Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.69 KB, 198 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀI THU

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA HIỆN TƯỢNG PHÓNG CHIẾU TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NCS: VŨ HOÀI THU

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA HIỆN TƯỢNG PHÓNG CHIẾU TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng
ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các
trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án.
Tác giả Luận án

VŨ HOÀI THU


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt sử dụng trong luận án
Danh mục các bảng biểu sử dụng trong luận án
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ sử dụng trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng, phạm vi nguồn dữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình thu thập
dữ liệu
4.

Phương pháp nghiên cứu


5.

Đóng góp mới về khoa học của luận án

6.

Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

7.

Bố cục luận án

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của
lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương với phóng
chiếu trước Ngữ pháp chức năng hệ thống
1.1.1.1. Câu trong ngữ pháp truyền thống
1.1.1.2. Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống về
phóng chiếu
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ
pháp chức năng hệ thống
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu trên thế giới
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hiện tượng phóng chiếu ở Việt Nam


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lí thuyết nghiên cứu đối chiếu

1.2.2. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
1.2.3. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
1.2.3.1. Khái niệm tương đương câu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
1.2.3.2. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống
1.2.4. Các cấp độ phóng chiếu
1.2.4.1. Phóng chiếu trong cú
1.2.4.2. Phóng chiếu trên cú
1.3. Tiểu kết
Chương 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA
PHÓNG CHIẾU TRÊN CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú
trong tiếng Anh
2.1.1. Cú phóng chiếu
2.1.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
2.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
2.1.2. Cú bị phóng chiếu
2.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
2.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
2.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú
trong tiếng Việt
2.2.1. Cú phóng chiếu
2.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
2.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
2.2.2. Cú bị phóng chiếu
2.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp


2.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
2.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trên cú trong
tiếng Anh và tiếng Việt

2.3.1. Những điểm tương đồng
2.3.1.1. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ pháp
2.3.1.2. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa
2.3.2. Những nét khác biệt
2.3.2.1. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ pháp
2.3.2.2. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa
2.4. Tiểu kết
Chương 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA
PHÓNG CHIẾU TRONG CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú
trong tiếng Anh
3.1.1. Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu
3.1.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.1.2. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu bị bao
3.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.1.3. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.1.3.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.1.4. Phóng chiếu dưới cú: cụm động từ phóng chiếu
3.1.4.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.1.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú


trong tiếng Việt
3.2.1. Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu
3.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

3.2.2. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu bị bao
3.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.2.3. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.2.3.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.2.4. Phóng chiếu dưới cú: cụm động từ phóng chiếu
3.2.4.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.2.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trong cú
trong tiếng Anh và tiếng Việt
3.3.1. Những điểm tương đồng
3.3.1.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.3.2. Những nét khác biệt
3.3.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
3.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
3.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


HỆ THỐNG CÁC KÝ HIỆU QUY ƯỚC
|

ranh giới cụm từ/nhóm từ
| ranh giới cú
| ranh giới cú phức


[

ranh giới cụm từ bị bao

[[…]] ranh giới cú bị bao
* chỉ cú không có tính ngữ pháp hay không được chấp nhận α,
β, γ,…. các cú có quan hệ phụ thuộc
1, 2, 3,…. các cú có quan hệ đồng đẳng
" lời
' ý tưởng
^chỉ trình tự cấu trúc
.

phán đoán
! khiến nghị


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CC: Chu cảnh
CN: Chủ ngữ
CT: Cảm thể
HĐ: Hữu định
HT: Hành thể
KT: Khởi thể
QT: Quá trình
QT: hv: Quá trình hành vi
QT: pn: Quá trình phát ngôn
QT: tt: Quá trình tinh thần
QT: vc: Quá trình vật chất
VN: Vị ngữ



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Các tầng trong ngôn ngữ học hệ thống
Hình 1.2 Vị trí của cú và cụm từ trong ngôn ngữ học hệ thống
Hình 1.3 Hai tầng phóng chiếu
Hình 1.4 Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc ngang cú)
Hình 1.5 Cụm danh từ có thành phần phóng chiếu bị bao
Hình 1.6 Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc dưới cú)
Hình 2.1 Tỉ lệ quá trình phát ngôn (QTPN) và quá trình tinh thần
(QTTT) trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Hình 2.2 Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Anh
Hình 2.3 Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Việt
Hình 2.4 Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Anh
Hình 2.5 Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Việt
Hình 2.6 Mức độ sử dụng động từ say (nói) trong tiếng Anh và
động từ nói trong tiếng Việt
Hình 3.1 Chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề trong
tiếng Anh và tiếng Việt
Hình 3.2 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Anh
Hình 3.3 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Việt
Hình 3.4 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Anh
Hình 3.5 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Việt
Hình 3.6 Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh
Hình 3.7 Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Việt


Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3

Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 1.11
Bảng 1.12
Bảng 1.13
Bảng 1.14
Bảng 1.15
Bảng 1.16
Bảng 1.17
Bảng 1.18
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4


Bảng 2.5

S

t
Bảng 2.6

S


t
Bảng 2.7

V

t
Bảng 2.8

S

Bảng 2.9

T

t
Bảng 2.10

S

V
Bảng 2.11

T

t
Bảng 3.1

S

t

Bảng 3.2

S

A
Bảng 3.3

S

A
Bảng 3.4

S

Bảng 3.5

S

t
Bảng 3.6

S

V
Bảng 3.7

S

V
Bảng 3.8


S


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XX, ngôn ngữ học đón nhận sự ra đời của nhiều trào lưu
mới như ngữ pháp văn bản, lí thuyết hành động ngôn từ, ngôn ngữ học tri
nhận, ngôn ngữ học chức năng, v.v. Mỗi lí thuyết ngôn ngữ mới ra đời đều là
sự đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ của con
người. Khuynh hướng đi sâu vào nghiên cứu bình diện chức năng và nội
dung của ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học
trên thế giới (Robins [33]). Các nghiên cứu truyền thống phần lớn đều xem
ngôn ngữ như một tập hợp các quy tắc chứ không phải là một “nguồn lực để
tạo nghĩa” (Halliday [74]; Halliday & Hasan [77]; Halliday & Matthiessen
[75]; Martin [834]; Hoàng Văn Vân [47], [48], [103]).
Trên thực tế, ngữ pháp truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá
trình tiếp cận cả ngôn ngữ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh (ngoại ngữ)
trong quá trình dạy học trong các nhà trường tại Việt Nam. Được dạy và học
theo ngữ pháp truyền thống, phần lớn giáo viên dạy ngoại ngữ tập trung vào
giải thích các quy tắc ngữ pháp một cách trừu tượng, độc lập với ngôn cảnh
hay hoàn cảnh giao tiếp. Điều đó có nghĩa là dạng thức hay cấu trúc bề mặt
của ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn ý nghĩa hay chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ (Cao Xuân Hạo [17], [18]; Nguyễn Văn Hiệp [23]). Chính điều này
đã hạn chế người học hiểu được bản chất và nghĩa của cấu trúc ngữ pháp cần
dạy. Trong khi đó, Halliday [74], [13], Halliday & Matthiessen [75], [76] đã
cho thấy ngữ pháp chức năng có nhiều tiềm năng ứng dụng, đặc biệt là ứng
dụng vào lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ.
Trong quá trình giao tiếp trao đổi thông tin, phóng chiếu là một hiện
tượng lý thú của ngôn ngữ. Nó xuất hiện nhiều trong báo chí và trong các tiểu

thuyết viết theo thể loại văn trần thuật. Tuy nhiên, đây lại là một khoảng trống
1


vì chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này, đặc biệt là phóng chiếu
trong cú. Chính vì hiện tượng phóng chiếu chưa được quan tâm thỏa đáng nên
xuất hiện những khó khăn khi giải thích và sử dụng phóng chiếu trong lĩnh
vực dịch thuật và giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế,
chúng tôi nhận thấy học viên thường gặp rất nhiều khó khăn và thường mắc
lỗi trong cách sử dụng, cách diễn đạt, cách sử dụng các động từ tường thuật,
đặc biệt là cách phối hợp về thì (tense) trong các cú được các nhà ngôn ngữ
học chức năng hệ thống (Halliday [74], [13], Matthiessen [85]; Hoàng Văn
Vân [103]; Halliday & Matthiessen [75]) gọi là cú “phóng chiếu” (projecting
clause) và cú bị phóng chiếu (projected clause). Ngoài ra các bài tập truyền
thống về chuyển đổi song song giữa lời nói gián tiếp và trực tiếp đã tạo cho
người học chỉ nhận thức về mặt ngữ pháp-từ vựng rằng hai hiện tượng này
thường song song và tương đương với nhau. Như Halliday [74] đã chỉ ra, “Về
góc độ ngữ nghĩa, lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp không hoàn toàn sóng
đôi với nhau, và có nhiều trường hợp trong đó việc thay thế hiện tượng này
bằng hiện tượng kia là không có nghĩa”. Người học không phân biệt được
mục đích của phát ngôn, dẫn tới cách chuyển từ lối nói trực tiếp sang lối nói
gián tiếp không phù hợp.
Nguyên nhân thường xuất phát từ hai phía: thứ nhất, giáo viên còn
thiếu hiểu biết về bản chất của hiện tượng phóng chiếu; thứ hai học sinh bị
ảnh hưởng bởi tiếng Việt mà trong dạy ngoại ngữ thường được gọi là “chuyển
di tiêu cực” (negative transference). Vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu là tìm
ra bản chất của hiện tượng phóng chiếu trong hai ngôn ngữ nhằm thiết lập
những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ để từ đó đề xuất
những phương thức và biện pháp giúp người Việt học tiếng Anh cũng như
người Anh học tiếng Việt khắc phục được những khó khăn trên. Tìm hiểu bản

chất của phóng chiếu từ bình diện lí thuyết để giúp người dạy và người học có
2


cái nhìn toàn diện về vấn đề này từ nhiều góc độ và từ đó khắc phục được những
khó khăn trong khi sử dụng phóng chiếu trong giao tiếp chính là hai lý do thực
tiễn thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ
nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng

Việt”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu đặc điểm các thành phần phóng
chiếu trên cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của lý
thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Trên cơ sở chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng
chiếu trong tiếng Anh với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, luận án
giúp cho người học hiểu được logic của ngôn ngữ trong hệ thống các siêu
chức năng (kinh nghiệm, liên nhân, ngôn bản và logic) từ đó biết cách chuyển
dịch giữa hai ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp.
Luận án của chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-

Hệ thống hoá cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là hệ thống lí

thuyết liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp
chức năng.
-

Nghiên cứu những đặc trưng của phóng chiếu ở các cấp độ: cụm từ, cú


đơn và cú phức trong tiếng Anh và tiếng Việt.
-

Trên cơ sở của hai nội dung đã đề cập ở trên, luận án sẽ đối chiếu những

đặc trưng phóng chiếu trong tiếng Anh với tiếng Việt để thiết lập những điểm
tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. Trong quá trình đối chiếu, luận
án sẽ cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt đó.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án cần trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu sau:
2.

Phóng chiếu là gì?

3


2.

Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú (cú phức [câu

phức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống]) và trong cú (bao gồm
ngang cú [câu đơn trong ngữ pháp truyền thống] và dưới cú [từ và cụm
từ]) trong tiếng Anh?
3.

Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú và trong cú

(ngang cú và dưới cú) trong tiếng Việt?
4. Phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng


khác biệt gì?
Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu mà luận án
đặt ra, cái mà chúng ta cần trước hết là một mô hình lí thuyết nghiên cứu hiện
tượng phóng chiếu toàn diện hơn, thâu tóm được cả hai bình diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa, nghiên cứu hiện tượng này không những từ bình diện trên cú hay
cú phức (tương ứng với câu phức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống),
trong cú (tương ứng với câu đơn trong ngữ pháp truyền thống và các cụm từ)
và ý nghĩa mà chúng thể hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nguồn ngữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình
thu thập dữ liệu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành phần phóng chiếu trên
cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt.
 Phạm vi nguồn ngữ liệu:
Trong tiếng Anh, các hiện tượng phóng chiếu được nghiên cứu thông
qua các cứ liệu là 15 bài báo trong tờ New York Times, 15 bài báo trong tờ
USA Today (tập trung vào các bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị,
đời sống xã hội) và tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone
(Harry Porter và hòn đá phù thủy) của nhà văn J.K. Rowling. Tác phẩm được
Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh vào năm 1997 với nhan đề Harry
4


Potter and the Philosopher's Stone (Harry Potter và Hòn đá Giả kim).
Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kì với nhan đề
Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy)
và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mĩ; bản dịch tiếng
Việt của nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. Đây là tác phẩm đầu tiên
trong bộ truyện Harry Potter gồm 7 tập. Tiểu thuyết Harry Porter and the

Sorcerer's Stone (Harry Porter và hòn đá phù thủy) có độ dài 17 chương và
là một tập truyện quan trọng, bởi nó đặt nền tảng cho 6 tập tiếp theo.
Trong tiếng Việt, chúng tôi chọn cứ liệu nghiên cứu thông qua 15 bài
báo trong tờ Nhân Dân, 15 bài báo trong trang Vietnamnet (tập trung vào
các bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị, đời sống xã hội) và hai tiểu
thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh kể
về tuổi thơ của hai anh em Thiều và Tường ở một miền quê nghèo qua 81
chương ngắn. Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua gồm 10 chương, là chuyến
du hành đầy hoài niệm về một thời tuổi trẻ và những rung động đầu đời rất
đỗi chân thành, ngọt ngào của chàng trai tên Thư.
Lí do chọn các tác phẩm Harry Porter and the Sorcerer's Stone của
J.K. Rowling, và Cô gái đến từ hôm qua và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là vì chúng cùng thể loại văn học dành cho thiếu
nhi và ở cùng thời kì đương đại nên cập nhật được cách sử dụng ngôn ngữ hiện
đại. Ngoài ra, bên cạnh tính phổ thông được nhiều người biết đến, đây là các tiểu
thuyết thuộc thể loại văn trần thuật (narrative) cho nên ngoài mối quan hệ giữa
nhà văn và độc giả còn có nhiều mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết
nên chúng tôi chờ đợi có nhiều hội thoại giữa họ thuộc nhiều kiểu khác nhau, và
do đó, chúng tôi hi vọng sẽ có đủ các kiểu phóng chiếu

5


giúp chúng tôi khảo sát để hình thành một khối liệu minh họa phong phú cho
luận án.
Lí do chọn các tờ báo New York Times, USA Today, Vietnamnet và
Nhân Dân để lấy cứ liệu nghiên cứu là vì đây là các tờ báo lớn có uy tín và là
cơ quan ngôn luận của quốc gia nên có tính cập nhật và chính xác cao. Đặc
biệt, đặc thù của thể loại báo chí (các phóng sự) là trần thuật, nên sẽ là kho tư

liệu phong phú cho chúng tôi khai thác các hiện tượng phóng chiếu.
 Phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của khối liệu ở bình diện
phóng chiếu trong mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa cần được giới hạn vào các
khía cạnh sau:
1. Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa của phóng chiếu trên cú: các kiểu quá trình phóng chiếu và có tiềm
năng phóng chiếu, phương thức trích nguyên và thông báo lại trong khối
liệu.
2. Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa của phóng chiếu trong cú: cụm động từ phóng chiếu, cụm giới từ
phóng chiếu và cụm danh từ phóng chiếu trong khối liệu.
 Qui trình thu thập dữ liệu:
Như đã đề cập ở trên, cứ liệu nghiên cứu là 15 bài báo trong tờ New York
Times, 15 bài báo trong tờ USA Today, 15 bài báo trong Vietnamnet và 15 bài
báo trong tờ Nhân Dân. Ngoài ra đối với thể loại tiểu thuyết, khối cứ liệu được
lấy từ ba tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone của J.K. Rowling
và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cùng với Cô gái đến từ hôm qua của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh, với độ dài văn bản của khối liệu nghiên cứu của mỗi
ngôn ngữ khoảng 80.000 từ. Trên cơ sở khối liệu này chúng tôi tiến hành khảo
sát hiện tượng phóng chiếu trên cú và trong cú. Do chưa có phần
6


mềm kiểm đếm câu (cú) có xuất hiện phóng chiếu nên công việc này phải
được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức đếm thủ công.
Các dữ liệu về phóng chiếu được thu thập theo các nhóm: trên cú và dưới
cú. Trong mỗi nhóm lại chia ra hai tiểu nhóm tiếng Anh và tiếng Việt, theo
từng thể loại văn bản, tiểu thuyết và báo. Các hiện tượng phóng chiếu được
mã hóa, mỗi mã gồm 3 kí tự: kí tự thứ nhất là mã ngôn ngữ, A cho tiếng Anh

và V cho tiếng Việt; kí tự thứ hai là mã thể loại, 1 cho tiểu thuyết và 2 cho
báo; kí tự thứ 3 là số thứ tự của phóng chiếu trong các tiểu nhóm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm:
4.1. Phương pháp mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả các thành phần phóng chiếu trên cú và
trong cú (ngang cú và dưới cú). Từ đó có thể chỉ ra được đặc điểm riêng của
các hiện tượng phóng chiếu được khảo sát.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu:
Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Luận án nghiên cứu áp dụng nguyên tắc đối chiếu hai chiều, có nghĩa là
cả ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt đều được coi là ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ đích để mô tả và đối chiếu hiện tượng phóng chiếu.
4.3. Các thủ pháp nghiên cứu hỗ trợ khác
Trong quá trình khảo sát tư liệu, bên cạnh phương pháp chủ yếu vừa
nêu trên, đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác như
thống kê, phân loại, mô hình hóa,…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

7


Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
chuyên sâu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt, cả ở cấp độ trên cú
và trong cú dựa trên khung lí thuyết chức năng hệ thống.
Luận án đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu
nhằm làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt của phóng chiếu trong mối
quan hệ logic-ngữ nghĩa trong cú và trong tổ hợp cú trong tiếng Anh và tiếng
Việt.

6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án nghiên cứu lí luận về phóng chiếu trong mối quan hệ logic-ngữ
nghĩa trong cú và trong tổ hợp cú dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức
năng hệ thống, do đó luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lí thuyết, lí
luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về phóng chiếu theo quan điểm
của ngữ pháp chức năng hệ thống.
Luận án cũng đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng của phóng chiếu bậc
trong cú cả và bậc trên cú trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt,
các kết quả khảo sát về phóng chiếu này góp phần giúp cho các nhà nghiên
cứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ pháp và ngữ nghĩa
của chúng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp những người làm công tác
giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các những người làm
công tác dịch thuật hiểu rõ hơn về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của phóng
chiếu bậc trong cú và trên cú. Từ đó có thể kiến tạo các văn bản cũng như
chuyển dịch các văn bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sử
dụng phóng chiếu hiệu quả hơn. Ngoài ra, đối với những người làm công tác
giảng dạy, việc hiểu rõ các đặc trưng của phóng chiếu trong từng ngôn ngữ sẽ
8


giúp họ có những chiến lược phù hợp, hiệu quả trong việc giảng dạy vấn đề
này với người học. Đặc biệt đối với chương trình đào tạo báo chí tại các cơ sở
đào, đây là một trong những vấn đề thực tế rất hữu ích cần được quan tâm.
7. Bố cục luận án
Luận án được trình bày trong 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận và
phụ lục:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận.

Chương này cho biết sơ lược vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, cũng trong chương
này, chúng tôi trình bày các bước tiến hành nghiên cứu vấn đề đang nêu đồng
thời chúng tôi phân tích và hệ thống một số lí luận có liên quan như khái niệm
lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp, phóng chiếu, thành phần phóng chiếu, các
cấp độ phóng chiếu, tóm tắt trình bày các quan niệm về phóng chiếu trong
ngôn ngữ học chức năng hệ thống và khái niệm tương đương trong ngữ pháp
truyền thống. Chúng tôi cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các khái niệm này trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống.
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng
chiếu trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày kết quả
khảo sát và chỉ ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các thành
phần phóng chiếu trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả
khảo sát, luận án đối chiếu, thảo luận các điểm tương đồng và khác biệt của
phóng chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng
chiếu trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày kết
quả khảo sát và chỉ ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các
thành phần phóng chiếu trong cú (ngang cú và dưới cú) trong tiếng Anh và
tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả khảo sát, luận án đối chiếu, thảo luận các điểm
tương đồng và khác biệt của phóng chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt.
9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dẫn nhập
Trong chương này chúng tôi trình bày các cơ sở lí thuyết của luận án và
tổng quan các nghiên cứu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới
ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Đó là những quan niệm
về lí thuyết có liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và

trong ngữ pháp chức năng hệ thống. Khái niệm phóng chiếu trên cú và trong
cú cũng được thảo luận chi tiết để tìm ra khung lí thuyết phục vụ cho mục tiêu
của luận án. Chương một cũng tập trung giới thiệu tổng quan các nghiên cứu
về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt của các tác giả theo đường
hướng ngữ pháp chức năng hệ thống nhằm mục đích làm tiền đề và cơ sở lí
thuyết cho việc phân tích dữ liệu cho những chương tiếp theo của luận án.
Trên cơ sở lí thuyết này, luận án có nhiệm vụ tìm ra điểm tương đồng và dị
biệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phóng chiếu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương với
phóng chiếu trước Ngữ pháp chức năng hệ thống
Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng là một hiện tượng phức ở cả cấp
độ từ/cụm từ và cấp độ cú (cú phức). Cú là đơn vị trung tâm của ngữ pháp
chức năng và ở nhiều khía cạnh tương ứng với đơn vị câu của ngữ pháp
truyền thống. Halliday [13, tr.44] cho rằng “cú ở bất kì chỗ nào cũng đều là
một đơn vị giống nhau, cho dù nó đóng chức năng một mình (như một câu
đơn), hay là một phần của cú phức (câu phức/câu ghép)”. Diệp Quang Ban
[5,tr.15] cũng nhận xét rằng nhìn chung, “cú” tương đương với cái được gọi là
câu đơn của ngữ pháp truyền thống và tác giả tổng kết rằng một số nhà
10


nghiên cứu phân biệt “câu” theo hướng cho rằng “câu” gắn với chữ viết như
một đơn vị chính tả có dấu chấm ở hai đầu, còn “cú” không bị ràng buộc vào
chữ viết. Chính vì vậy để thảo luận khái niệm phóng chiếu trong ngôn ngữ
học chức năng, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu những đơn vị tương
ứng trong ngôn ngữ học truyền thống. Chúng tôi sẽ bắt đầu nghiên cứu này
với sự thảo luận sơ lược về đơn vị câu trong ngữ pháp truyền thống.
1.1.1.1. Câu trong ngữ pháp truyền thống
Câu là một đơn vị ngôn ngữ phức tạp với hàng trăm định nghĩa được các

nhà ngôn ngữ đưa ra (xin xem Fries [70]). Cuối thế kỉ XIX, một nhà ngôn ngữ
học đã cho biết rằng tới lúc đó đã có 150 định nghĩa khác nhau về câu
(Nguyễn Kim Thản [37]). Rất nhiều định nghĩa về câu có ảnh hưởng từ định
nghĩa của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Nga Vinagradov:
Câu là một đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các
qui luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu
hiện và truyền đạt tư tưởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực
mà còn có cả mối quan hệ của người nói và hiện thực. (Vinagradov 1954, dẫn theo
Nguyễn Kim Thản [37, tr.140])

Khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng đã kế
thừa tư tưởng trên (Hoàng Trọng Phiến [30]; Diệp Quang Ban [4]). Nói
chung, trong các định nghĩa được đề cập đến, chúng ta đều tìm thấy ba yếu tố
đặc trưng của câu: (1) về nội dung: câu có tư tưởng, ngữ nghĩa trọn vẹn và có
thể kèm theo thái độ của người nói với đối với hiện thực được nói tới trong
câu, (2) về hình thức: câu có cấu trúc ngữ pháp và có ngữ điệu kết thúc và (3)
về chức năng: câu có chức năng hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng,
tình cảm.
Câu có nhiều định nghĩa khác nhau nên việc phân loại câu cũng được
dựa trên các tiêu chí khác nhau và về nhiều phương diện khác nhau. Hai tiêu
chí phổ biến nhất là phân loại câu theo mục đích phát ngôn và phân loại câu
11


theo cấu trúc ngữ pháp. Với tiêu chí dựa trên mục đích phát ngôn, ngôn ngữ
có bốn loại câu là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán
(Nguyễn Kim Thản [37]; Nguyễn Văn Hiệp [23]); còn dựa trên tiêu chí về cấu
trúc ngữ pháp, chúng ta có câu đơn, câu phức và câu ghép; câu ghép được
chia ra hai loại: câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Tuy nhiên, việc
phân định giữa câu đơn, câu phức và câu ghép còn nhiều tranh cãi do có

những tiêu chuẩn khác nhau.
Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào số lượng cụm chủ - vị để xác
định câu đơn và câu không thuộc loại đơn. Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị
Lương [34] cho rằng câu đơn được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị (cụm chủ
vị), câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị nòng cốt trở lên nhưng không có
kết cấu chủ vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ - vị khác; còn câu phức thành
phần là kiểu câu gồm hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu
chủ - vị nòng cốt. Hãy xét hai ví dụ sau:
(1) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho
dân tộc.

(2)

(1)

Lý Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng.

và (2) vừa được phân tích như kiểu câu phức thành phần (có chủ ngữ

hoặc bổ ngữ là một cụm chủ vị) (Bùi Minh Toán & Nguyễn Thị Lương [34])
vừa được phân tích như câu đơn hai thành phần (Diệp Quang Ban [4];
Nguyễn Văn Hiệp [23]). Thậm chí Nguyễn Văn Hiệp [23, tr. 354] còn khẳng
định những câu được coi là câu phức mở rộng chủ ngữ hoặc bổ ngữ thực chất
chỉ là “biến thể của câu đơn song phần đơn giản”. Các ví dụ trên của chúng
tôi đã minh họa phần nào sự phức tạp trong việc phân loại câu trong tiếng
Việt trong ngữ pháp truyền thống.
Khi phân loại câu trong tiếng Anh theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp, Quirk
và các cộng sự [94] phân chia làm ba loại: câu đơn (simple sentence), câu
ghép (compound sentence) và câu phức (complex sentence). Theo Quirk và


12


các cộng sự [93], câu đơn bao gồm một mệnh đề độc lập; câu ghép bao gồm
hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập; còn câu phức bao gồm duy nhất một
mệnh đề độc lập và một hoặc lớn hơn một mệnh đề phụ thuộc. Ngoài ba loại
câu cơ bản này, Oshima & Hogue [91] bổ sung thêm một loại câu được gọi là
câu phức-ghép kết hợp (compound-complex sentence), loại câu này bao gồm
ít nhất ba mệnh đề, trong đó có hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập và
một hoặc nhiều hơn một mệnh đề phụ thuộc.
Như vậy, khái niệm về câu đơn, câu phức và câu ghép trong tiếng Anh và
tiếng Việt không hoàn toàn trùng nhau nên việc phân tích thành phần câu
cũng có những điểm khác nhau.
1.1.1.2. Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống
về phóng chiếu
Trong Ngữ Pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban [5] khi bàn đến câu ghép
đã đề cập đến khái niệm được ông gọi là xạ ảnh. Theo ông, xạ ảnh là việc
chuyển một sự việc nào đó vào một lời nói hay ý nghĩ khác và được hiểu là
“bắn” hay “phóng” hình ảnh của sự việc đó vào một lời hay ý nghĩ. Hiện
tượng này trước đây trong ngữ pháp truyền thống được gọi là dẫn lời, về sau
thêm phần dẫn ý.
Lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp trong tiếng Anh là vấn đề được rất
nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp truyền thống quan tâm. Một số nghiên cứu
dưới đây được cho là tiêu biểu.
Trong một chuyên khảo ngôn ngữ về lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp có
nhan đề là Reported Speech: Some General Isues (Lời nói được tường thuật
lại: một số vấn đề đại cương), Coulmas [51] đã nghiên cứu các vấn đề chung về
lời tường thuật lại trong các ngôn ngữ. Tác giả thảo luận về các đặc điểm giống
và khác nhau trong lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp thông qua hệ thống từ
vựng và ngữ pháp. Theo dòng lịch sử, tác giả còn thảo luận thêm


13


×