Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG nước và đề XUẤT GIẢI PHÁP CHO KÊNH đò XU – THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 46 trang )

Đồ án tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ HÓA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO KÊNH ĐÒ XU –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp

Đà Nẵng, tháng 05 /2019

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 21


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Môi Trường và Công nghệ hóa. Và sự đồng ý của
cô giáo hướng dẫn Th.S Lê Thùy Trang, em đã thực hiện đề tài: "Đánh giá hiện trạng
môi trường nước và đề xuất giải pháp cho kênh Đò Xu-thành phố Đà Nẵng ".


Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Duy
Tân.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Lê Thùy Trang đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để
thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm cho nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được
sự đóng góp, ý kiến của Quý thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn
chỉnh tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Hồ Văn Thanh


Mục lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi Trường

BVMT

:


Bảo vệ Môi trường

BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

DO

:

Oxy hòa tan

NĐ-CP

:

Nghị Định – Chính Phủ

NH4+

:


Amoni

PO43-

:

Phosphat

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam



:

Quyết định

TNMT

:

Tài nguyên Môi trường

Tp

:


Thành phố

TSS

:

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm các vị trí lấy mẫu ở kênh Đò Xu................................................7
Bảng 2.2: Thời gian lấy mẫu......................................................................................7
Bảng 2.3. Thang màu lập đường chuẩn NH4+..........................................................16
Bảng 4.1 Kết quả phân tích nước trước khi cho cây thủy sinh vào mô hình............30


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Vị trí của kênh Đò Xu....................................................................................1
Hình 1.2: Toàn tuyến kênh Đò Xu............................................................................1
Hình 1.3: Nước có màu đen tại kênh Đò Xu..............................................................2
Hình 1.4: Cống hở và hệ thống khử mùi của kênh Đò Xu.........................................3

Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc..................................................................................6
Hình 2.2: Các dụng cụ dùng để lấy mẫu và chứa mẫu......................................................8
Hình 2.3: Hình ảnh về lấy mẫu nước sông.................................................................8
Hình 2.4: Máy đo các thông số nhiệt độ, DO và pH.......................................................10
Hình 2.5: Dụng cụ và cách thực hiện phân tích TSS.......................................................11
Hình 2.6: Dụng cụ và hóa chất phân tích BOD5.......................................................12
Hình 2.7: Dụng cụ phân tích COD...........................................................................13
Hình 2.8: Thuốc thử đo photpho..............................................................................15
Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ thấu quang và hàm lượng NH4+...............16
Hình 3: Tiến hành đo độ thấu quang trên máy đo quang về hàm lượng NH 4+ của
nước kênh Đò Xu.....................................................................................................17
Hình 3.1: Biểu đồ biễu diễn giá trị pH trong nước kênh Đò Xu.......................................18
Hình 3.2: Biều đồ biểu diễn hàm lượng cặn lơ lững trong nước kênh Đò Xu..........19
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước kênh Đò Xu..........................20
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD trong nước kênh Đò Xu.................................20
Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn nồng độ BOD5 trong nước kênh Đò Xu......................21
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn nồng độ PO43- trong nước kênh Đò Xu........................22
Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn nồng độ NH4+ trong nước kênh Đò Xu........................23
Hình 3.8: Cây phát tài..............................................................................................28
Hình 3.9: Cây hoa súng...........................................................................................28
Hình 4: Mô hình 1 (6 cây phát tài)........................................................................29
Hình 4.1: Mô hình 2 (1 cây hoa súng).....................................................................29
Hình 4.2: Mô hình 3 (3 cây phát tài + 1 cây hoa súng)............................................29
Hình 4.3: Biểu đồ biễu diễn giá trị pH sau khi thử nghiệm với cây phát tài............31
Hình 4.4: Biểu đồ biễu diễn giá trị TSS sau khi thử nghiệm với cây phát tài..........31
Hình 4.5: Biểu đồ biễu diễn giá trị DO sau khi thử nghiệm với cây phát tài...........32
Hình 4.6: Biểu đồ biễu diễn giá trị COD sau khi thử nghiệm với cây phát tài.........32
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang


Trang 2


Hình 4.7: Biểu đồ biễu diễn giá trị BOD sau khi thử nghiệm với cây phát tài.........33
Hình 4.8: Biểu đồ biễu diễn giá trị PO43- sau khi thử nghiệm với cây phát tài.........34
Hình 4.9: Biểu đồ biễu diễn giá trị NH4+ sau khi thử nghiệm với cây phát tài.........34
Hình 5: Biểu đồ biễu diễn giá trị pH sau khi thử nghiệm với cây hoa súng.............35
Hình 5.1: Biểu đồ biễu diễn giá trị TSS sau khi thử nghiệm với cây hoa súng........36
Hình 5.2: Biểu đồ biễu diễn giá trị DO sau khi thử nghiệm với cây hoa súng.........36
Hình 5.3: Biểu đồ biễu diễn giá trị COD sau khi thử nghiệm với cây hoa súng......37
Hình 5.4: Biểu đồ biễu diễn giá trị BOD sau khi thử nghiệm với cây hoa súng......37
Hình 5.5: Biểu đồ biễu diễn giá trị PO43-sau khi thử nghiệm với cây hoa súng........38
Hình 5.6: Biểu đồ biễu diễn giá trị NH4+ -sau khi thử nghiệm với cây hoa súng......39
Hình 5.7: Biểu đồ biễu diễn giá trị pH sau khi thử nghiệm với hai cây....................40
Hình 5.8: Biểu đồ biễu diễn giá trị TSS sau khi thử nghiệm với hai cây..................40
Hình 5.9: Biểu đồ biễu diễn giá trị DO sau khi thử nghiệm với hai cây...................41
Hình 6: Biểu đồ biễu diễn giá trị COD sau khi thử nghiệm với hai cây...................41
Hình 6.1: Biểu đồ biễu diễn giá trị BOD sau khi thử nghiệm với hai cây................42
Hình 6.2: Biểu đồ biễu diễn giá trị PO43-sau khi thử nghiệm với hai cây.................43
Hình 6.3: Biểu đồ biễu diễn giá trị NH4+ -sau khi thử nghiệm với hai cây................43

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Năm 2007, tuyến kênh Khuê Trung - Đò Xu được đầu tư xây dựng, nằm giáp
ranh giữa phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu) với phường Khuê Trung
(quận Cẩm Lệ) tại vị trí 108021’53”E - 16003’05”N (theo hình 1.1).

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang


Trang 2


Hình 1.1: Vị trí của kênh Đò Xu
Toàn tuyến kênh dài hơn 300m, một đầu giáp đường Hồ Nguyên Trừng, còn đầu
kia đổ vào hồ điều tiết Đò Xu, bên phải giáp với trường THCS Nguyễn Khuyến và bên
trái giáp với khu dân cư tổ 68, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.

Hình 1.2: Toàn tuyến kênh Đò Xu

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


Tuyến kênh được xây dựng trong sự kỳ vọng của người dân địa phương. Bởi bà
con nghĩ rằng, tuyến kênh sẽ góp phần khắc phục tình trạng ngập úng và vấn đề thoát
nước trên địa bàn sẽ được giải quyết dứt điểm. Song, "niềm vui ngắn chẳng tày gang”,
chỉ sau một thời gian ngắn, tuyến kênh này đã bị ô nhiễm, bốc mùi xú uế, ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Theo quan sát hiện nay, nguồn nước trên kênh Đò Xu đen ngòm, ruồi, muỗi
nhiều như trấu. Đã thế, rác thải còn nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối ở dọc hai bên kênh
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hơn 50 hộ dân trong tổ dân phố và thầy trò
Trường THCS Nguyễn Khuyến. Từ khi xây dựng đến nay, lòng kênh Đò Xu mới chỉ
được nạo vét, khơi thông một lần vào năm 2007. Nước thải, rác thải sinh hoạt lâu ngày
không được dọn dẹp, khơi thông nên tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Người
dân đã nhiều lần gọi điện thoại đến đường dây nóng của thành phố và Công ty Thoát
nước-xử lý nước thải Đà Nẵng đã xuống xử lý bằng cách bơm chế phẩm khử mùi. Tuy
nhiên, giải pháp này cũng chỉ tạm thời, sau một vài ngày thì tình trạng ô nhiễm lại

bùng phát trở lại, nên năm 2017 đã trở thành ổ dịch sốt xuất huyết cho các hộ dân sống
ở đây (1).

Hình 1.3 : Nước có màu đen tại kênh Đò Xu

Cũng vào năm 2017, Khoa Môi trường của trường Đại học Bách Khoa có thử
nghiệm trồng các bè hoa chuối để xử lý nước dọc tuyến kênh và công ty Thoát nướcXử lý nước thải Đà Nẵng đã dùng khoáng hóa để xử lý mùi trên toàn tuyến kênh, cộng
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


với hệ thống phun khử mùi tự dộng tại cửa xả kênh Đò Xu để giảm mùi hôi nhưng
chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở khu vực kênh.
Một nguyên nhân cũng góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm không được cải
thiện phải kể đến là do hệ thống cống hộp ở khu vực Hòa Cường Nam là cống hở,
dùng để gom chung cả nước mưa và nước thải sinh hoạt nên vào các giờ cao điểm thì
nước thải sinh hoạt đã tràn xuống kênh, bốc mùi hôi thối.

Hình 1.4 : Cống hở và hệ thống khử mùi của kênh Đò Xu
Thành phố Đà Nẵng được tự hào là đã tạo một môi trường tốt cho sự phát triển
nhưng đi kèm với nó là vấn đề suy giảm chất lượng môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng. Đây đang là vấn đề nóng của thành phố với hàng loạt sai phạm
của các doanh nghiệp, sự thờ ơ của cộng đồng cùng với công tác quản lý môi trường
nước vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và
đề xuất giải pháp cho kênh Đò Xu-thành phố Đà Nẵng” nhằm đem lại cái nhìn chung
về hiện trạng môi trường nước của kênh hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để cải
thiện chất lượng môi trường nước của kênh, giảm thiểu các ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân sống tại đây.

1.2 Mục tiêu của đề tài
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


Mục tiêu của đề tài là đánh giá chất lượng nước của kênh Đò Xu hiện nay dựa
trên các số liệu cụ thể, khoa học và khách quan nhất. Từ đó, đề xuất các biện pháp phù
hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở kênh Đò Xu, góp phần BVMT thành
phố xanh – sạch – đẹp.
1.3 Nội dung của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung sau:
-

Lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng nước kênh Đò Xu hiện nay.
Xem xét, tìm nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước kênh Đò Xu.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh Đò xu.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thực tế của phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường và Công Nghệ Hóa
trường Đại học Duy Tân còn hạn hẹp và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên đề tài chỉ
tập trung vào đánh giá chất lượng nước kênh Đò Xu đoạn từ cống xả (đường Hồ
Nguyên Trừng) đến giữa hồ điều tiết Khuê Trung (cống xả lớn ở công viên Thanh
Niên) qua các thông số:



Thông số vật lý: Nhiệt độ (

, hàm lượng oxi hòa tan (DO), chất rắn lơ lững


(TSS), pH.
− Thông số về chất hữu cơ: COD, BOD5.
− Thông số về chất dinh dưỡng: NH4+, PO43-.
Kết quả phân tích sẽ được so sánh với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08 – MT :
2015/BTNMT (cột B1).
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu và nội dung đề tài đã đặt ra, em sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài một cách chọn lọc, từ
đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Cụ thể:
− Đặc điểm tự nhiên của kênh Đò Xu.
− Công tác quản lý về nguồn nước tại kênh Đò Xu của các cơ quan nhà nước.
− Các nghiên cứu, đánh giá chất lượng ở kênh Đò Xu từ trước đến nay.
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


2.2 Phương pháp thực địa
Sau khi đã khảo sát sơ bộ và thu thập những tài liệu/số liệu cần thiết, em tiến
hành khảo sát thực địa và lấy mẫu nước để đem về phân tích trong phòng thí nghiệm
Khoa Môi trường - Công nghệ hóa tại các vị trí theo hình 2.1, bảng 2.1 và thời gian
lấy mẫu theo bảng 2.2.

Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước kênh Đò Xu


(Nguồn: Google Earth)
Bảng 2.1: Đặc điểm các vị trí lấy mẫu ở kênh Đò Xu
STT
1

Mẫu
VT1

2

VT2

3

VT3

4

VT4

Tọa độ
108021’50”E 16003’10”N
108021’59”E 16003’97”N
108021’69”E 16002’86”N
108021’81”E 16002’75”N

Vị trí
Miệng cống xả từ khu dân cư ở đường Hồ
Nguyên Trừng điểm bắt đầu của kênh
Cách điểm đầu của kênh 50 m

Cách điểm đầu của kênh 100 m
Miệng cống xả từ khu dân cư ở dường Lê
Thanh Nghị đổ vào hồ điều tiết 150 m

Bảng 2.2: Thời gian lấy mẫu

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


ST

Ngày lấy

Thời gian

T

mẫu

lấy mẫu

1

2

3


11/03/2019

18/03/2019

24/03/2019

Điều kiện thời

Đặc điểm vị

tiết khi lấy mẫu

trí lấy mẫu

Trời râm mát, gió

Mùi hôi, nước

Từ 9h00 đến

đen đậm

11h00

Từ 15h00 đến

Trời nắng, có gió

Mùi hôi, nước


nhẹ, thoáng mát

đen nhạt

Trời âm u, có gió

Mùi hôi, nước

nhẹ

đen nhạt

17h00

Từ 15h00 đến
17h00

Dụng cụ dùng để lấy nước và chứa mẫu nước là gàu múc nước và chai nhựa 1,5 lít
(Hình 2.2). Chai lấy mẫu được đánh số thứ tự để tránh sự nhầm lẫn ở các vị trí lấy
mẫu.

(a) Gàu múc nước

(b) Chai đựng mẫu

Hình 2.2: Các dụng cụ dùng để lấy mẫu và chứa mẫu nước quan trắc
Để thể hiện được tính đại diện của mẫu, em lấy mẫu ở độ sâu 0.5m tính từ mặt nước.
Nước lấy ở lần đầu tiên sẽ dùng để tráng gàu múc, chai đựng mẫu nước để kết quả thu
được sẽ chính xác hơn, ít sai số hơn khi tiến hành thí nghiệm. Những lần lấy nước tiếp
theo, em dùng gàu múc đổ nước vào chai đã chuẩn bị sẵn. Các mẫu sau khi lấy về

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


được bảo quản lạnh tại phòng thí nghiệm (ở nhiệt độ 20 0C) để giảm tối đa sự phân hủy
các thành phần, tạp chất trong mẫu do vi sinh. Phương pháp bảo quản mẫu theo tiêu
chuẩn “TCVN 5993-1995 (ISO 5667-3:1985) quy định cách bảo quản, vận chuyển và
lưu giữ mẫu phân tích”.

Hình 2.3: Hình ảnh về lấy mẫu nước kênh Đò Xu
2.3 Phương pháp thực nghiệm
Trong giới hạn cho phép của phòng thí nghiệm Khoa Môi trường & Công nghệ
hóa và khả năng bản thân, em đánh giá chất lượng nước kênh qua một số thông số cơ
bản:
- Các thông số được đánh giá ngay tại vị trí lấy mẫu là: nhiệt độ, pH, DO;
- Các thông số được phân tích trong phòng thí nghiệm là: TSS, BOD 5, COD,
NH4+và PO43- .
Phương pháp phân tích dược thực hiện như sau:
2.3.1 Xác định nhiệt độ, pH, DO
-Ý nghĩa của các thông số:
+

Thông số nhiệt độ: nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường
và khí hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của

thực vật, động vật và vi sinh vật trong nước.
+ Thông số pH: pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, pH cần được kiểm soát trong khoảng thích

hợp.
+ Thông số DO: hàm lượng oxi hòa tan (DO) là một chỉ số đánh giá “tình trạng
sức khỏe” của nguồn nước. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như: áp
suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật…
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


Nếu trong nước có hàm lượng DO cao thì các quá trình phân hủy của các chất hữu cơ
sẽ xảy ra theo hướng hiếu khí (aerobic), còn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí không
còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra theo hướng yếm khí
(anaerobic). Cụ thể: (1) DO = 5 – 6 mg/l: đáp ứng đủ cho sinh trưởng của cá. (2) DO <
3 mg/l: gây căng thẳng, ăn mồi giảm và cá dễ bị nhiễm bệnh. (3) DO < 2 mg/l: gây
chết cá. Do đó, nồng độ DO trong nước tác động mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh vật.
- Cách thức tiến hành:
Dùng gàu múc nước lấy 1 lượng nước vừa đủ cho vào cốc đựng mẫu, sau đó nhúng
đầu điện cực thủy tinh của máy đo DO cầm tay (hiệu SD 310 Oxi) vào mẫu nước. Đợi
cho giá trị DO trên máy ổn định rồi đọc kết quả, sau đó bấm qua nút nhiệt độ rồi đọc
kết quả.
Tương tự như cách đo DO, em sử dụng máy đo pH cầm tay (hiệu SM102
pHMeter) ta có kết quả đo pH.

a Máy đo nhiệt độ và DO

(b) Máy đo pH

Hình 2.4: Máy đo các thông số nhiệt độ, DO và pH ngoài thực địa
2.3.2 Xác định hàm lượng TSS

- Ý nghĩa thông số:
Chất rắn trong nước (TSS) ở đây được hiểu là sự có mặt của tất cả các chất (vô cơ và
hữu cơ) hiện diện trong nước, ngoại trừ bản thân nước (H 2O). Các chất này có từ nhiều
nguồn khác nhau như: quá trình rửa trôi các chất từ đất, quá trình phân hủy các chất
hữu cơ từ xác động, thực vật, của các loại nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sự có
mặt của các chất rắn nhìn chung gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước khi sử dụng
cho sinh hoạt, sản xuất, cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
- Cách thức tiến hành:
Giấy lọc được sấy khô ở nhiệt độ 105oC, để nguội trong bình cách ẩm đến nhiệt độ
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


phòng. Cân giấy lọc trên cân phân tích (có độ chính xác ± 0,1mg) ta được m 1.
Lấy 100ml (V) mẫu nước thử lọc qua phễu thủy tinh có lót giấy lọc đã sấy khô. Lọc
xong, chờ cho ráo nước, gấp giấy lọc có cặn lại, cho vào chén sứ rồi tiến hành sấy ở
nhiệt độ 105oC trong thời gian 2 giờ. Lấy ra để nguội trong bình cách ẩm đến nhiệt độ
phòng. Cân giấy lọc cặn sau khi sấy ta được m2.

(a) Thực hiện lọc mẫu nước

(b) Tủ sấy

Hình 2.5. Dụng cụ và cách thực hiện phân tích TSS mẫu nước ở kênh Đò Xu
Hàm lượng TSS có trong mẫu nước được tính như sau:
TSS (mg/l)

(1)


Trong đó: m1: Khối lượng giấy lọc đã sấy trước khi lọc, mg.
m2: Khối lượng giấy lọc có cặn sau khi sấy khô, mg.
V: Thể tích mẫu nước đem lọc, V = 100ml.
2.3.3 Xác định hàm lượng BOD5
- Ý nghĩa thông số
BOD5 là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các
chất hữu cơ trong nước trong điều kiện hiếu khí. Đây là một thông số quan trọng vì:
+ Là chỉ tiêu dùng để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh
học
+ Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên
nhiên.
+ Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước, phục
vụ công tác quản lý môi trường.
- Cách thức tiến hành
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


Cho 400ml mẫu nước vào bình đo BOD 5 đã dán nhãn tên mẫu. Sau đó, cho một
lượng NaOH rắn (khoảng 2/3 nắp đựng) vào bình đo, bấm khởi động máy, để vào tủ
kín ở nhiệt độ 20oC. Sau 5 ngày lấy bình ra và đọc giá trị BOD5

(a) Máy đo BOD5

(b) Hóa chất NaOH rắn

Hình 2.6: Dụng cụ và hóa chất phân tích BOD5 của mẫu nước kênh Đò Xu

2.3.4 Xác định hàm lượng COD
- Ý nghĩa thông số
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong
nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh). Về bản chất, đây
là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước,
bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật. COD là một thông số quan trọng để
đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh
giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước.
– Chuẩn bị hóa chất:
+ KMnO4 0.1N: cân 3.2g KMnO4 hòa vào nước cất, sau đó định mức đến 1000ml.
+ Axit oxalic 0.1N: cân chính xác 6.303g axit oxalic tinh khiết, hòa tan bằng nước cất,
sau đó định mức đến 1000ml. Đun sôi dung dịch trong 1 giờ rồi, để yên trong 1 tuần.
+ H2SO4 đậm đặc pha theo tỉ lệ 1: 2 với nước cất .

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


– Cách tiến hành: lấy 50ml mẫu nước sông, thêm vào đó 2ml H2SO4 đặc, 10ml KMnO4
0.1N. Đun sôi dung dịch trong 20 phút rồi để nguội bớt (80 – 90 oC) rồi thêm 10ml Axit
oxalic 0.1N. Lắc đều, chuẩn độ lượng axit dư bằng KMnO 4 0.1N đến khi dung dịch
chớm có màu hồng nhạt. Ghi thể tích KMnO4 0.1N đã dùng (V1). Làm tương tự với
mẫu trắng (nước cất) và ghi thể tích KMnO4 0.1N đã dùng cho mẫu trắng (V2).
(a) Chuẩn độ bằng KMnO4 0.1N

(b) Màu hồng nhạt của dung dịch

Hình 2.7: Dụng cụ và cách phân tích COD của mẫu nước kênh Đò Xu

– Tính kết quả hàm lượng COD qua công thức:
Trong đó: V1: thể tích dung dịch KMnO4 tiêu tốn dùng để chuẩn độ mẫu nước
sông(ml)
V2: thể tích dung dịch KMnO4 tiêu tốn dùng để chuẩn độ mẫu trắng(ml)
N: nồng độ đương lượng của dung dịch KMnO4
V: thể tích mẫu nước đem thử (ml)
8: đương lượng gam của oxy
2.3.5 Xác định hàm lượng PO43- Ý nghĩa thông số
Trong thiên nhiên, phosphat được xem là sản phẩm của quá trình lân hoá, thường
gặp ở nồng độ rất thấp trong nước. Các hợp chất phosphat được chia thành phosphat
vô cơ và phosphat hữu cơ:
+ Phosphat vô cơ: bao gồm orthophosphat (trong phân tử chỉ có 1 nhóm phosphate) và
polyphosphate (trong phân tử chứa nhiều nhóm phosphate). Trong nước tự nhiên thì
orthophosphat chiếm đa số, còn polyphosphate chỉ chiếm phần nhỏ. Các chất này đều
ở dạng hòa tan và thường bắt nguồn từ phân lân, nước lò hơi, nước thải công nghiệp
giặt tẩy..
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


+ Phosphat hữu cơ: phospho trong các liên kết với các chất hữu cơ, bao gồm cả các
chất lơ lửng và các chất hòa tan. Loại này thường hiện diện trong các loại nước thải
sinh hoạt, nước thải sản xuất thực phẩm, nước thải chăn nuôi... và nồng độ có thể lên
tới vài chục mg/l.
- Cách thức tiến hành
Lấy 10mL mẫu nước vào cuvet, đặt cuvet vào ngăn chứa của máy đo quang đa chỉ tiêu
(hiệu HANNA HI 83099) và đóng nắp lại. Bấm phím zero, màn hình hiển thị sẽ hiển
thị “-0.0-” và sẵn sàng để đo lường. Tháo cuvet, thêm 10 giọt thuốc thử HI 93706A-0

(AmmoniumMolybdate (NH4)6Mo7O24) và tiếp tục thêm vào cuvet 1 gói thuốc thử
HI93706B-0 (bột Axit Amin (RNH2). Chờ cho phản ứng giữa phosphate trong mẫu
nước và thuốc thử xảy ra làm cho mẫu nước có màu xanh thì đậy nắp lại và lắc nhẹ
nhàng cho đến khi tan hết thuốc thử. Lắp cuvet vào máy. Nhấn thời gian và màn hình
sẽ hiển thị đếm ngược 5p sau khi đồng hồ đếm ngược tự ngắt và nhấn đọc kết quả.
.

Hình 2.8: Thuốc thử đo PO43- mẫu nước kênh Đò Xu
2.3.6 Xác định hàm lượng NH4+
– Ý nghĩa thông số:

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


+ Amoni tồn tại trong nước dưới dạng ion giữa NH4+ hay NH3 hòa tan phụ thuộc vào
pH của nước. Tùy thuộc vào pH của nước mà luôn có cân bằng giữa NH 4+ /NH3 trong
nước.
+ Amoni có mặt trong nước do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ (đặc
biệt protein) đó là quá trình amoni hóa protein trong chu trình nitơ trong tự nhiên hoăc
nước bị thấm nhiễm nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp. Trong nước thải sinh hoạt
có tới 65% là nitơ amoni do quá trình phân hủy ure của nước tiểu.
– Chuẩn bị hóa chất:
+ Dung dịch amoniac tiêu chuẩn: cân 0.297g NH 4Cl tinh khiết cho vào cốc thủy tinh và
hòa tan bằng ít nước cất, sau đó định mức thành 1000 ml. Pha loãng dung dịch để
được 1ml dung dịch có 0.01mg NH4+.
+ Thuốc thử Netsle: (1) cân 1.355g HgCl2 rồi cho vào 100 ml nước cất nóng, (2) cân
3.6g KI và hòa tan trong 50ml nước cất. Nhỏ từ từ (1) vào (2) đến khi xuất hiện kết tủa

đỏ bền.
+ Dung dịch muối Râynhet: cân 30g kali-natri tactrat cho vào cốc thuỷ tinh, hòa tan
trong nước cất, thêm 5ml thuốc thử Netsle, sau đó pha thành 70ml.
– Cách tiến hành:
Chuẩn bị thang màu như bảng sau để lập đường chuẩn:
Bảng 2.3. Thang màu lập đường chuẩn NH4+

Dung dịch

Số thứ tự cốc thủy tinh
MT
1
2

3

4

5

Dung dịch có 0.01mg
0
1
2.5
5
10
25
NH4+/ml
Nước cất
Định mức thành 50ml

Dung dịch muối
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Râynhet
Thuốc thử Netsle
2
2
2
2
2
2
(giọt)
Để thang màu ổn định rồi tiến hành đo độ thấu quang trên máy đo quang ở bước sóng
λ=450nm. Ghi mật độ quang theo thứ tự từng cốc.
Kết quả thu được dùng để vẽ biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa độ thấu quang và
hàm lượng NH4+ như hình 2.9
Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ thấu quang và hàm lượng NH4+
Cho 50 ml mẫu nước sông vào cốc thủy tinh rồi thêm 0.5 ml dung dịch muối
Râynhet và 2 ml thuốc thử Netsle. Tiến hành đo độ thấu quang trên máy đo quang ở
bước sóng λ = 450 nm. Ghi mật độ quang của mẫu nước sông.
Từ kết quả đo của mẫu thử và đồ thị đường chuẩn, tính kết quả theo công thức:
Trong đó: a: Hàm lượng NH4+ tìm được theo đồ thị đường chuẩn (mg).
SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2



V: Thể tích mẫu nước sông (ml).

Hình 3: Tiến hành đo độ thấu quang trên máy đo quang về hàm lượng NH4+ của
nước kênh Đò Xu
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả phân tích các chỉ tiêu thông số sẽ được so sánh với QCVN 08MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ tài
nguyên Môi trường và được thể hiện trên đồ thị (qua phần mềm Excel) nhằm đưa ra
hiện trạng về chất lượng môi trường nước của kênh Đò Xu hiện nay.
2.5 Phương pháp đánh giá
Từ các kết quả thu được trong quá trình phân tích mẫu nước ở phòng thí nghiệm,
em tiến hành đánh giá, phân tích nguyên nhân để tìm ra giải pháp phù hợp.
2.6 Phương pháp thực nghiệm mô hình
Sau khi phân tích chất lượng nước của kênh Đò Xu , em còn xây dựng các mô hình sử
dụng cây thực vật thủy sinh thử nghiệm để tiến hành đánh giá, phân tích khả năng xử
lý nước thải của thực vật thủy sinh ở kênh Đò Xu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Chất lượng nước kênh Đò Xu hiện nay qua các thông số phân tích trong
phòng thí nghiệm

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


Mẫu nước được lấy 3 đợt từ ngày 11/03/2019 đến ngày 24/03/2019. Kết quả của
hai đợt đầu (11/03/2019 & 18/03/2019) dùng để đánh giá chất lượng nước ở kênh Đò
Xu hiện tại. Còn đợt sau (24/03/2019) dùng để so sánh mức độ giảm thiểu của các

thông số khi sử dụng cây thực vật thủy sinh để xử lý.
Kết quả phân tích chất lượng nước vào tháng 3/2019 (do em tự lấy mẫu và thực
hiện phân tích) được tổng hợp tại bảng phụ lục 2. Kết quả thu được sẽ so sánh đối
chiếu với QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
nước mặt cột B1 tại bảng phụ lục 1.
Dưới đây là các kết quả đánh giá các chỉ tiêu qua hai đợt lấy mẫu đầu tiên tại các
vị trí lấy mẫu ở kênh Đò Xu:
3.1.1 Thông số vật lý
3.1.1.1 pH
Mức độ acid hóa của nước được xét dựa trên thông số pH, đây là một trong
những thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nước, nó quyết định đến tính chất
acid, kiềm hay trung tính của nước. Sự thay đổi pH dễ dẫn tới sự thay đổi các thành
phần hóa học của nước. Kết quả đo pH được thể hiện trên đồ thị hình 3.1.

Hình 3.1: Biểu đồ biễu diễn giá trị pH trong nước kênh Đò Xu
Qua hình 3.1 ta thấy được sự biến thiên của pH qua 4 điểm lấy mẫu trên kênh Đò
Xu là không có sự chênh lệch nhiều. Nó dao động trong khoảng 6.7 – 8.4 nằm trong
ngưỡng cho phép theo QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (cột B1).
3.1.1.2 Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS)
Chất rắn (cặn lơ lững) trong nước là sự có mặt của tất cả các chất (vô cơ và hữu
cơ) hiện diện trong nước, ngoại trừ bản thân nước (H 2O). Sự có mặt của các chất rắn
nhìn chung gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Kết quả phân tích được thể hiện
trên các đồ thị hình 3.2.

Hình 3.2: Biều đồ biểu diễn hàm lượng cặn lơ lững trong nước kênh Đò Xu
Dựa vào hình 3.2 ta thấy, hàm lượng cặn lơ lửng ở các vị trí lấy mẫu đều vượt
giá trị giới hạn B1 của QCVN 08:2018/BTNMT cụ thể:
+ Vị trí 1 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có hàm lượng cặn lơ lửng vượt so với
quy chuẩn lần lượt là 2,66 lần và 2,6 lần.
SVTH: Hồ Văn Thanh

GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


+ Vị trí 2 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có hàm lượng cặn lơ lửng vượt so với
quy chuẩn lần lượt là 2,04 lần và 3 lần.
+ Vị trí 3 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có hàm lượng cặn lơ lửng vượt so với
quy chuẩn lần lượt là 2,6 lần và 2 lần.
+Vị trí 4 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có hàm lượng cặn lơ lửng vượt so với
quy chuẩn lần lượt là 3 lần và 2,4 lần.
Hàm lượng cặn lơ lửng tương đối cao cho chúng ta thấy chất lượng nước kênh
Đò Xu tại các địa điểm lấy mẫu không ổn định, nước thường có màu đen và mùi hôi.
3.1.1.3 Sự biến thiên của oxi hòa tan (DO)
Hàm lượng oxygen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của
nguồn nước. Kết quả đo DO được thể hiện trên đồ thị hình 3.3.

Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước kênh Đò Xu
Qua hình 3.3 ta thấy được sự biến thiên của DO qua 4 điểm lấy mẫu trên kênh
Đò Xu nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (cột B 1).Nó
dao động trong khoảng 0.18-2.09, đặc biệt ở vị trí 1 và vị trí 4 của đợt 1 rất thấp cho
thấy nước rất nghèo oxy.
3.1.2 Thông số hóa sinh
3.1.2.1 Nhu cầu oxi hóa học (COD)
COD là nhu cầu oxy hóa học, được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp chất lượng các
hợp chất hữu cơ có trong nước. Kết quả đo COD được thể hiện trên đồ thị hình 3.4.
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD trong nước kênh Đò Xu
Dựa vào hình 3.4 ta thấy nồng độ COD ở các vị trí lấy mẫu đều vượt giá trị giới
hạn B1 của QCVN 08:2015/BTNMT cụ thể:
+ Vị trí 1 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có nồng độ COD vượt so với quy chuẩn

lần lượt là 3,57 lần và 3,62 lần.
+ Vị trí 2 của đợt lấy mẫu lần 1và lần 2 có nồng độ COD vượt so với quy chuẩn
lần lượt là 4,27 lần và 3,36 lần.
+ Vị trí 3 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có nồng độ COD vượt so với quy chuẩn
lần lượt là 4,32 lần và 3,47 lần.
+Vị trí 4 của đợt lấy mẫu lần 1 và lần 2 có nồng độ COD vượt so với quy chuẩn
lần lượt là 3,68 lần và 3,84 lần.

SVTH: Hồ Văn Thanh
GVHD: Th.s Lê Thùy Trang

Trang 2


×