- Viện Đào
tạo Răng hàm mặt- Trường Đại học Y Hà Nội
Điện thoại : 0945786868
Email : ;
Địa chỉ cơ quan : Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng:
4.2 Họ và tên: Chu Đình Tới
Học hàm/Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Y sinh học
Chức vụ:
Bộ môn/đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Y học phân tử Nauy
Địa chỉ: Khoa Y học, Đại học Oslo Nauy, Nauy
Điện thoại: 004792508300
Email: hoặc

5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1) Họ tên: Trần Thị Mỹ Hạnh

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

2) Họ tên: Đào Thị Hằng Nga

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

3) Họ tên: Lương Minh Hằng

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

4) Họ tên: Lê Thị Thùy Linh

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
1


5) Họ tên: Nguyễn Hà Thu

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

6) Họ tên: Vũ Mạnh Tuấn

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

7) Họ tên: Nguyễn Viết Đa Đô

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt


8) Họ tên: Dương Đức Long

Đơn vị: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

9) Họ tên: Bùi Văn Nhơn

Đơn vị: Phòng QLKHCN_ĐH Y HN

10) Họ tên: Tống Thị Khuyên
Đơn vị: Phòng QLKHCN_ĐH Y HN
6. Các sinh viên tham gia nghiên cứu:
1) Họ tên: Biện Thị Nhàn

Đơn vị: Y4 RHM

2) Họ tên: Phạm Thị Hoàng Anh

Đơn vị: Y4 RHM

3) Họ tên: Nguyễn Thùy Dung

Đơn vị: Y4 RHM

4) Họ tên: Nông Tiểu Phương
Đơn vị: Y4 RHM
7. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang của bệnh nhân có hội chứng loạn sản
ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi
2) Mô tả một số đặc điểm di truyền phân tử ở bệnh nhân có hội chứng loạn

sản ngoại bì thiếu tuyến tiết mồ hôi.
3) Nhận xét kết quả bước đầu điều trị hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu
tuyến mồ hôi
8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: Tổng quan tình hình nghiên
cứu thuộc lĩnh vực của đề tài. Nêu được tính cấp thiết của nghiên cứu.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài:
+ Các nghiên cứu ở nước ngoài thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
1.
Jing Wang, Wei Wei Ha, Wen Wang (2014). One mutation of the ED1
gene in a Chinese Han Family with X-linked hypohidrotic ectodermal
dysplasia. Ann Dermatol, 26, 111 – 113.
2.
Wei Yin, Xiaoqian Ye, Huali Fan (2013). Methylation state of the EDA
gene promoter in Chinese X-linked hypohidrotic ectodermal dysplasia
carriers. Plos One, 8(4).
3.
Kumar M.N, Srinivas P, Ramadevi S (2012). Hypohidrotic ectodermal
dysplasia with anodontia: A rare case – Rehabilitation by prosthetic
management. Journal Indian academy of clinical medicine, 24(4),
342 – 345.
4.
Lee H.E, Chang I.K, Myung I (2012). Topical minoxidil treatment for
congenital alopecia in hypohidrotic ectodermal dysplasia. Journal
American Academy of Dermatology, 10, 19.
2


5.

Mehmet-Sinan Dogan, Michele Callea (2015). An evaluation of clinical,

radiological and three-dimensional dental tomography findings in
ectodermal dysplasia cases, Journal Med Oral Patol Oral Cir Bucal,
V.20(3), May 2015, e340-e346

+ Các nghiên cứu ở trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu : Chưa có
Nụ cười là một biểu hiện độc đáo trên khuôn mặt chỉ riêng có ở con
người. Thành phần chính tạo nên nụ cười là bộ răng, một bộ răng đẹp sẽ khiến
nụ cười trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng những bất thường về răng sẽ ảnh hưởng
tới sự toàn vẹn của bộ răng, ảnh hưởng tới nụ cười của chúng ta. Một trong
những bất thường về răng thường gặp nhất là hiện tượng thiếu răng bẩm sinh.
Đây là hiện tượng bất thường của quá trình hình thành và phát triển răng. Có
thể một hoặc nhiều răng không mọc trên cung hàm, đồng thời không thấy răng
hay mầm răng nằm trong xương hàm trên phim xquang và cũng không có dấu
hiệu nào cho thấy răng đó bị nhổ hay mất vì các lý do khác.
Một răng được chẩn đoán là thiếu bẩm sinh khi răng đó không mọc
trong khoang miệng và không biểu hiện trên xquang, đồng thời không có bằng
chứng gì cho thấy răng đó bị mất do các nguyên nhân khác như: nhổ răng, mất
răng do tai nạn, sâu răng…
Khoảng 3 tuổi các răng sữa sẽ mọc đầy đủ và các răng vĩnh viễn mọc
đầy đủ (ngoại trừ răng hàm lớn thứ ba) vào khoảng 12 tới 14 tuổi. Vì vậy, nếu
chỉ bằng việc khám lâm sàng thì trẻ em 3- 4 tuổi phù hợp để chẩn đoán thiếu
răng sữa bẩm sinh, và trẻ từ 12 – 14 tuổi phù hợp để chẩn đoán thiếu răng vĩnh
viễn bẩm sinh (ngoại trừ răng hàm lớn thứ ba). Tùy thuộc vào từng nhóm răng,
phim xquang có thể chẩn đoán thiếu răng bẩm sinh sớm hơn. Nên sử dụng
phim toàn cảnh kết hợp với thăm khám lâm sàng để chẩn đoán các bất thường
trong quá trình phát triển răng.
Tất cả các răng sữa và mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất sẽ được
nhìn thấy trên xquang lúc trẻ mới sinh. Thân răng hàm nhỏ thứ nhất, răng hàm
nhỏ thứ hai và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai bắt đầu khoáng hóa lúc gần 2
tuổi và tất cả các răng vĩnh viễn ngoại trừ răng hàm lớn thứ ba bắt đầu khoáng

hóa lúc 6 tuổi. Sự hình thành răng hàm lớn thứ ba rất thay đổi. Thường khoảng
8 – 10 tuổi bắt đầu xuất hiện hình ảnh răng hàm lớn thứ ba trên xquang, đôi
khi xuất hiện rất muộn (14 tới 18 tuổi). Sự hình thành bộ răng kéo dài trong
3


nhiều năm, giai đoạn khoáng hóa khác nhau phụ thuộc vào chủng tộc, giới, gia
đình và từng cá nhân. Đặc biệt, răng hàm nhỏ thứ hai có thể bắt đầu khoáng
hóa rất chậm, và có thể chẩn đoán sai thiếu răng trên xquang. Vì vậy, chẩn
đoán thiếu răng ở bộ răng vĩnh viễn nên được thực hiện sau 6 tuổi ngoại trừ
răng hàm lớn thứ ba và sau 10 tuổi nếu cần nghiên cứu răng hàm lớn thứ ba.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tỷ lệ thiếu răng bẩm
sinh với các kết quả khác nhau, giữa các vùng địa lý và chủng tộc như: Nhật
Bản 8,5% [1], Malysia 2,8% [2], NaUy 4,5% [3], Úc 6,3% [4], Hàn Quốc
11,3% [5]. Các nghiên cứu đều cho thấy hiện tượng thiếu răng bẩm sinh biểu
hiện rất đa dạng từ số lượng, vị trí, hình thái…Thiếu răng bẩm sinh được phân
loại thành thiếu răng đơn độc và thiếu răng nằm trong hội chứng. Bệnh loạn
sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi là loại bệnh thiếu răng bẩm sinh trong hội chứng
thường gặp nhất. Đây là bệnh di truyền ảnh hưởng tới tổ chức ngoại bì như:
da, lông, tóc, móng, răng….và gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân [6].
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu răng bẩm sinh có thể là do yếu tố
môi trường, do di truyền, nhưng cũng có thể là do các đột biến gen xảy ra
trong quá trình phát triển của phôi thai. Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện
tượng thiếu răng bẩm sinh, các nhà khoa học cũng như các bác sỹ răng hàm
mặt trên thế giới đã tiến hành rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau [6],
[7]. Qua các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã thống nhất rằng đột
biến gen là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng thiếu răng bẩm sinh.
Đột biến gen EDA là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loạn sản ngoại bì
giảm tiết mồ hôi.

Thuật ngữ loạn sản ngoại bì (Ectodermal dysplasias - EDs) để chỉ một
nhóm bệnh không đồng nhất các bệnh ảnh hưởng tới tổ chức ngoại bì như: tóc,
răng, móng và các tuyến. Tình trạng bệnh chỉ có các đặc điểm của các tổ chức
ngoại bì đơn thuần thì được gọi là loạn sản ngoại bì (ED). Tình trạng bệnh có
các triệu chứng của ngoại bì kết hợp với các dị dạng khác được gọi là hội
chứng loạn sản ngoại bì. Có hơn 150 bệnh loạn sản ngoại bì được miêu tả và
được phân loại trong 11 phân nhóm lâm sàng [8], với các bằng chứng về sự
thay đổi trong kiểu di truyền cũng như tính di truyền không đồng nhất.
Chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi sau
4


sinh bằng ba triệu chứng điển hình sau [9], [10], [11]:
-Lông, tóc mỏng và thưa. Tóc thường có màu sáng, dễ gãy và mọc rất chậm.
-Giảm tiết mồ hôi. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh loạn sản ngoại bì giảm tiết
mồ hôi sẽ có ít tuyến mồ hôi hơn người bình thường, nếu nặng sẽ không có
tuyến mồ hôi, hoặc giảm hoạt động chức năng của tuyến mồ hôi. Tiết mồ hôi
là phương pháp chủ yếu để cơ thể kiểm soát thân nhiệt; vì khi mồ hôi bốc hơi
từ da nó sẽ làm mát cơ thể. Không thể tiết mồ hôi dẫn đến thân nhiệt cao gây
nguy hiểm cho cơ thể.
-Thiếu răng bẩm sinh, thường thiếu nhiều răng hoặc không răng,
thiếu cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Những răng còn lại thường có kích
thước nhỏ hơn bình thường và hình dạng thay đổi, các răng trước thường
có thân răng hình nón. Buồng tủy răng hàm lớn thường bị kéo dài ra.
Bệnh nhân bị loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi có kiểu mặt thẳng đặc
trưng gồm: trán nhô, môi dày và mũi tẹt. Kiểu mặt nghiêng lõm hoặc phẳng,
góc mũi môi tù, xương hàm trên lùi, giảm chiều cao tầng mặt trước và góc mặt
phẳng hàm dưới [12].
Các đặc điểm khác bao gồm: da quanh mắt có màu tối, nhăn và mỏng;
các bệnh về da mạn tính như eczema; mũi giảm khả năng ngửi. Tuy nhiên,

những bệnh nhân này có trí tuệ và thể chất hoàn toàn bình thường.
Nữ giới mang đột biến gen EDA biểu hiện kiểu hình nhẹ hơn, mức độ
phụ thuộc vào kết quả của hiện tượng khử hoạt tính của nhiễm sắc thể X. Di
truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, nữ giới là người mang gen
bệnh. Khoảng 60% - 80% các trường hợp bệnh nhân mang gen bệnh loạn sản
ngoại bì di truyền giảm tiết mồ hôi biểu hiện một số đặc điểm của bệnh.
Những triệu chứng này thường nhẹ và thường biểu hiện là thiếu một vài răng
hay răng bất thường, tóc thưa, giảm nhẹ chức năng của tuyến mồ hôi. Tuy
nhiên, cũng có những người mang gen bệnh có triệu chứng nặng hơn [11].

5


Hình 8.1. Hình ảnh bệnh nhân bị loản sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi [13]
Thiếu răng bẩm sinh gây sai khớp cắn, ảnh hưởng tới sự phát triển của
xương hàm, từ đó dẫn đến mất thẩm mỹ, chức năng nhai bị giảm sút, ảnh
hưởng tới tâm lý và khả năng giao tiếp của bệnh nhân. Vì vậy, việc tìm hiểu
nguyên nhân gây hiện tượng thiếu răng bẩm sinh để có thể phòng ngừa, điều
trị, đồng thời tư vấn cho bố mẹ của bệnh nhân là việc rất quan trọng. Vấn đề
này đang ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn của các nhà
khoa học trên thế giới.
Điều trị cho những bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh, đặc biệt là
những bệnh nhân bị mắc bệnh loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi là một kế
hoạch điều trị phức tạp, phối hợp nhiều chuyên khoa. Cần có sự hợp tác tốt
của các bác sỹ chỉnh hình răng mặt, bác sỹ phục hình răng, bác sỹ da liễu và
bác sỹ tâm lý.
Với những bệnh nhân bị thiếu răng ít có thể nắn chỉnh răng để đóng
khoảng hoặc làm phục hình răng.
Với những bệnh nhân bị thiếu răng nhiều hay không răng có thể làm
hàm giả tháo lắp, cấy ghép implant cho bệnh nhân.

Điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ
hôi tập trung vào ba đặc trưng chính của bệnh. Mục tiêu là giúp cho các trẻ
có sự phát triển tâm lý xã hội tốt nhất, điều trị các vấn đề răng miệng để đạt
6


được cả chức năng và thẩm mỹ, phòng ngừa tăng thân nhiệt quá cao.
- Lông, tóc mỏng và thưa: Đội tóc giả hoặc các công thức và kỹ thuật
chăm sóc tóc thưa đặc biệt. Đã có tác giả báo cáo một trường hợp trẻ em
mắc bệnh HED được điều trị bằng cách bôi thuốc Minoxidil tại chỗ cho
hiệu quả tốt [14].
- Giảm tiết mồ hôi: Vào những ngày thời tiết nóng, bệnh nhân phải được
cung cấp đủ nước và đưa vào môi trường mát có điều hòa không khí, hay
chai xịt nước. Mỗi bệnh nhân sẽ tự có cách kiểm soát thân nhiệt của riêng
mình, chọn môi trường sống và làm việc phù hợp. Bác sỹ sẽ là người
hướng dẫn giúp bệnh nhân thích nghi nhất với tình trạng của mình.
- Thiếu răng:
 Điều trị răng phải bắt đầu từ sớm, từ phục hồi đơn giản đến hàm giả
tháo lắp. Tạo hình lại thân răng ở những bệnh nhân trẻ để cải thiện thẩm
mỹ và khả năng nhai cho bệnh nhân.
 Điều trị nắn chỉnh răng nếu cần thiết


Implant ở vùng răng trước hàm dưới đã được chứng minh là thành công
ở trẻ em từ 7 tuổi trở lên [15].
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da để điều trị các bệnh eczema và

ban đỏ, đồng thời bảo vệ da khi bệnh nhân ra ngoài trời.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu
nào về nguyên nhân, cũng như đặc điểm di truyền phân tử gây nên hiện tượng

thiếu răng bẩm sinh. Để tìm hiểu sâu hơn nữa về đặc điểm và nguyên nhân của
hiện tượng này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, xquang và di
truyền phân tử và kết quả bước đầu điều trị bệnh nhân có hội chứng loạn
sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi”, với ba mục tiêu sau:
-

Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang của bệnh nhân có hội chứng loạn sản

-

ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi
Mô tả một số đặc điểm di truyền phân tử ở bệnh nhân có hội chứng loạn
sản ngoại bì thiếu tuyến tiết mồ hôi.

-

Nhận xét kết quả bước đầu điều trị hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu
tuyến mồ hôi

7


9. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh đến khám
và điều trị ở Trung tâm kỹ thuật cao - Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Đại Học
Y Hà Nội và Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm
2013-2017.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân được chẩn đoán TRBS: Một răng được chẩn đoán là thiếu

bẩm sinh khi răng đó không mọc trong khoang miệng và không biểu
hiện trên xquang, đồng thời không có bằng chứng gì cho thấy răng đó bị
mất do các nguyên nhân khác như: nhổ răng, mất răng do tai nạn, sâu
răng…
- Bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ bệnh án, mẫu hàm, phim xquang toàn cảnh
và sọ nghiêng từ xa.
- Bệnh nhân, bố mẹ bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân mất răng do các nguyên nhân khác như tai nạn mất răng, mất
răng do sâu răng, nhổ nhầm răng, …
- Bệnh nhân thiếu răng trong khe hở môi vòm miệng.
* Thời gian : Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
* Địa điểm nghiên cứu:
- Trung tâm kỹ thuật cao – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Hà Nội.
- Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Viện nghiên cứu hệ gen quốc gia – Tầng 8, nhà B4, 18 Hoàng Quốc
Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thiết kế theo phương pháp mô tả một chùm ca
bệnh hiếm gặp, gồm có hai nội dung như sau:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, xq và di truyền phân tử của các bệnh nhân có
hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi.
- Bước đầu nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân. Đây là những trường
hợp đặc biệt, ít gặp, điều trị lâu dài thường đến 18 tuổi mới kết thúc do vậy
chúng tôi chỉ tập trung vào mô tả các biện pháp có thể điều trị, sự hợp tác của
8


bệnh nhân và sự hài lòng của bệnh nhân và gia đình…
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.

- Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân chúng tôi có được trong
thờigian từ năm 2013 đến 2018
- Thiết bị, dụng cụ và phương tiện dùng trong nghiên cứu.
+ Ghế, máy nha khoa.
+ Bộ dụng cụ khám trong miệng thông thường gồm: khay, gương, gắp,
thám trâm.
+ Thìa lấy dấu, các dụng cụ đo kích thước cung răng
+ Máy chụp xquang panorama và cephalometric
+ Các dụng cụ, phần mềm đo các chỉ số cung mặt
+ Phương tiện lấy máu và máy xét nghiệm gen
* Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:
Bảng 9.1. Các biến số nghiên cứu
Mục
tiêu

Nhóm
biến số

1. Mô
tả các
đặc
điểm
lâm
sàng, x
quan

.
Đặc
điểm

lâm
sàng

Biến số cụ
thể

Số lượng
răng thiếu
Vị trí răng
thiếu
Khớp cắn
răng hàm
Độ cắn
chìa
Độ cắn
phủ

Chỉ số/định
nghĩa bổ
xung/phân
loại
Phân loại mã
bệnh của tổ
chức y tế thế
giới WHO
Nhóm răng
theo danh
pháp
Theo phân
loại của

Angle
Theo ba mức
độ
Theo ba mức
độ

9

Loại
biến
số

Phương
pháp thu
thập

Khám
Định
lâm sàng,
lượng
xquang
uốc tế
Định
tính

Khám
lâm sàng

Định
tính


Khám
lâm sàng

Định
lượng
Định
lượng

Đo
Đo

Công cụ
Gương
Gắp
Thám châm
Đèn
Mẫu hàm
Thước đo
Phần mềm đo
phim
Vistadent
Phim toàn
cảnh


Đặc
điểm
xquang
2. Đặc

điểm
di
truyền
phân
từ

Số đo các
góc trên
phim sọ
nghiêng

Tương quan
của xương
hàm và răng

Vị trí,
dạng đột
biến trên
gen EDA

Dựa vào kết
quả giải trình
tự đột biến
gen

Định
lượng

Đo


Định
tính

Xét
nghiệm
sàng lọc
đột biến
gen

Phim sọ
nghiêng từ xa
Hóa chất
Thiết bị
Máy móc

Sự hợp tác
của bệnh
nhân trong
điều trị.
- Các biện
pháp điều
trị được sử
dụng: dự
phòng sâu
ước răng, hàm
đầu giữ
3. Kết
điều khoảng,
quả
trị

cấy ghép
Implant
sớm.
- Sự hài
lòng của
bệnh nhân.
- Sự hài
lòng của
gia đình.
- Khả năng
ăn nhai
* Quy trình nghiên cứu
A. Phương pháp thu thập thông tin
a. Khám lâm sàng
- Việc khám lâm sàng và quan sát ghi chép được thực hiện bởi các bác sỹ
chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khám và phiếu ghi kết quả khám:
+ Bộ khay khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm, bông gạc.
10


+ Dụng cụ khác: Đèn, các phương tiện tiệt khuẩn dụng cụ.
+ Khám từng cung răng: Các răng bị thiếu, còn răng sữa…
- Khám khớp cắn:
+ Xác định khớp cắn răng hàm theo Angle
+ Đo độ cắn chìa, độ cắn phủ
- Phiếu ghi kết quả khám: Các thông tin sau khi thu thập được ghi vào
phiếu kết quả khám.
b. Lấy dấu và đổ mẫu hai hàm
1 Lấy dấu hai hàm bằng Alginate, đổ mẫu thạch cao đá và lấy dấu sắp ở tư

thế khớp cắn trung tâm.
-

Chuẩn bị dụng cụ:
+ Thìa lấy dấu hai hàm
+ Bát cao su + bay đánh
+ Alginate + nước
+ Thạch cao

Hình 9.1. Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu hàm
- Yêu cầu mẫu thạch cao:
+ Lấy được toàn bộ các răng trên hai cung hàm
+ Hình thể nguyên vẹn, không vỡ
+ Mẫu không bị bọt
+ Mẫu hàm trên và hàm dưới được khớp lại ở khớp cắn trung tâm bằng
sáp cắn.
+ Ghi tên, tuổi, mã số bệnh nhân.
c. Phân tích mẫu thạch cao
Trên mẫu hàm thạch cao xác định các thông số sau:
- Khớp cắn vùng răng hàm: Mẫu hàm để ở khớp cắn trung tâm có sáp
11


khớp. Sau đó dùng bút chì đen mềm đánh dấu: trục núm ngoài gần răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên, rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Tùy
mối quan hệ của đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn hàm trên với rãnh ngoài
gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới mà ta có các loại khớp căn vùng răng
hàm theo Angle như sau:
2Khớp cắn loại I: Có đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ

nhất hàm dưới.
3Khớp cắn sai loại II: Có đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
4Khớp cắn sai loại III: Có đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất hàm dưới.
d. Đo độ cắn phủ và độ cắn chìa
- Dụng cụ:
0Thước trượt có hai đầu nhọn có phân độ nhỏ nhất đến 0,02 mm.
1Bút chì đen mềm.
- Kỹ thuật đo:
0Đo độ cắn trùm: Mẫu hàm được đặt ở khớp cắn trung tâm. Dùng bút chì
đen mềm vạch lên răng cửa giữa hàm dưới vị trí đối chiếu tương ứng với điểm
rìa cắn răng cửa trên. Sau đó dùng thước trượt có hai đầu nhọn đo khoảng có
được từ rìa cắn răng cửa dưới đến điểm vừa đánh dấu.
1Đo độ cắn chìa: Dùng thước kẹp đo khoảng cách từ mặt ngoài răng cửa
hàm dưới đến rìa cắn răng cửa hàm trên.
2Kích thước đo được làm tròn tới 0,1 mm. Kết quả đo được ghi vào bệnh
án nghiên cứu.

12


Hình 9.2. Dụng cụ và kỹ thuật đo độ cắn chìa, cắn phủ

- Phân chia mức độ cắn chìa và cắn phủ
Mức độ
Giá trị (X)
Độ cắn chìa (mm)


Cắn ngược và đối đầu

Trung bình

Cắn chìa

X≤0

0
X>2

Mức độ
Giá trị (X)
Độ cắn

Cắn hở và đối đầu

Tru

hủ (mm)
X≤0

0
g
bình
Cắn sâu
X>2


e. Phân tích trên phim toàn cảnh
Trên phim toàn cảnh xem tổng thể toàn bộ cấu trúc xương hàm trên và
xương hàm dưới xem:
+ Xác định vị trí, số lượng răng bị thiếu bẩm sinh.
+ Có mầm răng hoặc răng lạc chỗ không.
+ Có các dấu hiệu bất thường của răng và xương hàm không.
f. Phân tích trên phim sọ mặt nghiêng
Tiêu chuẩn phim sọ mặt nghiêng: Tất cả các bệnh nhân đều được chụp
phim sọ mặt nghiêng từ xa kỹ thuật số với các yêu cầu sau:
+ Tổng thể: Nhìn rõ tổ chức cứng và tổ chức phần mềm.
+ Cụ thể: Các điểm mốc phần cứng và phần mềm của đầu đối tượng
13


nghiên cứu phải thấy rõ. Bao gồm: Lỗ ống tai ngoài, bờ dưới ổ mắt,
răng hàm phải cắn khít.
+ Phần nền sọ xác định được đường yên bướm, xương chính mũi, đường
khớp trán mũi.
+ Phần xương hàm trên xác định được sàn hố mũi, gai mũi trước, hõm dưới mũi
trước, trần vòm miệng, khe bướm, răng cửa giữa, răng hàm lớn thứ nhất.
+ Phần xương hàm dưới xác định được lồi cằm, bờ sau, bờ trước, bờ dưới
(cả vỏ trong và vỏ ngoài) của xương hàm dưới, lồi cầu, răng cửa giữa,
răng hàm lớn thứ nhất.
+ Phần mềm xác định được rõ đường chu vi phần mềm.
Vẽ phim sọ mặt nghiêng bằng phần mềm VistaDent, trên phim sọ mặt
nghiêng ghi nhận các thông số để đánh giá:
Bảng 9.2. Bảng các góc cần đo và các giá trị chuẩn trên phim sọ mặt nghiêng [63]

Giá trị

Chỉ số

Xương

Răng

Mô mềm

Chỉ số
SNA (°)
SNB (°)
ANB (°)
SN – GoGn (°)
SN – OcP (°)
FH – SGn (°)
SN – 1 (°)
NA – 1 (°)
(mm)
MnP – ī (°)
NB – ī (°)
(mm)
1 – ī (°)
Góc mũi môi (°)
Ls – E (mm)
Li – E (mm)

14

Steiner
X ± SD

82 ± 2
80 ± 2
2±2
32
14
53-66 (59,4)
104 ± 5,8
22
4
91,5 ± 7,5
25
4
131
o
90 - 110o
0
0


Hình 9.3. Phân tích trên phim sọ mặt nghiêng
B. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu sàng lọc đột biến gen EDA
Chúng tôi sử dụng phương pháp giải trình tự gen để nghiên cứu phát hiện đột
biến trên gen EDA.
a. Vật liệu
- Bệnh nhân:
Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ mắc hội chứng loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi với các triệu
chứng điển hình:

Triệu chứng lâm sàng, xquang
Tóc mảnh, thưa, yếu, xoăn, sáng màu

Thiếu nhiều răng hoặc không răng, răng còn lại có hình thể bất thường
Không có tuyến mồ hôi hoặc có rất ít
Da khô, có nhiều nếp nhăn, thiếu sắc tố
Không có sống hàm hoặc sống hàm rất thấp
Tầng mặt dưới thấp so với các tầng mặt khác của bệnh nhân
Rất ít lông hoặc hầu như không có lông mày, lông mi
Kiểu mặt đặc trưng gồm: trán nhô, môi dày và mũi tẹt
Móng tay giòn, mỏng, dễ gãy
- Các cặp mồi sử dụng nhân gen EDA: EDA1, EDA2, EDA3, EDA4,
EDA5, EDA6, EDA7, EDA8.
- Hóa chất
0 Bộ kit Wizard® Genomic DNA Purification, GeneJET PCR Purification Kit
1 Các hóa chất dùng cho kỹ thuật PCR (đệm, MgCl2, dNTPs…)
2 Các hóa chất dùng cho kỹ thuật giải trình tự DNA: dNTP, ddNTPs,
15


DNA polymerase, EDTA…
3 Các hóa chất khác
- Thiết bị
4 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các trang thiết bị
của Viện Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu hệ gen: Tủ lạnh sâu -20 oC,
-80oC; lò vi sóng; cân phân tích; máy đo pH; máy ly tâm cao tốc, máy xác
định trình tự….
b. Phương pháp
- Tách chiết DNA tổng số từ máu người
DNA được tách từ máu bệnh nhân theo hướng dẫn sử dụng của
Wizard® Genomic DNA Purification Kit có cải tiến. Quá trình thí nghiệm
được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
+ Phá vỡ tế bào

+ Thu DNA
+ Loại bỏ RNA trong dịch DNA tổng số
+ Loại bỏ protein
+ Tinh sạch DNA tổng số
- Điện di trên gel agarose
+ Chuẩn bị gel agarose 0,8%
+ Tra mẫu DNA vào giếng điện di
+ Chạy điện di
+ Nhuộm DNA
+ Quan sát và chụp ảnh
- Xác định nồng độ DNA
- PCR (Polymerase chain reaction) là phương pháp tổng hợp lượng lớn DNA
in vivo trên cơ sở mẫu khuôn. Quá trình tổng hợp DNA kéo dài từ mồi dựa trên
nguyên tắc bắt cặp đặc hiệu của các đoạn DNA có trình tự bổ sung và khả năng
kéo dài chuỗi của enzyme bền nhiệt (phổ biến là Taq polymerase – phân lập từ
vi khuẩn chịu nhiệt Thermus aquaticus). PCR gồm một chuỗi nhiều chu kỳ, mỗi
chu kỳ có ba bước: biến tính, gắn mồi và kéo dài chuỗi. Kết quả sau khoảng 2-3
giờ, lượng DNA sẽ được khuếch đại lên hàng triệu lần.
- Tinh sạch DNA từ sản phẩm PCR
- Phân tích giải trình tự gen
Nguyên tắc chung: Trình tự nucleotide quan tâm được xác định trên
16


nguyên tắc của phương pháp Sanger: tạo ra các đoạn DNA một sợi hơn kém
nhau một nucleotide, kết thúc bởi các ddNTP đã được đánh dấu huỳnh quang.
Phân tích trình tự gen: Kết quả nhận được phân tích trên máy tính bằng
các phần mềm Sequencing Analysis 5.2; Bioedit 7.0; Seqscape 2.5. Từ các
chương trình này tiến hành:
- So sánh trình tự của đoạn DNA với trình tự chuẩn.

- Phân tích những sai khác để đưa ra những dự đoán cần thiết
* Xử lý và phân tích số liệu
0 Các số liệu thu thập được dựa trên các phiếu khám, mẫu thạch cao,
phim xquang và kết quả sàng lọc đột biến gen.
0 Số liệu được nhập vào máy tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
0 Dùng phương pháp thống kê y học để phân tích số liệu. Kiểm định các
đại lượng bằng χ2 test, Fisher exact test, t – test.
* Biện pháp khống chế sai số
Chúng tôi chọn lựa những đối tượng đạt tiêu chuẩn. Thống nhất cách thức
thu thập thông tin.
- Các số liệu được kiểm tra cẩn thận hai lần, đồng thời so sánh ngẫu nhiên
với kết quả đo của một bác sĩ khác.
- Cách khống chế sai số:
+ Để khống chế sai số do xác định tư thế đầu khi chụp phim sọ mặt,
chúng tôi chọn ngẫu nhiên 10 bệnh nhân để chụp lần 1, sau đó 2 tuần
chúng tôi tiến hành chụp lại lần 2 cùng với một bác sỹ xquang. Phân
tích so sánh các chỉ số của lần 1 và lần 2 bằng trắc nghiệm Krustal –
Wallis. Kết quả sẽ được chấp nhận nếu so sánh từng cặp lần 1 và lần 2
đều cho kết quả p > 0,05.
+ Tập huấn kĩ thuật cho người đo: Tập huấn cùng các chuyên gia nhân trắc,
bác sỹ chỉnh nha. Trước khi tiến hành đo đạc chính thức, người đo rút
trong mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên 20 người, đo tất cả các phép đo 2 lần,
tính toán hệ số tương quan Pearson bằng phần mềm SPSS 16.0. Chỉ tiến
hành đo đạc khi tất cả các phép đo đều có hệ số tương quan Pearson > 0,8.
+ Thống nhất một dụng cụ đo cùng một loại đơn vị thước đo có chuẩn mực.
+ Đo trong cùng một điều kiện, tiêu chuẩn.
17


* Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

- Các đối tượng nghiên cứu được đọc bảng thông tin nghiên cứu, ký
cam kết tham gia nghiên cứu (bảng thông tin có ở phần phụ lục). Nếu là trẻ
em dưới 18 tuổi cần có sự đồng ý của cha mẹ.
- Đối tượng nghiên cứu không phải nộp bất cứ chi phí nào cho nghiên cứu
- Các thông tin được thu thập của bệnh nhân được giữ bí mật tuyệt đối và
chỉ dùng với mục đích nghiên cứu.
- Phải đảm bảo vấn đề vô trùng trong quá trình khám lâm sàng và lấy
máu làm xét nghiệm gen.
- Đối tượng nghiên cứu sẽ được tư vấn về các phương pháp điều trị, các
yếu tố nguyên nhân, các đặc điểm di truyền. Các đặc điểm di truyền phân tử sẽ
có ích trong vấn đề tư vấn trước sinh cho bệnh nhân.
10. Kết quả dự kiến của đề tài
* Dự kiến kết quả nghiên cứu
10.1. Đánh giá đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm về bộ răng của đối tượng nghiên cứu
10.2. Phân bố thiếu răng theo vị trí răng thiếu
10.3.
10.4.
10.5.
10.6.

Phân bố thiếu răng bẩm sinh theo hàm trên – hàm dưới
Phân bố thiếu răng bẩm sinh theo vùng răng trước – sau
Phân bố thiếu răng bẩm sinh theo vị trí hay gặp
Phân bố theo số lượng răng thiếu
Đánh giá các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu răng bẩm sinh
Phân bố khớp cắn ở vùng răng hàm theo nhóm răng thiếu
Độ cắn phủ
Độ cắn chìa

Kết quả trên phim sọ mặt nghiêng
Các đặc điểm lâm sàng, xquang và di truyền phân tử ở bệnh nhân loạn
sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi
- Các đặc điểm trên lâm sàng, xquang
- Kết quả xác định đột biến gen EDA trên nhóm bệnh nhân loạn sản ngoại
bì giảm tiết mồ hôi.

10.7. Kết quả bước đầu điều trị
* Khả năng ứng dụng
Số liệu của đề tài góp phần vào kho số liệu để xây dựng tỷ lệ bệnh thiếu
18


răng bẩm sinh tại Việt Nam và bước đầu điều trị bệnh loạn sản ngoại bì dẫn tới
thiếu răng bẩm sinh.
* Các sản phẩm của đề tài:
- Một báo cáo khoa học
- Là tài liệu đào tạo (sinh viên, học viên sau đại học)
- Sau nghiệm thu sẽ đăng 02 bài báo khoa học.
11. Tài liệu tham khảo
1. Endo T, Ozoe R, Kubota M, et al (2006). A survey of hypodontia in
Japanese orthodontic patients. Am J of Orthod Dent Orthop, 129, 29 – 35.
2. Nik-Hussein N.N (1989). Hypodontia in the permanent dentition: a study
of its prevalence in Malaysian children. Aust Orthod J, 11, 93 – 95.
3. Nordgarden H, Jensen J.L, Storhaug K (2002). Reported prevalence of
congenitally missing teeth in two Norwegian countries. Community
Dent Health, 19, 258 – 262.
4. Polder B.J, Van't Hof M.A, Van der Linden FPGM, et al (2004). A metaanalysis of the prevalence of dental agenesis of permanent teeth.
Community Dent Oral epidemiol, 32, 217 – 226.
5. Young Ho Kim (2010). Investigation of hypodontia as clinically related

dental anormaly: Prevalence and Characteristics. ISRN Dentistry, 2011,
246135.
6. Sharma J, Mamatha G.P (2008). Hereditary ectodermal Dysplasia. Rev
Clin Pesq Odontol, 4(1), 35 – 40.
7. Vastardis H (2000). The genetics of human tooth agenesis: new
discoveries for understanding dental anomalies. Am J Orthod
Dentofacial Ortho, 117, 650 – 656
8. Pinheiro M, Freire-Maia N (1994). Ectodermal dysplasis: a clinical
classification and a causal review. Am J Med Genet, 53, 153 – 162.
9. Weech A.A (1929). Hereditary ectodermal dysplasia. Amer J Dis Child,
37(6), 766.
10.Itthagarun A, King N.M (1997). Ectodermal dysplasia: a review and
case report. Quintessense Int, 28(9), 595 – 602.
11.Cambiaghi S, Restano L, Paakkonen K, et al (2000). Clinical findings in
mosaic carriers of hypohidrotic ectodermal dysplasia. Acrh Dermatol,
136, 217 – 224.
12.Bondarets N, McDonald F (2000). Analysis of the vertical facial form in
19


patient with severe hypodontia. Am J Phys Anthropol, 111, 177 – 184.
13.Georg C. S, Charlotte O, Sigrid Tinschert et al. (2004). Molecular
mechanism of tooth development and malformations. Oral Biosci Med,
2, 77 – 91.
14.Lee H.E, Chang I.K, Myung I (2012). Topical minoxidil treatment for
congenital alopecia in hypohidrotic ectodermal dysplasia. Journal
American Academy of Dermatology, 10, 19.
15.Santhos K, Mamta H.N, Vishnu R (2010). Dental implants in children
and adolescents. Indian Journal of Multidisciplinary Dentistry, 1, 1.
12. Phụ lục (nếu có): 03 phụ lục

BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, x-quang, di truyền phân tử và kết quả
bước đầu điều trị bệnh nhân có hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ
hôi
Phiên bản: ………….
Ngày……..…./…….…/..…………………
Tên nhà tài trợ:
Mã số đối tượng: ………………………………………………………….
Nghiên cứu viên chính: PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc
Đơn vị chủ trì: Viện Đào Tạo Răng hàm mặt- Trường Đại học Y Hà Nội
1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu:
- Thiếu răng bẩm sinh gây sai khớp cắn, ảnh hưởng tới sự phát triển của
xương hàm, từ đó dẫn đến mất thẩm mỹ, chức năng nhai bị giảm sút,
ảnh hưởng tới tâm lý và khả năng giao tiếp của bệnh nhân. Vì vậy, việc
tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng thiếu răng bẩm sinh để có thể
phòng ngừa, điều trị, đồng thời tư vấn cho bố mẹ của bệnh nhân là việc
rất quan trọng. Vấn đề này đang ngày càng nhận được sự quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên cho
đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về nguyên
nhân, cũng như đặc điểm di truyền phân tử nên chúng tôi thực hiện đề
tài này.
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang của bệnh nhân có hội chứng loạn sản
ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi
- Mô tả một số đặc điểm di truyền phân tử ở bệnh nhân có hội chứng loạn
20


sản ngoại bì thiếu tuyến tiết mồ hôi.
- Nhận xét kết quả bước đầu điều trị hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu

tuyến mồ hôi
- Nghiên cứu này được thiết kế theo phương pháp mô tả một chùm ca
bệnh hiếm gặp, dự kiến tiến hành trên 30 bệnh nhân có thiếu răng bẩm
sinh từ 5/2017 đến 5/2018
- Địa điểm nghiên cứu tại:
 Trung tâm kỹ thuật cao – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Hà Nội.
 Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
 Viện nghiên cứu hệ gen quốc gia – Tầng 8, nhà B4, 18 Hoàng Quốc
Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu răng bẩm sinh: Một răng được chẩn
đoán là thiếu bẩm sinh khi răng đó không mọc trong khoang miệng và
không biểu hiện trên xquang, đồng thời không có bằng chứng gì cho
thấy răng đó bị mất do các nguyên nhân khác như: nhổ răng, mất răng
do tai nạn, sâu răng…
- Bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ bệnh án, mẫu hàm, phim xquang toàn cảnh
và sọ nghiêng từ xa.
- Bệnh nhân, bố mẹ bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu.
- Bệnh nhân mất răng do các nguyên nhân khác như tai nạn mất răng, mất
răng do sâu răng, nhổ nhầm răng, …
- Bệnh nhân thiếu răng trong khe hở môi vòm miệng.
4. Ai sẽ là người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để chọn lọc bạn
tham gia vào nghiên cứu này ?
Các bác sỹ chuyên khoa Răng hàm mặt và các bác sỹ chuyên khoa di truyền học
5. Số người sẽ tham gia vào nghiên cứu: 20-30 bệnh nhân
6. Miêu tả những rủi ro hoặc bất lợi có thể xảy ra
- Đối tượng tham gia nghiên cứu có thể mất một khoảng thời gian khi
tham gia nghiên cứu, buồn nôn khi lấy dấu và đau khi lấy máu xét
nghiệm.

7. Miêu tả lợi ích của đối tượng và cộng đồng từ nghiên cứu
- Lợi ích của đối tượng nghiên cứu: Được khám và phát hiện thiếu răng
21


bẩm sinh. Được lấy dấu mẫu hàm để xác định khớp cắn, đo đạc các chỉ
số, độ dài, rộng..cung hàm. Được chụp phim X-quang để phát hiện bất
thường trên cung hàm, đo các chỉ số khuôn mặt. Với đối tượng thiếu
nhiều răng (>6 răng) thì sẽ được lấy máu làm xét nghiệm di truyền phân
tử. Được tư vấn về các phương pháp điều trị, các yếu tố nguyên nhân,
các đặc điểm di truyền, đặc biệt các đặc điểm di truyền phân tử sẽ có ích
trong vấn đề tư vấn trước sinh cho bệnh nhân.
- Lợi ích của cộng đồng: Xác định được tỷ lệ thiếu răng bẩm sinh ở một
nhóm trẻ tuổi sinh sống tại Việt Nam. Từ đó có góc nhìn sơ bộ về khớp
cắn cùng các chỉ số khuôn mặt, mối liên quan giữa trẻ thiếu nhiều răng
và bệnh di truyền ở trẻ em.
8. Những khoản nào được chi trả trong nghiên cứu
- Trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được khám răng miệng, lấy dấu, chụp
xquang (phim panorama và cephalometric), lấy máu xét nghiệm di
truyền phân tử và tư vấn các phương pháp điều trị, những đặc điểm di
truyền phân tử có thể có hoàn toàn miễn phí.
9. Công bố phương pháp hoặc cách điều trị thay thế
10. Trình bày phương pháp lưu giữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng
được đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Danh tính của trẻ cùng hồ sơ bệnh án sẽ được bảo mật. Những thông tin
về nghiên cứu sẽ được lưu trữ tại Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt- Trường
Đại học Y Hà Nội và được cung cấp khi cần thiết.
11. Chỉ rõ rằng cơ quan quản lý có thể kiểm tra hồ sơ của đối tượng
- Cơ quan quản lý có quyền yêu cầu và được đáp ứng từ bộ phận lưu trữ
cơ sở dữ liệu của đề tài từ Viện Đào tạo Răng hàm mặt- Trường Đại học

Y hà Nội
12. Vấn đề bồi thường/hoặc điều trị y tế nếu có thương tích xảy ra (ở đâu có
thể có các thông tin khác)
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều trị răng miệng hoàn toàn
miễn phí nếu trong quá trình tham gia nghiên cứu có gây ra tổn thương
cho răng.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều trị y tế miễn phí nếu quá trình
lấy máu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ không nhận được hỗ trợ y tế nào nếu
22


không tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu của nghiên cứu đề ra.
13. Người để liên hệ khi có câu hỏi
- Mọi thắc mắc về nghiên cứu, về quyền của đối tượng nghiên cứu và nếu
có thương tích liên quan đến nghiên cứu xin liên hệ trực tiếp với nghiên
cứu viên chính
- PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc. Điện thoại: 0945786868. Email:

14. Sự tự nguyện tham gia
- Người tham gia được quyền tự quyết định, dựa trên sự tự nguyện của trẻ
và gia đình, không hề bị ép buộc tham gia
- Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần lý do
Hà Nội, ngày ……. tháng …… năm
Họ tên và chữ ký của nghiên cứu viên

23


ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU

(Áp dụng cho đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu cần phải bí mật danh tính)
Tôi là cha/mẹ của trẻ

Xác nhận rằng
Tôi (là cha/mẹ trẻ) đã đọc các thông tin đưa ra cho nghiên cứu “Đặc điểm lâm
sàng, x-quang, di truyền phân tử và kết quả bước đầu điều trị bệnh nhân có
hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi”
tại………………………………………………………………………………
….
Phiên bản .………., ngày ……/……/………, ……. Trang), và tôi đã được các
cán bộ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu này và các thủ tục đăng ký tình
nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Tôi đã có thời gian và cơ hội được cân nhắc tham gia vào nghiên cứu
này.
- Tôi hiểu rằng tôi có quyền được tiếp cận với các dữ liệu mà những
người có trách nhiệm mô tả trong tờ thông tin.
- Tôi hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào
vì bất cứ lý do gì.
Tôi đồng ý rằng các bác sỹ chăm sóc sức khỏe chính sẽ được thông báo về
việc tôi tham gia trong nghiên cứu này.
Đánh dấu vào ô thích hợp (quyết định này sẽ không ảnh hưởng khả năng
bạn tham gia vào nghiên cứu ):



Không
24



×