Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ ĐAU dây THẦN KINH TOẠ DO THOÁT vị đĩa đệm BẰNG bấm kéo nắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 127 trang )

0

Bộ y tế

Trờng đại học y Hà Nội


Nguyễn văn hải

Đánh giá kết quả điều trị đau
dây thần kinh toạ do thoát vị đĩa
đệm bằng bấm kéo nắn

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II

Hà Nội - 2007


Bộ y tế

Trờng đại học y Hà Nội


Nguyễn văn hải

Đánh giá kết quả điều trị đau
dây thần kinh toạ do thoát vị đĩa
đệm bằng bấm kéo nắn

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II


Chuyên ngành
Mã số

: Y học cổ truyền
: CK 62726001

Ngời hớng dẫn khoa học:
Lan

TS.bsckii. Nguyễn thị ngọc
TS. Đặng kim thanh

Hà Nội - 2007


1

đặt vấn đề
Hội chứng đau dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông
to, dây thần kinh ngồi) là một bệnh lý khá phổ biến trong
lâm sàng các bệnh về thần kinh, do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây nên, trong đó khoảng 80% do thoát vị đĩa
đệm ở cột sống vùng thắt lng. Hội chứng này ít gây ảnh hởng đến tính mạng, nhng làm suy giảm khả năng làm việc và
sinh hoạt của ngời bệnh, có lúc để lại hậu quả làm cho ngời
bệnh tàn phế. Thờng gặp ở nam nhiều hơn nữ và đa số ở độ
tuổi lao động [22], [30].
ở Mỹ trong một năm có khoảng 2 triệu ngời phải nghỉ
việc do căn bệnh đau dây thần kinh tọa [23], [26], [29], [51].
ở Việt Nam cha đợc thống kê toàn diện. Theo TRần NGọc
Ân và cộng sự, đau thần kinh tọa chiếm tỷ lệ 41,45% trong

nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xơng khớp hay
gặp nhất [1]. Theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp viện
châm cứu Trung ơng, hàng năm số bệnh nhân đau dây thần
kinh tọa đợc tiếp nhận điều trị tại viện chiếm tỷ lệ xấp xỉ
50% so với số bệnh nhân tổn thơng thần kinh ngoại biên và
trên 10% so với tổng số bệnh nhân vào điều trị trong toàn
viện [51]. Về đau thần kinh tọa do nguyên nhân thoát vị đĩa
đệm, Hồ Hữu Lơng nghiên cứu tại khoa Thần kinh Bệnh viện
Quân Y 103 từ năm 1983 - 1985 nhận thấy: gặp nhiều nhất ở
độ tuổi 20-49 (chiếm 91,8%), từ 50 trở lên chỉ chiếm 4,9%
[29].


2
Về điều trị: YHHĐ đã có rất nhiều phơng pháp điều trị
đau dây thần kinh tọa nh dùng các thuốc chống viêm giảm
đau, thuốc dãn cơ nhẹ, các vitamin nhóm B liều cao, dùng hỗn
dịch corticoid tiêm ngoài màng cứng [17]. Các phơng pháp
không dùng thuốc nh vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, kéo dãn
cột sống. Khi các phơng pháp trên đợc chỉ định đúng mà
không đạt kết quả thì có thể điều trị bằng phẫu thuật. Phơng pháp điều trị này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém nhiều và
đôi khi có những tai biến trầm trọng.
Y học cổ truyền (YHCT) mô tả bệnh đau thần kinh tọa từ
hàng ngàn năm nay, cùng với nhiều phơng pháp điều trị cổ xa
mà đến nay chúng ta vẫn còn áp dụng, nh

xoa bóp, châm

cứu, dùng thuốc thang, thuốc hoàn.
- Xoa bóp, bấm huyệt là phơng pháp chữa bệnh ra đời

sớm nhất, đợc xây dựng và phát triển trên cơ sở những kinh
nghiệm tích luỹ đợc trong quá trình đấu tranh bảo vệ sức
khoẻ của ngời xa [6].
Xoa bóp của YHCT đợc coi là một phơng pháp phòng bệnh
và chữa bệnh với u điểm giản tiện, có hiệu quả, phạm vi chữa
bệnh tơng đối rộng, không có tác dụng phụ, không độc hại, ít
tốn kém và có giá trị phòng bệnh [6]. Theo lý luận y học hiện
đại, xoa bóp bấm huyệt là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác
động vào da, mô dới da và các cơ quan cảm thụ của cơ thể, gây
nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh
hởng đến toàn thân.
Nguyễn Tham Tán là một trong những ngời đã kế thừa đợc kinh nghiệm xoa bóp bấm huyệt của ngời xa, phát triển lên
thành phơng pháp tác động cột sống để chữa bệnh. Đây là


3
phơng pháp đã đợc thực hiện thành công tại bệnh viện Bạch
mai từ ngày 15/8/1981 đến 15/10/1982(đề tài do bộ Y tế chỉ
đạo) [40]. Trần Ngọc Trờng thừa kế, phát triển nâng cao phơng
pháp tác động cột sống thành phơng pháp bấm kéo nắn
để chữa bệnh. Đây là một phơng pháp chữa bệnh tơng đối
độc đáo, không sử dụng đến thuốc, đem lại kết quả tốt, đợc
ngời bệnh rất nhiều nơi trong nớc quan tâm và biết đến. Tuy
nhiên hiện nay cha có một công trình nào nghiên cứu đánh giá
tác dụng của phơng pháp đó một cách khách quan và khoa học.
Vì vậy, để bớc đầu đa ra quy trình điều trị và đánh giá u
nhợc điểm của phơng pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài "Đánh giá kết quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị
đĩa đệm bằng phơng pháp bấm kéo nắn " nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bệnh nhân

đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng
phơng pháp bấm kéo nắn.
2. Bớc đầu xây dựng đợc quy trình bấm kéo nắn
điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa
đệm.

Chơng 1
Tổng quan tài liệu

1.1. bệnh học về đau dây thần kinh tọa

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh tọa
Dây thần kinh toạ là dây hỗn hợp, đợc tạo thành bởi đám
rối thần kinh thắt lng cùng, gồm các rễ L4-L5- S1-S2-S3, đây là


4
một dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể. Từ đám rối
thắt lng cùng dây thần kinh toạ đi xuống qua phía trớc khớp
cùng chậu, sau đó qua lỗ mẻ hông to của xơng chậu để đi vào
mông, ở mông dây thần kinh tọa nằm giữa ụ ngồi và mấu
chuyển lớn, ở đùi dây thần kinh toạ đi xuống mặt sau giữa đùi,
chạy theo một đờng vạch từ một điểm cách đều ụ ngồi và mấu
chuyển lớn tới giữa nếp lằn khoeo[34], đến đỉnh chám khoeo,
chia làm 2 nhánh: dây thần kinh hông khoeo ngoài (dây mác
chung) và dây thần kinh hông khoeo trong (dây thần kinh
chày).
Khi các rễ L5 và S1 hợp thành dây thần kinh toạ để đi ra
ngoài ống sống, phải qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa
đệm - dây chằng, khe này đợc cấu tạo: phía trớc là thân đốt

sống và đĩa đệm, phía sau là dây chằng, phía bên là cuống
giới hạn lỗ liên hợp. Khi các thành phần này bị tổn thơng đều có
thể gây đau dây thần kinh toạ [34], [44].
Dây thần kinh toạ chi phối vận động tất cả các cơ ở đùi
sau và một phần cơ khép lớn bởi các nhánh bên, vận động và
cảm giác ở cẳng chân, bàn chân bởi các nhánh hông khoeo
trong và hông khoeo ngoài.


5

Hình 1.1.
- Dây thần kinh chày (dây hông khoeo trong)
Tạo thành bởi các sợi phần trớc, ngành trớc các rễ L4-L5-S1-S3
sau khi chui qua vòng cơ dép vào khu cẳng chân sau gọi là
dây thần kinh chày sau, nằm trên cơ cẳng chân sau, theo trục
cẳng chân tới mắt cá trong, chia thành 2 ngành cùng là thần
kinh gan chân trong và thần kinh gan chân ngoài. Nhánh này
chi phối vận động cơ ở phía sau cẳng chân, cơ gan bàn
chân, phản xạ gân gót, cảm giác ở gan bàn chân, và một ngón
rỡi phía ngoài mu chân, cảm giác một phần mặt sau cẳng
chân.
- Dây thần kinh mác chung (dây thần kinh hông khoeo
ngoài).
Đợc tạo thành bởi các sợi phần sau của ngành trớc các rễ L4L5-S1-S2 [34] sau khi ở khoeo, chạy dọc theo bờ trong cơ nhị
đầu, tới đầu trên xơng mác chia thành 2 ngành cùng: dây thần


6
kinh mác nông (dây cơ bì) và dây thần kinh mác sâu (còn gọi

là dây thần kinh chày trớc).
+ Dây thần kinh mác nông (dây cơ bì): sau khi tách, chạy
vào khu cẳng chân ngoài, xuống mu bàn chân và ngón chân.
+ Dây thần kinh chày trớc (dây mác sâu):
Sau khi tách từ dây mác chung chạy vào khu cẳng chân trớc, qua khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân. Dây
thần kinh mác chung chi phối vận động cơ cẳng chân trớc
ngoài, cơ mu chân, cảm giác một phần mặt sau đùi, mặt trớc
ngoài cẳng chân, 3 ngón rỡi phía trớc mu chân và một phần
phía sau cẳng chân [14].


7

Hình 1.2.

1.1.2. Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh toạ
Đau dây thần kinh toạ (hay còn gọi dây thần kinh hông to,
dây thần kinh ngồi), là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lng cùng (thờng là L5-S1) có đặc tính đau lan từ thắt lng


8
xuống mông, chân dọc theo đờng đi của dây thần kinh tọa
[36].

Một

trong những nguyên nhân thờng gặp nhất trong

bệnh lý đau dây thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm.
1.1.3. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

- Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ)
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 60-90% các
trờng hợp đau dây thần kinh toạ, nam nhiều hơn nữ (82%)
[26H H Lơng đau TLvà TVĐĐ] Bệnh thờng đột ngột xảy ra sau
vận động quá mức ở t thế ảnh hởng đến cột sống. Thoát vị
đĩa đệm diễn biến qua 2 thời kỳ:
* Đau thắt lng cục bộ.
* Đau dây thần kinh hông.
Trên lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng cột sống và hội
chứng rễ thần kinh.
Cận lâm sàng: Chụp Xquang bao rễ thần kinh có hình ảnh
khuyết bao rễ thần kinh, cắt cụt rễ.
- Đau dây thần kinh không do TVĐĐ

Cùng hóa L5
Thắt lng hóa cùng 1
Gai đôi
Hẹp ống sống thắt lng
Thoái hóa cột sống (gai xơng kích thích vào rễ TK )
Trợt L5 ra trớc.
Ung th đốt sống
Lao đốt sống


9

Viêm cột sống dính khớp
Viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu.
Chấn thơng đốt sống
U tủy và màng tuỷ

U thần kinh đuôi ngựa
Viêm thần kinh do lạnh [5], [14], [32], [35]
áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lng...
1.1.4. Đĩa đệm
Cột sống đợc cấu tạo bởi một chuỗi các đốt xơng sống, xen
kẽ với các đĩa đệm, đĩa đệm là tổ chức liên kết, đàn hồi,
hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sụn và
mâm sụn [29], nhờ vậy cột sống có 2 đặc tính u việt là vừa
có khả năng đứng trụ vững chắc cho cơ thể, lại vừa có thể
xoay chuyển về tất cả các hớng.
Bình thờng cột sống có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lng, 4 thắt
lng và 3 chuyển đoạn: đĩa đệm cổ-lng, đĩa đệm lng-thắt lng
và đĩa đệm thắt lng cùng).
ở ngời trởng thành chiều cao đĩa đệm cột sống cổ là
3mm, lng là 5mm, thắt lng là 9mm [29]. Cột sống thắt lng gồm
5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn, kích thớc đĩa đệm càng xuống dới càng lớn, riêng đĩa đệm thắt lngcùng chỉ bằng 2/3 chiều cao đĩa đệm L4-L5 [29]. Đĩa đệm
tham gia vào các vận động của cột sống bằng khả năng biến dạng
và tính chịu nén ép, nó trở thành điểm tựa trung tâm của mọi
vận động, cùng với khả năng chuyển trợt của các đốt sống đã tạo
nên trờng vận động nhất định cho cột sống.


10
Nhờ khả năng chuyển dịch sinh lý của nhân nhầy và tính
chun giãn của vòng sợi, đĩa đệm có tính thích ứng đàn hồi
cao và có độ vững chắc đặc biệt chống đợc những chấn
động mạnh. Nếu do rạn rách hoặc mất khả năng chun giãn của
vòng sợi, nhân nhầy có thể bị chuyển dịch ra khỏi phạm vi
sinh lý của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm, mặt khác hệ
thống dây chằng cột sống thắt lng (gồm: dây chằng dọc trớc,

dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây
chằng trên gai, dây chằng bao khớp), yếu đi cũng có thể tạo
điều kiện cho đĩa đệm thoát vị, cũng cần chú ý là: dây
chằng dọc sau ở đoạn thắt lng không phủ kín phần sau đĩa
đệm mà để hở hai bên, do đó dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm ở
vị trí sau bên [29].
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lng chủ yếu xảy ra ở 2 đĩa
đệm cuối, các đĩa đệm khác ít gặp hơn [29]. Thoát vị đĩa
đệm L4-L5 và L5-S1 chiếm 72,2% trong tất cả các TVĐĐ đoạn
thắt lng. Riêng TVĐĐ L4-L5 chiếm tỉ lệ cao nhất 52,5%, TVĐĐ
L5-S1 chiếm 19,7% [29]. Đĩa đệm bị lão hóa theo quy luật sinh
học, các tế bào sụn sẽ dần già theo thời gian, khả năng tổng hợp
các chất tạo nên sợi colagen và mucopoly sacharid sẽ giảm sút và
rối loạn, chất lợng sụn kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực
giảm, hơn nữa tế bào sụn ở ngời trởng thành không có khả
năng sinh sản và tái tạo, ở lứa tuổi 30 đã xuất hiện thoát hóa về
cấu trúc và hình thái đĩa đệm, quá trình thoát hóa tăng dần
theo tuổi, đĩa đệm thoái hóa cũng là nguyên nhân làm cho
dễ xảy ra TVĐĐ [29].


11
Khi đĩa đệm thoát vị sẽ xảy ra chèn ép rễ thần kinh, đặc
biệt TVĐĐ vùng thắt lng gây ra đau thần kinh toạ.
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng đau dây thần kinh toạ do
thoát vị đĩa đệm
1.1.5.1. Triệu chứng chủ quan
- Tính chất đau
+ Đau lan dọc theo đờng đi của dây thần kinh toạ.
+ Đau xuất hiện đột ngột sau vận động cột sống quá

mức.
+ Đau âm ỉ hoặc dữ dội.
+ Đau tăng khi vận động, khi ho hoặc rặn.
+ Bệnh nhân có cảm giác tê bì, kim châm dọc theo đờng đi của dây TK toạ [11], [12].
Đau dây thần kinh toạ do tổn thơng rễ L5 (đau dây hông khoeo
ngoài)
+ Đau vùng thắt lng lan xuống mặt sau đùi, mặt trớc ngoài
cẳng chân, mu chân, ngón cái.
Đau dây thần kinh toạ do tổn thơng rễ S1 (đau thần kinh hông
khoeo trong).
+ Đau vùng thắt lng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng
chân, xuống gót chân và tới ngón út.
1.1.5.2. Triệu chứng khách quan
- Hội chứng cột sống:


12
+ Các cơ cạnh cột sống có phản ứng co cứng bên đau, có
điểm đau ở cột sống hoặc điểm đau cạnh cột sống tơng ứng.
+ Cột sống có t thế vẹo sang bên lành, dấu hiệu nghẽn của
De Sèze.
+ Đờng cong sinh lý cột sống biến đổi.
+ Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lng, độ giãn cột
sống thắt lng Schober giảm.
- Hội chứng rễ thần kinh: Các nghiệm pháp phát hiện tổn
thơng rễ và dây thần kinh:
+ Dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi
thẳng, thầy thuốc từ từ nâng gót chân bệnh nhân lên
khỏi giờng, đến mức nào đó xuất hiện đau dọc theo đờng đi của dây thần kinh toạ thì dừng lại, tính góc tạo
thành giữa mặt giờng và chân đợc nâng (góc ). Bình thờng 70o, đây là một trong những dấu hiệu quan trọng

và hay gặp.
+ Dấu hiệu Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân
vào đùi, vừa ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong. Xuất
hiện đau ở mông hoặc từ mông xuống mặt sau đùi và
cẳng chân.
+ Dấu hiệu Néri: bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống,
để 2 ngón tay trỏ chạm đất, xuất hiện đau dọc dây
thần kinh toạ, chân đau co gối lại.


13
* Ba dấu hiệu trên có cùng mục đích là làm căng dây thần
kinh toạ, gây đau, và ba nghiệm pháp đó bổ sung cho nhau
khi khám một bệnh nhân đau dây thần kinh toạ.
+ Dấu hiệu bấm chuông: ấn vào điểm đau cạnh cột sống
thắt lng, tơng ứng chỗ đi ra của rễ thần kinh, xuất hiện
đau lan dọc xuống chân, tơng ứng theo đờng đi của
dây thần kinh toạ, dấu hiệu này có giá trị trong việc nói
lên tổn thơng đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh (S. De sèze
và J. Levernieux... ) [36], ngời ta cho đây là dấu hiệu thoát
vị đĩa đệm.
+ Điểm Valleix dơng tính:
Điểm Valleix 1: ở điểm giữa đờng nối ụ ngồi và
mấu chuyển lớn.
Điểm Valleix 2: ở giữa nếp lằn mông.
Điểm Valleix 3: điểm giữa mặt sau đùi.
Điểm Valleix 4: điểm giữa nếp lằn khoeo.
Điểm Valleix 5: ở giữa - sau cẳng chân.
+ Rối loạn cảm giác:
Tổn thơng rễ L5: giảm cảm giác mặt ngoài đùi.

Tổn thơng rễ S1: giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt
ngoài cẳng chân, bờ ngoài bàn chân.
+ Rối loạn phản xạ gân xơng:
Tổn thơng rễ L4-L5: phản xạ gân xơng bánh chè
giảm, phản xạ gân gót bình thờng.
Tổn thơng rễ S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất,
phản xạ gân xơng bánh chè bình thờng.


14
+ Rối loạn vận động:
Tổn thơng rễ L5: gây yếu các cơ duỗi chân và các
cơ xoay bàn chân ra ngoài, làm bàn chân rũ xuống
và xoay trong, bệnh nhân không đi đợc bằng gót
chân.
Tổn thơng rễ S1: gây yếu các cơ gấp bàn chân và
các cơ xoay bàn chân vào trong, làm cho bàn chân
có hình bàn chân lõm, bệnh nhân không đi đợc
bằng mũi chân.
+ Giảm trơng lực cơ và teo cơ ở vùng có dây thần kinh bị
tổn thơng:
Cơ mông: sệ xuống, nhẽo, mất nếp lằn mông.
Cơ sau đùi, khối cơ cẳng chân trớc, cẳng chân sau,
nhẽo, giảm trơng lực cơ.
Có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn bài tiết
mồ hôi, nhiệt độ da giảm, phản xạ bài tiết vùng thần
kinh toạ chi phối kém, da, cơ loạn dỡng, teo [11].
+ Rối loạn cơ tròn.
Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
1.1.6. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cơ bản, thăm dò chức năng, giúp cho việc
đánh giá bản chất, tính chất, mức độ của bệnh.
Quan trọng nhất là chẩn đoán hình ảnh gồm:
- Chụp Xquang thông thờng cột sống thắt lng ở hai t thế
thẳng - nghiêng: cho biết các hình ảnh mất đờng cong sinh lý
cột sống, thoái hóa: mỏm gai, cầu xơng...


15
- Chụp bao rễ thần kinh: có giá trị chẩn đoán xác định
đau dây thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm (hình khuyết
lõm bao rễ, cắt cụt rễ).
- Chụp cắt lớp vi tính ( CT ) và đặc biệt là cộng hởng từ
(MRI) cột sống thắt lng, phát hiện các tổn thơng về cột sống
và đĩa đệm .
1.1.7. Chẩn đoán đau dây thần kinh toạ
1.1.7.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể [14].
1.1.7.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Chủ yếu chụp CT và đặc biệt là MRI.
1.1.8. Điều trị
* Điều trị nguyên nhân.
* Điều trị triệu chứng.
+ Giai đoạn cấp tính:
- Nằm nghỉ ngơi trên ván cứng
- Thuốc giảm đau: (aspirin, indomethacin...).
- Các vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12...)
- Thuốc giãn cơ: mydocal...
- Tiêm ngoài màng cứng bằng novocain, hydrocortison.
+ Giai đoạn bán cấp và mạn tính:

- Lý liệu pháp: điều trị bằng sóng ngắn,bằng máy từ
rung nhiệt...


16
- Xoa, bóp, bấm, nắn.
- Liệu pháp vận động.
- Kéo dãn cột sống thắt lng nếu nguyên nhân do thoát vị
đĩa đệm, cha tổn thơng dây chằng dọc sau [12].
* Điều trị phẫu thuật:
Đợc chỉ định đau thần kinh tọa do khối u chèn ép, viêm
dính màng nhện, và các trờng hợp thoát vị đĩa đệm mà điều
trị nội khoa không có kết quả [12].
1.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh đau dây thần kinh tọa

1.2.1. Bệnh danh
Đau dây thần kinh toạ đợc mô tả trong chứng thống tý của
YHCT với các bệnh danh:
- Yêu cớc thống (đau lng -chân).
- Yêu cớc toan đông (đau lng-chân vào mùa đông).
- Yêu thoái thống (đau lng-đùi).
- Tọa cốt thống (đau xơng hông).
- Toạ điền phong (đau từ mông xuống chân) [6], [8].
1.2.2. Nguyên nhân
Theo YHCT đau là do khí huyết không lu thông (thống tắc
bất thông) và nguyên nhân đợc chia thành 3 loại:
1.2.2.1. Do ngoại nhân
- Do phong tà: bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh,
đau lan theo đờng đi của kinh bàng quang và kinh đởm.



17
- Do hàn tà: hàn làm cho khí huyết ở kinh lạc bị tắc nghẽn
không lu thông đợc, gây ra co rút gân cơ, cảm giác đau buốt,
đôi khi bệnh nhân có cảm giác nóng ở nơi đau.
- Do thấp tà: thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc, làm cho
khí huyết không lu thông, kinh lạc tắc trở gây cảm giác tê bì,
nặng nề, ra mồ hôi chân, rêu lỡi nhờn, dính [6], [8]
1.2.2.2. Do nội nhân
Do chính khí h làm cho kinh lạc bị ứ trệ, khí huyết không
lu thông gây ra đau và hạn chế vận động [48].
1.2.2.3. Do bất nội ngoại nhân
Do chấn thơng làm huyết ứ, gây bế tắc kinh lạc, kinh khí
không lu thông gây đau và hạn chế vận động [6].
1.2.3. Các thể lâm sàng
1.2.3.1. Thể phong hàn (Đau dây thần kinh tọa do lạnh).
+ Triệu chứng:
- Sau khi bệnh nhân gặp lạnh, đau lan từ thắt lng,
mông, mặt sau đùi, xuống chân, đi lại khó khăn, đau
tăng khi trời lạnh, chờm nóng dễ chịu, cha teo cơ , đại
tiện thờng nát, tiểu tiện trong.
- Chất lỡi nhợt, rêu trắng, mạch phù hoặc phù khẩn.
+ Pháp điều trị: Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
+ Châm cứu: cứu hoặc ôn châm, ôn điện châm các
huyệt


18
- Nếu bệnh ở kinh bàng quang: giáp tích L4-L5, L5-S1,
Thứ liêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa

sơn, Côn lôn.
- Nếu bệnh ở kinh đởm: giáp tích L4-L5; L5-S1: Phong
thị, Dơng lăng tuyền, Huyền chung.
+ Xoa bóp bấm huyệt: day, lăn, phát, bóp, bấm huyệt các
huyệt nh trên, vận động cột sống, vận động chân [60], [61].
+ Bài thuốc: Dùng bài Can khơng Thơng truật Linh phụ
thang gia vị.
(thay can khơng bằng sinh khơng) Sắc uống ngày 1 thang,
uống ấm sau ăn 1-2 h [6], [8].
1.2.3.2. Thể phong hàn thấp
+ Triệu chứng: sau khi nhiễm phải phong hàn thấp, đau từ
thắt lng lan xuống chân, đi lại khó khăn, bệnh kéo dài, dễ tái
phát, đau tăng khi trời lạnh và ẩm thấp, chân tay lạnh, ẩm, sợ
lạnh, nặng nề, chân có cảm giác tê bì hoặc kiến bò, thích
ăn uống ấm, đại tiện nát, tiểu tiện trong, rêu lỡi trắng nhớt,
mạch phù hoặc phù hoạt.
Nếu bệnh lâu ngày ảnh hởng đến can, tỳ, thận, thấp lâu
ngày hóa hỏa thì có các triệu chứng: đau lng, mỏi gối, ù tai,
hoa mắt, chóng mặt, ngời mệt, teo cơ, ăn ngủ kém, đại tiện
táo, tiểu tiện vàng, rêu lỡi vàng, chất lỡi đỏ, mạch trầm tế, hơi
sác.
+ Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết,
bổ can thận, nếu teo cơ phải bổ khí huyết.
+ Châm cứu: giống thể phong hàn.
+ Xoa bóp: giống thể phong hàn.


19
+ Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh hoặc Tam tý thang (bài Độc
hoạt tang ký sinh, bỏ tang ký sinh , thêm hoàng kỳ, tục đoạn), Sắc

uống ngày 1 thang [6].
1.2.3.3. Thể phong thấp nhiệt
- Triệu chứng:
Đau từ thắt lng hoặc từ mông lan xuống chân, đi lại khó
khăn, đau có cảm giác nóng rát, chờm nóng khó chịu, chân
nóng, da khô, chân có cảm giác, tê bì, kiến bò, miệng khô, háo
khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, rêu lỡi vàng, chất lỡi đỏ, mạch
hoạt sác.
- Phơng pháp điều trị:
Khu phong trừ thấp nhiệt, thông kinh hoạt lạc.
- Điều trị:
+ Châm cứu: (Chỉ châm không cứu) Các huyệt nh ở thể
phong hàn.
+ Xoa bóp: giống nh thể phong hàn.
+ Bài thuốc:
Bài ý dĩ thang gia vị.
Ngày sắc uống một thang [6], [48]
1.2.3.4. Thể huyết ứ

(thể này có triệu chứng phù hợp với

đau dây thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm của y học hiện
đại):
- Triệu chứng:
+ Đau dữ dội từ thắt lng xuống mông, chân, đi lại khó
khăn, nằm ngửa trên giờng cứng ở t thế chùng gối đỡ đau.
+ Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn hoặc vận động đi lại.


20

+ Ăn ngủ kém, đại tiểu tiện bình thờng.
+ Lỡi có điểm ứ huyết.
- Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết thông ứ.
- Điều trị:
+ Châm cứu các huyệt nh thể phong hàn thêm huyệt,
Huyết hải
+ Xoa bóp: giống thể phong hàn, không làm động tác gập
đùi vào bụng, thờng phải nằm trên nền ván cứng.
+ Bài thuốc:
Bài tứ vật đào hồng gia vị
Ngày sắc uống một thang [6], [8], [47].
1.3. Tình hình nghiên cứu điều trị dây thần kinh tọa bằng phơng pháp YHCT

- "Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng điện châm"
của Nguyễn Văn Pha, Nguyễn Quang Thạc, năm 1979. Điều trị
96 bệnh nhân trong đó có 58 bệnh nhân có Lasègue (+), 84
bệnh nhân có Valleix (+) sau điều trị còn 38 bệnh nhân
Lasègue (+) và 12 bệnh nhân có Valleix (+) [37].
- "Điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn
bằng điện châm" của Lê Thị Minh Hòa, năm 1997. Sau 10
đến 16 ngày điều trị, tất cả các bệnh nhân đều tiến triển
tốt, 34 bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 6 bệnh nhân đỡ nhiều
thỉnh thoảng còn đau khi vận động [21].
- "Điều trị đau dây thần kinh tọa với hai huyệt Thái
xung, Túc lâm khấp" của Nguyễn Thị Bình, năm 1981. Với
phơng pháp điều trị chỉ châm hai huyệt Thái xung và Túc
lâm khấp bên đau, không châm thống điểm và các huyệt


21

khác, kết quả điều trị 50 bệnh nhân: ngày điều trị trung
bình là 26 ngày, trong đó số bệnh nhân khỏi là 8, đỡ nhiều là
17 (ngồi xổm, cúi không đau, khi thay đổi thời tiết đau nhẹ),
đỡ là 20 (giảm đau rõ, ngồi, cúi còn đau), đỡ ít hoặc không đỡ
là 5 [3].
- "Phân tích kết quả điều trị đau thần kinh tọa
thể phong hàn bằng bài thuốc kinh nghiệm của lơng y
Nam Thành" của Mai Xuân Tờng, năm 1994. Kết quả đỡ nhiều
19 bệnh nhân, không đỡ 2 bệnh nhân [42].
- "So sánh điều trị hội chứng thắt lng hông bằng
điện châm 1 huyệt và châm phối hợp nhiều huyệt" của
Nguyễn Văn Hồng (1995). Tác giả châm cứu trên hai nhóm
bệnh nhân, một nhóm châm huyệt thứ liêu và một nhóm
châm nhóm huyệt Đại trờng du, Trật Biên, Uỷ trung, Côn lôn. Kết
quả điều trị: với nhóm châm một huyệt (52 bệnh nhân), tốt
là 23 bệnh nhân (42%), khá là 25 bệnh nhân (48%). Với nhóm
châm nhiều huyệt (22 bệnh nhân)

tốt là 7 bệnh nhân

(31,8%), khá là 14 bệnh nhân (63,3%), không kết quả là 1
bệnh nhân (4,6%) [25].
- "Đánh giá tác dụng điều trị bệnh đau dây thần
kinh toạ do lạnh và do thoái hóa cột sống bằng ôn điện
châm kết hợp với xoa bóp" của Trần Quang Đạt, Tarasenco
Oleksandr, năm 2001. Kết quả điều trị 35 bệnh nhân: khỏi 8
bệnh nhân (22,9%), đỡ nhiều là 18 bệnh nhân (51,3%), đỡ ít
8 bệnh nhân (22,9%), không đỡ là 1 bệnh nhân (2,9%) [15].
- "Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa
thể phong hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích (từ



22
L3-S1)" của Nguyễn Thị Thu Hơng năm 2003. Kết quả điều
trị trên hai nhóm bệnh nhân cho thấy: kết quả điều trị đau
dây thần kinh tọa thể phong hàn bằng điện châm các huyệt
giáp tích có kết quả tốt (66,7%) cao hơn điện châm các
huyệt không có giáp tích (kết quả tốt 40%) [26].
- "Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa
thể phong hàn bằng điện mãng châm" của Đỗ Hoàng Dũng
năm 2001. Kết quả: loại tốt chiếm 63,6%, loại khá chiếm 36,4%
[13].
- "Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa
bằng điện châm các huyệt trên kinh thận và bàng
quang" của Lê Thị Tranh (2003). kết quả: loại A ( khỏi) chiếm
tỉ lệ 18,18%, loại B ( đỡ nhiều) chiếm 51,52%, loại C ( đỡ ít )
chiếm 24,24%, loại C (không kết quả ) chiếm 6,06% [51].
Qua đó ta thấy đến năm 2003 cha có nghiên cứu nào điều
trị đau dây thần kinh toạ bằng phơng pháp bấm huyệt.
1.4. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt cổ truyền trong phục hồi
chức năng và phòng chữa bệnh

Xoa bóp bấm huyệt cổ truyền là ngời thầy thuốc dùng bàn
tay, ngón tay, tác động lên huyệt, da, cơ, gân, khớp của ngời
bệnh, phơng pháp này có hiệu quả trong việc phòng và chữa
một số bệnh nhất định, đây là phơng pháp đIều trị không
dùng thuốc, giảm tiện, ít tốn kém, ít tác dụng có hại, có thể đạt
kết quả nhanh chóng với một bệnh cấp tính. Với các bệnh mạn
tính xoa bóp bấm huyệt đảm bảo an toàn, triệu chứng đau
giảm hẳn [9], [7].



23
Theo YHCT, bệnh tà qua huyệt vào lạc mạch, vào kinh rồi
vào tạng phủ, hoặc trực tiếp vào tạng phủ ngay, khi đó sẽ gây
ra dinh vệ mất điều hòa hoặc kinh lạc bị bế tắc, làm khí
huyết ứ trệ hoặc rối loạn chức năng của tạng phủ mà sinh ra
bệnh tật. Những biểu hiện bệnh lý đó đợc thể hiện ra ở huyệt
và kinh lạc. Xoa bóp bấm huyệt thông qua tác động vào huyệt,
vào kinh lạc có thể đuổi đợc ngoại tà, thông đợc kinh lạc, điều
hòa đợc dinh vệ, điều hòa đợc chức năng của tạng phủ để
chữa khỏi bệnh tật.
Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nớc cho thấy: xoa bóp bấm huyệt đã có nhiều tác dụng
tốt với các hệ thống cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể
[28].
- Với da và mô dới da, bấm huyệt có khả năng tăng cờng dinh
dỡng, thải trừ chất cặn bã, do tác dụng của phản xạ vận mạch và
sự điều hòa tại chỗ của các nhánh thần kinh. Khi bấm vào
huyệt, ta đã tác động tới hệ thống khép kín thần kinh - nội tiết
và thông qua chức năng điều chỉnh của hệ thống này, tạo
điều kiện cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng sinh lý. Đặc
biệt với hệ thần kinh, khi bấm huyệt là đã thành lập đợc cung
phản xạ mới, có khả năng hng phấn đợc, làm cho các nơron đã
bị tổn thơng khoẻ mạnh lên [28].
- Với hệ gân, cơ, khớp bấm huyệt có tác dụng tăng cờng
dinh dỡng, hồi phục các cơ bị mệt mỏi, chống co cứng, phù nề,
nâng cao khả năng làm việc của cơ. Đồng thời bấm huyệt tác
dụng tới quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp, có khả năng



×