Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng và nhận thức, thái độ về hút thuốc lá, phòng chống tác hại thuốc lá của nam sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 3
1.1. Đôi nét về lịch sử thuốc lá .................................................................................. 3
1.2. Thành phần và độc tính của khói thuốc lá ........................................................ 4
1.2.1. Các chất có trong khói thuốc lá .................................................................. 4
1.2.2. Khói thuốc lá ................................................................................................ 6
1.3. Ảnh hƣởng của thuốc lá đến sức khỏecủa con ngƣời...................................... 7
1.3.1. Hút thuốc và bệnh ung thƣ .......................................................................... 8
1.3.2. Hút thuốc và bệnh tim mạch ....................................................................... 9
1.3.3. Hút thuốc và bệnh hô hấp..........................................................................11
1.3.4. Hút thuốc và các vấn đề sức khỏe sinh sản .............................................13
1.4. Nguy cơ hút thuốc lá thụ động.........................................................................15
1.4.1. Thực trạng và tác hại của hút thuốc lá thụ động ở trẻ em ......................16
1.4.2. Thực trạng và tác hại của hút thuốc lá thụ động ở ngƣời trƣởng thành 17
1.5. Tổnthất về kinh tế do việc sử dụng thuốc lá ...................................................17
1.5.1. Trên thế giới ...............................................................................................17
1.5.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................18
1.6. Chỉ đạo của Nhà nƣớc về Kiểm soát thuốc lá ................................................19
1.7. Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam ...................21
1.7.1. Trên thế giới ...............................................................................................21
1.7.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................26
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu .................................................26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................26
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu: ...............................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:................................................................................28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................29


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................29


2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: ................................................................................29
2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu ...................................................30
2.2.4. Phƣơng pháp và phƣơng tiện thu thập thông tin .....................................31
2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá trong luận văn .....................................................32
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu.........................................................................35
2.3. Vấn đề đạo đức..................................................................................................35
2.4. Hạn chế sai số ....................................................................................................36
2.4.1. Trong quá trình chọn mẫu: ........................................................................36
2.4.2. Trong quá trình thu thập số liệu:...............................................................36
2.4.3. Trong quá trình xử lý số liệu.....................................................................36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................37
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................................................37
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá của đối tƣợng
nghiên cứu .................................................................................................................38
3.2.1. Thực trạng hút thuốc lá trong nam sinh viên...........................................38
3.3. Nhận thức và thái độ của nam sinh viên đối với hút thuốc lá và phòng
chống tác hại của thuốc lá........................................................................................43
3.3.1. Nhận thức của nam sinh viên đối với hút thuốc lá và phòng chống tác
hại của thuốc lá .....................................................................................................43
3.3.2. Thái độ của nam sinh viên đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại
của thuốc lá ...........................................................................................................52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..............................................................................................58
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................................................58
4.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá của đối tƣợng
nghiên cứu .................................................................................................................58
4.2.1. Thực trạng hút thuốc lá trong nam sinh viên...........................................58
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá của nam sinh viên .................63


4.3. Nhận thức, thái độ về hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá của nam

sinh viên ....................................................................................................................64
4.3.1. Nhận thức về hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá ..................64
4.3.2. Thái độ đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá ...............74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................82
1. Thực trạng hút thuốc lá và các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá của đối tƣợng
nghiên cứu .................................................................................................................82
1.1. Thực trạng hút thuốc lá trong nam sinh viên ..............................................82
1.2. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá của nam sinh viên ....................82
2. Nhận thức, thái độ về hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá ...............82
2.1. Nhận thức về hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá......................82
2.2. Thái độ đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá ..................83
KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ........................ 37
Bảng 3.2. Tỉ lệ đối tƣợng nghiên cứu hiện đang hút thuốc theo nhóm tuổi
(n=226) ............................................................................................................ 39
Bảng 3.3. Lý do hút thuốc của đối tƣợng nghiên cứu (n=70) ......................... 39
Bảng 3.4. Thời gian hút thuốc của đối tƣợng nghiên cứu (n=70) ................... 40
Bảng 3.5. Mức độ và thời điểm bắt đầu hút thuốc trong ngày sau khi thức dậy
của đối tƣợng nghiên cứu (n=70) .................................................................... 40
Bảng 3.6. Liên quan giữa tình trạng hút thuốc với đặc điểm chung của đối
tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 42
Bảng 3.7. Nhận thức về ảnh hƣởng của hút thuốc lá ở đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 43
Bảng 3.8. Nhận thức về ảnh hƣởng của hút thuốc lá qua cách hút thuốc ....... 43
Bảng 3.9. Nhận thức về bệnh do hút thuốc lá gây ra ở đối tƣợng nghiên cứu

(n=226) ............................................................................................................ 44
Bảng 3.10. Nhận thức về tác hại của hút thuốc lá ở đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 45
Bảng 3.11. Nhận thức về tác hại của thuốc lá nhẹ ở đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 45
Bảng 3.12. Nhận thức của đối tƣợng nghiên cứu về xử phạt hành chính đối
với vi phạm về sử dụng thuốc lá (n=226) ....................................................... 49
Bảng 3.13. Phân loại nhận thức của đối tƣợng nghiên cứu đối với hút thuốc lá
và phòng chống tác hại của thuốc lá (n=226) ................................................. 50
Bảng 3.14. Liên quan giữa nhận thức với đặc điểm chung của đối tƣợng
nghiên cứu về hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá ................... 51
Bảng 3.15. Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu chƣa hút thuốc bao giờ (n=125)
......................................................................................................................... 52
Bảng 3.16. Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu đã và đang hút thuốc (n=101) 53


Bảng 3.17. Thái độ đối với ngƣời hút thuốc lá của đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 54
Bảng 3.18. Phân loại thái độ đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại của
thuốc lá ở đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ....................................................... 55
Bảng 3.19. Liên quan giữa thái độ với đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên
cứu về hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá ............................... 56
Bảng 3.20. Liên quan giữa nhận thức và thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về
hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá (n=226) ............................. 57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình trạng hút thuốc của đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ........... 38
Biểu đồ 3.2. Phân loại mức độ nghiện thuốc lá theo thang điểm Fagerstrom
thu gọn của đối tƣợng nghiên cứu (n=70) ....................................................... 41

Biểu đồ 3.3. Nơi thƣờng hút thuốc của đối tƣợng nghiên cứu (n=70) ........... 41
Biểu đồ 3.4. Nhận thức về việc bỏ hút thuốc lá của đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 46
Biểu đồ 3.5. Nhận thức về cách bỏ thuốc lá tốt nhất của đối tƣợng nghiên cứu
(n=226) ............................................................................................................ 46
Biểu đồ 3.6. Nhận thức về biện pháp cai nghiện thuốc lá của đối tƣợng nghiên
cứu (n=226) ..................................................................................................... 47
Biểu đồ 3.7. Nhận thức về biện pháp để giảm tình trạng hút thuốc lá trong
cộng đồng của đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ................................................ 47
Biểu đồ 3.8. Nhận thức về biện pháp để cấm hút thuốc lá trong nhà trƣờng của
đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ........................................................................ 48
Biểu đồ 3.9. Nguồn thông tin về tác hại và phòng chống tác hại của thuốc lá ở
đối tƣợng nghiên cứu (n=226) ........................................................................ 50
Biểu đồ 3.10. Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu đối với khuyến cáo trên bao
bì thuốc lá (n=226) .......................................................................................... 55

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Những hóa chất độc hại đƣợc ngƣời hút thuốc hít vào .............. 4
Hình 1.2. Tác hại của khói thuốc lá .......................................................... 7
Hình 1.3. Bệnh do hút thuốc lá thụ động ................................................ 15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu,
nhƣng có thể phòng tránh đƣợc. Hiện nay trên thế giới hằng năm có khoảng 7
triệu ngƣời chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là
tác nhân của rất nhiều loại bệnh khác nhau và chi phí khám chữa bệnh do
nguyên nhân từ thuốc lá tăng theo mỗi năm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO), hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ ngƣời hút thuốc
và số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ ngƣời vào năm 2020. Số lƣợng ngƣời hút thuốc
chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển [60], [7].
Việt Nam vẫn là một trong 15 nƣớc có số ngƣời hút thuốc lá cao nhất
trên thế giới. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan
đến sử dụng thuốc lá. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm
2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá không đƣợc thực hiện
kịp thời [7]. Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở ngƣời trƣởng thành
(GATS) do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện
năm 2015 cho thấy, so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt
Nam có giảm khoảng 2%, tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc trong nam giới của chúng
ta vẫn rất cao. 22,5% ngƣời trƣởng thành (45,3% nam giới, 1,1% nữ giới)
tƣơng đƣơng 15,6 triệu ngƣời hiện đang hút thuốc. Tuổi trung bình bắt đầu
hút thuốc hàng ngày của nhóm tuổi từ 20 đến 34 tuổi là 18,8. Việt Nam hiện
có 33 triệu ngƣời không hút thuốc thƣờng xuyên phải hút khói thuốc tại nhà
và hơn 5 triệu ngƣời trƣởng thành không hút thuốc thƣờng xuyên hít phải
khói thuốc tại nơi làm việc [5]. Tỷ lệ này cho thấy tại Việt Nam số thanh niên
hút thuốc lá khá cao, đại bộ phận là nam, chính nhóm đối tƣợng này ảnh
hƣởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và xã hội cả hiện tại và tƣơng lai.
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc lá còn gây ra nhƣng
tổn thất lớn về kinh tế của gia đình và toàn xã hội. Năm 2012, số tiền ngƣời
dân Việt Nam chi mua thuốc lá một năm là 22 nghìn tỷ đồng, năm 2015 là 31


2

ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng
lao động vì ốm đau và tử vong sớm do 5 nhóm bệnh (ung thƣ phổi, ung thƣ
đƣờng tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim,
đột qụy) trong số 25 bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 23 nghìn tỷ

đồng/năm [7].
Sinh viên trƣờng Cao đẳng Y tế Ninh Bình là những cán bộ y tế hiện tại
và trong tƣơng lai có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng
đồng và cũng là ngƣời thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vận
động mọi ngƣời không hút thuốc lá. Việc nhận thức đƣợc tác hại của thuốc lá
và những thói quen ảnh hƣởng việc hút thuốc lá của nam sinh viên nhà trƣờng
là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên
trƣờng Cao đẳng Y tế Ninh Bình hiện nay là bao nhiêu, kiến thức và thái độ
của nam sinh viên đối với hút thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá
nhƣ thế nào để xây dựng mô hình nhà trƣờng không thuốc lá, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và nhận thức, thái độ về hút thuốc lá,
phòng chống tác hại thuốc lá của nam sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Ninh Bình năm 2018” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá và một số yếu tố liên quan đến hút
thuốc lá của nam sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2018.
2. Đánh giá nhận thức, thái độ của nam sinh viên về hút thuốc lá và
phòng chống tác hại thuốc lá tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đôi nét về lịch sử thuốc lá
Cây thuốc lá hoang dại đƣợc sử dụng từ khi bắt đầu nền văn minh của
ngƣời da đỏ ở vùng Trung và Nam Mỹ cách đây khoảng 4000 năm. Ban đầu
đƣợc các thổ dân châu Mỹ sử dụng trong các buổi lễ tôn giáo. Năm 1492
Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ đồng thời du nhập cây thuốc lá vào
châu Âu, sau đó lan sang châu Á và các châu lục khác. Cuộc cách mạng công
nghiệp cuối thế kỷ XVIII có ảnh hƣởng thúc đẩy sản xuất thuốc lá phát triển
và thu đƣợc lợi nhuận to lớn. Từ cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà máy sản xuất

thuốc lá ra đời, thuốc lá điếu bắt đầu đƣợc sử dụng. Hàng loạt công ty thuốc lá
liêntục xuất hiện đồng nghĩa với việc tỷ lệ hút thuốc lá tăng lên đáng kể, đặc
biệt trong quân đội, thuốc lá đƣợc cấp miễn phí cho quân lính. Đầu thế kỷ
XX, ảnh hƣởng của thuốc lá đến sức khỏe con ngƣời đƣợc phát hiện và ngày
càng nhiều. Đây cũng là lúc các nhà khoa học tìm ra và chứng minh đƣợc
thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật đối với con ngƣời và ảnh hƣởng
xấu đến môi trƣờng, kinh tế, xã hộicủa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây thuốc lá đƣợc trồng từ lâu. Hiện nay có khoảng 27/63
tỉnh thành trồng thuốc lá, đặc biệt có những vùng cây thuốc lá là cây trồng
chính, đem lại sản lƣợng cao nhƣ các tỉnh phía Bắc. Mỗi năm, lĩnh vực trồng,
chế biến và kinh doanh thuốc lá tạo ra khoảng hơn 200000 việc làm cho nền
kinh tế, nộp ngân sách trên 18.000 tỷ đồng. Nƣớc ta có khoảng 33 nhà máy
sản xuất thuốc lá, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu,
106,85 tỷ điếu thuốc lá sản xuất tại Việt Nam năm 2016 [45]. Tuy nhiên thị
trƣờng thuốc lá trong nƣớc vẫn còn nhiều mặt hàng thuốc lá ngoại. Có hiện
tƣợng này là do thuốc lá đƣợc nhập lậu vào thị trƣờng Việt Nam. Hằng năm,
lƣợng thuốc lá lậu qua Việt Nam khoảng 1 tỷ bao, làm thất thoát ngân sách
nhà nƣớc hơn 10.000 tỷ đồng.


4

1.2. Thành phần và độc tính của khói thuốc lá

Hình 1.1. Những hóa chất độc hại được người hút thuốc hít vào

1.2.1. Các chất có trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học tồn tại dƣới 2 dạng: dạng hạt
và dạng khí.

Dạng hạt bao gồm chất gây nghiện điển hình nicotine, chất hắc ín…
Dạng khí bao gồm chất gây độc điển hình monocyt cacbon (CO),
amoniac, dimethyl nitro samin, tormandehyt ...
Trong số hơn 7000 chất hóa học, có tới 69 chất đƣợc chứng minh là gây
ung thƣ nhƣ polyciclic aromatic hydrcacbon (PAH), amin thơm gây ung thƣ tổ
chức, nitrosamin gây ung thƣ phổi, một số loại chất hóa học khác thúc đẩy sự
phát triển của khối u [7]. Các chất có trong thuốc lá gồm 4 nhóm chính:
- Nicotine:
Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, đƣợc hấp thụ vào
máu và ảnh hƣởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi
lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch
máu ở tim, tăng mạch và huyết áp.


5

Cơ quan Kiểm soát Dƣợc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine
vào nhóm các chất có tính chất dƣợc lý gây nghiện mạnh, tƣơng tự nhƣ các
chất ma tuý nhƣ heroin và cocain. Khi nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ
thểnicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thƣởng” ở hệ viền não bộ,
các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh đƣợc phóng thích gây ra một loạt
các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh nhƣ cảm giác sảng
khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi
sau vài phút.
Khi nồng độ nicotine trong cơ thể giảm xuống, ngƣời hút thuốc sẽ cảm
thấy bứt rứt, căng thẳng, không tập trung đƣợc, buồn bã, lo lắng, rối loạn giấc
ngủ ... vì vậy để có sự thoải mái, ngƣời hút thuốc phải hút điếu thuốc tiếp theo.
Ở những ngƣời sử dụng thuốc lá, nicotine đƣợc tìm thấy ở tất cả các cơ
quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những ngƣời hút trên
15 điếu thuốc một ngày, nồng độ nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho

việc cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều [7].
- Hắc ín:
Nhựa thuốc lá chính là sản phẩm của sự cô đặc khói thuốc, có màu đen
và quánh giống nhƣ nhựa đƣờng. Trong nhựa thuốc lá chứa hàng ngàn chất
hoá học trong đó có các chất độc và chất gây ung thƣ.
Khi khói thuốc đƣợc hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào
các khoang chứa khí của phổi. Chúng làm bất hoạt các tế bào lông chuyển của
niêm mạc hô hấp. Đồng thời các hóa chất độc trong khói thuốc sẽ tấn công
vào tế bào tại đƣờng hô hấp và toàn bộ cơ thể.
- Monoxit cacbon (CO):
Nồng độ CO cao trong khói thuốc đƣợc hấp thụ vào máu, gan
vàhemoglobin với ái lực cao hơn Oxy 20 lần, làm tăng hemoglobin khử dẫn
đến giảm nồng độ Oxy chuyển đến tổ chức, gây thiếu máu tổ chức và xơ vữa


6

động mạch và ảnh hƣởng xấu đến sự tăng trƣởng và điều chỉnh cơ thể, từ đó
gây ra bệnh tim, đột qụy và các vấn đề tuần hoàn khác.
- Chất gây ung thƣ:
Có 69 chất gây ung thƣ đƣợc đƣợc khẳng định có trong khói thuốc.
Phần lớn các chất gây ung thƣ trong khói thuốc lá đƣợc tạo ra do quá trình
phân huỷ của các chất polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) và chất phóng
xạ polonium bay hơi lẫn vào khói thuốc khi điếu thuốc cháy.Khói thuốc có
các chất thơm dạng vòng nhƣ benzen pyrene có tính chất gây ung thƣ, chất
này tác dụng lên bề mặt đƣờng hô hấp gây viêm mạn tính, phá hủy tổ chức
biến đổi tế bào làm loạn sản, dị sản và cuối cùng gây ung thƣ hóa [7].

1.2.2. Khói thuốc lá
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc

môi trƣờng.
Dòng khói chính (MS: Main Stream) là dòng khói do ngƣời hút thuốc
lá hít vào cơ thể. Đó là luồn khí đi qua gốc của điếu thuốc.
Dòng khói phụ (SS: Side Stream) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang
cháy tỏa ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do ngƣời hút
thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi.
Khói thuốc môi trƣờng (ETS: Environmental Tobacco Stream) là hỗn hợp
các dòng khói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng nhƣ các chất tạp
nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút.
Dòng khói thuốc môi trƣờng rất giống với dòng khói chính, nó bao
gồm hơn 3800 loại hóa chất. Điều đáng ngạc nhiên là dòng khói phụ có nhiều
hỗn hợp gây ung thƣ mạnh hơn dòng khói chính. Điều này là bởi vì dòng khói
phụ tạp nhiễm hơn dòng khói chính. Dòng khói phụ cũng khác dòng khói
chính ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dƣới dạng khácnhƣ nicotine chủ
yếu ở dạng rắn trong khói thuốc dòng chính, nhƣng lại ở dạng khí trong khói
thuốc môi trƣờng.


7

Mối liên hệ giữa dòng khói phụ và một số hậu quả đến sức khỏe nhƣ
nhiễm trùng đƣờng hô hấp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thƣ phổi và hen
suyễn đã đƣợc biết đến từ lâu. Trên toàn cầu, hơn một phần ba số ngƣời
thƣờng xuyên tiếp xúc với tác hại của khói thuốc. Sự tiếp xúc này gây ra
khoảng 600.000 ca tử vong mỗi năm và khoảng 1% gánh nặng bệnh tật trên
toàn cầu và ở mọi khu vực trên thế giới [59].
Kích thƣớc các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác
nhau. Kích thƣớc các phân tử rắn dao động trong khoảng 0,01-1 micromet
trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thƣớc các
hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thƣớc các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên

dễ dàng vào sâu hơn trong các tổ chức phổi.
1.3. Ảnh hƣởng của thuốc lá đến sức khỏe của con ngƣời

Hình 1.2. Tác hại của khói thuốc lá


8

1.3.1. Hút thuốc và bệnh ung thư
1.3.1.1. Ung thư phổi
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% các ca tử vong vì ung
thƣ phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thƣ phổi tăng khá nhanh trong vòng 60
năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thƣ chính khác và tỉ lệ này cho
thấy có sự liên quan mật thiết với việc số ngƣời hút thuốc tăng lên. Thực tế
ung thƣ phổi là căn bệnh hiếm thấy trƣớc khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ
biến. Ung thƣ phổi không phổ biến ở nhóm ngƣời không hút thuốc.
Rất nhiều nghiên cứu trong những năm 1990 và sau này chỉ ra nguy cơ
mắc ung thƣ phổi ở những ngƣời hút thuốc cao hơn những ngƣời không bao
giờ hút thuốc 20 lần hoặc nhiều hơn [57].
1.3.1.2. Ung thư hầu, miệng
Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh
rằng hút thuốc lá là yếu tố nguyên nhân của ung thƣ hầu và khoang miệng.
Các dẫn chất trong thuốc lá và khói thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy sự phát
triển ung thƣ trong khoang miệng. Nguy cơ mắc ung thƣ khoang miệng ở nam
giới có hút thuốc lá cao hơn nam giới không hút thuốc lá từ 3,6 đến 11,8 lần.
Con số này lên tới 14,1 lần đối với ung thƣ hầu [52]. Nguy cơ mắc ung thƣ
hầu miệng tăng lên khi sử dụng thuốc lá với thời gian dài hơn và với số lƣợng
nhiều hơn.
1.3.1.3. Ung thư thực quản
Đến năm 1982, với đầy đủ các bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học, y

sinh học và thực nghiệm các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận đƣợc hút thuốc
lá là nguyên nhân chính gây ra ung thƣ thực quản [53]. Theo Carstensen và CS
qua một nghiên cứu thuần tập theo dõi 25129 nam giới trong 16 năm (19631979) tại Thụy Điển cho thấy những ngƣời hút thuốc lá liên tục có nguy cơ
mắc ung thƣ này cao hơn gấp 3,7 lần so với ngƣời không hút thuốc [48].


9

1.3.1.4. Ung thư bàng quang và ung thư thận
Hút thuốc lá có thể gây ra tới 30% đến 40% các trƣờng hợp ung thƣ
bàng quang. Cai thuốc lá thành công trƣớc tuổi 50 sẽ làm giảm nguy cơ mắc
bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với hút thuốc.
Nguy cơ tăng lên cùng với số lƣợng thuốc lá sử dụng tăng, với thời
gian hút thuốc. Hút thuốc lá gây ra 70 đến 82% các trƣờng hợp ung thƣ quanh
thận và ung thƣ niệu quản của nam và 37 đến 61% ở nữ.
Nguy cơ mắc ung thƣ thận ở những ngƣời hút thuốc cao hơn ngƣời
không hút thuốc có thể tới 5 lần [53].
1.3.1.5. Ung thư cổ tử cung
Có mối quan hệ nhân quả giữ hút thuốc lá và ung thƣ cổ tử cung. Nguy
cơ mắc ung thƣ tử cung ở ngƣời hút thuốc cao gấp từ 1 đến 5 lần ngƣời không
hút thuốc. Nguy cơ mắc giảm sau khi cai thuốc [55].
1.3.1.6. Ung thư dạ dày
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thƣ dạ
dày cao hơn ở nhóm những ngƣời hút thuốc. Từ năm 2002, các nhà khoa học
thuộc trung tâm nghiên cứu ung thƣ quốc tế đã kết luận rằng có đủ bằng
chứng chứng tỏ hút thuốc lá có quan hệ nhân quả với ung thƣ dạ dày [46].

1.3.2. Hút thuốc và bệnh tim mạch
Khói thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên
tim và mạch máu. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu

tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. Nhịp tim có thể
giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhƣng không bao giờ trở về bình
thƣờng nếu chƣa ngừng hút.
Từ năm 1940, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa hút thuốc
lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng
làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá


10

và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong ngƣời trẻ và ngƣời già mà
còn thấy ở tất cả các chủng tộc.
Những bệnh mà ngƣời hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động
mạch, bệnh mạch vành, đột qụy, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim,
phình động mạch chủ.
1.3.2.1. Xơ vữa động mạch
Chứng xơ vữa động mạch là do tích luỹ các chất béo trong động mạch
và gây cản trở và làm hẹp các động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân
dẫn đến bệnh mạch vành do lớp nội mạch bị phá huỷ bởi các hóa chất trong
khói thuốc.
Một nghiên cứu trên cộng đồng ở Pháp năm 1991 cho thấy so với nhóm
nữ không hút thuốc, nhóm nữ hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch
cao gấp 3,9 lần [49].
1.3.2.2. Bệnh mạch vành
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hút
thuốc lá và nhồi máu cơ tim cho dù nghiên cứu đƣợc thực hiện trên chủng tộc
hay dân tộc nào.
So với ngƣời không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên
1,6 lần ở ngƣời đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở ngƣời hút từ 1-14 điếu/ngày và
lên 5,5 lần ở ngƣời hút trên 14 điếu thuốc/ngày. Nguy cơ mắc và chết do bệnh

mạch vành ở ngƣời hút thuốc cao hơn ngƣời không hút thuốc từ 2,5 lần đến
75 lần tùy theo mức độ hút thuốc, theo giới và tuổi.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải
phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim.
Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hƣởng đến khả năng dẫn chuyền của tế
bào cơ tim, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với loạn nhịp tim
và chết đột ngột [58].


11

1.3.2.3. Bệnh mạch máu não
Bệnh mạch máu não là một hội chứng tổn thƣơng thần kinh do máu
tƣới lên não bị ngắt quãng. Tổn thƣơng có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo vùng
não bộ nào bị tổn thƣơng và có thể là tạm thời (thiếu máu cục bộ tam thời)
hay vĩnh viễn (đột qụy). Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa đã khẳng định
hút thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu não. Một nghiên cứu
theo dõi 40 năm từ 1951 đến 1991 của Doll và cộng sự năm 1994 khẳng định
liên quan giữa hút thuốc và chết cho đột qụy. Nguy cơ chết do đột qụy ở
ngƣời hút thuốc cao hơn ngƣời không hút thuốc từ 1,3 đến 2,1 lần tùy vào loại
đột qụy. Với những ngƣời hút thuốc nhiều hơn, nguy cơ bị đột qụy cao hơn,
cụ thể là nguy cơ chảy máu dƣới màng não tăng lên từ 1,4 đến 1,7 và 3,4 lần ở
ba nhóm tƣơng ứng hút từ 1-14 điếu thuốc lá/ngày, hút từ 15-24 điếu/ngày và
hút từ trên 24 điếu/ngày.
1.3.2.4. Cao huyết áp
Một tác động nguy hiểm khác của khói thuốc là gây tăng huyết áp cấp
tính. Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Để phản ứng lại sự
kích thích này, mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để
luân chuyển oxy. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp trở về bình thƣờng
giữa các lần hút thuốc nhƣng nếu hút nhiều lần trong ngày làm tăng huyết áp

trung bình, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Hút thuốc còn làm giảm tác dụng của việc điều trị tăng huyết áp do các
chất hóa học trong khói thuốc kích thích gan sản xuất enzyme vào trong máu
làm hạn chế tác dụng của thuốc.

1.3.3. Hút thuốc và bệnh hô hấp
1.3.3.1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những ngƣời hút thuốc làm giảm khả
năng lấy oxy của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn
hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxy. Phổi của những ngƣời hút


12

thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là
dòng máu lƣu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh
dƣỡng và oxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể
để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thƣờng của chúng.
Hút huốc cũng gây ra hiện tƣợng gọi là tăng tính đáp ứng đƣờng thở.
Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đƣờng thở bị co thắt.
Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở ngƣời hút
thuốc, do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
1.3.3.2. Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn
nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở ngƣời khỏe mạnh hút
thuốc cao hơn ngƣời khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với
nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3
đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần [55].
1.3.3.3. Các bệnh hô hấp mạn tính
Hút thuốc lá đã đƣợc chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô

hấp mạn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thƣơng quá trình sinh học ảnh
hƣởng đến phế quản và phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi
ở trẻ em, vị thành niên và chứng giảm chức năng phổi ngƣời lớn, gây ra các
triệu chứng hô hấp quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ
hút thuốc trong quá trình mang thai.
1.3.3.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4
trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút
thuốc cũng mạnh nhƣ với ung thƣ phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng
nhất gây ra BPTNMT, 15% những ngƣời hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm
sàng BPTNMT và 80%-90% ngƣời mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá [7].


13

Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên
mạnh hơn. Đặc biệt những ngƣời hút thuốc lá bị ảnh hƣởng xấu hơn bởi ô
nhiễm môi trƣờng, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với
ngƣời không hút thuốc. Ngƣời hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với ngƣời không hút thuốc.
1.3.3.5. Hen
Ở ngƣời hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Ngƣời mắc bệnh hen là
ngƣời hút thuốc thì phải chịu nhƣ nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao,
dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hƣởng tới sự lƣu thông khí ở các đƣờng
thở nhỏ. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì bệnh hen trong số ngƣời đang
hoặc đã từng hút thuốc là hơn gấp đôi so với ngƣời không hút thuốc: 3,7 trên
100000 so với 8,3 trên 100000 [7].
1.3.3.6. Viêm đường hô hấp
Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nguy cơ viêm đƣờng

hô hấp nhƣ viêm phổi và bệnh cúm ở ngƣời hút thuốc cao hơn ở ngƣời không
hút thuốc. Ngƣời hút thuốc không chỉ phải chịu đựng mắc bệnh tật nhiều hơn
mà họ phải chịu bệnh tật ở mức độ nặng hơn.

1.3.4. Hút thuốc và các vấn đề sức khỏe sinh sản
1.3.4.1. Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới
Hút thuốc giảm lƣợng tinh trùng. Một yếu tố dẫn tới giảm khả năng
sinh sản của nam giới hút thuốc là khả năng cơ thể không sản xuất đƣợc số
lƣợng tinh trùng bình thƣờng. Cả chất phụ gia của thuốc lá vào tinh dịch và sự
mở rộng bất thƣờng của tĩnh mạch và túi tinh làm giảm số lƣợng tinh trùng.
Đối với ngƣời từ bỏ thuốc trong vòng 6 tháng thì mật độ tinh trùng sẽ đƣợc
cải thiện. Một nghiên cứu tổng quan kết quả 20 nghiên cứu của Vine và cộng
sự (1994) cho thấy so với ngƣời không hút thuốc, mật độ tinh trùng của ngƣời
hút thuốc giảm 13% (CI:8-21%) [56].


14

Hút thuốc tăng bạch cầu trong tinh dịch. Ngƣời hút thuốc có tỷ lệ bạch
cầu trong tinh dịch lớn hơn ngay cả khi không bị viêm nhiễm. Điều này dẫn
đến tinh trùng của ngƣời hút thuốc ít có khả năng đi vào buồng trứng.
Hút thuốc làm biến đổi hình dạng tinh trùng. Điều này có thể dẫn tới
sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh, hoặc biến chứng khi sinh. Hút thuốc cũng
làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, do đó quá trình thụ thai khó hơn.
Hút thuốc giảm khả năng phóng tinh dịch. Ngƣời hút thuốc có xu
hƣớng ít số lƣợng tinh dịch hơn ngƣời không hút thuốc. Giảm khả năng phóng
tinh dịch có thể do ảnh hƣởng của nicotine tới hệ thống thần kinh, làm suy
yếu hệ thống thần kinh liên quan tới khả năng phóng tinh dịch, ngoài ra có thể
do giảm lƣợng kích thích tố sinh dục nam của ngƣời hút thuốc. Sự giảm lƣợng
kích thích tố sinh dục nam dẫn tới giảm lƣợng tinh dịch phóng ra mỗi lần.

Nghiện thuốc lâu năm có thể dẫn tới chứng liệt dƣơng hoặc ảnh hƣởng
khả năng cƣơng cứng. Cũng giống nhƣ cơ chế gây tắc nghẽn mạch máu ở tim
do quá trình xơ vữa động mạch, hút thuốc cũng là một trong những nguyên
nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dƣơng vật, làm
giảm khả năng cƣơng cứng.
1.3.4.2. Hút thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chứng minh mối quan hệ nhân
quả giữa hút thuốc với khả năng sinh sản ở nữ giới. Hút thuốc làm giảm khả
năng sinh sản của nữ, làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hƣởng đến khả
năng thụ thai [56]. Nhƣng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ
thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dƣỡng thai nhi. Phụ nữ hút
thuốc nhiều càng ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản.
Tổn thƣơng tới noãn bào. Hút thuốc có thể gây ảnh hƣởng hoặc thậm trí
huỷ diệt noãn bào (trứng) do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản.
Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn, bao gồm estrogen.Vì
vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thƣờng đối với ngƣời hút thuốc.


15

Rối loạn chức năng vòi trứng ở ngƣời phụ nữ hút thuốc. Sự thay đổi
hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thƣờng của trứng qua vòi trứng. Ở
một số trƣờng hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng nhanh tốc độ
phôi thai đi vào trong tử cung.
Thời gian rất quan trọng để tạo môi trƣờng tốt để giữ đƣợc phôi bên trong
tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chƣa bám chặt và dễ
dẫn tới xảy thai tự phát. HTL ở nữ cũng làm tăng nguy cơ mang thai dị dạng.
Trong một nghiên cứu thấy nguy cơ mang thai dị dạng ở ngƣời nữ hút
thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần ngƣời không hút thuốc. Ngƣời hút thuốc có nguy
cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần ở ngƣời không hút thuốc. Phụ nữ

hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi. Ngoài ra hút thuốc còn
làm giảm 20-30% cân nặng của trẻ khi sinh hoặc gây đẻ non [7].
1.4. Nguy cơ hút thuốc lá thụ động

Hình 1.3. Bệnh do hút thuốc lá thụ động


16

1.4.1. Thực trạng và tác hại của hút thuốc lá thụ động ở trẻ em
Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chƣa
phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc
trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi
và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm
đƣờng hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức
năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
Hội chứng trẻ chết đột tử cũng đƣợc biết nhƣ cái chết khi đang ngủ,
đƣợc định nghĩa nhƣ cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về
bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị
phơi nhiễm với thuốc lá trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4
cho đến 8,5 lần [53].
Viêm đƣờng hô hấp cấp tính.
Nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính ở trẻ sơ sinh có bố, mẹ
hoặc chỉ mẹ hút thuốc cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với trẻ khác.
Nguy cơ làm bệnh hen nặng hơn có quan hệ với số bố mẹ hút
thuốc.Nếu trẻ đã bị bệnh hen, thì khói thuốc thụ động sẽ làm ngƣời bệnh phát
bệnh trầm trọng hơn và hay bị tái phát bệnh thƣờng xuyên hơn.
Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trƣờng hợp hen ở trẻ nhỏ và làm
tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng nhƣ ho, khò khè, có đờm, thở nông ở trẻ độ
tuổi đến trƣờng lên khoảng 30%.

Sự phát triển chức năng phổi: Mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai
đƣợc chứng minh là có ảnh hƣởng đến chức năng phổi của trẻ trong suốt thời
kỳ trẻ em. Các nghiên cứu cũng chứng minh hút thuốc thụ động sau khi sinh
cũng làm giảm chức năng phổi của trẻ. Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy
trẻ hút thuốc lá thụ động bị giảm 4,8% tỷ suất thở ra giữa kỳ và 4,3% tỷ suất
thở ra cuối kỳ [7].


17

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tỉ lệ trẻ phơi nhiễm với khói
thuốc lá ở Việt Nam khá cao. Theo báo cáo Điều tra Y tế quốc gia năm 2002,
tỉ lệ trẻ dƣới 5 tuổi phơi nhiễm với khói thuốc lá là 71,7% [2]. Tỉ lệ phơi
nhiễm của nhóm trẻ 13-15 tuổi với khói thuốc lá ở trong nhà dao động từ 5265% trong khi tỉ lệ phơi nhiễm của các em với khói thuốc lá các nơi công
cộng từ 86-90% [25].

1.4.2. Thực trạng và tác hại của hút thuốc lá thụ động ở người
trưởng thành
Ở Việt Nam và nhiều nƣớc khác trên thế giới, hút thuốc lá là thói quen
của nam giới, chính vì điều đó làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành ngƣời
hút thuốc thụ động. Ở ngƣời lớn hút thuốc thụ động gây ung thƣ phổi, các
bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu
chứng kích thích đƣờng hô hấp.
Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thƣ phổi ở ngƣời không
hút thuốc lên từ 20-30% so với những ngƣời không hút thuốc [62]. Hút thuốc
lá thụ động là một nguyên nhân làm tăng 25 đến 30% nguy cơ mắc bệnh và
chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ. Tại Mỹ, hút thuốc thụ động gây ra
khoảng 7.330 trƣờng hợp tử vong do ung thƣ phổi và 33.950 trƣờng hợp tử
vong do bệnh tim mỗi năm [43].
1.5.Tổnthất về kinh tế do việc sử dụng thuốc lá


1.5.1. Trên thế giới
Sử dụng thuốc lá làm tăng gánh nặng kinh tế cho các quốc gia. Mỗi
năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 500 tỷ USD.
Chi phí y tế cao: theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại các nƣớc có
thu nhập cao chi phí chăm sóc sức khỏe do thuốc lá ƣớc tính từ 6-15% tổng
chi phí chăm sóc sức khỏe hằng năm.
Chi phí xã hội cao: hằng năm Mỹ thiệt hại 170 tỷ USD, Trung Quốc 5
tỷ USD, Úc 21 tỷ USD [7].


18

Thuốc lá gây tổn hại kinh tế cho gia đình.Ngoài việc gây tổn thất kinh
tế ở cấp quốc gia nhƣ tăng chi phí chữa bệnh do hút thuốc gây ra, giảm năng
suất lao động, gây nổ hủy hoại môi trƣờng ... Hút thuốc gây lãng phí phần
đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình nghèo. Tiền mua
thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lƣơng thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia
đình: theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tại Australia là 7%, ở Hungary là
10.4% và ở nông thôn tây nam Trung Quốc là 11%. Ở Bangladesh, nếu 2/3 số
tiền mua thuốc lá đƣợc dùng để mua thức ăn thì khoảng 10 triệu ngƣời sẽ
tránh đƣợc suy dinh dƣỡng. Tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng
thuốc lá thuốc lá làm giảm sức lao động và tổn thất đến năng suất lao động.
Bên cạnh đó, ngƣời hút thuốc và xã hội còn phải gánh chịu những chi phí do
khám chữa các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá [7].

1.5.2. Tại Việt Nam
Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách
quốc gia, nhƣng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để
bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khoẻ do sử dụng thuốc lá gây ra đối với

các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút
thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc và do mất khả năng
lao động vì bệnh tật và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trƣờng
...Năm 2012 ngƣời dân Việt Nam đã chi cho việc mua thuốc lá là 22 nghìn tỷ
đồng và con số này tăng lên thành 31 ngàn tỷ đồng năm 2015.
Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia
đình đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu
tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản
tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục.
Nếu ngƣời hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn
hoặc để trả tiền học cho con cái của mình [7].


19

Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do
mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 bệnh (ung thƣ phổi,
ung thƣ đƣờng tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu
cơ tim, đột qụy) do hút thuốc gây ra trong năm 2011 là hơn 23 nghìn tỷ đồng.
Các tổn thất Việt Nam chƣa tính đƣợc do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí
điều trị 22 bệnh còn lại, chi phí giảm hoặc mất năng suất lao động do mắc
bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá, chi phí nghỉ giữa giờ để hút
thuốc, tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá, chi phí vệ sinh môi trƣờng
tăng [7].
Nghiên cứu của Đặng Vũ Trung và cộng sự năm 2007 về chi phí điều
trị nội trú quy cho thuốc lá của 3 bệnh ung thƣ phổi, nhồi máu cơ tim, viêm
tắc phổi mãn tính. Ở cấp độ vĩ mô thì 72,5% các chi phí nằm viện cho 3 căn
bệnh trên có thể đƣợc quy cho là do thuốc lá [32].
1.6. Chỉ đạo của Nhà nƣớc về Kiểm soát thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy

hiểm gây tử vong và gây ra những tổn thất cho xã hội. Vì thế trong những
năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra các cam kết và biện pháp nhằm
kiểm soát việc sản xuất và tiêu dùng thuốc lá.
Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12 về “Chính sách quốc
gia kiểm soát thuốc lá” giai đoạn 2001-2010 với các nội dung chính sau: các
chính sách nhằm giảm sử dụng thuốc lá; giảm cung cấp; mở rộng hợp tác
quốc tế trong phòng, chống tác hại thuốc lá [10].
Ngày 11/11/2004, Chủ tịch nƣớc đã có Quyết định số 877/QĐ/CTN về
việc phê chuẩn Công ƣớc chung về việc kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO). Công ƣớc khung (FCTC) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
17/3/2005 với mục tiêu là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tƣơng lai khỏi
các hậu quả tàn phá về sức khỏe, xã hội, môi trƣờng và kinh tế của việc tiêu
thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc [20].


×