Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

THỰC TRẠNG tổ CHỨC dạy học môn GIÁO dục THỂ CHẤT THEO HƯỚNG tự CHỌN CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG TRÊN địa bàn QUẬN hải AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.98 KB, 63 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
THỂ CHẤT THEO HƯỚNG TỰ CHỌN CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Một số đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội
- giáo dục của quận Hải An, thành phố Hải Phòng
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Quận Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố
Hải Phòng; phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ
Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ,
phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc
Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và
sông Lạch Tray. Với vị trí đó, Hải An có thuận lợi cơ bản cả
về giao lưu đường bộ và đường thuỷ. Ngoài ra, Hải An có các
đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao
gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và
đường biển), đường sắt và cả đường Hàng không). Địa bàn
quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm
có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Trục đường giao thông
liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5
nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường Trung tâm
thành phố chạy đến quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê
Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà; Có Cảng Chùa
Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng


khác; Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ;
Có sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 200.000 lượt hành
khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm. Đây cũng là một trong


những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận [11].
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận là 10.484,31 ha
gồm: 2.939,76 ha đất nông nghiệp (chiếm 27,99%); 1.330,77
ha đất lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ chắn sóng);
1.730 ha đất chuyên dùng (chiếm 16,51%); 361,25 ha đất ở
(chiếm 3,45%) và 4.121,9 ha đất chưa sử dụng (chiếm
39,32%). Hải An còn nhiều tiềm năng về diện tích đất đai, có
thể mở rộng các công trình phát triển đô thị. Đất đai của quận
khá đa dạng, cho phép quận phát triển kinh tế - xã hội theo
chiều hướng: phát triển các khu công nghiệp, phát triển ngành
nông nghiệp sinh thái, kết hợp nông nghiệp sinh thái với hoạt
động du lịch (làng hoa truyền thống, nhà vườn) và kết hợp với
nuôi trồng thuỷ sản với du lịch sinh thái. Ngoài ra, với tiềm
năng đất đai, còn có nhiều điều kiện trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng; giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc
lợi, văn hoá xã hội, các khu vui chơi giải trí.


Hải An có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ và đường hàng không phát triển thuận lợi cho
việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước, là cửa ngõ có thể đón
nhận các luồng hàng giao lưu với các tỉnh đồng bằng châu thổ
Sông Hồng và mở rộng thị trường yếu tố đầu vào cũng như thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Có nguồn lao động dồi dào về số
lượng, quá trình đô thị hoá đang đẩy nhanh tốc độ [11].
- Tình hình kinh tế - xã hội
Căn cứ vào vị trí địa lý, tổ chức hành chính và cơ cấu
kinh tế - xã hội, Hải An có cơ cấu kinh tế khá hợp lý theo đặc
trưng của một quận nội thành: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông

nghiệp. Hiện nay, công nghiệp xây dựng chưa thật tương
xứng với tiềm năng, dịch vụ vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính nội
vùng; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế. Những lợi thế về du lịch, về nông nghiệp sinh thái, về
thuỷ sản có nhiều nhưng chưa được khai thác. Các khu công
nghiệp Đông Hải, Đình Vũ phát triển, nhất là khi cảng nước
sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép) được xây dựng, đi vào
hoạt động thì cơ cấu kinh tế Hải An có những thay đổi đáng
kể theo đúng xu hướng tích cực với sự đa dạng của các dịch
vụ cảng, kho tàng, bến bãi, vận tải và lưu chuyển hàng hoá.


Với những biến đổi đó, sự phát triển, cơ cấu kinh tế của Hải
An không chỉ góp phần vào việc hoàn thành được chức năng
chung của Thành phố Hải Phòng là thành phố Cảng, Trung
tâm công nghiệp và thương mại lớn của cả nước có sức lan
toả, tạo động lực phát triển cho các tỉnh duyên hải phía Bắc,
mà còn giảm bớt đáng kể mật độ tập trung quá đông các giao
dịch vụ vào các quận nội thành cũ và khu trung tâm thành
phố. Ngoài ra, Hải An phải thực hiện cả việc xây dựng kết cấu
hạ tầng cho khu vực nông nghiệp để thực hiện sự chuyển đổi
sang nông nghiệp đô thị, sinh thái bền vững ở trình độ kỹ
thuật cao, hiện đại.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm
từ 19-21% trong giai đoạn 2006-2010, lên 20-22% giai đoạn
2011-2015 và 21-22% trong giai đoạn 2016-2010. Quy mô
giá trị sản xuất năm 2010 gấp từ 2,84 đến 3,1 lần so với năm
2004 và năm 2020 gấp 18,33-22 lần so với năm 2004. Giá trị
bình quân sản xuất đầu người tăng từ 12,806 triệu đồng vào
năm 2010 và 70.254-80.236 triệu đồng vào năm 2020 [11].

Cơ cấu kinh tế dự kiến sẽ chuyển dịch như sau: Tỷ trọng
giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 14,11% năm 2004 xuống


thấp là 0,4% đến 0,6% vào năm 2020. Tỷ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp từ 43,93% năm 2004 sẽ biến động xuống còn từ
36% đến 37,6% năm 2020. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành
dịch vụ tăng từ 41,96% năm 2004 lên từ 62% đến 63,5% vào
năm 2020.
Đến năm 2020, cơ bản xây dựng nền công nghiệp có
công nghệ cao và hoạt động có kết quả ổn định. Hướng tới
phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: lắp
ráp điện tử, đồ gia dụng, hoá mỹ phẩm, chế biến thuỷ sản.
Hoàn thiện các khu Công nghiệp Đông Hải, Đình Vũ, cảng
Đông Nam dọc theo đường xuyên đảo Đình Vũ và Sông Cấm.
Xây dựng hệ thống Cảng biển, đường sắt trải toàn bộ phía
Bắc bán đảo Đình Vũ. Xây dựng hệ thống kho bãi, các cơ sở
sản xuất hậu cần cho Cảng biển, Cảng nước sâu. Công nghiệp
và xây dựng của Hải An sẽ là ngành có quy mô và tỷ trọng
lớn nhất trong các ngành kinh tế trên địa bàn. Công nghiệp
Trung ương và Thành phố vẫn tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây
dựng mới để giữ vững vai trò chủ đạo trong các ngành công
nghiệp và xây dựng trên địa bàn [11].
- Tình hình giáo dục


Về quy mô giáo dục
Quy mô trường lớp ở các cấp học, ngành học ngày càng
ổn định và phát triển, mở rộng phù hợp với yêu cầu phát triển
của xã hội, đáp ứng nhu cầu được học tập của con em nhân

dân trên địa bàn quận.
Đến năm 2018, quận Hải An có 39 trường học với
13.673 học sinh. So với năm 2003, quận tăng 21 trường học
và 34 nhóm lớp mầm non tư thục. Trong đó ngành học mầm
non có 25 trường (8 trường công lập, 17 trường ngoài công
lập) và 34 nhóm, lớp mầm non ngoài công lập được cấp phép.
Số trường này góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến lớp đạt 82,1%,
riêng huy động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100%. Ở cấp tiểu học,
quận Hải An có 7 trường công lập với 10.286 học sinh (tăng
01 trường và 5.391 học sinh so với năm 2003). Cấp Trung học
cơ sở có 6 trường công lập với 5763 học sinh (tăng 1.172 học
sinh so với năm 2003). Từ tháng 1-2018, quận có thêm trường
phổ thông nhiều cấp với 1.047 học sinh [11].
Về chất lượng giáo dục
Năm 2018, số trường học đạt chuẩn quốc gia của quận
đạt 13 trường, tăng 10 trường so với năm 2003. Trong đó có 2


trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường mầm non Cát
Bi và trường tiểu học Nam Hải, đứng trong tốp đầu thành phố.
Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục khẳng định sự quan tâm đầu tư của quận Hải An
trong suốt 15 năm qua. Không dừng ở đó, những con số ấn
tượng của giáo dục Hải An có thể kể đến: 100% học sinh
Trung học phổ thông thi đỗ tốt nghiệp; 100% học sinh Trung
học cơ sở được công nhận tốt nghiệp; 100% học sinh tiểu học
được đánh giá hoàn thành về phẩm chất, năng lực và học tập;
100% trẻ mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng tại trường đảm
bảo đúng yêu cầu độ tuổi; tỷ lệ trẻ kênh bình thường về chiều

cao, cân nặng đạt 97%, tăng 0,9% so với đầu năm học.Cùng
với đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm chỉ
đạo bằng nhiều giải pháp đem lại hiệu quả tích cực. Học sinh
tiểu học đạt 22 giải giao lưu học sinh cấp thành phố. Học sinh
Trung học cơ sở đạt 117 giải Học sinh giỏi cấp thành phố,
trong đó đạt 83 giải các môn văn hóa, tăng 7 giải văn hóa so
với năm học trước; đạt 10 giải cấp Quốc gia, tăng 8 giải (văn
hóa) so với năm học trước. Học sinh Trung học phổ thông đạt
245 giải cấp thành phố; 94 giải cấp quốc gia và 2 giải quốc tế,


khu vực [11].
Cơ sở vật chất dành cho giáo dục-đào tạo phát triển, chất
lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên, từ đó chất
lượng giáo dục của quận Hải An vươn cao, đứng trong tốp
đầu thành phố. Trong nhiều năm qua, Hải An luôn có học sinh
giỏi cấp quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Trung học
phổ thông công lập đạt cao. Giai đoạn 2014 – 2017, tỷ lệ học
sinh thi đỗ vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập của quận
đứng đầu thành phố. Riêng năm học 2016-2017 tỷ lệ học sinh
thi đỗ đạt 92,38% (tăng 60,98% so với năm đầu thành lập
quận). Quận Hải An được thành phố công nhận đạt phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở mức độ 3, phổ cập trung học phổ thông và
nghề mức 2.
Về đội ngũ giáo viên
Toàn ngành hiện có 942 cán bộ quản lý, giáo viên. Trong
đó, hiệu trưởng 20, phó hiệu trưởng 29, giáo viên: 893. Chất
lượng đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt: Năm 2017, trình độ
đào tạo giáo viên ngành học mầm non trên chuẩn đạt 83,4%;

tăng 6,6% so với năm học trước; giáo viên tiểu học trên chuẩn


đạt 99,4%; giáo viên Trung học cơ sở trên chuẩn đạt đạt
92,9%; tăng 5,3% so với năm học trước; giáo viên Trung học
phổ thông trên chuẩn đạt 40,8%, tăng 12,6% so với năm học
trước [11].
- Sơ lược về Trường Trung học phổ thông Hải An và
Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng
- Trường Trung học phổ thông Hải An
Quy mô giáo dục
Ngày 22 tháng 12 năm 2003 Thành phố Hải phòng
được phép thành lập một quận mới: Quận Hải An, quận được
tách ra từ một phần của huyện An Hải và một phần của quận
Ngô Quyền, cả quận chỉ có một trường Trung học phổ thông
Lê Quý Đôn (trường Trung học phổ thông thuộc quận Ngô
Quyền cũ), trước tình hình đó được phép của ủy Ban Nhân
dân thành phố Hải Phòng, trường Trung học phổ thông Lê
Quý Đôn mở thêm phân hiệu II: năm học 2003 – 2004 tuyển
4 lớp 10, năm học 2004 – 2005 tuyển năm lớp 10, năm 2005
– 2006 tuyển 7 lớp 10. Đến ngày 31 tháng 8 năm 2006 phân
hiệu II của trường Lê Quý Đôn được tách ra thành lập một


trường mới là trường THPT Hải An theo quyết định số
1934/QĐ- UBND của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hải
Phòng.
Năm học 2014-2015: Tổng số học sinh: 981, trong đó
khối 12: 348 học sinh, khối 11: 315 học sinh, khối 10: 315

học sinh.
Năm học 2015-2016: Tổng số học sinh: 966, trong đó
khối 12: 312 học sinh, khối 11: 294 học sinh, khối 10: 360
học sinh.
Năm học 2016-2017: Tổng số học sinh: 962, trong đó
khối 12: 294 học sinh, khối 11: 350 học sinh, khối 10: 318
học sinh.
Năm học 2017-2018: Tổng số học sinh: 996, trong đó
khối 12: 326 học sinh, khối 11: 311 học sinh, khối 10: 359 học
sinh.
Trường đã xây mới và đưa vào sử dụng dãy nhà 3 tầng
với 9 phòng học đưa tổng số phòng học của nhà trường 31
phòng học, 02 phòng tin học, 02 phòng thực hành, 01 phòng
thư viện và các phòng hội đồng, giáo viên, các phòng chức


năng và phòng làm việc của ban giám hiệu, đoàn thanh niên
công đoàn có đủ. Đầu năm học nhà trường cải tạo sửa chữa
nâng cấp sân trường phí trước và khu đằng sau lớp học làm
cổng phụ, sửa chữa phòng học cũ. Bổ sung máy chiếu, cơ sở
vật chất tại các phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành
thí nghiệm đủ để nhà trường thực hiện tốt mọi công tác dạy
học theo đúng chỉ đạo của sở GD & ĐT và qui đinh của các
cấp ngành. Trường Trung học phổ thông Hải An là 1 trong các
trường Trung học phổ thông trẻ nhất trong khối các trường
Trung học phổ thông của Thành phố. Là trường mới thành
lập, lại nằm trong khu vực nội thành nên gặp rất nhiều khó
khăn: Cơ sở vật chất thiếu thốn: chỉ mới xây dựng được 12
phòng học tại cơ sở chính do đó nhà trường phải học ở 2 cơ
sở (trong đó có một cơ sở đi thuê). Do phải học ở 2 nơi nên

hoạt động của cả trường thường không tập trung đặc biệt giáo
viên phải di chuyển địa điểm dạy (có thể là trong một buổi
học). Số phòng học thiếu, các phòng chức năng chưa đủ và
chưa đạt đúng yêu cầu (phòng thí nghiệm, phòng dạy điện tử
còn tạm thời), các phương tiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy
như thiết bị thí nghiệm, tài liệu tham khảo, máy tính, máy
chiếu... còn rất hạn chế [10].


Chất lượng giáo dục
Trường Trung học phổ thông Hải An là một trường mới
thành lập, là một trong những trường trẻ nhất trong khối các
trường Trung học phổ thôn vì vậy vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị tài liệu còn hạn
chế. Đội ngũ giáo viên còn trẻ, trong khi đó chất lượng đầu
vào còn thấp, trường thường là sự lựa chọn số 2 hoặc số 3 của
các em học sinh khi đăng ký vào 10, chất lượng đầu vào thấp
kéo theo ý thức của các em còn chưa tốt nên hiệu quả học tập,
thành tích của các em cũng chưa cao.
Tuy vậy, trường cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt
của Quận, Sở và thành phố cùng với sự năng động và nhiệt
huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Bước đầu mặc
dù khó khăn nhưng nhà trường cũng đã đạt được thành tựu cơ
bản, theo báo cáo tổng kết trường Trung học phổ thông Hải
An từ 2010 -2015 tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi của trường chiếm
91,0 % (năm học 2014 – 2015), tỷ lệ tham gia thi học sinh
giỏi trong 5 năm từ 2010 đến 2015 có 104 em trong đó có 9
giải nhất, 15 giải nhì, 51 giải ba và 29 giải khuyến khích.
Trong khoá học 2014 – 2015 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các em
học sinh là 100%, tỷ lệ đủ điểm sàn vào đại học, cao đẳng là



83% [10].
Đội ngũ giáo viên
Hiện tổng số cán bộ giáo viên người lao động toàn
trường có 80 người trong đó: 62 giáo viên trực tiếp giảng dạy,
ban giám hiệu 03 đồng chí, nhân viên 6 đồng chí, bảo vệ 6
đồng chí, lao công 1 đồng chí, 1 giáo viên làm chuyên gia tại
Ănggola theo quyết định thành phố; 1 giáo viên học văn bằng
2 giáo dục Quốc phòng theo quyết định của Sở Giáo dục&
Đào tạo, tháng 11 năm 2017 có 02 giáo viên chuyên công tác.
Đa số là giáo viên trẻ (chiếm 95,6 %), giáo viên có 10 thạc sỹ,
10 người đang học cao học, 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn.
Đội ngũ cốt cán nhà trường có 2/3 đạt trên chuẩn tào tạo theo
qui định. Những năm gần đây, đội ngũ giáo viên nhà trường
đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của
giáo viên nói riêng trong hoạt động dạy học, vì vậy đã cố
gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, mặt khác cán bộ
quản lý nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để các đồng
chí giáo viên có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn [10].
- Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
Quy mô giáo dục


Hiện nay, ngôi trường mang tên nhà bác học Lê Quý
Đôn là một trong những trường đẹp nhất của Hải Phòng đồng
thời là một trong những địa chỉ giáo dục uy tín của ngành giáo
dục thành phố. Ngày đầu thành lập, trường mang tên cấp III
Hải An. Đến ngày 4/9/1984, Uỷ ban nhân dân thành phố
quyết định đổi tên thành trường Trung học phổ thông Lê Quý

Đôn, nay là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Từ khi
ra đời đến nay, trường đã chuyển qua nhiều địa điểm: ở xã
Đằng Hải (nay thuộc quận Hải An) từ 1965-1969, về xã Đằng
Giang (nay thuộc quận Ngô Quyền) từ 1970- 1976, về Cát Bi
từ 1976 đến nay.
Năm học 2013- 2014: Tổng số học sinh: 1432, trong đó
khối 12: 581 học sinh, khối 11: 451 học sinh, khối 10:400 học
sinh.
Năm học 2014- 2015: Tổng số học sinh: 1270, trong đó
khối 12: 447 học sinh, khối 11: 404 học sinh, khối 10: 419
học sinh.
Năm học 2015- 2016: Tổng số học sinh: 1257, trong đó
khối 12: 398 học sinh, khối 11: 421 học sinh, khối 10:438 học
sinh.


Năm học 2016- 2017: Tổng số học sinh: 1248, trong đó
khối 12: 419 học sinh, khối 11: 440 học sinh, khối 10: 389
học sinh.
Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn hiện là một
trong 5 trường Trung học phổ thông lớn nhất và đẹp nhất
thành phố. Diện tích khuôn viên nhà trường là 13.000 m 2, với
45 phòng học, 5 phòng học bộ môn, phòng vi tính, hội
trường, phòng truyền thống, thư viện đủ sách báo, các thiết
bị công nghệ thông tin đáp ứng tối đa nhu cầu dạy và học
trong tình hình giáo dục hiện nay. Các tổ chuyên môn văn
phòng tổ riêng, được trang bị máy tính để bàn, máy vi tính
xách tay, máy Projecter và màn hình để phục vụ dạy - học.
Những năm gần đây, nhiều công trình được làm mới, cải tạo
như sân khấu, hệ thống vườn hoa, cây cảnh, lát gạch sân

trường, sửa chữa phòng chờ giáo viên, sắp tới là nhà xe giáo
viên và khu hiệu bộ...Cảnh quan nhà trường luôn xanh-sạchđẹp [33].
Chất lượng giáo dục
Trong quá trình phát triển, trường đã từng nằm trong tốp
100, 200 trường Trung học phổ thông có kết quả thi vào đại


học cao nhất cả nước. Hiện nay, điểm thi vào 10 Trung học
phổ thông, kết quả thi học sinh giỏi, thi đỗ vào đại học, cao
đẳng của trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn luôn nằm
trong tốp những trường dẫn đầu thành phố. Hàng năm, tỉ lệ
học sinh đỗ tốt nghiệp từ 99,97% đến 100%. Những năm gần
đây, bình quân trên 95- 99% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, 9095 % học sinh đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; bốn năm
liên tiếp gần đây có học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia;
nhiều học sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh đại học.
Trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015, với số
điểm bình quân là 6,09 trường xếp thứ tư (Sau trường chuyên
Trần Phú, Thái Phiên, Ngô Quyền) trên tổng số 55 trường
Trung học phổ thông toàn thành phố. Với những thành tích
xuất sắc nêu trên, trường đã vinh dự được nhận Huân chương
Lao động hạng Ba năm 1992, 2008, Bằng khen của Thủ tướng
chính phủ, Bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hải Phòng cùng với nhiều phần thưởng cao
quý khác. Trong bước đường tiến tới, trường Trung học phổ
thông Lê Quý Đôn tập trung mọi tâm huyết, trí tuệ và công
sức, phấn đấu đạt chuẩn Quốc giai giai đoạn II và vươn lên
trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của Thành phố


[33].

Đội ngũ giáo viên
Hiện nay, số lượng giáo viên là 94 đồng chí, đa số là giáo
viên trẻ, 100% đạt chuẩn, 30% trên chuẩn, nhiều thầy cô giáo
đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố, cấp cơ sở, nhiều
thầy cô được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bằng khen của Công đoàn
Giáo dục Việt Nam, của Liên đoàn Lao động thành phố. Đặc
biệt, nhiều thầy cô giáo đã được tôn vinh là nhà giáo tiêu biểu
ở cấp cơ sở, cấp thành phố [33].
- Thực trạng tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất
theo hướng tự chọn cho học sinh trung học phổ thông tại
quận Hải An, thành phố Hải Phòng
- Thực trạng học môn giáo dục thể chất của học sinh
Trung học phổ thông trên địa bạn quận Hải An
Hiện nay, môn học giáo dục thể chất bao gồm hai nhóm
môn học là các môn thể thao bắt buộc và các môn thể thao tự
chọn. Có thể thấy rằng thời lượng của các môn thể thao bắt
buộc có tỷ lệ chênh lệch khá lớn so với các môn thể thao tự


chọn, thời gian học các môn thể thao bắt buộc nhiều gấp 2,76
lần đối với khối 10, và giảm dần đối với khối 11 và khối 12.
- Số lần dạy học thể thao bắt buộc và thể thao tự chọn
Lớp 10
Nội dung

K

I


Thể thao bắt
buộc
Thể thao tự
chọn

Kỳ

Cả

II

năm

Lớp 11
K

I

Kỳ

Cả

II

năm

Lớp 12
K

K






I

II

Cả
năm

37 32

69

33 52

85

39 42

69

14 11

25

16 16


32

18 21

39

Số lần trung
bình cả năm

2,76

2,65

1,76

(lần)

Như vậy có nghĩa càng học lên lớp học sinh càng có
nhiều cơ hội để học các môn tự chọn theo ý thích hơn, và
giảm dần thời lượng cho các môn thể thao bắt buộc. Và mặc


dù là vậy thì tỷ lệ chênh lệch giữa số thời gian học môn thể
thao bắt buộc vẫn lớn hơn gấp 1,76 lần so với thời lượng học
môn thể thao tự chọn. Hơn một nửa số học sinh tham gia
khảo sát thuộc trường Trung học phổ thông Hải An và trường
Trung học phổ thông Lê Quý Đôn đều cảm thấy yêu thích các
môn thể thao bắt buộc trong nhà trường, trong đó trường
Trung học phổ thông Hải An chiếm tỷ lệ 53,8% yêu thích, và
trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn chiếm 67,5% yêu

thích.
- Tỷ lệ yêu thích các môn thể thao bắt buộc trong nhà
trường
Tỷ lệ: %

Nội dung

Trung học phổ
thông Hải An

Trung học phổ
thông Lê Quý
Đôn



53,8

67,5

Không

46,2

32,5

Tổng số

100,0


100,0


Nhìn chung, trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
có tỷ lệ các em học sinh yêu thích các môn học nhiều hơn so
với trường Trung học phổ thông Hải An. Với truyền thống
phát triển và thành tích nổi trội, Trung học phổ thông Lê
Quý Đôn là một trong những ngôi trường xuất sắc nhất tại
Hải Phòng không chỉ được đầu tư về chất lượng chuyên
môn giảng dạy mà còn phát triển hệ thống trang thiết bị cơ
sở vật chất dạy học. Vì vậy, đảm bảo được chất lượng của
các môn học so với trường Trung học phổ thông Hải An.
Đối với cả ba khối, tỷ lệ yêu thích môn học không có nhiều
chênh lệch, khối 10 chiếm tỷ lệ 68,3%, khối 11 chiếm tỷ lệ
53,2% và khối 12 chiếm tỷ lệ 60,0%.
“Học tại trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn em
thấy rất tốt, thầy cô giảng dạy hay, trường rộng sạch đẹp và
trang thiết bị đều mới”.
(PVS, nữ, học sinh lớp 11, trường Trung học phổ thông
Lê Quý Đôn)
Lý giải cho một nửa tỷ lệ không yêu thích các môn học
bắt buộc phần lớn là do các môn học nhiều lần, không có sân


tập và thời gian được học ít. Đặc biệt đối với trường Trung
học phổ thông Hải An tỷ lệ không yêu thích môn học bắt buộc
vì không có sân tập chiếm tỷ lệ cao 34,2%, điều đó cho thấy
cơ sở vật chất phục vụ môn học giáo dục thể chất phần lớn
vẫn ở dạng cơ bản và chưa đáp ứng được nhu cầu của các em
học sinh. Ngoài ra, đối với trường Trung học phổ thông Lê

Quý Đôn nhấn mạnh lý do các môn học nhiều lần, trong các
khối 10, 11, và 12 các môn học thể thao liên tục được lặp đi
lặp lại và không có sự đổi mới. Chính điều này cũng dẫn đến
việc học sinh cảm thấy chán nản và không yêu thích các môn
học bắt buộc.
“Mấy năm học cấp 3 em đều học các môn này mà, nên
thấy chán lắm, em thích học các môn thể thao khác hơn ví dụ
như là môn erobic hoặc bơi, các môn đó em đều xin bố mẹ
cho đi học thêm cuối tuần”.
(PVS, nữ, học sinh lớp 10, trường Trung học phổ thông
Hải An)
- Nguyên nhân không thích thú các môn thể thao bắt buộc
tại trường học
Tỷ lệ: %


Nội dung

Các môn học nhiều

Trung học phổ
thông Hải An

Trung học phổ
thông Lê Quý
Đôn

36,8

38,2


Được học ít

18,4

30,9

Không có sân tập

34,2

12,7

Không có dụng cụ

10,5

3,7

0,1

14,5

100,0

100,0

lần

học tập

Thầy



giảng

không hay
Tổng số

Trong khi đó, đối với các môn thể thao tự chọn, hầu hết
các giờ học, học sinh không được tham gia vào hoạt động tự
chọn môn học, có tới 84,5% tỷ lệ các em học sinh trường
Trung học phổ thông Hải An không được tham gia chọn môn
thể thao trong giờ tự chọn, tại trường Trung học phổ thông Lê
Quý Đôn tỷ lệ là 82,9%. (xem bảng 2.4)


“Bọn em có lịch thầy cô thông báo học các môn vào thứ
mấy thôi ạ. Bọn em không biết việc chọn môn ạ, thường các
môn thể dục bọn em học 3 đến 4 tiết 1 tuần, có lúc vào buổi
sáng, có lúc vào buổi chiều”.
(PVS, nữ, học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông
Lê Quý Đôn)
- Tỷ lệ học sinh tham gia tự chọn các môn giáo dục thể
chất
Tỷ lệ: %
Trung học phổ
Nội dung

Trung học phổ


thông

thông Hải An
Lê Quý Đôn



15,1

17,1

Không

84,9

82,9

Tổng số

100,0

100,0

Khi được hỏi về các môn thể thao tự chọn, học sinh đưa


ra các môn thể thao khá đa dạng và phong phú, trong đó môn
học được học sinh mong muốn học nhất là cầu lông chiếm tỷ
lệ 24,6% mong muốn được học, tiếp theo là Gym chiếm

16,6%, thứ ba là bóng đá chiếm tỷ lệ 16,1%, cờ vua với
12,6% và bơi lội với tỷ lệ 7,5%. (xem bảng 2.5)
“Hiện nay em có học thêm ngoài các môn thể thao như
tập gym và nhảy hiện đại, tập gym với tập nhảy giúp em giảm
béo và khoẻ mạnh nữa, em hay tập vào buổi tối”.
(PVS, nữ, học sinh lớp 11, trường Trung học phổ thông
Lê Quý Đôn)


×