Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

đánh giá tác dụng của bài thuốc “huyết phủ trục ứ thang” trong điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân NMN sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 100 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh khá phổ biến
và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế
giới [1], [2]. Theo thống kê của WHO, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong
hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch [3]. Ở Việt Nam, Lê Văn Thành (2003)
đã thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh thấy tỉ lệ hiện mắc khá cao là
6060/1.000.000 dân [4].
Tai biến mạch máu não bao gồm thiếu máu não (thiếu máu não gồm
vùng nhồi máu não thực sự và vùng nguy cơ nhồi máu não) và chảy máu não,
trong đó tai biến thiếu máu não chiếm đa số với tỉ lệ 75% đến 80% [5]. Theo
ước tính, cứ khoảng 40 giây có một người Mỹ bị tai biến mạch máu não và cứ
khoảng 4 phút có một người tử vong vì bệnh lý này, chi phí trực tiếp và gián
tiếp cho bệnh lý này năm 2009 là 38.6 tỷ đô la [6]. Tần suất bệnh lý này tăng
dần theo tuổi và có xu hướng ngày càng tăng. Việt Nam là một nước đang
phát triển và tuổi thọ ngày càng tăng kèm theo sự gia tăng các bệnh lý tim
mạch, tiểu đường, huyết áp và rối loạn chuyển hóa Lipid, là những yếu tố
nguy cơ dẫn đến gia tăng tỉ lệ TBMMN. Những năm gần đây nhờ sự tiến bộ
của khoa học, y học trong chẩn đoán, điều trị, dự phòng, tỷ lệ tử vong do
TBMMN đã giảm nhưng tỷ lệ sống sót và tàn phế vẫn còn tăng cao dẫn đến
nhu cầu phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau TBMMN cũng tăng theo.
Điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng có thể giảm tới 80%
TBMMN [7], [8]. Do vậy, hiện nay trong điều trị TBMMN thường kết hợp
giữa điều trị các yếu tố nguy cơ và điều trị phục hồi chức năng. Y học hiện đại
đã đạt được những thành tựu trong việc chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức


2
năng, điều trị dự phòng cho bệnh nhân TBMMN. Y học cổ truyền cũng đóng


góp không nhỏ trong điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN.
Các phương pháp điều trị của YHCT trong điều trị TBMMN rất phong phú và
hiệu quả bao gồm các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Phương
pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng
sinh...Phương pháp dùng thuốc có những bài thuốc được ghi trong y văn kinh
điển như: Bổ dương hoàn ngũ thang, Đại tần giao thang, An cung ngưu
hoàng, Địa hoàng ẩm tử...đã và đang được các thầy thuốc dùng điều trị cho
bệnh nhân đạt kết quả tốt [9], [10], [11], [12].
Bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn
gốc từ sách “Y lâm cải thác” của Vương Thanh Nhậm, một danh y Trung
Quốc đời nhà Thanh chuyên điều trị chứng huyết ứ [13]. Bài thuốc có tác
dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc giúp cho kinh lạc được thông
sướng, hết tắc trệ, các chi nhờ đó vận động được tốt hơn. Chính vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá tác dụng của bài thuốc “Huyết phủ
trục ứ thang” trong điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân NMN
sau giai đoạn cấp. Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” trong
điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não
sau giai đoạn cấp.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới
Đến nay TBMMN vẫn là một trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu

ở các nước Âu, Mỹ, đứng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư. Theo
WHO, mỗi năm có hơn 4,5 triệu người tử vong do TBMMN. Riêng ở châu Á
hàng năm tử vong do TBMMN là 2,1 triệu người [3], [14]. Tại Mỹ, hàng năm
có 700.000 người bị TBMMN, trong đó 1/3 bị tử vong và giảm khả năng sinh
hoạt hàng ngày. Tỷ lệ tử vong trong tháng đầu chiếm khoảng 30-40%, 2/3 số
bệnh nhân sống sót trở lại thành tàn tật, 50% sống sót bảy năm sau TBMMN,
35% sau mười năm [15]. Dự báo TBMMN vẫn còn xu hướng tăng, năm 1995
có khoảng 12, 8% người Mỹ trên tuổi 65 bị đột quỵ não và tới năm 2025 sẽ có
khoảng 18,7% [16], [17]. Tỉ lệ tử vong của TBMMN đứng hàng thứ 3 trên thế
giới. Ước tính có đến 9,5% số nguời tử vong trên thế giới là do TBMMN. Tỉ
lệ tử vong do TBMMN ở các nước phát triển trên 2/3 tổng số tử vong trên thế
giới [18]. Tỉ lệ tử vong do TBMMN ở nam cao hơn ở nữ, theo Clarke [1998]
56% là gặp ở nam giới. Theo tiểu ban TBMMN của hiệp hội thần kinh học
các nước Đông nam Á 58% gặp ở nam giới [19]. Nguy cơ xảy ra TBMMN
tăng nhanh theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28%
TBMMN xảy ra dưới 65 tuổi và nam giới bị nhiều hơn nữ từ 1,5 đến 2 lần [7],
[20]. Theo Broeks (1999) tuổi trung bình là 53,2 [21] và 62 tuổi (Hiệp hội
thần kinh các nước Đông nam Á) [19]. Theo Orgogozo (1995), 80% TBMMN
là NMN và 20% là chảy máu não [19]. Nghiên cứu về TBMMN ở các nước
Đông nam Á cho thấy tai biến NMN gặp ở 78,7% số bệnh nhân, chảy máu


4
não là 21,3% [22].
1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam
Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ TBMMN gia
tăng cùng với các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, ung
thư. Nghiên cứu dịch tễ học năm 1995 của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự cho
biết tỉ lệ hiện mắc là 98,44/100000 dân, tỉ lệ mới phát hiện là 36/100000 dân và
tỉ lệ tử vong 27/100000 dân [23]. Theo Nguyễn Văn Đăng (1997), tỉ lệ TBMMN

nam/nữ là 1,48/1. Theo Hồ Hữu Lương (2002), tỉ lệ nam/ nữ là 2,43 đối với
NMN và 1,74 đối với chảy máu não [24]. Theo Nguyễn Văn Đăng, TBMMN ở
nhóm dưới 50 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 9,5% tại cộng đồng nhưng lại chiếm tỉ lệ khá
cao 36% ở trong bệnh viện [21]. Theo Lê Đức Hinh và Nguyễn Văn Đăng, tỷ
lệ giữa NMN và chảy máu não của của bệnh nhân nội trú tại Khoa thần kinh
Bệnh viện Bạch Mai là 2/1, tại Bệnh Viện Trung ương Huế là 2,4/1 [23], [25].
Theo Lê Văn Thính khi nghiên cứu 1036 bệnh nhân TBMMN trong 10 năm
(1981-1990), thấy tỉ lệ NMN là 76% [26].
1.2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Giải phẫu và sinh lý của tuần hoàn não
1.2.1.1. Giải phẫu tuần hoàn não
a. Động mạch não
Tuần hoàn não do 4 hệ động mạch bảo đảm: Đó là hai động mạch cảnh
trong (phải và trái) và hai động mạch đốt sống (phải và trái). Cả 4 động mạch
đều phân bố cho não vì không có nhánh bên nào lớn cả. Các hệ thống nối động
mạch: Hệ thống nối giữa động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống với động
mạch cảnh ngoài. Đa giác Willis là hệ thống nối độc đáo duy nhất trong cơ thể
nối các động mạch lớn với nhau ở não. Các động mạch cảnh trong được nối với
thân đốt sống nền bằng các động mạch thông: Động mạch thông trước nối hai
động mạch não trước (nhánh tận cùng của 2 động mạch cảnh trong phải và trái).
động mạch thông sau nối các động mạch cảnh trong với các động mạch não sau


5
(nhánh tận cùng của động mạch thân nền).
ĐM não giữa ĐM não trước
ĐM thông sau

ĐM thông sau
ĐM não sau


ĐM nền

Hình 1.1: Đa giác Willis và động mạch não
b. Tĩnh mạch não
Thành các tĩnh mạch rất mỏng, hầu như không có sợi cơ. Các tĩnh mạch có
nhiều chỗ nối thông với nhau và không có van, nên máu có thể chạy theo hai
chiều trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch não có hai hệ: Hệ nông (hay hệ vỏ não) và hệ
sâu (hay hệ dưới vỏ não). Máu tĩnh mạch não đổ về hai tĩnh mạch cảnh trong
[27], [28].
1.2.1.2. Sinh lý tuần hoàn não
a. Lưu lượng máu não
Bình thường lưu lượng máu não 700-750ml/phút, bằng 14 - 15% lưu
lượng tim. Lưu lượng máu não có đặc điểm là rất ổn định, ít thay đổi trên
cùng một người và giữa người này với người khác. Lưu lượng máu não không
thay đổi mặc dù tim có thay đổi hoạt động.
b. Điều hòa lưu lượng máu não
Cũng như hầu hết các mô khác trong cơ thể, lưu lượng máu não quan hệ


6
mật thiết với chuyển hóa của mô não. Trong đó, 3 yếu tố quan trọng là: Nồng
độ CO2, H+, O2. Ngoài ra, lưu lượng máu não còn chịu sự điều hòa của yếu tố
thần kinh và một số yếu tố khác. Nồng độ CO 2 và H+, bình thường phân áp
CO2 ở máu não xấp xỉ 40 mmHg khi nồng độ CO2 tăng lên trong máu não, các
mạch máu não sẽ giãn ra, làm tăng lưu lượng máu não. Nồng độ Oxy, bình
thường phân áp Oxy ở máu não khoảng 35 mmHg khi phân áp giảm trong
máu não sẽ gây ra giãn mạch. Sự tự điều hòa lưu lượng máu não (hiệu ứng
Baylis), nếu tim đưa máu lên não nhiều thì các mạch não co lại, làm máu lên
não ít hơn, nếu tim đưa máu lên não ít thì các mạch não giãn ra, làm máu lên

não nhiều hơn.
- Vai trò của hệ thần kinh thực vật: Vai trò của hệ thần kinh thực vật
trong điều hòa tuần hoàn máu não ít quan trọng, gây hiệu quả không đáng kể.
1.2.2. Định nghĩa và phân loại tai biến mạch máu não
1.2.2.1. Định nghĩa
Theo WHO: “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót thần kinh,
thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ,
các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương” [29].
1.2.2.2. Phân loại theo lâm sàng
Tùy thuộc bản chất tổn thương TBMMN được chia làm hai thể lớn:
Chảy máu não và nhồi máu não.
1.2.3. Nhồi máu não
1.2.3.1. Định nghĩa
Nhồi máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não
do tắc một phần hay toàn bộ động mạch não, dẫn tới vùng não mà mạch đó


7
nuôi dưỡng bị thiếu máu và hoại tử, biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột của
các triệu chứng thần kinh khu trú mà hay gặp nhất là liệt nửa người [30].
Bao gồm 3 loại:
+ Cơn thiếu máu não thoáng qua: Tai biến phục hồi trong 24 giờ. Loại
này được coi như là yếu tố nguy cơ của thiếu máu não cục bộ hình thành.
+ Thiếu máu não cục bộ: Tai biến phục hồi trên 24 giờ và không để lại di
chứng hoặc di chứng không đáng kể.
+ Thiếu máu não cục bộ hình thành: Thời gian hồi phục kéo dài, để lại di
chứng hoặc tử vong.
1.2.3.2. Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não
Hai cơ chế chính chịu trách nhiệm cho NMN cấp: Cơ chế tắc mạch
(huyết khối hoặc lấp mạch) và cơ chế huyết động.

* Cơ chế tắc mạch
Cơ chế này thường xảy ra do lấp mạch hoặc huyết khối tại chỗ và gây tụt
giảm đột ngột lưu lượng máu não khu vực. Trong lấp mạch não, nguyên nhân
gây tắc mạch được tạo thành trong tim hoặc trong hệ thống mạch máu, di
chuyển trong hệ động mạch, kẹt lại trong một động mạch nhỏ hơn và làm
nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch đó. Các nguyên nhân như: Khí,
mỡ, Cholesterol, vi trùng, tế bào u, cục máu đông. Huyết khối tắc mạch là
tình trạng tắc dòng chảy do hình thành cục huyết khối từ một quá trình bệnh
lý tắc nghẽn khởi phát bên trong thành mạch máu, nguyên nhân hay gặp là xơ
vữa động mạch, ít gặp hơn là bóc tách thành động mạch, co mạch, chèn ép từ
bên ngoài như khối u.


8
* Cơ chế huyết động
Thường xảy ra với các trường hợp động mạch bị tắc hoặc hẹp nhưng
tuần hoàn bàng hệ vẫn đủ để duy trì được lưu lượng máu não ở mức đảm bảo
cho hoạt động chức năng não ở điều kiện bình thường. Nếu có bất thường
huyết động làm giảm áp lực tưới máu (hạ huyết áp tư thế, giảm cung lượng
tim) hoặc hiện tượng ăn cắp máu từ vùng não của động mạch hẹp/tắc sang
vùng não khác thì lượng máu não sau sang sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu và
thiếu máu não cục bộ có thể xảy ra. Đột quỵ não xảy ra qua cơ chế huyết động
chủ yếu nằm ở vùng ranh giới, là nơi tiếp giáp giữa các vùng tưới của động
mạch lớn như động mạch não giữa với động mạch não trước hoặc động mạch
não giữa với động mạch não sau [31], [32], [33], [23].
* Cơ chế nhồi máu não trong xơ vữa động mạch não lớn

Xuất huyết não

Nhồi máu não


Hình 1.2: Xuất huyết và nhồi máu não
Huyết khối có thể được tạo thành trên mảng xơ vữa và gây tắc mạch tại chỗ.
Cục thuyên tắc từ các mảng vỡ của mảng xơ hoặc từ cục huyết khối trên
mảng xơ có thể gây lấp mạch ở các động mạch xa hơn.
Gốc các động mạch nhỏ có thể bị tắc do sự phát triển của các mảng xơ
trong động mạch xuất phát ra chúng (động mạch thân nền hoặc động mạch
não giữa).
Giảm nặng đường kính lòng mạch do phát triển mảng xơ vữa có thể dẫn
đến giảm tưới máu gây nhồi máu não.


9
1.2.3.3. Sinh lý bệnh học nhồi máu não
Khi có thiếu máu não cục bộ, có nhiều cơ chế như tự điều hòa, tuần hoàn
bàng hệ được phát động để đảm bảo cung cấp Oxy cho vùng thiếu máu. Hậu
quả của thiếu máu phụ thuộc vào mức độ và thời gian thiếu máu. Khi ngừng
cung cấp máu cho não 30 giây, chuyển hóa của não sẽ bị rối loạn, sau một
phút chức năng thần kinh bị đình trệ, sau 5 phút sự thiếu Oxy tạo ra một chuỗi
các rối loạn gây ra tình trạng NMN [34].
* Hiện tượng Pénumbra
Từ Pénumbra là từ tiếng Latinh có nghĩa là hầu như là tối. Thuật ngữ này
dùng để chỉ một trạng thái đặc biệt của vùng thiếu máu não, trong đó các tế
bào thần kinh mất các hoạt động dẫn truyền nhưng về mặt sinh lý thì vẫn
nguyên vẹn và sự chênh lệch ion (là một đặc trưng của tế bào) vẫn được bảo
tồn. Người ta thấy rằng tất cả các vùng não bị thiếu máu, trước khi gây ra một
ổ hoại tử đều trải qua thời kỳ này. Tùy thuộc vào mức độ giảm sút của lưu
lượng tuần hoàn não và vào vị trí ở vùng ngoại biên của ổ thiếu máu mà thời
kỳ Pénumbra có thể kéo dài khác nhau.
* Phản ứng chuyển hóa ở vùng thiếu máu não

Khi một vùng não bị giảm hoặc mất nuôi dưỡng, sẽ làm thay đổi chuyển
hóa đường, tăng Axit Lactic làm giảm PH máu. Tình trạng toan máu này gây
ra rất nhiều hậu quả xấu: Giảm quá trình Oxy hóa khử, phá hủy hàng rào máu
não, làm tổn thương tế bào thần kinh vốn đang bị thiếu Oxy, làm tăng sự di
chuyển K+ ra ngoài tế bào và Na+ vào trong tế bào kéo theo nước chảy từ
khoang gian bào vào trong tế bào.
* Vai trò làm tổn thương tế bào của một số chất
+ Glutamate: Là một chất dẫn truyền thần kinh, tiền chất của GABA,
tham gia vào quá trình tổng hợp protêin trong tế bào. Sự tăng lên quá mức của
Glutamate trong tế bào thần kinh bị thiếu máu não gây ra ngộ độc cho tế bào
thần kinh.
+ Canxi: Canxi trong tế bào giữ vai trò quan trọng trong điều hòa tổng


10
hợp các Enzyme và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Trong ổ thiếu
máu não, có sự giải phóng các chất kích thích ngộ độc tế bào tác động trên thụ
thể NMDA (N-Metyl- D Asparate) làm cho Canxi xâm nhập ồ ạt vào trong tế
bào và đến lượt nó lại gây ra tổn thương cho tế bào thần kinh.
1.2.3.4. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não phụ thuộc vào vị trí của ổ
nhồi máu não [34].
* Nhồi máu não nhánh nông của động mạch não giữa
Các rối loạn cảm giác, vận động, thị giác đối diện với bên bị tổn thương
bao gồm: Liệt nửa người với ưu thế tay – mặt do tổn thương hồi trán lên,
giảm cảm giác nông và sâu nửa người do tổn thương hồi đỉnh lên, bán manh,
Aphasie Broca hoặc Wernicke, thờ ơ đôi khi có lú lẫn...
* Nhồi máu nhánh sâu của động mạch não giữa
Liệt hoàn toàn, đồng đều nửa người bên đối diện, thường không có rối
loạn cảm giác, không có rối loạn thị trường, đôi khi có thất ngôn dưới vỏ do

tổn thương nhân xám của bán cầu não ưu thế.
* Nhồi máu toàn bộ của động mạch não giữa
Các triệu chứng nặng nề của cả hai loại nhồi máu nhánh nông và nhánh
sâu kết hợp.


11

Phía trước

Phía sau

Não bình thường

Nhồi máu não

Hình 1.3: Hình ảnh nhồi máu não
* Nhồi máu động mạch não trước
Ít khi riêng rẽ, thường bị cùng với động mạch não giữa, liệt nửa người ưu
thế ở chân, câm ở giai đoạn đầu, hội chứng thùy trán: Thờ ơ, vô cảm, hưng cảm,
rối loạn chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương bên trái.
* Nhồi máu não động mạch não sau
Triệu chứng thị giác nổi bật: Bán manh, mất đọc, mất nhận thức thị giác,
trạng thái lú lẫn. Giảm cảm giác nông sâu bên đối diện, đau nửa người đối bên,
đau tự phát hoặc do kích thích, cảm giác đau rất mãnh liệt. Liệt nhẹ nửa người
bên đối diện, có thể có động tác múa vờn ở bàn tay bên đối diện với tổn thương.
* Nhồi máu động mạch bên của hành tủy
Ở bên tổn thương: Phân ly cảm giác, còn cảm giác sờ, mất cảm giác đau
nóng, lạnh. Tổn thương dây thân kinh (IX, X, XI): Rối loạn nuốt, phát âm,



12
nấc, liệt màn hầu, thanh quản. Hội chứng tiền đình: Chóng mặt, nôn,
Nystagmus do tổn thương nhân tiền đình. Ở bên đối diện: Mất cảm giác nửa
người, mất cảm giác đau, nóng, lạnh, còn cảm giác sâu.
* Nhồi máu tiểu não
Nhức đầu, nôn, chóng mặt, hội chứng tiểu não. Có thể là một cấp cứu vì
ép vào thân não hoặc gây não úng thủy cấp do ép vào não thất bốn.
1.2.3.5. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ được chia làm hai nhóm: Nhóm không thay đổi được,
và nhóm có thể thay đổi được [7], [35]. Nhóm không thay đổi được bao gồm:
Tuổi, giới, chủng tộc, di truyền, địa lý. Có thể coi, tuổi, giới, tiền sử gia đình là
những yếu tố nhận dạng khá quan trọng, giúp chúng ta kiểm soát tích cực hơn
các yếu tố nguy cơ khác. Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến
kết luận TBMMN tăng theo tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở đi. Nam giới bị
TBMMN nhiều hơn nữ từ 1,5 đến 2 lần [7]. Nhóm có thể thay đổi được là:
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh
sinh của TBMMN. Tăng huyết áp tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm
trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra cả các loại TBMMN khi huyết áp tâm
thu (HATT) từ 160 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) từ 95
mmHg trở lên, tỉ lệ TBMMN ở người THA so với những người HA bình
thường sẽ tăng từ 2,9 lần (đối với nữ) và 3,1 lần (đối với nam) [7], [36].
- Rối loạn Lipid máu: Mức độ HDL thấp (dưới 0,9mmol/l), mức độ cao
của Triglycerid (trên 2,3mmo/l) cộng với sự tăng huyết áp sẽ tăng gấp đôi
nguy cơ TBMMN [7]. Mới đây, một công trình tập hợp 10 năm nghiên cứu về
nguy cơ TBMMN ở những người có Cholesterol máu tăng cao trên 200mg/l


13
đã cho thấy nguy cơ là 2,9 lần. Nếu điều trị tốt có thể ngăn ngừa được 22.000

người trên 55 tuổi bị TBMMN ở nước Anh. Ở Nhật và Mỹ việc giảm tỉ lệ
chảy máu nội não được cho là có liên quan đến tăng Cholesterol máu [30].
- Béo phì là một yếu tố không trực tiếp gây TBMMN mà thông qua các
bệnh tim mạch. Có sự liên quan rất rõ rệt giữa béo phì, tăng huyết áp và sự đề
kháng Insulin.
- Các bệnh tim mạch: Rung nhĩ không có bệnh lý van tim, nhồi máu cơ
tim cấp, phì đại thất trái, bệnh tim do thấp, các tai biến do van tim giả là
nguyên nhân chủ yếu gây tắc mạch não từ tim. Tần suất và tính phổ biến của
rung nhĩ tăng theo tuổi, với mỗi khoảng 10 năm liên tục sau 55 tuổi tỷ lệ rung
nhĩ tăng gấp đôi [7], [37].
- Đái tháo đường: Là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể TBMMN [7].
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơ
bệnh lý tim mạch và nhất là tùy thuộc số lượng hút kết hợp với thời gian hút.
Nguy cơ tương đối của TBMMN ở người hút thuốc lá nhiều (trên 40
điếu/ngày) gấp hai lần ở người hút thuốc lá ít (dưới 10 điếu /ngày).
- Rượu: Lạm dụng rượu (56 đến 70 gam rượu hàng ngày hoặc say quá
chén) sẽ làm tăng áp lực máu, tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu, tăng mức
Triglycerid, cơn rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim và liên quan đến sự gia tăng
của nguy cơ TBMMN (đặc biệt là thể chảy máu não) [7].
- Tiền sử bị tai biến thoáng qua: Nguy cơ xảy ra TBMMN sau cơn thiếu
máu thoáng qua là 10% trong năm đầu tiên, sau đó trong năm tiếp theo có tỷ
lệ 5% [7].


14
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng được xếp vào nhóm này như
sử dụng thuốc ngừa thai, lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc gây nghiện, ít vận
động thể lực, hẹp động mạch cảnh chưa có triệu chứng [7], [36], [35].
1.2.3.6. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Các xét nghiệm thường quy

+ Xét nghiệm máu: Công thức máu, đông máu cơ bản, hóa sinh máu
(glucose, ure, creatinin, định lượng cholesterol –LDL, cholesterol –HDL,
cholesterol và triglycerid, điện giải đồ, AST, ALT).
+ Chụp XQ tim phổi.
+ Ghi điện tim, siêu âm ổ bụng tổng quát.
+ Xét nghiệm nước tiểu.
- Các xét nghiệm chuyên biệt
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Nên được làm, vì đây là một trong những
bước thiết yếu đầu tiên trong xử trí bệnh nhân đột quỵ não và giúp loại trừ
chảy máu não [38].
+ Chụp cộng hưởng từ não (MRI): Có thể cung cấp các thông tin cụ thể
về vị trí đột quỵ não, thời gian chảy máu não, và tình trạng nhu mô não [38].
+ Chụp cắt lớp vi tính mạch não (CTA): Có thể cung cấp nhanh hình ảnh
toàn bộ động mạch não và có thể chẩn đoán các hẹp mạch ở trong và ngoài
sọ, túi phình mạch não hoặc các bóc tách mạch [38].


15
+ Siêu âm Doppler xuyên sọ: Có thể được thực hiện để phát hiện tình
trạng tắc nghẽn, tái thông, và tắc lại các động mạch não lớn trong sọ theo thời
gian [38].
+ Siêu âm động mạch cảnh: Để đánh giá tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch
cảnh trong, cho thấy hướng dòng chảy của động mạch đốt sống [38].
+ Xét nghiệm dịch não tủy: Giúp chẩn đoán phân biệt giữa NMN và
chảy máu trong sọ. Nhồi máu não có dịch não tủy trong, các thành phần dịch
não tủy không thay đổi [39].
1.2.3.7. Chẩn đoán nhồi máu não
+ Lâm sàng: Tính chất xuất hiện đột ngột của các triệu chứng thiếu sót
thần kinh. Khái niệm đột ngột là từ vài phút đến vài ngày. Các triệu chứng
thần kinh ổ, rối loạn ý thức, cơn động kinh. Khi hỏi bệnh thì hỏi về tiền sử

bệnh tật, đặc biệt là các bệnh có liên quan, các yếu tố nguy cơ. Chú ý phát
hiện tiền sử cơn thiếu máu não thoáng qua. Khám toàn thân đặc biệt là tim
mạch [34].
Phân chia giai đoạn của nhồi máu não : 6 giai đoạn
Giai đoạn tối cấp: Trước 6 giờ sau đột quỵ.
Giai đoạn cấp: Từ 6 giờ đến 24 giờ sau đột quỵ.
Giai đoạn cấp tính muộn: Từ 1 đến 3 ngày.
Giai đoạn bán cấp sớm: Từ 4 đến 7 ngày.
Giai đoạn bán cấp muộn: Từ 7 đến 8 tuần.


16
Giai đoạn mãn tính: Từ vài tháng đến vài năm [40].
+ Cận lâm sàng
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Giúp chẩn đoán xác định nhồi máu não, vị
trí, tính chất của tổn thương não, nó cũng giúp chẩn đoán phân biệt với xuất
huyết não, u não...
- Các thăm dò cận lâm sàng khác:
 Chụp cộng hưởng từ não.
 Chụp động mạch não.
 Các xét nghiệm một cách hệ thống.
1.2.3.8. Điều trị nhồi máu não
* Bốn thành tố trong chăm sóc thiếu máu não cục bộ cấp
- Điều trị cấp cứu và tối ưu hóa tình trạng thần kinh.
- Thực hiện quy trình trình chẩn đoán căn nguyên để dự phòng cấp II.
- Dự phòng suy thoái thần kinh hoặc các biến chứng nội khoa.
- Hồi phục và phục hồi chức năng [38].
* Điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp
Sau giai đoạn cấp thường kết hợp nhiều phương pháp để điều trị như thuốc,
vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập.

a. Điều trị bằng thuốc
- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin 81mg, Plavix 75mg,
Aggrenox..).
- Điều trị các yếu tố nguy cơ và các bệnh kèm theo: Thuốc tăng huyết
áp, rối loạn Lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch...).


17
- Các biến chứng nội khoa: Huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm phổi do hít,
nhiễm trùng đường tiết niệu, loét do bất động lâu ngày, viêm khớp vai...).
b. Phục hồi chức năng sau giai đoạn cấp
Mục tiêu ban đầu của phục hồi chức năng là ngăn ngừa các biến chứng,
làm giảm mức tối thiểu các khiếm khuyết chức năng và tối đa hóa khả năng phục
hồi chức năng. Các ưu tiên của phục hồi chức năng đột quỵ não sớm là dự phòng
cấp II đột quỵ não, xử trí các bệnh nội khoa phối hợp và ngăn ngừa các biến
chứng. Các thành phần chính của phục hồi chức năng bao gồm: Điều trị rối loạn
ngôn ngữ, vật lý trị liệu, liệu pháp hoạt động, liệu pháp tâm lý – xã hội [38].
1.3. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN nói chung và NMN nói
riêng. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột như
trong giai đoạn cấp của YHHĐ thì YHCT xếp TBMMN vào chứng trúng
phong, giai đoạn sau cấp của YHHĐ với triệu chứng liệt nửa người nổi bật thì
YHCT xếp vào chứng bán thân bất toại [12], [41].
1.3.1. Quan niệm nguyên nhân của chứng trúng phong
Trúng phong còn gọi là thốt trúng (đột ngột), bệnh này phát ra gấp vội,
triệu chứng xuất hiện nhiều cách biến hóa giống với tính chất của phong: Dễ
lưu hành, biến đổi nhanh cho nên gọi là trúng phong. Bệnh nhân tối sầm ngã
ra, mê man, kiêm có chứng miệng mặt méo xệch, bán thân bất toại, nói không
thuận lời, có trường hợp không tối ngã mà chỉ mặt méo lệch, không cử động
là chủ chứng [42]. Trong Linh khu nói: “Hư tà xâm vào một phía người, xâm

vào sâu ở phía trong vinh vệ, vinh vệ hơi suy thì chân khí tán mất, tà khí đóng
lại phát thành chứng thiệt khô”, sách Tố Vấn nói: “Về dương khí, giận quá thì
hình khí tuyệt mà huyết dần lên trên làm cho người ta bị trúng phong”, sách
Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh lạc trống rỗng, phong tà nhân chỗ hư xâm vào
trong và lấy tà trúng nông sâu, bệnh tình nặng nhẹ mà chia ra trúng lạc, trúng
kinh, trúng phủ, trúng tạng” [42]. Thầy thuốc gần đây đã có một số tổng kết


18
kinh nghiệm tiền nhân và kết hợp YHHĐ để tìm ra cơ chế phát sinh bệnh, đã
kết luận rằng chứng này phát sinh chủ yếu do can dương hóa phong, khí huyết
cùng nghịch lên, xông thẳng lên phạm vào não [42].
Nguyên nhân trúng phong theo YHCT
+ Chính khí suy hư: Người già cơ thể suy yếu, can thận âm hư, can
dương thịnh lên hoặc lo nghĩ phiền lao quá độ, khí huyết suy tổn, chân khí
hao tán hoặc vì giữ gìn không thích đáng, làm cho âm suy ở dưới, dương cang
bốc mạnh lên, dương hỏa phong động, khí huyết nghịch lên che mờ nguyên
thần, đột nhiên phát ra bệnh này [42].
+ Ăn uống không chừng độ: Do ăn uống không điều độ, trung khí suy
hư, tỳ không kiện vận, tụ thấp sinh đờm, đờm uất hóa nhiệt, trở trệ kinh lạc,
che mờ thanh khiếu bệnh nhân đột nhiên hôn mê, ngã ra, méo xệch không cử
động được [42].
+ Tổn thương về tình chí: Ngũ chí quá cực, đàm hỏa thịnh lên hoặc
người vốn âm hư, thủy không hàm mộc, lại vì tình chí tổn thương, can dương
động lên mạnh, dẫn động tâm hỏa, phong hỏa cùng bốc, khí huyết nghịch lên,
tâm thần tối mờ làm cho bỗng nhiên ngã lăn ra không biết gì [42].
+ Khí hư tà trúng vào: Khí huyết không đủ, mạch lạc trống rỗng,
phong tà nhân chỗ hư trúng vào kinh lạc, khí huyết bị trở tắc, cơ nhục gân
mạch mất sự nhu dưỡng hoặc người hình thịnh khí suy, đàm thấp vốn thịnh,
ngoại phong dẫn động đàm thấp, bế trở kinh lạc, làm cho méo xệch không

cử động [42].
1.3.2. Phân loại và điều trị trúng phong
Trúng phong theo YHCT chia làm hai thể: Trúng phong kinh lạc và
trúng phong tạng phủ.
1.3.2.1. Trúng phong kinh lạc
Mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê. Bỗng nhiên da thịt tê
dại, đi lại nặng nhọc, mắt, miệng méo, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng, mạch


19
huyền tế hay phù sác.
Trúng phong kinh lạc gồm 5 loại chứng:
- Can dương thịnh, phong hỏa thượng nhiễu: Bệnh nhân bán thân bất
toại, các chi co cứng, miệng méo, nói ngọng hoặc nói khó, hoa mắt
chóng mặt, mặt mắt đỏ, tâm phiền hay cáu gắt, miệng khô đắng, đại
tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc khô, mạch huyền
hoặc huyền sác. Pháp điều trị là bình can tức phong tiềm dương. Bài
thuốc dùng là “Thiên ma câu đằng ẩm”.
- Phong đàm huyết ứ, tê trở mạch lạc: Bệnh nhân bán thân bất toại, các
chi co quắp, miệng méo, nói ngọng hoặc nói khó, hoa mắt chóng mặt,
chất lưỡi đỏ tím, rêu trắng nhớt, mạch hoạt. Pháp điều trị là hóa đàm
tức phong thông lạc. Bài thuốc dùng là “Hóa đàm thông lạc thang”.
- Đàm nhiệt phủ thực, phong đàm thượng nhiễu: Bán thân bất toại, các
chi co cứng, miệng méo, nói ngọng, nói khó, bụng căng chướng, đại
tiện táo, hoa mắt chóng mặt, miệng nhớt nhiều đờm, về chiều mặt đỏ,
phiền nhiệt. Pháp điều trị là thông phủ tiết nhiệt hóa đàm. Bài thuốc
dùng là “Tinh lâu thừa khí thang”.
- Khí hư huyết ứ: Bán thân bất toại, cơ nhục mềm nhẽo, miệng méo, nói
ngọng nói, nói khó, sắc mặt nhợt, người mệt thở ngắn, tê dại nửa người,
tâm quý, tự hãn, chất lưỡi nhợt thâm, có thể có ban ứ huyết, rêu lưỡi

trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch hoãn hoặc tế sáp. Pháp điều trị là ích
khí hoạt huyết thông lạc. Bài thuốc dùng là “Bổ dương hoàn ngũ thang”.
- Âm hư phong động: Bán thân bất toại, miệng méo, nói ngọng, nói khó,
lòng bàn tay, bàn chân nóng, nửa người tê bì, ngũ tâm phiền nhiệt, mất
ngủ, chóng mặt, ù tai. Pháp điều trị là tư âm tiềm dương, trấn can tức


20
phong. Bài thuốc dùng là “Trấn can tức phong thang” [43].
1.3.2.2. Trúng phong tạng phủ
Bệnh đột ngột, người bệnh bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc
không nói được, thở khò khè, miệng méo, mắt lệch, tê liệt nửa người, nếu
nặng có thể tử vong.
- Chứng bế: Bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm
chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm, mạch huyền hữu lực.
- Chứng thoát: Hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay chân lạnh, ra
mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện mất tự chủ, người mềm, lưỡi rụt, mạch trầm
huyền vô lực.
Ngoài ra còn phải phân biệt trạng thái hư và thực của bệnh
- Trạng thái thực: Chính khí còn tốt, khí huyết còn mạnh, bệnh nhân bán
thân bất toại, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, bàn
tay bàn chân ấm, mạch huyền hữu lực.
- Trạng thái hư: Bệnh nhân chính khí suy yếu, khí huyết kém, bán thân
bất toại, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, đại tiện phân sống nát, nước tiểu
trong, chân tay lạnh, mạch trầm huyền vô lực [43].
1.3.2.3. Điều trị di chứng
Bệnh sau giai đoạn cấp để lại một số di chứng như liệt nửa người, nói khó,
miệng mắt méo xếch, rối loạn cơ tròn. Do đó cần tích cực điều trị và nên phối
hợp các phương pháp dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện.
- Liệt nửa người

+ Khí hư, huyết trệ, mạch lạc ứ trệ: Khí hư không vận hành được huyết,
huyết không dinh dưỡng được cân cơ, khí huyết ứ trệ, mạch lạc tắc trở làm cho
chân tay, mình mẩy tàn phế không cử động được. Pháp điều trị là bổ khí hoạt


21
huyết, thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc dùng là “Bổ dương hoàn ngũ thang”.
- Khó nói
+ Phong đàm trở lạc: Phong đàm trở tắc ở trên làm cho kinh lạc mất điều
hòa, lưỡi cứng, nói ngọng, chân tay tê dại, mạch huyền hoạt. Pháp điều trị là trừ
phong, trừ đàm, tuyên khiếu thông lạc. Bài thuốc dùng là “Giải ngữ đan”.
+ Thận hư tinh suy: Thận hư tinh khí không tiếp lên trên được, gân mạch
ở họng không được nuôi dưỡng, thanh âm yếu không nói được, kèm theo tâm
quý, khí đoản, eo lưng đầu ngối đau mỏi. Pháp điều trị là tư âm, bổ thận, lợi
khiếu. Bài thuốc dùng là “Địa hoàng ẩm tử”.
- Miệng mắt méo xệch: Miệng méo mắt lệch, kèm theo tứ chi và toàn
thân tê bì, hoặc nói khó, nhức đầu chóng mặt. Pháp điều trị trừ phong đàm,
thông lạc. Bài thuốc dùng là “Khiên chính tán” [42].
Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp không
dùng thuốc.
+ Điều trị trúng phong bằng châm cứu
- Phác đồ của Bộ Y tế ban hành [44]: Thất ngôn, châm tả các huyệt Bách
hội, Á môn, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch, Thượng liêm tuyền hướng về
gốc lưỡi. Liệt mặt, châm tả các huyệt Quyền liêu, Hạ Quan, Địa thương, Giáp
xa, Thừa tương, Ế phong. Liệt tay, châm tả các huyệt Giáp tích C4 – C7, Kiên
ngung, Khúc trì, Bát tà, Hợp cốc, Ngoại quan, Kiên trinh, Đại chùy, Tích
trung, Lao cung, Cực tuyền. Liệt chân, châm tả các huyệt Giáp tích D12- L5,
Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Thừa sơn, Ủy trung, Dương lăng
tuyền, Lương khâu, Huyền chung, Bễ quan, Giải khê, Phi dương, Côn lôn.
+ Châm bổ các huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Thái khê, Thận du, Âm

cốc, Bạch hoàn du, Âm liêm.


22
+ Bệnh nhân có rối loạn cơ tròn: Tiểu tiện không tự chủ (Khúc cốt, Quan
nguyên, Trung cực, Thạch môn, Thiên khu).
- Phác đồ huyệt do Giáo sư Trần Thúy đưa ra: Bách hội, Phong phủ,
Phong trì, Thái dương, Đầu duy, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý,
Dương trì, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu, Thân mạch, Tuyệt cốt,
Côn lôn, Âm lăng tuyền, Thái xung, Giải khê [45].
+ Điều trị trúng phong bằng xoa bóp bấm huyệt
Mục đích tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp nhanh
chóng phục hồi chức năng vận động nửa người bên liệt [46]. Bao gồm xoa bóp,
vận động, bấm huyệt vùng đầu mặt, khớp vai, chi trên, chi dưới bên liệt [9].
1.4. TỔNG QUAN BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU “HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ
THANG”
1.4.1. Xuất xứ, thành phần bài thuốc
“Huyết phủ trục ứ thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ
sách “Y lâm cải thác” của Vương Thanh Nhậm – một danh y Trung Quốc
đời nhà Thanh chuyên điều trị chứng huyết ứ [13]. Toàn bộ phương thuốc
có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, lý khí chỉ thống, giải trừ uất kết ở khí phận.
Bài thuốc lấy hóa ứ làm chủ đạo, lý khí là bổ trợ, tức là dùng thuốc hành
khí trong nhóm hoạt huyết. Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết
hóa ứ làm chủ dược; Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết, hóa ứ; Sinh địa
phối hợp với Đương Quy dưỡng huyết hòa âm; Ngưu tất hoạt huyết thông
mạch; Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh sơ thông khí trệ, giúp thông mạch hoạt lạc;
Cam thảo điều hòa các vị thuốc [47].
1.4.2. Thành phần bài thuốc
Bài thuốc bao gồm 11 vị: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương
quy, Ngưu tất, Sinh địa, Xích thược, Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh, Cam thảo.



23
+ Đào nhân (Semen Persicae)
Bộ phận dùng là nhân hạt đào sấy khô của cây Đào Prunus persica, họ
hoa hồng (Rosaceae). Thành phần hóa học chứa hơn 50% là dầu, ngoài ra còn
có 3,5% amygdalin ít tinh dầu, men Emusin. Tác dụng dược lý ức chế ngưng
tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, làm hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, tác dụng
chống viêm kháng khuẩn, giảm đau.
Theo YHCT, Đào nhân có đặc tính: Vị đắng ngọt, tính bình quy vào hai
kinh tâm và can.Tác dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường. Ứng
dụng lâm sàng chữa huyết ứ, huyết bế, chữa ho, thông kinh nguyệt, sát trùng.
Liều lượng 6 - 12 g/ngày.
+ Hồng hoa (Flos Carthami)
Bộ phận dùng hoa phơi hay sấy khô của cây Hồng hoa
Carthamustinctorius, họ cúc (Asteraceae). Thành phần hóa học, trong hồng
hoa có chứa 0,3-0,6% chất Carthamin khi thủy phân sẽ cho glucoza và
carthamidin. Tác dụng dược lý ức chế ngưng tập tiểu cầu, làm tăng hưng phấn
nhẹ cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, làm hạ mỡ máu, tăng miễn dịch, tăng
hàm lượng kháng thể, tăng hoạt động thực bào.
Theo YHCT, Hồng hoa có đặc tính: Vị cay ấm, vào hai kinh tâm và can.
Tác dụng hoạt huyết thông kinh, hóa ứ chỉ huyết. Ứng dụng lâm sàng chữa
kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh đặc biệt điều trị chứng huyết ứ. Liều
dùng 6 - 12g/ngày.
+ Đương quy (Radix Angenicae sinensis)
Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy Angelicae
sinensis họ Hoa tán (Apraceae). Thành phần hóa học, tinh dầu chiếm 0,2%
chủ yếu là N-butylidenphtalit và N-valerophenon cacboxy acid. Tác dụng
dược lý ức chế co tử cung, giãn mạch, tăng lưu lượng máu cơ tim, nước chiết



24
đương quy có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, ức chế tổng hợp
Thromboxan A2 và tăng tổng hợp PGI2, giảm mỡ máu.

Theo YHCT, Đương quy có đặc tính: Vị ngọt cay, tính ôn, vào ba kinh
tâm, can, tỳ. Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận huyết, thông kinh. Ứng
dụng trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế, nhuận táo, thông tiện. Liều lượng
6 - 16g/ngày.
+ Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Bộ phận dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung
Ligusticum wallichii thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Thành phần hóa học, tinh
dầu 1 - 2% và nhiều thành phần hóa học có tác dụng hoạt huyết. Tác dụng
dược lý ức chế ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch, giãn cơ trơn, chống loạn nhịp
tim, giảm Cholesterol trong huyết tương chuột, giảm 38% lipid máu.
Theo YHCT, Xuyên khung có đặc tính: Vị cay tính ôn, vào ba kinh can,
đởm, tâm bào. Tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong, bổ huyết.
Ứng dụng trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế, trị đau đầu, chóng mặt, bán
thân bất toại, huyết áp cao. Liều dùng 4 - 12g/ngày.
+ Ngưu tất (Radix Archiranthis bindantae)
Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất Achyranthes
bidentata thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Thành phần hóa học, có Saponin,
muối kali. Tác dụng dược lý giảm cholesterol máu, hạ huyết áp ở mèo và
chuột, tác dụng lợi tiểu.
Theo YHCT, Ngưu tất có đặc tính: Vị chua đắng, tính bình, vào kinh can,
thận. Tác dụng phá ứ hành huyết, bổ can thận mạnh ngân cốt, tả hỏa giải độc,
lợi niệu. Ứng dụng chữa viêm khớp, kinh bế, băng huyết, khó đẻ, sót rau. Liều
dùng 6 - 16 g/ngày.
+ Sinh địa (Radix Rehmaniae)
Bộ phận dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng Rehmannia



25
glutinosa Libosch, thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Thành phần
hóa học có Mannit, Rheumanin là một glucozit và một ít croten, 15% acid
amin. Tác dụng dược lý hạ đường huyết, Trợ tim, lợi tiểu, chống thiếu máu.
Theo YHCT, Sinh địa có đặc tính: Vị ngọt đắng tính hàn, vào bốn kinh
tâm, can, thận, và tiểu trường. Tác dụng thanh nhiệt lương huyết, bổ huyết,
sinh tân chỉ khát. Ứng dụng trị ứ huyết, đái ra máu, tiêu khát, thông huyết
mạch, sốt cao. Liều dùng 6 - 16 g/ngày.
+ Xích thược (Radix Paeoniae rubra)
Bộ phận dùng rễ phơi hay sấy khô của của cây Thược dược (Paeonia
lactiflora Pall). Họ hoàng liên (Ranunculaceae). Thành phần hóa học, tinh bột,
tanin, nhựa, chất nhầy, chất đường, sắc tố và acid benzoic. Tác dụng dược lý
trừ đờm, chữa ho.
Theo YHCT, Xích thược có đặc tính: Vị đắng chua, hàn vào ba kinh can
tỳ và phế. Tác dụng hành huyết tán huyết, thanh nhiệt lương huyết. Ứng dụng
chữa chảy máu cam, băng huyết, bạch đới. Liều dùng 6 - 12g/ngày.
+ Sài hồ (Radix Bupleuri)
Còn gọi là Bắc sài hồ, Sà diệp sài hồ, Trúc diệp sài hồ.
Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Sài hồ Buleuri sinense DC thuộc họ
Hoa tán (Apiecerae). Thành phần hóa học, các Triterpen saponin:
saikosaponin A, B1-4, D, E, F; Saikogenin; Polyasaccarrid: Bupleuran 2IIb,
2Iic và tinh dầu. Tác dụng dược lý hạ nhiệt, an thần, chống viêm, giảm đau,
điều hòa miễn dịch, chống loét, ức chế vi khuẩn, giảm cholesterol máu, bảo
vệ tế bào gan.
Theo YHCT, Sài hồ có đặc tính: Vị đắng, tính hàn, vào kinh can đởm.
Tác dụng giải biểu, hạ nhiệt, sơ can, giải uất, thăng đề dương khí. Ứng dụng



×